intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: Rào cản phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: Nguyenn Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

320
lượt xem
74
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa và quốc tế hóa đang diễn ra một cách hết sức mạnh mẽ. Nó tạo ra cho Việt Nam những cơ hội cũng như những thách thức lớn chưa từng có trong lịch sử. Việt Nam với phương châm: “Muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới”, do vậy xu thế liên minh, liên kết là một việc làm cần thiết và tất yếu. Việc Việt Nam liên tục và nỗ lực không ngừng từng bước tham gia đàm phán để trở thành viên của Tổ chức Thương...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: Rào cản phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

  1. LUẬN VĂN: Rào cản phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
  2. LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa và quốc tế hóa đang diễn ra một cách hết sức mạnh mẽ. Nó tạo ra cho Việt Nam những cơ hội cũng như những thách thức lớn chưa từng có trong lịch sử. Việt Nam với phương châm: “Muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới”, do vậy xu thế liên minh, liên kết là một việc làm cần thiết và tất yếu. Việc Việt Nam liên tục và nỗ lực không ngừng từng bước tham gia đàm phán để trở thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là một bằng chứng minh họa xác thực cho điều này. Tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề không chỉ đặt ra đối với Việt Nam mà với tất cả các quốc gia trên thế giới, không phân biệt là quốc gia phát triển hay đang phát triển, thể chế chính trị là tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa, không phân biệt sắc tộc, tôn giáo hay màu da… Tổng giám đốc WTO, Supachai Panitchpakdi, đã nhiều lần nói: “Thương mại là công cụ tốt nhất để chống lại đói nghèo”. Thật vậy, từ khi đất nước ta tiến hành mở cửa thị trường thì xuất nhập khẩu là một hoạt động quan trọng và có những đóng góp to lớn cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước cũng như cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, tự do hóa thương mại là một quá trình lâu dài gắn chặt với quá trình đàm phán để cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan. Đối với các nước công nghiệp phát triển, một mặt, họ luôn đi đầu trong đàm phán để mở cửa thị trường, mặt khác, họ lại luôn đưa ra các biện pháp tinh vi hơn nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, nhằm đạt được các mục tiêu xác định của họ. Vậy bài toán đặt ra cho các nước đang phát triển là gì? Làm thế nào để vừa hội nhập kinh tế, vừa đảm bảo cho ngành công nghiệp non trẻ trong nước không đứng trước bờ vực của sự phá sản. Giải đáp sẽ nằm trong chính chiến lược và mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia. Hay nói cách khác là không có một lời giải cụ thể nào cho bài toán hóc búa này. Chính mỗi quốc gia sẽ phải đi tìm cho mình một đáp án riêng dựa trên những điều kiện, lợi thế của quốc gia mình và Việt Nam cũng đang trên con đường đi tìm lời giải riêng đó.
  3. Là những sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân, chúng em nhận thức được rất rõ được tầm quan trọng của việc: Làm thế nào để các doanh nghiệp Việt Nam vượt rào cản trong chính sách thương mại quốc tế, đặc biệt là các rào cản phi thuế quan. Cho nên, sau một thời gian tìm hiểu chúng em đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Rào cản phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam. Thực trạng và giải pháp”. Mục đích nghiên cứu đề tài này là khái quát những vấn đề lí luận về rào cản phi thuế quan, thực trạng về rào cản phi thuế quan của một số nước, thực trạng rào cản phi thuế quan ở Việt Nam và cuối cùng là một số kiến nghị, giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam vượt rào cản phi thuế quan một cách có hiệu quả trong hoạt động thương mại quốc tế. Ngoài lời mở đầu, kết luận, đề tài nghiên cứu khoa học gồm có 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về rào cản phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế. Chương II: Thực trạng rào cản phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam. Chương III: Một số giải pháp nhằm sử dụng và vượt rào cản phi thuế quan một cách có hiệu quả trong chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam
  4. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN TRONG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ I. Khái niệm và phân loại rào cản phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế 1. Cơ sở lí luận của rào cản phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc đàm phán để gia nhập WTO. Vậy câu hỏi đặt ra là: Tại sao Việt Nam lại nỗ lực nhiều đến vậy để gia nhập WTO? Để tham gia được vào WTO, Việt Nam phải làm gì? Và lợi ích mà WTO có thể mang lại cho Việt Nam là gì? Câu trả lời nằm trong chính các rào cản trong thương mại quốc tế. Để xuất khẩu được hàng hóa, tất cả các quốc gia đều phải vượt qua hàng rào do các nước nhập khẩu dựng lên và để làm được điều này thật không đơn giản chút nào. Rào cản trong thương mại quốc tế vô cùng đa dạng, phức tạp và được quy định bởi cả hệ thống pháp luật quốc tế cũng như pháp luật của từng quốc gia, được sử dụng không giống nhau ở các nước và vùng lãnh thổ. Trong khuôn khổ của WTO, rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế được thể hiện ở: Hiệp định về các rào cản kĩ thuật đối với thương mại, Hiệp định về kiểm dịch động thực vật, Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng, Hiệp định nông nghiệp, Hiệp định về dệt may và các qui định quản lí thương mại liên quan đến môi trường, lao động… Các nước hoặc các vùng lãnh thổ còn có qui định về tiêu chuẩn kĩ thuật cho các mặt hàng cụ thể cũng như các qui định về thủ tục hải quan và nhiều qui định quản lý khác. Trong thương mại quốc tế, chính sách thương mại quốc tế được hiểu là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu, biện pháp và các công cụ mà các quốc gia sử dụng nhằm điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế phù hợp với các lợi thế quốc gia trong từng thời kì nhằm đem lại lợi ích lớn nhất cho quốc gia từ thương mại quốc tế . Khi tham gia vào thương mại quốc tế, các quốc gia sẽ phát huy được nhiều thế mạnh của mình: Lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh, tận dụng được những lợi thế từ thị trường thế
  5. giới. Nhưng mặt khác cũng sẽ bộc lộ những mặt yếu kém và bất lợi của chính quốc gia đó. Do vậy các quốc gia thường phải sử dụng một hệ thống các công cụ điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế. Trong đó phải kể đến sử dụng hàng rào phi thuế quan - một công cụ được coi là linh hoạt, tác động nhanh, mạnh. Hàng rào phi thuế quan không chỉ có ý nghĩa trong việc bảo hộ thị trường nội địa, hướng dẫn người tiêu dùng, điều tiết vĩ mô nền kinh tế, mà nó còn là công cụ để phân biệt đối xử trong quan hệ đối ngoại. Trong xu thế toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại, hầu hết các nước cam kết dỡ bỏ các rào cản trong thương mại quốc tế để thúc đẩy tự do hóa thương mại. Nhưng thực tế cho thấy rằng rào cản trong thương mại quốc tế vẫn được dỡ bỏ rất chậm chạp, thậm chí còn được tạo dựng mới một cách hết sức tinh vi. Đối với hàng rào thuế quan, đây là biện pháp mà WTO cho phép sử dụng để bảo hộ thị trường trong nước, nhưng phải cam kết ràng buộc với một mức thuế trần nhất định và có lịch trình cắt giảm. Sự tự do hóa biểu hiện thông qua các chính sách về: Quy chế tối hậu quốc (MFN), chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập (GSP), hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung của khối liên kết kinh tế như: EU, AFTA, NAFTA, APEC… Đối với hàng rào phi thuế quan, do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do trình độ phát triển kinh tế không đồng đều, các nước đều duy trì các rào cản thương mại nhằm bảo hộ sản xuất nội địa.
  6. 2. Khái niệm hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế Ngày nay có nhiều quan niệm về hàng rào phi thuế quan. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) năm 1997 đã quan niệm: “Hàng rào phi thuế quan là biện pháp biên giới nằm ngoài phạm vi thuế quan có thể được các quốc gia sử dụng, thường thường dựa trên cơ sở lựa chọn nhằm hạn chế nhập khẩu”. Theo nghiên cứu của PECC năm 1995 mô tả: “Các hàng rào phi thuế quan là mọi công cụ phi thuế quan có thể can thiệp vào th ương mại bằng cách này làm biến dạng sản xuất trong nước”. Còn các nhà kinh tế học Deardroff và Stern thì cho rằng: “Xét về hàng loạt các hàng rào phi thuế quan chính thức hoặc không chính thức có thể tồn tại, có thể không có một phương pháp phân tích duy nhất cho việc giải quyết thoả đáng toàn bộ phạm vi hàng rào phi thuế quan”. Trong thực tế có rất nhiều người đồng nghĩa các hàng rào phi thuế quan với các biện pháp phi thuế quan. Tất cả các hàng rào phi thuế quan đều là các biện pháp phi thuế quan, song không phải các biện pháp phi thuế quan đều là hàng rào phi thuế quan. Các biện pháp phi thuế quan có thể bao gồm các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu, chúng không phải là những “rào cản” đối với thương mại. Thuật ngữ có vẻ trung lập hơn này được các chính phủ thường dùng để mô tả những biện pháp được sử dụng để quản lý nhập khẩu với mục đích hợp pháp như: Thủ tục đảm bảo thực vật, bảo vệ người tiêu dùng trong nước. Vì vậy khó có thể quy cho chúng là những rào cản. Việc xác định những biện pháp phi thuế quan nào là rào cản phi thuế quan khá khó khăn. Bên cạnh các định nghĩa trên, chúng ta đề cập tới định nghĩa về các biện pháp phi thuế quan và các hàng rào phi thuế quan của WTO: “Biện pháp phi thuế quan là những biện pháp ngoài thuế quan, liên quan hoặc ảnh hưởng đến sự luân chuyển hàng hóa giữa các nước”. Còn: “Rào cản phi thuế quan là những biện pháp phi thuế quan mang tính cản trở thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học hoặc bình đẳng”. Mục đích của việc nghiên cứu và phân tích các biện pháp phi thuế quan là đưa ra một nghiên cứu mô tả cơ bản của thể chế thương mại hiện hành. Đây là cơ sở quan trọng thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Khi Việt Nam gia nhập WTO, thì chắc chắn việc sử dụng hàng rào phi thuế sẽ cần được bàn đến và cắt giảm tương đối nhiều.
  7. Nhưng trên thực tế, chính những quốc gia đề xướng ra lại là những nước sử dụng nhiều, mạnh và có vẻ có hiệu quả bảo hộ nhất những hàng rào phi thuế quan. 3. Phân loại hàng rào phi thuế quan Rào cản phi thuế quan bao gồm nhiều loại khác nhau, có thể được áp dụng ở biên giới hay nội địa, có thể là biện pháp hành chính hoặc biện pháp kĩ thuật, có những biện pháp bắt buộc phải thực hiện và có những biện pháp tự nguyện. Chính vì vậy, việc phân loại chi tiết theo một tiêu thức thống nhất là rất khó khăn, sau đây là một số rào cản phi thuế quan chủ yếu: - Các biện pháp cấm: Trong số các biện pháp cấm được sử dụng trong thực tiễn thương mại quốc tế có các biện pháp như: Cấm vận toàn diện, cấm vận từng phần, cấm xuất khẩu hoặc nhập khẩu với một số hàng hóa nào đó… - Hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu: Đó là hạn ngạch về số lượng hoặc giá trị được phép xuất khẩu, nhập khẩu trong một thời kì nhất định (thường là 1 năm). Hạn ngạch này có thể do nước nhập khẩu hoặc xuất khẩu tự áp đặt một cách đơn phương, nhưng cũng có loại hạn ngạch được áp đặt trên cơ sở tự nguyện của bên thứ 2 (hạn ngạch xuất khẩu tự nguyện). - Cấp giấy phép xuất, nhập khẩu: Có 2 loại giấy phép là giấy phép về quyền hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu và giấy phép xuất, nhập khẩu đối với một số loại hàng hóa, hoặc phương thức kinh doanh xuất, nhập khẩu nào đó. Chẳng hạn là giấy phép cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép mua, bán hàng hóa trên thị trường nội địa, giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất… Ngoài ra, còn có hai hình thức cấp phép là cấp phép tự động và không tự động. Sử dụng các biện pháp cấp phép không tự động cũng dẫn tới các rào cản thương mại về thủ tục hành chính và chi phí tăng. - Các thủ tục hải quan: Nếu các thủ tục hải quan đơn giản, nhanh chóng, đây chỉ là biện pháp quản lý thông thường, nhưng nếu thủ tục quá chậm chạp, phức tạp có thể trở thành rào cản phi thuế quan. Sử dụng các quy định về kiểm tra trước khi xếp hàng, quy định về cửa khẩu thông quan, quy định về giá trị tính thuế hải quan… cũng sẽ trở thành rào cản khi mà nó chưa hoặc không phù hợp với quy định về hài hòa thủ tục hải quan.
