intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động trợ giúp phụ nữ bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng tại Hà Nội” (Nghiên cứu trường hợp tại nhà tạm lánh “Ngôi nhà bình yên” thuộc Trung tâm Phụ nữ và phát triển, quận Tây Hồ, Hà Nội)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:132

43
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu “Hoạt động trợ giúp phụ nữ bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng tại Hà Nội” muốn đi sâu tìm hiểu với hoàn cảnh thực tại phụ nữ bị mua bán trở về ở tại nhà tạm lánh đang được trợ giúp những gì, được thụ hưởng những dịch vụ xã hội nào để họ vượt qua khó khăn trước khi hòa nhập cộng đồng. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động trợ giúp phụ nữ bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng tại Hà Nội” (Nghiên cứu trường hợp tại nhà tạm lánh “Ngôi nhà bình yên” thuộc Trung tâm Phụ nữ và phát triển, quận Tây Hồ, Hà Nội)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------ KHƢƠNG THỊ HỒNG NHUNG HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHỤ NỮ BỊ MUA BÁN TRỞ VỀ HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG TẠI HÀ NỘI (Nghiên cứu trƣờng hợp tại nhà tạm lánh “Ngôi nhà bình yên” thuộc Trung tâm Phụ nữ và phát triển, quận Tây Hồ, Hà Nội) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Công tác xã hội Hà Nội, năm 2014
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------ KHƢƠNG THỊ HỒNG NHUNG HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHỤ NỮ BỊ MUA BÁN TRỞ VỀ HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG TẠI HÀ NỘI (Nghiên cứu trƣờng hợp tại nhà tạm lánh “Ngôi nhà bình yên” thuộc Trung tâm Phụ nữ và phát triển, quận Tây Hồ, Hà Nội) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số : 60.90.01.019 Giáo viên hƣớng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà Hà Nội, năm 2014
  3. LỜI CẢM ƠN Để quá trình nghiên cứu và viết luận văn thành công, ngoài những nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn cụ thể tận tình của cô giáo PGS. TS Nguyễn Thị Thu Hà, các thầy cô giáo trong Khoa Xã hội học, Trƣờng ĐH Khoa học xã hội và nhân văn; sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú lãnh đạo, các anh chị từ các cơ quan: Cục phòng chống tệ nạn xã hội, Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em – Bộ Lao Động Thƣơng Binh và Xã hội, Trung tâm phụ nữ và phát triển thuộc Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cụ thể là Quản lý dự án Ngôi nhà bình yên, cán bộ dự án và các nhân viên xã hội, các bạn học viên lớp cao học Công tác xã hội khóa 2012 đã luôn chia sẻ kinh nghiệm những bài học tiếp thu đƣợc trong thời gian qua. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tất cả các thầy cô giáo và các cô chú anh chị đã giúp đỡ, dìu dắt và truyền đạt những điều đầu tiên và cơ bản nhất để trở thành nhân viên xã hội chuyên nghiệp. Trong quá trình thực hiện luận văn, mặc dù cá nhân tôi đã luôn cố gắng để hoàn thành tốt nhƣng do chƣa có nhiều kinh nghiệm cũng nhƣ kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến góp ý từ quý thầy cô và các bạn. Hà Nội, tháng 11 năm 2014 Học viên Khƣơng Thị Hồng Nhung
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 8 1.Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 8 2. Tổng quan những nghiên cứu, can thiệp liên quan đến vấn đề nghiên cứu ..... 11 3. Ý nghĩa của nghiên cứu.................................................................................... 17 4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu: .......... ……………………….18 5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ................................................................. 18 6. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 19 7. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 20 8. Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................... 20 9. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................. 20 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHỤ NỮ BỊ MUA BÁN TRỞ VỀ HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG ......... 26 1.1. Các khái niệm liên quan ............................................................................. 26 1.1.1. Mua bán người ........................................................................................... 26 1.1.3. Hồi hương và tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ bị mua bán ................ 39 1.1.4. Khái niệm nhân viên công tác xã hội…………………………………….….. 31 1.1.5. Khái niệm hoạt động trợ giúp phụ nữ…………………………………….…..31 1.2. Các lý thuyết ứng dụng trong đề tài ......................................................... 32 1.2.1. Lý thuyết nhu cầu ....................................................................................... 35 1.2.2.Lý thuyết hệ thống – hệ thống sinh thái ...................................................... 35 1.2.3.Lý thuyết “Thân chủ trọng tâm” ................................................................. 36 1.3. Khái lƣợc về tình hình mua bán ngƣời và việc thực hiện chính sách trợ giúp phụ nữ bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng ...................................... 37 1.3.1. Tình hình mua bán người ........................................................................... 37 1.3.2. Các nguyên tắc cơ bản về hỗ trợ phục hồi, tái hòa nhập cho phụ nữ bị mua bán trở về: ............................................................................................................ 44 1.3.3. Các chính sách của Nhà nước với đối tượng phụ nữ bị mua bán trở về ........ 45 1.3.4. Khái lược công tác trợ giúp phụ nữ bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng ở Việt Nam ............................................................................................................ 49 1.3.5. Một số mô hình hỗ trợ cho nạn nhân bị mua bán trở về……………... …50 1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ..................................................................... 52 Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................... 57 2
  5. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHỤ NỮ BỊ MUA BÁN TRỞ VỀ HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG TẠI NHÀ TẠM LÁNH NGÔI NHÀ BÌNH YÊN ................................................................................................ 58 2.1. Các hoạt động trợ giúp nhóm phụ nữ bị mua bán trở về tại nhà tạm lánh “Ngôi nhà bình yên” theo báo cáo của Ban quản lý Ngôi nhà bình yên .............................................................................................................................. 58 2.2. Thực trạng các hoạt động trợ giúp của NNBY dƣới góc nhìn của ngƣời thụ hƣởng ............................................................................................................ 67 2.3. Đánh giá mức độ hài lòng về các hoạt động đang đƣợc trợ giúp của những phụ nữ bị mua bán trở về tại nhà tạm lánh “Ngôi nhà bình yên” .... 74 2.3.1. Nhận định chung về mức độ hài lòng với các hoạt động đang được trợ giúp của những phụ nữ bị mua bán trở về tại nhà tạm lánh Ngôi nhà bình yên………………………………………………………………………….…………..…75 2.3.2. Nhóm dịch vụ về nhà ở, nước sạch, ăn uống, quần áo mặc, đồ dùng vệ sinh cá nhân ......................................................................................................... 76 2.3.3.Chăm sóc sức khỏe: khám chữa bệnh ......................................................... 77 2.3.4. Hỗ trợ tâm lý .............................................................................................. 78 2.3.5. Hỗ trợ pháp lý ............................................................................................ 79 2.3.6. Đào tạo nâng cao kỹ năng sống .............................................................. 80 2.3.7. Dạy nghề, việc làm .................................................................................... 81 2.3.8. Hỗ trợ về tài chính……………………………………………………………….83 2.4. Những mong muốn khác của những phụ nữ bị mua bán trở về tại nhà tạm lánh Ngôi nhà bình yên: ............................................................................. 83 2.4.1. Mong muốn được tham gia Câu lạc bộ kết bạn……………………,,,,,,….84 2.4.2. Hỗ trợ tài chính để kinh doanh……………………………………….,,,,,,,,..85 2.4.3. Mong muốn được nâng cao kiến thức về các lĩnh vực khác………,,,,,,…86 Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................... 87 CHƢƠNG 3: ỨNG DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG HỖ TRỢ GIẢM THIỂU KHỦNG HOẢNG TÂM LÝ BAN ĐẦU CHO MỘT PHỤ NỮ BỊ MUA BÁN TRỞ VỀ…………………………………………….88 3.1. Lựa chọn đối tƣợng can thiệp: Trƣờng hợp Phụ nữ bị mua bán kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài trở về đang khủng hoảng về tâm lý......................................... 89 3.2. Các hoạt động can thiệp ................................................................................ 93 3
  6. 3.3. Kết quả chính trong can thiệp ..................................................................... 101 3.5. Bài học kinh nghiệm rút ra qua ứng dụng CTXH cá nhân với một phụ nữ bị mua bán trở về giảm thiểu khủng hoảng tâm lý ban đầu ................................... 102 Tiểu kết chƣơng 3…………………………………………………………… 103 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 103 KHUYẾN NGHỊ............................................................................................... 107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 111 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 116 4
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Bộ LĐTBXH: Bộ Lao động thƣơng binh và xã hội CTXH: Công tác xã hội NNBY: Ngôi nhà bình yên UNIAP: Liên minh các tổ chức quốc tế về buôn bán ngƣời của Liên hợp quốc tại tiểu vùng sông Mêkông ILO: Tổ chức lao động quốc tế TTPNPT – HLHPNVN: Trung tâm Phụ nữ và phát triển – Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam 5
  8. DANH MỤC HỘP THÔNG TIN TT Nội dung Trang 1.1 Cảm nhận của nạn nhân về sự kì thị 43 1.2 Các chế độ hỗ trợ với nạn nhân 48 2.1 Định hƣớng mục tiêu hoạt động của Ngôi nhà bình yên 60 2.2 Môi trƣờng thân thiện ở NNBY 64 2.3 Nhận định về đặc điểm tâm lý phổ biến của nạn nhân 74 3.1 Suy nghĩ của nạn nhân về hiệu quả của tham vấn 88 DANH MỤC SƠ ĐỒ TT Nội dung Trang Sơ đồ 1.1 Sơ đồ xác định nạn nhân 28 Sơ đồ 1.2 Lý thuyết thang bậc nhu cầu của Maslow 35 Sơ đồ 1.3 Nhu cầu của nạn nhân bị mua bán trở về 36 Sơ đồ 1.4 Quy trình mua bán ngƣời và các hành vi liên quan 40 Sơ đồ 1.5 Tổ chức và nhân sự của Ngôi nhà bình yên 53 Sơ đồ 1.6 Mạng lƣới các dịch vụ hỗ trợ của mô hình Ngôi nhà bình yên 55 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ phả hệ gia đình thân chủ Trần Thu M 90 Sơ đồ 3.2 Sơ đồ sinh thái của thân chủ Trần Thu M 92 6
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU TT Nội dung Trang Biểu đồ 1.1 Số lƣợng ngƣời tạm trú tại NNBY từ 2007 – 2013 56 Biểu đồ 2.1 Thống kê số lƣợng ngƣời tạm trú đƣợc học nghề 67 Bảng 2.2 Nhu cầu trƣớc khi ở nhà tạm lánh và các dịch vụ của nhà tạm lánh NNBY đang đƣợc phụ nữ bị mua bán trở về thụ hƣởng 68 Bảng 2.3 Mức độ hài lòng với các dịch vụ của phụ nữ bị mua bán trở về thụ hƣởng tại NNBY 75 Bảng 2.4 Cảm nhận về điều kiện sống của phụ nữ bị mua bán trở về thụ hƣởng tại NNBY 77 Bảng 2.5 Cảm nhận về dịch vụ chăm sóc sức khỏe của phụ nữ bị mua bán trở về thụ hƣởng tại NNBY 78 Cảm nhận về dịch vụ hỗ trợ tâm lý của phụ nữ bị mua bán trở Bảng 2.6 về thụ hƣởng tại NNBY 79 Bảng 2.7 Cảm nhận về dịch vụ hỗ trợ pháp lý của phụ nữ bị mua bán trở về thụ hƣởng tại NNBY 79 Bảng 2.8 Cảm nhận về dịch vụ đào tạo nâng cao kỹ năng sống của phụ nữ bị mua bán trở về thụ hƣởng tại NNBY 80 Bảng 2.9 Cảm nhận về dịch vụ dạy nghề, việc làm của phụ nữ bị mua bán trở về thụ hƣởng tại NNBY 81 Bảng 2.10 Cảm nhận về dịch vụ cho vay vốn của phụ nữ bị mua bán trở về thụ hƣởng tại NNBY 83 7
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, tình trạng mua bán phụ nữ đang gia tăng, có sự chuyển biến ngày càng phức tạp và mang tính toàn cầu. Đây là một hình thức nô lệ hiện đại đối với phụ nữ. Họ đã và đang trở thành nạn nhân của các tổ chức, đƣờng dây mua bán ngƣời hoạt động xuyên quốc gia. Theo báo cáo Tổng kết thực hiện Đề án 3: “Báo cáo Tổng kết Đề án tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân là phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về giai đoạn 2005 -2010” của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH) thì: “Sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, hàng năm nƣớc ta có khoảng 5 triệu lƣợt ngƣời nƣớc ngoài vào hợp tác, du lịch, tham quan, ký kết và làm ăn kinh tế và khoảng 4 triệu lƣợt ngƣời Việt Nam đi du lịch, tham quan, xuất khẩu lao động… Bên cạnh đó, hàng năm có hàng triệu ngƣời ở tuổi lao động, học sinh, sinh viên ra trƣờng không tìm đƣợc việc làm... đang là những điều kiện rất thuận lợi để tội phạm mua bán ngƣời triệt để lợi dụng. Theo “Báo cáo kết quả tổng điều tra, rà soát tình hình hoạt động tội phạm mua bán người và các đối tượng khác có liên quan giai đoạn 2008 – 2013” của Ban chỉ đạo 138 – Bộ Công An thì: “Từ năm 2008 đến tháng 6 năm 2013, lực lƣợng công an, biên phòng cả nƣớc đã phát hiện 2.390 vụ việc, 3.961 đối tƣợng, lừa bán 4.721 nạn nhân của mua bán ngƣời. Trong đó, nam giới là 169 ngƣời (chiếm 3,6%), còn lại 4.552 ngƣời (chiếm 96,4%) nạn nhân là phụ nữ và trẻ em gái. Trƣớc thực trạng trên, Quốc hội đã ban hành các văn bản Pháp Luật liên quan: Luật Bình đẳng giới năm 2006, Luật Phòng chống Bạo lực gia đình năm 2007 và Luật Phòng, chống mua bán ngƣời ngày 29/03/2011 và mới đây nhất, ngày 18/08/2011 Thủ tƣớng Chính phủ đã có Quyết định số 1427/QĐ-TTg phê duyệt Chƣơng trình hành động, phòng, chống tội phạm mua bán ngƣời giai đoạn 2011– 2015, đây là những cơ sở pháp lý vững chắc, tạo sự hợp tác chặt chẽ giữa tất cả các bộ/ngành liên quan trong công tác phòng, chống mua bán ngƣời và hỗ trợ nạn nhân. Trong những năm qua, nhờ sự cố gắng đó của các cơ quan chức 8
  11. năng và các tổ chức xã hội, chúng ta đã giải thoát cho rất nhiều phụ nữ bị mua bán trở về Việt Nam. Bên cạnh những nỗi đau trong quá khứ, những phụ nữ này đang đối diện với rất nhiều những khó khăn trong đời sống cần sự giúp đỡ của toàn xã hội. Trong đó đặc biệt là vấn đề tái hòa nhập cộng đồng. Chúng ta phải giúp đỡ họ nhƣ thế nào để họ có thể quên đi quá khứ, giảm đi mặc cảm tự ti, giúp đỡ họ có đƣợc những kiến thức, kỹ năng để họ có thể vƣợt qua khó khăn, hòa nhập thành công? Để làm đƣợc điều này cần sự phối hợp chung tay của toàn xã hội trong đó có ngành Công tác xã hội. Công tác xã hội ở Việt Nam đã đƣợc công nhận là một ngành khoa học, là một nghề có đặc thù trợ giúp những đối tƣợng yếu thế trong xã hội, trong đó có phụ nữ bị mua bán. Nhân viên xã hội cần tìm hiểu về các chính sách của Đảng, Nhà nƣớc với đối tƣợng này, tham khảo học tập những mô hình trợ giúp trên thế giới và đặc biệt cần tìm hiểu sâu về đặc điểm và nhu cầu của chính đối tƣợng phụ nữ bị mua bán trở về để tìm ra các biện pháp hỗ trợ họ hòa nhập cộng đồng một cách hiệu quả. Trong quá trình tham dự một khóa tập huấn nâng cao năng lực về phòng chống mua bán ngƣời các nƣớc tiểu vùng sông Mê kông tổ chức tại Thái Lan, ngƣời nghiên cứu đã đƣợc thăm quan học tập hai mô hình nhà tạm lánh dành cho nam giới và phụ nữ từng bị mua bán ngƣời trở về. Đó là mô hình toàn diện cung cấp các dịch vụ cho nạn nhân, liên kết với các cơ quan tổ chức tạo thành một mạng lƣới giúp đỡ nạn nhân mua bán ngƣời hòa nhập cộng đồng hiệu quả. Hiện nay, Việt Nam đang học tập các mô hình trên thế giới và đã xây dựng một số nhà tạm lánh cung cấp dịch vụ hỗ trợ về tâm lý xã hội và các dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu của nạn nhân trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng. Ví dụ nhƣ Mô hình hỗ trợ tại Trung tâm nhƣ “nhà tạm lánh” (Hà Nội), “Nhà mở” (An Giang, Cần Thơ,...) thông qua phối hợp của các ngành, đoàn thể và các tổ chức Quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ, trẻ em bị mua bán có hoàn cảnh khó khăn. Theo mô hình trên, các trƣờng hợp nạn nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đƣợc cung cấp nơi ăn, nghỉ, tƣ vấn, tham vấn tâm lý xã hội và đƣợc tiếp cận với các dịch vụ ngoài Trung tâm, để học văn hoá, học nghề, hoặc khám chữa bệnh theo nhu cầu và khả năng của đối tƣợng. Các nạn nhân đƣợc hƣởng các dịch vụ này đạt tỷ lệ cao về tái hoà nhập cộng đồng. Nhƣng thực tế các hoạt động 9
  12. trợ giúp nạn nhân này đang diễn ra nhƣ thế nào, hoạt động có hiệu quả hay không, có đáp ứng đúng nhu cầu, phù hợp với nguyện vọng và tình hình thực tế hay không? Trên thực tế, đến nay các dịch vụ hỗ trợ chủ yếu tập trung cung cấp chỗ ở tạm thời, các cơ sở hỗ trợ nạn nhân còn hạn chế trong việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản khác của nạn nhân. Sau khi họ rời những cơ sở hỗ trợ, tại cộng đồng vẫn còn thiếu cơ chế chia sẻ thông tin và phối hợp giữa chính quyền địa phƣơng đảm bảo họ đƣợc trợ giúp để trở về an toàn và tái hòa nhập. Đây là hoạt động còn khá mới trong dịch vụ xã hội và hoạt động thiếu tính chuyên nghiệp trong trang bị và cung cấp dịch vụ kịp thời đáp ứng nhu cầu của nạn nhân. Hà Nội không phải là địa bàn có nhiều nạn nhân bị mua bán ngƣời nhƣng là địa bàn trung chuyển và là điểm đến của nhiều nạn nhân ở các tỉnh thành khác [9, tr.3]. Hà Nội là thủ đô, nơi tập trung các cơ quan ban ngành đoàn thể Trung ƣơng của cả nƣớc và các cơ quan phi chính phủ nƣớc ngoài. Sau khi đƣợc giải cứu qua con đƣờng chính thức, Bộ ngoại giao và Bộ Công An thƣờng đƣa nạn nhân về Hà Nội tạm lánh trƣớc khi chính thức trở về địa phƣơng cƣ trú. Các mô hình thí điểm dịch vụ về xã hội cũng đƣợc đầu tƣ sớm hơn các địa phƣơng khác. Với sự hỗ trợ về tài chính và kĩ thuật của “Cơ quan hợp tác phát triển Tây Ban Nha (AECID)”, Trung tâm phụ nữ và Phát triển thuộc Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã xây dựng mô hình “Ngôi nhà bình yên” (NNBY) từ tháng 3 năm 2007 tại Hà Nội để hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị mua bán từ nƣớc ngoài trở về giúp họ bình ổn về tâm lý, sức khỏe, có kỹ năng nghề nghiệp để tự tin tái hòa nhập cộng đồng. Ngôi nhà bình yên có các dịch vụ điển hình nhƣ: Cung cấp nơi ăn ở an toàn; Chăm sóc sức khỏe; Hỗ trợ y tế, pháp lý, trang thiết bị phù hợp với nghề đào tạo khi hồi gia; Tƣ vấn tâm lý, nghề và học nghề; Hoạt động trị liệu tâm lý; Nâng cao kỹ năng sống; Trợ giúp sau khi rời Ngôi nhà Bình yên. Đây là một mô hình điển hình cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân của mua bán ngƣời tiêu biểu ở Việt Nam; là mô hình cụ thể thực hiện ứng dụng các phƣơng pháp công tác xã hội trong việc trợ giúp nạn nhân [39, tr.10]. Sau 7 năm hoạt động, đến nay “Ngôi nhà bình yên” đã trợ giúp cho 257 phụ nữ và trẻ em bị mua bán trở về thuộc 15 dân tộc ở 43 tỉnh/ thành phố trong cả nƣớc. Nhà tạm lánh này đƣợc đánh giá là một mô hình hiệu quả trong việc cung cấp các dịch vụ, hoạt động hỗ 10
  13. trợ cho nạn nhân. Tuy nhiên, các hoạt động này đã đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cho tất cả các nạn nhân chƣa? Các dịch vụ đã toàn diện hay chƣa? Mức độ hài lòng của nạn nhân với các dịch vụ nhƣ thế nào? Và sau khi ở trong “Ngôi nhà bình yên” thì những phụ nữ này có mong muốn nào khác chƣa đƣợc đáp ứng hay không? Ngƣời nghiên cứu nghĩ rằng rất cần sự đánh giá tổng quan để trả lời câu hỏi trên, để rút ra những kinh nghiệm để các nhà tạm lánh khác học hỏi mô hình. Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Hoạt động trợ giúp phụ nữ bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng tại Hà Nội” (Nghiên cứu trường hợp tại nhà tạm lánh “Ngôi nhà bình yên” thuộc Trung tâm Phụ nữ và phát triển, quận Tây Hồ, Hà Nội). 2. Tổng quan những nghiên cứu, can thiệp liên quan đến vấn đề nghiên cứu 2.1. Vài nét về vấn đề nghiên cứu và mô hình can thiệp hỗ trợ phụ nữ bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng trên thế giới Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, thế giới bƣớc sang thế kỉ 21 với nhiều bƣớc tiến quan trọng về khoa học kĩ thuật, công nghệ và môi trƣờng ngày càng mở về giao lƣu tri thức, văn hóa, hội nhập kinh tế nhƣng vẫn còn nhiều tệ nạn xã hội ngày càng biến chuyển phức tạp. Vấn đề mua bán ngƣời đặc biệt là nạn mua bán phụ nữ, trẻ em đã trở thành đề tài nóng trong nhiều thập kỉ nay. Nguyên nhân có thể từ nhiều phía – do khoảng cách giàu nghèo ngày càng xa, do giá trị đạo đức ở một bộ phận nào đó ngày càng đi xuống, do pháp luật chƣa chặt chẽ hay do nhận thức của chính con ngƣời còn hạn chế. Đó mới là những nhận định ban đầu, tuy nhiên, có thể thấy rõ ràng nạn mua bán ngƣời gia tăng đã và đang ảnh hƣởng rất lớn tới xã hội, mà trực tiếp là nạn nhân và những đối tƣợng có nguy cơ. Vấn đề mua bán ngƣời đặc biệt là nạn mua bán phụ nữ, trẻ em đã trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia trong nhiều thập kỉ nay. Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế cũng nhƣ tất cả các quốc gia trên thế giới đều đặt sự quan tâm rất cao đến vấn đề mua bán ngƣời trên hai lĩnh vực chủ yếu: phòng chống nạn mua bán ngƣời và hỗ trợ nạn nhân của mua bán ngƣời. Đối với các ngành an ninh – interpol quan tâm đến lĩnh vực phòng chống tội phạm của mua bán ngƣời. Với các nhà khoa học về xã hội và nhân văn, các nhà hoạt động xã hội thì quan 11
  14. tâm đến vấn đề trƣớc và sau quá trình mua bán ngƣời. Tức là nghiên cứu các giải pháp giảm nguy cơ và giải pháp trợ giúp làm giảm hậu quả của tệ nạn này. Đối tƣợng nghiên cứu và tác động trực tiếp là nạn nhân, cộng đồng nơi sinh sống và vấn đề hỗ trợ họ tái hòa nhập cộng đồng nhƣ thế nào để hiệu quả. Trên thế giới có rất nhiều mô hình dịch vụ xã hội để chúng ta tham khảo nhƣ: nhà tạm lánh, trung tâm công tác xã hội… dành riêng cho đối tƣợng này. Các nghiên cứu trên thế giới tập trung nhiều vào tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân của nạn mua bán ngƣời nhƣ: Các nghiên cứu của Liên minh các tổ chức quốc tế về mua bán ngƣời của Liên hợp quốc tại tiểu vùng sông Mêkông (UNIAP) đƣa ra cái nhìn toàn cảnh về tình hình mua bán ngƣời của các nƣớc này. UNIAP chú trọng đến các hoạt động về phát triển cơ sở dữ liệu, nghiên cứu, kết nối mạng lƣới thông tin… nghiên cứu về yếu tố tƣ pháp và quyền con ngƣời trong hệ thống luật pháp của các nƣớc với vai trò ngăn chặn nguy cơ buôn bán lao động, buôn bán ngƣời qua biên giới, vai trò nâng cao nhận thức, hỗ trợ các nạn nhân. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cũng tập trung nghiên cứu mua bán ngƣời theo hƣớng tiếp cận bóc lột tình dục vì mục đích thƣơng mại và du lịch tình dục, mối quan hệ giữa di cƣ và mua bán ngƣời. ILO tổ chức nhiều hội thảo lấy ý kiến và các nghiên cứu sâu rộng, điển hình ở tiểu vùng Mê kong. Các quốc gia trên thế giới cũng có những nghiên cứu của bản thân họ để phục vụ cho công tác phòng chống mua bán ngƣời mà cụ thể với đối tƣợng là phụ nữ, tiêu biểu nhƣ: các quốc gia Đông Nam Á (Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanma…), Philippin, Nga, Nepan... 2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam liên quan đến hoạt động trợ giúp phụ nữ bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng: Ủy ban xóa bỏ phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (Ủy ban Cedaw) và Quỹ phát triển phụ nữ Liên hợp quốc (Unifem) nghiên cứu phụ nữ với các vấn đề toàn diện nhƣ: vấn đề giới, sức khỏe, kinh tế, việc làm… Trong đó cũng có nghiên cứu vấn đề mua bán phụ nữ dƣới các góc độ khác nhau. Tác phẩm “Cedaw và pháp luật: Nghiên cứu rà soát văn bản pháp luật ở Việt Nam trên cơ sở quyền và giới qua lăng kính Cedaw” (Quỹ phát triển phụ nữ Liên hợp quốc (Unifem) đã 12
  15. nghiên cứu rà soát tất cả các văn bản pháp luật liên quan đến phụ nữ; trong đó có các văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề mua bán ngƣời và công tác hỗ trợ nạn nhân là phụ nữ từng bị mua bán trở về. Nghiên cứu này chỉ rõ trong các văn bản pháp luật về phòng chống mua bán ngƣời đều khẳng định: “việc phục hồi và tái hòa nhập bắt buộc phải bao gồm cung cấp chỗ ở tạm thời hoặc nơi ở thích hợp, tƣ vấn, các dịch vụ y tế, tâm lý, trợ giúp pháp lý miễn phí, hỗ trợ giáo dục cho trẻ em bị buôn bán, sinh kế và đào tạo kỹ năng, giúp đỡ trong vấn đề quốc tịch, giấy chứng nhận nơi cƣ trú, giấy khai sinh và các vấn đề khác liên quan đến hộ tịch” [14, tr.19]. Tuy nhiên, nghiên cứu này lại chƣa chỉ ra mô hình nào kể cả của Chính phủ hay phi chính phủ đang thực hiện các hoạt động hỗ trợ này theo định hƣớng của Nhà nƣớc. Trong cuốn “Các nhận xét kết luận về Việt Nam của Ủy ban xóa bỏ phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (Ủy ban Cedaw) và Quỹ phát triển phụ nữ Liên hợp quốc (Unifem) (năm 2009) đã khuyến nghị 35 điều tới Chính phủ nƣớc ta các hoạt động để nâng cao vị thế của phụ nữ, giúp cho công tác phụ nữ tốt hơn, để nƣớc ta sớm tiến lên bình đẳng giới. Trong đó có khuyến nghị số 18 [59, tr. 8] đề cập đến các biện pháp phòng chống mua bán ngƣời và hỗ trợ nạn nhân sau quá trình mua bán. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng không đề cập đến mô hình hỗ trợ phụ nữ bị mua bán bao gồm các hoạt động tổng thể tại nhà tạm lánh nên đƣợc thực hiện nhƣ thế nào. Trong “Báo cáo của các tổ chức phi chính phủ về việc thực hiện công ƣớc xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (Cedaw) tại Việt Nam” (2006) quan tâm đến phụ nữ dƣới các góc độ: phụ nữ tham gia đời sống chính trị, bạo lực với phụ nữ, phụ nữ trong giáo dục, sức khỏe, kinh tế; phụ nữ nông thôn để phản ánh vấn đề Bình đẳng giới ở Việt Nam. Nhƣng báo cáo này cũng không đề cập đến hoạt động trợ giúp phụ nữ bị mua bán trở về. Trong cuốn sách “Đánh giá giới tại Việt Nam” (Ngân hàng thế giới, năm 2012) cũng có mối quan tâm tƣơng tự nhƣ vậy: vấn đề giới và đói nghèo, việc làm, phụ nữ tham gia hoạt động chính trị mà chƣa quan tâm đến đời sống ngƣời phụ nữ sau quá trình bị mua bán cần phải có những công tác hỗ trợ nhƣ thế nào. 13
  16. Các nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay về vấn đề mua bán ngƣời cũng có nhiều điểm tƣơng đồng với các nghiên cứu trên thế giới. Tiêu biểu nhƣ cuốn sách “Ngăn chặn buôn bán phụ nữ ở Việt Nam” [43] của tác giả Lê Thị Quý. Bên cạnh đó là: “Báo cáo đánh giá tình hình nạn nhân bị buôn bán trở về và các dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng” của tác giả Từ Ngọc Châu [20] và “Báo cáo khảo sát thực trạng những nạn nhân nữ trở về do buôn bán phụ nữ ở Tây Ninh” của tác giả Lê Tiêu La [28]. Các nghiên cứu mới dừng lại ở khảo sát, đánh giá thực trạng nạn nhân một vùng trên cả nƣớc, đƣa ra những số liệu và tình hình thực tế ở địa phƣơng mà chƣa đề cập đến mô hình nhà tạm lánh cung cấp dịch vụ hỗ trợ đối tƣợng này. Một số mô hình trợ giúp cho phụ nữ bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng không phải ở nhà tạm lánh thì đi sâu đề cập đến vấn đề địa phƣơng hỗ trợ nhƣ thế nào cho họ, tuyên truyền phổ biến không kỳ thị, phân biệt đối xử với họ, giúp họ trở về với cuộc sống bình thƣờng. Cuốn sách “Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở Việt Nam” do Lê Bạch Dƣơng chủ biên [22] nghiên cứu những chính sách, chƣơng trình bảo trợ và các dịch vụ xã hội cho các nhóm thiệt thòi nhƣ: nông dân nghèo, lao động di cƣ từ nông thôn ra thành thị, ngƣời khuyết tật và ngƣời có HIV/AIDS. Nghiên cứu này đã không đề cập đến các hoạt động hỗ trợ nhóm phụ nữ bị mua bán trở về nhƣ một nhóm thiệt thòi ở Việt Nam. Các nghiên cứu trƣớc đây về phụ nữ tập trung nhiều vào vấn đề giới và tiến lên bình đẳng giới của Ủy ban vì sự tiến bộ của phụ nữ nay là Vụ Bình đẳng giới (thuộc Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội). Các nghiên cứu này đều đề cập đến vấn đề bạo lực với phụ nữ, trong đó xem hành vi mua bán phụ nữ có nhiều yếu tố liên quan đến bạo lực. Và công tác hỗ trợ phụ nữ vị bạo lực có nhiều điểm tƣơng đồng với hỗ trợ nạn nhân là phụ nữ sau quá trình bị buôn bán. Nhƣ vậy, ở trong các nghiên cứu khác nhau thì có nghiên cứu tách riêng vấn đề bạo lực với phụ nữ và vấn đề mua bán phụ nữ; nhƣng cũng có những nghiên cứu lại gộp chung vấn đề bạo lực với phụ nữ và mua bán phụ nữ vì đều để lại những hậu quả tƣơng đồng với họ. Trong “Những phát hiện chính từ Báo cáo quốc gia: An sinh xã hội cho phụ nữ và trẻ em gái ở Việt Nam” (Vụ Bình đẳng giới - thuộc Bộ Lao động – 14
  17. Thƣơng binh và Xã hội, Cơ quan Liên hợp Quốc về phụ nữ tại Việt Nam UN Women, năm 2013) có đánh giá về các chính sách về tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản cho nhóm phụ nữ và trẻ em nghèo, dân tộc thiểu số, nông thôn và vùng khó khăn. Các dịch vụ đó bao gồm: giáo dục, y tế, nhà ở, nƣớc sạch tối thiểu và thông tin truyền thông. Đó là các chính sách xã hội cơ bản nói chung dành cho nhóm phụ nữ yếu thế. Vì đây là báo cáo quốc gia mang tính tổng thể nên không đề cập chi tiết đến nhóm phụ nữ bị buôn bán trở về. Tuy nhiên, ngƣời nghiên cứu dựa vào Báo cáo này cũng ghi nhận đƣợc các dịch vụ xã hội cơ bản là gì, cách tổ chức hoạt động trợ giúp. Trong cuốn sách “Một mục tiêu độc lập mang tính chuyển biến nhằm đạt đƣợc bình đẳng giới, quyền của phụ nữ và trao quyền cho phụ nữ: tính cấp bách và các hợp phần chính” (Cơ quan Liên hợp Quốc về phụ nữ tại Việt Nam UN Women, năm 2013) nhấn mạnh đến mục tiêu xây dựng một xã hội không còn bạo lực đối với phụ nữ. Bên cạnh đó, chúng ta phải xây dựng “hệ thống vận hành tốt các dịch vụ cho phụ nữ sự an toàn và chăm sóc kịp thời qua các dịch vụ y tế, chất lƣợng về tinh thần, bảo vệ và nơi trú ẩn, cũng nhƣ các dịch vụ xã hội và tƣ pháp” [60, tr. 24]. Thông qua cuốn sách này, ngƣời nghiên cứu vận dụng đƣợc cách xây dựng các dịch vụ trợ giúp cho nhóm phụ nữ bị mua bán trở về cũng từng bị ảnh hƣởng bởi bạo lực. Một cuốn sách nữa nghiên cứu về dịch vụ trợ giúp xã hội của Ngân hàng Thế giới trong Báo cáo phát triển thế giới “Cải thiện các dịch vụ để phục vụ ngƣời nghèo” (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2004) nghiên cứu toàn bộ các dịch vụ có quan hệ trực tiếp đến sự phát triển con ngƣời là: giáo dục, y tế sức khỏe, dinh dƣỡng, điều kiện vệ sinh, điện, nƣớc. Đây chính là các dịch vụ thiết yếu để phục vụ con ngƣời phát triển, đặc biệt là điều kiện để ngƣời nghèo thoát nghèo. Mục tiêu của việc thiết kế các dịch vụ đó là: “đẩy lùi HIV/AIDS và các bệnh dịch khác, nạn mù chữ, đói ăn vì thiếu lƣơng thực và nƣớc bẩn đe dọa hàng triệu ngƣời trên thế giới” [40, tr. 3]. Ngƣời nghiên cứu vận dụng cách thức liên hệ từ mục đích cần đạt đƣợc để thiết kế dịch vụ xã hội đáp ứng phù hợp nhu cầu của đối tƣợng. Và đặc biệt là công tác quản lý, thực hiện hoạt động trợ giúp nhƣ thế nào để đạt hiệu quả cao. 15
  18. Một số nghiên cứu theo hƣớng đề tài về các dịch vụ trợ giúp tại nhà tạm lánh dành cho đối tƣợng yếu thế khác nhƣ: phụ nữ và trẻ em bị bạo lực gia đình; hoặc cơ sở bảo trợ xã hội dành cho ngƣời cao tuổi, ngƣời không nơi nƣơng tựa, trẻ em mồ côi, trẻ em lang thang, ngƣời mắc các bệnh tâm thần… cũng là cơ sở để ngƣời nghiên cứu tham khảo so sánh trong nghiên cứu của mình. Luận văn thạc sĩ Công tác xã hội năm 2014 “Vai trò của nhân viên CTXH trong việc hỗ trợ cho phụ nữ bị bạo lực gia đình” thông qua nghiên cứu trƣờng hợp tại mô hình “Ngôi nhà Bình Yên” – Trung Tâm Phụ Nữ và Phát Triển (NNBY có 2 mô hình dành cho phụ nữ bị bạo lực gia đình và phụ nữ bị mua bán trở về) của Trƣơng Thị Tâm, Đại học khoa học xã hội nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội tìm hiểu những dịch vụ hỗ trợ của mô hình và kết quả can thiệp trực tiếp của tác giả với một số nạn nhân đang tạm trú tại đây, đề tài đã tìm hiểu và chỉ ra đƣợc những vai trò của Nhân viên xã hội khi trợ giúp cho phụ nữ bị bạo lực gia đình. Luận văn này cũng là một tài liệu tham khảo cho tôi trong quá trình nghiên cứu của mình. Nhƣ vậy, chúng ta có thể thấy, ở Việt Nam đã có rất nhiều những nghiên cứu trƣớc đây về phụ nữ với các vấn đề xung quanh họ nhƣ: vấn đề nghèo đói, việc làm của phụ nữ ở nông thôn – thành thị và các dịch vụ hỗ trợ nhóm phụ nữ khó khăn thoát nghèo; các nghiên cứu về ảnh hƣởng của Bạo lực gia đình với phụ nữ và các mô hình nhà tạm lánh có các dịch vụ cơ bản trợ giúp phụ nữ bị bạo lực; các nghiên cứu về giới và phát triển: trong đó đề cập đến vai trò, vị thế của phụ nữ trong giai đoạn hiện nay, quá trình tiến lên bình đẳng giới của Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu đánh giá này mới đề cập đến nhóm phụ nữ bị mua bán trở về là một nhóm nhỏ trong các phụ nữ yếu thế; dƣờng nhƣ vẫn còn thiếu vắng những nghiên cứu về các hoạt động trợ giúp cho đối tƣợng là nạn nhân mua bán trở về hòa nhập cộng đồng, đặc biệt là các mô hình trợ giúp ứng dụng phƣơng pháp đặc thù nhƣ Công tác xã hội với đối tƣợng này. => Chính vì vậy, nghiên cứu “Hoạt động trợ giúp phụ nữ bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng tại Hà Nội” muốn đi sâu tìm hiểu với hoàn cảnh thực tại phụ nữ bị mua bán trở về ở tại nhà tạm lánh đang đƣợc trợ giúp những gì, đƣợc thụ hƣởng những dịch vụ xã hội nào để họ vƣợt qua khó khăn trƣớc khi hòa nhập cộng đồng? Công tác hỗ trợ phụ nữ bị mua bán trở về hiện nay tại nhà 16
  19. tạm lánh đƣợc triển khai nhƣ thế nào? Cụ thể là các nhân viên xã hội tại các nhà tạm lánh đã có những hoạt động trợ giúp nào cho nhóm đối tƣợng này? Và những hoạt động trợ giúp đó đã có hiệu quả tốt chƣa, có đáp ứng đúng nhu cầu của họ không? Ngoài các dịch vụ đang đƣợc thụ hƣởng thì chính những nạn nhân là phụ nữ bị mua bán trở về có đề xuất mong muốn thêm những dịch vụ nào khác không. Sau khi nghiên cứu để trả lời các câu hỏi trên thì ngƣời nghiên cứu sẽ có những khuyến nghị, đề xuất phù hợp để nhân rộng mô hình này. 3. Ý nghĩa của nghiên cứu 3.1. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu này có cơ hội đƣợc vận dụng một số lý thuyết của Công tác xã hội, lý giải một số vấn đề của thực tiễn thông qua việc tìm hiểu và phân tích nhu cầu hỗ trợ tái hòa nhập của phụ nữ bị mua bán trở về cũng nhƣ các hoạt động trợ giúp hiện tại với đối tƣợng này. Điển hình nhƣ: lý thuyết hệ thống, lý thuyết nhu cầu của Maslow,… Đồng thời, ngƣời nghiên cứu cũng vận dụng các phƣơng pháp và kỹ năng can thiệp trong Công tác xã hội đƣợc ứng dụng trong quá trình nghiên cứu, củng cố sâu sắc hơn những hiểu biết về các lý thuyết và các phƣơng pháp, kỹ năng Công tác xã hội đã đƣợc học và thực hành. Bên cạnh đó, kết quả của nghiên cứu tạo tiền đề cho các nhà nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu ứng dụng sâu hơn các lý thuyết Xã hội học và CTXH nhƣ: Công tác xã hội cá nhân… vào việc trợ giúp cho các nhóm đối tƣợng đặc thù nhƣ nhóm phụ nữ bị mua bán trở về này. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Đối với địa bàn nghiên cứu: nghiên cứu “Hoạt động trợ giúp phụ nữ bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng tại Hà Nội” nghiên cứu trƣờng hợp tại nhà tạm lánh “Ngôi nhà bình yên” thuộc Trung tâm Phụ nữ và phát triển. Kết quả nghiên cứu tìm hiểu, làm rõ hơn những nhu cầu của nạn nhân là phụ nữ bị mua bán trở về và những nhu cầu đó đã đƣợc đáp ứng tại nhà tạm lánh này nhƣ thế nào, tức là đã có những hoạt động hỗ trợ gì để đáp ứng nhu cầu đó? Nhà nghiên cứu đƣa ra cái nhìn tổng thể về mô hình hỗ trợ nạn nhân của nhà tạm lánh Ngôi nhà bình yên. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động của các dịch vụ trợ giúp ở đây thông qua lăng kính của chính những ngƣời thụ hƣởng là ngƣời phụ nữ bị 17
  20. mua bán trở về đang ở tại đây. Kết quả nghiên cứu góp phần vào việc hoàn thiện và phát triển hơn mô hình hỗ trợ nạn nhân này, để đƣa chính sách hỗ trợ nhóm đối tƣợng này trở thành dịch vụ chuyên nghiệp. Đối với Nhà nƣớc và các cơ quan hoạt động về lĩnh vực bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân nói chung: Vì nghiên cứu chỉ đề cập đến một phạm vi nhỏ của một nhà tạm lánh nên kết quả nghiên cứu không có ý nghĩa phổ biến hay đại diện cho toàn bộ hoạt động của các nhà tạm lánh dành cho phụ nữ bị mua bán trở về trên toàn quốc. Tuy nhiên, từ kết quả nghiên cứu cũng cho những gợi ý những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động trợ giúp, chất lƣợng của các dịch vụ xã hội trong một nhà tạm lánh. Nói cách khác, kết quả nghiên cứu có thể giúp cho quá trình hoạch định, điều chỉnh, bổ sung những chính sách, chiến lƣợc về các đối tƣợng đặc biệt quan tâm trong xã hội. Đặc biệt là Nhà nƣớc cần tạo điều kiện để nhân rộng mô hình nhà tạm lánh này trên cả nƣớc để nạn nhân của nạn mua bán ngƣời có cơ hội để trở về hòa nhập cộng đồng hiệu quả… Đối với bản thân nhà nghiên cứu: qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế nhà nghiên cứu có cơ hội áp dụng những lý thuyết và phƣơng pháp đã đƣợc học vào thực tiễn cuộc sống, đặc biệt là những kỹ năng thực hành CTXH nói chung và CTXH cá nhân nói riêng. Từ đó giúp nhà nghiên cứu nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng và có thêm nhiều kinh nghiệm trong những nghiên cứu tiếp theo và quá trình công tác của bản thân. 4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu: 4.1. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm đánh giá lại các hoạt động đang đƣợc hỗ trợ tại nhà tạm lánh “Ngôi nhà bình yên” và mức độ hài lòng của phụ nữ bị mua bán trở về với các hoạt động đƣợc trợ giúp đó. Bên cạnh đó tìm hiểu những mong muốn khác của họ chƣa đƣợc đáp ứng. Để từ đó tìm ra các cách thức nâng cao chất lƣợng dịch vụ của nhà tạm lánh, các giải pháp trợ giúp họ hòa nhập cộng đồng một cách hiệu quả hơn. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Tìm hiểu, nhận định, đánh giá thực trạng hoạt động hỗ trợ tại nhà tạm lánh “Ngôi nhà bình yên” thông qua các hoạt động chủ yếu: Cung cấp nơi ăn ở an 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
19=>1