Luận văn Thạc sĩ Hoá học: Định lượng vitamin C và phân lập hợp chất từ lá cây chanh Thái (Citrus Hystrix) tại tỉnh Champasack, miền Nam Lào
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn nhằm xác định được hàm lượng vitamin C trong lá và quả cây chanh Thái. Chiết, phân lập, xác định cấu trúc của 1 hợp chất từ lá chanh Thái. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của Luận văn này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Hoá học: Định lượng vitamin C và phân lập hợp chất từ lá cây chanh Thái (Citrus Hystrix) tại tỉnh Champasack, miền Nam Lào
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––– SATHAPANA KHAMPHILA ĐỊNH LƯỢNG VITAMIN C VÀ PHÂN LẬP HỢP CHẤT TỪ LÁ CÂY CHANH THÁI (CITRUS HYSTRIX) TẠI TỈNH CHAMPASACK, MIỀN NAM LÀO LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC THÁI NGUYÊN - 2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––– SATHAPANA KHAMPHILA ĐỊNH LƯỢNG VITAMIN C VÀ PHÂN LẬP HỢP CHẤT TỪ LÁ CÂY CHANH THÁI (CITRUS HYSTRIX) TẠI TỈNH CHAMPASACK, MIỀN NAM LÀO Ngành: Hóa học hữu cơ Mã ngành: 8440114 LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Mai Thanh Nga THÁI NGUYÊN - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Định lượng vitamin C và phân lập hợp chất từ lá cây chanh Thái (citrus hystrix) tại tỉnh Champasack, miền Nam Lào” là công trình nghiên cứu riêng của tôi đã thực hiện. Các số liệu trong luận văn được sử dụng đều là trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020 Người viết luận văn Sathapana KHAMPHILA i
- LỜI CẢM ƠN Luận văn này được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Hóa hữu cơ của khoa Hóa học - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Lời đầu tiên, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Mai Thanh Nga đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong thời gian thực hiện luận văn. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban chủ nghiệm Khoa Hóa học và các thầy cô làm việc tại phòng thí nghiệm Khoa hóa học - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện, giúp đỡ cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Do thời gian nghiên cứu luận văn chưa nhiều nên không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020 Người viết luận văn Sathapana KHAMPHILA ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN......................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ vii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................viii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài........................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN ................................................................................. 2 1.1. Tổng quan về cây chanh Thái (Citrus hystrix) ............................................. 2 1.1.1. Tên khoa học ............................................................................................. 2 1.1.2. Đặc điểm thực vật ...................................................................................... 2 1.1.3. Nguồn gốc.................................................................................................. 3 1.1.4. Ứng dụng và tác dụng cây chanh Thái ...................................................... 3 1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................... 7 1.2.1. Tình hình nghiên cứu thành phần hóa học trong chanh Thái. ................... 7 1.2.2. Tình hình nghiên cứu về thành phần tinh dầu chanh Thái ...................... 15 1.2.3. Tình hình nghiên cứu hoạt tính sinh học trong chanh Thái. ................... 21 1.3. Hoạt tính sinh học của vitamin C ............................................................... 23 1.3.1. Chất chống oxy hóa ................................................................................. 24 1.3.2. Tổng hợp collagen ................................................................................... 24 1.3.3. Ngăn ngừa bệnh ung thư ......................................................................... 24 1.3.4. Chống căng thẳng .................................................................................... 25 1.3.5. Tăng đề kháng với bệnh nhiễm vi sinh vật.............................................. 25 1.4. Tổng quan về phương pháp HPLC ............................................................. 26 iii
- 1.4.1. Khái niệm................................................................................................. 26 1.4.2. Sơ lược về hệ thống HPLC ...................................................................... 26 1.4.3. Pha tĩnh .................................................................................................... 27 1.4.4. Pha động .................................................................................................. 28 1.4.5. Đánh giá peak .......................................................................................... 29 1.4.6. Đánh giá kết quả ...................................................................................... 30 Chương 2: THỰC NGHIỆM .......................................................................... 32 2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 32 2.2. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị nghiên cứu ................................................... 32 2.2.1. Hóa chất ................................................................................................... 32 2.2.2. Thiết bị ..................................................................................................... 32 2.3. Phương pháp chiết và phân lập hợp chất hữu cơ........................................ 33 2.3.1. Sơ đồ chiết và phân lập hợp chất hữu cơ ................................................. 33 2.3.2. Phương pháp chiết hợp chất hữu cơ ........................................................ 34 2.3.3. Quá trình phân lập các chất từ cao ethyl acetate ..................................... 34 2.4. Phương pháp khảo sát cấu trúc hóa học các chất ....................................... 36 2.5. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu nâng cao (HPLC) ...................................... 36 2.5.1. Chuẩn bị các dung dịch phân tích xác định đường chuẩn Vitamin C ..... 36 2.5.2. Chuẩn bị các dung dịch cần khảo sát hàm lượng Vitamin C .................. 36 2.5.3. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................... 37 Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................... 38 3.1. Kết quả phân lập các hợp chất trong lá cây chanh Thái ............................. 39 3.2. Kết quả xác định cấu trúc các hợp chất ...................................................... 39 3.2.1. Phân tích cấu trúc hợp chất KS1 ............................................................. 39 3.2.2. Phân lập cấu trúc hợp chất KS2............................................................... 45 3.3. Xác định hàm lượng vitamin C trong lá và quả chanh Thái ...................... 48 3.3.1. Khảo sát điều kiện nghiên cứu ................................................................ 48 3.3.2. Kiểm tra tính thích hợp của hệ thống ...................................................... 49 iv
- 3.3.3. Xác định khoảng tuyến tính, xây dựng đường chuẩn .............................. 50 3.3.4. Khảo sát độ lặp lại, Xác định hàm lượng vitamin C trong mẫu lá và quả cây Chanh Thái trồng tại tỉnh Champasack, miền Nam Lào ...................... 51 3.4. Khảo sát độ đúng ........................................................................................ 53 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 55 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ........ 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 57 v
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ tiền Anh Chữ viết đầy đủ tiếng Việt ADN Acid deoxyribonucleic Phân tử mang thông tin di truyền 13 C-NMR 13 C-Nucler Magnetic Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13 Resonance C DEPT Distortionless Enhancement Phổ DEPT by Polarisation Transfer GCMS Gas Chromatography Sắc ký khí khối phổ Mass Spectrometry 1 H-NMR 1 H- Nucler Magnetic Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1 Resonance H HMBC Heteronuclear multiple-Bond Phổ tương quan hai chiều Correlation H-C HPLC High-Performance Liquid Sắc ký lỏng hiệu nâng cao Chromatography HSQC Heteronuclear Single-Quantum Phổ tương tác C-H Coherrence LLC Liquid-Liquid Sắc ký lỏng lỏng Chromatography LSC Liquid-Solid Chromatography Sắc ký lỏng rắn STT - Số thứ tự TLTK - Tài liệu tham khảo UHPLC Ultra High-Performance Sắc ký lỏng hiệu suất cực cao Liquid Chromatography vi
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Thành phần hóa học trong chanh Thái (Citrus hystrix DC) ............... 8 Bảng 1.2. Thành phần tinh đầu của canh Thái (Citrus hystrix) ........................ 17 Bảng 2.1. Kết quả sắc ký cột silica gel của cao chiết Ethyl acetate .................. 35 Bảng 2.2. Kết quả sắc ký cột silica gel của phân đoạn ET4.............................. 35 Bảng 3.1. Độ dịch chuyển hóa học của proton trên Phổ 1H-NMR của các chất KS1và quercetin ....................................................................... 41 Bảng 3.2. Độ dịch chuyển hóa học của proton trên Phổ 1H-NMR của các chất KS2 và myricetin ..................................................................... 47 Bảng 3.3. Kết quả khảo sát tính thích hợp của hệ thống sắc ký ........................ 50 Bảng 3.4. Kết quả khảo sát khoảng nồng độ tuyến tính của vitamin C chuẩn bằng phương pháp HPLC ................................................................ 50 Bảng 3.5. Kết quả khảo sát độ lặp lại và hàm lượng vitamin C trong 100g lá và quả chanh Thái ............................................................................ 53 Bảng 3.6. Kết quả khảo sát độ đúng .................................................................. 54 vii
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Cây chanh Thái .................................................................................... 3 Hình 1.2. Sơ đồ hệ thống máy sắc ký lỏng hiệu nâng cao (HPLC) .................. 26 Hình 1.3. Hình ảnh máy HPLC ở phòng thí nghiệm. ........................................ 27 Hình 2.1. Lá chanh thái và bột lá chanh Thái.................................................... 32 Hình 2.2. Sơ đồ quy trình chiết và phân lập hợp chất từ lá chanh Thái ............ 33 Hình 3.1. Phổ 1H- NMR của hợp chất KS1 ....................................................... 40 Hình 3.2. Phổ 13C-NMR của hợp chất KS1 ....................................................... 40 Hình 3.3. Phổ DEPT của hợp chất KS1 ............................................................ 41 Hình 3.4. Tương quan phổ HMBC của hợp chất KS1 ...................................... 43 Hình 3.5. Phổ HSQC của hợp chất KS1 ............................................................ 43 Hình 3.6. Phổ HMBC của hợp chất KS1........................................................... 44 Hình 3.7. Cấu trúc hợp chất quercetin ............................................................... 45 Hình 3.8. Phổ 1H- NMR của hợp chất KS2 ....................................................... 45 Hình 3.9. Phổ 13C- NMR của KS2..................................................................... 46 Hình 3.10. Cấu trúc hợp chất myricetin ............................................................ 48 Hình 3.11. Sắc kí đồ 3D khảo sát bước sóng thích hợp của hợp chất vitamin C .. 49 Hình 3.12. Sắc ký đồ của vitamin C .................................................................. 49 Hình 3.13. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tuyến tính giữa nồng độ và diện tích peak của mẫu vitamin C chuẩn ................................................. 51 Hình 3.14. Sắc ký đồ của vitamin C chiết từ lá chanh Thái ............................. 52 Hình 3.15. Sắc ký đồ của vitamin C chiết từ quả chanh Thái .......................... 52 viii
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây Chanh Thái, có tên khoa học là Citrus Hystrix được trồng rất phổ biến ở một số nước như Indonesia, Lào, Malaysia và Thái Lan, hiện nay loài cây này được trồng rộng rãi trên Thế Giới. Do có hương vị đặc biệt nên lá chanh được dùng làm gia vị đặc trưng không thể thiếu trong ẩm thực Thái Lan, một trong nhưng món ăn nổi tiếng khắp toàn cầu đó là Tom Yum. Trong đông y lá chanh Thái cũng là một vị thuốc trị sốt rét, chữa ho gà, giải cảm, thanh nhiệt mát gan….[17]. Trong lá chanh Thái chứa chủ yếu các hợp chất flavonoid, tannin, saponin, alkaloid, dịch chiết xuất từ lá có tác dụng bảo vệ gan do paracetamol gây ra, tác dụng chống oxi hóa, kháng viêm, chống ung thư cổ tử cung và các dòng tế bào u nguyên bào thần kinh. [9], [13], [38]. Ở Việt Nam, chanh Thái được trồng nhiều ở các tỉnh An Giang miền đông Nam Bộ. Tuy nhiên ở Việt Nam ít ăn quả chanh Thái vì quả này có vị rất chua, thường dùng để gội đầu, thuốc chữa đau bụng hay cảm mạo…. Ở Lào cây chanh Thái cũng được trồng rất phổ biến ở nhiều nơi để làm gia vị trong thực phẩm, mỹ phẩm, làm thuốc, tuy nhiên cho đến nay còn rất ít công trình nghiên cứu thành phần hóa học có trong cây chanh Thái. Do đó, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Định lượng vitamin C và phân lập hợp chất từ lá cây chanh Thái (Citrus Hystrix) tại tỉnh Champasack, miền Nam Lào”. 2. Mục tiêu của đề tài - Xác định được hàm lượng vitamin C trong lá và quả cây chanh Thái. - Chiết, phân lập, xác định cấu trúc của 1 hợp chất từ lá chanh Thái. 1
- Chương 1: TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về cây chanh Thái (Citrus hystrix) 1.1.1. Tên khoa học - Tên khoa học (Name): Citrus hystrix DC. - Giới (regnum) : Plantae - Ngành: Angiospermae - Lớp: Species - Bộ (Ordo): Sapindales - Họ (Familia): Rutaceae - Chi (genus): Citrus - Loài (Species): C. hystrix - Tên thường gọi: cây chanh Thái, cây số 8, cây Trúc…. 1.1.2. Đặc điểm thực vật Chanh Thái là loại cây thân gỗ có độ cao từ 2m đến 10m. Thân cây có gai. Lá xoan thuôn hay ngọn giáo, mép khía răng, chóp tròn hay lõm có khi nhọn màu xanh thẫm thùy kép, mọc đối, dài 7,5 đến 10cm. Cuống lá dài và mở rộng thành cánh nổi bật, dài 15 cm, rộng 5 cm, lá có chứa tinh dầu, nên có mùi thơm nồng. Hoa nhỏ cánh hoa màu trắng dài 7-10 mm, nhị hoa màu vàng xếp thành bó hay chùm nhị dài 24-30mm. Quả có hình tròn, vỏ sần sùi, màu lục, khi chin có màu vàng, vỏ khá dày, thịt quả màu vàng xanh, ít nước nhưng nước có vị the và rất chua đường kính 5, 7 cm. Cây ra hoa quả quanh năm, thời gian ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 3 đến 4 tháng, cây cho năng suất cao và rất dễ trồng. [42] 2
- Hình 1.1. Cây chanh Thái 1.1.3. Nguồn gốc Cây chanh Thái có nguồn gốc từ Úc cho đến nay loại cây này được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như Lào, Indonesia, Malaysia… Khi du nhập vào Việt Nam chanh Thái được trồng nhiều nhất tại tỉnh An Giang với tên gọi Trúc hay Chúc. Cũng giống như loại chanh thông thường, chanh Thái được dùng để uống nước, làm gia vị. … Cây chanh Thái Sở dĩ được đặt tên là "chanh não người" vì thứ quả này có hình dáng khá đặc biệt với những nếp nhăn xù xì khá giống với hình não người. [42] 1.1.4. Ứng dụng và tác dụng cây chanh Thái 1.1.4.1. Ứng dụng Tinh dầu chanh Thái rất thơm nên được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực từ ẩm thực, dược phẩm đến mỹ phẩm, trong đó bộ phận được sử dụng nhiều 3
- nhất trên cây là lá, và quả. Theo Dương Huy Khải đầu bếp châu Á được Viện Hàn lâm Ẩm thực Thế giới vinh danh cho biết mùi thơm của lá chanh Thái mạnh gấp năm lần lá chanh thường. Ứng dụng trong ẩm thực Lá chanh Thái có mùi vị như lá chanh ta nhưng thơm nồng và gắt hơn, kích thích mạnh khứu giác và vị giác người sử dụng, giúp khử tanh những món chứa độ đạm cao như bò, gà, lươn…. Không bị đắng và không mất hương vị trong quá trình chế biến món ăn, lá được sử dụng trong nhiều món ăn Ấn Độ, Nepal, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Indonesia, Philippines, Bangladesh, Malaysia và nhiều nơi khác trên thế giới. Là gia vị đặc trưng trong ẩm thực Thái Lan, lá non cây chanh Thái được sử dụng ăn sống như một loại rau salad, lá bánh tẻ và lá già sử dụng trong các món cari, súp Thái, Tod Mun (chả cá Thái), lẩu Thái, món cá hấp Haw Moak, Pok Taek, làm siro đường, hấp cùng cơm, chế vào nước sốt ướp thịt lợn, thịt cừu, thịt gà. Trong ẩm thực Việt Nam lá chanh Thái được sử dụng cho món thịt gà hấp hay thái chỉ rắc lên gà luộc; các loại hải sản hấp (cá lóc, ốc, ngao, sò); xào lăn (lươn, ếch, rắn nước); kho (cá, thịt); làm gỏi (hến, gà); nấu các món lẩu hay canh chua; làm giả cầy v.v. Kinh nghiệm dân gian còn dùng lá khử khuẩn ao nuôi cá, trị bệnh cho người và gia cầm, gia súc; kết hợp với sả, gừng để nấu nước tắm. Lá có thể dùng tươi, bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh hay phơi khô để tồn trữ lâu dài. Với lá già, người nội trợ thường xé nhỏ và bỏ gân lá, cuống lá để tránh bị đắng, lá khô nên đập nhuyễn trước khi sử dụng. Quả chanh Thái có nước cốt chua gắt, Ở An Giang nổi tiếng với đặc sản cháo bò trái trúc, món ăn của sự giao thoa văn hóa tộc người Khmer và người Việt, bên cạnh món gà hấp lá trúc. Quả cũng thường được ngâm rượu làm thuốc chữa đau bụng hay cảm mạo, gội đầu trị gàu hay tắm. 4
- Vỏ quả chanh Thái được dung làm hương liệu khử mùi nước, làm sạch và tạo hương cho nước uống. Do dễ trồng, sống rất khỏe, chịu hạn giỏi, lá và quả khá độc đáo, cây cũng được trồng làm cảnh tại nhiều gia đình. [2] Ứng dụng trong dược liệu Dược liệu truyền thống đã được sử dụng rộng rãi như là một phương pháp điều trị y tế trong nhiều nước phát triển và đang phát triển. Nhiều loại thuốc hiện đại được sản xuất gián tiếp từ quả chanh Thái dùng điều trị bệnh tiêu hóa, giải cảm, sốt, viêm họng chống nôn, chống say xe… Các loại thuốc này được chiết xuất từ thực vật nên an toàn hơn khi sử dụng. [17] 1.1.4.2. Tác dụng của chanh Thái Tác dụng chống oxi hóa, bảo vệ động mạch Chất chống oxy hóa giữ cho các động mạch khỏe mạnh. Các động mạch khỏe mạnh là rất cần thiết để mang máu từ trái tim đến các cơ quan của cơ thể. Vỏ và nước cốt chanh thái có chứa chất chống oxy hóa làm chậm quá trình mảng xơ vữa, sự tích tụ mảng bám trên thành động mạch. [12] Tác dụng chống lại bệnh dịch tả Đối với khả năng chống vi khuẩn, chanh Thái cũng có thể chống lại bệnh dịch tả. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc con người sử dụng nước cốt chanh có thể sẽ giết chết được vi khuẩn nguy hiểm. [6] Tác dụng kháng khuẩn chống lại vi khuẩn có hại Các nhà hóa học đã nghiên cứu cây chanh Thái có hoạt tính kháng khuẩn và chống lại một loạt các vi khuẩn, vi khuẩn âm tính mà được xác định bằng sự khuếch tán đĩa thạch và môi trường nuôi cấy có tiềm năng được phát triển như một chất kháng khuẩn để chống lại vi khuẩn kháng sinh. [33] Tác dụng bảo vệ gan Gan là cơ quan chính liên quan đến sự trao đổi chất và cân bằng nội môi sinh lý của sinh vật. Tác hại của rượu, phụ gia thực phẩm và chất ô nhiễm là các yếu tố nguy cơ chính dẫn đến bệnh viêm gan, xơ gan. 5
- Điều trị các bệnh liên quan đến gan là cần thiết và phải được chăm sóc thích hợp. Các nhà nghiên cứu cho thấy rằng các hợp chất chiết xuất từ lá chanh Thái có tác dụng bảo vệ gan, chống lại paracetamol gây nhiễm độc gan. [9] Tác dụng chống ung thư Ngày nay các chất chống ung thư có nguồn gốc từ các sản phẩm tự nhiên được sử dụng khá phổ biến, bởi các liệu pháp hóa học như trị xạ thường gây nên tác dụng phụ và các biến chứng. Chiết xuất các hợp chất của lá chanh Thái đã được các nhà khoa học nghiên cứu và cho thấy chúng có khả năng chống ung thư cổ tử cung và các dòng tế bào u nguyên bào thần kinh. [38] 1.1.4.3. Tác dụng của tinh dầu chanh Thái Cải thiện sức khoẻ răng miệng. Tinh dầu chanh Thái được biết đến với khả năng bảo vệ sức khoẻ răng miệng. Tinh dầu chanh Thái thường được trộn với kem đánh răng và nước súc miệng để làm sạch răng miệng, ngăn ngừa hôi miệng và giúp nướu khoẻ mạnh. [26] Diệt côn trùng Các chất citronellol và limonene có trong chanh Thái có tác dụng làm côn trùng tránh xa và không dám tới gần, do đó tinh dầu chanh Thái được dùng trong các sản phẩm chống côn trùng cắn và gây bệnh. [20] Chăm sóc da Nước cốt chanh Thái và tinh dầu chiết xuất từ chanh Thái thường được ứng dụng trong nhiều loại mỹ phẩm và các sản phẩm dầu gội, sữa tắm. Ngoài tác dụng tạo nên mùi hương dễ chịu cho sản phẩm, nó còn mang đến cho sản phẩm các thành phần kháng oxy hoá cao. Một số axit có trong chanh Thái có thể giúp vô hiệu hoá các gốc tự do và các sản phẩm phụ nguy hiểm của quá trình hô hấp tế bào có thể gây ra đột biến tế bào hoặc ung thư. Các hợp chất chống oxy hoá cũng làm chậm sự phân hủy tế bào và giảm thiểu sự xuất hiện của các dấu hiệu tuổi già, các vết nám, và mụn. [21] 6
- Giảm viêm Đối với những người bị thấp khớp, viêm khớp, phù, gout, đau đầu hoặc một số tình trạng viêm khác, tinh dầu chanh Thái có thể là một phương thuốc làm giảm triệu chứng viêm và giảm đau khá hiệu quả. [37] Giảm stress Nếu đang trong tình trạng căng thẳng, lo lắng hoặc bị các vấn đề về rối loạn thần kinh, có thể thư giãn cùng với mùi hương của tinh dầu chanh Thái. Hương tinh dầu mát dịu có thể giúp tinh thần trở nên thư giãn và thoải mái hơn. [30] 1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 1.2.1. Tình hình nghiên cứu thành phần hóa học trong chanh Thái. Năm 2009, Chaniphun Butryee, Pongtorn Sungpuag & Chureeporn Chitchumroonchokchai đã nghiên cứu thành phần hóa học trong dịch chiết từ lá chanh Thái bằng phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao cho thấy có chứa 8 flavonoid là cyanidin (1), myricetin (2), peonidin (3), quercetin (4), luteolin (5), hesperetin (6), apigenin (7) and isorhamnetin (8). Trong đó hesperetin là flavonoid chiếm hàm lượng cao nhất. [12] Năm 2009, Chan S. W., Lee, C. Y., Yap cùng nhóm nghiên cứu trường đại học UCSI, Kuala Lumpur, Malaysia, đã nghiên cứu tối ưu hóa điều kiện chiết xuất các hợp chất phenolic (9) (chủ yếu là các hợp chất có khung flavanone (10), flavone (11) và flavonol (12)) từ vỏ quả chanh Thái (điều kiện nhiệt độ, thời gian chiết và nồng độ ethanol). [14] Năm 2011, Jamilah, B., Abdulkadir Gedi, M., Suhaila, M. & Md.Zaidul, I.S, Trường đại học Putra Malaysia, đã nghiên cứu thành phần hóa học có trong dịch chiết ethanol (95%) từ lá chanh Thái khô bằng phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC), kết quả nghiên cứu đã cho thấy trong lá chanh Thái có chứa các phenolic acid ví dụ p-coumaric acid (13), m-coumaric acid (14), benzoic acid (15), cinnamic acid (16), sinapic acid (17), vanillic acid (18). [24] 7
- Năm 2014, Arumugam Abirami, Gunasekaran Nagarani and Perumal Siddhuraju, trường đại học Bharathiar, India đã nghiên cứu thành phần hóa học từ vỏ và cùi quả chanh thái cho thấy có chứa các chất glycerolglycolipid (19), tannin (20), tocopherols (21), furanocoumarin (22). [7] Năm 2014, Wenny Irawaty, cùng các nhà nghiên cứu của trường đại học Mandala Catholic, Indonesia. đã nghiên cứu thành các điều kiện chiết xuất tối ưu các hợp chất chống oxi hóa từ vỏ chanh Thái như polyphenolic acid, flavanone aglycones như hesperitin (6), naringenin (23), các flavone aglycones như acacetin (24), quercetin (4), diosmetin (25), các hợp chất polymethoxyflavones như (quercetagetin (26), nobiletin (27), tangeretin (28), flavanone-O-glycoside như hesperidin (30), naringin (31), narirutin (32), neohesperidin (33) và flavone- C-glycosides (34). [39] Năm 2017, Elsa Dilla Dertyasasa and Woro Anindito Sri Tunjung, Faculty of Biology, trường đại học Gadjah Mada, Indonesia đã công bố trong lá chanh thái có nhiều loại hợp chất hữu có khung flavonoid như tannin (20), saponin (36), glycoside (35), coumarine (39), bergamottin (40), β-pinen (37), phenolic acid (9), limonoid (38) và α-tocopherol (29). [17] Năm 2017, Fatin Najwa R and Azrina A cùng các cộng sự đã nghiên cứu bằng phương pháp chuẩn độ và phương pháp HPLC cho kết luận trong cây chanh thái có thấy chứa vitamin C (Ascorbic acid) (41). [19] Bảng 1.1: Thành phần hóa học trong chanh Thái (Citrus hystrix DC) STT Tên chất Cấu trúc TL Năm OH OH 1 Cyanidin [12] 2009 + HO O OH OH 8
- OH OH 2 Myricetin [12] 2009 HO O OH OH OH O OCH 3 OH 3 Peonidin + [12] 2009 HO O OH OH OH OH 4 Quercetin [12] 2009 HO O [39] 2014 OH OH O OH 5 Luteolin HO O [12] 2009 CH3 OH OH O 6 Flavanone O CH3 [12] 2009 HO O aglycones CH3 [39] 2014 (Hesperetin) OH O OH HO O 7 Apigenin [12] 2009 OH O 9
- OCH 3 OH 8 Isorhamnetin [12] 2009 HO O OH OH O [14] 2009 O OH 9 Phenolic acid [24] 2011 OH [39] 2014 [17] 2017 O 10 Flavanone [14] 2009 O O 11 Flavone [14] 2009 O O 12 Flavonol [14] 2009 OH O O OH 13 p-Coumaric [24] 2011 HO acid 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu khả năng tách loại và thu hồi một số kim loại nặng trong dung dịch nước bằng vật liệu hấp phụ chế tạo từ vỏ lạc
75 p | 386 | 96
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu phát triển màng bảo quản từ pectin kết hợp cao chiết vỏ bưởi da xanh (Citrus maxima Burm. Merr.)
206 p | 59 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Phân tích nồng độ hydrocarbon đa vòng thơm (PAHs) trong không khí tại Hà Nội theo độ cao bằng phương pháp lấy mẫu thụ động, sử dụng thiết bị GC-MS
77 p | 46 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Xác định một số tính chất hóa lý và đặc điểm cấu trúc của pectin từ cỏ biển Enhalus acoroides ở Khánh Hòa
95 p | 36 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng ức chế enzyme α-glucosidase của loài Địa hoàng (Rehmannia glutinosa)
116 p | 54 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu ứng dụng hệ fenton điện hóa sử dụng điện cực anot bằng vật liệu Ti/PbO2 để xử lý COD và độ màu trong nước rỉ rác
99 p | 33 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu quy trình phân tích hóa chất bảo vệ thực vật nhóm neonicotinoids (imidacloprid và thiamethoxam) trong bụi không khí trong nhà ở khu vực nội thành Hà Nội bằng phương pháp sắc ký khối phổ (LC/MS)
70 p | 48 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu phân tích hóa chất diệt côn trùng trong bụi không khí tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội: Hiện trạng, nguồn gốc và độc tính đối với sức khỏe con người
67 p | 35 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu, xây dựng quy trình phân tích 11-nor-9-carboxy-THC trong máu trên thiết bị sắc ký lỏng khối phổ kép (LC-MS/MS)
83 p | 31 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Tổng hợp vật liệu Co/FeMOF và ứng dụng làm xúc tác quang hóa xử lý chất màu hữu cơ Rhodamine B
84 p | 51 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần, hoạt tính sinh học của loài rong lục Việt Nam
77 p | 21 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu chiết tách, xác định cấu trúc và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số hợp chất phân lập từ chủng xạ khuẩn Streptomyces alboniger
92 p | 40 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Xác định dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật cơ clo trong gạo bằng phương pháp QuEChERs kết hợp với sắc ký khí khối phổ hai lần (GC-MS/MS)
79 p | 40 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Xác định đặc trưng hình thái và tính chất điện hóa của lớp sơn giàu kẽm sử dụng pigment bột hợp kim Zn-Al dạng vảy
83 p | 41 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu công nghệ điều chế nano Apigenin, nano 6-Shogaol và nano fucoidan từ các cao dược liệu
101 p | 21 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Khảo sát, đánh giá dư lượng kháng sinh trong nước sông đô thị Hà Nội
83 p | 33 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của cây Bồ đề Trung Bộ (Styrax annamensis Guill.)
75 p | 24 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Chế tạo điện cực dẻo trong suốt trên đế Polyetylen terephtalat
81 p | 28 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn