Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội nhóm hỗ trợ trẻ em trong gia đình ly hôn trên địa bàn phường Phú Thọ, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
lượt xem 9
download
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài "Công tác xã hội nhóm hỗ trợ trẻ em trong gia đình ly hôn trên địa bàn phường Phú Thọ, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương" là tìm hiểu thực trạng đời sống của trẻ em trong gia đình bố mẹ ly hôn trên địa bàn phường Phú Thọ, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương và thực trạng CTXH đối với trẻ em có bố mẹ ly hôn. Trên cơ sở đó, đưa ra một số khuyến nghị giải pháp nhằm tăng cường hoạt động chuyên môn CTXH hỗ trợ trẻ trong gia đình bố mẹ ly hôn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội nhóm hỗ trợ trẻ em trong gia đình ly hôn trên địa bàn phường Phú Thọ, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
- UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT ĐỖ THỊ MAI HẬU CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM HỖ TRỢ TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH LY HÔN TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG PHÚ THỌ, THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI MÃ SỐ: 8760101 BÌNH DƯƠNG – 2021 i
- UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT ĐỖ THỊ MAI HẬU CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM HỖ TRỢ TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH LY HÔN TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG PHÚ THỌ THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI MÃ SỐ: 8760101 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ THỊ HOÀNG LIỄU BÌNH DƯƠNG – 2021 ii
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Thị Hoàng Liễu. Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn thạc sĩ về “Công tác xã hội nhóm hỗ trợ trẻ em trong gia đình ly hôn trên địa bàn phường Phú Thọ, thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Phú Thọ, tháng 12 năm 2021 Tác giả Đỗ Thị Mai Hậu iii
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện luận văn, ngoài sự phấn đấu, nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự động viên nhiệt tình và sự giúp đỡ tận tâm của các thầy cô và người thân, bạn bè. Hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Thủ Dầu Một, quý Thầy Cô trong Khoa Công tác xã hội và quý Thầy Cô tham gia giảng dạy chương trình cao học Công tác xã hội đã hết lòng giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS. Lê Thị Hoàng Liễu, người đã tận tình hướng dẫn và truyền thụ cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn cũng như nghiên cứu hết sức quý giá trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các trẻ em và bố mẹ, sự hỗ trợ của địa phương trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn cổ vũ, chia sẻ, động viên và tạo các điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Do còn hạn chế về kinh nghiệm, thời gian nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý chân tình từ quý Thầy Cô để luận văn được hoàn thiện hơn. Phú Thọ, tháng 12 năm 2021 Tác giả Đỗ Thị Mai Hậu iv
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. iii LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... iv MỤC LỤC ........................................................................................................... v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ ix MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 10 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 10 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 12 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 13 4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu .................................................................. 13 4.1 Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 13 4.2 Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 13 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 13 5.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 13 5.2 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 13 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 14 6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu ..................................................................... 14 6.2 Phương pháp xử lý dữ liệu .......................................................................... 14 7. Ý nghĩa nghiên cứu ....................................................................................... 15 7.1 Ý nghĩa lý luận ............................................................................................ 15 7.2 Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................... 15 8. Khung nghiên cứu .......................................................................................... 16 9. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 16 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH LY HÔN .......................................................................... 17 1.1 Tổng quan một số nghiên cứu về trẻ em trong gia đình ly hôn ................... 17 1.1.1 Nghiên cứu nước ngoài về công tác xã hội trong hỗ trợ ........................... 17 1.1.2 Nghiên cứu trong nước.............................................................................. 20 v
- 1.2 Một số lý thuyết và khái niệm làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài .......... 25 1.2.1 Lý thuyết cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài............................................... 25 1.2.1.1 Lý thuyết cấu trúc - chức năng - một trong những lý thuyết cơ bản nghiên cứu về gia đình - hôn nhân - ly hôn và trẻ em.................................................... 25 1.2.1.2 Lý thuyết gia đình .................................................................................. 27 1.2.1.3. Một số quan điểm và lý thuyết về trẻ em .............................................. 30 1.2.2 Các khái niệm ............................................................................................ 31 1.2.2.1 Khái niệm trẻ em .................................................................................... 31 1.2.2.2 Khái niệm gia đình ................................................................................. 33 1.2.2.3 Hôn nhân ................................................................................................ 34 1.2.2.4 Khái niệm trẻ em trong các gia đình sau ly hôn..................................... 34 1.2.3 Một số lý luận về công tác xã hội và công tác xã hội với trẻ em trong gia đình bố mẹ ly hôn .............................................................................................. 35 1.2.3.1 Khái niệm về công tác xã hội ................................................................ 35 1.2.3.1.1 Định nghĩa và mục đích của công tác xã hội ..................................... 35 1.2.3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công tác xã hội ...................................... 36 1.2.3.2 Công tác xã hội với trẻ em trong gia đình có bố mẹ ly hôn .................. 36 1.2.3.2.1 Khái niệm công tác xã hội với trẻ em trong gia đình có bố mẹ ly hôn ................................................................................................................. 36 1.2.3.2.2 Các vấn đề của trẻ em và người chăm sóc trẻ em trong gia đình có bố mẹ ly hôn ........................................................................................................... 37 1.2.3.3 Nội dung các hoạt động chuyên môn (phương pháp) NVXH thực thi trong quá trình trợ giúp trẻ em trong gia đình bố mẹ ly hôn ............................. 41 1.2.3.4 Yêu cầu chuyên môn đối với NVXH trong thực thi công tác trợ giúp trẻ em trong gia đình có bố mẹ ly hôn..................................................................... 42 1.2.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động chuyên môn công tác xã hội với trẻ em trong gia đình bố mẹ ly hôn .............................................................. 46 1.3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ....................................................................... 51 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 52 vi
- Chương 2 THỰC TRẠNG CUỘC SỐNG CỦA TRẺ TRONG GIA ĐÌNH LY HÔN TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG PHÚ THỌ, THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG ....................................................................................... 53 2.1 Tình trạng xã hội người nuôi dưỡng trẻ trong gia đình ly hôn .................... 53 2.1.1 Giới và độ tuổi gia đình chăm sóc trẻ ....................................................... 53 2.1.2 Tình trạng hôn nhân gia đình chăm sóc .................................................... 54 2.1.3 Trình độ văn hóa người chăm sóc ............................................................. 55 2.1.4 Nghề nghiệp người chăm sóc nuôi dưỡng trẻ sau ly hôn.......................... 55 2.1.5 Hiện trạng trẻ đang chung sống ................................................................ 56 2.2 Sự quan tâm của người chăm sóc và cảm nhận của trẻ................................ 57 2.2.1 Trẻ được quan tâm chăm sóc .................................................................... 57 2.1.2 Trẻ được chăm sóc sức khỏe và sức khỏe tinh thần.................................. 59 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 66 Chương 3 MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC HỖ TRỢ TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH LY HÔN .......................................................................... 67 3.1 Thực trạng công tác xã hội trong hỗ trẻ em trong gia đình ly hôn............... 67 3.2 Các giai đoạn thực hiện công tác xã hội nhóm với trẻ trong gia đình ly hôn ...................................................................................................................... 67 3.3 Công cụ và kỹ năng sử dụng ........................................................................ 68 3.4 Mục tiêu và nhiệm vụ can thiệp ................................................................... 69 3.4.1 Mục tiêu can thiệp ..................................................................................... 69 3.4.2 Nhiệm vụ can thiệp ................................................................................... 69 3.4.3 Thời gian và kế hoạch can thiệp cụ thể ..................................................... 69 3.5 Tiến trình công tác xã hội nhóm .................................................................. 72 3.5.1 Giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm ..................................................... 72 3.5.2 Mô tả hoạt động của nhân viên công tác xã hội ........................................ 73 3.5.3 Nguyên tắc làm việc của nhân viên công tác xã hội ................................. 74 3.6 Giai đoạn can thiệp....................................................................................... 75 3.7 Kết thúc ........................................................................................................ 76 vii
- 3.8 Định hướng phát triển các hoạt động chuyên môn của CTXH đối với trẻ em trong gia đình ly hôn .......................................................................................... 77 3.9 Một số giải pháp phát triển hoạt động chuyên môn CTXH với trẻ em trong gia đình ly hôn .................................................................................................... 79 3.9.1 Giải pháp về thực hiện chính sách hỗ trợ .................................................. 79 3.9.2 Các giải pháp về phát triển mạng lưới dịch vụ hỗ trợ ............................... 80 3.9.3 Giải pháp về nâng cao nhận thức của người thân các trẻ trong gia đình ly hôn ...................................................................................................................... 81 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 81 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 82 KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 84 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 89 viii
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CTXH Công tác xã hội NVXH Nhân viên xã hội ix
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 60.000 vụ ly hôn mỗi năm, tương đương 0,75 vụ trong mỗi 1.000 dân, có nghĩa cứ bốn đôi đăng ký kết hôn có một đôi ra tòa, theo báo cáo của Tổng cục thống kê năm 2019. Cũng theo báo cáo này, tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam tăng so với cùng kỳ năm 2009, từ 1,4% lên 2,1%, trong đó 70% vụ do phụ nữ nộp đơn. Trong những vụ ly hôn đó cũng có hàng chục nghìn đứa trẻ thiếu vắng cha hoặc mẹ, thậm chí cả hai. Hai nhà tâm lý Joan B.Kelly ở Corte Madera (California, Mỹ) và Robert E. Emery, trường Đại học Virginia, trong một nghiên cứu về ly hôn đã kết luận, những người lớn lên trong cảnh cha mẹ ly hôn, có xu hướng gặp khó khăn với các mối quan hệ, khó thân thiết với người khác khi còn trẻ, dễ thất vọng với hôn nhân, tỷ lệ ly hôn cao hơn và ít gần gũi với cha mẹ hơn. Trong cuốn "How to tell the kids" (Nói với con về ly hôn) của tác giả Vikki Stark, xuất bản năm 2015 khẳng định: "Ly hôn không phải nguyên nhân chính khiến trẻ bị tổn thương nhiều nhất mà là xung đột giữa cha và mẹ trong thời gian dài". Gia đình có mối quan hệ gắn bó, mật thiết với sự hình thành và phát triển về tâm, sinh lý trẻ. Khi các chức năng kinh tế, nuôi dưỡng, giáo dục, chức năng thỏa mãn tình cảm giữa các thành viên trong gia đình được đảm bảo sẽ góp phần tạo nên sự phát triển ổn định cho trẻ. Ngược lại nếu gia đình nảy sinh những mâu thuẫn, bất hòa dẫn đến hôn nhân đổ vỡ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sự phát triển của trẻ. Nhiều báo cáo, nghiên cứu về cuộc sống của trẻ em trong các gia đình sau ly hôn cho thấy không ít trẻ sống với ông, bà, chú, bác, nội, ngoại, dì ghẻ, bố dượng sau khi cha mẹ ly hôn, nhiều trẻ rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lao động sớm, bị bạo hành, rơi vào tình trạng nghiện ngập, hút chích, bị lạm dụng tình dục sau khi gia đình tan vỡ, thậm chí đứa trẻ sống trong gia đình mới cùng với cha, mẹ mới, bị bạo hành đến tử vong. 1
- Tỉnh Bình Dương, theo thống kê năm 2020, có trên 10.000 vụ ly hôn, trong đó có trên 6.000 trẻ ảnh hưởng trong chia tay của cha mẹ, tại thành phố Thủ Dầu Một số vụ ly hôn cũng tăng dần theo từng năm, năm 2019 có khoảng 1.200 vụ (Tòa án thành phố Thủ Dầu Một, 2019) [24], thì năm 2020 đã trên 1.300 vụ, tại phường Phú Thọ mỗi năm có trên 10 vụ từ năm 2010 đến năm 2020 đã có trên 120 vụ ly hôn, trong đó có những gia đình trẻ, có con trong độ tuổi còn cắp sách đến trường (Uỷ ban nhân dân phường Phú Thọ, 2018, 2019, 2020) [2]. Gia đình tan vỡ, sau ly hôn cha, mẹ, thường có gia đình mới, vậy những đứa trẻ trong gia đình tan vỡ đi về đâu, sống với ai, trên địa bàn phường cũng đã xảy ra một số vụ bạo hành trẻ liên quan đến mối quan hệ gia đình, trẻ là con riêng của vợ hoặc chồng, có những trường hợp trẻ nghiện game, trốn học, trường mời phụ huynh chỉ có bà vào thay thế cho cha mẹ, vì cha mẹ chia tay, có gia đình mới, để yên ổn gia đình mới, đứa trẻ đành về ở với bà. Có một số trường hợp được phát hiện, can thiệp, hỗ trợ, tuy nhiên vẫn là con số rất nhỏ, vì đa phần có những gia đình khép kín, đứa trẻ sống trong ngôi nhà bao bọc bởi khung cửa rào kín cổng, thì ai biết điều gì sẽ xảy ra trong cuộc sống của trẻ, những chơi vơi trong gia đình mới, tâm lý tổn thương, cảm nhận sự mất mát đối với trẻ bắt đầu biết ghi nhận, suy nghĩ, che dấu, thì hầu như khi xảy ra chuyện liên quan pháp luật, thì lúc đó sự can thiệp hỗ trợ gần như muộn màng. Thực tế cho thấy rằng những đứa trẻ trong các gia đình ly hôn phần lớn thiếu đi sự quan tâm chăm sóc đầy đủ của cha mẹ. Việc ly hôn của cha mẹ thường để lại hậu quả về mặt tâm lý cho các con cái của họ. Môi trường sống của trẻ bị xáo trộn cùng những cú sốc tâm lý có thể khiến trẻ mất niềm tin vào người lớn, dẫn đến nguy cơ dễ bị trầm cảm, thất bại ở trường học và vi phạm pháp luật. Theo Đỗ Thị Thu Trang và Lê Bích Ngọc (2016), trong tổng số vụ phạm pháp hình sự trên toàn quốc thì số vụ án do người chưa thành niên gây ra chiếm 20% và trong số này có đến 40,7% sống trong những gia đình bố mẹ ly hôn [25]. Tất cả chúng ta đều nhận thức được rằng trẻ em là đối tượng đặc biệt cần được quan tâm chăm sóc và nuôi dưỡng chu đáo để có thể phát triển một cách toàn diện. Tương lai đất nước có phồn thịnh hay không là nhờ vào sự phát triển 2
- của thế hệ trẻ em hôm nay. Việc chăm sóc giáo dục và hỗ trợ trẻ em, trong đó có trẻ là con của những gia đình ly hôn, vì thế là trách nhiệm của mọi gia đình và xã hội. Trên thế giới, công tác xã hội (CTXH) được định nghĩa là một hoạt động chuyên nghiệp nhằm giúp các cá nhân, nhóm và cộng đồng tăng cường hoặc phục hồi năng lực thực hiện chức năng xã hội của họ, đồng thời tạo ra những điều kiện xã hội thích hợp và thuận lợi để đạt được những mục tiêu ấy. Một trong những đối tượng quan trọng mà CTXH có trách nhiệm trợ chính là trẻ em, trong đó có trẻ em sống trong gia đình bố mẹ ly hôn. Trong thời gian qua ở Việt Nam, CTXH trợ giúp trẻ em tập trung nhiều vào các hoạt động bảo vệ trẻ em, đặc biệt là các đối tượng trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt như trẻ lang thang, trẻ bị xâm hại tình dục, trẻ lao động nặng nhọc, trẻ mồ côi không nơi ở, trẻ bị nhiễm HIV/AIDS, ... Trong thực tế chưa có nhiều hoạt động và dịch vụ trợ giúp trẻ em sống trong hoàn cảnh bố mẹ ly hôn trên cả nước trong đó có tỉnh Bình Dương nói chung và thành phố Thủ Dầu Một nói riêng. Ly hôn ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của trẻ, trẻ có được can thiệp hỗ trợ kịp thời khi có nhu cầu không? Để trả lời các câu hỏi trên, tôi thực hiện đề tài: “Công tác xã hội nhóm hỗ trợ trẻ em trong gia đình ly hôn trên địa bàn phường Phú Thọ, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương” nhằm tìm hiểu thực trạng trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại phường Phú Thọ, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, ảnh hưởng của cuộc ly hôn giữa cha mẹ đến cuộc sống, tâm lý, việc tiếp cận các chính sách, dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dục của trẻ, trên cơ sở đó đề tài đưa ra các giải pháp can thiệp dựa trên phương pháp công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ can thiệp ca tại địa bàn nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là tìm hiểu thực trạng đời sống của trẻ em trong gia đình bố mẹ ly hôn trên địa bàn phường Phú Thọ, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương và thực trạng CTXH đối với trẻ em có bố mẹ ly hôn. Trên cơ sở đó, đưa ra một số khuyến nghị giải pháp nhằm tăng cường hoạt động chuyên môn CTXH hỗ trợ trẻ trong gia đình bố mẹ ly hôn. 3
- 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu tổng quát trên, các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể cần được thực hiện là: - Mô tả và đánh giá thực trạng đời sống của trẻ em trong gia đình có cha mẹ ly hôn cũng như CTXH trong hỗ trợ trẻ tại địa bàn phường Phú Thọ, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. - Khái quát hóa một số lý luận liên quan đến đề tài. - Đưa ra một số giải pháp khuyến nghị nhằm nâng cao CTXH hỗ trợ trẻ em trong gia đình có cha mẹ ly hôn. 4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng của trẻ em về tinh thần, thể chất, học tập, quan hệ gia đình và xã hội trong những gia đình cha mẹ ly hôn diễn ra như thế nào? - Hoạt động công tác xã hội hỗ trợ can thiệp trẻ em trong gia đình ly hôn thực tế tại phường Phú Thọ như thế nào? - Cần làm gì để hoạt động công tác xã hội hỗ trợ trẻ trong gia đình ly hôn đạt được hiệu quả? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu Ly hôn của cha mẹ tác động tiêu cực đến trẻ ở nhiều mặt khác nhau về thể chất, tinh thần, học tập, quan hệ với cha mẹ, anh chị em, ông bà và bạn bè nhưng CTXH trong trợ giúp trẻ em ở gia đình ly hôn còn hạn chế, nếu có những giải pháp can thiệp phù hợp thì vấn đề này sẽ được cải thiện. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu: Là các hoạt động chuyên môn của phương pháp CTXH nhóm được thực hiện để trợ giúp đối tượng trẻ em trong gia đình có bố mẹ ly hôn. 5.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện với các phạm vi sau: - Về nội dung: nghiên cứu đánh giá thực trạng đời sống trẻ em trong gia đình ly hôn và chỉ tập trung nghiên cứu các hoạt động chuyên môn của phương 4
- pháp CTXH hỗ trợ nhóm trẻ trong gia đình ly hôn và các giải pháp thúc đẩy CTXH với nhóm trẻ em này. - Về không gian: nghiên cứu thực hiện ở 7 khu phố thuộc phường Phú Thọ, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. - Về mặt thời gian: Nghiên cứu thực hiện năm 2020 -2021. - Về mặt khách thể: Nghiên cứu tìm hiểu trên các trẻ em độ tuổi từ 13 đến dưới 16 tuổi có cha mẹ ly hôn. - Chọn mẫu trong nghiên cứu: Mẫu thuận tiện, với sự đồng ý của người giám hộ trẻ, mẫu khảo sát được chia như sau : - 50 người giám hộ: Người đang trực tiếp nuôi dưỡng và sinh sống cùng với trẻ trong gia đình, đồng ý tham gia nghiên cứu có độ tuổi trên 18. Ngoại trừ những tình trạng không đảm bảo về sức khỏe tâm thần như: Không có khả năng trả lời câu hỏi, không có khả năng tham gia các hoạt động của nghiên cứu, sẽ không chọn trong mẫu nghiên cứu. - 50 trẻ được người giám hộ đồng ý và trẻ đồng ý tham gia nghiên cứu, tuổi của trẻ từ trên 12 đến dưới 16 tuổi, trẻ có đủ khả năng trả lời phỏng vấn, tham gia các hoạt động nghiên cứu, ngoại trừ trẻ rối loạn, tự kỷ, chậm phát triển tâm thần hoặc tâm thần phân liệt. 6. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài nghiên cứu thực hiện phương pháp định lượng kết hợp định tính. 6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Đề tài sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu bao gồm phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, phương pháp điều tra xã hội dùng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn sâu định tính. 6.2. Phương pháp xử lý dữ liệu Các dữ liệu định lượng thu thập bằng phương pháp thứ cấp và điều tra qua bảng hỏi được xử lý bằng phương pháp thống kê mô tả. Việc xử lý dữ liệu định lượng được thực hiện dùng phần mềm SPSS phiên bản 20.0. Các dữ liệu định 5
- tính thu thập bởi các cuộc phỏng vấn sâu được xử lý bằng phương pháp phân tích quy nạp và phân tích lý thuyết nền. 7. Ý nghĩa nghiên cứu 7.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận về CTXH với trẻ em trong gia đình có cha mẹ ly hôn. Đồng thời những thông tin thu thập từ luận văn đóng góp như là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu này về lĩnh vực hỗ trợ trẻ em trong gia đình có cha mẹ ly hôn. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả đề tài nghiên cứu là mô hình thí điểm thực hiện tại phường Phú Thọ, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, sự cải thiện và mối gắn kết của trẻ với gia đình thực sự góp phần trong công tác gia đình trẻ em tại địa phương, những hoạt động công tác xã hội trong nghiên cứu được ứng dụng tại phường, hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, bộ phận Dân số gia đình và Trẻ em, hiện vẫn thực hiện trong công tác Đoàn, Hội, ban ngành, hỗ trợ cho số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong đó có trẻ trong gia đình ly hôn. Báo cáo nghiên cứu cũng là tài liệu tham khảo cho các sinh viên, giảng viên, nhà nghiên cứu và nhà thực hành CTXH đang học tập, làm việc và nghiên cứu về CTXH với trẻ em, chính sách và hệ thống an sinh trẻ em. 6
- 8. Khung nghiên cứu 9. Cấu trúc của luận văn Luận văn được kết cấu như sau: Mở đầu. Chương 1: Cơ sở lý luận của công tác xã hội đối với trẻ em trong gia đình ly hôn. Chương 2: Thực trạng cuộc sống trẻ trong gia đình ly hôn trên địa bàn phường Phú Thọ, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Chương 3: Mô hình công tác xã hội trong việc hỗ trợ trẻ em trong gia đình ly hôn. Kết luận và kiến nghị. 7
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH LY HÔN 1.1. Tổng quan một số nghiên cứu về trẻ em trong gia đình ly hôn: Ly hôn, tan vỡ gia đình, là một trong những vấn đề xã hội, bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng đều có, mỗi vấn đề xảy ra trong gia đình mang tính chất văn hóa, xã hội của gia đình hiện đang sinh sống, qua những nghiên cứu trước, tại các quốc gia có sự phát triển của công tác xã hội trong cộng đồng đã thể hiện được sự ảnh hưởng của trẻ trong gia đình ly hôn và sự can thiệp của công tác xã hội trong hỗ trợ trẻ. Hai nhà tâm lý Joan B.Kelly ở Corte Madera (California, Mỹ) và Robert E. Emery, trường Đại học Virginia, trong nghiên cứu về ảnh hưởng của trẻ trong gia đình ly hôn cho kết quả những người lớn lên trong cảnh cha mẹ ly hôn, có xu hướng gặp khó khăn với các mối quan hệ, khó thân thiết với người khác khi còn trẻ, dễ thất vọng với hôn nhân, tỷ lệ ly hôn cao hơn và ít gần gũi với cha mẹ hơn. Ly hôn không phải nguyên nhân chính khiến trẻ bị tổn thương nhiều nhất mà là xung đột giữa cha và mẹ trong thời gian dài, đã được thể hiện nhiều trong các báo cáo liên quan đến trẻ em [35] kế đến là trẻ phải chịu sự phân ly trong gia đình, sự ảnh hưởng của trẻ trong gia đình ly hôn kéo dài trong suốt quá trình phát triển, trưởng thành của trẻ. 1.1.1. Nghiên cứu nước ngoài về công tác xã hội trong hỗ trợ “Đánh giá các biện pháp can thiệp và dịch vụ dành cho trẻ em ly hôn và cha mẹ ly hôn của nhóm tác giả Joanna Hawthorne, Julie Jessop, Jan Pryor and Martin Richards [36]. Nghiên cứu được thực hiện ở Vương Quốc Anh, nghiên cứu trên 43.000 vu ly hôn năm 2001, trong đó có trên 25.000 trẻ em bị ảnh hưởng bởi việc ly hôn của cha mẹ. Sự phán quyết quyền nuôi con của tòa án, đã làm chia cách trẻ trong gia đình, điển hình trong gia đình có 4 trẻ, nếu không đạt được thỏa thuận của cha và mẹ, thì sẽ có 02 trẻ ở với cha và 02 trẻ ở với mẹ, sự thay đổi môi trường sống và gia đình ly tán, trong nghiên cứu ghi nhận trên 45% trẻ có vấn đề về hành vi ứng xử xã hội đối với trẻ trong độ tuổi từ 12 đến 16 tuổi, 8
- có 12% trẻ không muốn đến trường vì không thích ghi với môi trường mới, điều đáng chú ý là 8% trẻ trong gia đình ly hôn có liên quan đến chất kích thích và 6% trẻ được cha hoặc mẹ phát hiện bị bạo lực trong gia đình mới của cha hoặc mẹ. Để cải thiện tình trạng ngày càng nhiều cặp gia đình ly hôn, trong đó có trẻ em, những dịch vụ xã hội ra đời nhằm can thiệp hỗ trợ trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn thích nghi với cuộc sống mới. Có hơn 75% trẻ trong gia đình ly hôn được tiếp cận dịch vụ hỗ trợ can thiệp, tuy nhiên kết quả của các cuộc can thiệp không được báo cáo, cũng như đánh giá về chất lượng, nên hiệu quả của dịch vụ vẫn là ẩn số, tuy nhiên điều mà nhóm nghiên cứu quan tâm là số trẻ bị bạo lực trong gia đình vẫn còn nhiều và chưa được phát hiện, thậm chí xảy ra tai nạn thương tích ảnh hưởng. Trong đề tài tác giả sử dụng phương pháp định lượng kết hợp định tính trong đó việc đánh giá tình trạng an toàn cho trẻ, tác giả thu thập thông tin bằng các cuộc phỏng vấn sâu với người giám hộ, trực tiếp nuôi dưỡng trẻ. Kết quả nghiên cứu tác giả chỉ đưa ra những bằng chứng về sự ảnh hưởng của trẻ sau ly hôn của cha mẹ, quan tâm hơn nữa tác giả đã cảnh báo chấn thương tâm lý đối với trẻ phải xa cách anh chị em và mẹ, trong đó tác giả nhận định về dịch vụ xã hội trong can thiệp hỗ trợ, hầu như mang tính hình thức, vì số trẻ được giới thiệu, tiếp cận, nhưng không đánh giá được hiệu quả, số trẻ bị bạo lực vẫn gia tăng, trong đó trẻ liên quan đến chất gây nghiện cũng không ngừng tăng lên. Nghiên cứu này liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và thông tin cho trẻ em có cha mẹ ly thân và ly hôn. Hiện nay, hầu hết trẻ em và thanh niên đều cảm thấy khó chịu trong thời gian cha mẹ xung đột và xa cách, và đối với một số người, có thể có những hậu quả tiêu cực dai dẳng. Trong vài thập kỷ qua, những phát hiện này đã dẫn đến một loạt các dịch vụ hỗ trợ cho trẻ em và gia đình của chúng khi xảy ra các chuyển đổi như ly hôn. Hỗ trợ và can thiệp cần dựa trên bằng chứng từ nghiên cứu về trẻ em và ly hôn và cần được đánh giá để đảm bảo chúng đạt được mục tiêu của mình. Những vấn đề được đưa ra trong kết quả nghiên cứu, kết quả của dịch vụ hỗ trợ xã hội gần như hiện trạng của Việt Nam hiện nay, số trẻ trong những gia đình ly hôn, nếu không có những vấn đề như bạo hành, ngược đãi hoặc trẻ vi phạm pháp luật, thì việc đánh giá hiệu quả của dịch vụ hỗ trợ xã hội vẫn 9
- chưa được thực hiện, tương ứng với những vấn đề tác giả nghiên cứu trong đề tài, dù phần số liệu, ca điển hình chỉ gói gọn trong phạm vi một địa phương cấp phường. “Nghiên cứu của nhân viên công tác xã hội về ly hôn của cha mẹ, ảnh hưởng lâu dài đối với thanh thiếu niên” của nhóm tác giả Carol F. Kuechler; Cara Carlson; Diane Rowe; School of Social Work SoPhiA and St. Catherine University [Error! Reference source not found.]. Nghiên cứu được thực hiện tại Mỹ năm 2012, nghiên cứu trên 24 gia đình ly hôn với 53 trẻ em trong độ tuổi từ 12 đến 18 tuổi. Trong nghiên cứu này nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp định tính, chủ yếu quan sát và phỏng vấn sấu, cùng với can thiệp hỗ trợ các vấn đề mang tính chất tâm lý, sức khỏe tâm thần. Nghiên cứu được kéo dài từ năm 2009-2012, trải qua các giai đoạn của gia đình: Phán quyết của tòa án, sự sắp xếp cho những đứa trẻ sau ly hôn, sự thích hợp của trẻ trong giai đoạn gia đình mới được thiết lập. Với kết quả hầu như 53 đứa trẻ đều trải qua đó là cú sốc về tinh thần, sự phân chia của em, anh, hoặc chị, theo cha hoặc mẹ, xa cách được diễn ra, khi anh, chị hoặc em, phải rời khỏi ngôi nhà thân quen để về nơi ở mới. Nhân viên công tác xã hội được tiếp cận trẻ và gia đình qua giới thiệu của sở An sinh xã hội, can thiệp hỗ trợ trẻ tại trường học, theo báo cáo nhóm nghiên cứu 53 trẻ trong độ tuổi của trường, đều được tham gia dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ tâm lý của trẻ, hầu như 53 trẻ trong mẫu nghiên cứu đều có vấn đề thay đổi về ứng xử sau ly hôn của cha mẹ, 78% trẻ trở nên ít nói, hành vi phản kháng tăng mạnh, trên 85% trẻ sống thu mình, không chia sẻ bất kỳ điều gì với bạn học hoặc thầy cô trong trường, thậm chí trẻ không quan tâm đến việc học nhiều như lúc vẫn còn sống chung với cha mẹ, anh, chị em trước ly hôn. Trong gia đình mới thì hành vi trẻ biểu hiện rõ hơn ở trường, như chống đối với người thân, không quan tâm đến những thành viên trong gia đình chiếm 62% trong gia đình cha hoặc mẹ chưa có người thân mới. Còn lại số trẻ trong gia đình mới càng tỏ ra hung hãn đối với thành viên mới của cha hoặc mẹ, gây gỗ, đánh nhau, thậm chí có trẻ bỏ nhà, đến nhà ông bà xin ở. Kết quả của nghiên cứu tác giả đã chỉ ra trong 53 trẻ có 8% trẻ có dấu hiệu sử dụng chất kích 14% trẻ đã từng đến Bệnh viện vì những 10
- thương tích khá trầm trọng do hành vi phản kháng trong đó có hành vi tự hại, 46% trẻ có ý định chuyển trường hoặc tạm nghỉ học trong giai đoạn chưa thích nghi, kết quả nghiên cứu đã đưa ra mức độ ảnh hưởng khá nghiêm trọng đối với những trẻ được dịch vụ công tác xã hội tham gia ngay từ phán quyết của tòa án. Tóm lại nghiên cứu nhóm tác giả đưa ra sự ảnh hưởng ly hôn của cha mẹ ít nhiều đều ảnh hưởng đến trẻ, sự phản ánh của nhân viên công tác xã hội can thiệp, hỗ trợ trẻ, hồi chuông báo động đến các gia đình đang trên bờ vực của sự tan vỡ, sự ảnh hưởng có thể sẽ là rào cản cho trẻ khi thành niên và sự quyết định về hôn nhân, xây dựng gia đình cho riêng mình. Nghiên cứu của nhóm tác giả là minh chứng cho việc trẻ trong gia đình sau ly hôn sẽ chịu rất nhiều ảnh hưởng từ chính bản thân của trẻ, môi trường sống trong gia đình mới và sự chấp nhận của trẻ. Kết quả nghiên cứu dù đã 10 năm, tuy nhiên trong bối cảnh Việt Nam và những vấn đề trong nghiên cứu của đề tài vẫn sát với thực tế và nhiều ứng dụng cho hoạt động công tác xã hội trong can thiệp hỗ trợ trẻ trong gia đình ly hôn. Với phương pháp nghiên cứu, ứng dụng phương pháp công tác xã hội trong thực hành tại cộng đồng, kết quả nghiên cứu của 02 đề tài trên làm nền tảng cho tác giả so sánh kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu tại phường Phú Thọ, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 1.1.2. Nghiên cứu trong nước Việt Nam hiện có khoảng 60.000 vụ ly hôn mỗi năm, tương đương 0,75 vụ trong mỗi 1.000 dân, có nghĩa cứ bốn đôi đăng ký kết hôn có một đôi ra tòa, theo Tổng cục thống kê năm 2019. Cũng theo báo cáo này, tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam tăng so với cùng kỳ năm 2009, từ 1,4% lên 2,1%, trong đó 70% vụ do phụ nữ nộp đơn. Nhiều báo cáo chỉ ra "Hậu ly hôn, bố mẹ có thể có nhiều bạn đời mới, nhưng con mãi chỉ có một người cha và một người mẹ. Đó chắc chắn là sự thiếu hụt lớn trong cuộc đời đứa trẻ sau này”.[10] Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Duy Khánh “Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang” với kết quả 67% trẻ trong mẫu nghiên cứu cảm thấy buồn chán cuộc sống hiện tại, bị tổn thương khi bạn bè, người xung quanh nhắc cha, mẹ hay những biến cố gia 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội nhóm trong phòng ngừa trẻ em có nguy cơ bị xâm hại tình dục
0 p | 436 | 45
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động công tác xã hội trong phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em tại trường tiểu học Chi Đông, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
0 p | 243 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp trẻ em bị xâm hại tình dục tại Trung tâm tư vấn và Dịch vụ truyền thông - Cục Trẻ em
0 p | 322 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội nhóm với việc phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh nữ trường THCS Bắc Hồng
0 p | 204 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ Công tác xã hội trong giải quyết việc làm cho người khuyết tật vận động từ thực tiễn Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
94 p | 133 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ trẻ em khuyết tật vận động tại Trung tâm Phục hồi chức năng cho người khuyết tật Thụy An
0 p | 199 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ người nghiện ma túy tại cơ sở điều trị Methadone thị xã Sơn Tây
0 p | 150 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
0 p | 197 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho từ thực tiễn huyện Lâm hà, tỉnh Lâm Đồng
96 p | 101 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Ninh Bình
124 p | 27 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn phường Liên Mạc - quận Bắc Từ Liêm - thành phố Hà Nội
0 p | 145 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ là chủ hộ nghèo trên địa bàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
126 p | 26 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người nghèo tại xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội
154 p | 39 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ trẻ em khuyết tật vận động tại quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
96 p | 29 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật tại Hội người khuyết tật huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
162 p | 27 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ trẻ em lang thang tại tổ chức trẻ em Rồng xanh - Hà Nội
137 p | 110 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần tại Trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần số 2 Hà Nội
0 p | 122 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp người nghèo trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội
0 p | 122 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn