LUẬN VĂN: TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH
lượt xem 41
download
Chính phủ Ngân hàng thương mại Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Ngân hàng công thương Ngân hàng ngoại thương Ngân hàng đầu tư và phát triển Ngân hàng cổ phần Cán bộ công nhân viên Khách hàng Phòng giao dịch Tổ chức kinh tế - xã hội Kinh tế - xã hội Khoa học kỹ thuật công nghệ Khoa học công nghệ Sản xuất kinh doanh Kỳ phiếu, trái phiếu Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi Tổ chức kinh tế Tổ chức tín dụng Chủ sở hữu Marketing Việt Nam đồng Đồng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA KINH TẾ === === NGUYỄN THỊ THƯƠNG B áo C áo T hực T ậ p T ốt N gh iệ p Đề tài: TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH Ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGHệ aN - 03/2012 = = 1
- Trêng ®¹i häc vinh khoa kinh tÕ === === b ¸ o c ¸ o t h ù c t Ëp t èt n g h i Ö p §Ò tµi: TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH ngµnh: TµI CHÝNH NG¢N HµNG Giảng viên hướng dẫn : Hoàng Thị Thanh Huyền Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thương Mã số sinh viên : 0854027215 Lớp : 49B2 - TCNH NGHÖ aN - 03/2012 = = 2
- MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU A. MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Bố cục của đề tài 2 B. NỘI DUNG 3 Chương 1: Tổng quan về chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Thạch Hà 3 1.1. Qúa trình hình thành và phát triển 3 1.2. Chức năng và nhiệm vụ 4 1.2.1. Chức năng 4 1.2.2. Nhiệm vụ 4 1.3. Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Huyện Thạch Hà 4 1.4. Tình hình lao động của NHNo & PTNT Huyện Thạch Hà 6 1.5. Tình hình cơ sở vật chất, kỹ thuật của NHNo & PTNT Huyện 9 Thạch Hà 1.6. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Huyện 11 Thạch Hà 1.6.1. Công tác huy động vốn 11 1.6.2. Công tác tín dụng 14 1.6.3. Công tác kế toán tài chính, kho quỹ và dịch vụ 16 1.6.4. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ 17 1.6.5. Công tác tổ chức điều hành 17 1.6.6. Kết quả tài chính 18 Chương 2: Tăng cường công tác huy động vốn tại NHNo & PTNT Huyện 20 Thạch Hà 2.1. Thực trạng công tác huy động vốn tại NHNo & PTNT Huyện 20 Thạch Hà 2.1.1. Thực trạng công tác huy động vốn tại NHNo & PTNT Huyện 20 Thạch Hà 2.1.1.1. Tình hình huy động vốn tại NHNo & PTNT Huyện Thạch Hà 20 3
- 2.1.1.2. Các hình thức huy động vốn tại NHNo & PTNT Huyện Thạch Hà 26 2.1.2. Đánh giá về công tác huy động vốn tại NHNo & PTNT Huyện 31 Thạch Hà 2.1.2.1. Những kết quả đã đạt được 31 2.1.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân 32 2.2. Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại chi nhánh 34 NHNo & PTNT Huyện Thạch Hà 2.2.1. Định hướng chung 34 2.2.2. Các giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại chi nhánh 35 NHNo & PTNT Huyện Thạch Hà 2.2.2.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp 35 2.2.2.2. Đơn giản hóa các thủ tục trong nghiệp vụ huy động vốn của ngân 36 hàng 2.2.2.3. Có chính sách lãi suất huy động vốn phù hợp 37 2.2.2.4 Mở rộng mạng lưới huy động, đa dạng hóa các hình thức huy động 38 vốn 2.2.2.5. Tăng cường công tác MKT về huy động vốn của ngân hàng 39 2.2.2.6. Đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ và nhiệt tình trong công việc 41 2.2.2.7. Hoàn thiện trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ ngân hàng 41 2.3. Kiến nghị nhằm tăng cường công tác huy động vốn tại NHNo & 42 PTNT Huyện Thạch Hà 2.3.1. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước 42 2.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam 43 2.3.3. Kiến nghị đối với NHNo & PTNT Việt Nam 44 2.3.4 Kiến nghị đối với NHNo & PTNT Huyện Thạch Hà 45 C. KẾT LUẬN 47 D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO NHẬT KÝ THỰC TẬP NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 4
- DANH MỤC VIẾT TẮT TT TỪ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH 1 CP Chính phủ 2 NHTM Ngân hàng thương mại 3 NHNN Ngân hàng Nhà nước 4 NHNo & PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 5 NHCT Ngân hàng công thương 6 NHNT Ngân hàng ngoại thương 7 NHĐT & PT Ngân hàng đầu tư và phát triển 8 NHCP Ngân hàng cổ phần 9 CBCNV Cán bộ công nhân viên 10 KH Khách hàng 11 PGD Phòng giao dịch 12 TCKT - XH Tổ chức kinh tế - xã hội 13 KT - XH Kinh tế - xã hội 14 KHKTCN Khoa học kỹ thuật công nghệ 15 KHCN Khoa học công nghệ 16 SXKD Sản xuất kinh doanh 17 KP, TP Kỳ phiếu, trái phiếu 18 TGTK Tiền gửi tiết kiệm 19 TG Tiền gửi 20 TCKT Tổ chức kinh tế 21 TCTD Tổ chức tín dụng 22 CSH Chủ sở hữu 23 MKT Marketing 24 VNĐ Việt Nam đồng 25 USD Đồng đô la Mỹ 26 EUR Euro 27 Trđ Triệu đồng 5
- DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU NỘI DUNG TRANG Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức NHNo & PTNT Huyện Thạch Hà 5 Bảng 1.1. Tình hình lao động của chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Thạch 8 Hà 2009 - 2011 Bảng 1.2. Tình hình trang bị tài sản cố định của chi nhánh NHNo & PTNT 10 Huyện Thạch Hà 2009 - 2011 Bảng 1.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh NHNo & PTNT 13 Huyện Thạch Hà 2009 - 2011 Bảng 1.4. Tình hình hoạt động cho vay của chi nhánh NHNo & PTNT 15 Huyện Thạch Hà 2009 - 2011 Bảng 1.5. Kết quả kinh doanh 2009 - 2011 18 Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Thạch 21 Hà 2009 - 2011 Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh NHNo & PTNT 23 Huyện Thạch Hà 2009 - 2011 Bảng 2.3. Lãi suất huy động vốn của chi nhánh NHNo & PTNT Huyện 25 Thạch Hà 2009 - 2011 Bảng 2.4. Biến động nguồn vốn huy động từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế 27 2009 - 2011 Bảng 2.5. Cơ cấu tiền gửi của các tổ chức kinh tế 2009 - 2011 27 Bảng 2.6. Biến động nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm 2009 - 2011 28 Bảng 2.7. Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm 2009 - 2011 29 Bảng 2.8. Biến động nguồn vốn huy động từ phát hành kỳ phiếu, trái phiếu 31 2009 - 2011 6
- A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu. Một trong những vấn đề có vị trí quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp mà chúng ta đang theo đuổi đó là vấn đề nguồn lực, vấn đề vốn cho đầu tư phát triển. Đây là vấn đề mang tính cấp thiết, đầy biến động đòi hỏi phải xây dựng, phát triển và thường xuyên được xử lý, điều chỉnh nhằm đáp ứng được nhu cầu vốn của nền kinh tế, giải quyết được những thiếu hụt trong chi tiêu của Chính Phủ. Vậy thì giải pháp nào cho huy động vốn, chúng ta phải có những phương án, quyết sách cụ thể mang tính chiến lược trong dài hạn nhằm thỏa mãn nhu cầu về vốn cũng như nâng cao khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Ngân hàng thương mại với chức năng của mình cần phải có biện pháp thích hợp tập trung mọi nguồn vốn còn tạm thời nhàn rỗi trong cư dân và các tổ chức kinh tế, nhất là các hình thức huy động trung và dài hạn để cho vay và đầu tư vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, đổi mới công nghệ. Hệ thống ngân hàng đang phấn đấu nhằm thực hiện có hiệu quả chiến lược huy động vốn trong nước và tranh thủ các nguồn vốn từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, đẩy mạnh cho vay, khắc phục tình trạng ứ đọng vốn trong hệ thống ngân hàng, đồng thời tập trung giảm tỷ lệ nợ quá hạn và kiểm soát chất lượng tín dụng. Nằm trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thạch Hà đã và đang hoàn thiện, phát huy hơn nữa vai trò và thế mạnh của mình góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Cũng như các NHTM khác chi nhánh rất quan tâm đến hoạt động huy động vốn từ nền kinh tế để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh.Trong quá trình thực tập và nghiên cứu tại chi nhánh, thấy được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động đối với chi nhánh nên em chọn đề tài “Tăng cường công tác huy động vốn tại chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Thạch Hà – Tĩnh Hà Tĩnh” làm báo cáo thực tập của mình. 2. Mục đích nghiên cứu - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh và thực trạng công tác huy động vốn của chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Thạch Hà - Đưa ra các giải pháp và kiến nghị chủ yếu để hoàn thiện và tăng cường công tác huy động vốn cho chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Thạch Hà. 7
- 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài đi sâu vào phân tích tình hình huy động vốn của chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Thạch Hà từ năm 2009 đến năm 2011 trên cơ sở nghiên cứu tổng quát về các hoạt động cơ bản của chi nhánh. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn cho chi nhánh. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp duy vật biện chứng từ thực tiễn đến lý luận. - Phương pháp quan sát: quan sát thực tế công tác huy động vốn tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thạch Hà nhằm nắm bắt những kiến thức cơ bản liên quan tới nghiệp vụ huy động vốn. - Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp cán bộ ngân hàng về các buớc thực hiện trong quá trình huy động vốn của chi nhánh. Phỏng vấn khách hàng (KH) để tìm hiểu thái độ của KH đối với hoạt động huy động vốn của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thạch Hà. - Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: dựa trên các số liệu thứ cấp, chỉ tiêu tương đối, tuyệt đối qua các năm từ đó đưa ra các đánh giá. - Một số phương pháp khác: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích kinh doanh. 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận thì phần nội dung chính bài báo cáo thực tập của em gồm có hai chương: Chương 1. Tổng quan về chi nhánh NHNo &PTNT Huyện Thạch Hà Chương 2. Tăng cường công tác huy động vốn tại chi nhánh NHNo &PTNT Huyện Thạch Hà Do thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để bài báo cáo được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo nhiệt tình của Cô Hoàng Thị Thanh Huyền đã hướng dẫn và giúp em hoàn thành đề tài này. Cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các cán bộ công nhân viên của chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Thạch Hà đã tạo mọi điều kiện cung cấp số liệu và hướng dẫn em trong quá trình thực tập, giúp em thu thập kinh nghiệm và hoàn thành bài báo cáo thực tập của mình. 8
- B. NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN THẠCH HÀ – HÀ TĨNH 1.1. Quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thạch Hà (gọi tắt là NHNo&PTNT Huyện Thạch Hà) ra đời năm 1965 với tên gọi lúc mới thành lập là ngân hàng Nhà Nước huyện Thạch Hà trực thuộc ngân hàng Nhà nước tĩnh Hà Tĩnh. Với số lượng cán bộ lúc ban đầu thành lập là 14 người, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, nhiệm vụ của ngân hàng là vừa xây dựng cơ sở vật chất, cũng cố tổ chức và hoạt động ngân hàng (hoạt động dưới hình thức cung ứng, cấp phát theo chỉ tiêu, kế hoạch được giao) nhằm mục tiêu phục vụ chế độ bao cấp, không lấy lợi nhuận làm mục tiêu, hoạt động theo mô hình quản lý cấp 1 (NHNN). Mô hình này được duy trì từ khi thành lập cho đến năm 1988 thì kết thúc. Năm 1988, thực hiện Nghị định số 53 của Hội đồng Bộ trưởng, ngành ngân hàng chuyển từ kế hoạch hóa sang hoạch toán kinh tế kinh doanh theo mô hình quản lý Ngân hàng hai cấp. Các ngân hàng hoạt động thương mại quốc doanh lần lược ra đời (NHCT - NHNT – NHĐT&PT- NHNo&PTNT), các NHTM hoạt động dưới sự quản lý của NHNN. Trong bối cảnh chuyển đổi đó thì ngày 26/3/1991 chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thạch Hà ra đời. Là một ngân hàng thương mại quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ, ngân hàng phục vụ mọi thành phần kinh tế đóng trên địa bàn huyện theo các luật liên quan.Có trụ sở nằm ngay trên tuyến đường quốc lộ 1A tại trấn Thạch Hà hiện nay, chi nhánh NHNo & PTNT Thạch Hà đã từng bước vươn lên bắt kịp với tốc độ phát triển của nền kinh tế toàn huyện. Tuy được thành lập muộn hơn so với những chi nhánh NH khác nhưng với những thuận lợi sẵn có, chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thạch Hà đã, đang và sẽ tiếp tục phát huy vai trò của mình trong nền kinh tế của đất nước, từng bước khẳng định vị trí của mình trong hệ thống NHNo & PTNT và các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Với những phương châm làm việc đúng đắn, những kinh nghiệm từ thực tiễn của ban lãnh đạo cũng như toàn bộ CBCNV chi nhánh đã đưa chi nhánh lên một tầm cao mới, tạo được niềm tin vững chắc trong lòng khách hàng. Chi nhánh cũng đã đạt được danh hiệu đơn vị lá cờ đầu trong một số năm như năm 1992, 1993, 1999, 2003, 2008. Mới những năm đầu thành lập ngân hàng hoạt động kinh doanh tại trụ sở chính. Nhưng với sự phát triển của nền kinh tế cùng với nhu cầu khách hàng ngày càng tăng thì năm 1993 ngân hàng mở thêm hai chi nhánh trực thuộc ngân hàng 9
- Huyện Thạch Hà tại địa bàn Thạch Châu và Thạch Khê. Lúc bấy giờ hai chi nhánh này được gọi là ngân hàng cấp ba Thạch Châu và ngân hàng cấp ba Thạch Khê Năm 1999 để thuận lợi cho quá trình hoạt động, ngân hàng đến gần hơn nhu cầu của khách hàng thì ngân hàng mở thêm một chi nhánh mới gọi tên là Ngân hàng cấp ba Ba Giang đặt tại xã Thạch Việt. Lúc bấy giờ ngân hàng phụ trách 39 xã và một thị trấn trong toàn huyện Năm 2007 do quá trình sát nhập và phân chia địa bàn để thành lập một huyện mới thì ngân hàng cấp ba Thạch Châu được tách ra và trở thành một chi nhánh ngân hàng của huyện mới. Năm 2009 để phù hợp với cơ cấu thì hai ngân hàng cấp ba Thạch Khê và Ba Giang được đổi tên gọi là phòng giao dịch Thạch Khê và phòng giao dịch Ba Giang Từ năm 2009 đến nay thì chi nhánh gồm có một trụ sở chính và hai phòng giao dịch: PGD Ba Giang; PGD Thạch Khê và phụ trách 33 xã và một thị trấn trong toàn huyện. Với đội ngũ cán bộ đã qua đào tạo và hệ thống các phòng ban có liên hệ với nhau một cách chặt chẽ, hoạt động nhịp nhàng với nhau, chi nhánh NHNo&PTNT Thạch Hà đã dần tạo nên được một mô hình hoạt động vững chắc và có hiệu quả. 1.2. Chức năng và nhiệm vụ 1.2.1. Chức năng - Kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, cho vay vốn đến các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình…trong và ngoài nước. - Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển các nguồn vốn dài hạn, trung hạn của các tổ chức KT- XH, cá nhân trong và ngoài nước. - Thực hiện tín dụng tài trợ chủ yếu cho nông nghiệp, nông thôn. - Phát hành các giấy nhận nợ nhằm huy động vốn để cho vay. - Chức năng trung gian trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển KT- XH của địa phương. 1.2.2. Nhiệm vụ - Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về tổ chức và hoạt động theo luật NHNN và luật các tổ chức tín dụng. - Nhận các khoản tiền gửi của dân và các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội. - Cung cấp các dịch vụ cho khách hàng. - Tiến hành các hoạt động cho vay bằng đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ đối với các hoạt động SXKD và dịch vụ với mục tiêu hiệu quả. - Thực hiện các dự trữ theo tỷ lệ bắt buộc, định mức tồn quỹ về tiền mặt và ngoại tệ. Ngân hàng có nhiệm vụ công bố, niêm yết và thực hiện đúng các quy định về mức lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay và phí các dịch vụ cho vay 1.3. Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT huyện Thạch Hà Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ra đời và hoạt động đến nay dưới sự lãnh đạo của hội đồng quản trị NHNo & PTNT rất chặt chẽ, NHNo & 10
- PTNT có 6 người quản lý tại các trung tâm thị trấn Thạch Hà, Thạch Khê, Ba Giang. Trong đó bao gồm Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp huyện, một Phó Giám đốc, một trưởng phòng kinh doanh, môt trưởng phòng kế toán, hai Giám đốc Ngân hàng phòng giao dịch, có hơn 40 cán bộ và cấp dưới, ngoài ra để tổ chức và hoạt động một cách chặt chẽ Ngân hàng đã hợp tác với các xã, để hỗ trợ và tạo điều kiện cho ngân hàng hoạt động thuận lợi, rộng rãi đến tận mọi nhà của người dân, từ đây hình thành nên các tổ trưởng, tổ nhóm hoạt động ở các thôn, xã mang tính theo dõi tuyên truyền giúp cán bộ tín dụng thu nợ, thu lãi suất, động viên khuyến khích vay vốn và trả đúng hợp đồng cam kết. Cuối cùng là khách hàng, họ là những đối tượng kinh doanh của ngân hàng. Điều đó chứng tỏ rằng tổ chức hoạt động của ngân hàng đóng vai trò quyết định trong hoạt động kinh doanh chi nhánh. Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức NHNo&PTNT huyện Thạch Hà NHNo & PTNT Thạch Hà Ban Giám đốc Ngân hàng huyện Thạch Hà Phòng kế Phòng Phòng PGD PGD toán,ngân kinh hành chính Thạch Khê Ba Giang quỹ doanh Nhân viên Ngân hàng Khách hàng Qua sơ đồ trên cho ta thấy rằng bộ máy quản lý của chi nhánh là khá hợp lý. Việc cơ cấu cán bộ quản lý, kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp làm ban tác nghiệp cho ngân hàng đã góp phần làm gọn nhẹ bộ máy làm việc của Ngân hàng. •) Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận – phòng ban - Ban lãnh đạo gồm: 11
