Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Truyền thông Công tác xã hội trong phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ từ thực tiễn tỉnh Thái Bình
lượt xem 11
download
Hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết về truyền thông trực tiếp, các cách thức hoạt động truyền thông trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ; thực trạng hoạt động truyền thông Công tác xã hội trong phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại tỉnh Thái Bình; đưa ra một số khuyến nghị và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng truyền thông Công tác xã hội cho các đối tượng bị BLGĐ, cho người làm công tác xã hội và chính quyền các tỉnh Thái Bình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Truyền thông Công tác xã hội trong phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ từ thực tiễn tỉnh Thái Bình
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI KHÚC THỊ XUÂN TRUYỀN THÔNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH CHO PHỤ NỮ TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI BÌNH Ngành: Công tác xã hội Mã số: 8 76.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THANH BÌNH HÀ NỘI, 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội đề tài “Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình cho phụ nữ từ thực tiễn tỉnh Thái Bình” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này./. Tác giải luận văn Khúc Thị Xuân
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ . 12 1.1. Một số khái niệm .................................................................................................. 12 1.2. Đặc điểm, nhu cầu của phụ nữ bị bạo lực gia đình ................................................ 20 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ .......................................................................................... 28 1.6. Các cơ sở pháp lý về công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ................................................................................................................... 31 Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CÔNG TÁC ........ 34 XÃ HỘI TRONG PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TẠI THÁI BÌNH ....................................................................................................... 34 2.1. Một số nét khái quát về tỉnh Thái Bình ................................................................. 34 2.2. Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Thái Bình ..................................... 38 2.3. Thực trạng truyền thông công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Thái Bình ........................................................................................ 44 Chương 2. ĐỊNH HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TẠI THÁI BÌNH ................................. 68 3.1. Định hướng thực hiện truyền thông công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Thái Bình .......................................................................... 68 3.2. Một số biện pháp thực hiện truyền thông công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Thái Bình .............................................................. 70 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 78
- MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BĐG: Bình đẳng giới BLGĐ: Bạo lực gia đình CTXH: Công tác xã hội CTV CTXH: Cộng tác viên Công tác xã hội MTTQ: Mặt trận tổ quốc NV CTXH: Nhân viên Công tác xã hội LHPN: Liên hiệp phụ nữ LĐTBXH: Lao động Thương binh và xã hội PCBLGĐ: Phòng chống bạo lực gia đình
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là nước có truyền thống tôn trọng gia đình. Gia đình vừa là chỗ dựa về kinh tế, vừa là nơi nương tựa về tinh thần cho con người trong suốt cuộc đời nhiều khó khăn và trắc trở. Bạo lực gia đình đã và đang trở thành một vấn đề nhức nhối trong xã hội, có chiều hướng gia tăng, đáng báo động và làm xói mòn các giá trị truyền thống tốt đẹp. Bạo lực gia đình không phân biệt hoàn cảnh kinh tế, mức sống và trình độ văn hóa, thành thị hay nông thôn, không chỉ ở những đôi vợ chồng mới kết hôn mà còn cả những đôi vợ chồng đã sống cùng nhau lâu dài. Bạo lực gia đình gây ra hậu quả nghiêm trọng mà trước hết là vi phạm đến quyền con người, đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tinh thần của mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Bạo lực gia đình là nguy cơ gây tan vỡ và suy giảm sự bền vững của gia đình Việt Nam, ảnh hưởng đến sự an toàn, lành mạnh của cộng đồng và gây mất trật tự an toàn xã hội nghiêm trọng. Hiện nay phụ nữ Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có bạo lực gia đình - thực trạng này xâm hại cả về thể chất và tinh thần của rất nhiều phụ nữ, làm mất ổn định cuộc sống và hạnh phúc của nhiều gia đình. Nó làm cản trở quá trình xóa đói giảm nghèo và việc thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, làm tăng sự bất bình đẳng và tổn hại đến danh dự, sức khỏe, an sinh và quyền tự chủ của các nạn nhân. Trong các năm từ 2011 – 2015 (ở nước ta) có 157.859 vụ bạo lực gia đình, trong đó nạn nhân là nữ chiếm 74,24%. Trong số 492.520 vụ ly hôn đã giải quyết thì nguyên nhân từ bạo lực gia đình chiếm 83,78%. Mỗi năm có hơn 8.000 vụ ly hôn mà nguyên nhân từ bạo lực gia đình. Đây là thông tin được đại biểu Điểu Huỳnh Sang (Bình Phước), phát biểu tại Quốc hội sáng 10/11/2016. Kết quả nhiều cuộc khảo sát và báo cáo địa phương cho thấy, hiện nay bạo lực gia đình đã gây ra những hậu quả cho phụ nữ và xã hội nói chung. Nạn nhân của BLGĐ rất cần sự giúp đỡ của xã hội và cộng đồng. Hiện nay trên toàn quốc đã có nhiều mô hình can thiệp trợ giúp phụ nữ bị BLGĐ. Như: “mô hình trợ giúp pháp lý”, “mô hình nhóm nhỏ”, “mô hình nhà tạm lánh”... Các mô hình trên đã thực hiện nhiều dịch vụ khác 1
- nhau nhằm hỗ trợ tốt nhất cho phụ nữ bị BLGĐ, được an toàn, được động viên, an ủi, sớm được trở lại với đời sống bình thường với một nhận thức mới, vị thế mới. Phòng chống bạo lực gia đình là trách nhiệm của mỗi người và toàn xã hội. Do vậy, để ngăn ngừa và giảm thiểu những hậu quả của bạo lực gia đình thì các quy định của pháp luật cần phải được nghiêm chỉnh thi hành và có cơ chế theo dõi, giám sát việc thi hành đó và cần có sự phối hợp và linh hoạt giữa các ban ngành, đoàn thể với các nhân viên xã hội tại địa phương để bảo đảm sự ứng phó toàn diện đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình. Với tư cách là một nghề chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các đối tượng yếu thế trong xã hội vượt qua được vấn đề của mình, Công tác xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc trợ giúp những nạn nhân bị BLGĐ phục hồi về mặt thể chất, tâm lý, để từng bước ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống. Phòng chống bạo lực gia đình là trách nhiệm của mỗi người và toàn xã hội. Do vậy, để ngăn ngừa và giảm thiểu những hậu quả của bạo lực gia đình thì các quy định của pháp luật cần phải được nghiêm chỉnh thi hành và có cơ chế theo dõi, giám sát việc thi hành đó và cần có sự phối hợp và linh hoạt giữa các ban ngành, đoàn thể với các nhân viên xã hội tại địa phương để bảo đảm sự ứng phó toàn diện đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình. Tại tỉnh Thái Bình chưa có những nghiên cứu chuyên sâu để hình dung một cách tổng thể và toàn diện về tình trạng bạo lực gia đình và thực trạng xây dựng các hoạt động truyền thông công tác xã hội, các hoạt động hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình trên địa bàn toàn tỉnh. Điều đó đặt ra yêu cầu rằng chúng ta cần phải nghiên cứu về vấn đề truyền thông công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình cho phụ nữ, các hoạt động hỗ trợ nạn nhân bị BLGĐ góp phần giúp các cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình để tìm ra định hướng hiệu quả, đưa ra những quyết định quản lý đúng đắn về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Với mong muốn tìm hiểu thực trạng truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình đối tổ chức các hoạt động về phòng, chống bạo lực gia đình 2
- đối với phụ nữ dưới góc độ là cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Bình, từ đó đề xuất những định hướng, giải pháp hoàn thiện hoạt động truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình, hỗ trợ nạn nhân bị BLGĐ và xây dựng các mô hình về phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương, tôi lựa chọn đề tài “Truyền thông Công tác xã hội trong phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ từ thực tiễn tỉnh Thái Bình” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu ở trên thế giới Hiện nay có rất nhiều tác phẩm trong và ngoài nước viết về vấn đề bạo lực chống lại phụ nữ, trong đó đối với các tác phẩm nước ngoài phải kể đến các tác phẩm như “Freedom from Violence - Women‟s Strategies from Around the World” (Tự do từ bạo lực- Chiến lược toàn cầu của phụ nữ) của nhiều tác giả, do Margaret Schuler chủ biên. Tác phẩm này đã phản ánh tình trạng bạo lực chống phụ nữ từ nước Mỹ đến các nước đang phát triển ở châu Á đến châu Phi và châu Mỹ La tinh. Tính đa dạng của hoàn cảnh, văn hóa, nguyên nhân, các hình thức bạo lực diễn ra ở cả nơi làm việc, đường phố, gia đình mà các tác giả phản ánh đã nói lên tính phổ biến của các dạng bạo lực chống phụ nữ trong đó có bạo lực gia đình. Các bài viết đã cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về vấn đề và chiến lược liên quan đặc biệt đến bạo lực giới. Đó là mở rộng chương trình tuyên truyền vận động, giáo dục, cải cách luật pháp và hành động chống bạo lực đối với phụ nữ. (tr.41, quyển bạo lực gia đình, một sự sai lệch…) Trong số các nghiên cứu của nước ngoài, phải kể đến đóng góp của nhà nữ quyền Dobash với cuốn sách “Violence Against Wives” (Tạm dịch là Bạo lực chống lại những người vợ - 1979) là một trong những công trình nghiên cứu nổi tiếng về BLGĐ. Nghiên cứu được tiến hành ở Scotland bao gồm những cuộc phỏng vấn sâu và phỏng vấn không chính thức 137 phụ nữ đang lánh nạn vì bạo lực của người chồng. Trong số đó, có tới 84% các trường hợp phụ nữ bị tấn công lần đầu tiên trong 3 năm đầu của hôn nhân. Dobash đã chỉ ra nguyên nhân chính của các vụ bạo lực trong hôn nhân là do uy quyền của người chồng và sự phụ thuộc của người 3
- phụ nữ vào đàn ông. Uy quyền của người chồng thường được khơi tỏa bởi sự ghen tuông, tình dục, con cái, tiền nong, say rượu …. Dobash cũng chỉ ra rằng phụ nữ bị bạo lực thường có xu hướng quay lại với người chồng bạo lực vì bị phụ thuộc về kinh tế và lo lắng về sự thiếu vắng vai trò của người bố đối với con cái của họ. Chính từ những lo lắng đó nên khi xảy ra bạo lực, những người phụ nữ thường không muốn đi trình báo cảnh sát hoặc cơ quan chức năng. Do vậy, họ thường không nhận được sự hỗ trợ từ gia đình, cộng đồng hay các dịch vụ phúc lợi. Năm 2005, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phối hợp với Trường Dược nhiệt đới của Mỹ đã thực hiện một nghiên cứu đa quốc gia với chủ đề “Women’s Health and Domestic Violence against Women” (Sức khỏe phụ nữ và BLGĐ chống lại phụ nữ). Nghiên cứu đã tiếp cận với phụ nữ trên 10 quốc gia bao gồm Bawngladet, Brazin, Ethiopia, Nhật, Peru, Namibia, Samoa, Serbia và Montenegro, Thái Lan và nước Cộng hòa Tanzania cho thấy có 15% đến 71% phụ nữ phải chịu đựng một hình thức bạo lực nào đó về thể xác và tình dục ngay trong gia đình họ và đây là vấn đề có tính chất toàn cầu hiện đang xảy ra ở cả các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển. Chi phí kinh tế cũng rất đáng quan tâm – một báo cáo năm 2003 của Trung tâm kiểm soát và phòng bệnh Mỹ ước tính rằng chi phí cho những vụ bạo lực do người quen biết gây ra chỉ tính riêng ở Mỹ cũng đã lên đến 5,8 tỷ đô la mỗi năm; 4,1 tỷ cho các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ trực tiếp và 1,8 tỷ cho những thiệt hại về khả năng lao động. Báo cáo về “Nghiên cứu sâu về bạo hành với phụ nữ” được Tổng thư ký LHQ trình bày tại kỳ họp lần thứ 61 của Đại hội đồng LHQ là một tài liệu quan trọng thể hiện rõ tình hình bạo lực đối với phụ nữ đang diễn ra ở 71 quốc gia trong phạm vi nghiên cứu. Báo cáo đã chỉ ra các yếu tố dẫn đến bạo lực đối với phụ nữ ở các quốc gia trong phạm vi nghiên cứu là việc sử dụng bạo lực để giải quyết những mâu thuẫn và xung đột, quan điểm “riêng tư”, sự thờ ơ của các cấp ban ngành và một số yếu tố nguy cơ ở cấp độ cá nhân, gia đình và cộng đồng khác. Báo cáo đã phản ánh một cách khái quát về tình hình bạo lực với phụ nữ trên Thế giới, cùng các hình thức biểu hiện, các chỉ số và hậu quả của nó. Báo cáo cũng chỉ ra những hoạt động có triển vọng nhằm giải quyết vấn nạn này như: chú trọng vào pháp luật và 4
- cung cấp các dịch vụ phòng ngừa. Bên cạnh đó, báo cáo cũng chỉ ra những thách thức, khó khăn không nhỏ cho nhân loại trong công tác phòng chống, ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ như: nguồn lực mỗi quốc gia khác nhau, thiếu hụt ngân quỹ, thiếu sự xử phạt, thiếu sự đánh giá hay các cách tiếp cận toàn diện. Tác giả Lê Thị Phương Mai với “Bạo lực đối với phụ nữ, những hậu quả đối với sức khỏe sinh sản”. Cùng với những tác phẩm, bài nghiên cứu trong nước về bạo lực gia đình còn có những nghiên cứu của các tác giả nước ngoài như cuốn sách của Heise, L., Ellsberg, M. (1994) Bạo lực đối với phụ nữ: Gánh nặng sức khỏe tiềm ẩn; cùng tác giả với cuốn: Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ (1999). Các tác giả có điểm chung khi đề cập đến vấn đề này, đều bày tỏ thái độ phản đối bạo lực, những hậu quả đáng tiếc mà bạo lực gây ra, bên cạnh đó kêu gọi cộng đồng chung tay đẩy lùi bạo lực và bất bình đẳng giới. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về BLGĐ, tuy nhiên các công trình nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc nêu lên thực trạng và đưa đến những giải pháp và cũng chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về truyền thông công tác xã hội trong phòng, chống bạo lực gia đình cho phụ nữ, chưa nghiên cứu xây dựng mô hình can thiệp cho nhóm phụ nữ chịu ảnh hưởng của bạo lực gia đình trên góc độ của ngành công tác xã hội. 2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Nhận thức được hậu quả nghiêm trọng của bạo lực gia đình, trong những năm gần đây, không chỉ trên thế giới mà tại Việt Nam, bạo lực gia đình đã trở thành một trong những vấn đề được nhiều tổ chức cũng như các nhà nghiên cứu quan tâm. Đây là một vấn đề phức tạp mang tính toàn cầu và có thể coi là một loại vi phạm quyền con người mang tính phổ biến nhất. Bạo lực gia đình đã vượt qua ranh giới văn hóa, đẳng cấp xã hội, trình độ học vấn, tuổi tác; nó đã và đang tác động đến mỗi cá nhân và toàn xã hội. Cho đến nay, các tác phẩm, bài nghiên cứu viết về hoạt động truyền thông phòng chống bạo lực gia đình một cách chuyên sâu còn rất ít. Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu về bạo lực gia đình cũng được bắt đầu từ những năm 1990 và ngày càng nhiều hơn, phong phú hơn, thu hút sự chú ý 5
- đặc biệt của xã hội. Các góc cạnh của vấn đề được tìm tòi, phát hiện và công bố trên nhiều ấn phẩm thuộc các chuyên ngành và lĩnh vực khác nhau. Từ những năm 1994, tác giả Lê Thị Quý - một trong những chuyên gia nghiên cứu về Giới, gia đình đã có bài viết đầu tiên về “Bạo lực gia đình ở Việt Nam” trên tạp chí Khoa học và Phụ nữ, trong đó xác định 5 nguyên nhân chính của nạn bạo lực gia đình; tuy nhiên nguyên nhân lớn nhất, sâu xa nhất chính là bất bình đẳng trong quan hệ giới. Năm 1996, trong tác phẩm “Nỗi đau thời đại” tác giả Lê Thị Quý đã đi sâu phân tích vấn đề bạo lực gia đình dưới hai dạng “Bạo lực không nhìn thấy được” và “Bạo lực nhìn thấy được” trong đó nêu cụ thể dạng bạo lực không nhìn thấy được xuất phát từ sự phân công lao động bất hợp lý giữa nam và nữ trong gia đình núp dưới các khái niệm “thiên chức”, “hy sinh” của phụ nữ. Đây là một trong những phát hiện về các dạng bạo lực trong gia đình mà đến nay nhiều nhà nghiên cứu, nhà hoạt động xã hội đã sử dụng. Năm 1999, các tác giả: Vũ Mạnh Lợi, Vũ Tuấn Huy, Nguyễn Hữu Minh thực hiện công trình nghiên cứu “Bạo lực trên cơ sở giới” tiến hành ở 3 thành phố Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh. Các tác giả đã đi sâu xem xét “Thái độ của cộng đồng và các thể chế xã hội về bạo lực trên cơ sở giới cũng như các phản ứng của cá nhân, luật pháp và các thể chế đối với nạn bạo lực trong gia đình”. Nghiên cứu cũng đưa ra nhận xét tình trạng bạo lực có chiều hướng gia tăng tại 3 thành phố nghiên cứu, đặc biệt là trong những gia đình mà ở đó người phụ nữ đang thực hiện và khẳng định vai trò kinh tế hộ. Nghiên cứu đưa ra 8 nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình và chỉ ra 7 kiến nghị nhằm hạn chế, ngăn chặn tình trạng bạo lực trong gia đình. Tuy nhiên nghiên cứu này vẫn chưa đưa ra được hướng giải quyết trực tiếp giúp chị em phụ nữ bị bạo lực gia đình nâng cao được năng lực của bản thân, từ đó họ có thể tự giúp bản thân họ vươn lên, thoát khỏi hoàn cảnh. Viết về nguyên nhân, hậu quả của bạo lực gia đình có nhiều cuốn sách trong nước như cuốn của tác giả Nguyễn Thị Hoài Đức với “Bạo lực gia đình đối với phụ nữ, Những thái độ và thực hành về Sức khỏe phụ nữ”, trong nghiên cứu này tác giả đi vào phân tích sâu về hậu quả của bạo hành, cùng với những tác động tiêu cực 6
- của nó đối với thể chất và tinh thần của người phụ nữ. Tác giả Lê Thị Quý với “Bạo lực gia đình trong hoàn cảnh Việt Nam, các hình thức, nguyên nhân và các khuyến nghị hành động”, trong nghiên cứu này tác giả bằng phương pháp khảo sát thực tế và phỏng vấn cấu trúc đã phân tích sâu sắc nguyên nhân, hình thức của bạo lực chủ yếu do bất bình đẳng giới; và tác giả cũng có đưa ra một số giải pháp dành cho nạn nhân bị bạo lực. Song cách thức để tuyên truyền về phòng, chống vẫn chưa được phân tích cụ thể, sâu sắc. Bạo lực còn được nhắc đến dưới dạng bạo lực giới như nghiên cứu của Vũ Mạnh Lợi với cuốn “Bạo lực trên cơ sở Giới tại Việt Nam”, và Quy, Lê Thi (2004) – Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn với bài nghiên cứu “Bạo lực trên cơ sở Giới trong gia đình, Điển cứu tại Thái Bình, Phú Thọ và Hà Nội”. Đặc biệt người phụ nữ được đề cập đến rất nhiều trong các văn bản chỉ đạo hoạt động và công tác đoàn thể của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Tại tỉnh Thái Bình, năm 2001 Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tiến hành thực hiện đề tài: “Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam” tại ba tỉnh: Thái Bình, Lạng Sơn và Tiền Giang. Với phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, đề tài đã tìm hiểu nhận thức, thái độ của người dân và các cán bộ thi hành pháp luật của các tổ chức đoàn thể xã hội tại địa phương. Đề tài cũng đã chỉ ra được những nguyên nhân và hậu quả của nạn BLGĐ đối với phụ nữ và phản ứng của nạn nhân trước những hành vi bạo lực. Năm 2012, Vụ Gia đình thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện “Điều tra thực trạng bạo lực gia đình, đề xuất giải pháp có tính đột phá trong năm 2012 và giai đoạn 2012-2016”. Cuộc điều tra này nhằm xác định thực trạng, nguyên nhân và đề xuất những giải pháp có tính đột phá cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình những năm tiếp theo. Năm 2013, Học viên Lê Thị Vân Anh – Khoa văn hóa học, trường Đại học văn hóa Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Hoạt động truyền thông phòng chống bạo lực gia đình tại trung tâm phụ nữ và phát triển từ năm 2007 đến nay” với 7
- mục đích nghiên cứu đề tài là tìm hiểu các lý thuyết về truyền thông trực tiếp, các cách thức hoạt động truyền thông hiệu quả trong phòng chống bạo lực gia đình tại Trung tâm Phụ nữ và Phát triển. Trên cơ sở đó, đưa ra một số khuyến nghị và một số giải pháp cho các đối tượng bị bạo lực gia đình, cho người làm công tác truyền thông, Nhà nước và chính quyền các cấp. Còn rất nhiều những công trình nghiên cứu với quy mô khác nhau về vấn đề BLGĐ đã được các tác giả thực hiện với mong muốn sẽ góp phần đưa đến một cái nhìn đa sắc cạnh về vấn đề BLGĐ tại các địa phương trên cả nước. Các nghiên cứu đã phần nào phản ánh được thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của BLGĐ cũng như đã đưa ra được các kết luận, khuyến nghị có ý nghĩa cho công tác phòng chống BLGĐ ở nước ta. Có thể thấy, trong các công trình khoa học đã được công bố, phần lớn đều đề cập đến vấn đề về nguyên nhân của bạo lực gia đình, hậu quả của bạo lực gia đình, cũng có một số nghiên cứu đề cập đến giải pháp, song đó là những hướng giải pháp chung về cách phòng tránh bạo lực gia đình rất ít các công trình nghiên cứu chuyên sâu truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình. Đặc biệt,tại tỉnh Thái Bình hiện nay chưa có công trình nghiên cứu toàn diện dưới góc độ Công tác xã hội trên địa bàn toàn tỉnh nên tôi nghiên cứu vấn đề Truyền thông Công tác xã hội trong phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ từ thực tiễn tỉnh Thái Bình. Ở luận văn này tôi đề cập một số giải pháp cụ thể, đó là hoạt động truyền thông trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, những cách thức truyền thông hiệu quả đã được Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Bình tổ chức thành công. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết về truyền thông trực tiếp, các cách thức hoạt động truyền thông trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ; Thực trạng hoạt động truyền thông Công tác xã hội trong phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại tỉnh Thái Bình; Đưa ra một số khuyến nghị và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng truyền thông Công tác xã hội cho các đối tượng bị 8
- BLGĐ, cho người làm công tác xã hội và chính quyền các cấp tại tỉnh Thái Bình. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về Công tác xã hội, truyền thông công tác xã hội. - Khảo sát đánh giá hoạt động truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình cho phụ nữ từ thực tiễn tỉnh Thái Bình. - Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại tỉnh Thái Bình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình cho phụ nữ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về địa bàn nghiên cứu: 8 huyện, thành phố tỉnh Thái Bình. - Về thời gian: Từ năm 2012 đến nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận về phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề bạo lực gia đình và truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu Đây là phương pháp sử dụng các kỹ năng chuyên môn tìm hiểu, thu thập, phân tích các tài liệu đã được công nhận có liên quan đến công tác xã hội đối với phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình từ đó đánh giá vấn đề để đưa ra các định hướng, giải pháp để nâng cao hoạt động truyền thông công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình cho phụ nữ tỉnh Thái Bình. 5.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 9
- Là phương pháp sử dụng bảng hỏi theo nội dung đã được soạn trước nhằm thu thập thông tin về đời sống vật chất cũng như tinh thần của phụ nữ và về thái độ, kĩ năng làm việc của nhân viên công tác xã hội. Qua bảng hỏi ta cũng nói lên tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ về các dịch vụ công tác xã hội cũng như các hoạt động khác. Tác giả sử dụng phương pháp này tại 8 xã thuộc 8 huyện, thành phố để phỏng vấn 800 phụ nữ làm căn cứ dưa ra nhận định đánh giá về kết quả đạt được và những khó khăn, hạn chế trong các hoạt động phòng ngừa, can thiệp, hỗ trợ nạn nhân của BLGĐ đặc biệt là phụ nữ, đồng thời đưa ra giải pháp thực hiện tốt truyền thông CTXH trong PCBLGĐ cho phụ nữ tỉnh Thái Bình. 5.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Là phương pháp thu thập thông tin thông qua việc tác động tâm lý trực tiếp giữa người đi phỏng vấn và người được phỏng vấn trên cơ sở mục tiêu của đề tài nghiên cứu. Nguồn thông tin trong phỏng vấn là tất cả các câu trả lời của người được phỏng vấn thể hiện quan điểm, ý thức, thái độ, mối quan tâm của họ về vấn đề công tác xã hội đối với phụ nữ, từ đó thu thập các thông tin phục vụ mục đích nghiên cứu. Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để tìm hiểu sâu hơn về vai trò của CTXH trong PCBLGĐ cho phụ nữ. Thực hiện phỏng vấn sâu tại 8 xã thuộc 8 huyện/thành phố với tổng số 80 bảng hỏi. Cụ thể, mỗi xã phỏng vấn sâu sâu 10 người: 01CB đảng, 01 CB chính quyền, 01 CB LĐTBXH, 01 CB văn hóa, 01 CB Hội phụ nữ, 01 CB MTTQ, 01 Công an và 3 phụ nữ đã từng là nạn nhân của BLGĐ. 5.2.4. Phương pháp quan sát Quan sát là một phương pháp thu thập dữ liệu đơn giản, dễ thực hiện nhưng rất hữu ích bằng cách thông qua các tri giác như nghe, nhìn để thu thập các thông tin từ thực tế xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Vận dụng các lý thuyết về truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình để nghiên cứu và lý giải một cách khoa học vấn đề phòng chống bạo lực gia đình, góp 10
- phần tổng quan lý luận cơ bản truyền thông Công tác xã hội trong phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Cung cấp thêm các giải pháp nhằm giúp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh nâng cao hiệu quả truyền thông Công tác xã hội trong phòng, chống bạo lực gia đình cho phụ nữ, góp phần ngăn chặn và giảm thiểu hậu quả của bạo lực gia đình,bạo lực đối với phụ nữ. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận văn được chia làm 03 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về Truyền thông công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ Chương 2: Thực trạng hoạt động truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Thái Bình Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Thái Bình 11
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm truyền thông Khái niệm truyền thông được định nghĩa theo rất nhiều cách khác nhau: Truyền thông đơn giản là quá trình truyền đạt thông tin, sử dụng ngôn ngữ, chữ viết, hình ảnh, màu sắc nhằm tắc động trực tiếp đến tư duy suy nghĩ của đối tượng mà chúng ta muốn hướng đến. (Trích theo Trịnh Đức Dương Blog) Truyền thông: Đơn giản chỉ là quá trình truyền đạt thông tin thôi. Truyền thông (communication) là quá trình chia sẻ thông tin, một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung. Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm…chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, của cộng đồng và xã hội. Truyền thông là kiểu hình thức tương tác xã hội trong đó có hai tác nhân tương tác với nhau, chia sẻ thông điệp và tín hiệu chung. Ở dạng dễ, thông tin được truyền tải từ người gửi tới người tiếp nhận. Ở dạng khó hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người tiếp nhận. Những yếu tố cơ bản của Truyền thông: + Nguồn là đem lại thông tin và bắt đầu quá trình truyền thông. + Thông điệp là thông điệp từ nhà truyền thông muốn gửi đến người nhận thông tin. + Kênh truyền thông là đường chuyển tải thông tin dữ liệu đến người tiếp thông tin. + Người tiếp nhận là một cá nhân hoặc tập thể nhận thông tin. 12
- 1.1.2. Khái niệm truyền thông công tác xã hội Truyền thông CTXH là truyền tải những nguyên tắc của công tác xã hội, vai trò của nhân viên CTXH, những dịch vụ CTXH và các hoạt động của CTXH qua các kênh thông tin đại chúng, qua các cuộc trao đổi, tọa đàm, hội nghị ….đến người dân trong cộng đồng. Truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình là quá trình liên tục chia sẻ thông tin, kiến thức, thái độ, tình cảm và kỹ năng giữa người truyền thông và đối tượng tiếp nhận nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và chuyển đổi hành vi về bạo lực gia đình theo mục tiêu truyền thông đề ra. 1.1.3. Khái niệm bạo lực gia đình - Khái niệm bạo lực Bạo lực là một hiện tượng xã hội, phương thức ứng xử trong các mối quan hệ xã hội tồn tại trong mọi xã hội từ khi hình thành xã hội loài người. Đây là mối quan hệ khi một bên sử dụng quyền lực để trấn áp bên kia. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bạo lực được hiểu là việc đe dọa hay dùng sức mạnh thể chất hay quyền lực đối với bản thân, người khác hoặc đối với một nhóm người, một cộng đồng người mà gây ra hay làm tăng khả năng gây ra tổn thương, tử vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển hay gây ra sự mất mát. Từ điển Tiếng Việt định nghĩa bạo lực “là sức mạnh dùng để cưỡng bức, trấn áp hoặc lật đổ” (tr.33, Từ điển Tiếng Việt (2007), NXB Lý luận CT, HN). Với giải thích này, bạo lực thường được hiểu theo nghĩa là phương thức thực hiện một cuộc cách mạng lật đổ chính quyền và thiên về sử dụng vật chất. - Khái niệm bạo lực gia đình Định nghĩa bạo lực gia đình của Liên hợp quốc về việc loại bỏ bạo lực đối với phụ nữ ngày 20/12/1993 đã định nghĩa: “Bạo lực đối với phụ nữ là bất kỳ hành động nào dựa trên cơ sở giới gây ra hậu quả hoặc có thể gây ra hậu quả, làm tổn hại hoặc gay đau khổ cho phụ nữ về thân thể, tình dục hay tâm lý, kể cả những lời đe dọa hay độc đoán tước quyền tự do, dù xảy ra ở nơi công cộng hay trong đời sống riêng tư”. 13
- Ở Việt Nam, vào ngày 21/11/2007, trong kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa XII đã thông qua bản dự thảo Luật Phòng,chống bạo lực gia đình. Luật này đã đưa ra định nghĩa về bạo lực gia đình như sau: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” (Khoản 2 Điều 1, Luật PCBLGĐ năm 2007) Hành vi bạo lực gia đình thường xảy ra ở giữa những người có quan hệ đặc biệt (vợ chồng, con dâu, con rể) hoặc ruột thịt (ông, bà, cha mẹ, con cháu, anh chị em họ hàng) có thể trong cùng một mái nhà hoặc khác mái nhà. Nạn nhân của bạo lực thân thể thường là phụ nữ, trẻ em hoặc người cao tuổi. Còn nam giới, họ là nạn nhân của bạo lực tinh thần nhiều hơn. Bạo lực gia đình xảy ra ở mọi quốc gia, nền văn hóa, tôn giáo, không phân biệt hoàn cảnh, trình độ. + Các loại hình bạo lực gia đình Theo quan hệ của các đối tượng bạo lực gia đình có thể phân chia thành một số loại bạo lực gia đình: - Bạo lực giữa vợ chồng với nhau là loại bạo lực phổ biến, được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. - Bạo lực giữa các thành viên lớn tuổi trong gia đình là loại bạo lực giữa anh chị em, mẹ chồng nàng dâu, em chồng chị dâu. - Bạo lực của người lớn đối với trẻ em là loại bạo lực của cha mẹ đối với con cái, ông bà với cháu, anh chị đối với em. - Bạo lực ngược: bạo lực của người nhỏ tuổi với người lớn tuổi hơn như con cái bạo lực cha mẹ, cháu ngược đãi ông bà, em hành hạ anh chị. Theo phương cách ứng xử, có thể phân bạo lực gia đình ở các dạng sau: - Bạo lực về thể chất Bạo lực về thể chất được biểu hiện qua các hành vi thô bạo như thượng cẳng chân,hạ cẳng tay nhằm gây thương tích cho nạn nhân; hạn chế các nhu cầu thiết yếu (ăn, uống, ngủ); đuổi ra khỏi nhà, bỏ rơi nơi vắng vẻ. 14
- - Bạo lực tinh thần Bạo lực tinh thần không gây hậu quả nghiêm trọng đến thể chất người bị bạo hành, nhưng có nhiều trường hợp, người bị bạo hành phải tìm đến cái chết để giải thoát. Bạo lực tinh thần phổ biến, âm ỉ và dai dẳng hành hạ nạn nhân. Biểu hiện của kiểu bạo hành này là các hành vi chửi mắng, hạ nhục với lời lẽ thô thiển, nặng nề xâm phạm đến nhân phẩm và danh dự. Thậm chí, có khi bạo lực tinh thần tồn tại dưới một số dạng như đe dọa tinh thần, khủng bố tâm lý gây nên sự ức chế, phẫn uất, khủng hoảng ý thức. Ngược lại với kiểu hành hạ bằng lời là kiểu hành hạ bằng tình cảm, với các hành vi như tỏ ra thờ ơ, lạnh nhạt, “chiến tranh lạnh”, tỏ ra vô trách nhiệm. - Bạo lực tình dục Bạo lực tình dục là hành vi ép buộc bằng bạo lực, gạ gẫm, đe dọa, lừa gạt hoặc dùng kinh tế để ép buộc quan hệ tình dục với người khác trái với ý muốn của họ. Dùng các thủ đoạn khiến nạn nhân lệ thuộc hay trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng chấp nhận, bắt quan hệ ngay cả khi bạn đời đau ốm,mệt mỏi. Trong các hình thức bạo lực thì bạo lực tình dục ít bị phát hiện và nạn nhân không được bảo vệ vì ở nước ta, đây là một vấn đề tế nhị khó tìm hiểu. Trong lĩnh vực này, nạn nhân nữ chịu ảnh hưởng nặng nề của các chuẩn mực đạo đức, các giá trị văn hóa truyền thống chi phối. Đối với người chồng, họ có nghĩa vụ phải phục tùng, thậm chí bị ép buộc sinh thêm con, không cho dùng các biện pháp tránh thai, cưỡng ép quan hệ khi họ không muốn. - Bạo lực kinh tế Bạo lực kinh tế bao gồm các hành vi như: kiểm soát tiền bạc, bắt bạn đời lệ thuộc về tài chính, chi tiêu, không cho giữ tiền và đi làm, phải chứng minh mọi chi tiêu mua sắm lớn nhỏ. Ở Việt Nam, loại bạo lực này chưa có thống kê đầy đủ, tuy nhiên thực tế cho thấy đây là hình thức phổ biến rộng rãi. - Bạo lực xã hội Bạo lực xã hội bao gồm các hành vi như cắt đứt mối quan hệ giữa vợ (chồng) và người trong gia đình với bạn bè, người thân, họ hàng, đe dọa họ, cô lập họ bằng 15
- nhiều cách như nhốt trong nhà, hạn chế cho đi ra ngoài và giao tiếp với mọi người, cắt điện thoại, ngăn cản không được tham gia bất kỳ một hoạt động xã hội nào như đi học, đi làm, không tham gia các tổ chức xã hội, không được hưởng các quyền lợi chính đáng của mình. Tuy nhiên, thường không có ranh giới rõ ràng giữa các loại bạo lực, bởi người có hành vi bạo lực thường sử dụng nhiều hình thức bạo lực cùng một lúc như vừa đánh đập, bắt lao động quá sức vừa chửi bới, lăng mạ, nhốt không cho tiếp xúc với bên ngoài hoặc đuổi ra khỏi nhà và có những loại bạo lực vừa nhìn thấy được thể hiện qua các tác động của cơ thể, sức khỏe, vừa không nhìn thấy được thể hiện qua những tổn thương về tinh thần, tình cảm, như bạo lực về thể chất, bạo lực tình dục. Điều này cho thấy rằng, vấn đề bạo lực gia đình và các hành vi bạo lực gia đình là một vấn đề phức tạp. + Nguyên nhân của bạo lực gia đình Một là, nhận thức về giới và bình đẳng giới còn hạn chế. Ảnh hưởng của nền văn hóa phong kiến với những quan niệm mang đậm màu sắc định kiến giới, đó là những định kiến nằm ngay trong truyền thống văn hóa, phong tục tâp quán, chuẩn mực đạo đức bấy lâu nay trong xã hội: tư tưởng trọng nam, khinh nữ; chồng chúa, vợ tôi; tư tưởng gia trưởng; định kiến giới: phụ nữ là người giữ gìn hạnh phúc gia đình - “một điều nhịn là chín điều lành”… Những quan niệm này đã khiến cho người nam giới cho rằng họ có vai trò trụ cột trong gia đình, có quyền định đoạt, quyết định mọi việc trong gia đình. Bên cạnh đó, cộng đồng và xã hội vẫn coi bạo lực gia đình là chuyện riêng của gia đình mà không can thiệp kịp thời, chưa tạo ra dư luận rộng rãi. Hai là, khó khăn về kinh tế cũng là một yếu tố làm nảy sinh bạo lực trong gia đình, khi năng lực tự chủ tài chính của người đàn ông trong gia đình bị hạn chế sẽ hình thành ở họ tư tưởng tự ti, hẹp hòi, dễ nổi nóng dẫn đến các mâu thuẫn, xung đột trong gia đình. Hoặc trong hoàn cảnh, nữ giới bị hạn chế về cơ hội tiếp cận việc làm, phải phụ thuộc vào nam giới về mặt tài chính thì những khó khăn về kinh tế sẽ tạo ra các áp lực, căng thẳng, bế tắc đối với các thành viên trong gia đình, từ đó dẫn 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội nhóm trong phòng ngừa trẻ em có nguy cơ bị xâm hại tình dục
0 p | 441 | 45
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động công tác xã hội trong phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em tại trường tiểu học Chi Đông, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
0 p | 253 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp trẻ em bị xâm hại tình dục tại Trung tâm tư vấn và Dịch vụ truyền thông - Cục Trẻ em
0 p | 326 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội nhóm với việc phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh nữ trường THCS Bắc Hồng
0 p | 207 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ Công tác xã hội trong giải quyết việc làm cho người khuyết tật vận động từ thực tiễn Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
94 p | 137 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ trẻ em khuyết tật vận động tại Trung tâm Phục hồi chức năng cho người khuyết tật Thụy An
0 p | 203 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
0 p | 200 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ người nghiện ma túy tại cơ sở điều trị Methadone thị xã Sơn Tây
0 p | 151 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Ninh Bình
124 p | 35 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho từ thực tiễn huyện Lâm hà, tỉnh Lâm Đồng
96 p | 104 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động phát triển cộng đồng đối với người nghèo từ thực tiễn huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
0 p | 124 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn phường Liên Mạc - quận Bắc Từ Liêm - thành phố Hà Nội
0 p | 149 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người nghèo tại xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội
154 p | 47 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật tại Hội người khuyết tật huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
162 p | 33 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ là chủ hộ nghèo trên địa bàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
126 p | 29 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ trẻ em khuyết tật vận động tại quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
96 p | 34 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ trẻ em lang thang tại tổ chức trẻ em Rồng xanh - Hà Nội
137 p | 120 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp người nghèo trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội
0 p | 127 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn