intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Xây dựng mô hình công tác xã hội hỗ trợ thanh niên lao động nhập cư cải thiện đời sống văn hóa tinh thần tại xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:168

18
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Xây dựng mô hình công tác xã hội hỗ trợ thanh niên lao động nhập cư cải thiện đời sống văn hóa tinh thần tại xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất mô hình sinh hoạt văn hóa phù hợp nhằm góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, tăng năng xuất lao động, hướng đến việc cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp người nhập cư gắn bó hơn với xã Hiếu Liêm và góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển chung của toàn xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Xây dựng mô hình công tác xã hội hỗ trợ thanh niên lao động nhập cư cải thiện đời sống văn hóa tinh thần tại xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT ------------------ PHẠM THỊ NGÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ THANH NIÊN LAO ĐỘNG NHẬP CƢ CẢI THIỆN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN TẠI XÃ HIẾU LIÊM, HUYỆN BẮC TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƢƠNG CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI MÃ SỐ: 8760101 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƢƠNG - 2023
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT ------------------ PHẠM THỊ NGÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ THANH NIÊN LAO ĐỘNG NHẬP CƢ CẢI THIỆN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN TẠI XÃ HIẾU LIÊM, HUYỆN BẮC TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƢƠNG CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI MÃ SỐ: 8760101 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƢỜI HƢỚNG D N HOA HỌC TS. DƢƠNG HIỀN HẠNH BÌNH DƢƠNG - 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung và kết quả nghiên cứu của đề tài “Xây dựng mô hình công tác xã hội hỗ trợ thanh niên lao động nhập cƣ cải thiện đời sống văn hóa tinh thần tại xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dƣơng” này là sản phẩm nghiên cứu cá nhân của tôi. Sản phẩm đƣợc phân tích một cách khách quan, trung thực và chƣa đƣợc công bố dƣới bất kỳ hình thức nào. Trong quá trình viết bài, có sự tham khảo một số tài liệu có nguồn gốc rõ ràng và đƣợc trích dẫn đầy đủ. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực về thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu này. Bình Dương, ngày 14 tháng 02 năm 2023 Tác giả đề tài Phạm Thị Ngà
  4. TRANG MỤC LỤC ................................................................................................................. i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................ iv DANH MỤC BẢNG ĐỒ, BIỂU ĐỒ ....................................................................... v I. MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài................................................................................................... 1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................................. 2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 10 4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu .................................................................... 11 5. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 11 6. Thời gian nghiên cứu ............................................................................................ 11 7. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 11 8. Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................... 12 9. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 12 10. Những đóng góp mới của luận văn ................................................................... 13 11. ết cấu của luận văn .......................................................................................... 15 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA THANH NIÊN LAO ĐỘNG NHẬP CƢ ................................................................ 15 1.1. Các khái niệm công cụ ...................................................................................... 15 1.1.1. Khái niệm Mô hình .............................................................................. 15 1.1.2. Khái niệm Công tác xã hội ................................................................... 15 1.1.3. Khái niệm Công tác xã hội nhóm ........................................................ 16 1.1.4. Khái niệm Văn hóa ............................................................................... 17 1.1.5. Khái niệm Đời sống văn hóa tinh thần ............................................... 18 1.1.6. Khái niệm Thanh niên ......................................................................... 19 i
  5. 1.1.7. Khái niệm Lao động nhập cƣ .............................................................. 19 1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ............................................................. 21 1.2.1. Thuyết Nhu cầu .................................................................................... 21 1.2.2. Thuyết Mạng lƣới xã hội...................................................................... 22 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................................ 24 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA THANH NIÊN LAO ĐỘNG NHẬP CƢ TẠI XÃ HIẾU LIÊM, HUYỆN BẮC TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƢƠNG ........................................................................ 25 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 25 2.2. hái quát về khách thể nghiên cứu ................................................................. 26 2.2.1. Mẫu nghiên cứu định lƣợng ................................................................ 26 2.2.2. Mẫu nghiên cứu định tính ................................................................... 28 2.2.3. Lý do định cƣ và các dự báo về mẫu nghiên cứu................................ 28 2.3. Thực trạng đời sống tinh thần của thanh niên lao động nhập cƣ ................. 31 2.3.1. Các sinh hoạt thƣờng ngày .................................................................. 31 2.3.2. Các sinh hoạt văn hóa vào những ngày nghỉ, cuối tuần, lễ, tết ......... 37 2.4. Nguyên nhân ảnh hƣởng đến đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên lao động nhập cƣ tại xã Hiếu Liêm hiện nay ................................................................ 47 2.5. Những nhu cầu và kỳ vọng của thanh niên lao động nhập cƣ về đời sống văn hóa tinh thần hiện nay .............................................................................................. 50 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................................ 51 CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH NHẰM CẢI THIỆN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CHO THANH NIÊN LAO ĐỘNG NHẬP CƢ TẠI XÃ HIẾU LIÊM, HUYỆN BẮC TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƢƠNG ..................................................................................................................... 53 3.1. Đề xuất một số giải pháp cải thiện đời sống văn hóa tinh thần cho thanh niên lao động nhập cƣ ....................................................................................................... 53 ii
  6. 3.1.1. Những giải pháp chung .......................................................................... 53 3.1.2. Những giải pháp cụ thể .......................................................................... 54 3.1.2.1. Về phía chính quyền địa phương........................................................... 54 3.1.2.2. Về phía các chủ trang trại ..................................................................... 56 3.1.2.3. Về phía người thân, bạn bè của thanh niên lao động nhập cư ............. 58 3.1.2.4. Về phía thanh niên địa phương ............................................................. 58 3.1.2.5. Về phía chính thanh niên lao động nhập cư ......................................... 58 3.2. Xây dựng mô hình can thiệp dự kiến ...................................................... 62 3.3. Đề xuất mô hình nhằm cải thiện đời sống văn hóa tinh thần cho thanh niên lao động nhập cƣ tại xã Hiếu Liêm ................................................................. 63 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ............................................................................................ 69 ẾT LUẬN VÀ IẾN NGHỊ .................................................................................. 70 TÀI LIỆU THAM HẢO........................................................................................ 72 PHỤ LỤC iii
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Nội dung ASXH An sinh xã hội BB Biên bản BC Báo cáo BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CP Chính phủ CTXH Công tác xã hội CSSK Chăm sóc sức khỏe DVXH Dịch vụ xã hội HĐND Hội đồng nhân dân NĐ Nghị định NXB Nhà xuất bản QĐ Quyết định QLVH Quản lý văn hóa SVHTTDL Sở Văn hóa Thể thao Du lịch TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh Tr. Trang UBMTTQ Ủy ban mặt trận tổ quốc UBND Ủy ban nhân dân UNFPA United Nation Fund Population Agency (Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc) iv
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Số thứ tự Tên bảng Trang Bảng 2.1 Dung lƣợng mẫu khảo sát 1 (PL) Bảng 2.2 Đặc điểm mẫu định lƣợng 2 Bảng 2.3 Đặc điểm mẫu nghiên cứu định tính 3 Bảng 2.4 Việc tham gia các tổ chức chính trị xã hội, BHYT, BHXH 34 của thanh niên lao động nhập cƣ Bảng 2.5 Mức độ tham gia các hoạt động văn hóa tinh thần của thanh 37 niên lao động nhập cƣ Bảng 2.6 Nhu cầu tham gia các hoạt động văn hóa tinh thân của 41 thanh niên lao động nhập cƣ Bảng 2.7 Vai trò của các tổ chức, cá nhân trong việc nâng cao đời 4 sống văn hóa tinh thần cho thanh niên lao động nhập cƣ Bảng 3.1 Tỷ lệ thanh niên lao động nhập cƣ sẽ tham gia các hoạt 60 động văn hóa tinh thần nếu phù hợp về các điều kiện Số thứ tự Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 1.1 Tháp nhu cầu của Maslow 22 Biểu đồ 2.1 Những nhu cầu giải trí thƣờng làm 31 Biểu đồ 2.2 Mức độ quan tâm đối với các lớp đào tạo nghề 44 Biểu đồ 2.3 Mức độ quan tâm đối với các hoạt động tập huấn về tình 45 yêu, hôn nhân, gia đình Biểu đồ 2.4 Mức độ quan tâm đối với hoạt động văn hóa – văn nghệ 45 Biểu đồ 2.5 Mức độ quan tâm đối với hoạt động thể dục – thể thao 46 Biểu đồ 2.6 Thanh niên lao động nhập cƣ tự đánh giá đời sống văn hóa 50 tinh thần của mình Biểu đồ 3.1 Lựa chọn mô hình ƣu tiên để cải thiện đời sống văn hóa 63 tinh thần v
  9. I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bình Dƣơng hiện nay là tỉnh có số lƣợng ngƣời nhập cƣ cao thứ hai cả nƣớc (chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh), cụ thể có đến 53,5% trên tổng số 2,3 triệu ngƣời sinh sống hiện tại trong tỉnh là dân nhập cƣ (Nguyễn Thúy Hằng, 2019). Riêng đối với xã Hiếu Liêm có 1.319 lao động nhập cƣ, chiếm 39,66% trên 3.326 nhân khẩu toàn xã. Trong đó, thanh niên trong độ tuổi lao động (từ đủ 16 đến 30 tuổi theo Luật Thanh niên số 57/2020/QH14) là 1.209 ngƣời chiếm 36,35% dân số trên địa bàn xã (Báo cáo số 544/BC-UBND, ngày 27/7/2021 của UBND xã Hiếu Liêm). Đây là cơ hội và cũng là thách thức của tỉnh Bình Dƣơng nói chung và xã Hiếu Liêm nói riêng khi phải thực hiện song song hai nhiệm vụ: vừa đảm bảo về đời sống vật chất, vừa đảm bảo về đời sống tinh thần cho thanh niên lao động nhập cƣ. Dựa trên những cơ sở dữ liệu có trƣớc đồng thời qua nghiên cứu thực tiễn, tác giả nhận thấy đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên lao động nhập cƣ còn nghèo nàn, đơn điệu. Hệ thống chính quyền chƣa có sự quan tâm đúng mức đến đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên lao động nhập cƣ, việc xây dựng không gian văn hóa còn chậm, việc trang bị các thiết chế văn hóa còn hạn chế. Do số lƣợng ngƣời nhập cƣ đông, nên những vấn đề liên quan tới đời sống tinh thần của ngƣời nhập cƣ dƣờng nhƣ bị bỏ ngỏ. Sau giờ làm việc, họ sống co cụm trong khu nhà trọ, không tham gia các hoạt động văn hóa, không có sự kết nối với địa phƣơng.“Nhìn chung đời sống văn hóa tinh thần của phần lớn lao động nhập cƣ là nghèo nàn, khép kín, khó hòa nhập. Họ đến thành phố với mục tiêu chủ yếu là kiếm sống, trong khi việc kiếm sống còn khó khăn, vất vả nên họ rất ít quan tâm đến các hoạt động giải trí, thời gian nhàn rỗi vẫn ƣu tiên cho ngủ nghỉ hoặc quanh quẩn với chiếc tivi cũ tại khu nhà thuê trọ”(Phạm Văn Quyết, 2017). Theo Maslow, đời sống vật chất là một trong những nhu cầu cơ bản của con ngƣời. Song song đó, đời sống tinh thần cũng vô cùng quan trọng, là mảnh ghép không thể thiếu để con ngƣời đƣợc phát triển toàn diện, là điều kiện để khẳng định chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời. Peter Donnelly và Jay Coakley đã nghiên cứu và đánh giá cao về vai trò của giải trí trong thúc đẩy hòa nhập xã hội, khi cho rằng lợi ích của sự tham gia 1
  10. là điểm khởi đầu rõ ràng cho hòa nhập xã hội, lợi ích nhƣ thế không phải tự động có đƣợc, nó cần thiết để phân tích các tình huống mà theo đó hội nhập xã hội có thể đƣợc thúc đẩy bởi các chƣơng trình giải trí (Peter Donnelly và Jay Coakley, 2002, tr. 1). Có thể hiểu rằng: các hoạt động văn hóa tinh thần góp phần thúc đẩy hoà nhập xã hội. Hòa nhập xã hội lại mang nhiều lợi ích cho ngƣời lao động nhập cƣ. Do vậy việc cải thiện đời sống văn hóa tinh thần cho thanh niên lao động nhập cƣ tại xã Hiếu Liêm hiện nay là vấn đề cấp thiết. Nhằm tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của thanh niên lao động nhập cƣ về sinh hoạt văn hóađể từ đó xây dựng mô hình sinh hoạt văn hóa phù hợp góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, tăng năng xuất lao động, cải thiện chất lƣợng cuộc sống, giúp ngƣời nhập cƣ gắn bó hơn với xã Hiếu Liêm và góp phần thúc đẩy kinh tế địa phƣơng phát triển tôi lựa chọn đề tài: “Xây dựng mô hình công tác xã hội hỗ trợ thanh niên lao động nhập cư cải thiện đời sống văn hóa tinh thần tại xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương”. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Thời gian qua, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về ngƣời lao động nhập cƣ, tạm chia thành 03 nội dung nghiên cứu nhƣ sau: * Những vấn đề ngƣời lao động nhập cƣ phải đối mặt Phạm Văn Quyết, Trần Văn Kham (2015) với nghiên cứu "Sự kỳ thị đối với lao động nhập cƣ nghèo tại các đô thị Việt Nam" đăng trên Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam đã nêu lên các lĩnh vực mà ngƣời lao động nhập cƣ bị kỳ thị nhƣ: kỳ thị trong lĩnh vực lao động, việc làm; kỳ thị trong tham gia đời sống cộng đồng nơi sinh sống; kỳ thị trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ công và kỳ thị qua sự trải nghiệm trong đời sống đô thị. Qua những phân tích của bài viết cho thấy ngƣời lao động nhập cƣ nghèo là những đối tƣợng yếu thế, dễ bị tổn thƣơng; họ dƣờng nhƣ hƣớng đến sự chịu đựng nhẫn nhục, từ đó xa lánh và ít tham gia vào các hoạt động chung của cộng đồng cƣ dân đô thị. Tuy nhiên, nghiên cứu chủ yếu bàn về công nhân ở các đô thị mà chƣa có sự mở rộng ra công nhân tại các khu vực nông thôn. Cũng trong nghiên cứu “Các quan điểm lý thuyết về hòa nhập xã hội và hòa nhập xã hội của nhóm lao động nghèo nhập cƣ vào các đô thị nƣớc ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc” (Phạm Văn Quyết, 2017) đã 2
  11. phân tích đời sống của lao động nhập cƣ và thực trạng hòa nhập của lao động nhập cƣ nghèo trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ xã hội cơ bản. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra các rào cản chủ yếu trong việc hòa nhập xã hội của lao động nhập cƣ nghèo nhƣ: sự kỳ thị, mạng lƣới xã hội, chính sách xã hội. Qua đó đƣa ra một số khuyến nghị có tính gợi ý các chính sách và hƣớng mở cho các nghiên cứu tiếp theo nhƣ: hệ thống chính sách công, lãnh đạo địa phƣơng, các đoàn thể nơi ngƣời lao động nhập cƣ đến và với chính ngƣời lao động. Ngoài ra, có thể kể đến các công trình nghiên cứu khác của Đặng Duy Anh (2008) “Bảo trợ xã hội và di cƣ lao động từ nông thôn ra thành thị”, Phạm Quý Thọ (2000) “Ảnh hƣởng của di dân từ nông thôn ra thành thị và việc làm của dân cƣ trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Trần Việt Tiến (2008) “Giải quyết những vấn đề xã hội nảy sinh đối với ngƣời lao động làm việc tại các khu công nghiệp các tỉnh phía Bắc Việt Nam”. Trong các công trình này các tác giả đã tập trung làm rõ những vấn đề liên quan đến bảo trợ xã hội dƣới góc độ lao động di cƣ nhƣ cần đảm bảo nhà ở, tiền lƣơng, chăm sóc y tế cho các lao động di cƣ nói chung, lao động di cƣ làm việc trong các KCN nói riêng. Các đề xuất liên quan đến hỗ trợ việc làm, tăng tiền lƣơng tối thiểu, nhằm giúp lao động di cƣ ổn định cuộc sống, tăng khả năng chăm sóc sức khỏe, hòa nhập với cƣ dân trên địa bàn và hỗ trợ địa bàn có ngƣời nhập cƣ phát triển. Năm 2004, Tổng Cục Thống kê thực hiện chuyên đề nghiên cứu “Chất lƣợng cuộc sống của ngƣời di cƣ Việt Nam”. Nghiên cứu này quan tâm xem xét tác động của di cƣ với bản thân những ngƣời di cƣ. Chất lƣợng cuộc sống của ngƣời di cƣ đƣợc đề cập trong nghiên cứu này đã mô tả các yếu tố quyết định sự thành công của di cƣ (cả khách quan và chủ quan) liên quan tới thu nhập, nhà ở, phúc lợi và an ninh nơi chuyển đến. Các yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả di cƣ bao gồm từ các cơ hội kinh tế, tính sẵn sàng về nhà ở và các điều lệ, quy định của địa phƣơng nơi đến, loại di cƣ, tức là di cƣ tạm thời, chuyển đến nơi mới rồi lại quay về, tạm trú dài hạn hoặc kết hợp của các hình thức trên, các hỗ trợ mà ngƣời di cƣ có thể có đƣợc thông qua hệ thống phúc lợi xã hội chung hoặc mạng lƣới xã hội riêng của ngƣời di cƣ. 3
  12. * Thực trạng đời sống tinh thần của ngƣời lao động nhập cƣ ở Việt Nam, Bình Dƣơng Phạm Đình Nghiệm (2007) với nghiên cứu “Đời sống văn hóa tinh thần của công nhân ở các khu chế xuất, khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh”. Công trình này đã khảo sát toàn diện đời sống văn hóa tinh thần của công nhân ở các khu chế xuất, khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và đã chỉ ra rằng đời sống đó hiện nay rất thấp; có nhiều nguyên nhân gây ra điều đã nêu, nhƣng quan trọng nhất là thu nhập của ngƣời công nhân quá thấp. Công trình cũng đã đề ra hàng loạt giải pháp cho tình hình đã nêu, nhƣ lập Ban Chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân, giao trách nhiệm cụ thể về việc đảm bảo đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân cho các chính quyền địa phƣơng nơi họ cƣ trú; bổ sung, hoàn thiện hoặc xây dựng mới các thiết chế văn hóa thể thao cho công nhân; đƣa ra các chính sách khuyến khích ngƣời dân quanh các khu chế xuất, khu công nghiệp xây dựng nhà cho công nhân thuê trọ thỏa mãn những quy định về nhà trọ của UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Một công trình khoa học lớn khác về đời sống văn hóa tinh thần của công nhân các khu công nghiệp ở một tỉnh là chƣơng trình “Khảo sát về đời sống văn hóa công nhân các khu công nghiệp ở Đồng Nai” do Viện Nghiên cứu văn hóa thông tin (thuộc Bộ Văn hóa Thông tin) và Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Đồng Nai phối hợp thực hiện, hoàn thành năm 2006. Kết quả khảo sát cho thấy mức hƣởng thụ văn hóa tinh thần của các đối tƣợng này còn tƣơng đối nghèo nàn và ít sự lựa chọn ngoài những phƣơng tiện truyền thông đại chúng là tivi, đài, báo. Đề tài cũng giới thiệu một số mô hình tổ chức đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân đạt hiệu quả cao tại một số địa phƣơng và công ty, nhà máy trong tỉnh thời gian qua. Đình Quang và cộng sự (2005) thực hiện đề tài: “Đời sống văn hóa và xu hƣớng phát triển văn hóa cùng đô thị và khu công nghiệp thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Đề tài nghiên cứu thực trạng đời sống văn hóa ở nƣớc ta hiện nay và chọn các khu công nghiệp ở Bình Dƣơng làm đối tƣợng để phân tích một số động thái văn hóa xã hội. Tháng 12/2006, Tạp Chí Cộng sản cũng phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dƣơng tổ chức hội thảo khoa học “Thực trạng đời sống công nhân vùng kinh tế trọng 4
  13. điểm phía Nam và vấn đề đặt ra”, trong đó có phần bàn về đời sống văn hóa tinh thần của công nhân. Các tham luận tại Hội thảo khoa học này đều thống nhất ý kiến ở các điểm sau: Thứ nhất, đời sống nghèo nàn có ảnh hƣởng tiêu cực đến việc phát triển đội ngũ công nhân. Thứ hai, không thể để kéo dài hơn tình trạng đời sống văn hóa tinh thần của công nhân thấp kém nhƣ hiện nay. Thứ ba, cần sớm tổ chức và kiện toàn lại công đoàn và các tổ chức quần chúng ở các doanh nghiệp trong các khu chế xuất, khu công nghiệp; xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp lý về đời sống văn hóa tinh thần của công nhân. Các tham luận đã làm rõ vị trí, vai trò của đời sống văn hóa tinh thần đối với công nhân lao động, khẳng định tính tất yếu của việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phù hợp với nhu cầu của công nhân, vạch ra đƣợc một số giải pháp thực hiện. Song nhìn chung, các vấn đề liên quan đến đời sống văn hóa tinh thần của công nhân chƣa đƣợc trình bày một cách đầy đủ, hệ thống, thiếu những dữ liệu cụ thể, chƣa đƣa ra đƣợc bức tranh toàn diện, rõ ràng về đời sống văn hóa tinh thần của công nhân, những giải pháp đề xuất vẫn mang tính chung chung, trừu tƣợng, thiếu tính quy định cụ thể, không khả thi, chƣa có những giải pháp mới. Bên cạnh đó, còn có các nghiên cứu về đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời lao động nhập cƣ nhƣ: Phạm Thị Minh Nguyệt (2015) với nghiên cứu “Tác động của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập Quốc tế đối với đời sống văn hóa tinh thần của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay”. Nghiên cứu đã chỉ ra tác động của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đối với tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống; đối với khoa học, giáo dục và đối với nghệ thuật. Trong đó, đời sống văn hóa tinh thần của giai cấp công nhân Việt Nam tất yếu chịu sự tác động không nhỏ từ quá trình. Trên cơ sở nhận thức một cách sâu sắc về xu hƣớng tác động thuận - nghịch của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đến đời sống văn hóa tinh thần của giai cấp công nhân Việt Nam, nghiên cứu đƣa ra các dự báo khoa học về xu hƣớng biến đổi, phát triển của giai cấp công nhân trong thời kỳ phát triển mới. Đồng thời hoạch định chiến lƣợc xây dựng giai cấp công nhân đúng đắn, phù hợp sao cho 5
  14. vừa tận dụng hiệu quả thời cơ, vận hội vừa vƣợt qua những nguy cơ và thách thức, thúc đẩy giai cấp công nhân Việt Nam vƣơn lên phát triển toàn diện thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Nghiên cứu: “Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của công nhân Đồng Nai – Thực trạng và giải pháp” (Phạm Thị Minh Nguyệt, 2015) đã nêu ra đƣợc rất nhiều các hoạt động chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho đối tƣợng công nhân lao động của tỉnh Đồng Nai về các lĩnh vực nhƣ: tƣ tƣởng đạo đức, giáo dục, khoa học, nghệ thuật. Nghiên cứu cũng chỉ ra thực trạng hiện nay là các hoạt động còn mang tính hình thức, chung chung, chƣa tạo đƣợc sự lôi cuốn, hấp dẫn cho công nhân; việc đầu tƣ về không gian sinh hoạt, các thiết chế văn hóa còn cầm chừng; bên cạnh đó, sự phát triển các loại hình văn hóa trá hình nhƣ: massage, karaoke, lô đề, ma túy…đã lôi kéo nhiều công nhân tham gia, gây ảnh hƣởng xấu đến tình hình an ninh trật tự xã hội. Tuy nhiên, nghiên cứu lấy đối tƣợng là công nhân lao động tại các khu công nghiệp. Còn các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đời sống văn hóa tinh thần cho ngƣời lao động tại các môi trƣờng ngoài khu, cụm công nghiệp là chƣa có. * Nghiên cứu cải thiện đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời lao động nhập cƣ Đề cập đến sự vận động phát triển của văn hóa tinh thần xã hội, phải kể đến các nghiên cứu của N.V.Gontrarenco trong cuốn Văn hóa tinh thần (N.V.Gontrarenco, 1980) hay công trình nghiên cứu đƣợc tổng hợp thành hệ thống lý luận văn hóa Cơ sở lý luận văn hóa Mác - Lênin do A.I.Acnondov chủ biên (1981). Theo N.V.Gontrarenco, “văn hóa tinh thần, với tính cách là một hiện tƣợng, về thực chất thuộc về kiến trúc thƣợng tầng, trƣớc hết dựa trên nền tảng văn hóa vật chất, là cái là sự tiếp tục của văn hóa tinh thần(...). Những biến đổi cơ bản trong lĩnh vực sản xuất vật chất chắc chắn sẽ dẫn tới những biến đổi trong lĩnh vực văn hóa tinh thần” (tr.45). Ông cũng thừa nhận rằng: “Tính kế thừa không những là một ngọn nguồn quan trọng nhất của sự tiến bộ văn hóa loài ngƣời, mà còn là một điều kiện cần thiết để phát triển tất cả những phƣơng diện của đời sống xã hội” (tr.60)... Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Xô Viết mới chỉ nhìn nhận văn hóa nói chung và đời sống văn hóa tinh thần nói riêng dƣới góc nhìn xã hội học, dựa trên các tiêu chí và bị chi phối bởi tồn tại xã hội mà chƣa đi sâu, chƣa thấy hết sự phức tạp, đa dạng trong thế giới tinh thần của chính con ngƣời, chủ thể của xã hội ấy. Cuốn sách “Xây 6
  15. dựng đời sống văn hóa tinh thần trong thanh niên” (S.A.Levasova, N.S.Xactsenco,1980) là một cuốn sách giáo dục lý tƣởng tốt cho thanh niên. Song, nó chỉ phù hợp trong một giai đoạn lịch sử cụ thể, mang đậm tính định hƣớng, giáo huấn và không tính đến những khả năng biến động của đời sống chính trị xã hội cũng nhƣ tự bản thân các chủ thể nhân cách trong các môi trƣờng, điều kiện phát triển khác nhau. Richard M. Lerner, Robert W. Roeser (2008) với cuốn: “Tích cực phát triển tinh thần trong thanh thiếu niên: Từ học thuyết đến nghiên cứu” (Positive youth development và spirituality: From theory to research). Nội dung cuốn sách là sự tổng hợp tri thức khoa học về đời sống tinh thần và những ảnh hƣởng của đời sống tinh thần đến sự phát triển toàn diện và tích cực của thanh thiếu niên. Cuốn sách đã tổng hợp và cung cấp những tri thức mang tính đột phá về những khái niệm, định nghĩa, lý thuyết và các vấn đề về phƣơng pháp luận cần phải đƣợc giải quyết khi nghiên cứu các mối quan hệ giữa đời sống văn hóa tinh thần và sự phát triển của thanh thiếu niên. Đồng thời đề cập đến cách thức để nghiên cứu mối liên hệ giữa văn hóa tinh thần với sự phát triển theo hƣớng tích cực của thanh niên và những giá trị mà nghiên cứu này mang lại. Tại hội thảo “Phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Thành phố Hồ Chí Minh, những vấn đề lý luận và thực tiễn” nhiều tham luận có nội dung đề cập trực tiếp hay gián tiếp đến vấn đề đời sống văn hóa của công nhân ở các khu chế xuất, khu công nghiệp trong nƣớc. Trong các tham luận này, các tác giả nêu lên (1) Tính cấp thiết của việc xây dựng đời sống văn hóa công nhân các khu công nghiệp (Nguyễn Văn Quyết và nhiều ngƣời khác); (2) Sự cần thiết xây dựng một kết cấu hạ tầng về mặt xã hội đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của công nhân và bộ phận dân cƣ sống gần các khu công nghiệp, khu chế xuất, nó là cơ sở để phát triển bền vững cuộc sống của ngƣời công nhân với tƣ các là lực lƣợng lao động xã hội hiện đại và đồng thời với tƣ cách là những con ngƣời (GS. TS Lê Hữu Nghĩa, Trần Thanh Xuân); (3) Các tiêu chí cho một khu công nghiệp kiểu mẫu, trong đó có tiêu chí về xây dựng đời sống tinh thần cho ngƣời lao động và cƣ dân trong cộng đồng (Trần Thanh Xuân); (4) Các giải pháp xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân ở các khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dƣơng (Nguyễn Văn Quyết, Đặng Thị Kim Nguyên, Trần Kim Dung…). Các giải pháp do các tác giả này đề xuất có thể gôm lại thành các giải pháp lớn nhƣ sau: thứ nhất, 7
  16. cần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan quản lý, các ngành liên quan trong việc quan tâm sâu sát hơn tới đời sống văn hóa tinh thần của công nhân; thứ hai, cần dành nhiều quỹ đất, kinh phí để xây dựng các thiết chế văn hóa, các công trình phúc lợi xã hội cho ngƣời lao động trong các khu công nghiệp tập trung; thứ ba, tăng cƣơng giáo dục về văn hóa cho ngƣời lao động; thứ tƣ, tăng cƣơng công tác dạy nghề, hƣớng nghiệp cho các đối tƣợng lao động; thứ năm, tăng cƣờng kiểm tra, giám sát các hoạt động văn hóa, các dịch vụ công cộng; thứ sáu, tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, các mô hình sinh hoạt văn hóa phù hợp, lành mạnh cho công nhân; thứ bảy, hình thành một đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa, có chuyên môn, nghiệp vụ, có kiến thức ngoại ngữ, am hiểu phong tục, tập quán của các cƣ dân cƣ trú trong khu công nghiệp; thứ tám, xây nhà ở cho công nhân. Đề tài khoa học cấp nhà nƣớc: “Xây dựng và phát triển đời sống văn hóa của giai cấp công nhân Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế” do PGS.TS. Nguyễn Văn Nhật làm chủ nhiệm, Viện Sử học là cơ quan chủ trì, hoàn thành năm 2010. Nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung vào những vấn đề: Cơ sở lý luận, phƣơng pháp luận nghiên cứu về văn hóa và đời sống văn hóa của giai cấp công nhân; Tác động của quá trình đổi mới kinh tế xã hội và bƣớc đầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến đời sống văn hóa tinh thần của giai cấp công nhân; Kết quả điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng đời sống văn hóa của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay; Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng cƣờng hội nhập quốc tế và một số yêu cầu đặt ra đối với việc làm, nâng cao đời sống văn hóa của giai cấp công nhân trong thời gian tới. Phạm Đình Nghiệm, Đặng Thị Phƣợng (2012) với nghiên cứu: “Điều tra, nghiên cứu, đề xuất giải pháp xây dựng đời sống văn hóa cho công nhân, lao động tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Tây Ninh thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Nghiên cứu đã cung cấp một bức tranh đầy đủ và chính xác về đời sống văn hóa của công nhân, ngƣời lao động tại các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Tây Ninh; xác định đƣợc các nguyên nhân cụ thể của đời sống văn hóa thấp. Qua đó, đề xuất các giải pháp và kiến nghị cụ thể; xây dựng đƣợc các mô hính lý thuyết và thực hiện đƣợc các mô hình thí điểm về xây dựng đời sống văn hóa cho công nhân. 8
  17. Những tác giả nhƣ Lê Ngọc Thảo và cộng sự (2020) với nghiên cứu “Dịch vụ xã hội cho ngƣời lao động nhập cƣ tại các Khu chế xuất – khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay: Thực trạng và giải pháp” đã nêu ra một số vấn đề trong đời sống cũng nhƣ trong công việc mà ngƣời lao động đang phải đối mặt nhƣ: thu nhập thấp, cuộc sống không ổn định, điều kiện sinh hoạt còn khó khăn, bị hạn chế nhất định trong tiếp cận các dịch vụ giáo dục và đào tạo nâng cao tay nghề kể cả giáo dục cho con cái, y tế và CSSK, nhà ở và điều kiện sống, văn hóa - thể thao - vui chơi - giải trí. Đồng thời cũng phân tích những hạn chế trong việc cung ứng các dịch vụ xã hội của Việt Nam so với các nƣớc trong khu vực nhƣ Trung Quốc, Singapo, Thái Lan, Malaysia… Kết quả nghiên cứu của đề tài đã tập trung tìm hiểu nhu cầu và việc tiếp cận các DVXH cơ bản của ngƣời lao động nhập cƣ. Qua đó, góp phần tạo ra các căn cứ khoa học đáng tin cậy cho việc đề xuất các chính sách, cơ chế phù hợp, giúp ổn định đời sống, công việc của nhóm đối tƣợng này mà xa hơn là mang đến sự ổn định của xã hội. Nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp chia thành hai nhóm gồm nhóm giải pháp chung là quy hoạch phát triển hệ thống DVXH và nhóm giải pháp riêng đối với từng loại hình dịch vụ. Tuy nhiên, nghiên cứu tập trung nhiều vào các khía cạnh liên quan tới đời sống vật chất (cụ thể là nhà ở, môi trƣờng làm việc) mà chƣa tập trung nghiên cứu sâu và đề ra các giải pháp nâng cao các dịch vụ liên quan tới đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời lao động. Trần Thị Út và cộng sự (2011) “Các giải pháp nâng cao đời sống văn hóa của ngƣời lao động trong các khu công nghiệp tập trung ở Bình Dƣơng” do Trƣờng Đại học Bình Dƣơng chủ trì đã tập trung nghiên cứu về đời sống văn hóa của công nhân ở các khu công nghiệp của tỉnh Bình Dƣơng. Kết luận của đề tài là đời sống văn hóa tinh thần của công nhân thấp. Nguyên nhân căn bản là do mức lƣơng cơ bản còn thấp, chƣa đảm bảo đời sống vật chất, dẫn đến các nhu cầu vui chơi, giải trí bị hạn chế. Nguyễn Khoa Hải (2015) với luận văn "Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho thanh niên công nhân khu công nghiệp Việt Nam - Singapore tỉnh Bình Dƣơng" đã nêu lên thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên công nhân hiện nay và ảnh hƣởng tiêu cực lên các mặt của đời sống nếu nhƣ đời sống tinh thần không đƣợc đáp ứng thỏa đáng. Từ đó tác giả đề xuất các giải pháp để xây dựng, nâng cao đời sốngvăn hóa 9
  18. tinh thần cho đội ngũ công nhân, góp phần giảm ức chế tâm lý, cải thiện những mối quan hệ và nâng cao hiệu quả sản xuất. Nhìn chung các đề tài, công trình nghiên cứu và các bài viết của các chuyên gia, học giả về lao động nhập cƣ hiện nay đều nêu lên thực trạng đáng lo ngại về sự nghèo nàn, đơn điệu trong đời sống văn hóa, tinh thần của công nhân lao động và nhấn mạnh rằng việc nâng cao đời sống đó là điều kiện để phát triển bền vững. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chủ yếu lấy đối tƣợng là công nhân tại các khu công nghiệp, khu đô thị mà chƣa có công trình nào tìm hiểu riêng về đời sống văn hóa tinh thần của đối tƣợng thanh niên lao động nhập cƣ tại một đơn vị hành chính (xã, phƣờng) cụ thể hoặc lao động nhập cƣ tại các địa phƣơng thuần nông nghiệp nhƣ xã Hiếu Liêm. Luận văn với đề tài “Xây dựng mô hình công tác xã hội hỗ trợ thanh niên lao động nhập cư cải thiện đời sống văn hóa tinh thần tại xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương”góp phần bổ sung cho lĩnh vực nghiên cứu còn bỏ trống hƣớng đến nguồn lao động nhập cƣ trẻ trong lĩnh vực nông nghiệp mang tính mới và cần thiết cho thực tiễn quản lý xã hội tại chính quyền địa phƣơng và đồng thời với phƣơng pháp tiếp cận khoa học của chuyên ngành CTXH hƣớng đến việc tìm kiếm mô hình trợ giúp nâng cao đời sống tinh thần của thanh niên lao động là cơ sở khoa học hoặc nguồn học liệu cần thiết cho những ngƣời nghiên cứu lao động nhập cƣ. Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu và đề xuất mô hình từ luận văn có thể áp dụng thực hiện mô hình can thiệp chính thức cho những dự án tại địa phƣơng trong công tác xây dựng và phát triển văn hóa cộng đồng cho toàn dân để không ai bị bỏ lại phía sau trong công cuộc đổi mới đất nƣớc. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Dựa trên những cơ sở dữ liệu có trƣớc đồng thời kết hợp với phƣơng pháp công tác xã hội nhóm, tác giả tiến hành nghiên cứu để tìm ra các vấn đề về đời sống tinh thần của thanh niên lao động nhập cƣ. Qua đó tìm hiểu về nhu cầu, nguyện vọng đối với các hoạt động sinh hoạt văn hóa tinh thần của đối tƣợng này. Để từ đó đề xuất mô hình sinh hoạt văn hóa phù hợp nhằm góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, tăng năng xuất lao động, hƣớng đến việc cải thiện chất lƣợng cuộc sống, giúp ngƣời nhập cƣ gắn bó 10
  19. hơn với xã Hiếu Liêm và góp phần thúc đẩy kinh tế địa phƣơng phát triển chung của toàn xã hội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Mô tả, phân tích hiện trạng đời sống tinh thần của thanh niên lao động nhập cƣ tại xã Hiếu Liêm hiện nay. - Nhận diện những kỳ vọng của thanh niên lao động nhập cƣ về đời sống văn hóa tinh thần. - Đề xuất xây dựng mô hình sinh hoạt văn hóa phù hợp với đối tƣợng thanh niên lao động nhập cƣ thông qua việc kết nối các nguồn lực tại địa phƣơng. - Tổng hợp cơ sở lý luận cơ bản về: CTXH, mô hình CTXH, thanh niên lao động nhập cƣ. 4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu:CTXH hỗ trợ thanh niên lao động nhập cƣ cải thiện đời sống văn hóa tinh thần. 4.2. Khách thể nghiên cứu: Thanh niên lao động nhập cƣ. 5. Phạm vi nghiên cứu: Tại xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dƣơng. 6. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2021 đến 12/2022. 7. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng và nhu cầu về đời sống tinh thần của thanh niên lao động nhập cƣ tại xã Hiếu Liêm hiện nay nhƣ thế nào? - Mối quan hệ giữa thanh niên lao động nhập cƣ với chính quyền, đoàn thể và thanh niên tại địa phƣơng ra sao? - Mô hình CTXH nào phù hợp với nhu cầu của thanh niên lao động nhập cƣ trong lĩnh vực thuần nông nghiệp tại xã Hiếu Liêm nhằm cải thiện đời sống văn hóa tinh thần của họ? 11
  20. 8. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: Đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên lao động nhập cƣ tại xã Hiếu Liêm còn đơn điệu và nghèo nàn. Việc tham gia các hoạt động về tập huấn, đào tạo nghề còn hạn chế. Giả thuyết 2: Địa phƣơng thiếu sự quan tâm đến đời sống văn hóa tinh thần cho thanh niên lao động nhập cƣ. Mối quan hệ gắn bó giữa thanh niên lao động nhập cƣ với chính quyền, đoàn thể và thanh niên tại địa phƣơng kém. Giả thuyết 3: Có sự khác nhau về mức độ thụ hƣởng văn hóa giữa thanh niên lao động nhập cƣ và thanh niên địa phƣơng. Nếu thanh niên địa phƣơng có sân bóng đá, bóng chuyền, đƣợc tham gia các hội thi văn nghệ, đƣợc học các lớp nghề thì thanh niên lao động nhập cƣ ít đƣợc tham gia, hàng ngày họ làm việc vất vả ngoài vƣờn và tối về quanh quẩn trong khu trọ. Do vậy cần có mô hình công tác xã hội phù hợp đáp ứng nhu cầu cải thiện đời sống tinh thần của chính họ thì thanh niên lao động nhập cƣ trại Hiếu Liêm sẽ hƣởng ứng tham gia. 9. Phƣơng pháp nghiên cứu - Nghiên cứu này tiếp cận phƣơng pháp công tác xã hội trong ngành Công tác xã hội. Tác giả xác định mục tiêu hoạt động dựa trên những mong muốn, kỳ vọng của các thanh niên lao động nhập cƣ. Vấn đề quan trọng là giúp các thanh niên lao động nhập cƣ cảm nhận họ là một phần của địa phƣơng, để từ đó họ ngày càng tích cực đóng góp; cần thƣờng xuyên lắng nghe, dự đoán về những khó khăn, cản trở mà thanh niên lao động nhập cƣ gặp phải từ đó có giải pháp tháo gỡ kịp thời.Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu: định lƣợng, định tính và kỹ thuật thống kê toán học. Cụ thể nhƣ sau: - Phương pháp định lượng: nghiên cứu định lƣợng bằng bảng câu hỏi, tại 06 trang trại trên địa bàn xã Hiếu Liêm. Số lƣợng bảng hỏi thu về là 68 bảng hỏi. - Phương pháp định tính: 17 cuộc phỏng vấn sâu bao gồm: + Phỏng vấnsâu thanh niên lao động nhập cƣ: Tiêu chuẩn đặt ra để chọn đối tƣợng phỏng vấn sâu là trong độ tuổi thanh niên, có gia đình hoặc chƣa, có con hoặc chƣa, làm 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2