  8. - Các rào cản kĩ thuật trong thương mại quốc tế: Đó là các quy định và các tiêu chuẩn kĩ thuật, các quy định về phòng thí nghiệm và quy định về công nhận hợp chuẩn. Hiện có rất nhiều các quy định và hệ thống tiêu chuẩn được áp dụng trên thế giới mà các nước cho là phù hợp. Song lại có rất ít phòng thí nghiệm và tiêu chuẩn quốc tế mà các nước đều công nhận hợp chuẩn. Do còn có sự khác biệt nh ư vậy nên nó đã trở thành rào cản kĩ thuật trong thương mại quốc tế. WTO đã phải thống nhất các nguyên tắc chung và được cam kết tại hiệp định về hàng rào kĩ thuật trong thương mại nhưng cách thức mà các nước đang áp dụng thường tạo sự phân biệt đối xử hay hạn chế vô lý đối với thương mại. - Các biện pháp vệ sinh động, thực vật: Theo Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật của WTO thì các biện pháp vệ sinh động, thực vật bao gồm tất cả luật, nghị định, quy định, yêu cầu và thủ tục, kể cả các tiêu chí sản phẩm cuối cùng; các quá trình và phương pháp sản xuất, thử nghiệm, thanh tra, chứng nhận và làm thủ tục chấp thuận; xử lý kiểm dịch gắn với việc vận chuyển động vật hay thực vật, hay gắn với các nguyên liệu cần thiết cho sự tồn tại của chúng trong khi vận chuyển; thủ tục lấy mẫu và đánh giá nguy cơ… Vì định nghĩa của WTO rất chung chung nên các nước công nghiệp phát triển thường đưa ra các mức quá cao khiến cho hàng hóa của các nước đang phát triển khó thâm nhập. Đây là một trong những rào cản phổ biến nhất hiện nay và mức độ của nó ngày càng tinh vi. - Các quy định về thương mại dịch vụ: Như quy định về lập công ty, chi nhánh và văn phòng của nước ngoài tại nước sở tại, quy định về xây dựng và phát triển hệ thống phân phối hàng hóa, quy định về quyền được tiếp cận các dịch vụ công một cách bình đẳng, quy định về thanh toán và kiểm soát ngoại tệ, quy định về quảng cáo và xúc tiến thương mại… đều trở thành các rào cản trong th ương mại quốc tế nếu các quy định này không minh bạch và có sự phân biệt đối xử. - Các quy định về đầu tư có liên quan đến thương mại: Như lĩnh vực không hoặc chưa cho phép đầu tư nước ngoài, tỉ lệ góp vốn tối thiểu hoặc tối đa cho các lĩnh vực hoặc sản phẩm xác định, tỉ lệ xuất khẩu tối thiểu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, quy định bắt buộc về phát triển vùng nguyên liệu… Các quy định trên nếu có sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều
  9. được gọi là rào cản và hiện trở thành chủ đề của đàm phán dỡ bỏ rào cản nhằm tự do hóa thương mại. - Các quy định về sở hữu trí tuệ: Trước hết là các quy định về sở hữu hàng hóa. Nếu các quy định về xuất xứ quá chặt chẽ so với hàng sản xuất trong nước để xem một hàng hóa có phải hàng nội địa hay không và có sự phân biệt đối xử giữa các thành viên thì quy định về xuất xứ đó vi phạm Hiệp định về quy tắc xuất xứ của WTO và đương nhiên trở thành rào cản trong thương mại quốc tế. Ngoài ra, các vấn đề về thương hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, bí mật thương mại… cũng có thể trở thành rào cản trong thương mại quốc tế. Ví dụ, trên thị trường thế giới đã có nhiều thương hiệu và nhãn hiệu nổi tiếng của các công ty hay tập đoàn xuyên quốc gia nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới tham gia vào thị trưòng thế giới sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi thâm nhập thị trường thế giới. - Các quy định chuyên ngành về các điều kiện sản xuất, thử nghiệm, lưu thông và phân phối hàng hóa được xác định trong hiệp định của WTO như: Hiệp định nông nghiệp, Hiệp định về hàng dệt may. Hầu hết các nước trong WTO đều có quy định quốc gia cho một số hàng hóa thuộc diện quản lí theo chuyên ngành, cách thức quản lí và biện pháp của các nước cũng khác nhau, Đó cũng được xem xét là một trong các rào cản phi thế quan. - Các quy định về bảo vệ môi trường: Gồm các quy định về môi trường bên ngoài lãnh thổ biên giới theo Hiệp ước hoặc công ước quốc tế; các quy định trực tiếp về môi trường trong lãnh thổ quốc gia và các quy định có liên quan trực tiếp đến môi trường nhưng thuộc mục tiêu bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. - Các rào cản về văn hóa: Sự khác biệt về văn hóa và cách nhìn nhận, đánh giá về giá trị đạo đức xã hội… cũng trở thành một trong các rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế. Trên thế giới có nhiều nền văn hóa khác nhau, với ngôn ngữ chữ viết khác nhau, để hiểu rõ và đáp ứng yêu cầu này phải tiêu tốn nhiều thời gian, thể thức và phải trả giá không rẻ thì mới có thể vượt qua. - Các rào cản địa phương: Ở một số nước, luật lệ của chính phủ trung ương cũng có sự khác biệt so với các quy định mang tính địa phương. Ví dụ như quy định về xuất nhập khẩu tiểu ngạch, quy định về phân luồng đường cho các phương tiện vận chuyển hành hóa,
  10. quy định về khoản phí và phụ phí… Đây là những rào cản địa phương mà thực tế đã gặp phải. II. Tổng quan về sự hình thành và sử dụng rào cản phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế 1. Vị trí vai trò của rào cản phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế Rào cản trong thương mại quốc tế là công cụ bảo hộ phổ biến được chính phủ các nước sử dụng để nâng đỡ các doanh nghiệp nội địa gặp khó khăn. Đặc biệt là các doanh nghiệp ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc dân hoặc các doanh nghiệp tập trung nguồn nhân lực và tài chính lớn. Thực tế rõ ràng nhất có thể nhận thấy ở các n ước đang phát triển như ở các nước châu Mĩ Latinh, các nước Đông Nam Á, nơi có số lượng lớn các doanh nghiệp nhà nước. Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước ở các quốc gia này đều là các doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề cạnh tranh trên thị trường nội địa cũng như quốc tế mà nguyên nhân sâu xa có thể là thiếu vốn, hạn chế trong vấn đề đào tạo nhân lực, thậm chí là yếu kém trong khâu quản lí… Mặc dù vậy việc giải thể các doanh nghiệp này là vấn đề rất nan giải bởi hầu hết các doanh nghiệp này thu hút một lượng lao động lớn hoặc được đầu tư bằng những nguồn tài chính không nhỏ. Hậu quả của việc giải thể có thể là những cú sốc lớn về kinh tế và chính trị. Hơn nữa, chính phủ vẫn còn đặt niềm tin vào khả năng biến chuyển tình thế của đội ngũ lãnh đạo. Hoặc đây là những doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực được ưu tiên phát triển theo chiến lược lâu dài. Xuất phát từ nguyên nhân này, bảo hộ còn giúp các quốc gia trên thế giới duy trì việc làm cho những nhóm, tổ chức nhất định và giảm bớt những sức ép về chính trị của các tổ chức đoàn thể. Một lí do không thể không đề cập đến khi duy trì các biện pháp bảo hộ là mong muốn cải thiện các ngành sản xuất nội địa. Bất cứ một quốc gia nào trên thế giới đều có những chiến lược phát triển kinh tế nhất định, trong đó luôn xây dựng lĩnh vực ưu tiên đặc biệt. Nhưng để các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đạt hiệu quả tối ưu và nâng cao khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế, Nhà nước cần có những ưu đãi đặc biệt. Đối với các quốc gia có cả tiềm lực về kinh tế và chính trị, các biện pháp bảo hộ còn có thể được duy trì như một công cụ chính trị để đơn phương gây sức ép với các quốc gia
  11. khác. Hoa Kì là một nước tiêu biểu khi dùng những biện pháp bảo hộ vào mục đích này. Trong pháp luật Hoa Kì có những điều khoản đặc biệt cho phép quốc hội đưa ra các quyết định thương mại đơn phương đối với bất cứ quốc gia nào được coi là đe dọa đến vấn đề an ninh của Hoa Kì. Rào cản thương mại quốc tế bao gồm nhiều loại khác nhau và mỗi loại rào cản lại có vai trò và vị trí nhất định. Chẳng hạn để bảo hộ sản xuất trong nước người ta có thể sử dụng các biện pháp thuế quan vì thuế quan có những ưu điểm là rõ ràng, minh bạch, dễ dự đoán và tạo nguồn thu cho chính phủ. Tuy nhiên, thuế quan lại có nhược điểm là không tạo được sự bảo hộ nhanh chóng khi kim ngạch nhập khẩu của một mặt hàng nào đó tăng nhanh gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại cho ngành sản xuất trong nuớc. Lúc này các biện pháp phi thuế quan như cấm nhập khẩu, hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu không tự động có khả năng hạn chế nhập khẩu một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, biện pháp phi thuế quan cũng có các nhược điểm như: Dễ làm sai lệch các tín hiệu thị trường dẫn tới phân bổ nguồn lực không đúng, các biện pháp phi thuế quan khó lượng hóa và khó dự đoán, không mang lại nguồn thu cho chính phủ lại còn kèm theo các khoản phi phát sinh, dễ gây ra các tiêu cực. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng: Rào cản thương mại quốc tế không được định danh một cách chính thức và rõ ràng trong hệ thống các điều ước hay luật pháp quốc tế nhưng lại được nhà nước hoặc chính phủ vận dụng các quy định trong nhiều Hiệp định và Công ước quốc tế để ban hành hệ thống pháp luật quốc gia. Và ngay cả trong hệ thống pháp luật của các quốc gia cũng không có quy định chính thức dưới tên gọi rào cản hoặc một hệ thống pháp luật riêng mà nó nằm trong nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. 2. Sự hình thành của rào cản phi thuế quan Sự hình thành rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế nói chung và trong thương mại nói riêng đều được hình thành liên quan tới lợi ích của một nhóm người nhất định và nhóm người này có khả năng tác động tới chính sách của Nhà nước. Xét trên khía cạnh này nó có thể xuất phát từ một trong ba chủ thể sau : - Từ phía doanh nghiệp:
  12. Điều đầu tiên là hầu hết các doanh nghiệp của bất kì một ngành sản xuất kinh doanh nào cũng muốn được bảo hộ. Một mặt để tránh với sự cạnh tranh của nước ngoài. Mặt khác, rào cản thương mại của nhà nước còn giúp cho họ có thêm vị trí trên thị trường và có khả năng thu được lợi nhuận cao hơn, để tạo ra áp lực tác động tới các chính sách của chính phủ, các doanh nghiệp sẽ tập hợp lại dưới danh nghĩa: Hiệp hội ngành nghề để tiến hành vận động hành lang đối với chính phủ. Sự tác động của các doanh nghiệp là hết sức mạnh mẽ và có tổ chức với rất nhiều hình thức khác nhau. Các doanh nghiệp sẽ đưa ra các lý do có vẻ như rất chính đáng như: ngành công nghiệp non trẻ cần bảo hộ, ngành sản xuất liên quan đến việc làm của nhiều người lao động, ngành xản xuất liên quan đến an ninh quốc gia (an ninh về lương thực). Như vậy dưới sự tác động của các doanh nghiệp, chính phủ có thể sẽ phải đưa ra các rào cản thuế quan hoặc phi thuế quan để bảo hộ sản xuất trong nước. - Từ phía người lao động và người tiêu dùng: Đây là một lý do khác dẫn tới việc hình thành rào cản. Trước hết là để bảo vệ cho người lao động (thuộc ngành được bảo hộ) có công ăn việc làm, sau đó là để bảo hộ họ có thu nhập ổn định. Người lao động tác động tới chính phủ thông qua các nghiệp đoàn để đấu tranh, cũng có khi họ mượn cớ rằng để bênh vực người lao động nước khác phải làm việc trong điều kiện không được dảm bảo, rằng vì lý do sử dụng lao động trẻ em hay tù nhân nên sản phẩm đưa vào thị trường với giá rẻ. Đây là lý do chính phủ phải dựng nên rào cản với tên gọi là trách nhiệm xã hội theo SA8000. Người tiêu dùng cũng có tác động rất lớn đến việc hình thành rào cản trong thương mại quốc tế với lý do để bảo vệ sức khoẻ con người, bảo vệ động thực vật, hoặc bảo vệ môi trường. - Từ phía chính phủ: Xuất phát từ mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và vận động của các nhóm khác nhau, chính phủ sẽ phải cân nhắc đến lợi ích của từng nhóm. Vì với bất kì chính sách rào cản nào có thể có lợi cho doanh nghiệp và người lao động trong ngành được bảo hộ, nhưng lại gây hại cho các ngành khác và người tiêu dùng nói chung. Những người bị hại sẽ có biện pháp phản kháng hoặc trả đũa. Tuy vậy, chính phủ vẫn phải đưa ra các quyết định dựa trên sự cân nhắc và điều hoà lợi ích một cách hợp lý. Ngoài ra, trong
  13. nhiều trường hợp luôn có sự câu kết giữa doanh nghiệp và Nhà nước vì lợi ích của hai phía có sự liên hệ chặt chẽ với nhau. Bên cạnh đó còn là sự “xoa dịu” của chính phủ đối với người lao động hoặc người tiêu dùng để nhằm đạt lòng tin của chính phủ. 3. Phạm vi và mục đích sử dụng rào cản trong thương mại quốc tế Mặc dù ủng hộ tự do hóa thương mại, chính phủ các quốc gia vẫn cứ dựng lên các rào cản đối với thương mại quốc tế, về hình thức có thể thay đổi nhưng phạm vi và mức độ của rào cản ngày càng tăng. Nếu trước kia rào cản thương mại quốc tế chỉ giới hạn trong thương mại hàng hóa thì ngày nay nó phát triển cả trong thương mại dịch vụ, thương mại điện tử và sở hữu trí tuệ. Không chỉ mở rộng về phạm vi mà rào cản thương mại còn mở rộng cả về biện pháp. Nếu trước kia chủ yếu là các biện pháp hành chính (cấm, hạn ngạch, giấy phép) thì ngày nay có nhiều biện pháp đa dạng, tinh vi và phức tạp hơn nhiều. Sở dĩ có tình trạng này vì mục đích sử dụng rào cản trong thương mại quốc tế đó là về: Chính trị, kinh tế và văn hóa. - Vì mục đích chính trị: Như đã nói ở trên, một số nước có tiềm lực về kinh tế thường sử dụng các biện pháp kinh tế để đạt được mục tiêu về chính trị. Họ có thể cấm vận toàn diện hoặc cấm vận từng phần đối với hoạt động thương mại quốc tế của nước khác, ngược lại họ cũng có thể dành các ưu đãi đặc biệt cho một quốc gia nào đó vì mục đích chính trị. Thể hiện rõ nhất là Mỹ dành cho Isarel chế độ thuế suất bằng 0 đối với hàng nông sản và nhiều hàng hóa của Isarel kể từ năm 1985. Xuất phát từ động cơ chính trị thì các biện pháp mạnh thường được sử dụng như cấm vận, cấm nhập khẩu hoặc xuất khẩu một loại hàng hóa nào đó hoặc áp dụng mức thuế và riêng biệt rất cao. Nguyên tắc dành cho sự ưu đãi cho những nước kém phát triển và đang phát triển cũng được các quốc gia áp dụng khác nhau. Thực tiễn là chính phủ các quốc gia lớn trên thể giới có thể đưa ra các ưu đãi thương mại để giành ảnh hưởng tới các quốc gia nhỏ. Ví dụ như Nhật Bản có ảnh hưởng lớn ở Châu Á, chiếm một phần lớn nhập và xuất khẩu ở nhiều nước Châu Á và cho khu vực này vay một lượng tiền để giúp các nước này khôi phục kinh tế sau cuộc khủng hoảng vừa qua. Không nghi ngờ gì việc chính phủ Nhật trông đợi tạo ra một
  14. triển vọng tốt đối với các nước láng giềng, qua các hành động như vậy. Tương tự, Hoa Kì đã đi những bước đi dài để giành và duy trì kiểm soát các sự kiện ở Trung, Bắc và Nam Mỹ. Đây là lý do tại sao tự do thương mại ở Châu Mỹ được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Hoa Kì nhằm đẩy mạnh ảnh hưởng đến chính trị nội bộ cũng là lý do quan trọng vì sao Hoa Kì cứ tiếp tục cấm vận Cu Ba và dỡ bỏ cấm vận một số nước khác ở Ảrập một cách nhanh chóng. - Bảo vệ việc làm: Để ổn định tình hình xã hội đặc biệt là nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp và tạo việc làm cho người lao động trong nước, chính phủ đã sử dụng các biện pháp khác nhau để hạn chế nhập khẩu, thậm chí cả hạn chế nhập khẩu lao động. Nói chung, để bảo vệ việc làm cho người lao động trong nước, các biện pháp được sự dụng có thể là thuế quan nhập khẩu rất cao, hạn ngạch bên cạnh đó là thuế thời vụ, thuế chống trợ cấp, thuế chống bán phá giá. Ngoài ra có thể sử dụng các biện pháp nội địa như trợ cấp, áp dụng quy định thu mua ở địa phương, nếu thấy chưa đủ, chính phủ còn có thể áp dụng các quy định về tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội theo SA8000. - Bảo vệ người tiêu dùng: Kinh tế càng phát triển thì người tiêu dùng càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng hàng hóa và dịch vụ, người tiêu dùng có sự quan niệm nhiều hơn về vấn đề sức khoẻ và sự an toàn hơn là vấn đề giá cả. Đối với các chính phủ, khi thấy xuất hiện nguy cơ tới sức khoẻ con người, sự sống của động vật và thực vật thì biện pháp sẽ được áp dụng là cấm nhập khẩu từ một quốc gia nào đó, hoặc đối với một loại sản phẩm nào đó. - Khuyến khích các lợi ích quốc gia: Trước hết là, do yêu cầu của chiến lược phát triển ngành sản xuất nội địa có thể giành cho nhà sản xuất trong nước được ưu tiên hơn nước ngoài và do vậy cần đưa ra các cản trở tạm thời đối với doanh nghiệp nước ngoài. Sản xuất nông nghiệp là ngành được bảo hộ lớn nhất bởi tầm quan trọng của an ninh lương thực, thực phẩm an toàn và việc làm trong ngành nông nghiệp. Thứ hai là, chính phủ của các nước cần phải tạo dựng và khai thác các ngành sản xuất mà lợi thế chính trị quốc gia có thể thu được. Chính sách thương mại của chính phủ sẽ phải
  15. trợ giúp các công ty của họ trong những ngành nhất định để giành được lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới. Các biện pháp trợ cấp xuất khẩu sẽ được áp dụng và chính phủ nước nhập khẩu phải được sử dụng các biện pháp để hạn chế nhập khẩu thậm chí cả biện pháp trả đũa. Thứ ba là, chính sách thương mại có thể được xã hội với các mục tiêu nhằm tạo dựng thị trường và đối tác thương mại có tính chất chiến lược. Các khoản ưu đãi có thể giành cho một nước nào đó nhưng lại trở thành rào cản đối với các nước khác nhau bất chấp nguyên tắc. Đãi ngộ quốc gia trong khuôn khổ WTO. Thứ tư là, vì các lợi ích quốc gia liên quan, do vậy việc duy trì văn hóa và bản sắc dân tộc, qua đó các sản phẩm văn hóa như sách báo, phim, nhạc là rất quan trọng. Sự phát triển của Internet và viễn thông toàn cầu đe doạ bản sắc văn hóa, dân tộc, buộc các chính phủ hạn chế nội dung nước ngoài và sở hữu nước ngoài trong các lĩnh vực này. - Đáp lại các hành động thương mại không bình đằng: Hầu hết mọi người đều cho rằng sẽ chẳng có ý nghĩa gì đối với một quốc gia cho phép tự do thương mại nếu các quốc gia khác bảo vệ một cách tích cực ngành công nghiệp của chính họ. Các chính phủ thường đe dọa đóng cửa cảng đối với các tàu thuyền của các quốc gia khác hoặc áp đặt mức thuế rất cao đối với hàng hóa của các quốc gia này nếu họ có những bằng chứng thể hiện các hoạt động thương mại không bình đẳng. Nói cách khác, nếu một chính phủ cho rằng một quốc gia khác là “đang chơi không bình đẳng” họ sẽ đe dọa “trả đũa” trừ khi đạt được những nhân nhượng nhất định. - An ninh quốc gia: Vấn đề an ninh quốc gia luôn đòi hỏi phải sử dụng các biện pháp cấm nhập khẩu đối với một số hàng hóa liên quan như: Vũ khí, chất nổ (các hàng hóa liên quan đến quốc phòng). Ngành công nghiệp, máy móc thiết bị chuyên dùng cho in tiền, cho thu và phát các tín hiệu vệ tinh và một số ngành sản xuất khác cũng phải sử dụng các biện pháp kiểm soát rất nghiêm ngặt. - Để bảo vệ môi trường: Hiện nay môi trường là một vấn đề được tất cả các quốc gia trên thế giới quan tâm. Tuy rằng mức độ quan tâm và biện pháp được đưa ra để bảo vệ môi trường cũng có sự khác
  16. nhau. Chính vì vậy mà các quy định về môi trường cũng có thể trở thành rào cản thương mại quốc tế, người ta chia thành ba nhóm biện pháp sau : (i) Các quy định về bên ngoài lãnh thổ biên giới. Ví dụ, quy định cấm nhập khẩu tôm và cá chích được đánh bằng lưới quét để ngăn ngừa nguy cơ làm tuyệt chủng rùa biển. (ii) Các quy định liên quan trực tiếp tới môi trường, như quy định về bao bì và phế thải bao bì, quy định về tiêu chuẩn tàu biển được cập cảng, quy định về nhãn hiệu cho thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ… (iii) Các quy định có liên quan gián tiếp đến môi trường nhưng liên quan trực tiếp đến vệ sinh an toàn thực phẩm như quy định về hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật tối đa có trong sản phẩm nông nghiệp, quy định về kiểm tra thú y đối với thịt gia súc gia cầm và thủy sản, quy định về chất phụ gia trong thực phẩm. III. Kinh nghiệm sử dụng và đối phó với các rào cản trong thương mại quốc tế của một số quốc gia Vì nguồn tài liệu và thông tin có hạn, sau đây chúng tôi chỉ xin được đề cập tới kinh nghiệm của một số quốc gia tiêu biểu trong việc sử dụng và đối phó với các rào cản phi thuế quan. 1. Kinh nghiÖm cña Hoa K× Hoa K× lµ mét c-êng quèc kinh tÕ lín nhÊt thÕ giíi vµ lµ mét trong nh÷ng thµnh viªn s¸ng lËp cña GATT (WTO ngµy nay). MÆc dï cã tiÒm n¨ng lín trong hÇu hÕt mäi lÜnh vùc s¶n xuÊt, nh-ng theo quy ®Þnh vÒ lîi thÕ c¹nh tranh t-¬ng ®èi, trong nh÷ng n¨m qua, Hoa K× ®ang ph¶i ®èi mÆt víi th¸ch thøc rÊt lín nh»m b¶o hé cho nh÷ng ngµnh s¶n xuÊt ®· suy gi¶m søc c¹nh tranh trªn thÞ tr-êng thÕ giíi. 1.1. C¸c biÖn ph¸p h¹n chÕ ®Þnh l-îng C¸c biÖn ph¸p h¹n chÕ vÒ sè l-îng v× môc ®Ých th-¬ng m¹i chØ ¸p dông ë mét sè ngµnh hµng, ®¸ng chó ý nhÊt lµ hµng dÖt may. Tuy nhiªn, nh×n chung hÇu hÕt c¸c biÖn ph¸p h¹n chÕ vÒ sè l-îng vµ biÖn ph¸p qu¶n lý th-¬ng m¹i cña Hoa K× ®Òu ®-îc ®Æt ra nh»m môc ®Ých b¶o ®¶m an ninh quèc gia, b¶o vÖ søc khoÎ cña ng-êi tiªu dïng gi÷ g×n ®¹o ®øc x· héi hoÆc v× môc ®Ých b¶o vÖ m«i tr-êng. Ch¼ng h¹n, Hoa K× nhËp khÈu mÆt hµng c¸ ngõ tõ
  17. mét sè n-íc (Panama, Honduras vµ Belize) lµ nh÷ng n-íc cã ®éi tµu ®¸nh c¸ ë vïng biÓn §«ng Th¸i B×nh D-¬ng víi môc ®Ých b¶o vÖ loµi c¸ voi. C¸c biÖn ph¸p qu¶n lý nhËp khÈu cña Hoa Kú ®-îc th«ng qua mét hÖ thèng giÊy phÐp. B¸o c¸o míi nhÊt cña Hoa Kú víi WTO vÒ viÖc cÊp giÊyphÐp m« t¶ qu¸ tr×nh ph¶i tu©n theo ®Ó cã thÓ nhËp khÈu nh÷ng s¶n phÈm sau: thùc vËt, ®éng vËt vµ c¸c s¶n phÈm cña chóng, c¸ vµ c¸c sinh vËt hoang d·, thuèc l¸, r-îu.... NhËp khÈu khÝ ®èt tù nhiªn hoÆc c¸c khÝ ®èt ho¸ láng chØ ®-îc phÐp nÕu nã g¾n liÒn víi lîi Ých cña d©n chóng. PhÇn lín h¹n ng¹ch nhËp khÈu cña Hoa Kú do Côc H¶i quan cña n-íc nµy qu¶n lý. H¹n ng¹ch nhËp khÈu ®-îc chia lµm hai lo¹i: - H¹n ng¹ch thuÕ quan (tarriff-rate quota): Quy ®Þnh sè l-îng cña mét mÆt hµng nµo ®ã ®-îc nhËp vµo víi møc thuÕ gi¶m trong mét thêi gian nhÊt ®Þnh. Trong ®a sè c¸c tr-êng hîp th× c¸c hµng hãa xuÊt khÈu cña khèi c¸c n-íc XHCN (tr-íc ®©y) kh«ng ®-îc h-ëng -u ®·i cña h¹n ng¹ch theo møc thuÕ. - H¹n ng¹ch tuyÖt ®èi (absolute quota): §©y lµ lo¹i h¹n ng¹ch giíi h¹n vÒ sè l-îng. Mét sè quota lµ ¸p dông chung cßn mét sè th× chØ ¸p dông riªng ®èi víi mét sè n-íc. C¸c mÆt hµng chÞu h¹n ng¹ch tuyÖt ®èi nh-: thøc ¨n gia sóc, cã thµnh phÇn hoÆc c¸c s¶n phÈm s÷a, b¬ pha trén, s÷a kh«, thÞt tõ Australia vµ New Zealand... Møc thuÕ h¹n ng¹ch th-êng ®-îc tÝnh trªn sè l-îng hµng hãa ®-îc nhËp tõ ®Çu kú ¸p dông h¹n ng¹ch cho ®Õn khi ng-êi ta thÊy lµ l-îng hµng nhËp ®· chiÕm gÇn hÕt h¹n ng¹ch. 1.2. C¸c quy ®Þnh vÒ tiªu chuÈn kü thuËt vµ vÖ sinh dÞch tÔ - C¸c quy ®Þnh vÒ tiªu chuÈn kü thuËt: C¸c quy ®Þnh nµy nh»m môc ®Ých an toµn hoÆc søc khoÎ ®èi víi nh÷ng s¶n phÈm nhËp khÈu víi sè l-îng lín. Nh÷ng s¶n phÈm nµy bao gåm: thùc phÈm, ®å uèng, thuèc l¸, mü phÈm, thuèc... Nhµ s¶n xuÊt nhÊt thiÕt ph¶i chÞu tr¸ch nhiÖm ®èi víi viÖc ®¸p øng c¸c yªu cÇu khi ®-a s¶n phÈm ra thÞ tr-êng. C¸c c¬ quan chøc n¨ng sÏ tiÕn hµnh nh÷ng biÖn ph¸p c-ìng bøc nÕu nh÷ng quy ®Þnh trªn bÞ vi ph¹m. - C¸c quy ®Þnh vÒ vÖ sinh dÞch tÔ: Hoa Kú ®· göi lªn WTO nhiÒu th«ng b¸o nhÊt, víi h¬n 500 th«ng b¸o vµ phô lôc tÝnh ®Õn hÕt ngµy 4/5/2001, th«ng b¸o mét qu¸ tr×nh tÊt c¶ nh÷ng thay ®æi ®Æt ra ®èi víi c¸c tiªu chuÈn vÖ sinh dÞch tÔ trong n-íc. ë Hoa Kú cã bèn c¬ quan kh¸c nhau phô tr¸ch c¸c vÊn ®Ò liªn quan ®Õn vÖ sinh dÞch tÔ lµ: C¬ quan phô tr¸ch thùc
  18. phÈm vµ thuèc (FDA); Côc kiÓm ®Þnh an toµn thùc phÈm (FSIS) cña Bé N«ng nghiÖp; C¬ quan b¶o vÖ m«i tr-êng (EPA); Côc kiÓm ®Þnh y tÕ ®éng thùc vËt (APHIS). 1.3. C¸c quy ®Þnh vÒ m«i tr-êng liªn quan tíi th-¬ng m¹i LuËt ph¸p Hoa Kú cho phÐp thi hµnh c¸c quy ®Þnh vÒ m«i tr-êng cã liªn quan ®Õn nhËp khÈu theo c¸c quy chÕ kh¸c nhau. §Æc biÖt c¸c ®iÒu kho¶n m«i tr-êng trong qu¶n lý viÖc sö dông c¸c nguån tµi nguyªn biÓn trong rÊt nhiÒu tr-êng hîp ®· ®-îc thi hµnh th«ng qua c¸c biÖn ph¸p th-¬ng m¹i. 1.4. C¸c quy ®Þnh vÒ xuÊt xø vµ ký hiÖu hµng hãa Khi nhËp hµng vµo Hoa Kú cÇn chó ý nh÷ng quy ®Þnh sau ®©y cña H¶i quan Hoa Kú: m¸c, m·, bao b×. Hµng kh«ng ®¸p øng ®óng yªu cÇu vÒ ghi m¸c sÏ bÞ gi÷ l¹i ë khu vùc h¶i quan cho tíi khi ng-êi nhËp khÈu thu xÕp t¸i xuÊt trë l¹i, ph¸ huû ®i hoÆc tíi khi hµng ®-îc xem lµ bá ®Ó ChÝnh phñ ®Þnh ®o¹t toµn bé hoÆc tõng phÇn. 1.5. C¸c biÖn ph¸p th-¬ng m¹i t¹m thêi C¸c biÖn ph¸p th-¬ng m¹i t¹m thêi bao gåm: - C¸c biÖn ph¸p tù vÖ. - C¸c biÖn ph¸p chèng ph¸ gi¸ vµ thuÕ bï gi¸. Hoa Kú còng nh- bÊt kú mét quèc gia c«ng nghiÖp ph¸t triÓn nµo kh¸c trªn thÕ giíi, ®Òu ¸p dông rÊt thµnh c«ng c¸c biÖn ph¸p b¶o hé s¶n xuÊt trong n-íc. Vµ ®©y còng chÝnh lµ nh÷ng bµi häc thùc tiÔn quý gi¸ cho c¸c quèc gia ®ang trong qu¸ tr×nh héi nhËp nh- ViÖt Nam. 2. Kinh nghiệm của Trung Quốc Từ năm 1979, Trung Quốc đã thực hiện chính sách mở cửa ra bên ngoài theo phương châm: “Thử nghiệm trước và áp dụng rộng rãi sau”. Quá trình mở cửa được thực hiện theo cách thức: “Từ điểm thành đường, sau đó từ đường thành hình và dần dần hình thành”. Việc xây dựng hình thành và hoàn thiện chính sách thương mại ở Trung Quốc cũng tuân thủ theo lộ trình gồm bốn giai đoạn sau : - Giai đoạn 1 (1979-1985): Phát triển thương mại theo định hướng thay thế nhập khẩu. - Giai đoạn 2 (1986-1992): Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài và phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