- + Giám đốc: Là người điều hành cao nhất, chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của NH trước giám đốc NHNo & PTNT tỉnh Hà Tĩnh, chịu trách nhiệm phân công công việc cho các phòng ban một cách hợp lý, giúp bộ máy hoạt động nhịp nhàng, an toàn, hiệu quả. + Phó giám đốc: Có nhiệm vụ giúp giám đốc chỉ đạo công tác kế hoạch, kế toán kho quỹ, chỉ đạo công tác huy động vốn, cho vay và thu nợ trên địa bàn. Là người được giám đốc ủy quyền khi giám đốc đi công tác, chịu trách nhiệm trước giám đốc về những việc giám đốc ủy quyền. - Các phòng ban: +) Phòng kế toán – ngân quỹ: Phòng kế toán: Gồm có 1 trưởng phòng; 1 phó phòng và 6 giao dịch viên. Thực hiện các nghiệp vụ kế toán, quản lý chứng từ, các bảng kê, mở tài khoản giao dich với khách hàng, lưu hồ sơ, chuyển tiền, nhận tiền gửi, lập cân đối ngày, tháng… các báo cáo cho các phòng ban chức năng. Phòng ngân quỹ: Gồm 1 trưởng quỹ và 2 ngân quỹ. Thực hiện nhiệm vụ thu chi tiền mặt, chấp hành nghiêm chỉnh về an toàn và định mức tiền quỹ theo quy định. +) Phòng kinh doanh: Gồm có 1 trưởng phòng kinh doanh; 1 Phó phòng kinh doanh; 2 giao dịch viên và 4 cán bộ tín dụng Có nhiệm vụ chuyên sâu về kinh doanh, lập báo cáo chuyên đề về tín dụng, thẩm định các dự án tín dụng, lập hồ sơ cho vay, phòng ngừa xử lý rủi ro tín dụng. +) Phòng hành chính: Có 1 nhân viên +) Phòng giao dịch: Có 1 Giám đốc; 1 Phó giám đốc; 2 Giao dịch viên và 4 cán bộ tín dụng. Có nhiệm vụ huy động vốn và cho vay, hạch toán thu chi tiền mặt, kiểm tra kiểm soát, chấp hành đầy đủ các báo cáo thống kê, thực chi theo yêu cầu của ban lãnh đạo. 1.4. Tình hình lao động của NHNo & PTNT huyện Thạch Hà Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường người ta xem con người là nhân tố quan trọng, đó là đầu não của mọi hoạt động, là nhân tố quyết định đến sự thành công trong kinh doanh của một doanh nghiệp. NHNo & PTNT cũng như một doanh nghiệp khác sẽ thành công nếu tập hợp được đội ngũ nhân viên giỏi và làm tốt công tác tổ chức điều hành doanh nghiệp đó. NHNo & PTNT là một 12
- đơn vị kinh doanh tiền tệ cho nên chịu sự chi phối tác động của các quy luật kinh tế thị trường. Trong những năm qua hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thạch Hà đã có sự chuyển biến tiến bộ, thể hiện sự đứng vững và phát triển trong thời buổi hội nhập. Đồng vốn của ngân hàng đã hỗ trợ cho nhiều đơn vị sản xuất làm ăn có hiệu quả. Có được kết quả đó là nhờ ngân hàng đã tổ chức hợp lý và sử dụng đúng đắn yếu tố lao động. Để hiểu rõ hơn về lao động của chi nhánh ta đi vào phân tích bảng 1.1. Qua bảng 1.1. ta thấy tổng số cán bộ công nhân viên chi nhánh trong năm 2009 - 2010 có sự biến động không đáng kể chỉ tăng một người từ 42 đến 43 lí do năm 2010 chuyển thêm một cán bộ vào làm tại ngân hàng trong khi đó năm nay lại không có cán bộ nào nghỉ hưu. Trong năm 2010 - 2011 tổng số cán bộ công nhân viên có sự biến động lớn giảm từ 43 người năm 2010 xuống 38 người năm 2011 tức giảm 5 người. Nguyên nhân chính là năm 2011 có hai cán bộ công nhân viên nghỉ hưu, một cán bộ chuyển về NHNo & PTNT tỉnh, hai người còn lại chuyển vệ Ngân hàng huyện Lộc Hà. Sự biến động về số lượng lao động chỉ phản ánh quy mô hoạt dộng của doanh nghiệp, để đánh giá chính xác về mặt chất lượng tín dụng thì chỉ tiêu trình độ văn hóa của cán bộ có vai trò rất quan trọng. Năm 2011 giảm 3 cán bộ có trình độ Đại học, cao đẳng so với năm 2010 (chiềm 15%). Nếu sự giảm này xuất phát từ nguyên nhân khách quan thì đây không phải là một nhược điểm của ngân hàng, nhưng nếu do nguyên nhân chủ quan như ngân hàng làm ăn kém hiệu quả, không khuyến người lao động làm việc… thì đây là một nhược điểm của doanh nghiệp và từ đó doanh nghiệp cần tìm ra giải pháp khắc phục hiện nay. Qua tìm hiểu thực tế thì số lượng cán bộ công nhân viên có trình độ giảm đều xuất phát từ nguyên nhân khách quan đó là: Do sự điều động của tổ chức cán bộ. Ngân hàng nông nghiệp với đội ngũ cán bộ năng động, nhiệt tình, trẻ và hoạt động rộng rãi trên địa bàn lớn, có hai phòng giao dịch đó là Thạch Khê và Ba Giang nên với số cán bộ quản lý 6 người là khá phù hợp với thực tế công việc hiện nay. Tuy nhiên huyện Thạch Hà có 33 xã và 1 thị trấn, đa số các xã đều làm nông nghiệp với địa bàn phân bổ rộng rãi, có những địa bàn phù hợp cho nữ và những địa bàn xã xôi khó khăn thì cần lực lượng trẻ năng động đặc biệt là nam giới ứng với nhu cầu của khác hàng. Chính vì vậy năm 2011 trong đó 3 người chuyển đi thì có đến 2 nữ. 13
- Bảng 1.1. Tình hình lao động của Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thạch Hà 2009 – 2011 Năm 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ +/- Tỷ lệ +/- Tỷ lệ Chỉ tiêu (người) (%) (người) (%) (người) (%) (người) (%) (người (%) 1. Tổng số CBCN 42 100 43 100 38 100 1 2,38 -5 -11,63 - Trực tiếp kinh doanh 18 43 18 42 17 45 0 0,00 -1 -5,56 - Gián tiếp kinh doanh 24 57 25 58 21 55 1 4,17 -4 - 16,00 2. Phân theo trình độ 42 100 43 100 38 100 1 2,38 -5 -11,63 - Đại học, cao đẳng 19 45 20 47 17 45 1 5,26 -3 -15,00 - Trung cấp 23 55 23 53 21 55 0 0,00 -2 - 8,7 3. Phân theo giới tính 42 100 43 100 38 100 1 2,38 -5 -11,63 - Nam 15 36 16 37 15 39 1 6,67 -1 - 6,25 - Nữ 27 64 27 63 23 61 0 0,0 -4 - 14,81 (Nguồn: Phòng hành chính của Ngân hàng huyện Thạch Hà) 14
- Nói tóm lại mặc dù số lượng công nhân viên trong chi nhán có sự thay đổi đáng kể chiếm 11,63% tức là giảm xuống 5 người. Và đặc biệt là cơ cấu trình độ giảm 3 người năm 2011 chiếm 15% so với năm 2010, số người có trình độ trung cấp, sơ cấp không phải là một nhược điểm của ngân hàng. Để đáp ứng kịp nền kinh tế thị trường hiện nay, với xu hướng hội nhập, hòa nhập với nền kinh tế trí thức ngân hàng năm nào cũng có một vài người đi học nhằm nâng cao tay nghề nghiệp vụ, nắm bắt kịp thời những thông tin mới hàng ngày luôn thay đổi. Đảm bảo an toàn cho lực lượng cán bộ vừa hoạt động rộng vừa hoạt động đi sâu từng công việc của mình. 1.5. Tình hình cơ sở vật chất, kỹ thuật của NHNo & PTNT huyện Thạch Hà Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố tạo nên môi trường làm việc, là nhân tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả làm việc của chi nhánh. Nhìn vào tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho ta biết được quy mô hoạt động và phương hướng phát triển của chi nhánh. Cơ sở vật chất kỹ thuật phải được trang bị phù hợp với điều kiện làm việc, tính chất công việc và kiến thức của người sử dụng. Cơ sở vật chất đầy đủ sẽ tạo điều kiện phát huy được năng lực của công nhân viên, làm tăng hiệu quả kinh doanh của chi nhánh, làm nền tảng cho việc tinh giảm biên chế lao động là bàn đạp thu hút sự chú ý của khách hàng, các tổ chức khác. Tuy nhiên việc sử dụng vật chất phải đúng người đúng việc, tiết kiệm hợp lý và mang hiệu quả kinh tế cao. Những cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với ngân hàng: Trụ sở làm việc, nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị vận tải. Để thấy rõ được tình hình trang bị tài sản của chi nhánh xem ở bảng 1.2. Qua bảng 1.2. tổng giá trị tài sản qua 3 năm đều có xu hướng tăng lên, điều đó cho thấy về cơ bản thì quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng rộng lớn, mở rộng khu vực kinh doanh. Cụ thể năm 2009 tổng giá trị là 3.171 triệu đồng đến năm 2010 đạt 4.040 triệu đồng tăng lên 869 triệu đồng so với năm 2009 chiếm 27,4%. Qua thực tế cho thấy nhu cầu vốn ngân hàng của người dân ngày một tăng thêm, để đáp ứng nhu cầu đó ngân hàng đã quyết định mở thêm chi nhánh và đầu tư nhà cửa, trang thiết bị máy móc là điều tất yếu, điều này cũng phù hợp với nền kinh tế thị trường trong giai đoạn hiện nay với nền trí thức phát triển, đòi hỏi phải sử dụng công nghệ thông tin tiên tiến vào hoạt động chung của sản xuất kinh doanh. Đến năm 2011 thì chi nhánh không đầu tư thêm, tuy nhiên có sự biến động trong tài sản nội bộ, một số tài sản hoạt động trong lĩnh vực này lại chuyển qua lĩnh vực khác, các loại tài sản chiếm 41,45% tăng 201 triệu đồng tức tăng 12,9% so với năm 2010, đã làm cho tổng giá trị tài sản tăng 201 triệu đồng tức tăng 4,98%. Xét về mặt hoạt động đầu tư thì hoạt động với quy mô lớn, quy mô hoạt động lại ảnh hưởng đến hướng hoạt động tích cực của chi nhánh. 15
- Bảng 1.2. Tình hình trang bị tài sản cố định của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thạch Hà 2009 - 2011 Năm 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ +/- Tỷ lệ +/- Tỷ lệ Chỉ tiêu (Tr.đ) (%) (Tr.đ) (%) (Tr.đ) (%) (Tr.đ) (%) (Tr.đ) (%) 1. Tổng tài sản 3.171 100 4.040 100 4.241 100 869 27,4 201 4,98 - Nhà cửa vật kiến trúc 1.204 37,97 1.664 41,19 1.664 39,24 460 38,21 0 0 - Máy móc thiết bí 546 17,22 819 20,27 819 19,31 273 50 0 0 - Các tài sản, phương tiện khác 1.421 44,81 1.557 38,54 1.758 41,45 136 9,57 201 12,9 (Nguồn: Phòng kế toán của Ngân hàng huyện Thạch Hà) 16
- Qua 3 năm cho thấy việc sử dụng tài sản Ngân hàng khá phù hợp với công việc, Năm 2010 có sự gia tăng giá trị tài sản nhưng đây nhu cầu thiết yếu, đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của người dân nên ngân hàng phải mở rộng thêm chi nhánh, điều này cũng thể hiện sự nhạy bén của ngân hàng đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà nền công nghệ thông tin phát triển, việc xử lý các công việc cần nhanh gọn thì không thể không đầu tư các máy móc thiết bị hiện đại. 1.6. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Huyện Thạch Hà 1.6.1. Công tác huy động vốn Hoạt động huy động vốn là hoạt động quan trọng của ngân hàng và đóng vai trò làm nền tảng cho những hoạt động tiếp theo của quá trình kinh doanh. .) Trong năm 2009, khủng hoảng tài chính và suy thoái nền kinh tế, lạm phát tăng cao dẫn đến các Ngân hàng tăng lãi suất huy động, tiếp thị để thu hút khách hàng, thị trường tiền tệ trở lại thời kì căng thẳng. Tổng vốn huy động của chi nhánh đạt được là 200.463 triệu đồng.Trong đó: Tiền gửi VNĐ là 187.320 triệu đồng, chiếm 93,44% tổng nguồn vốn huy động, tiền gửi ngoại tệ là 13.143 triệu đồng, chiếm 6,56% tổng nguồn vốn huy động. Cơ cấu nguồn vốn huy động: - Tiền gửi của TCKT,XH: 6.935 triệu đồng, chiếm 3,46% tổng nguồn vốn huy động. - Tiền gửi tiết kiệm: 188.799 triệu đồng, chiếm 94,18% tổng nguồn vốn huy động. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ quy đổi chiếm 6,56% và tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ chiếm 87,62%. - Phát hành KP, TP: 4.729 triệu đồng, chiếm 2,36% tổng nguồn vốn. .) Trong năm 2010, tổng vốn huy động của chi nhánh là 274.524 triệu đồng, tăng 36,94% so với năm 2009. Trong đó: Tiền gửi VNĐ là 260.165 triệu đồng, chiếm 94,77% tổng nguồn vốn huy động; tiền gửi ngoại tệ là 14.359 triệu đồng, chiếm 5,23% tổng nguồn vốn huy động. Cơ cấu nguồn vốn huy động: - Tiền gửi TCKT, XH: 11.395 triệu đồng, chiếm 4,15% tổng nguồn vốn huy động. 11
- - Tiền gửi tiết kiệm: 252.36 triệu đồng, chiếm 91,93% tổng nguồn vốn huy động. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ quy đổi chiếm 5,23% và tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ chiếm 86,7%. - Phát hành KP, TP: 10.769 triệu đồng, chiếm 3,92% tổng nguồn vốn huy động. .) Năm 2011, tổng vốn huy động của chi nhánh là 360.204 triệu đồng, tăng 31,21% so với năm 2010. Trong đó: Tiền gửi VNĐ là 345.139 triệu đồng, chiếm 95,82% tổng nguồn vốn huy động, tiền gửi ngoại tệ là 15.065 triệu đồng, chiếm 4,18% tổng nguồn vốn huy động. Cơ cấu nguồn vốn huy động: - Tiền gửi TCKT, XH: 5.910 triệu đồng, chiếm 1,64% tổng nguồn vốn huy động. - Tiền gửi tiết kiệm: 345.301 triệu đồng, chiếm 95,86% tổng nguồn vốn huy động. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ quy đổi chiếm 4,18% và tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ chiếm 91,68%. - Phát hành KP,TP: 8.993 triệu đồng, chiếm 2,5% tổng nguồn vốn huy động. Sau đây là bảng tổng kết tình hình huy động vốn trong 3 năm trở lại đây của chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Thạch Hà. Thông qua bảng tổng kết này chúng ta sẽ thấy rõ sự tăng trưởng trong công tác huy động vốn của Ngân hàng. 12
- Bảng 1.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Thạch Hà 2009-2011 Đơn vị: Triệu đồng 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) +/- +/- Chỉ tiêu Ngoại Ngoại Ngoại Ngoại Ngoại Ngoại Ngoại tệ Ngoại tệ tệ quy VNĐ tệ quy VNĐ tệ quy VNĐ tệ quy VNĐ tệ quy VNĐ tệ quy VNĐ VNĐ VNĐ quy đổi quy đổi đổi đổi đổi đổi đổi đổi Nguồn vốn huy 13.143 187.320 6,56 93,44 14.359 260.165 5,23 94,77 15.065 345.139 4,18 95,82 1.216 72.845 760 84.974 động 1. Tiền gửi của các tổ chức kinh - 6.935 - 3,46 - 11.395 - 4,15 - 5.910 - 1,64 - 4.460 - (5.485) tế xã hội 2. Tiền gửi tiết 13.143 175.656 6,56 87,62 14.359 238.001 5,23 86,7 15.065 330.236 4,18 91,68 1.216 62.345 760 92.235 kiệm 3. Phát hành kỳ - 4.729 - 2,36 - 10.769 - 3,92 - 8.993 - 2,5 - 6.040 - (1.776) phiếu, trái phiếu (Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2009 - 2011) 13
- Qua bảng 1.3 ta thấy rằng: - Nguồn vốn huy động bằng nội tệ vẫn là chủ yếu và tăng đều qua các năm - Nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm bằng ngoai tệ chiếm 100% trên tổng nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ. - Trong tổng nguồn vốn huy động thì vốn được huy động chủ yếu qua tiền gửi tiết kiệm. Tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng lên qua các năm,điều đó cho ta thấy được sự ổn định và uy tín của NHNo&PTNT huyện Thạch Hà 1.6.2. Công tác tín dụng Hoạt động tín dụng của ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng, không những cho ngân hàng mà cho cả nền kinh tế. Vì với ngân hàng, đây là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu thu nhập, uy tín và quan hệ bên cạnh hoạt động thanh toán ngày càng mở rộng. Hoạt động này quyết định đến nguồn thu nhập của ngân hàng. Làm tốt công tác tín dụng đồng nghĩa với việc ngân hàng càng phát triển lớn mạnh. Để làm được điều này thì cán bộ tín dụng nói riêng và toàn bộ công nhân viên của chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Thạch Hà nói chung phải am hiểu tình hình kinh tế xã hội, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn giỏi, tâm huyết và trách nhiệm. Đặc biệt là một khoản vay có hiệu quả khi khách hàng vay trả hết lãi và gốc đến hạn. Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải được trang bị kiến thức nghiệp vụ, thông thạo nghiệp vụ cụ thể trong quá trình thẩm định, xử lý và thu hồi nợ. Trong điều kiện tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều diễn biến không thuận lợi, lãi suất đầu vào biến động bên cạnh đó sức cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn ngày càng mạnh hơn, nên hoạt động tín dụng đã gặp rất nhiều thách thức. Nhưng với sự nỗ lực tìm kiếm thị trường và trên cơ sở chọn lọc khách hàng, giảm dần dư nợ đối với những khách hàng có tình hình tài chính yếu kém, nâng cao chất lượng thẩm định dự án, coi trọng hiệu quả kinh tế và thực hiện nghiêm túc các quy chế về tín dụng hiện hành. Trong những năm vừa qua, chi nhánh luôn tập trung nâng cao chất lượng tín dụng đi đôi với việc tăng trưởng dư nợ lành mạnh nhằm đảm bảo an toàn vốn cho vay và hiệu quả vốn tín dụng. Kết quả được phản ánh qua bảng 1.4 về tình hình hoạt động cho vay của chi nhánh như sau: 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế TNCN trên địa bàn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh
108 p | 325 | 66
-
Luận văn: ”Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục TEHCĐBKK”
88 p | 228 | 54
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình
120 p | 136 | 33
-
Luận văn tốt nghiệp: Một số biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị tại Công ty xây dựng số 1 - Vinaconco 1
97 p | 173 | 31
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội
95 p | 146 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế Toán: Tăng cường công tác kiểm soát thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam
26 p | 148 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tăng cường công tác kiểm soát thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam
114 p | 12 | 5
-
Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tăng cường công tác quản lý thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong
90 p | 12 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Nghi Lộ - tỉnh Nghệ An
110 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tăng cường công tác quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
92 p | 10 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Tăng cường công tác quản lý rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
11 p | 62 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi
119 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tăng cường công tác quản lý thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
110 p | 6 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tăng cường công tác kiểm soát thu-chi ngân sách nhà nước của UBND quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng
115 p | 6 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp tăng cường công tác quản lý cán bộ, công chức tại Uỷ ban nhân dân huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn
118 p | 4 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp tăng cường công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
118 p | 0 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ: Tăng cường công tác quản lý bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
90 p | 1 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ: Tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Chi Lăng
110 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn