intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề phát triển du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử trung ương và địa phương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

54
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu trên cơ sở luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ương và địa phương trong thời gian tới. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề phát triển du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử trung ương và địa phương

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHÙNG THỊ HỒNG CHUNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĨNH PHÚC TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ TRUNG ƢƠNG VÀ ĐỊA PHƢƠNG (Khảo sát trên Báo Vnexpress, Báo Du lịch Việt Nam, Báo điện tử Vĩnh Phúc – Thời gian từ tháng 6/2018 đến tháng 6/2019) LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Hà Nội-2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHÙNG THỊ HỒNG CHUNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĨNH PHÚC TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ TRUNG ƢƠNG VÀ ĐỊA PHƢƠNG (Khảo sát trên Báo Vnexpress, Báo Du lịch Việt Nam, Báo điện tử Vĩnh Phúc – Thời gian từ tháng 6/2018 đến tháng 6/2019) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 832010101 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Doãn Thị Thuận Hà Nội-2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Doãn Thị Thuận. Những số liệu trong luận văn là trung thực. Kết luận khoa học của luận văn chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phùng Thị Hồng Chung
  4. LỜI CẢM ƠN Trƣớc hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Doãn Thị Thuận, ngƣời đã dành nhiều tâm huyết và thời gian hƣớng dẫn tôi trong quá trình hoàn thành Luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến các Giảng viên trong khóa học, các Thầy, Cô trong Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức khóa học, truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt chƣơng trình học tập. Tôi xin cảm ơn các lãnh đạo nơi tôi làm việc đã cho phép và tạo điều kiện cho tôi về thời gian và các điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và những ngƣời bạn, đồng nghiệp đã ủng hộ, động viên tôi trong suốt thời gian qua.
  5. MỤC ỤC MỤC L ỤC ..................................................................................................................1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................2 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...............................................................................3 MỞ ĐẦU .....................................................................................................................3 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................4 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .....................................................6 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................10 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 11 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu ................................... 11 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ....................................................12 7. Bố cục luận văn ............................................................................................13 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĨNH PHÚC TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ TRUNG ƢƠNG VÀ ĐỊA PHƢƠNG .14 1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài ...........................................14 1.2. Tiềm năng và vai trò của du lịch Vĩnh Phúc đối với phát triển KT-XH địa phƣơng.......................................................................................................................19 1.3. Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc và chính sách của địa phƣơng về phát triển du lịch ...............................................................................................................25 1.4. Thế mạnh và hạn chế của báo điện tử trong việc thông tin về phát triển du lịch .............................................................................................................................28 1.5. Tiêu chí đánh giá bài viết về du lịch có chất lƣợng trên báo điện tử ........32 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĨNH PHÚC TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ TRUNG ƢƠNG VÀ ĐỊA PHƢƠNG ..................................38 2.1. Sơ lƣợc về các báo đƣợc khảo sát .............................................................38 2.2. Khảo sát thực trạng vấn đề phát triển du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ƣơng và địa phƣơng ........................................................................................39 2.3. Đánh giá của công chúng về thông tin du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ƣơng và địa phƣơng ........................................................................................58 2.4. Những thành công, hạn chế, nguyên nhân thành công, hạn chế của báo điện tử Trung ƣơng và địa phƣơng khi thông tin về du lịch Vĩnh Phúc ...................62 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN VỀ DU LỊCH VĨNH PHÚC TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ TRUNG ƢƠNG VÀ ĐỊA PHƢƠNG72 3.1. Mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc .........................................72 3.2. Những vấn đề đặt ra ..................................................................................73 3.3. Giải pháp khuyến nghị nâng cao chất lƣợng thông tin về du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ƣơng và địa phƣơng .....................................................76 KẾT LUẬN ...............................................................................................................90 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................93 PHỤ LỤC ..................................................................................................................95 1
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VI T TẮT CP : Chính phủ CT : Chỉ thị HĐND : Hội đồng nhân dân KT-XH : Kinh tế - Xã hội MICE : Du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo NQ : Nghị quyết QĐ : Quyết định TTg : Thủ tƣớng TB : Thông báo TU : Tỉnh ủy UBND : Ủy ban nhân dân VH-TT&DL : Văn hóa, Thể thao và Du lịch 2
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Bảng số liệu tin, bài, chùm ảnh, video viết về du lịch Vĩnh Phúc trên các báo khảo sát ...............................................................................................................39 Bảng 2.2: Bảng phân chia số lƣợng tin, bài, chùm ảnh, video quảng bá nội dung thông tin về du lịch Vĩnh Phúc trên các cơ quan báo chí khảo sát ...........................40 Bảng 2.3: Bảng số liệu cơ cấu thể loại tin, bài, chùm ảnh, video thông tin về du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ƣơng và địa phƣơng lựa chọn khảo sát...............41 Bảng 2.4: Bảng số liệu quan điểm về số lƣợng, tần suất tin, bài, chùm ảnh, video thông tin về du lịch Vĩnh Phúc trên các báo khảo sát ...............................................43 Bảng 2. 5: Biểu đồ so sánh hiệu quả thông tin về du lịch Vĩnh Phúc trên Báo điện tử Vĩnh Phúc so với các báo điện tử Trung ƣơng khảo sát............................................44 Bảng 2.6: Biểu đồ thể hiện số lƣợng tin, bài, chùm ảnh, video quảng bá nội dung thông tin về du lịch Vĩnh Phúc trên các cơ quan báo chí khảo sát (đơn vị: Tin, bài, chùm ảnh, video)…………………………………….. ........................................... 46 Bảng 2.7: Bảng số liệu đánh giá hiệu quả thông tin về vẻ đẹp tự nhiên của du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ƣơng và địa phƣơng khảo sát .............................50 Bảng 2.8: Bảng số liệu đánh giá hiệu quả thông tin về văn hóa, ẩm thực của du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ƣơng và địa phƣơng khảo sát .............................52 Bảng 2.9: Bảng số liệu tin, bài, chùm ảnh, video thông tin về cơ sở vật chất và nhân lực phục vụ du lịch Vĩnh Phúc trên các báo khảo sát ...............................................53 Bảng 2.10: Bảng số liệu đánh giá hiệu quả thông tin về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực phục vụ du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ƣơng và địa phƣơng khảo sát ......................................................................................................................54 Bảng 2.11: Bảng số liệu về số lƣợng tin, bài viết về chính sách phát triển du lịch Vĩnh Phúc trên các báo khảo sát ...............................................................................55 Bảng 2.12: Bảng số liệu về số lƣợng tin, bài viết về nội dung xúc tiến du lịch Vĩnh Phúc trên các báo khảo sát ........................................................................................55 Bảng 2.13: Biểu đồ cơ cấu thể loại báo chí truyền tải nội dung thông tin về du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ƣơng và địa phƣơng lựa chọn khảo sát...............57 Bảng 2.14: Biểu đồ số liệu công chúng biết thông tin về du lịch Vĩnh Phúc qua các kênh ...................................................................................................................................60 Bảng 2.15: Biểu đồ số liệu công chúng đọc thông tin về du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ƣơng và địa phƣơng ............................................................................61 Bảng 2.16: Biểu đồ đánh giá hiệu quả thông tin về du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ƣơng và địa phƣơng ....................................................................................61 Bảng 2.17: Bảng số liệu so sánh hiệu quả thông tin du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ƣơng và địa phƣơng so với các mạng xã hội ..............................................63 Bảng 2.18: Bảng số liệu đánh giá về tính thời sự, nhanh chóng và kịp thời của thông tin du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ƣơng và địa phƣơng ..........................66 Bảng 2.19: Bảng số liệu đánh giá về tính chính xác, chân thực của thông tin du lịch Vĩnh Phúc trên các báo khảo sát ...............................................................................67 3
  8. MỞ ĐẦU 1. í do chọn đề tài Du lịch ngày càng có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội cũng nhƣ trong nền kinh tế quốc dân. Nếu nhƣ trong đời sống xã hội, du lịch là nhu cầu thiết yếu của con ngƣời thì trong phát triển kinh tế, du lịch mang lại doanh thu lớn. Do đó, phát triển du lịch là đòi hỏi khách quan của mỗi quốc gia và mỗi địa phƣơng trong giai đoạn hiện nay. Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch phong phú. Đảng và Nhà nƣớc ta đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách về phát triển du lịch, thể hiện qua các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, Nghị quyết 45-NQ/CP, ngày 22/6/1993 của Chính phủ, Chỉ thị 46-CT/TW ngày 14/10/1994 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng, Thông báo 179-TB/TW, ngày 11/11/1998 của Bộ Chính trị. Đặc biệt, sự ra đời của Pháp lệnh Du lịch năm 1999, Luật Du lịch năm 2005 và Luật Du lịch 2017 đã tạo rất nhiều thuận lợi cho du lịch phát triển tƣơng xứng với tiềm năng của đất nƣớc. Hiệp hội Du lịch Mỹ (USTOA) đã công bố Việt Nam là một trong mƣời điểm đến hấp dẫn nhất trên thế giới năm 2019 bởi có sự ổn định chính trị và chính sách ngoại giao cởi mở, làm bạn với các nƣớc và vùng lãnh thổ trên thế giới. Vĩnh Phúc đƣợc đánh giá là "vùng đất vàng" cho phát triển du lịch. Không chỉ nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh: Dãy núi Tam Đảo, Vƣờn quốc gia Tam Đảo, hồ Đại Lải, đầm Xạ Hƣơng, đầm Vạc, vƣờn cò Hải Lựu…, mà Vĩnh Phúc còn đƣợc biết đến với nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi danh nhƣ: Khu Di tích Danh thắng Tây Thiên, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, Tháp Bình Sơn – chùa Vĩnh Khánh, Khu di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu… cùng những lễ hội truyền thống, các làn điệu dân ca, dân vũ độc đáo. Nhằm khai thác tốt các thế mạnh, tiềm năng du lịch, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã ban hành Nghị quyết 01 về phát triển dịch vụ, du lịch giai đoạn 2011 - 2020, với mục tiêu tạo bƣớc đột phá về phát triển các ngành dịch vụ, đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách, cơ chế, đề án, tạo “cú hích” làm thay đổi bức tranh ngành du lịch địa phƣơng. Năm 2019, Vĩnh Phúc đã đón 6,1 triệu lƣợt khách, tăng 17% so với năm 2018, trong đó, khách quốc tế là 43.500 lƣợt khách; khách nội địa trên 6 triệu lƣợt khách. Doanh thu du lịch đạt 4
  9. 1.910 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2018. Đạt đƣợc kết quả đó, công tác tuyên truyền, quảng bá cho du lịch Vĩnh Phúc đóng vai trò rất quan trọng. Thời gian qua, báo chí Trung ƣơng và địa phƣơng đã tích cực tuyên truyền, quảng bá về nội dung này. Sự đa dạng và phong phú trong cách thức tuyên truyền không chỉ làm cơ sở cho nhận thức cho ngƣời dân mà còn giúp các cấp lãnh đạo trong tỉnh thấy rõ thực trạng phát triển du lịch tại địa phƣơng, từ đó có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời trong quá trình điều hành, chỉ đạo. Mặc dù nhận đƣợc sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân, song nhìn chung, việc tuyên truyền, quảng bá về du lịch Vĩnh Phúc trên báo chí Trung ƣơng và địa phƣơng còn một số hạn chế, bao gồm cả ở nội dung, hình thức thể hiện và tính hiệu quả của thông tin. Bên cạnh đó, du lịch Vĩnh Phúc dù có nhiều khởi sắc, song, doanh thu từ du lịch của tỉnh hiện vẫn thấp hơn so với các tỉnh có điều kiện phát triển du lịch và so với tiềm năng. Làm sao để tăng tỷ trọng của ngành du lịch trong GRDP của tỉnh là vấn đề đƣợc đặt ra cho du lịch tỉnh Vĩnh Phúc nhiều năm nay. Trƣớc thực trạng trên, là một nhà báo, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu, đánh giá kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế trong công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch Vĩnh Phúc, từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng nội dung và hình thức tuyên truyền, quảng bá, tạo bƣớc đột phá trong phát triển du lịch Vĩnh Phúc trong thời gian tới là vấn đề cần thiết, vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn. Chính vì lý do đó, tác giả chọn đề tài “Vấn đề phát triển du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ương và địa phương” làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Báo chí học, với mong muốn nâng cao hiệu quả tuyên truyền, quảng bá du lịch Vĩnh Phúc trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy du lịch của tỉnh phát triển. Trong phạm vi nghiên cứu đề ra, tác giả luận văn lựa chọn việc tuyên truyền, quảng bá du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ƣơng và địa phƣơng. Bởi, trong thời đại khoa học công nghệ phát triển nhƣ vũ bão, báo điện tử dù “sinh sau đẻ muộn” so với những loại hình báo chí khác nhƣng lại có tầm ảnh hƣởng và mức độ quan trọng bậc nhất hiện nay. Nếu truyền hình sử dụng thế mạnh là hình ảnh, phát thanh sử dụng âm thanh, báo in là ngôn từ trên mặt báo thì báo điện tử có thể tích hợp đa phƣơng tiện tất cả các thể loại báo chí trên. Nguyên Thứ trƣởng Bộ Văn hóa 5
  10. Thông tin Đỗ Quý Doãn cũng đã từng khẳng định: "Tất cả ƣu việt của các loại hình báo chí đang hội tụ ở báo điện tử". 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Tính đến nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đƣợc công bố và đăng tải trên sách, báo, tạp chí của Trung ƣơng, ngành, địa phƣơng, các hội nghị, hội thảo, tác phẩm báo chí… bằng các cách tiếp cận khác nhau với nội dung phong phú, đa dạng đề cập đến vấn đề phát triển du lịch; hiệu quả, tác động của báo chí trong việc tuyên truyền, quảng bá về du lịch nói chung và du lịch ở Vĩnh Phúc nói riêng. Tiêu biểu nhƣ: 2.1. Sách và giáo trình - Nguyễn Văn Dung, Chiến lược & chiến thuật quảng bá marketing du lịch (2009). Cuốn sách giới thiệu các chiến lƣợc và chiến thuật quảng bá, tiếp thị du lịch. Đặc biệt trong kỷ nguyên mới, với tiếp thị trƣớc tuyến dựa trên công nghệ máy tính mạng internet và thƣơng mại điện tử, tạo sự biến chuyển mạnh mẽ trong việc quảng bá, truyền thông, phân phối dịch vụ du lịch, các giao dịch du lịch (Hàng không, nhà hàng, khách sạn, đăng ký vé, du lịch kinh doanh). - Nguyễn Văn Đính - Trần Thị Minh Hòa, Giáo trình kinh tế du lịch (2006). Giáo trình đề cập đến những vấn đề khái quát nhƣ: Khái niệm về du lịch; nhu cầu, loại hình và các lĩnh vực kinh doanh du lịch; điều kiện phát triển du lịch; tính thời vụ trong du lịch. Đồng thời, giáo trình còn bao hàm cả những vấn đề kinh tế du lịch nhƣ: Lao động, cơ sở vật chất - kỹ thuật, chất lƣợng dịch vụ và hiệu quả kinh tế du lịch. Mặt khác, những vấn đề quản lý nhƣ phát triển du lịch, tổ chức và quản lý ngành du lịch ở Việt Nam và thế giới cũng đƣợc đề cập trong giáo trình này. - Nguyễn Đình Hòe – Vũ Văn Hiếu, Du lịch bền vững (2011). Cuốn sách đề cập đến sự tăng trƣởng nhanh chóng của du lịch là một nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trƣờng ở các vùng du lịch; những tác động xấu ngày càng gia tăng khiến Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) cũng nhƣ các nhà nghiên cứu du lịch phải tìm một cách thức, một chiến lƣợc mới nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển du lịch với bảo vệ môi trƣờng. - Nguyễn Thế Đạt, Du lịch và du lịch sinh thái (2014). 6
  11. Nội dung cuốn sách đƣợc chia làm 2 phần. Phần 1 trình bày tổng quan về ngành kinh tế du lịch Việt Nam, tài nguyên du lịch của Việt Nam và các loại hình du lịch của Việt Nam. Phần 2 trình bày các nội dung của loại hình du lịch sinh thái, các vấn đề phát triển nguồn nhân lực của du lịch, tổ chức và quản lý kinh tế du lịch… - Nhóm Trí Thức Việt, Non nước Việt Nam 63 tỉnh thành (2017). Cuốn sách giới thiệu một cách có hệ thống các thông tin cơ bản về 63 tỉnh thành; cung cấp cho ngƣời đọc cái nhìn tổng quan về tỉnh thành đƣợc giới thiệu: Khát quát ngắn gọn về vị trí địa lý, các đơn vị hành chính, dân số, dân tộc, văn hóa - du tịch… Ở mỗi tỉnh thành, cuốn sách điểm qua và mô tả tƣơng đối kỹ các tuyến, điểm du lịch: Danh thắng tự nhiên, công trình kiến trúc văn hóa - nghệ thuật, bảo tàng, làng nghề thủ công, lễ hội truyền thống, các chợ... 2.2. Luận án, luận văn - Lê Thị Lan Hƣơng, “Một số giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế đến Hà Nội của các công ty lữ hành trên địa bàn Hà Nội” (2005). Dƣới góc nhìn của nhà kinh tế, tác giả luận án đã nêu thực trạng trong việc thu hút khách du lịch quốc tế của các công ty lữ hành trên địa bàn Hà Nội, đề xuất các giải pháp nhằm thu hút ngoại tệ từ nguồn du khách này. - Trần Thị Thảo, “Tổ chức thông tin tuyên truyền phát triển du lịch trên báo chí Vĩnh phúc” (2011). Tác giả luận văn đã hệ thống hóa đƣợc thực trạng tuyên truyền phát triển du lịch trên báo chí Vĩnh phúc giai đoạn 2010-2011. Đồng thời, tác giả đƣa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả mảng đề tài này trên báo chí Vĩnh Phúc. - Nguyễn Thu Giang, “Vấn đề quảng bá du lịch trên Truyền hình (Khảo sát trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam, QTV3 Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh, thời gian từ tháng 4/2012 đến tháng 10/2012)” (2013). Luận văn đã có những phân tích, đánh giá về những thành công của truyền hình trong nƣớc với việc quảng bá du lịch, đồng thời tác giả cũng chỉ ra những hạn chế trong công tác tuyên truyền về vấn đề này, từ đó, đề xuất một số giải pháp cho công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch trên truyền hình trong thời gian tiếp theo. 7
  12. - Luyện Hồng Anh ,“Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Vĩnh Phúc” (2013). Luận văn trình bày một số vấn đề về du lịch văn hóa, điểm du lịch, cơ sở vật chất, sản phẩm du lịch...; những vấn đề đặt ra khi nghiên cứu du lịch văn hóa của tỉnh Vĩnh Phúc và những bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu, phát triển du lịch văn hóa; nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch văn hóa tỉnh Vĩnh Phúc, tình hình khai thác các sản phẩm du lịch văn hóa; đƣa ra những nhận định và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển du lịch văn hóa Vĩnh Phúc. - Trần Thị Hồng Hạnh, Phát triển du lịch làng nghề tỉnh Vĩnh Phúc (2014). Tác giả luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận về du lịch làng nghề để vận dụng vào địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; thu thập tƣ liệu, điều tra, khảo sát và phân tích các điều kiện phát triển cũng nhƣ thực trạng hoạt động du lịch tại một số làng nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó, đề xuất định hƣớng và các giải pháp phát triển du lịch làng nghề trên địa bàn tỉnh… 2.3. Hội thảo, tọa đàm Cùng với các công trình nghiên cứu, đã có rất nhiều hội thảo, tọa đàm, diễn đàn khoa học trong nƣớc, quốc tế liên quan đến vấn đề phát triển du lịch trong nƣớc nói chung và du lịch Vĩnh Phúc nói riêng nhƣ: - Diễn đàn cấp cao Du lịch Việt Nam (năm 2019): Diễn đàn là sự kiện gặp gỡ, đối thoại công - tƣ quy mô quốc gia nhằm tạo sự bứt phá, bền vững, cải thiện năng lực cạnh tranh. Đây cũng là nơi cung cấp thông tin cơ chế, chính sách, chiến lƣợc, tiềm năng và tìm giải pháp quảng bá, thu hút du khách từ các thị trƣờng mục tiêu. - Hội thảo quốc tế về “Vai trò của báo chí với sự phát triển du lịch” (năm 2019): Nội dung hội thảo trung làm rõ về việc phát huy vai trò của báo chí, truyền thông trong việc tuyên truyền bảo vệ di sản và phát triển du lịch bền vững, tăng cƣờng giao lƣu văn hóa; khai thác lợi thế của các loại hình báo chí để quảng bá hình ảnh đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam nhằm góp phần phát triển du lịch; kinh nghiệm quản lý và tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền nhằm hỗ trợ phát triển du lịch. - Tọa đàm “Điểm đến du lịch Vĩnh Phúc” (năm 2014): Thông qua tọa đàm chỉ ra những điểm còn hạn chế cần khắc phục của du lịch Vĩnh Phúc; đồng thời, chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp thiết thực trong việc xây dựng và nâng cao 8
  13. chất lƣợng các sản phẩm du lịch Vĩnh Phúc trong thời gian tới. - Tọa đàm “Phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng Vĩnh Phúc” (năm 2019): Tọa đàm đã đánh giá, khai thác hợp lý tiềm năng, sản phẩm du lịch đặc trƣng Vĩnh Phúc, thúc đẩy tăng trƣởng của tỉnh cũng nhƣ của khu vực; đồng thời có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển sản phẩm du lịch đặc trƣng Vĩnh Phúc trong thời gian tới, xác định hƣớng đầu tƣ xây dựng sản phẩm du lịch đặc trƣng của tỉnh trở thành một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn trong vùng và khu vực… 2.4. Tác phẩm báo chí Có rất nhiều tác phẩm báo chí trên báo điện tử Trung ƣơng và địa phƣơng của các nhà báo chuyên viết về du lịch Vĩnh Phúc, có ý nghĩa là tài liệu tham khảo đối với tác giả luận văn. Có thể kể đến nhƣ: - “Vĩnh Phúc tập trung phát triển du lịch bền vững” của tác giả Từ Giang, đăng trên Báo Du lịch Việt Nam năm 2017. Bài viết thông tin quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã xác định Vĩnh Phúc chú trọng phát triển theo 3 hƣớng chính: du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng gắn với vui chơi, giải trí; khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch văn hóa, tâm linh; mở rộng các lĩnh vực du lịch - dịch vụ phục vụ hội thảo, kết hợp tham quan, học tập kinh nghiệm nhằm tạo ra những sản phẩm có thƣơng hiệu, mang nét đặc trƣng riêng dựa trên một định hƣớng chiến lƣợc là phát triển bền vững. - “Tam Đảo – nơi gặp gỡ đất trời”của tác giả Quỳnh Trang, Hƣơng Chi đăng trên Báo Vnepress. Bài viết giới thiệu khá chi tiết đến bạn đọc về Tam Đảo - nơi khách du lịch có thể chiêm ngƣỡng biển mây bồng bềnh, thƣởng thức đồ ăn tƣơi ngon và khám phá nhiều điểm dừng chân lý thú. - “Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch” của tác giả Ngọc Lan, đăng trên Báo điện tử Vĩnh Phúc ngày 10/8/2018. Tác giả thông tin, những năm gần đây, du lịch Vĩnh Phúc có sự phát triển vƣợt bậc. Bên cạnh hạ tầng du lịch ngày càng hiện đại, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch đóng một vai trò hết sức quan trọng, góp phần đƣa ngành du lịch dần trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. - “Phát triển du lịch làng nghề” của tác giả Bạch Nga, đăng trên Báo điện tử Vĩnh Phúc ngày 10/6/2019. Bài viết nhận định: Vĩnh Phúc là tỉnh có tiềm năng lớn trong phát triển du lịch làng nghề. Song, hiện nay, những tiềm năng này chƣa đƣợc 9
  14. khai thác tƣơng xứng để phát triển kinh tế. Theo nhiều chuyên gia, muốn phát triển du lịch làng nghề, cần sự thay đổi mang tính bƣớc ngoặt, tổng hòa từ nhiều yếu tố, trong đó, thay đổi tƣ duy làm nghề đƣợc cho là yếu tố tiên quyết. - “Thu hút du khách đến với Tây Thiên” của tác giả Hà Trần trên Báo điện tử Vĩnh Phúc ngày 7/11/2018. Tác giả cho biết: Nhờ làm tốt công tác quản lý, nâng cao chất lƣợng dịch vụ và đảm bảo vệ sinh môi trƣờng nên số lƣợng du khách, phật tử đến với Khu danh thắng Tây Thiên ngày càng tăng. Hết tháng 9/2018, Khu danh thắng Tây Thiên đã đón gần 850 nghìn lƣợt ngƣời, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm 2017; nộp ngân sách Nhà nƣớc gần 21 tỷ đồng… Nhƣ vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển du lịch; hiệu quả, tác động của báo chí trong việc tuyên truyền, quảng bá về du lịch trong nƣớc nói chung và du lịch ở Vĩnh Phúc nói riêng, tuy nhiên, đến nay vẫn chƣa có công trình nào đề cập trực tiếp một cách có hệ thống hoặc nghiên cứu chuyên sâu về lý luận và thực tiễn vấn đề phát triển du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ƣơng và địa phƣơng. Tác giả sẽ kế thừa và tiếp thu một cách có chọn lọc các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu có liên quan để tập trung làm rõ vấn đề phát triển du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ƣơng và địa phƣơng. Qua đó, đóng góp thêm vào lý luận chung về vấn đề báo điện tử tham gia tuyên truyền, quảng bá du lịch; đồng thời đƣa ra cách nhìn mới, toàn diện, khoa học về cách thức tuyên truyền, quảng bá du lịch trên báo điện tử ở một tỉnh có nhiều tiềm năng và thế mạnh cho phát triển du lịch nhƣ Vĩnh Phúc. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3. 1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất phƣơng hƣớng và những giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ƣơng và địa phƣơng trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt mục đích nghiên cứu trên, luận văn tập trung thực hiện nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề phát triển du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ƣơng và địa phƣơng. 10
  15. - Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng về vấn đề phát triển du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ƣơng và địa phƣơng, chỉ ra những thành công, hạn chế trong công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch Vĩnh Phúc và nguyên nhân của những thành công, hạn chế đó. - Từ những vấn đề đặt ra, đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lƣợng tổ chức tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ƣơng và địa phƣơng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về vấn đề phát triển du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ƣơng và địa phƣơng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu, khảo sát vấn đề phát triển du lịch Vĩnh Phúc trên Báo Du lịch Việt Nam (baodulich.net.vn), Báo Vnexpress (vnexpress.net) và Báo điện tử Vĩnh Phúc (baovinhphuc.com.vn). - Báo Du lịch Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Tổng cục Du lịch, thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền về chính sách, pháp luật và hoạt động của ngành Du lịch. - Báo Vnexpress là tờ báo có số lƣợng bạn đọc nhiều hàng đầu tại Việt Nam với hơn 30 triệu lƣợt ngƣời đọc thƣờng xuyên và có chuyên mục riêng về du lịch. - Báo điện tử Vĩnh Phúc là cơ quan ngôn luận của tỉnh Vĩnh Phúc và diễn đàn của ngƣời dân tỉnh Vĩnh Phúc. Qua những kênh truyền thông này sẽ thuận tiện cho việc đánh giá vấn đề phát triển du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ƣơng và địa phƣơng. Thời gian nghiên cứu, khảo sát vấn đề phát triển du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ƣơng và địa phƣơng từ tháng 6/2018 – 6/2019. Đây là khoảng thời gian du lịch Vĩnh Phúc có nhiều sự kiện đặc biệt và có những bứt phá ngoạn mục. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng bộ, chính 11
  16. quyền tỉnh Vĩnh Phúc có liên quan đến lĩnh vực báo chí, truyền thông và phát triển du lịch. 5.2. Cơ sở thực tiễn Thực trạng vấn đề phát triển du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ƣơng và địa phƣơng. 5.3. Phương pháp nghiên cứu Tác giả luận văn sử dụng kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp điều tra xã hội học: Tiến hành phát 300 phiếu bảng hỏi tới độc giả là khách du lịch đến Vĩnh Phúc, tiếp cận bằng cách gửi thông tin bảng hỏi qua dữ liệu khách du lịch đến Vĩnh Phúc từ một số công ty du lịch trong tỉnh. Qua bảng hỏi, tác giả muốn biết hiệu quả của việc tuyên truyền, quảng bá du lịch địa phƣơng trên báo điện tử Trung ƣơng và địa phƣơng tới đông đảo công chúng. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đƣợc dùng để tiếp cận các giáo trình, tài liệu và các công trình nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc nhằm rút ra những vấn đề lý luận cần thiết. - Phương pháp phân tích nội dung: Phân tích các bài viết về du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ƣơng và địa phƣơng trong diện khảo sát. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Đƣợc thực hiện để thu thập ý kiến đánh giá của lãnh đạo các cơ quan báo chí trong diện khảo sát và lãnh đạo các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về du lịch Vĩnh Phúc, phóng viên viết bài về du lịch Vĩnh Phúc. Qua đó, nhằm đánh giá ƣu – nhƣợc điểm, tìm ra giải pháp, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ƣơng và địa phƣơng. - Phương pháp so sánh: Đƣợc thực hiện để đánh giá hiệu quả thông tin du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ƣơng và địa phƣơng… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề phát triển du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ƣơng và địa phƣơng. Thông qua luận văn góp phần đánh giá đúng thực trạng công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ƣơng và địa phƣơng. Trên cơ sở đó, đề ra một số giải 12
  17. pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác tuyên truyền về phát triển du lịch Vĩnh Phúc. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu sẽ giúp báo điện tử Trung ƣơng và địa phƣơng có thêm những thông tin đánh giá chất lƣợng và hiệu quả tuyên truyền về vấn đề phát triển du lịch Vĩnh Phúc. Thông qua đó, có cách tiếp cận mới phù hợp hơn nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về vấn đề này. Tác giả cũng hy vọng luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các độc giả quan tâm tới vấn đề phát triển du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ƣơng và địa phƣơng. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề phát triển du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ƣơng và địa phƣơng. Chƣơng 2: Thực trạng vấn đề phát triển du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ƣơng và địa phƣơng. Chƣơng 3: Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng thông tin về du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ƣơng và địa phƣơng. 13
  18. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ Ý UẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĨNH PHÚC TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ TRUNG ƢƠNG VÀ ĐỊA PHƢƠNG 1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 1.1.1. Phát triển - Theo Từ điển Oxford: Phát triển là sự gia tăng dần của một sự vật theo hƣớng tiến bộ hơn, mạnh hơn. [4, tr.25] - Theo Từ điển Tiếng Việt: Phát triển là một phạm trù của triết học, là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một sự vật. [11, tr. 17] - Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì “Phát triển là phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới. Phát triển là một thuộc tính của vật chất. Mọi sự vật và hiện tƣợng của hiện thực không tồn tại trong trạng thái khác nhau từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong… Nguồn gốc của phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập”. [24, tr.97] - Theo GS Bùi Đình Thanh - một trong những cây đại thụ của làng xã hội học Việt Nam, một nhà xã hội học có uy tín trong giới nghiên cứu xã hội học thế giới thì “Phát triển là một quá trình tiến hóa của mọi xã hội, mọi cộng đồng dân tộc, trong đó các chủ thể lãnh đạo và quản lý, bằng các chiến lƣợc và chính sách thích hợp với những đặc điểm về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của xã hội và cộng đồng dân tộc mình, tạo ra, huy động và quản lý các nguồn lực tự nhiên và con ngƣời nhằm đạt đƣợc những thành quả bền vững và đƣợc phân phối công bằng cho các thành viên trong xã hội vì mục đích không ngừng nâng cao chất lƣợng cuộc sống của họ”. 1.1.2. Du lịch Cho đến nay, vẫn có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm du lịch tại các quốc gia. Giáo sư, Tiến sĩ Berneker – một chuyên gia hàng đầu về du lịch thế giới đã nhận định: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”. Khái niệm du lịch đƣợc hiểu khác nhau theo các cách tiếp cận và quan điểm riêng. Năm 1811, lần đầu tiên có định nghĩa về du lịch tại Anh nhƣ sau: “Du lịch là 14
  19. sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí. Ở đây, sự giải trí là động cơ chính”. Theo Giáo sư, Tiến sĩ Hunziker và Giáo sư, Tiến sĩ Krapf – hai nhà khoa học đặt nền móng cho lý thuyết về cung du lịch: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tƣợng phát sinh trong các cuộc hành trình và lƣu trú của những ngƣời ngoài địa phƣơng, nếu việc lƣu trú đó không thành cƣ trú thƣờng xuyên và không dính dáng đến hoạt động kiếm lời”. Năm 1994, Tổ chức Du lịch Thế giới đƣa ra khái niệm: “Du lịch là một tập hợp các hoạt động và dịch vụ đa dạng liên quan đến việc di chuyển tạm thời của con ngƣời ra khỏi nơi ở thƣờng xuyên của họ nhằm mục đích tiêu khiển, nghỉ ngơi, văn hóa, dƣỡng sức...”. Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu thƣờng sử dụng định nghĩa du lịch của nhà khoa học người Belarus – I.I.Pirojnik (năm 1985): “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cƣ trong thời gian rỗi, liên quan đến sự di chuyển và lƣu lại tạm thời bên ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên nhằm nghỉ ngơi chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”. Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2017, tại Điều 3, Chương I: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dƣỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”. Cũng theo Điều 3, Chƣơng I, Luật Du lịch Việt Nam năm 2007, các khái niệm liên quan tới hoạt động du lịch đƣợc hiểu nhƣ sau: Hoạt động du lịch: Là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cƣ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch. Khách du lịch: Hay còn gọi là khách, là ngƣời đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trƣờng hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để thu nhập ở nơi đến. Bao gồm hai loại: khách du dịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Tài nguyên du lịch: Là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - 15
  20. văn hóa để có thể sử dụng đáp ứng nhu cầu du lịch. Tiềm năng du lịch tự nhiên: Bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể đƣợc sử dụng cho mục đích du lịch. Tiềm năng du lịch nhân văn: Bao gồm những của cải vật chất và tinh thần do con ngƣời tạo ra từ xƣa đến nay có thể thu hút khách du lịch đến thƣởng thức nhƣ: Các di tích lịch sử, di tích văn hoá; lễ hội truyền thống; làng nghề truyền thống; ẩm thực; âm nhạc… Xúc tiến du lịch: Là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch. Phát triển du lịch bền vững: Là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trƣờng, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tƣơng lai. Các loại hình du lịch ở Việt Nam hiện nay khá đa dạng và phong phú, dựa vào từng tiêu chí mà có các loại hình du lịch khác nhau. Căn cứ vào mục đích của chuyến đi, tác giả Trần Đức Thanh trong Nhập môn khoa học du lịch phân loại: Du lịch văn hóa: Là loại hình du lịch diễn ra chủ yếu trong môi trƣờng nhân văn, chủ yếu tập trung khai thác tài nguyên nhân văn. Du lịch thiên nhiên: Là các hoạt động du lịch diễn ra nhằm thỏa mãn nhu cầu về với thiên nhiên của con ngƣời. Trong đó, có loại hình du lịch biển, du lịch núi, du lịch nông thôn... (hoặc một số chuyên gia du lịch dùng thuật ngữ du lịch sinh thái, du lịch xanh). Du lịch tham quan: Nhằm giúp con ngƣời nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh. Đối tƣợng tham quan có thể là tài nguyên du lịch tự nhiên (cảnh quan kỳ thú, danh lam thắng cảnh...) hoặc là tài nguyên du lịch nhân văn (di tích, công trình lịch sử, văn hóa, cơ sở nghiên cứu khoa học, viện bảo tàng)... Du lịch giải trí: Du khách muốn tìm đến những nơi yên tĩnh, có không khí trong lành để thƣ giãn, nghỉ ngơi, bứt ra khỏi những công việc thƣờng nhật căng thẳng để phục hồi sức khỏe, vui chơi giải trí. Du lịch nghỉ dưỡng: Mục đích của chuyến du lịch kết hợp với việc nghỉ dƣỡng 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0