intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Nghiên cứu công cụ kiểm thử khả năng truy cập nội dung web và áp dụng để đánh giá một số trang web phổ biến của Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đã tập trung nghiên cứu các công cụ kiểm thử tự động, sinh các ca kiểm thử với bộ dữ liệu để sử dụng chúng cho việc kiểm thử, đánh giá được hiệu quả, mức độ chính xác của các công cụ này một cách rõ ràng hơn. Từ đó sử dụng công cụ có hiệu quả cao để kiểm thử cho các trang web của Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Nghiên cứu công cụ kiểm thử khả năng truy cập nội dung web và áp dụng để đánh giá một số trang web phổ biến của Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ LÃ THỊ THANH NGA NGHIÊN CỨU CÔNG CỤ KIỂM THỬ KHẢ NĂNG TRUY CẬP NỘI DUNG WEB VÀ ÁP DỤNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ TRANG WEB PHỔ BIẾN CỦA VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRƯƠNG ANH HOÀNG Hà Nội 2021
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ LÃ THỊ THANH NGA NGHIÊN CỨU CÔNG CỤ KIỂM THỬ KHẢ NĂNG TRUY CẬP NỘI DUNG WEB VÀ ÁP DỤNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ TRANG WEB PHỔ BIẾN CỦA VIỆT NAM NGÀNH: HỆ THỐNG THÔNG TIN CHUYÊN NGÀNH: HỆ THỐNG THÔNG TIN MÃ SỐ: 8480104.1 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRƯƠNG ANH HOÀNG Hà Nội 2021
  3. i LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Trương Anh Hoàng - người đã trực tiếp hướng dẫn, khuyến khích, chỉ bảo và đóng góp những ý kiến quý báu trong suốt quá trình tôi học tập, nghiên cứu cũng như từ khi tôi bắt đầu nghiên cứu đề tài đến khi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Công nghệ thông tin, trường Đại Học Công Nghệ - Đại Học Quốc Gia Hà Nội đã tận tình đào tạo, cung cấp cho tôi những kiến thức vô cùng quý giá, đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình cùng toàn thể bạn bè, đồng nghiệp đã luôn giúp đỡ, động viên tôi trong những lúc gặp phải khó khăn trong việc học tập và nghiên cứu. Hà Nội, Ngày tháng năm 2021 Học viên Lã Thị Thanh Nga
  4. ii LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan nội dung trình bày trong luận văn này là do em tự nghiên cứu tìm hiểu dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Trương Anh Hoàng. Mọi tham khảo các tài liệu, công trình nghiên cứu của một số tác giả, em đã ghi rõ tên tài liệu, nguồn gốc tài liệu, tên tác giả trong “DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO” ở cuối luận văn. Mọi sao chép không hợp lệ hay gian lận em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, Ngày tháng năm 2021 Người cam đoan Lã Thị Thanh Nga
  5. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................................... ii DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT .................................................................................. v DANH MỤC BẢNG ................................................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ............................................................................................. vii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................................... 1 Chương 1: Một số kiến thức nền tảng ......................................................................................... 3 1.1 Khả năng truy cập web (Web Accessibility) ............................................................3 1.2 Các dạng khuyết tật ảnh hưởng đến Web Accessibility ...........................................3 1.3 Tầm quan trọng của Web Accessibility ....................................................................4 1.4 Kiểm thử khả năng truy cập web (Web Accessibility Testing) ................................5 1.5 Bộ chỉ dẫn về khả năng truy cập nội dung web (WCAG) ........................................6 1.6 Các nguyên tắc của WCAG 2.1 ................................................................................6 1.6.1 Nguyên tắc “Có thể nhận biết được” (Perceivable) ...............................................6 1.6.2 Nguyên tắc “Có thể hoạt động được” (Operable)..................................................7 1.6.3 Nguyên tắc “Có thể hiểu được” (Understandable) ................................................7 1.6.4 Nguyên tắc “Mạnh mẽ” (Robust) ..........................................................................7 1.7 Các cấp độ .................................................................................................................7 1.8 Các tiêu chuẩn theo cấp độ A của từng nguyên tắc ..................................................8 1.8.1 Các tiêu chuẩn theo nguyên tắc Perceivable .........................................................8 1.8.2 Các tiêu chuẩn theo nguyên tắc Operable ............................................................10 1.8.3 Các tiêu chuẩn theo nguyên tắc Understandable ..................................................13 1.8.4 Các tiêu chuẩn theo nguyên tắc Robust ................................................................14 Chương 2: Nghiên cứu các công cụ đánh giá khả năng truy cập web .................................... 16 2.1 Khảo sát sơ bộ các công cụ ......................................................................................16 2.2 Giới thiệu về các công cụ ........................................................................................21 2.2.1 Accessibility Insights for Web..............................................................................21 2.2.2 Lighthouse ............................................................................................................22 2.2.3WAVE Web Accessibility Evaluation Tool ..........................................................24 2.2.4 TAW .....................................................................................................................26 2.2.5AChecker ...............................................................................................................27 2.3 Kiểm tra tính hiệu quả của các công cụ ...................................................................29 2.3.1 Kiểm tra một trang web tự xây dựng với các ca kiểm thử đề xuất. ......................29 2.3.2 Kiểm thử một trang web đạt chuẩn WCAG 2.1 mức độ A ..................................64 2.3.3 Tổng hợp, đánh giá ...............................................................................................70 Chương 3: Kiểm thử khả năng truy cập nội dung web cho một số trang web của Việt Nam ................................................................ Error! Bookmark not defined.
  6. iv 3.1 Các website tin tức ...................................................................................................76 3.2 Các website giáo dục, y tế .......................................................................................78 3.3 Các website thương mại điện tử ..............................................................................80 3.4 Đánh giá chung về kết quả kiểm thử .......................................................................82 KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 83 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................................ 85
  7. v DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 W3C World Wide Web Consortium Web Content Accessibility 2 WCAG Guidelines 3 WAI Web Accessibility Initiative Sáng kiến hỗ trợ truy cập web Accessible Rich Internet 4 ARIA Applications Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn 5 HTML Hyper Text Markup Language bản 6 F Fail Thất Bại 7 P Pass Thành Công 8 Y Yes Có 9 N No Không
  8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1-1 Các tiêu chuẩn cấp độ A theo các nguyên tắc, chỉ dẫn 8 Bảng 2-1 Khảo sát sơ bộ các công cụ đánh giá khả năng truy cập web 17 Bảng 2-2 Ưu / nhược điểm của các công cụ 28 Bảng 3-1 Các ca kiểm thử thuộc tiêu chuẩn 1.1.1 31 Bảng 3-2 Các ca kiểm thử thuộc tiêu chuẩn 1.2.2 36 Bảng 3-3 Các ca kiểm thử thuộc tiêu chuẩn 1.3.1 38 Bảng 3-4 Các ca kiểm thử thuộc tiêu chuẩn 1.4.2 39 Bảng 3-5 Các ca kiểm thử thuộc tiêu chuẩn 2.1.1 43 Bảng 3-6 Các ca kiểm thử thuộc tiêu chuẩn 2.2.1 43 Bảng 3-7 Các ca kiểm thử thuộc tiêu chuẩn 2.2.2 44 Bảng 3-8 Các ca kiểm thử thuộc tiêu chuẩn 2.4.1 46 Bảng 3-9 Các ca kiểm thử thuộc tiêu chuẩn 2.4.2 46 Bảng 3-10 Các ca kiểm thử thuộc tiêu chuẩn 2.4.4 47 Bảng 3-11 Các ca kiểm thử thuộc tiêu chuẩn 3.1.1 51 Bảng 3-12 Các ca kiểm thử thuộc tiêu chuẩn 3.2.2 52 Bảng 3-13 Các ca kiểm thử thuộc tiêu chuẩn 3.3.2 54 Bảng 3-14 Các ca kiểm thử thuộc tiêu chuẩn 4.1.1 57 Bảng 3-15 Các ca kiểm thử thuộc tiêu chuẩn 4.1.2 58 Bảng 3-16 Kết quả kiểm thử của các công cụ với các ca kiểm thử đề xuất 62 Bảng 3-17 Các lỗi TAW phát hiện với trang web đạt chuẩn 66 Bảng 3-18 Các lỗi AChecker phát hiện với trang web đạt chuẩn 69 Bảng 3-19 Tỉ lệ phát hiện đúng/sai của các công cụ 70 Bảng 3-20 Danh sách các trang web được đánh giá 75 Bảng 3-21 Số lỗi phân bố theo tiêu chuẩn của các trang báo điện tử 77 Bảng 3-22 Số lỗi phân bố theo tiêu chuẩn của các trang giáo dục, y tế 79 Bảng 3-23 Số lỗi phân bố theo tiêu chuẩn của các trang thương mại điện tử 81
  9. vii DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1-1 Các dạng khuyết tật ...............................................................................3 Hình 2-1 Accessibility Insights for Web ............................................................22 Hình 2-2 Lighthouse ...........................................................................................23 Hình 2-3 WAVE Evaluation Tool ......................................................................25 Hình 2-4 TAW ....................................................................................................26 Hình 2-5 AChecker.............................................................................................27 Hình 3-1 Thiết lập trang web với các ca kiểm thử .............................................30 Hình 3-2 Kết quả kiểm thử của Accessibility Insights for Web ........................64 Hình 3-3 Kết quả kiểm thử của Lighthouse .......................................................65 Hình 3-4 Kết quả kiểm thử của WAVE .............................................................65 Hình 3-5 Kết quả kiểm thử của TAW ................................................................ 66 Hình 3-6 Lỗi “Non-text Content” của TAW không hợp lệ ................................ 67 Hình 3-7 Lỗi Info and Relationships không hợp lệ ............................................67 Hình 3-8 Lỗi “On Input” của TAW không hợp lệ .............................................67 Hình 3-9 Lỗi “Labels or Instructions” của TAW không hợp lệ .........................67 Hình 3-10 Lỗi Attribute của TAW không hợp lệ ...............................................68 Hình 3-11 Lỗi “Stray end tag head” không hợp lệ .............................................68 Hình 3-12 Lỗi thiếu nhãn của TAW nhưng iframe có thuộc tính ẩn .................68 Hình 3-13 Lỗi thiếu nhãn của TAW nhưng iframe nằm trong form ẩn .............68 Hình 3-14 Kết quả kiểm thử của AChecker .......................................................69 Hình 3-15 Lỗi “Non-text Content” của AChecker không hợp lệ - 1 .................70 Hình 3-16 Lỗi “Non-text Content” của AChecker không hợp lệ - 2 .................70 Hình 3-17 Lỗi “Info and Relationships” của AChecker không hợp lệ ..............70 Hình 3-18 Lỗi “Labels and Instructions” của AChecker không hợp lệ .............70 Hình 3-19 Quy trình kiểm thử cho một website .................................................74 Hình 3-20 Thống kê số lỗi của các website về tin tức .......................................76 Hình 3-21 Thống kê số lỗi của các website về giáo dục, y tế ............................78 Hình 3-22 Thống kê số lỗi của các website thương mại điện tử ........................80
  10. 1 MỞ ĐẦU Không phải ai sinh ra cũng đều may mắn là người lành lặn, và trong cuộc sống luôn được suôn sẻ, không gặp các biến cố để có được một cơ thể hoàn toàn bình thường. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khoảng 15% dân số trên thế giới bị khuyết tật [1], và tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông, bao gồm cả Web, được định nghĩa là quyền cơ bản của con người trong Công ước Liên hợp quốc về Quyền của Người khuyết tật (UN CRPD) [2]. Với thời đại 4.0 hiện nay, khi mà Internet là một phần tất yếu của cuộc sống và Web là một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng trong nhiều khía cạnh bao gồm giáo dục, y tế, việc làm, thương mại, giải trí… thì những người khuyết tật có thực sự tiếp cận được các trang web theo cách thức riêng của họ hay không? Họ có thực sự được quan tâm, được tạo điều kiện để xóa bỏ các rào cản, tạo cơ hội bình đẳng trong không gian mạng, trong thế giới công nghệ này hay chưa? Để góp phần tạo sự bình đẳng đó, tổ chức World Wide Web Consortium (W3C) đã đưa ra bộ chỉ dẫn về khả năng truy cập nội dung web (Web Content Accessibility Guidelines - WCAG) với mục tiêu cung cấp một tiêu chuẩn chung duy nhất cho khả năng truy cập nội dung web đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, tổ chức và chính phủ trên toàn thế giới, làm cho nội dung web dễ tiếp cận hơn với người khuyết tật. Vậy đánh giá được một trang web có hỗ trợ cho người khuyết tật, mức độ hỗ trợ đến đâu thì kiểm thử gần như là phương pháp duy nhất để đảm bảo điều đó. Kiểm thử khả năng truy cập web luôn là một trong những phần có nhiều thách thức cho người kiểm thử bởi phải có một kiến thức chuyên sâu hơn về web, khối lượng công việc lớn do phải kiểm thử từng chi tiết của trang web từ hình thức đến chức năng theo cách những người khuyết tật có thể tiếp cận được so với kiểm thử web thông thường. Do đó việc sử dụng được các công cụ kiểm thử tự động sẽ góp phần giảm được một khối lượng lớn công việc, thời gian cũng như công sức và tiền bạc và góp phần nâng cao chất lượng trong quá trình kiểm thử là điều vô cùng cần thiết. Hiện nay có rất nhiều các công cụ kiểm thử tự động có sẵn được đề xuất, giới thiệu cho người sử dụng, dẫn đến những người kiểm thử lại gặp thêm thách thức khi lựa chọn các công cụ này - liệu công cụ nào sẽ đạt được hiệu quả cao trong quá trình kiểm thử? Giải quyết cho vấn đề này, luận văn đã tập trung nghiên cứu các công cụ kiểm thử tự động, sinh các ca kiểm thử với bộ dữ liệu để sử dụng chúng cho việc kiểm thử, đánh giá được hiệu quả, mức độ chính xác của các công cụ này một cách rõ ràng hơn. Từ đó sử dụng công cụ có hiệu quả cao để kiểm thử cho các trang web của Việt Nam. Cấu trúc của luận văn: Chương 1 trình bày khái niệm, lý thuyết chung về khả năng truy cập web; các dạng khuyết tật được hỗ trợ. Giới thiệu bộ chỉ dẫn về mô tả về các nguyên tắc của WCAG 2.1 cũng như các cấp độ, tiêu chuẩn theo cấp độ A.
  11. 2 Chương 2 khảo sát các công cụ kiểm thử tự động về khả năng truy cập nội dung web, tuy nhiên số lượng các công cụ nhiều nên luận văn chỉ lựa chọn một số công cụ để đưa vào đánh giá. Giới thiệu về các công cụ này, cũng như các ưu nhược điểm của chúng. Chương 3 xây dựng bộ ca kiểm thử và dữ liệu kiểm thử dựa theo chuẩn WCAG 2.1 cấp độ A cho các tiêu chí có thể sử dụng để kiểm thử tự động, bán tự động. Từ bộ dữ liệu này sử dụng các công cụ để chạy kiểm thử, đánh giá hiệu quả của các công cụ này. Lựa chọn một số trang web của Việt Nam ở các lĩnh vực như tin tức, y tế - giáo dục, thương mại điện tử. Sử dụng công cụ tự động để kiểm thử cho các trang web này, từ đó đưa ra được kết quả về khả năng truy cập của các website. Cuối cùng là phần kết luận, định hướng mở rộng và tài liệu tham khảo.
  12. 3 Chương 1: Một số kiến thức nền tảng 1.1 Khả năng truy cập web (Web Accessibility) Khả năng tiếp cận/truy cập (Accessibility) chính là những cách thức, giải pháp làm cho mọi người bất kể là người lành lặn hay khuyết tật đều có thể truy cập được internet cũng như trang web [3]. Khả năng truy cập web có nghĩa là các trang web, công cụ và công nghệ được thiết kế và phát triển để người khuyết tật có thể sử dụng chúng. Cụ thể hơn, mọi người có thể: • nhận thức, hiểu, điều hướng và tương tác với Web • đóng góp cho Web Web Accessibility bao gồm tất cả các khuyết tật ảnh hưởng đến quyền truy cập vào Web, bao gồm: thính giác, nhận thức, thần kinh, vật lý, phát biểu, trực quan Web Accessibility cũng mang lại lợi ích cho những người không bị khuyết tật như: • Những người sử dụng điện thoại di động, đồng hồ thông minh, TV thông minh và các thiết bị khác có màn hình nhỏ, các chế độ nhập liệu khác nhau, v.v. • Người lớn tuổi với khả năng thay đổi do lão hóa • Những người bị "khuyết tật tạm thời" như gãy tay hoặc mất kính • Những người có "giới hạn về tình huống" chẳng hạn như trong ánh nắng chói chang hoặc trong môi trường mà họ không thể nghe âm thanh • Những người sử dụng kết nối Internet chậm hoặc những người có băng thông hạn chế hoặc đắt tiền 1.2 Các dạng khuyết tật ảnh hưởng đến Web Accessibility Có nhiều dạng khuyết tật khác nhau, dựa vào những loại khiếm khuyết này mà các nhà lập trình sẽ tạo ra những khả năng tiếp cận khác nhau để giúp họ có thể truy cập vào web một cách thuận tiện nhất. Web Accessibility chia thành bốn dạng khuyết tật chính: khuyết tật về khiếm thị, khiếm thính, khuyết tật vận động và suy giảm nhận thức. Hình 1-1 Các dạng khuyết tật • Người khiếm thị là người không thể nhìn thấy, thị lực kém hoặc mù
  13. 4 màu. Họ hoàn toàn chủ yếu dựa vào việc sử dụng trình đọc màn hình và bàn phím, hay cũng có thể sử dụng kính lúp màn hình để thu phóng màn hình (với những người thị lực kém). Dựa vào đó mà hầu hết các trình duyệt và hệ điều hành hiện nay đều có khả năng thu phóng. Một số người khác lại sử dụng phần mềm đọc màn hình để đọc to văn bản kỹ thuật số. Bàn phím được thiết kế đặc biệt có sẵn trên thị trường mà người khiếm thị có thể dễ dàng sử dụng, ví dụ như các bàn phím hiện chữ nổi, hay có kích cỡ rộng và các chữ đều được đánh theo mã mầu để người khuyết tật có thị lực kém hay có khuyết tật về thần kinh đều có thể sử dụng được… • Người khiếm thính là người có khả năng nghe kém hoặc hoàn toàn không thể nghe được. Do vậy cần đến những kỹ thuật để cung cấp các văn bản thay thế cho nội dung âm thanh. Giải pháp tốt nhất lúc này là sử dụng phụ đề chi tiết bất cứ khi nào âm thanh xuất hiện. Kỹ thuật này cũng được sử dụng rộng rãi trong truyền hình, nơi văn bản được hiển thị bất cứ khi nào âm thanh xuất hiện. • Người khuyết tật vận động: Nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm khả năng vận động là đột quỵ, bệnh Parkinson, gãy tay / cổ tay / lòng bàn tay, hoặc mất chi hoặc liệt. Một số người gặp khó khăn trong việc sử dụng chuột để lướt web hoặc cũng có người phải sử dụng đến con trỏ đầu để tương tác với máy tính. Các hệ thống điều khiển gắn vào đầu là các thiết bị đơn giản được gắn quanh đầu của người sử dụng và có một cần điều khiển nhô ra dùng để gõ các phím của bàn phím máy tính thông thường. Những người khuyết tật bị liệt tay nhưng vẫn có khả năng dịch chuyển đầu có thể sử dụng hệ thống này một cách hiệu quả. • Người suy giảm nhận thức đề cập đến một loạt các khuyết tật như người khuyết tật trí tuệ đến những người gặp khó khăn trong suy nghĩ và ghi nhớ khi về già. Phạm vi của nhóm người này bao gồm người mắc bệnh tâm thần (người bị trầm cảm và tâm thần phân liệt), người khuyết tật học tập (khó đọc, rối loạn tăng động). Do đó các trang web nên được thiết kế để dễ tiếp cận hơn với mọi người, có bố cục rõ ràng, nhất quán, nội dung dễ hiểu. 1.3 Tầm quan trọng của Web Accessibility Bằng cách tuân theo các nguyên tắc về khả năng truy cập web và thực hiện kiểm tra khả năng truy cập, các nhà thiết kế, phát triển web không chỉ xây dựng một ứng dụng có thể truy cập được cho người khuyết tật mà chúng ta còn nhận được các lợi ích khác, không chỉ là đạo đức mà còn là một hoạt động kinh doanh lành mạnh cũng như nghĩa vụ pháp lý. Tránh phức tạp về pháp lý - Nhiều quốc gia đã ra quy định bắt buộc các trang web phải đáp ứng các yêu cầu về khả năng truy cập trước khi hoạt động. Kiểm tra khả
  14. 5 năng tiếp cận phải được thực hiện để đáp ứng các tuân thủ pháp luật. Khả năng tăng trưởng trong kinh doanh - cứ 5 người thì có 1 người đang sống chung với một số dạng khuyết tật. Vì vậy, nếu ứng dụng được xây dựng bằng cách tuân theo các nguyên tắc dễ tiếp cận, ứng dụng đó cũng sẽ tiếp cận được người khuyết tật và dẫn đến tăng trưởng tiềm năng trong doanh thu của các sản phẩm có hỗ trợ cho người khuyết tật. Kết quả tìm kiếm chính xác - Nếu trang web được xây dựng bằng cách lưu ý đến khả năng truy cập, nó sẽ có văn bản phong phú giúp các công cụ tìm kiếm tìm thấy trang web dễ dàng hơn vì công cụ tìm kiếm sẽ tìm kiếm văn bản trong khi tra cứu nội dung. Trải nghiệm người dùng tốt hơn - Nếu nội dung kỹ thuật số có thể truy cập được, nó có thể hữu ích cho bất kỳ người dùng nào sử dụng ứng dụng của bạn như dự định. Vì việc giữ thiết kế có thể truy cập được sẽ làm cho việc điều hướng, văn bản rõ ràng, giao diện và nhiều tính năng khác của ứng dụng trở nên hấp dẫn và thân thiện hơn với người dùng. Đặc biệt tôn trọng quyền của người khuyết tật được hưởng lợi từ các biện pháp được thiết kế để đảm bảo sự độc lập, hòa nhập xã hội và nghề nghiệp của họ và tham gia vào cuộc sống của cộng đồng. Vì vậy ở nhiều nơi, khả năng truy cập web được bảo vệ theo nhiều luật khác nhau. Tại Mỹ yêu cầu tất cả “công nghệ thông tin và điện tử do chính phủ liên bang phát triển, mua sắm, duy trì hoặc sử dụng đều có thể truy cập được đối với người khuyết tật.”; Tại nhiều quốc gia châu Âu, Liên minh châu Âu cũng bảo vệ khả năng truy cập kỹ thuật số theo Hiến chương các quyền cơ bản của châu Âu [4]. Do đó, khả năng truy cập web là một yêu cầu quan trọng mà tất cả đều cần phải đáp ứng. 1.4 Kiểm thử khả năng truy cập web (Web Accessibility Testing) Kiểm thử khả năng truy cập web là một tập con trong kiểm tra khả năng sử dụng (usability testing) [5]. Kiểm thử khả năng truy cập web là một hoạt động nhằm đảm bảo rằng các ứng dụng web có thể truy cập được đối với những người bị khuyết tật như mù, các vấn đề về thính giác, suy giảm khả năng vận động hoặc nhận thức. Kiểm thử khả năng truy cập web đảm bảo rằng bất kỳ ai cũng có thể truy cập nội dung web mà không gặp bất kỳ rào cản nào. Nó thường được phân loại theo kiểm tra khả năng sử dụng và cần được đưa vào vòng đời kiểm thử phần mềm. Thực hiện kiểm thử khả năng truy cập web là cách duy nhất để phát hiện ra các lỗi hoặc lỗi thiết kế trên một trang web có thể khiến những người sử dụng công nghệ hỗ trợ không thể truy cập được. Kiểm tra khả năng truy cập web cũng là chìa khóa để phát hiện ra các vấn đề góp phần gây ra trải nghiệm người dùng đáng thất vọng. Bên
  15. 6 cạnh đó việc kiểm thử này cũng góp phần đánh giá, phản hồi giúp các nhà thiết kế, xây dựng phát triển web ngày một hoàn thiện hơn trong tương lai. Hiện nay chưa có hình thức kiểm tra khả năng truy cập hoàn toàn tự động dựa theo WCAG, vì vậy có thể kiểm tra một trang web bằng hình thức kiểm tra thủ công, hoặc có thể kết hợp kiểm tra thủ công và dùng công cụ kiểm tra tự động một phần. 1.5 Bộ chỉ dẫn về khả năng truy cập nội dung web (WCAG) Năm 1999 tổ chức quốc tế W3C Web Accessibility Initiative (WAI) phát triển các tiêu chuẩn và tài liệu hỗ trợ để giúp bạn hiểu và triển khai khả năng truy cập chính thức phát hành Bộ chỉ dẫn về Khả Năng Truy Cập Nội Dung Web (Web Content Accessibility Guidelines – WCAG) phiên bản đầu tiên. WCAG 2.1 là phiên bản chính thức mới nhất vẫn được sử dụng hiện nay, WCAG 2.1 được xây dựng dựa trên WCAG 1.0, WCAG 2.0 và được thiết kế để áp dụng rộng rãi cho các công nghệ Web khác nhau hiện tại và trong tương lai, đồng thời có thể kiểm tra được với sự kết hợp của kiểm tra tự động và con người đánh giá. WCAG 2.1 bao gồm một loạt các khuyến nghị để làm cho nội dung Web dễ truy cập hơn. Việc tuân theo các nguyên tắc này sẽ làm cho nội dung dễ tiếp cận hơn với nhiều người khuyết tật hơn, bao gồm chỗ ở dành cho người mù và thị lực kém, điếc và khiếm thính, cử động hạn chế, khuyết tật nói, nhạy cảm với ánh sáng và sự kết hợp của những thứ này và một số chỗ ở cho người khuyết tật học tập và hạn chế về nhận thức; nhưng sẽ không giải quyết mọi nhu cầu của người dùng đối với những người bị khuyết tật này. Các nguyên tắc này đề cập đến khả năng truy cập của nội dung web trên máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng và thiết bị di động. Việc tuân theo các nguyên tắc này cũng sẽ làm cho nội dung Web dễ sử dụng hơn đối với những người lớn tuổi với khả năng thay đổi do lão hóa và người dùng nói chung [6]. 1.6 Các nguyên tắc của WCAG 2.1 WCAG 2.1 được cấu trúc xung quanh bốn câu hỏi chính liên quan đến nội dung web. 1. Có thể nhận biết được không? 2. Có thể hoạt động được không? 3. Có dễ hiểu không? 4. Nó có mạnh mẽ (robust) không? Từ những câu hỏi này đưa ra các nguyên tắc bao quát được thiết lập trong WCAG 2.1 [7] [8] như sau: 1.6.1 Nguyên tắc “Có thể nhận biết được” (Perceivable) Theo nguyên tắc Perceivable: Thông tin và các thành phần giao diện phải hiển thị cho người dùng theo cách họ có thể nhận thức được. • Cung cấp đoạn văn bản thay thế cho các nội dung không có chữ
  16. 7 • Cung cấp tiêu đề và các loại thay thế khác cho nội dung đa phương tiện • Tạo nội dung có thể được thể hiện ở các cách khác nhau, có thể nhận biết được bởi các công nghệ hỗ trợ mà không làm mất ý nghĩa. • Giúp người sử dụng cảm thấy dễ dàng hơn để nhìn và nghe nội dung. 1.6.2 Nguyên tắc “Có thể hoạt động được” (Operable) Các thành phần giao diện người dùng và điều hướng phải hoạt động được. • Làm cho tất cả các chức năng đều có thể thực hiện được từ bàn phím • Cho người sử dụng đủ thời gian để đọc và sử dụng nội dung • Không sử dụng nội dung có thể gây ra các phản ứng thể chất • Giúp người sử dụng duyệt và tìm nội dung • Giúp người sử dụng dễ dàng nhập liệu bằng các thiết bị khác ngoài bàn phím 1.6.3 Nguyên tắc “Có thể hiểu được” (Understandable) Thông tin và hoạt động của giao diện người dùng phải dễ hiểu • Tạo nội dung văn bản có thể đọc được và hiểu được • Làm cho nội dung xuất hiện và hoạt động theo các cách có thể dự đoán. • Giúp người sử dụng tránh và sửa các lỗi. 1.6.4 Nguyên tắc “Mạnh mẽ” (Robust) Nội dung phải có tính chặt chẽ để có thể hiểu được một cách đáng tin cậy bởi nhiều nhóm người dùng, bao gồm cả công nghệ hỗ trợ cũng như tối đa sự tương thích với các công cụ hiện tại và tương lai. 1.7 Các cấp độ Một khái niệm quan trọng được đưa ra bởi WCAG 2.1 là ba cấp độ của sự phù hợp được gọi là Cấp A, Cấp AA và Cấp AAA (hoặc đơn A, đôi A, ba A, tương ứng). Đối với mỗi một cấp độ sẽ có những tiêu chuẩn tương ứng để có thể đánh giá các trang web đã được thiết kế, thực hiện đạt mức độ nào. Thông thường, một tổ chức sẽ cố gắng cho nội dung web của mình đạt được sự tuân thủ với một trong các cấp này. • Cấp độ A là mức tối thiểu, cơ bản nhất. Đây là cấp độ mà các trang web bắt buộc phải đảm bảo được. Khi nội dung trang web không đáp ứng các tiêu chuẩn của cấp A thì không thể đáp ứng khả năng truy cập cho một hoặc một số bộ phận người dùng. • Cấp độ AA cao hơn, bao gồm tất cả các yêu cầu của cấp độ A và AA. Đây là cấp độ mà các trang web nên đáp ứng được. Khi đáp ứng được cấp độ này thì những người khuyết tật sẽ dễ dàng truy cập, tiếp cận và hiểu được trang web tốt hơn. Nếu nội dung web đáp ứng Cấp A, nhưng không phải là Cấp AA, thì một số hoặc tất cả nội dung sẽ khó truy cập
  17. 8 cho một số người sử dụng • Cấp độ AAA là cấp độ cao nhất, bao gồm tất cả các yêu cầu cấp độ A, AA và AAA. Đáp ứng tất cả các yêu cầu đối với Cấp AAA có nghĩa là nội dung càng dễ hiểu, dễ tiếp cận và sử dụng nhất đối với người khuyết tật, cũng như tương thích được với các công cụ trợ năng một cách tốt nhất. 1.8 Các tiêu chuẩn theo cấp độ A của từng nguyên tắc Mỗi tiêu chí thành công được liệt kê theo nguyên tắc được liên kết với một trong ba cấp độ trợ năng này. Có 30 tiêu chuẩn cấp độ A như bảng 1-1, tuy nhiên chỉ có 15 tiêu chuẩn có thể áp dụng cho việc kiểm thử tự động, bán tự động. Vì vậy, luận văn tập trung vào nghiên cứu và giới thiệu về các tiêu chí này. Bảng 1-1 Các tiêu chuẩn cấp độ A theo các nguyên tắc, chỉ dẫn Tiêu chuẩn cấp Nguyên tắc Chỉ dẫn độ A 1.1 Text Alternatives 1.1.1 1.2 Time-based Media 1.2.1 - 1.2.3 Perceivable 1.3 Adaptable 1.3.1 - 1.3.3 1.4 Distinguishable 1.4.1 - 1.4.2 2.1 Keyboard Accessible 2.1.1, 2.1.2, 2.1.4 2.2 Enough Time 2.2.1 - 2.2.2 Operable 2.3 Seizures and Physical Reactions 2.3.1 2.4 Navigable 2.4.1 - 2.4.4 2.5 Input Modalities 2.5.1 - 2.5.4 3.1 Readable 3.1.1 Understandable 3.2 Predictable 3.2.1 - 3.2.2 3.3 Input Assistance 3.3.1 - 3.3.2 Robust 4.1 Compatible 4.1.1 - 4.1.2 1.8.1 Các tiêu chuẩn theo nguyên tắc Perceivable Để đáp ứng nguyên tắc đầu tiên này, các tiêu chuẩn về cấp độ A đã được đưa ra như sau: • Nội dung đồ họa quan trọng cũng phải được mô tả bằng văn bản để các hệ thống văn bản này cung cấp nội dung thay thế này cho những người không thể xem hình ảnh. • Nội dung sẽ được tạo ra để nó không bị mất cấu trúc hoặc ý nghĩa cơ bản của nó khi được hiển thị trên các trang web hoặc thiết bị trợ giúp khác nhau, chẳng hạn như chữ nổi, phần mềm nhận dạng giọng nói và điện thoại văn bản.
  18. 9 • Không sử dụng màu sắc, hình dạng, vị trí hoặc âm thanh làm phương pháp duy nhất cung cấp hướng dẫn cho người dùng. Ví dụ: Các chỉ dẫn như sau: “nhấn vào liên kết màu xanh”, “nhấn nút dừng”, “liên kết ở trên cùng bên phải của trang” hoặc “khi nghe thấy âm báo, chuyển đến trang tiếp theo” • Lựa chọn màu hoặc hình ảnh cần đủ tốt để dễ dàng phân biệt nền với chữ trong nội dung. Các tiêu chuẩn có thể được kiểm thử bán tự động (semi-auto) như sau: • 1.1.1 Non-text Content • 1.2.2 Captions (Prerecorded) • 1.3.1 Info and Relationships • 1.4.2 Audio Control 1.8.1.1 Nội dung phi văn bản (1.1.1 Non-text Content) Mục đích của tiêu chuẩn này để thông tin được bao hàm bởi nội dung phi văn bản (non-text content) qua việc sử dụng lựa chọn thay thế văn bản (text alternative). Các lựa chọn thay thế văn bản là một cách chính để cung cấp thông tin bởi vì chúng có thể được tạo ra bởi mất kỳ giác quan nào (ví dụ: thị giác, thính giác hoặc xúc giác) để thỏa mãn các nhu cầu của người sử dụng. Cung cấp các lựa chọn thay thế văn bản cho phép thông tin được tạo ra một cách đa dạng bởi các trình hỗ trợ người dùng khách nhau. Ví dụ một người không thể nhìn một bức hình có thẻ nghe được đoạn văn bản thay thế thông qua thiết bị hỗ trợ. Một người không thể nghe tệp âm thanh (audio file) có thể đọc được lựa chọn thay thế văn bản. Trong tương lai, các lựa chọn thay thế văn bản có thể cho phép thông tin dễ dàng chuyển đổi sang ngôn ngữ cử chỉ hoặc một dạng đơn giản hơn của cùng ngôn ngữ. 1.8.1.2 Phụ đề (1.2.2 Captions (Prerecorded)) Mục đích của tiêu chuẩn này là cho phép những người gặp khó khăn trong việc nghe có thể xem các nội dung trình chiếu đồng bộ. Phụ đề (caption) cung cấp nội dung có ở phần âm thanh. Phụ đề không chỉ bao gồm đoạn hội thoại mà còn chỉ ra ai đang nói, bao gồm những thông tin ngoài hội thoại có ở trong âm thanh như là các âm thanh có ý nghĩa. 1.8.1.3 Thông tin và các mối quan hệ (1.3.1 Info and Relationships) Tiêu chuẩn này đảm bảo rằng thông tin và các mối liên hệ mà được thể hiện dưới định dạng trực quan hoặc nội dung nghe sẽ được bảo tồn khi cấu trúc hiển thị thay đổi (ví dụ khi nội dung được đọc bởi một trình đọc màn hình). - Đánh dấu trang có ý nghĩa (semantic markup) dùng để thiết kế các đề mục (heading), các vùng (region/landmark), danh sách (list), đoạn văn bản đặc biệt (ví dụ , , , ). Các thẻ cần được bố trí một cách hợp lý. - Bảng (table) được sử dụng cho dữ liệu kiểu bảng và các ô dữ liệu cần có mối liên hệ với tiêu đề cột. Tiêu
  19. 10 đề bảng nếu có cần gắn với nội dung của bảng dữ liệu. - Nhãn (text label) được gắn với các thành phần nhập liệu (form input elements). Các thành phần liên quan đến nhau cần được nhóm vào thành fieldset/legend. ARIA label có thể được sử dụng khi HTML tiêu chuẩn không đủ thể hiện thông tin. 1.8.1.4 Điều chỉnh nội dung tiếng (1.4.2 Audio Control) Những người sử dụng trình đọc màn hình sẽ thấy khó để nghe thông tin qua tiếng nói nếu có âm thanh khác đang được bật trong cùng khoảng thời gian. Việc này còn khó hơn khi tiếng nói và âm thanh được điều chỉnh âm lượng một cách đồng bộ. Vì vậy việc người sử dụng có thể tắt được âm thanh nền là rất quan trọng. Chú ý: Việc có thể điều khiển âm lượng có nghĩa là có thể điều chỉnh nó về mức 0. Các âm thanh được tự động bật trên trang web nên được tự động tắt sau 3 giây. 1.8.2 Các tiêu chuẩn theo nguyên tắc Operable Để đáp ứng các nguyên tắc này, các tiêu chuẩn về cấp độ A phải đảm bảo các yêu cầu sau: • Đảm bảo rằng các phương tiện đầu vào và điều khiển khác được hỗ trợ, đặc biệt là thông qua bàn phím. • Đảm bảo có tùy chọn truy cập bàn phím để trả con trỏ về điểm bắt đầu trên trang. • Xem xét những người dùng không thể đọc nhanh hoặc vì những lý do khác cần thêm thời gian để trả lời. Các nhà phát triển web phải cung cấp đủ thời gian cho những người dùng cần thời gian để đọc, xử lý và phản ứng với thông tin trên trang web. • Cho phép người dùng kiểm soát - tạm dừng, dừng hoặc ẩn thông tin di chuyển, đặc biệt là thông tin quan trọng trên trang web. Nếu người dùng không thể kiểm soát thông tin di chuyển, thì họ có thể mất thông tin đó. • Tránh nhấp nháy nội dung kích hoạt gây co giật, tai biến (seizures) ở một số người dùng. • Cung cấp một số cơ chế cho phép mọi người sử dụng hệ thống chuyển văn bản thành giọng nói để chọn và chuyển đến nội dung chính mà không phải nghe tất cả nội dung phụ khác trên trang, đặc biệt là trang chủ hoặc cổng thông tin. Một số trang yêu cầu rất khắt khe với thông tin về các dịch vụ của tổ chức, cũng như với quảng cáo, nguồn cấp tin tức và menu có liên kết đến nội dung khác. Thông thường, các nhóm nội dung khác nhau này được sắp xếp theo cách mà nội dung chính của trang khó xác định hoặc tìm thấy. Điều này đặc biệt đúng đối với những người sử dụng hệ thống chuyển văn bản thành giọng nói. • Các trang nên được đặt tiêu đề rõ ràng và tiêu đề phải phản ánh rõ ràng chủ đề
  20. 11 hoặc mục đích của trang. Đây là tiêu đề xuất hiện trên thanh tiêu đề hoặc tab trang của trình duyệt và được lưu khi đánh dấu trang hoặc thêm nó vào danh sách các mục yêu thích trong trình duyệt. • Đảm bảo thứ tự tabbing có ý nghĩa. Điều này sẽ không chỉ giúp người dùng với bàn phím điều hướng trang web, nó cho phép các tổ chức trình bày nội dung theo cách chiến lược và phản ánh cách nhà phát triển muốn người dùng đọc nội dung trên web. • Chọn văn bản liên kết để giải thích rõ ràng mục đích của liên kết. Văn bản liên kết “nhấp vào đây” phổ biến, hầu như được coi là không thể truy cập được. Do một số hệ thống chuyển văn bản thành giọng nói, trích xuất và đọc các liên kết trên trang và nghe "bấm vào đây" một hoặc hàng chục lần gây phiền toái và vô dụng. • Có những trường hợp cần rút ngắn một số liên kết đến cùng một công việc để lưu trên một trang. Ví dụ: đang liệt kê các ngôi nhà và sau mỗi danh sách có một liên kết chung tới ‘tiện nghi’. Trong trường hợp này, hãy cung cấp một thuộc tính hoặc tiêu đề thay thế để người dùng tìm hiểu thêm về liên kết. Trong đó các tiêu chuẩn được giới thiệu cụ thể dưới đây là các tiêu chuẩn có thể được kiểm thử tự động (auto), hoặc bán tự động (semi-auto): 1.8.2.1 Thao tác bàn phím (2.1.1 Keyboard) Mục đích của tiêu chuẩn này để đảm bảo, bất cứ khi nào có thể, nội dung có thể được thao tác qua một bàn phím hoặc giao tiếp bàn phím (để một bàn phím thay thế có thể được sử dụng). Khi nội dung có thể được thao tác qua một bàn phím hoặc bàn phím thay thế, nó có thể được dùng bởi nhưng người khiếm thị (những người không thể sử dụng chuột, cái đòi hỏi sự phối hợp tay-mắt) cũng như những người phải sử dụng bàn phím thay thế hoặc thiết bị nhập liệu giả lập bàn phím thông thường. Những người khiếm thị sẽ gặp khó khăn để theo dõi con trỏ chuột và sẽ thấy việc sử dụng phần mềm dễ dàng hơn (hoặc chỉ là khả thi) nếu họ có thể điều khiển được nó qua bàn phím. 1.8.2.2 Thời gian có thể điều chỉnh (2.2.1 Timing Adjustable) Tiêu chuẩn này đảm bảo những người dùng bị khuyết tật được cung cấp đủ thời gian để tương tác với nội dung web bất cứ khi nào có thể. Những người khuyết tật như mù, khiếm thị, thiếuleoscognitive, nhận thức kém có thể cần nhiều thời gian hơn để đọc nội dung hoặc thực hiện các chức năng ví dụ như điền vào các biểu mẫu trực tuyến (online form). Nếu các chức năng web phụ thuộc vào thời gian, nó sẽ gây khó khăn cho một số người dùng thực hiện hành động được yêu cầu trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này có nghĩa là họ không thể tiếp cận được dịch vụ. Việc thiết kế các
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2