Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông
lượt xem 24
download
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công "Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường; Thực trạng quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội; Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN MINH HIẾU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ CÔNG ÍCH VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN MINH HIẾU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ CÔNG ÍCH VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. CHU XUÂN KHÁNH HÀ NỘI - 2021
- LỜI CAM ĐOAN Đề tài “Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông”là luận văn tốt nghiệp thạc sĩ quản lý công của tác giả tại trường Học viện Hành chính Quốc gia. Tác giả cam đoan đây là công trình của riêng tác giả. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình nghiên cứu khác. Tác giả Trần Minh Hiếu i
- LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô giáo của Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Chu Xuân Khánh đã quan tâm, giúp đỡ tận tình, hướng dẫn và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn. Đồng thời, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến UBND quận Hà Đông, Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng, Công ty cổ phần Môi trường đô thị Hà Đông, Công ty cổ phần Minh Quân và các cơ quan liên quan đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu, thu thập số liệu cần thiết để tôi có thể hoàn thành luận văn của mình. Cuối cùng, tôi xin cảm ơnlãnh đạo cơ quan, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn./. Tác giả Trần Minh Hiếu ii
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ............................. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn .................................. 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 7 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ............... 8 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ........................................... 8 7. Kết cấu của luận văn ......................................................................... 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀDỊCH VỤ CÔNG ÍCH VỆ SINH MÔI TRƯỜNG .................. 10 1.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................ 10 1.1.1. Dịch vụ công ích ........................................................................ 10 1.1.2. Dịch vụ công ích vệ sinh môi trường .......................................... 12 1.2. Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường......... 14 1.2.1. Khái niệm.................................................................................. 14 1.2.2.Sự cần thiết quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường ................................................................................................ 15 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường ..... 17 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường ............................................................................ 23 1.3.1. Yếu tố chính sách, pháp luật ...................................................... 23 1.3.2. Yếu tố kinh tế - xã hội ............................................................... 24 1.3.3. Ý thức hợp tác của người dân ..................................................... 25 1.3.4. Xã hội hóa dịch vụ công ích vệ sinh môi trường.......................... 26 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường của một số địa phương và bài học cho quận Hà Đông ........... 26 1.4.1. Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ........................................ 26 iii
- 1.4.2. Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa ....................................... 27 1.4.3. Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình ....................................... 28 1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho quận Hà Đông ..................................... 29 TIểU KếT CHƯƠNG 1 ................................................................................ 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ CÔNG ÍCHVỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG,THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................. 31 2.1. Giới thiệu chung về quận Hà Đông ............................................. 31 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................... 31 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................... 32 2.1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của quận Hà Đông tác động tới hoạt động đến hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường ......................................................................................... 35 2.2. Thực trạng hoạt động dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông ...................................................................... 37 2.2.1. Phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Hà Đông .............................................................................. 38 2.2.2. Hoạt động duy trì vệ sinh khác ................................................... 40 2.3. Phân tích thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông .......................... 42 2.3.1. Xây dựng kế hoạch, chính sách về cung cấp dịch vụ công ích vệ sinh môi trường .................................................................................. 42 2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý theo phân cấp trong dịch vụ công ích vệ sinh môi trường .................................................................................. 44 2.3.3. Phát huy vai trò làm chủ của người dân trong sử dụng dịch vụ công ích vệ sinh môi trường ........................................................................ 49 2.3.4. Công tác thanh toán và thu giá dịch vụ công ích vệ sinh môi trường...... 50 2.3.5. Kiểm tra, giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ công ích vệ sinh môi trường ......................................................................................... 53 iv
- 2.4. Đánh giá chung hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông ................................ 56 2.4.1. Kết quả đạt được ....................................................................... 56 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế .......................................... 57 TIểU KếT CHƯƠNG 2 ................................................................................ 59 CHƯƠNG 3: PHƯỚNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆNQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ CÔNG ÍCH VỆ SINHMÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...................... 60 3.1. Phướng hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về dịchvụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông ................................ 60 3.1.1. Quan điểm ................................................................................. 60 3.1.2. Mục tiêu .................................................................................... 60 3.1.3. Định hướng ............................................................................... 62 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về dịchvụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông .................................... 63 3.2.1. Đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung cấp dịch vụ công ích vệ sinh môi trường .............................................................................. 63 3.2.2. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức của người dân trong hoạt động duy trì vệ sinh môi trường ........................................................... 66 3.2.3. Giải pháp tài chính ..................................................................... 68 3.2.4. Xã hội hóa dịch vụ công ích vệ sinh môi trường .......................... 70 3.2.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm ......................... 72 3.3. Một số kiến nghị ......................................................................... 73 3.3.1. Đối với Chính phủ ..................................................................... 73 3.3.2. Đối với quận Hà Đông ............................................................... 74 TIểU KếT CHƯƠNG 3 ................................................................................ 76 KẾT LUẬN ................................................................................................. 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 78 v
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HĐND : Hội đồng nhân dân QLDA : Quản lý dự án QLNN : Quản lý nhà nước UBND : Ủy ban nhân dân VSMT : Vệ sinh môi trường vi
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Qui mô dân số theo cơ cấu tổ chức hành chính............................. 33 Bảng 2.2: Lượng rác thải, phế thải sinh hoạt thu gom trên địa bàn ............... 38 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ trình độ chuyên môn của cán bộ Ban Quản lý dự dán đầu tư xây dựng quận Hà Đông ............................................................................... 47 Biểu đồ 2.2: Giá trị thanh quyết toán so với giá trị hợp đồng dịch vụ công ích VSMT trên địa bàn quận Hà Đông giai đoạn 2017 – 2019 ........................... 52 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Ba loại hình tổ chức cung ứng dịch vụ công ................................. 11 Hình 2.1: Mô hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt 40 Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng ............... 46 vii
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, cải cách hành chính, Nhà nước không chỉ tổ chức, quản lý xã hội bằng các thiết chế pháp luật mà còn phải thông qua việc thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của người dân - cung ứng các dịch vụ công nói chung và dịch vụ công ích nói riêng. Nhà nước có trách nhiệm xây dựng và ban hành chính sách, xác lập hành lang pháp lý làm cơ sở để quản lý và tổ chức cung ứng các dịch vụ công ích. Thông qua các văn bản pháp lý, nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ công ích theo định hướng xã hội hóa, tăng tính tự chủ trong tham gia cung ứng dịch vụ công ích; quản lý việc cung ứng dịch vụ công ích một cách hiệu quả; tạo thuận lợi cho người dân trong tiếp cận dịch vụ công ích một cách công bằng. Theo Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, dịch vụ công ích ở đô thị bao gồm: dịch vụ vận tải công cộng tại các đô thị; dịch vụ cấp, thoát nước đô thị; dịch vụ thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn, vệ sinh công cộng; dịch vụ quản lý công viên, trồng và quản lý chăm sóc cây xanh, hoa cảnh vỉa hè, đường phố, dải phân cách, vòng xoay; dịch vụ cấp điện, chiếu sáng đô thị; dịch vụ tang lễ, nghĩa trang đô thị. Quận Hà Đông là một trong những quận của thành phố Hà Nội có tốc độ đô thị hóa nhanh, hàng loạt các khu đô thị mới hình thành trên địa bàn và dân số cũng tăng rất nhanh, đã tạo ra sức ép không nhỏ về công tác bảo vệ môi trường. Trước thực trạng đó, quận Hà Đông đã kịp thời cân đối, bổ sung nguồn lực để đáp ứng cho công tác vệ sinh môi trường (VSMT), thu gom rác thải sinh hoạt; đã bố trí lực lượng hợp lý kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác vệ sinh môi trường đảm bảo rác thải được vận chuyển ra khỏi thành phố trước 7h hàng ngày. Đặc biệt, thời gian gần đây, quận Hà Đông đã phối hợp với UBND các phường và doanh nghiệp chuyên trách thu gom rác thải 1
- sinh hoạt, khảo sát, đề xuất dịch chuyển 20 điểm tập kết rác thải gây mất mỹ quan và vệ sinh môi trường ra khỏi khu vực trung tâm quận; thực hiện lắp đặt và đưa vào hoạt động 6 container chứa xe gom rác hợp vệ sinh và cải thiện mỹ quan đô thị. Song song với đó, quận Hà Đông còn phối hợp với các đơn vị, nghiên cứu tập trung sắp xếp, dồn các điểm tập kết rác trên các trục đường chính về nơi xa dân cư. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng hoạt động quản lý dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông cũng gặp một số khó khăn, cụ thể như: Do ý thức bảo vệ môi trường, tham gia các hoạt động tập thể vệ sinh môi trường của một số người dân còn hạn chế (đổ rác không đúng giờ, đúng nơi quy định); việc sử dụng vỉa hè để kinh doanh, để xe (không theo quy định) gây khó khăn cho công tác duy trì vệ sinh môi trường. Công tác phối hợp giám sát xử lý hiện trường với UBND các phường, các đơn vị, phòng, ban, vẫn còn hạn chế do đặc thù công việc chủ yếu diễn ra trong thời gian ngoài giờ, ban đêm.Trên địa bàn thành phố có nhiều dự án, công trình đang thi công, gây mất vệ sinh môi trường; hiện tượng chở cát, đất đá làm rơi vãi ra đường, đổ trộm phế thải xây dựng, đất trôi sau các cơn mưa do dự án san gạt vẫn còn tồn tại, gây khó khăn cho việc duy trì và đảm bảo vệ sinh môi trường. Ngoài ra, bộ quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá của dịch vụ duy trì VSMT áp dụng trong thực tế còn thiếu một số quy trình, định mức thực hiện ngoài hiện trường dẫn tới việc xây dựng khối lượng mời thầu chưa sát với thực tế. Do đó, trong quá trình triển khai có nhiều khối lượng phát sinh nằm ngoài khối lượng đã được trúng thầu mà chưa có hướng dẫn xử lý cụ thể. Công tác phối hợp giữa các sở chuyên ngành và quận Hà Đông nói riêng, các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về sản xuất và cung ứng dịch vụ công ích VSMT, cũng như việc tổ chức bàn giao phạm vi, lĩnh vực được quản lý theo phân cấp chưa thường xuyên, chặt chẽ và hiệu quả. Quận Hà Đông chưa 2
- chủ động xây dựng phương án tổng thể quản lý việc thực hiện duy trì VSMT, công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm còn chưa triệt để… Để khắc phục những tồn tại này, quận Hà Đông cần tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước(QLNN) đối với dịch vụ công ích vệ sinh môi trườngtrên địa bàn... Đồng thời, tổ chức triển khai đấu thầu dịch vụ công ích đô thị; kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp cung ứng đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài“Quản lý Nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn Quận Hà Đông” là nội dung nghiên cứu luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý công 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về dịch vụ công nói chung và dịch vụ công ích vệ sinh môi trường nói riêng đã nhận được sự quan tâm tìm hiểu của nhiều tác giả, các nhà nghiên cứu ở nhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau. Cụ thể như sau: Đỗ Thị Hải Hà (2007), Quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ công, sách chuyên khảo, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. Quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ công là một trong các nhiệm vụ sống còn của mọi nhà nước; chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố cả chủ quan lẫn khách quan ở mỗi nước và 1uôn luôn xảy ra sự bất cập giữa một bên Ià cung về dịch vụ công mà đại diện là nhà nước, và một bên 1à cầu về dịch vụ công mà đại diện 1à đòi hỏi của mọi người dân trong xã hội. Nội dung gồm 4 chương: (1) Quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ công, (2) Quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ công của một số nước trên thế giới; (3) Quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam Giai đoạn vừa qua; (4) một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam trong giai đoạn tới(2007-2020).[13] Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2017), Cơ chế chính sách cung ứng dịch vụ công ích tại các đô thị ở Việt Nam, Hội thảo khoa học. Nội 3
- dung của hội thảo xoay quanh vấn đề, nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng hàng hoá và dịch vụ công: đảm bảo các dịch vụ công cơ bản được cung cấp cho xã hội ở mức độ và chất lượng tối thiểu và đảm bảo tính công bằng cho người dân. Nhà nước cũng có vai trò tạo ra các điều kiện khung để khuyến khích đầy đủ được chức năng điều phối từ sự cạnh tranh, cũng như khuyến khích việc sẵn sàng cung cấp các dịch vụ công, đồng thời thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc cung ứng và chất lượng dịch vụ công nói chung và dịch vụ công ích nói riêng. Và đề xuất nên thay đổi từ quản lý “đầu vào” theo cơ chế hành chính sang quản lý “đầu ra” theo cơ chế kinh tế thị trường để tạo dư địa cho các doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, tăng lợi nhuận và nâng cao sức cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ công [27] Phạm Thị Hồng Điệp (2013), Quản lý nhà nước đối với dịch vụ công – kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam, bài viết trên Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và kinh doanh, số 3/2013. Bài viết phân tích kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với dịch vụ công của một số nước trên thế giới và rút ra một số khuyến nghị cho Việt Nam: (1) tăng cường tạo lập cơ sở pháp lý (ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chế độ, thể lệ…), đảm bảo sự ổn định và thúc đẩy sự phát triển của hệ thống cung ứng dịch vụ công cho toàn xã hội; (2) cần phân định rõ những dịch vụ công do các cơ quan, tổ chức nhà nước trực tiếp cung ứng, từ đó cơ cấu lại chi tiêu ngân sách theo hướng tập trung đầu tư thích đáng; (3) đa dạng hóa phương thức quản lý đối với cung ứng dịch vụ công của các đơn vị thuộc sở hữu nhà nước; (4) hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức ngoài nhà nước tham gia cung ứng dịch vụ công cho cộng đồng và xã hội trên cơ sở giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của tổ chức, công dân; (5) ban hành cơ chế, chính sách, quy định tiêu chuẩn, định mức, chất lượng, giá, phí… của dịch vụ công và công khai các tiêu chuẩn này trên các phương tiện thông tin đại chúng.[10] 4
- Lê Chi Mai (2018), Áp dụng giá dịch vụ trong cải cách cung ứng dịch vụ công, Tạp chí Quản lý nhà nước điện tử. Tác giả cho rằng việc áp dụng giá dịch vụ công sẽ tạo ra những thay đổi đáng kể trong quá trình cải cách cung ứng dịch vụ công, khuyến khích các đơn vị sự nghiệp công lập có điều kiện chuyển đổi cơ chế hoạt động theo hướng doanh nghiệp, tự bù đắp chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ và có tích lũy đểmở rộng hoạt động. Cơ chế giá dịch vụ cũng làm tăng khả năng cạnh tranh của các đơn vị cung ứng dịch vụ công công lập với các tổ chức cung ứng dịch vụ công thuộc khu vực tư. Áp dụng giá dịch vụ cũng là một giải pháp để giảm chi tiêu từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị này, phần kinh phí ngân sách đó sẽ được dùng để tăng cường năng lực quản lý nhà nước, đồng thời hỗ trợ cho những người nghèo và các đối tượng chính sách trong thụ hưởng các dịch vụ công thiết yếu. Đương nhiên, áp dụng giá dịch vụ công cũng sẽ có các tác động đa chiều đến các bên liên quan, vì vậy cần phân tích đầy đủ các khía cạnh, từ đó có những bước đi phù hợp để không gây ra những biến động tiêu cực, đặc biệt không làm giảm khả năng tiếp cận của người dân đến các dịch vụ công.[19] Đào Ngọc Báu (2019), Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cung ứng dịch vụ chuẩn công ích, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 10(386)-2019. Bài viết đã chỉ ra rằng để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chuẩn công ích, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực do đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này gây ra, chúng ta phải tác động vào doanh nghiệp chuẩn công ích theo hai hướng sau đây: (1) khuyến khích cạnh tranh trong khu vực chuẩn công ích; (2) kiểm soát độc quyền đối với doanh nghiệp cung ứng dịch vụ chuẩn công ích. Và để thực hiện cạnh tranh trong khu vực này, có các biện pháp như cần phân tách rõ ràng mạng lưới độc quyền tự nhiên ra khỏi nghiệp vụ kinh doanh có khả năng cạnh tranh. Đối với lĩnh vực nghiệp vụ, cần cho phép cạnh tranh như các loại hình doanh nghiệp thông thường. [2] Phạm Thị Giang (2015), Nâng cao hiệu quả công tác quản lý duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, luận văn thạc 5
- sĩ quản lý đô thị và công trình, Đại học kiến trúc. Luận văn đã đưa ra các giải pháp quản lý hiệu quả trên cơ sở khoa học để quản lý duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông. Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác đó, tìm ra những tồn tại và khó khăn. Và đưa ra 06 nhóm giải pháp chính: giải pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả công tác duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông; giải pháp về cơ chế chính sách, thể chế pháp lý; giải pháp về công tác tổ chức quản lý; giải pháp về tài chính, về xã hội hóa công tác duy trì vệ sinh môi trường và công tác tuyên truyền giáo dục. [12] Bounkeomanyxay Khamsouk (2017), Quản lý nhà nước về dịch vụ công cộng trên địa bàn tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, luận văn thạc sĩ quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn đã đóng góp hoàn thiện thêm cơ sở lý luận về hoạt động QLNN đối với các dịch vụ công cộng nói chung và QLNN của UBND tỉnh đối với dịch vụ công cộng ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay. Về mặt thực tiễn luận văn cũng cấp một số vấn đề về thực trạng công tác QLNN về dịch vụ công cộng cho cán bộ, công chức của tỉnh để từng bước đổi mới cách thức điều hành, quản lý và cung ứng dịch vụ nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công cộng của tỉnh Xiêng Khoảng.[3] Âu Thị Vui (2018), Quản lý dịch vụ công ích đô thị tại thành phố Bắc Kạn, luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh, Thái Nguyên. Luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động dịch vụ công ích đô thị, dịch vụ vệ sinh môi trường, cụ thể quản lý hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dịch vụ công ích đô thị tại thành phố Bắc Kạn; Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng công tác quản lý dịch vụ công ích đô thị (cụ thể là dịch vụ vệ sinh môi trường) tại thành phố Bắc Kạn; Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý dịch vụ công ích đô thị tại thành phố Bắc Kạn. [29] 6
- Nhìn chung, các công trình đều tập trung nghiên cứu làm rõ những nội dung, bản chất của dịch vụ công, dịch vụ công ích và đưa ra cơ sở xác định nội dung, tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ. Các tác giả cũng chỉ ra các phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công nói chung và công ích nói riêng. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chưa cụ thể về tình hình, thực trạng hoạt động QLNN về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông. Chính vì vậy, luân văn hy vọng sẽ làm rõ các khái niệm cơ bản hơn nữa và đề xuất các giải pháp thiết thực đóng góp cho hoạt động QLNN về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường tại quận Hà Đông trong thời gian tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn - Mục đích nghiên cứu: luận văn nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận QLNN về dịch vụ công ích VSMT; phân tích thực trạng QLNN về dịch vụ công ích VSMT trên địa bàn quận Hà Đông; từ đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về dịch vụ công ích VSMT tại quận Hà Đông trong thời gian tới. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về dịch vụ công ích VSMT, QLNN đối với dịch vụ công ích VSMT + Phân tích thực trạng QLNN về dịch vụ công ích VSMT trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội + Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động QLNN về dịch vụ công ích VSMT trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: hoạt động QLNN về dịch vụ công ích VSMT - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: quận Hà Đông, thành phố Hà Nội (Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hà Đông, Công ty cổ phần môi trường đô thị Hà Đông và một số đơn vị khác có liên quan) 7
- + Về thời gian: nghiên cứu thực trạng từ năm 2017 đến năm 2019 và đề xuất giải pháp trong thời gian tới. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận:Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng về dịch vụ công ích. - Phương pháp nghiên cứu:Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp phân tích-tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thống kê, hệ thống hóa. + Các phương pháp tổng hợp, phân tích các công trình nghiên cứu hiện có và các tài liệu khác để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn liên quan đến QLNN về dịch vụ công ích VSMT cấp quận (ở Chương I). + Các phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh các tài liệu, báo cáo chuyên môn của chính quyền và phương pháp quan sát thực tế để đánh giá thực trạng QLNN về dịch vụ công ích VSMT trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội (ở Chương II). + Các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh để đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động QLNN về dịch vụ công ích VSMT trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội trong thời gian tới (ở Chương III). 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về dịch vụ công ích, hoạt động VSMT, QLNN đối với dịch vụ công ích VSMT trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. - Ý nghĩa thực tiễn: + Phân tích, đánh giá và xác định được nguyên nhân của thực trạng QLNN đối với dịch vụ công ích VSMT trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. 8
- + Đề tài có thể làm tài liệu cho các nhà quản lý dịch cụ công, chính quyền địa phương tham khảo trong thực hiện QLNN đối với dịch vụ công ích VSMT trong thời gian tới. + Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những người quan tâm. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn có ba chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường. - Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. - Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. 9
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ CÔNG ÍCH VỆ SINH MÔI TRƯỜNG 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Dịch vụ công ích Khái niệm dịch vụ công được sử dụng phổ biến rộng rãi ở châu Âu sau chiến tranh thế giời thứ hai. Dịch vụ công theo từ điển tiếng Anh là “public service”. Trên thế giới hiện nay có nhiều cách tiếp cận đối với dịch vụ công, mỗi cách tiếp cận đều có ưu và nhược điểm riêng, vì thế không có định nghĩa chung nhất nào về dịch vụ công. Trong bối cảnh thực tiễn Việt Nam cùng với hướng tiếp cận về bản chất, chức năng và vai trò của nhà nước, có thể đưa ra khái niệm về dịch vụ công như sau: “dịch vụ công là những dịch vụ đáp ứng các nhu cầu cơ bản, thiết yếu chung của người dân và cộng đồng, bảo đảm ổn định và công bằng xã hội do nhà nước chịu trách nhiệm, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Theo tác Chu Xuân Thành, dịch vụ công là những hoạt động của các tổ chức nhà nước hoặc của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tư nhân được nhà nước ủy quyền để thực hiện nhiệm vụ do pháp luật quy định, phục vụ trực tiếp những nhu cầu thiết yếu của cộng đồng, công dân; theo nguyên tắc không vụ lợi; đảm bảo sự công bằng và ổn định xã hội; và cho rằng dịch vụ công bao gồm dịch vụ sự nghiệp công (hoặc phúc lợi công), dịch vụ công ích và dịch vụ hành chính công, đồng thời nhấn mạnh là không được lẫn lộn với hoạt động công vụ là hoạt động hàng ngày của bộ máy công quyền. [23] Cũng liên quan đến khái niệm dịch vụ công, tác giả Nguyễn Xuân Lan (2012) lại cho rằng: Dịch vụ công là những hàng hóa, dịch vụ nhà nước can thiệp vào việc cung cấp nhằm mục tiêu hiệu quả và công bằng. Theo đó, dịch vụ công là tất cả những hoạt động nhằm thực hiện những chức anwng vốn có của chính phủ, bao gồm từ hoạt động ban hành chính sác, pháp luật, tòa án...cho đến những hoạt động y tế, giáo dục, giao thông công cộng. Dịch vụ 10
- công còn được hiểu là những hàng hóa dịch vụ phục vụ trực tiếp nhu cầu của các tổ chức và công dân mà chính phủ can thiệp vào việc cung cấp nhằm mục tiêu hiệu quả, công bằng.[16] Từ những khái niệm trên, có thể khái quát lại: Dịch vụ công là những hoạt động phục vụ các nhu cầu cơ bản, thiết yếu của người dân, vì lợi ích chung của xã hội, do nhà nước trực tiếp cung ứng hoặc ủy quyền cho các chủ thể khác cung ứng nhằm bảo đảm ổn định và công bằng xã hội. NGƯỜI SỬ DỤNG DỊCH VỤ Hình 1.1: Ba loại hình tổ chức cung ứng dịch vụ công 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 231 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 18 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 27 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn