Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội trong hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong cộng đồng từ thực tiễn phường An Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương
lượt xem 15
download
Luận văn "Công tác xã hội trong hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong cộng đồng từ thực tiễn phường An Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng và nhu cầu tiếp cận dịch vụ công tác xã hội của người cao tuổi phường An Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương; Mô hình chăm sóc, hỗ trợ, can thiệp người cao tuổi tại gia đình, cộng đồng và giải pháp, kiến nghị trong chăm sóc người cao tuổi. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp đảm bảo thực hiện đối với người cao tuổi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội trong hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong cộng đồng từ thực tiễn phường An Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương
- UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRẦN NGỌC TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI TRONG CỘNG ĐỒNG TỪ THỰC TIỄN PHƯỜNG AN PHÚ, THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI MÃ SỐ: 8760101 BÌNH DƯƠNG – 2021
- UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRẦN NGỌC TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI TRONG CỘNG ĐỒNG TỪ THỰC TIỄN PHƯỜNG AN PHÚ, THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI MÃ SỐ: 8760101 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ THỊ HOÀNG LIỄU BÌNH DƯƠNG – 2021 ii
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Thị Hoàng Liễu. Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong Luận văn Thạc sĩ về “Công tác xã hội trong hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong cộng đồng từ thực tiễn phường An Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Thuận An, tháng 12 năm 2021 Tác giả Trần Ngọc Tâm iii
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện Luận văn, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tâm và sự động viên nhiệt tình, tâm huyết của quý Thầy/Cô, người thân và bạn bè. Hoàn thành Luận văn này, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Thủ Dầu Một, quý Thầy/Cô trong Khoa Công tác xã hội và quý Thầy/Cô tham gia giảng dạy chương trình Cao học Công tác xã hội đã hết lòng giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS. Lê Thị Hoàng Liễu, người đã tận tình hướng dẫn và truyền thụ cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn cũng như nghiên cứu hết sức quý giá trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của UBND phường An Phú, nhân viên công tác xã hội, Quý Ông/bà người cao tuổi tại địa phương đã hỗ trợ tôi hết mình trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn giúp đỡ, chia sẻ, động viên và tạo các điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Do trình độ, kinh nghiệm và thời gian hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý chân tình từ quý Thầy/Cô, các nhà nghiên cứu và thực hành, các nhân viên xã hội và đọc giả để Luận văn được hoàn thiện hơn. Thuận An, tháng 12 năm 2021 Tác giả Trần Ngọc Tâm iv
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. iii LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... iv MỤC LỤC ....................................................................................................... v-ix DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. x DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. xi DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ......................................................... xii PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1-2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................... 2 2.1. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 2-3 3. Khách thể, đối tượng, địa điểm thời gian nghiên cứu ...................................... 3 3.1. Khách thể nghiên cứu ..................................................................................... 3 3.2. Địa điểm nghiên cứu....................................................................................... 3 3.3. Thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3 4.1. Phương pháp luận ........................................................................................ 3-4 4.2. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 4 4.3. Các phương pháp thu thập thông tin ........................................................... 4-6 4.4. Cỡ mẫu nghiên cứu ...................................................................................... 6-7 4.5. Quy trình tổ chức nghiên cứu ......................................................................... 7 4.6. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................. 8 5. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 8 6. Ý nghĩa nghiên cứu .................................................................................... 8 6.1. Ý nghĩa lý luận ................................................................................................ 8 6.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................. 8 7. Khung nghiên cứu .................................................................................... 9 8. Cấu trúc của luận văn....................................................................................... 10 v
- Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG HỖ TRỢ CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI ....................................................................... 11 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu....................................................................... 11 1.1.1. Các nghiên cứu chăm sóc người cao tuổi ngoài nước.......................... 11-18 1.1.2. Các nghiên cứu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong nước ....................18-21 1.2. Tổng quan một số nghiên cứu về công tác xã hội trong hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi .............................................................................................. 21 1.2.1. Các nghiên cứu ngoài nước về công tác xã hội trong hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ......................................................................................... 21-25 1.2.2. Các đề tài nghiên cứu trong nước về công tác xã hội trong hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ....................................................................................... 25 1.2.2.1. Nghiên cứu “Mô hình công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi dựa vào cộng đồng - Trường hợp tại xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương” của tác giả Nguyễn Thị Tố Như .............................. 25-26 1.2.2.2. Nghiên cứu “Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người cao tuổi tại xã Uy Nỗ huyện Đông Anh thành phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Thùy........................................... 26-28 1.2.2.3. Một vài nghiên cứu khác của các tác giả về công tác xã hội trong hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi .................................................................. 28-32 1.3. Lý thuyết ứng dụng trong can thiệp ............................................................. 32 1.3.1. Lý thuyết hệ thống sinh thái ................................................................. 32-33 1.3.2. Lý thuyết phát triển tâm lý xã hội ........................................................ 33-34 1.3.3. Lý thuyết nhu cầu ................................................................................. 34-39 1.4. Các khái niệm cơ bản ................................................................................... 39 1.4.1. Khái niệm về người cao tuổi ................................................................ 39-40 1.4.2. Khái niệm về sức khỏe và sức khỏe tâm thần người cao tuổi ................... 40 1.4.3. Khái niệm công tác xã hội .................................................................... 40-41 1.4.4. Khái niệm công tác xã hội với người cao tuổi .......................................... 41 1.4.5. Khái niệm nhân viên công tác xã hội ................................................... 41-43 1.4.6. Khái niệm hỗ trợ........................................................................................ 43 vi
- 1.5. Đặc điểm tâm sinh lý người cao tuổi ....................................................... 43-45 1.6. Khái niệm công cụ ........................................................................................ 45 1.6.1. Khái niệm công tác xã hội cá nhân ...................................................... 45-47 1.6.2. Khái niệm công tác xã hội nhóm .......................................................... 47-49 1.7. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ chăm sóc, can thiệp cho người cao tuổi .................................................................................................. 49-53 1.8. Chủ trương, luật pháp, chính sách đối với người cao tuổi ........................... 53 1.8.1. Chủ trương của Đảng đối với người cao tuổi ....................................... 53-55 1.8.2. Luật pháp liên quan đến người cao tuổi ............................................... 55-56 1.8.3. Chính sách của Nhà nước đối với người cao tuổi ................................ 56-60 1.8.4. Về lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch đối với người cao tuổi .................. 60 1.8.5. Về lĩnh vực giao thông đối với người cao tuổi ......................................... 60 1.8.6. Về quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi ........................... 60-61 Tiểu kết chương 1................................................................................................. 61 Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU TIẾP CẬN DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI CỦA NGƯỜI CAO TUỔI PHƯỜNG AN PHÚ, THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG ......................................................................................... 62 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 62-63 2.2. Thực trạng và nhu cầu tiếp cận dịch vụ công tác xã hội của người cao tuổi phường An Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương ...................................... 63-65 2.3. Đặc điểm xã hội của người cao tuổi trong mẫu nghiên cứu ....................... 65 2.3.1. Giới, tuổi, tình trạng dinh dưỡng .............................................................. 65 2.3.2. Tình trạng hôn nhân, sống chung của người cao tuổi ......................... 66-67 2.3.3. Trình độ văn hóa, việc làm hiện tại và thu nhập ................................. 67-68 2.3.4. Tình trạng sức khỏe của người cao tuổi ............................................ 69-70 2.3.5. Kiến thức và hành vi có lợi, có hại cho sức khỏe của người cao tuổi . 71-73 2.4. Tiếp cận dịch vụ công tác xã hội của người cao tuổi ............................. 73 2.4.1. Các hoạt động can thiệp trong nghiên cứu ........................................... 73 2.4.2. Nhận biết công tác xã hội và nhân viên công tác xã hội ..................... 73 2.4.3. Các hoạt động công tác xã hội can thiệp, hỗ trợ .................................. 74 vii
- 2.4.4. Tiếp cận công tác xã hội được can thiệp, hỗ trợ ................................... 74-75 2.4.5. Tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ............................................... 75-76 2.4.6. Tiếp cận dịch vụ tư vấn .......................................... 76-77 2.4.7. Nhu cầu người cao tuổi tiếp cận công tác xã hội ........................... 77-78 2.4.8. Nhu cầu người cao tuổi tiếp cận hoạt động công tác xã hội ................. 78-80 2.5. Đánh giá thực trạng chăm sóc, tiếp cận công tác xã hội cho người cao tuổi trong cộng đồng ................................................................................................. 80 2.5.1. Anh sinh xã hội cho người cao tuổi ................................................. 80-81 2.5.2. Sự thay đổi già hóa, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống ................ 81-82 2.5.3. Thực hiện công tác xã hội trong can thiệp hỗ trợ người cao tuổi ......... 82-83 Tiểu kết chương 2................................................................................................. 83 Chương 3: MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI TRONG CỘNG ĐỒNG VÀ GIA ĐÌNH TỪ THỰC TIỄN PHƯỜNG AN PHÚ, THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG ......................................................................................................................... 84-86 3.1. Thiết lập mạng lưới công tác xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ................................................................................................................ 86-87 3.2. Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ chăm sóc, can thiệp cho người cao tuổi ..................................................................................................................... 87 3.3. Hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe ........................................ 87-88 3.4. Hoạt động hỗ trợ công tác xã hội cho người cao tuổi ......................... 88-89 3.5. Kết quả thí điểm mô hình công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong cộng đồng và gia đình ................................................................. 90 3.6. Hỗ trợ, can thiệp kịp thời cho người cao tuổi ...................................... 90-91 3.7. Người cao tuổi được tham gia các hoạt động theo nhu cầu ....................... 91 3.8. Lợi ích của ứng dụng mô hình ....................................................... 92-93 3.9. Giải pháp cho các hoạt động công tác xã hội trong mô hình ................ 93-95 Tiểu kết chương 3................................................................................................. 95 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................ 96 4.1. Kết luận ................................................................................................... 96-97 viii
- 4.2. Khuyến nghị .......................................................................................... 97-98 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 99-107 PHỤ LỤC 1 ............................................................................................. 108-119 PHỤ LỤC 2 ............................................................................................. 120-149 PHỤ LỤC 3 ............................................................................................. 150-169 ix
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CTXH Công tác xã hội UBND Ủy ban nhân dân HĐND Hội đồng nhân dân UB.MTTQVN Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam XHH Xã hội học x
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1 Trình độ văn hóa, việc làm hiện tại và thu nhập. 68 Tình trạng sức khỏe người cao tuổi trong mẫu Bảng 2.2 70 nghiên cứu. Bảng 2.3 Hút thuốc lá và sử dụng rượu, bia. 71 Bảng 2.4 Hành vi thường áp dụng thường ngày. 72 Tham gia các hoạt động công tác xã hội tại địa Bảng 2.5 74 phương. Người cao tuổi biết các lợi ích tham gia các hoạt Bảng 2.6 78 động công tác xã hội chăm sóc người cao tuổi. Nhu cầu của người cao tuổi được tham gia các hoạt Bảng 2.7 79 động do CTXH tổ chức. Sự cần thiết của CTXH trong chăm sóc hỗ trợ cho Bảng 2.8 80 người cao tuổi. xi
- DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình/Biểu đồ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 1.1 Thuyết nhu cầu của Maslow. 35 Biểu đồ 2.1 Nhóm tuổi và tình trạng dinh dưỡng. 65 Tình trạng hôn nhân người cao tuổi trong mẫu Biểu đồ 2.2 66 nghiên cứu. Biểu đồ 2.3 Người cao tuổi đang sống cùng gia đình. 67 Biểu đồ 2.4 Tiếp cận nhân viên công tác xã hội. 75 Biểu đồ 2.5 Kết quả tiếp cận dịch vụ y tế của người cao tuổi. 76 Người cao tuổi tiếp cận tư vấn, hỗ trợ công tác xã Biểu đồ 2.6 77 hội. xii
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một nước kinh tế mới phát triển, còn ở mức trung bình nhưng lại có tốc già hóa dân số nhanh nhất trong khu vực các nước Đông Nam Á. Từ năm 2016, đã bước vào giai đoạn đầu của già hóa dân số, còn giai đoạn từ “Già hóa dân số” chuyển sang dân số già thì cũng rất nhanh. Khi đất nước dân số đi tới già hóa sẽ mang đến những cơ hội nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với quá trình phát triển kinh tế, an sinh xã hội của đất nước. Dân số nước ta theo Tổng cục thống kê cho biết từ năm 2011 có 87,5 triệu người, về người cao tuổi là 9 triệu người, chiếm 10,03% dân số. Sau 6 năm, đến năm 2017 dân số người cao tuổi nước ta đã có những biến động lớn về quy mô và cơ cấu, tỷ suất sinh sản thì ít đi, nghĩa là số trẻ em ngày càng giảm đi, trong khi đó về người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên ngày thêm sống thọ tăng lên. Hiện nay, dân số nước ta là 95,6 triệu người thì người cao tuổi là 10,25 triệu người, chiếm 10,48% dân số, nước ta đã chính thức bước vào thời kỳ “Già hóa dân số”. Tác giả Trần Quang Bảo (2019) “Tài liệu tập huấn công tác Người cao tuổi” của Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Bình Dương. Trong giai đoạn hiện nay, xét về cơ cấu dân số nếu tỷ lệ trẻ em tăng chậm và tuổi thọ được nâng lên thì tốc độ già hóa dân số ở nước ta chỉ từ 25 năm đến 30 năm tỷ lệ Người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên sẽ chiếm 20% - 22% dân số. Như vậy, nước ta từ thời kỳ “Già hóa dân số” sẽ chuyển sang dân số già. Phân biệt về tuổi thọ giữa nam và nữ của người cao tuổi nước ta hiện nay, qua khảo sát của Viện nghiên cứu người cao tuổi thì tuổi thọ giữa cụ ông và cụ bà cũng có sự chênh lệch ngày càng lớn, các cụ ở độ tuổi từ 60 - 69 tuổi, cứ 1 cụ ông sống thọ thì có 1,3 cụ bà thọ đến độ tuổi 70 - 79 tuổi thì 1 cụ ông thọ sẽ có 1,5 cụ bà thọ, nhưng từ 80 tuổi trở lên thì tỷ lệ cụ bà sống thọ gấp hai lần cụ ông, nghĩa là 50 cụ ông sống thọ thì có 100 cụ bà sống thọ. Qua so sánh tỷ lệ giữa cụ ông và cụ bà sống thọ cho chúng ta thấy trong đời sống cụ bà sống vất vả hơn, nhưng lại sống thọ hơn. Tác giả Trần 1
- Quang Bảo (2019) “Tài liệu tập huấn công tác người cao tuổi” của Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Bình Dương. Người cao tuổi tại Việt Nam, vẫn theo truyền thống trẻ làm lụng, tích góp dành dụm cho con, khi về già sống cùng con cháu, cuộc sống người cao tuổi phụ thuộc vào con cháu, trong gia đình. Người cao tuổi thường đảm nhận những công việc không tên, nhưng khi có biến cố về sức khỏe, tai nạn trong sinh hoạt không thể tự chăm sóc, trở thành gánh nặng cho gia đình, nhiều vấn đề xã hội sẽ xảy ra xung quanh người cao tuổi, sức khỏe suy giảm, kèm với những vấn đề xảy ra trong gia đình, sẽ làm cho chất lượng cuộc sống người cao tuổi mất đi mà chỉ còn cuộc sống mang tính sinh học nên việc chăm sóc người cao tuổi tại gia đình rất cần được quan tâm hỗ trợ. Chính vì lẽ đó mà bản thân tôi chọn đề tài luận văn tốt nghiệp đó là “Công tác xã hội trong hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong cộng đồng từ thực tiễn phường An Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận về người cao tuổi. - Đánh giá thực trạng và nhu cầu tiếp cận dịch vụ công tác xã hội của người cao tuổi phường An Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. - Mô hình chăm sóc, hỗ trợ, can thiệp người cao tuổi tại gia đình, cộng đồng và giải pháp, kiến nghị trong chăm sóc người cao tuổi. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp đảm bảo thực hiện đối với người cao tuổi. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát một số khái niệm, chính sách người cao tuổi; một số vấn đề tâm sinh lý và xã hội của người cao tuổi; Nhu cầu người cao tuổi về chăm sóc sức khỏe; CTXH trong hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong cộng đồng. - Đánh giá thực trạng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và các yếu tố ảnh hưởng đến việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong cộng đồng từ thực 2
- tiễn qua mô hình chăm sóc, hỗ trợ, can thiệp cho người cao tuổi tại gia đình, cộng đồng. - Đưa ra một số khuyến nghị về giải pháp thiết yếu cho CTXH nhằm thực hiện tốt hơn trong việc hỗ trợ chăm sóc người cao tuổi trong cộng đồng từ thực tiễn phường An Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. 3. Khách thể, đối tượng, địa điểm thời gian nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Người cao tuổi hiện đang sống và cư trú trên địa bàn phường An Phú, có độ tuổi =>60 tuổi đồng ý tham gia các hoạt động nghiên cứu. Tiêu chí chọn: Người cao tuổi có tham gia các hoạt động dành cho người cao tuổi tại phường An Phú hoặc người cao tuổi đang cư trú tại các hộ gia đình, có sức khỏe tương đối ổn, minh mẫn, đồng ý, tự nguyện tham gia nghiên cứu, tham dự đủ các buổi khảo sát, thảo luận nhóm, các hoạt động can thiệp trong nghiên cứu. Tiêu chí loại trừ: Người cao tuổi có tham gia các hoạt động dành cho người cao tuổi tại phường An Phú hoặc người cao tuổi đang cư trú tại các hộ gia đình có biểu hiện sa sút trí tuệ, lão suy, hoặc đang tham gia nghiên cứu vì lý do sức khỏe gián đoạn, không tiếp tục tham dự các hoạt động trong nghiên cứu. 3.2. Địa điểm nghiên cứu Người cao tuổi tham gia nghiên cứu hiện đang cư trú tại phường An Phú. Các hoạt động nghiên cứu được diễn ra tại Hội trường UBND phường An Phú, tại tổ dân phố và tại các điểm nhà của người cao tuổi tham gia nghiên cứu. 3.3. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 06 năm 2019 đến tháng 06 năm 2021 (vì tình hình dịch bệnh nên thời gian kéo dài do những hoạt động bị tạm ngưng do giãn cách). 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cách tiếp cận thực tiễn, phương pháp định lượng kết hợp định tính. Đối tượng nghiên cứu được xem xét trong bối cảnh phát triển CTXH như là một ngành khoa học và là một nghề chuyên môn ở Việt 3
- Nam. Đồng thời, nó cũng được xem xét trong mối quan hệ với sự phát triển bền vững của đất nước ở tất cả các mặt kinh tế, xã hội và văn hóa. 4.2. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang. 4.3. Các phương pháp thu thập thông tin Để đạt được các mục tiêu, các phương pháp nghiên cứu sau đây được sử dụng: - Phương pháp điều tra bảng hỏi: Sử dụng bảng câu hỏi, khảo sát trực tiếp. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp. - Phương pháp quan sát: Những biểu hiện về thái độ, cảm xúc, lời nói, hành vi của người cao tuổi trong quá trình giao tiếp, ứng xử với các mối quan hệ xung quanh như bạn bè, người thân, cũng như trong quá trình thực hiện các hoạt động công tác xã hội nhóm (lời nói, hành vi, cử chỉ, những biểu hiện cảm xúc...). Nghiên cứu ghi chép các hoạt động của người cao tuổi qua trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung truyền thông nhận được, cách thức người cao tuổi trao đổi với những người xung quanh, khả năng tập trung để phân tích và đưa ra đánh giá về những chuyển biến của người cao tuổi (trong nhận thức, thái độ và hành vi) trong các buổi sinh hoạt người cao tuổi. - Phương pháp CTXH nhóm: Nhằm so sánh, đối chiếu kết quả trước và sau khi tiến hành các biện pháp như truyền thông giáo dục sức khỏe, hướng dẫn các động tác vận động… đề tài tiến hành áp dụng phương pháp CTXH nhóm. Qua thảo luận, thực hành của các thành viên trong nhóm, tổng kết và đưa ra các chủ đề cần thiết và tổ chức thực hiện các hoạt động nhằm mục đích thay đổi, định hướng người cao tuổi có hành vi tốt cho chăm sóc bảo vệ bản thân phòng tránh các nguy cơ của các vấn đề liên quan đến sức khỏe, đời sống. Mục đích của việc áp dụng phương pháp CTXH nhóm nhằm tạo cho người cao tuổi có môi trường sinh hoạt hòa nhập, thân thiện và giúp đỡ lẫn nhau, giúp cách tự lực, tự giải quyết, giải tỏa những khó khăn, lo lắng cho người cao tuổi. Học tập kinh nghiệm từ những người tương quan về đặc điểm sống, ứng 4
- phó với bệnh tật,...thông qua hoạt động tương tác giữa các thành viên cũng như tạo môi trường cho người cao tuổi chia sẻ và có thêm kinh nghiệm. Nội dung sinh hoạt nhóm bao gồm các kiến thức, kỹ năng chăm sóc bản thân liên quan đến chăm sóc dự phòng (kỹ năng chăm sóc bản thân, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng ứng phó kiểm soát cảm xúc, kỹ năng thực hành dinh dưỡng theo bệnh lý, kỹ năng vận động …). Các chủ đề này được thực hiện và đưa ra dựa trên những mong muốn của người cao tuổi đã được khảo sát trước đó. Trong đó, nhiệm vụ giúp cho nhóm viên thay đổi các phương diện về nhận thức, thái độ là điều quan trọng nhất trong việc áp dụng phương pháp CTXH nhóm. Đảm bảo cho nhóm viên chuyển đổi hành vi không có lợi cho bản thân, sức khỏe sang hành vi tích cực, có lợi cho bản thân, sức khỏe phù hợp với thể trạng hiện tại, chuẩn mực xã hội. Phương pháp CTXH nhóm sẽ được tiến hành theo 4 giai đoạn cụ thể: Giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm: Thực hiện các hoạt động khảo sát nhóm nhằm xác định thành viên nhóm, mục đích hỗ trợ nhóm. Tiếp tục thực hiện đánh giá khả năng thành lập nhóm. Đề xuất mục tiêu và định hướng cho các thành viên trong nhóm, chuẩn bị môi trường thực hành, thực hiện các công tác hậu cần có liên quan và viết đề xuất nhóm. Giai đoạn nhóm bắt đầu hoạt động: Thực hiện các hoạt động nhằm làm rõ mục tiêu hỗ trợ của nhân viên CTXH thông qua khảo sát, nắm bắt nhu cầu thông qua tương tác và quan sát. Dựa trên khảo sát đề xuất xây dựng mục tiêu nhóm. Cùng nhóm viên thảo luận đưa ra nguyên tắc bảo mật thông tin, định hướng phát triển nhóm, dự đoán các khó khăn cản trở,….. Giai đoạn can thiệp: Tạo môi trường cho nhóm viên tương tác, phát triển kỹ năng bản thân thông qua việc tổ chức các chương trình, chủ đề hoạt động theo kế hoạch. Tạo sự hấp dẫn, thu hút các thành viên nhóm tham gia tích cực thông qua làm việc với các nhóm viên khác. Giai đoạn kết thúc: Thực hiện các bước lượng giá nhóm và thành viên nhóm, chuẩn bị các hoạt động thông báo chuyển giao như giải quyết những cảm xúc của các thành viên trong nhóm, giảm sự phụ thuộc của nhóm viên vào nhóm, 5
- tiếp tục lập kế hoạch hành động cho tương lai, kết nối các nguồn lực hiện có và cuối cùng là tiến hành chuyển giao. - Phương pháp CTXH cá nhân: Tùy theo diễn biến phứt tạp của dịch bệnh Covid-19 có thể sử dụng thêm CTXH cá nhân đối với trường hợp người cao tuổi cần can thiệp khẩn cấp như: Phối hợp với trạm y tế trong hỗ trợ tại nhà cho người cao tuổi (hỗ trợ chăm sóc) hoặc những vấn đề liên quan đến cá nhân người cao tuổi (hỗ trợ chăm sóc). 4.4. Cỡ mẫu nghiên cứu Ước tính cỡ mẫu người cao tuổi, áp dụng công thức cho tính cỡ mẫu cho ước lượng trong quần thể: Ước lượng mẫu n= - n là cỡ mẫu nghiên cứu. - = 0.05 ( độ lệch chuẩn) - Z (giá tin cậy 95%) tương ứng 1,96. - p < 0.1 giá trị tỷ lệ ước lượng của quần thể nghiên cứu - d sai số cho phép = p/ 2 Số lượng mẫu ước lượng trong nghiên cứu là: n= 98 Kỹ thuật chọn mẫu: - Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. - Người cao tuổi tham gia các hoạt động Hội Người cao tuổi tại địa phương. - Người cao tuổi mắc các bệnh mãn tính đang được theo dõi điều trị liên tục. - Người cao tuổi đồng ý tham gia các hoạt động nghiên cứu, loại trừ trường hợp không tham gia liên tục => 2 lần. 6
- - Người cao tuổi được tham gia các hoạt động truyền thông nâng cao hiểu biết về chăm sóc sức khỏe thể chất, tinh thần. - Người cao tuổi được tham gia tầm soát dinh dưỡng, thảo luận nhóm về dinh dưỡng cho người cao tuổi. 4.5. Quy trình tổ chức nghiên cứu - Chọn khách thể nghiên cứu: + Tuổi tham gia nghiên cứu. + Các hoạt động tham gia. - Cung cấp thông tin về quyền và nghĩa vụ của người thực hiện nghiên cứu và người tham gia nghiên cứu. - Hướng dẫn các bước tiến hành nghiên cứu, cam kết tình nguyện tham gia nghiên cứu, cam kết bảo mật thông tin và thực hiện đúng đạo đức nghiên cứu trong CTXH. - Giới thiệu về các chỉ tiêu nghiên cứu cần thực hiện, khung nghiên cứu và thông tin người tham gia nghiên cứu cần cung cấp cho nhà nghiên cứu. - Hoạt động tầm soát dinh dưỡng: Sàng lọc phát hiện người cao tuổi có chỉ số BMI vượt mức kiểm soát, tình trạng không cân đối bất thường trên cơ thể qua quan sát, tầm soát. Tư vấn, giải thích hướng dẫn tiếp cận dịch vụ y tế khi phát hiện bất thường qua tầm soát dinh dưỡng. - Thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi. - Thực hiện các hoạt động thí điểm mô hình can thiệp hỗ trợ người cao tuổi qua các phương pháp, kỹ năng CTXH. 4.6. Phương pháp xử lý số liệu Đối với phương pháp định tính: Các cuộc phỏng vấn sâu được ghi âm lại và thực hiện gỡ băng hoặc ghi chép lại nội dung để làm các dẫn chứng trong phần kết quả nghiên cứu. Các công cụ định tính khác như quan sát khác sẽ dùng ghi chép lại để đánh giá nhóm viên sau hoạt động CTXH nhóm. Đối với phương pháp định lượng: Nghiên cứu thực hiện thông qua bảng hỏi khảo sát. Tiếp đó, nghiên cứu tiến hành xử lý số liệu dựa trên những phương pháp sau: 7
- Phương pháp tính tỷ lệ (%): Phương pháp được áp dụng cho những câu hỏi được soạn theo thang định danh bằng cách nghiên cứu sẽ tiến hành lập bảng thống kê các số liệu thu thập được từ mẫu nghiên cứu và tiến hành tính tỷ lệ dựa trên công thức tính tỷ lệ phần trăm phương án được chọn của một cá nhân trên tổng số các cá nhân trả lời câu hỏi đó. Sử dụng công cụ SPSS xử lý số liệu. Phương pháp tính điểm trung bình, xếp thứ bậc: Phương pháp áp dụng để thực hiện xử lý những câu hỏi được soạn thảo mang tính thứ tự, thang khoảng cách. Thông qua việc thu thập số liệu từ mẫu nghiên cứu, áp dụng phương pháp này sẽ giúp nghiên cứu xác định được mức độ giá trị, xếp hạng các yếu tố thông qua đó có thể đưa ra những nhận xét khách quan, khoa học và từ đó đưa ra những kết luận chuẩn xác. Sử dụng công cụ SPSS để xử lý số liệu. 5. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng người cao tuổi có nhu cầu được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ, can thiệp tại cộng đồng không? - Các hoạt động can thiệp, hỗ trợ, chăm sóc cho người cao tuổi có được sự hưởng ứng tham gia của người cao tuổi, chính quyền địa phương không? - Các hoạt động CTXH có mang lợi ích cho người cao tuổi không? - Mô hình CTXH trong hỗ trợ chăm sóc, can thiệp người cao tuổi có được duy trì, điều chỉnh, phát triển tại địa phương không? 6. Ý nghĩa nghiên cứu 6.1. Ý nghĩa lý luận Những thông tin thu thập từ luận văn sẽ góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận về CTXH trong hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong cộng đồng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn cung cấp những thông tin cụ thể về thực trạng đời sống và nhu cầu trong hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong cộng đồng từ thực tiễn trong đó người cao tuổi được can thiệp hỗ trợ kịp thời bằng các phương pháp CTXH. Đó là cơ sở để hoàn thiện việc minh chứng lợi ích của CTXH trong thực hiện các giải pháp CTXH hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội nhóm trong phòng ngừa trẻ em có nguy cơ bị xâm hại tình dục
0 p | 436 | 45
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động công tác xã hội trong phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em tại trường tiểu học Chi Đông, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
0 p | 243 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp trẻ em bị xâm hại tình dục tại Trung tâm tư vấn và Dịch vụ truyền thông - Cục Trẻ em
0 p | 322 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội nhóm với việc phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh nữ trường THCS Bắc Hồng
0 p | 204 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ Công tác xã hội trong giải quyết việc làm cho người khuyết tật vận động từ thực tiễn Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
94 p | 133 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ trẻ em khuyết tật vận động tại Trung tâm Phục hồi chức năng cho người khuyết tật Thụy An
0 p | 199 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ người nghiện ma túy tại cơ sở điều trị Methadone thị xã Sơn Tây
0 p | 150 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
0 p | 197 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho từ thực tiễn huyện Lâm hà, tỉnh Lâm Đồng
96 p | 101 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Ninh Bình
124 p | 27 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn phường Liên Mạc - quận Bắc Từ Liêm - thành phố Hà Nội
0 p | 145 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ là chủ hộ nghèo trên địa bàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
126 p | 26 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người nghèo tại xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội
154 p | 39 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ trẻ em khuyết tật vận động tại quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
96 p | 30 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật tại Hội người khuyết tật huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
162 p | 27 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ trẻ em lang thang tại tổ chức trẻ em Rồng xanh - Hà Nội
137 p | 110 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần tại Trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần số 2 Hà Nội
0 p | 122 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp người nghèo trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội
0 p | 122 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn