LỜI MỞ ĐẦU<br />
Nhận thấy yêu cầu bức thiết phải thực hiện quản lý rủi ro tác nghiệp theo<br />
thông lệ và chuẩn mực quốc tế nhằm bảo đảm an toàn hoạt động, Ngân hàng<br />
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã triển khai công tác quản lý rủi ro tác<br />
nghiệp từ năm 2007 trên tất cả các khâu trong quy trình QLRRTN bao gồm nhận<br />
diện, đo lường, giám sát& giảm thiểu RRTN, khắc phục hậu quả của RRTN. Tuy<br />
nhiên, trong quá trình triển khai áp dụng thông lệ quốc tế trong hoạt động QLRRTN,<br />
tại BIDV vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập đối với công tác nhận diện RRTN như<br />
quy trình nhận diện còn thiếu chi tiết; các công cụ nhận diện chưa được triển khai đầy<br />
đủ và một số nội dung trong quy trình, công cụ nhận diện chưa đáp ứng theo yêu cầu<br />
của Basel II.<br />
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản lý rủi ro tác nghiệp tại BIDV, tôi đã<br />
chọn đề tài nghiên cứu: “Tăng cường công tác quản lý rủi ro tác nghiệp tại Ngân<br />
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam”. Để nghiên cứu tập trung và cụ thể, đề<br />
tài chỉ giới hạn nghiên cứu về quy trình và công cụ nhận diện RRTN tại BIDV.<br />
<br />
CHƢƠNG 1<br />
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ<br />
RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NHTM<br />
1.1. Tổng quan về rủi ro tác nghiệp<br />
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của rủi ro tác nghiệp<br />
Theo Basel II, RRTN được định nghĩa như sau: “ Rủi ro tác nghiệp là rủi ro<br />
chịu tổn thất do sự không đầy đủ hoặc vận hành không tốt của quy trình, con người<br />
và hệ thống hoặc do các sự kiện bên ngoài”. Khái niệm RRTN bao gồm cả rủi ro<br />
pháp lý, nhưng không bao gồm rủi ro chiến lược và rủi ro danh tiếng [3]<br />
Rủi ro tác nghiệp là một loại rủi ro đa dạng, phức tạp, có liên quan tới nhiều<br />
<br />
yếu tố như: con người, quy trình, hệ thống và các sự kiện bên ngoài. Đây là những<br />
yếu tố có tính đa dạng, thường xuyên biến đổi phức tạp. RRTN có thể xuất phát từ<br />
tất cả các phòng ban, bộ phận nghiệp vụ của ngân hàng và có mặt ở hầu hết quy<br />
trình nghiệp vụ. Thực tế nghiên cứu cho thấy mô hình hóa RRTN là một công việc<br />
khó khăn vì vấn đề dữ liệu, khó có sự đồng nhất giữa các lỗi phát sinh trong quá<br />
trình tác nghiệp. Trong các loại rủi ro ngân hàng thì rủi ro tác nghiệp là rủi ro ảnh<br />
hưởng nhiều nhất và bao trùm lên tất cả các loại rủi ro, nó gắn liền với từng phòng<br />
ban của ngân hàng.<br />
1.1.2. Các nguyên nhân gây ra rủi ro tác nghiệp<br />
- Nhóm nguyên nhân do cán bộ ngân hàng<br />
- Nhóm nguyên nhân do quy định, quy trình nghiệp vụ<br />
- Nhóm nguyên nhân do hệ thống hỗ trợ<br />
- Rủi ro do đối tượng bên ngoài ngân hàng, rủi ro do ngắt quãng, gián đoạn hệ<br />
thống; rủi ro do thiên nhiên (động đất, bão lụt,...): gây gián đoạn , thiệt hại cho hoạt<br />
động kinh doanh của NHTM; rủi ro các văn bản, quy định của chính phủ và các<br />
ban ngành liên quan.<br />
1.1.3. Tổn thất của rủi ro tác nghiệp<br />
RRTN không chỉ gây thiệt hại cho ngân hàng về mặt tài chính như tổn thất<br />
bằng tiền, bị phạt do không tuân thủ, trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý, tài sản bị<br />
mất hoặc hủy hoại… và hệ quả phi tài chính (như ảnh hưởng đến uy tín, các vấn đề<br />
truyền thông báo chí, gián đoạn hoạt động, mất khách hàng hoặc bị thanh tra kiểm<br />
tra, giám sát đặc biệt…).<br />
1.2. Quản lý RRTN- Nhận diện rủi ro tác nghiệp tại NHTM<br />
1.2.1. Khái niệm nhận diện rủi ro tác nghiệp<br />
Nhận diện rủi ro tác nghiệp là quá trình xác định liên tục và có hệ thống<br />
các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bao gồm: việc theo dõi, xem xét,<br />
nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ hoạt động của ngân hàng nhằm<br />
<br />
thống kê được tất cả các loại rủi ro, kể cả dự báo những rủi ro mới có thể xuất<br />
hiện trong tương lai để có biện pháp kiểm soát phù hợp cho từng loại rủi ro.<br />
1.2.2. Mục tiêu nhận diện rủi ro tác nghiệp<br />
Phát hiện sớm các RRTN có thể xảy ra, từ đó xây dựng phương thức quản lý,<br />
kiểm soát RRTN, hạn chế, giảm thiểu các chi phí, tổn thất có thể xảy ra từ các hoạt<br />
động tác nghiệp.<br />
1.2.3. Quy trình nhận diện rủi ro tác nghiệp<br />
Trên cơ sở tổng hợp từ nguồn tài liệu Basel II và các thông lệ phổ biến, quy<br />
trình nhận diện rủi ro tác nghiệp chuẩn bao gồm các bước như sau:<br />
Bước 01: Thống kê danh mục rủi ro tác nghiệp đã, đang xảy ra tại Ngân<br />
hàng.<br />
Các ngân hàng thực hiện thống kê số liệu về RRTN bao gồm tần suất xảy<br />
ra, mức độ tổn thất. Tất cả các bộ phận, phòng Ban trong ngân hàng đều phải<br />
thực hiện các báo cáo định kỳ về RRTN.<br />
Bước 02: Dự báo các RRTN có thể xảy ra<br />
Ngân hàng thường xuyên đánh giá sự thay đổi của môi trường kinh tế, xã hội<br />
bên ngoài ngân hàng, cũng như các thay đổi trong môi trường nội bộ ngân hàng để<br />
từ đó phân tích các ảnh hưởng tới RRTN bao gồm các yếu tố con người, văn bản<br />
quy định, hệ thống công nghệ thông tin, các sự kiện bên ngoài…. Căn cứ trên nội<br />
dung đánh giá này, ngân hàng có thể dự báo các RRTN có thể xảy ra.<br />
Bước 03: Phân loại các dấu hiệu RRTN<br />
Các ngân hàng thường phân loại theo bảy (07) nhóm dấu hiệu rủi ro chính<br />
sau:<br />
a. Nhóm dấu hiệu rủi ro liên quan đến mô hình tổ chức, cán bộ và an toàn nơi<br />
làm việc.<br />
b. Nhóm dấu hiệu liên quan đến chính sách, quy định nội bộ<br />
c. Nhóm dấu hiệu rủi ro liên quan đến gian lận nội bộ<br />
<br />
d. Nhóm dấu hiệu rủi ro liên quan đến gian lận bên ngoài:<br />
e. Nhóm dấu hiệu rủi ro tác nghiệp liên quan đến quá trình xử lý công<br />
việc<br />
f. Nhóm dấu hiệu rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin<br />
g. Nhóm dấu hiệu rủi ro liên quan đến thiệt hại tài sản<br />
Bước 04: Xây dựng hồ sơ rủi ro toàn ngân hàng theo phân vùng các mức<br />
độ rủi ro.<br />
Trên cơ sở danh mục rủi ro tác nghiệp được xây dựng, Ngân hàng đánh giá,<br />
phân loại các dấu hiệu rủi ro, các nghiệp vụ, các đơn vị có mức độ rủi ro cao, trung<br />
bình, thấp.<br />
1.2.4. Các công cụ nhận diện rủi ro tác nghiệp.<br />
1.2.4.1. Thu thập và phân tích dữ liệu tổn thất RRTN (LDC)<br />
Thu thập và phân tích dữ liệu tổn thất RRTN là một công cụ quan trọng trong<br />
quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu RRTN, giúp ngân hàng xây dựng được hồ sơ rủi<br />
ro lịch sử của Ngân hàng. Để từ đó đánh giá, phân loại các rủi ro ngân hàng đã gặp<br />
phải và dự đoán các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.<br />
1.2.4.2. Công cụ tự đánh giá rủi ro và kiểm soát (RCSA)<br />
Tự đánh giá rủi ro và kiểm soát là quá trình xây dựng, kiểm tra và đánh giá<br />
danh mục rủi ro tác nghiệp và các chốt kiểm soát để lập kế hoạch phòng ngừa,<br />
giảm thiểu rủi ro.<br />
1.2.4.3. Công cụ dấu hiệu rủi ro chính (KRIs)<br />
Dấu hiệu rủi ro chính (KRIs): là các chỉ số nhằm cảnh báo nguy cơ xảy ra rủi<br />
ro tác nghiệp khi được xem xét trên một khía cạnh cụ thể hoặc so sánh với các hạn<br />
mức đã đặt ra.<br />
1.2.4.4. Công cụ Phân tích kịch bản (Scenario analysis)<br />
Phân tích kịch bản là một quy trình thu thập ý kiến của các chuyên gia về dịch<br />
<br />
vụ/sản phẩm ngân hàng và của các giám đốc quản lý rủi ro để nhận dạng các sự<br />
kiện rủi ro tác nghiệp tiềm tàng và đánh giá tác động tiềm tàng của những sự kiện<br />
rủi ro đó.<br />
1.2.4.5. Công cụ phê duyệt sản phẩm mới<br />
Đối với quy trình và hệ thống mới, việc triển khai các quy trình và hệ thống<br />
mới cần được giám sát để xác định bất cứ sự khác biệt trọng yếu nào so với hồ sơ<br />
rủi ro tác nghiệp dự tính, và để quản lí các rủi ro ngoài dự kiến.<br />
<br />
CHƢƠNG 2<br />
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO<br />
TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ<br />
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2014<br />
2.1. Tổng quan về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển<br />
Việt Nam (BIDV)<br />
Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) tiền<br />
thân là Ngân hàng kiến thiết Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 177/TTg<br />
ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ với chức năng ban đầu là quản lý, cấp<br />
phát vốn xây dựng cơ bản của Nhà nước cho tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội.<br />
Mô hình tổ chức của BIDV là mô hình thương mại cổ phần bao gồm: (i) Đại<br />
hội đồng cổ đông; (ii) Ban Kiểm soát; (iii) Hội đồng Quản trị; (iv) Tổng Giám đốc<br />
và (v) Bộ máy giúp việc của Tổng Giám đốc, gồm các Phó Tổng Giám đốc (mỗi<br />
Phó Tổng Giám đốc sẽ được giao nhiệm vụ phụ trách một Khối), Kế toán trưởng<br />
và các Ban/Trung tâm tại Trụ sở chính. Đứng đầu các Ban/Trung tâm tại Trụ sở<br />
chính là chức danh Giám đốc.<br />
Trong suốt 05 năm từ 2010-2014, các chỉ tiêu cơ bản của BIDV về tổng tài<br />
sản, tổng vốn huy động và dư nợ tín dụng đều đạt mức tăng trưởng bình quân cao<br />
<br />