intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Quản lý rủi ro an toàn vệ sinh lao động trong nhà máy cắt và bao ép tại công ty Sumi - Hanel

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:143

13
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Quản lý rủi ro an toàn vệ sinh lao động trong nhà máy cắt và bao ép tại công ty Sumi - Hanel" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động và các mối nguy dẫn đến rủi ro ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến người lao động đang làm việc trong nhà máy cắt và bao tại Công ty Sumi – Hanel. Đề xuất được một số giải pháp giảm thiểu rủi ro để đảm bảo an toàn cho người lao động.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Quản lý rủi ro an toàn vệ sinh lao động trong nhà máy cắt và bao ép tại công ty Sumi - Hanel

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN NGUYỄN MẠNH HƢNG QUẢN LÝ RỦI RO AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG NHÀ MÁY CẮT VÀ BAO ÉP TẠI CÔNG TY SUMI-HANEL LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHOẺ NGHỀ NGHIỆP MÃ SỖ: 8340417 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ VĂN CHIÊN HÀ NỘI, NĂM 2022
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Quản lý rủi ro an toàn vệ sinh lao động trong nhà máy cắt và bao ép tại công ty Sumi - Hanel” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ Văn Chiên. Luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền ở hữu trí tuệ. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ. Tác giả luận văn Nguyễn Mạnh Hƣng
  3. LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin trân trọng cảm ơn: Ban giám hiệu Trường Đại học Công đoàn, cùng các thầy cô giáo khoa Sau đại học và khoa An toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp đã tận tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập, rèn luyện tại trường và làm luận văn tốt nghiệp. Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Thầy giáo TS. Vũ Văn Chiên đã luôn tận tình hướng dẫn, định hướng, động viên em trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới: Lãnh đạo Công ty Sumi-Hanel, Ông Trần Mạnh Thắng – Trưởng ban an toàn Công ty Sumi-Hanel, cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian tìm hiểu và hoàn thành luận văn tại Công ty. Em xin chân thành cảm ơn!
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, biểu đồ, hình, sơ đồ MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục tiêu của đề tài .......................................................................................... 2 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 3 5. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................ 3 6. Kết cấu của luận văn ....................................................................................... 4 Chƣơng 1. TỔNG QUAN .................................................................................. 5 1.1. Các nghiên cứu về đánh giá rủi ro an toàn vệ sinh lao động trên thế giới....................................................................................................................... 5 1.1.1. Nghiên cứu về phân tích mối nguy và đánh giá rủi ro trong quá trình hàn cắt kim loại tại Cộng hoà Slovak ................................................................. 5 1.1.2. Nghiên cứu Đánh giá rủi ro an toàn trong cắt GAS CNC tại Ấn Độ........ 6 1.1.3. Nghiên cứu về đánh giá rủi ro tại vị trí vận hành máy cắt CNC tại Ba Lan ....................................................................................................................... 7 1.1.4. Nghiên cứu về đánh giá rủi ro trong môi trường làm việc của người vận hành máy cắt laser tại Ba Lan ............................................................................. 9 1.2. Các nghiên cứu về đánh giá rủi ro an toàn vệ sinh lao động tại Việt Nam ................................................................................................................... 11 1.3. Khái quát về đánh giá rủi ro an toàn vệ sinh lao động......................... 14 1.3.1. Mục đích của việc đánh giá rủi ro an toàn vệ sinh lao động ................... 14 1.3.2. Thuật ngữ ................................................................................................ 14 1.3.3. Tầm quan trọng của việc đánh giá rủi ro ................................................ 15
  5. 1.3.4. Khi nào cần đánh giá rủi ro ..................................................................... 15 1.3.5. Những điều cần lưu ý khi đánh giá rủi ro ............................................... 15 1.3.6. Các bước đánh giá rủi ro ......................................................................... 17 1.3.7. Đánh giá rủi ro trong sản xuất theo nhóm các yếu tố nguy hiểm ........... 18 1.3.8. Nhận dạng và kiểm soát rủi ro trong sản xuất - nhóm có các yếu tố nguy hiểm cơ học ....................................................................................................... 19 1.3.9. Nhận dạng và kiểm soát rủi ro trong sản xuất - nhóm có các yếu tố nguy hiểm điện ........................................................................................................... 20 1.3.10. Nhận dạng và kiểm soát rủi ro trong sản xuất - nhóm có các yếu tố nguy hiểm nổ ..................................................................................................... 22 1.3.11. Nhận dạng và kiểm soát rủi ro trong sản xuất - nhóm có các yếu tố nguy hiểm nhiệt ................................................................................................. 24 1.3.12. Nhận dạng và kiểm soát rủi ro trong sản xuất - nhóm có các yếu tố nguy hiểm hóa chất ........................................................................................... 26 1.3.13. Các phương pháp đánh giá rủi ro (trong luận văn sử dụng hai phương pháp đánh giá rủi ro) ......................................................................................... 27 Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................ 40 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY SUMI-HANEL ......................................................................... 41 2.1. Thông tin chung về Công ty Sumi – Hanel ............................................ 41 2.1.1. Giới thiệu về Công ty Sumi – Hanel ....................................................... 41 2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Sumi – Hanel ................................ 43 2.1.3. Quy trình sản xuất và các sản phẩm chính của Công ty Sumi-Hanel .............. 49 2.2. Thực trạng công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động. ........................ 52 2.2.1. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại công ty ........................... 52 2.2.2. Kế hoạch An toàn vệ sinh lao động năm 2020 ....................................... 60 2.2.3. Thực trạng công tác kĩ thuật an toàn ....................................................... 61 2.2.4. Thực trạng công tác vệ sinh lao động ..................................................... 73 2.2.5. Công tác đánh giá rủi ro .......................................................................... 78
  6. 2.2.6. Công tác báo cáo, tổng kết định kỳ ......................................................... 79 2.3. Thực trạng điều kiện làm việc, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp của ngƣời lao động trong nhà máy cắt và bao tại Công ty Sumi – Hanel.................. 79 2.3.1. Thông tin chung về nhà máy cắt và bao ép ............................................. 79 2.3.2. Tình hình tai nạn lao động tại nhà máy cắt và bao ép ............................ 80 2.3.3. Cơ sở vật chất và các trang thiết bị tại nhà máy cắt và bao ép ............... 82 2.3.4. Xác định các nguy cơ rủi ro tại nhà máy cắt và bao ép .......................... 83 2.4. Kết quả đánh giá rủi ro tại nhà máy cắt và bao ép............................... 87 2.5. Đánh giá hành vi không an toàn ............................................................. 95 Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................ 96 Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG NHÀ MÁY CẮT VÀ BAO ÉP TẠI CÔNG TY SUMI-HANEL ................................................................................................... 97 3.1. Các giải pháp kỹ thuật cải thiện điều kiện làm việc cho nhà máy cắt và bao ép ........................................................................................................... 97 3.2. Các m i nguy c mức rủi ro rất thấp ................................................... 108 3.3. Giải pháp tuyên truyền huấn luyện và phổ biến thông tin về an toàn vệ sinh lao động ............................................................................................. 119 3.4. Giải pháp nâng cao tổ chức các phong trào quần chúng ................... 120 3.5. Các giải pháp khác ................................................................................. 120 3.5.1. Giải pháp ngăn ngừa hành vi không an toàn ......................................... 120 3.5.2. Giải pháp xây dựng môi trường 3S + 3Đ .............................................. 122 Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 128 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 129 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 130 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Nội dung thay thế ATLĐ An toàn lao động ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động ATVSV An toàn vệ sinh viên BAT Ban an toàn BHLĐ Bảo hộ lao động BVMT Bảo vệ môi trường MTLĐ Môi trường lao động NLĐ Người lao động NSDLĐ Người sử dụng lao động TNLĐ Tai nạn lao động PTBVCN Phương tiện bảo vệ cá nhân PCCC Phòng cháy chữa cháy PCCN Phòng chống cháy nổ QCVN Quy chuẩn Việt Nam TCCV Tiêu chuẩn công việc TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TNHH Trách nhiệm hữu hạn VSLĐ Vệ sinh lao động
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Đánh giá rủi ro của người vận hành máy CNC với việc sử dụng phương pháp Điểm rủi ro ................................................................. 8 Bảng 1.2: Đánh giá tác động của mối nguy – S .................................................. 9 Bảng 1.3: Đánh giá khả năng tiếp xúc mối nguy – E ....................................... 10 Bảng 1.4: Đánh giá xác suất xuất hiện của mối nguy – P................................. 10 Bảng 1.5: Giải thích chỉ số mức độ rủi ro – R .................................................. 11 Bảng 1.6. Bậc điểm chỉ số an toàn theo khả năng xảy ra tai nạn lao động....... 18 Bảng 1.7: Bảng xác định điểm rủi ro ................................................................ 30 Bảng 1.8: Bảng quan điểm ưu tiên triển khai đối sách ..................................... 30 Bảng 1.9: Bảng mô tả hành vi không an toàn ................................................... 32 Bảng 1.10: Bảng ma trận hành vi không an toàn .............................................. 39 Bảng 2.1: Bảng góp vốn .................................................................................... 41 Bảng 2.2: Số liệu về lực lượng lao động phân theo giới tính năm 2020 .......... 46 Bảng 2.3: Bảng cơ cấu kinh nghiệm của công nhân viên ................................. 47 Bảng 2.4: Lực lượng lao động phân theo trình độ chuyên môn ....................... 48 Bảng 2.5: Những rủi ro về an toàn lao động trong các công đoạn sản xuất ..... 50 Bảng 2.6: Vai trò và trách nhiệm của bộ phận an toàn và phụ trách an toàn .. 54 Bảng 2.7: Tổng hợp chi phí an toàn vệ sinh lao động năm 2020 ..................... 60 Bảng 2.8: Tổng hợp danh sách trạm biến áp..................................................... 61 Bảng 2.9: Quy định ổ cắm, phích cắm theo điện áp ......................................... 62 Bảng 2.10: Quản lý hệ thống chống sét, tiếp địa .............................................. 63 Bảng 2.11: Bảng thống kê thiết bị nâng, vận chuyển ....................................... 65 Bảng 2.12: Bảng thống kê thiết bị chịu áp ........................................................ 68 Bảng 2.13. Tổng hợp kết quả khảo sát về Công tác kỹ thuật an toàn ............... 72 Bảng 2.14: Kết quả đo vi khí hậu tại các công ty năm 2020 ............................ 73 Bảng 2.15: Kết quả khám sức khoẻ định kỳ năm 2019 .................................... 75 Bảng 2.16: Số tai nạn lao động xảy ra tại nhà máy cắt và bao ép qua các năm 2016- 2020 ...................................................................................... 76
  9. Bảng 2.17. Tổng hợp kết quả khảo sát và điều tra các thông tin về an toàn, vệ sinh lao động với người lao động làm việc tại các máy thiết bị cắt và bao ép ......................................................................................... 81 Bảng 2.18: Bảng thống kê máy, thiết bị cơ khí trong Nhà máy cắt và bao ép 82 Bảng 2.19: Yếu tố có thể dẫn đến nguy hiểm cho người lao động ................... 83 Bảng 2.20: Bảng đánh giá rủi ro cho người lao động làm việc tại các máy, thiết bị gia công cơ khí tại .............................................................. 87 Bảng 2.21: Bảng kết quả kiểm tra nhận thức về hành vi không an toàn của người lao động tại Nhà máy cắt và bao ép ..................................... 95 Bảng 3.1: Bảng đối sách các giải pháp kỹ thuật cải thiện điều kiện làm việc cho nhà máy cắt và bao ép ............................................................. 98 Bảng 3.2: Bảng đối sách mềm để giảm thiểu rủi ro đối với các mối nguy có mức rủi ro rất thấp ........................................................................ 108 Bảng 3.3: Bảng tuần tra 3S 3Đ ....................................................................... 125
  10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ Biểu đồ Biểu đồ 2.1. Lực lượng lao động phân theo giới tính năm 2020 ...................... 46 Biểu đồ 2.2. Lực lượng lao động phân theo kinh nghiệm làm việc .................. 47 Biểu đồ 2.3. Lực lượng lao động phân theo trình độ chuyên môn ................... 48 Biểu đồ 2.4. Phân loại sức khoẻ của nhân viên ................................................ 75 Hình Hình 2.1: Máy cắt và bao ép tự động ................................................................ 64 Hình 2.2: Thiết bị nâng, vận chuyển ................................................................. 66 Hình 2.3: Trạm khí nén Nhà máy sản xuất A ................................................... 68 Hình 2.4: Thiết bị phòng cháy chữa cháy ......................................................... 70 Sơ đồ Sơ đồ 1.1. Trình tự ưu tiên thực hiện các đối sách ........................................... 31 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty Sumi-Hanel ........................................ 45 Sơ đồ 2.2. Quy trình sản xuất ............................................................................ 49 Sơ đồ 2.3. Bộ máy làm công tác an toàn vệ sinh lao động của Công ty ........... 52 Sơ đồ 2.4. Quy trình sản xuất Nhà máy cắt và bao ép ...................................... 80
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việc hội nhập kinh tế đã thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Từ đó, dẫn đến việc số lượng công nhân ngày càng nhiều và thời gian làm việc của người lao động cũng gia tăng theo. Vấn đề tai nạn lao động lại một lần nữa trở thành tiêu điểm của xã hội và mối lo của rất nhiều người lao động cũng như doanh nghiệp. Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định số 58/2020/NĐ-CP ngày 27/5/2020 quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Theo đó, Người sử dụng lao động hàng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 và khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình, theo một trong các mức sau: Mức đóng bình thường bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội; đồng thời được áp dụng đối với người lao động là cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, quân đội, công an, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách nhà nước. Nghị định cũng quy định các trường hợp được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu bảo đảm các điều kiện sau đây: Trong vòng 03 năm tính đến thời điểm đề xuất không bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội; Thực hiện việc báo cáo định kỳ tai nạn lao động và báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động chính xác, đầy đủ, đúng
  12. 2 thời hạn trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất; Tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất phải giảm từ 15% trở lên so với tần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất hoặc không để xảy ra tai nạn lao động tính từ 03 năm liền kề trước năm đề xuất. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác An toàn vệ sinh lao động, Công ty Sumi Hanel đã thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như đào tạo an toàn cho người lao động, tuyên truyền nâng cao ý thức cho người lao động và người sử dụng lao động trong việc thực hiện và tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn lao động; đánh giá rủi ro về An toàn lao động vệ sinh lao động tại vị trí làm việc; thực hiện tuần tra an toàn nhằm phát hiện sớm và khắc phục các nguy cơ gây tai nạn lao động; kiện toàn mạng lưới an toàn vệ sinh viên;… Tuy nhiên trong quá trình sản xuất luôn có những yếu tố nguy hiểm và có hại, có nguy cơ gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đối với người lao động. Việc khảo sát và điều tra nhằm xác định các yếu tố nguy hiểm có hại đối với người lao động và đề ra các biện pháp giảm thiểu, loại trừ các yếu tố đó để đảm bảo an toàn cho người lao động. Đề tài “Quản lý rủi ro an toàn vệ sinh lao động trong nhà máy cắt và bao ép tại công ty Sumi - Hanel” vừa có tính cấp thiết vừa có ý nghĩa thực tiễn cao. Đề tài tập trung nghiên cứu phân tích, đánh giá rủi ro an toàn sức khoẻ nghề nghiệp tại cơ sở sản xuất hiện nay, đồng thời nghiên cứu nâng cao hiệu quả đánh giá rủi ro an toàn sức khoẻ nghề nghiệp cho người lao động làm việc tại các thiết bị cắt và bao ép tại Công ty Sumi – Hanel nói riêng. Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đánh giá rủi ro nhằm cải thiện điều kiện làm việc, phòng tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động. 2. Mục tiêu của đề tài Đánh giá thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động và các mối nguy dẫn đến rủi ro ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến người lao động đang làm việc trong nhà máy cắt và bao tại Công ty Sumi – Hanel.
  13. 3 Đề xuất được một số giải pháp giảm thiểu rủi ro để đảm bảo an toàn cho người lao động. 3. Đ i tƣợng phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Rủi ro an toàn vệ sinh lao động trong nhà máy cắt và bao ép tại Công ty Sumi – Hanel. Phạm vi nghiên cứu: Trong nhà máy cắt và bao ép tại Công ty Sumi – Hanel. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu hồi cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung của đề tài. Sử dụng số liệu thống kê điều tra về an toàn vệ sinh lao động của công ty nhằm xem xét các yếu tố của môi trường lao động ảnh hưởng đến người lao động. Điều tra khảo sát: Lập phiếu khảo sát và điều tra các thông tin về an toàn, vệ sinh lao động với người lao động làm việc tại các máy thiết bị cắt và bao ép tại Công ty Sumi – Hanel. Phân tích, đánh giá: Thực hiện phân tích, đánh giá các yếu tố liên quan đến tư thế làm việc của người lao động tại các máy thiết bị cắt và bao ép tại Công ty Sumi – Hanel. 5. Ý nghĩa của đề tài Đánh giá được thực trạng công tác an toàn, vệ sinh lao động của Công ty Sumi-Hanel. Góp phần làm rõ thêm về điều kiện lao động đối với doanh nghiệp sản xuất hệ thống dây điện, ngành công nghiệp phụ trợ cho sản xuất ô tô ở Việt Nam trong thời gian vừa qua. Giúp các cơ quan quản lý Nhà nước và các cấp Công đoàn xây dựng chương trình quản lý công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, phòng chống TNLĐ, BNN và đảm bảo an toàn cho người lao động; Là tài liệu tham khảo cho cán bộ làm công tác ATVSLĐ trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp ở Việt Nam.
  14. 4 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn gồm những nội dung chính như sau: Chương 1. Tổng quan Chương 2. Thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Sumi – Hanel. Chương 3. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu rủi ro an toàn vệ sinh lao động trong nhà máy cắt và bao ép tại công ty Sumi-Hanel.
  15. 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Các nghiên cứu về đánh giá rủi ro an toàn vệ sinh lao động trên thế giới 1.1.1. Nghiên cứu về phân tích mối nguy và đánh giá rủi ro trong quá trình hàn cắt kim loại tại Cộng hoà Slovak Nhóm nghiên cứu gồm Martin Kotus, Róbert Drlička, Rastislav Mikuš và Jozef Žarnovský của trường Đại học Nông nghiệp Slovak, Cộng hòa Slovak đã tiến hành nghiên cứu về phân tích mối nguy và đánh giá rủi ro trong quá trình hàn cắt kim loại tại cơ sở sản xuất MetalTrade, s.r.o. Nitra, cơ sở sản xuất được trang bị với các trung tâm gia công CNC hiện đại cũng như các máy cắt vật liệu [20]. Để đánh giá rủi ro, nhóm nghiên cứu đã chọn đánh giá cho máy cưa vòng Bomar Ergonomic 290.250 GAC và áp dụng tiêu chuẩn STN EN SO 31000:2019 Risk management. Để phân tích các rủi ro trong quá trình sản xuất và môi trường lắp đặt máy, phương pháp được sử dụng để đánh giá rủi ro là phương pháp tính điểm. Đối với phương pháp này, tỉ lệ rủi ro sẽ được tính bằng tích của ba tham số: ước tính khả năng xảy ra sự cố, hậu quả của sự cố và tác động của mức độ an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Khi đánh giá mối nguy, nhóm nghiên cứu đã xác định rủi ro là nghiêm trọng (Loại II), yêu cầu các biện pháp phòng ngừa thích hợp nên được thực hiện để giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của rủi ro. Nghiên cứu cũng chỉ ra trong các trường hợp đánh giá rủi ro khác, nhóm nghiên cứu đã xác định rủi ro là vừa phải (Loại I.) và không đáng kể. Trong các rủi ro loại I và vừa phải, an toàn là thỏa đáng và chấp nhận rủi ro nếu có thể đạt được cải tiến bằng cách lập kế hoạch khắc phục bằng các biện pháp an toàn. * Ưu điểm của nghiên cứu này là đánh giá được các rủi ro liên quan đến chấn thương trong lao động. Phân chia được mức độ của các chấn thương
  16. 6 theo hệ thống xương của cơ thể, nguy hiểm nhất là xương sống, nguy hiểm thứ hai là tay chân. * Hạn chế của nghiên cứu này khi đánh giá rủi ro bằng phương pháp này thì người lao động có khó khăn trong việc cho điểm đánh giá đối với “mức độ an toàn và sức khỏe nghề nghiệp”. Phân loại tác động của mức độ an toàn và sức khỏe nghề nghiệp được tính toán các cấp độ quản lý, thời gian tiếp xúc, trình độ của nhân viên, cấp phòng ngừa, tình trạng và tuổi của thiết bị kỹ thuật, tác động của công việc môi trường, v.v. 1.1.2. Nghiên cứu Đánh giá rủi ro an toàn trong cắt GAS CNC tại Ấn Độ Nhóm nghiên cứu gồm Ashish Yadav, Abhaynath Kumar, Sandeep Yadav làm việc tại Khoa Công nghệ Phòng cháy và Kỹ thuật An toàn, Học viện ES-IPS, ndore (M.P), Ấn Độ đã tiến hành nghiên cứu Đánh giá rủi ro an toàn trong cắt GAS CNC tại Ấn Độ. Phạm vi nghiên cứu của nhóm là ngành cơ khí công nghiệp ở Ấn Độ [17]. Phương pháp đánh giá rủi ro này là kiểm tra cẩn thận giúp tìm ra tất cả các nguy cơ tiềm ẩn trong khu vực làm việc để người ta có thể kiểm tra xem các biện pháp đối phó đã được thực hiện hoặc không để tránh xảy ra bất kỳ nguy hiểm không mong muốn nào. Phân loại rủi ro gồm 6 bước: - Bước 1: Liệt kê các công việc khi vận hành máy, thiết bị - Bước 2: Tổng hợp các bước thực hiện công việc với máy vào bảng kiểm soát - Bước 3: Mô tả rủi ro của các bước thực hiện công việc - Bước 4: Đánh giá, chấm điểm rủi ro trước khi đưa ra biện pháp khắc phục - Bước 5: Đề xuất các biện pháp khắc phục - Bước 6: Đánh giá, chấm điểm rủi ro lại sau khi áp dụng các biện pháp khắc phục. Các bước thực hiện của nhóm nghiên cứu đã đưa ra được toàn bộ rủi ro có thể xảy ra trong quá trình làm việc, ngoài ra nó còn được chấm điểm trước và sau khi đưa ra biện pháp khắc phục giúp người đọc có thể thấy được rủi ro đã được giảm thiểu đến mức nào.
  17. 7 Phương pháp đánh giá rủi ro này, tỉ lệ rủi ro sẽ được tính điểm bằng tích của ba tham số: Tần suất tiếp xúc với mối nguy, mức độ nguy hại, các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát. Các mối nguy tiềm ẩn liên quan đến máy cắt khí CNC và khu vực làm việc đã được xác định và các biện pháp kiểm soát thích hợp đã được khuyến nghị bằng cách chuẩn bị bảng đánh giá rủi ro. Đánh giá rủi ro cũng được tính toán cho từng công việc theo các mối nguy được xác định và được liệt kê trong bảng đánh giá rủi ro, giúp hiểu rủi ro cao hay nó đã được giảm xuống mức có thể chấp nhận được. Ma trận rủi ro cũng đã được hình thành để phân loại rủi ro. * Ưu điểm của nghiên cứu này là khi đánh giá rủi ro sẽ xác định được việc sử dụng phương pháp kiểm soát rủi ro hiện tại đã đủ để hạn chế được rủi ro chưa. Từ đó sẽ có kế hoạch áp dụng các phương pháp kiểm soát rủi ro tốt hơn * Hạn chế của nghiên cứu này là việc tính điểm đánh giá đối với “tần suất tiếp xúc với mối nguy”. Trong sản xuất thì tai nạn lao động luôn xảy ra vào những lúc mà con người không ngờ đến nên việc tính điểm tần suất tiếp xúc với mối nguy sẽ không phù hợp bởi vì tiếp xúc ít hay nhiều đều có khả năng xảy ra tai nạn lao động. Đối với một số công việc không thường xuyên, thì việc tiếp xúc mối nguy ít sẽ làm người lao động quên đi nguy hiểm và có thể bị TNLĐ. 1.1.3. Nghiên cứu về đánh giá rủi ro tại vị trí vận hành máy cắt CNC tại Ba Lan Tác giả Andrzej Pacana làm việc tại Khoa Cơ khí và Hàng không, Đại học Công nghệ Rzeszow đã tiến hành nghiên cứu về đánh giá rủi ro tại vị trí vận hành máy cắt CNC tại Ba Lan [18]. Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố nguy hiểm khi vận hành máy cắt CNC như: các cơ cấu chuyển động của máy, dụng cụ rơi, nhiệt độ bề mặt vật sau cắt, hở điện ở vỏ thiết bị. Các yếu tố có hại được liệt kê trong nghiên cứu bao gồm: tiếng ồn, độ rung, hơi hoá chất, bụi, nhiệt độ làm việc và độ ẩm không
  18. 8 khí. Ngoài các yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại đã nêu ở trên, tác giả đưa thêm các mối nguy liên quan đến tư thế làm việc đứng kéo dài hoặc căng thẳng tâm lý. Để phân tích các rủi ro trong quá trình sản xuất, phương pháp được sử dụng để đánh giá rủi ro là tính điểm rủi ro bằng tích của các tham số: xác suất xảy ra sự cố, sự tiếp xúc với mối nguy, mức độ thương tật. Bảng 1.1: Đánh giá rủi ro của ngƣời vận hành máy CNC với việc sử dụng phƣơng pháp Điểm rủi ro Mức Rủi ro = P*E*S Xác Sự tiếp Stt M i nguy thƣơng .suất (P) xúc (E) Điểm Đánh giá tật (S) 1 Va đập. 6 6 3 108 Quan trọng. 2 Bị thương nhẹ. 0,5 3 3 4,5 Có thể chấp nhận. 3 Bỏng. 0,5 2 3 3 Có thể chấp nhận. 4 Tiếng ồn. 10 6 1 60 Nhỏ. Nhiễm trùng, 5 0,2 0,5 3 0,3 Có thể chấp nhận. bệnh lý. 6 Stress. 3 3 3 27 Nhỏ. 7 Dị ứng. 0,5 1 3 1,5 Có thể chấp nhận. Nguồn: International Journal of Engineering Research & Technology (IJERT). * Ưu điểm của phương pháp đánh giá rủi ro này là đã phân loại các mối đe dọa này là đáng kể, và do đó đề xuất các hành động để giảm thiểu tác động của việc này yếu tố có hại. * Hạn chế của phương pháp này là việc tính điểm của sự tiếp xúc (E) chỉ phù hợp khi đánh giá các yếu tố có hại (tiếng ồn, stress, dị ứng), bởi vì yếu tố có hại thì cần thời gian tiếp xúc càng lâu thì rủi ro sẽ càng lớn. Đối với các yếu tố nguy hiểm thì sự tiếp xúc (E) không thể hiện được rõ ràng sự thay đổi của rủi ro, bởi vì trong sản xuất thì tai nạn lao động luôn xảy ra vào những lúc mà con người không ngờ đến, đôi khi người lao động sẽ dễ bị TNLĐ khi thao tác một tháng một lần hơn là thao tác hàng ngày.
  19. 9 1.1.4. Nghiên cứu về đánh giá rủi ro trong môi trường làm việc của người vận hành máy cắt laser tại Ba Lan Tác giả Michal Palega, Marcin Krause làm việc tại Đại học Công nghệ Czestochowa, Đại học Công nghệ Silesian, Ba Lan đã tiến hành nghiên cứu về đánh giá rủi ro trong môi trường làm việc của người vận hành máy cắt laser tại Ba Lan [19]. Nghiên cứu của nhóm tác giả là “xác định các mối nguy và đánh giá rủi ro” tại nơi làm việc của người vận hành máy cắt laser. Nghiên cứu đã chỉ ra những yêu cầu cơ bản đối với nơi làm việc sau khi phân tích. Phương pháp thực hiện được sử dụng bao gồm: quan sát nơi làm việc (sử dụng bảng kiểm), phỏng vấn người sử dụng lao động, các nhân viên vận hành và giám sát an toàn, phân tích các tài liệu nội bộ của công ty. Đánh giá rủi ro nghề nghiệp được thực hiện tại nơi làm việc theo phương pháp tính điểm rủi ro cho thấy có nhiều yếu tố rủi ro khác nhau đối với tai nạn hoặc bệnh tật liên quan đến công việc được thực hiện tại vị trí của người vận hành máy cắt laser. Phương pháp Điểm rủi ro được sử dụng các tham số: - Giá trị S: là hậu quả có thể xảy ra của sự cố, tổn thất do sự cố gây ra được xác định theo bảng 1.2: Bảng 1.2: Đánh giá tác động của m i nguy – S Giá Mô tả tổn hại Loại rủi ro trị S Con ngƣời Vật chất Nhiều trường hợp tử 100 Thảm hoạ lớn” 30 triệu Złoty Ba Lan vong” Một số trường hợp tử Từ 10 đến 30 triệu Złoty Ba 40 Thảm hoạ” vong” Lan 15 Rất lớn” Nạn nhân tử vong” Từ 1 đến 10 triệu Złoty Ba Lan Tổn thương cơ thể Từ 30.000 đến 1 triệu Złoty Ba 7 Lớn” nghiêm trọng” Lan 3 Trung bình” Phải nghỉ việc” Từ 3 đến 30.000 Złoty Ba Lan 1 Nhỏ” Phải sơ cấp cứu” Nhỏ hơn 3.000 Złoty Ba Lan Nguồn: Sciendo
  20. 10 - Giá trị E: là khả năng tiếp xúc với mối nguy. Bảng 1.3: Đánh giá khả năng tiếp xúc m i nguy – E Giá trị E Mô tả sự tiếp xúc 10 Liên tục” 6 Thường xuyên (hằng ngày) ” 3 Thỉnh thoảng (1 tuần/lần) ” 2 Thỉnh thoảng (1 tháng/lần) ” 1 Tối thiểu (vài lần một năm) ” 0,5 Không đáng kể (mỗi năm một lần) ” Nguồn: Sciendo - Giá trị P: là xác suất xảy ra sự cố. Bảng 1.4: Đánh giá xác suất xuất hiện của m i nguy – P Giá trị P Mô tả xác suất Xác suất (%) 10 Rất có khả năng xảy ra” 50 6 Hoàn toàn có thể xảy ra” 10 3 Không có khả năng, nhưng có thể xảy ra” 1 1 Chỉ thường xuyên có thể xảy ra” 10-1 0,5 Có thể xảy ra” 10-2 0,2 Hầu như không thể xảy ra” 10-3 0,1 Chỉ có thể xảy ra về mặt lý thuyết” 10-4 Nguồn: Sciendo Giá trị rủi ro R được tính bằng công thức: R = S*E*P
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2