  19. - Giai đoạn 3 (1992-2000): Thực hiện định hướng xuất khẩu bằng các kế hoạch đặc biệt cho từng ngành, áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao tỉ trọng sản phẩm xuất khẩu từ công nghệ cao. - Giai đoạn 4 (từ 2001 đến nay): Thực hiện phát triển nền kinh tể mở theo các yêu cầu và cam kết khi gia nhập WTO. Với lộ trình đã được xác định, Trung Quốc đã xây dựng hàng loạt các biện pháp và chính sách phi thuế quan sau : 2.1. Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu Trước khi tiến hành mở cửa, chính phủ kiểm soát tất cả các hoạt động ngoại thương. Đầu những năm 80, chỉ có các công ty được chỉ định mới có quyền tiến hành các hoạt động ngoại thương. Từ ngày 1/1/1999, Trung Quốc cho phép các công ty quy mô lớn hơn thực hiện theo hệ thống: “Đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu”. Đến ngày 11/12/2001, Trung Quốc vẫn quy định 5 nhóm mặt hàng: Cao su thiên nhiên, gỗ dán, lông cừu, sợi dệt chứa hợp chất hữu cơ và thép. Ngoài ra còn có 16 mặt hàng nhập khẩu do doanh nghiệp chỉ định làm đầu mối (dầu thô, xăng dầu, than đá, gạo, ngô, bông, tơ tằm và một số loại quặng). 2.2. Hạn ngạch và giấy phép nhập khẩu Trong vài năm trước đây, biện pháp phi thuế quan ngày càng dần, và trở nên chuẩn tắc ở Trung Quốc. Những mặt hàng phải xin phép nhập khẩu giảm từ 53 loại 1992 xuống còn 12 loại năm 2004. Những mặt hàng phải xin phép xuất khẩu cũng giảm từ 138 loại nă m 1992 xuống 54 loại năm 2002. Hàng hóa thuộc hạn ngạch nhập khẩu giảm từ 44 mặt hàn g năm 1994 xuống còn 14 loại mặt hàng năm 2002. Hàng hóa thực hiện quản lý giấy phép hạn ngạch nhập khẩu gồm: ô tô và linh kiện ô tô, hàng hóa thực hiện quản lý giấy phép nhập khẩu gồm: thiết bị sản xuất đĩa CD, VCD, hóa chất do cơ quan Nhà nước quản lý, hóa chất dễ gây độc và vật chất gây tổn hại tầng ôzôn. 2.3. Định giá hải quan Ở Trung quốc, nguyên tắc cơ bản của viện định giá hải quan là ưu tiên áp dụng giá giao dịch thực tế ghi trên hợp đồng xuất nhập khẩu và tiến hành điều chỉnh trên giá giao
  20. dịch ấy, sau đó giá giao dịch sẽ được áp dụng để tính thiếu. Nếu cơ quan hải quan không thể xác định được giá giao dịch thì có thể áp dụng giá thay thế. 2.4. Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại Tháng 3/2001, Quốc vụ viện đã quyết định sửa đổi Luật doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và những quy định chi tiết của Trung Quốc. Trong luật này, hầu hết các biện pháp hạn chế đầu tư liên quan đến thương mại đã được xoá bỏ. Những quy định trên mở rộng ra các lĩnh vực như ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh, ngoại thương, du lịch, giao thông vận tải, kế toán kiểm toán… và các lĩnh vực khác. Đồng thời hạn chế tỷ lệ góp vốn của người nước ngoài trong một số lĩnh vực cũng được nới lỏng. 2.5. Chính sách ngoại hối Trước năm 1978, các giao dịch ngoại hối gần như bị hạn chế bởi chính quyền Trung ương. Từ năm 1979 đến năm 1994, chính quyền đã quyết định cho phép doanh nghiệp giữ lại một phần ngoại tệ thu được từ xuất khẩu. Chính sách giữ lại ngoại tệ dược coi là thành công trong việc thúc đẩy xuất khẩu nhưng nó cũng gây ra một số khó khăn trong việc nhập khẩu hàng hóa. Năm 1994, Trung Quốc bắt đầu thực hiện việc chuyển đổi đồng tiền trong tài khoản vãng lai và đã hoàn thành quá trình này trong vòng hai năm tiếp theo. Với bước cải tổ này, Trung Quốc chỉ thoát khỏi những rắc rối của chính sách giữ lại ngoại tệ, giải quyết được vấn đề hệ thống hai tỷ giá mà còn được các tổ chức quốc tế đánh giá tốt về việc tiếp tục dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan. 2.6. Các biện pháp kĩ thuật Các biện pháp kĩ thuật được áp dụng gồm 4 nội dung đáng lưu ý sau: - Hàng miễn kiểm nghiệm, kiểm dịch phải đạt ba tiêu chuẩn theo quy định: (i) Doanh nghiệp sản xuất phải có hệ thống chất lượng hoàn thiện và nó phải có sự giám sát, đồng ý của cục kiểm nghiệm Nhà nước và được cấp chứng nhận do cơ quan kiểm tra chất lượng cấp. (ii) Doanh nghiệp sản xuất phải có sự chấp thuận của ủy ban về tiêu chuẩn theo ISO 9000. (iii) Chất lượng hàng miễn kiểm dịch phải ổn định lâu dài. Tỷ lệ hợp cách xuất khẩu phải đạt 100% liên tục trong 3 năm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2