Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của loài Ngải cứu (Artemisia vulgaris L.) ở Thành phố Thái Nguyên
lượt xem 11
download
Đề tài "Nghiên cứu thành phần hóa học của loài Ngải cứu (Artemisia vulgaris L.) ở Thành phố Thái Nguyên" được tiến hành nhằm 2 mục tiêu: Xác định thành phần hóa học trong tinh dầu cây ngải cứu; phân lập và xác định cấu trúc một hợp chất trong cây ngải cứu. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của loài Ngải cứu (Artemisia vulgaris L.) ở Thành phố Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TỐNG THỊ HOA NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA LOÀI NGẢI CỨU (ARTEMISIA VULGARIS L.) Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC THÁI NGUYÊN - 2018 i
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TỐNG THỊ HOA NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA LOÀI NGẢI CỨU (ARTEMISIA VULGARIS L.) Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Hóa hữu cơ Mã số: 8 44 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC THÁI NGUYÊN - 2018 i
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài:“Nghiên cứu thành phần hóa học của loài Ngải cứu (Artemisia vulgaris L.) ở Thành phố Thái Nguyên” đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. Học viên Tống Thị Hoa XÁC NHẬN CỦA NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN KHOA CHUYÊN MÔN HƯỚNG DẪN ii
- LỜI CẢM ƠN Trong thời gian qua, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè. Những điều đó hết sức quý báu giúp em nỗ lực hoàn thành khóa luận này. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Mai Thanh Nga, giảng viên bộ môn Hóa hữu cơ trường Đại học sư phạm – Đại học Thái Nguyên, người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn, các thầy cô kỹ thuật viên tại bộ môn Hóa hữu cơ đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện khóa luận tại bộ môn. Do bước đầu mới làm quen với nghiên cứu khoa học và do một số yếu tố khách quan khác nên đề tài nghiên cứu khoa học của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Và cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, người thành đã ở bên động viên, giúp đỡ em thực hiện khóa luận. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018 Học viên Tống Thị Hoa iii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ..................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................................ v DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................... vi DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ............................................................................................. vii MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 1 2. Mục tiêu của đề tài ......................................................................................................... 2 3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................................... 2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài........................................................................ 2 5. Bố cục đề tài ................................................................................................................... 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................................................ 3 1.1. Giới thiệu về chi Artemisia .......................................................................................... 3 1.2. Tổng quan về cây ngải cứu ......................................................................................... 3 1.2.1. Tên khoa học............................................................................................................. 3 1.2.2. Đặc điểm thực vật học .............................................................................................. 4 1.2.3. Nguồn gốc ................................................................................................................. 4 1.2.4. Công dụng của cây Ngải cứu ................................................................................... 5 1.2.5. Thành phần hóa học ................................................................................................. 6 1.2.6. Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học ...................................................................... 7 1.3. Tổng quan về tinh dầu ................................................................................................. 9 1.3.1. Khái niệm .................................................................................................................. 9 1.3.2. Phân loại................................................................................................................... 9 1.3.3. Vai trò ....................................................................................................................... 9 1.3.4. Cách sử dụng .......................................................................................................... 12 1.3.5. Tính chất vật lý của tinh dầu .................................................................................. 13 1.3.6. Thành phần chủ yếu của tinh dầu........................................................................... 13 1.3.7. Kiểm định và cách bảo quản tinh dầu .................................................................... 16 iv
- 1.4. Tổng quan về flavonoid ............................................................................................. 16 1.4.1.Đại cương ................................................................................................................ 16 1.4.2. Vai trò của flavonoid trong cây .............................................................................. 17 1.4.3.Vai trò của flavonoid trong y học ............................................................................ 18 1.4.4. Phân loại ................................................................................................................. 19 CHƯƠNG II: THỰC NGHIỆM .................................................................................... 26 2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 26 2.2. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị nghiên cứu .................................................................. 26 2.2.1. Hóa chất .................................................................................................................. 26 2.2.2. Thiết bị .................................................................................................................... 26 2.3. Phương pháp định tính các chất trong dịch chiết ...................................................... 27 2.3.1. Định tính flavonoid ................................................................................................. 27 2.3.2. Định tính cumarine ................................................................................................. 28 2.3.3. Định tính saponine .................................................................................................. 28 2.3.4. Định tính alkaloid ................................................................................................... 29 2.3.5. Định tính tanine ...................................................................................................... 29 2.3.6. Định tính glycosid tim ............................................................................................. 30 2.3.7. Định tính đường khử ............................................................................................... 31 2.3.8. Định tính acid amin ................................................................................................ 31 2.3.9. Định tính polysaccharide ........................................................................................ 31 2.3.10. Định tính chất béo................................................................................................. 32 2.3.11. Định tính sterols.................................................................................................... 32 2.4. Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước (tách tinh dầu) ....................................... 32 2.4.1. Xử lý nguyên liệu .................................................................................................... 32 2.4.2. Khảo sát yếu tố ảnh hưởng đến lượng tinh dầu ...................................................... 33 2.5. Phương pháp chiết tách và xác định cấu trúc hợp chất phân lập được ...................... 35 2.5.1. Xử lý mẫu thực vật .................................................................................................. 35 2.5.2. Chiết và phân lập hợp chất hữu cơ ......................................................................... 36
- 2.5.3. Phương pháp khảo sát cấu trúc hóa học các chất.................................................. 38 Chương III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 39 3.1. Định tính các nhóm hợp chất thiên nhiên có trong thân lá ngải cứu ......................... 39 3.2. Kết quả nghiên cứu chiết tách tinh dầu...................................................................... 40 3.2.1. Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng tinh dầu .......................... 40 3.2.2. Kết quả nghiên cứu xác định thành phần và hàm lượng một số hợp chất trong tinh dầu ngải cứu. .................................................................................................................... 42 3.3. Kết quả phân lập các hợp chất ................................................................................... 47 3.4. Xác định cấu trúc chất phân lập được........................................................................ 47 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 52 1. KẾT LUẬN .................................................................................................................. 52 2. KIẾN NGHỊ................................................................................................................. 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 53
- DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT EA Ethyl acetate GC/MS Phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ H N-hexane HMBC Phổ tương quan hai chiều H-C HSQC Phổ tương quan một chiều H-C Rf Hệ số lưu SKLM Sắc ký lớp mỏng 13 C-NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân nguyên tử 13C 1 H-NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân nguyên tử 1H iv
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Kết quả sắc ký cột silicagel của cao chiết ethyl acetate ................................... 37 Bảng 2.2: Kết quả sắc ký cột silicagel của phân đoạn ET3 .............................................. 38 Bảng 2.3. Kết quả sắc ký cột silicagel của phân đoạn ET 3.2 ........................................ 38 Bảng 3.1: Kết quả định tính các nhóm chất trong thân lá ngải cứu.................................. 39 Bảng 3.2. Khảo sát tỷ lệ nước ảnh hưởng đến tỉ lệ tinh dầu ............................................. 40 Bảng 3.3. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ muối ăn đến hàm lượng tinh dầu ................ 41 Bảng 3.4. Thời gian chưng cất tinh dầu thân, lá ngải cứu ................................................ 42 Bảng 3.5. Thành phần hóa học trong tinh dầu thân lá ngải cứu ....................................... 43 khi chiết với dung môi là nước ......................................................................................... 43 Bảng 3.6. Thành phần hóa học trong tinh dầu thân lá ngải cứu với dung môi chưng cất là dung dịch muối ăn NaCl 10%. .......................................................................................... 45 Bảng 3.7. Bảng so sánh số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của H 1 với số liệu phổ 1H- NMR và 13C-NMR của 3,5,7,4’- tetrahydroxy flavone ................................................... 50 v
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Các bộ phận của cây ngải cứu ............................................................................ 4 Hình 1.2: Lá và hoa ngải cứu .............................................................................................. 4 Hình 1.3: Dược phẩm và sản phẩm dưỡng da .................................................................... 6 Hình 3.2: Phổ 13C-NRM của hợp chất H1 ....................................................................... 48 Hình 3. 3: Khung flavone ................................................................................................. 49 vi
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Sơ đồ chiết tách tinh dầu cây Ngải cứu ........................................................... 33 Sơ đồ 2.2. Quy trình chiết và phân lập hợp chất từ cây ngải cứu ..................................... 36 vii
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật, các sản phẩm có tác dụng chữa bệnh đã được tổng hợp và sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, các sản phẩm này cũng có những mặt hạn chế và gây ra các tác dụng phụ cho người sử dụng. Vì vậy, việc nghiên cứu các hợp chất có tác dụng chữa bệnh từ cây cỏ trong thiên nhiên đang ngày càng trở thành là một xu hướng được rất nhiều nhà khoa học quan tâm nhằm tìm ra những loại thuốc có hiệu quả cao, an toàn hơn đối với sức khoẻ con người, hầu như không gây tác dụng phụ điều mà các dược phẩm tổng hợp không thể thay thế được. Cùng với xu hướng chung đó, các nhà hóa học cũng đã tiến hành tách chiết, cô lập, bán tổng hợp ngày càng nhiều những hợp chất có hoạt tính sinh học, tạo ra những sản phẩm hữu ích từ cây cỏ thiên nhiên để nâng cao chất lượng cuộc sống, chăm sóc sức khoẻ con người. Theo hướng nghiên cứu này, rất nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ thảo dược đã được ứng dụng như rutin được chiết xuất từ hoa hoè chữa một số bệnh tim mạch, curcumin được chiết xuất từ củ nghệ vàng dùng để chữa một số bệnh viêm loét dạ dày và đường tiêu hoá…[4]. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm nên thảm thực vật khá phong phú và đa dạng. Theo các số liệu thống kê mới nhất thảm thực vật Việt Nam có trên 12000 loài, trong số đó có trên 3850 loài thực vật được sử dụng làm thuốc trong y học dân gian. Đây là một điều kiện hết sức thuận lợi giúp cho ngành hợp chất thiên nhiên ở nước ta đã và đang phát triển mạnh mẽ. Cây ngải cứu là vị thuốc được dân gian sử dụng khá phổ biến để chữa một số bệnh như đau đầu, thuốc điều kinh, rong kinh, sảy thai, tăng cường sức khỏe…[6]. Tuy trên thế giới đã có những công trình nghiên cứu về cây ngải cứu nhưng ở Việt Nam cho đến nay có rất ít công trình nghiên cứu về loài cây này. Do đó chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học của loài Ngải cứu (Artemisia vulgaris L.) ở Thành phố Thái Nguyên”. Kết quả của đề tài này sẽ đóng góp thêm những hiểu biết về tính chất, 1
- thành phần hóa học của loài thực vật ngải cứu, làm phong phú thêm nguồn dược liệu cho ngành y học. 2. Mục tiêu của đề tài - Xác định thành phần hóa học trong tinh dầu cây ngải cứu. - Phân lập và xác định cấu trúc một hợp chất trong cây ngải cứu. 3. Nội dung nghiên cứu - Tổng quan các nghiên cứu trong nước, trên thế giới về loài ngải cứu. - Thu thập mẫu nghiên cứu, xác định tên khoa học. - Chiết xuất và xác định thành phần hóa học trong tinh dầu loài ngải cứu. - Phân lập và xác định cấu trúc 01 hợp chất từ loài ngải cứu. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học + Cung cấp những thông tin khoa học một số chỉ tiêu hóa lý, khảo sát quy trình chiết, xác định thành phần hóa học trong tinh dầu cây ngải cứu. + Cung cấp những thông tin, tư liệu làm cơ sở cho việc nghiên cứu sau này. - Ý nghĩa thực tiễn + Nhằm giúp cho việc định hướng ứng dụng ngải cứu có hiệu quả hơn. + Giải thích một cách khoa học số kinh nghiệm dân gian về ứng dụng của ngải cứu. + Tổng hợp kiến thức về hợp chất thiên nhiên phục vụ cho hoạt động giảng dạy ở trường THPT. + Tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng nguồn gốc thực vật của Việt Nam một cách có hiệu quả. 5. Bố cục đề tài Nội dung của đề tài gồm làm 3 chương: Chương I – Tổng quan; Chương II – Thực nghiệm; Chương III – Kết quả và thảo luận 2
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu về chi Artemisia [6] Chi Artemisia thuộc họ thực vật Compositae (Asteraceae) khoảng gồm 300 loài cây cỏ, bụi, hằng niên, lưỡng niên hay lưu niên, mọc ở vùng khô của Bắc Bán Cầu, Nam Mỹ chỉ có vài loài, còn ở Nam Phi chỉ có một loài duy nhất. Trung Quốc có hai tên gọi là Quinnhao và Quinggao, trên thế giới có rất nhiều loài cây, gồm từ nhiều loài cây bụi đến nhữn cây cao khoảng 4m. Thành phần hóa học của chi này rất đa dạng và phong phú. Ở Việt Nam cso 15 loài thuộc chi Artemisia, trong đó có 4 loài rất giống nhau về ngoại hình như: Artemisia apiaceae Artemisia campestrist (thanh cao biển) Artemisia capillaris Artemisia annua 1.2. Tổng quan về cây ngải cứu 1.2.1. Tên khoa học - Tên khoa học: Artemisia vulgaris L. - Tên thường gọi: Thuốc cứu, cây thuốc cao, ngải diệp, nhả ngải (tiếng Tày), quá sú ( H’mông), cỏ linh ti (Thái). - Tên gọi khác: Mugwort (Anh), sagebrush, Wormwood, Absinth Armoise commune (Pháp),…. 3
- 1.2.2. Đặc điểm thực vật học Ngải cứu là một loại cỏ sống lâu năm, cao 50–60 cm.Thân to có rãnh dọc. Lá mọc so le, rộng, không có cuống (nhưng lá phía dưới thường có cuống), xẻ thùy lông chim, màu lá ở hai mặt rất khác nhau, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu trắng tro do có nhiều lông nhỏ. Hoa mọc thành chùy kép, gồm rất nhiều chùm hoa hình đầu [6]. Đây là cây ưa ẩm, dễ trồng bằng cách giâm cành những đoạn gốc thân già. Hình 1.1: Các bộ phận của cây ngải cứu Hình 1.2: Lá và hoa ngải cứu 1.2.3. Nguồn gốc Ngải cứu được biết đến từ thời cổ đại và đã từng được xem như một loại cỏ dại. Đây là loại cây mọc tự nhiên ở nhiều vùng ôn đới ấm châu Âu hoặc châu Á. 4
- Ngải cứu có nguồn gốc từ các vùng ôn đới ấm ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á; Vùng nhiệt đới Bắc Phi và vùng hàn đới Alaska. Ở nước ta, cây ngải cứu mọc hoang ở nhiều nơi như Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hòa Bình…. 1.2.4. Công dụng của cây ngải cứu - Trong y học dân gian, ngải cứu được biết đến không chỉ như một loại thực vật dùng làm thực phẩm (hầu hết là gia vị) mà còn là nguồn dược liệu. Cây ngải cứu là một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh như: điều kinh, giúp an thai, sơ cứu vết thương, trị mụn, mẩn ngứa, đau thần kinh tọa, đau buốt xương khớp, đau đầu, hoa mắt, cảm cúm, ho, đau họng …[6]. - Tăng cường sức khỏe, sát khuẩn, trị tiêu chảy, hạ sốt, điều hòa kinh nguyệt… bởi trong thành phần chứa viamin B6 và vitamin C, glucose, absinthine, tannin, axit malic, azulene và cadinene. - Trên thế giới, một nghiên cứu đã phân lập được trong lá ngải cứu hơn hai mươi flavonoid, nhiều nhất là Jaceosidine, Leuteolin, Quercetin và Eupafoline, Kaempferol. Các chất này là những flavonoid có hoạt tính mạnh, có tác dụng chống viêm, làm giảm sự tăng sinh các tế bào gây hại. Chúng có tác dụng điều trị ung thư tiazofurin trên các tế bào ung thư biểu mô buồng trứng của người và trị ung thư carboxytriazol trên tế bào ung thư biểu mô vú [20]. Một số chế phẩm được chiết xuất từ cây ngải cứu: 5
- Hình 1.3: Dược phẩm và sản phẩm dưỡng da 1.2.5. Thành phần hóa học - Thành phần hóa học trong lá ngải cứu chủ yếu là flavonoid (loại trihydroxyflavone và tetra hydroxyflavone, dẫn xuất coumarine….) và tinh dầu với hàm lượng từ 0,20 –0,34% (trong đó chiếm đến 90% là 1,8 – cineole, thujone và germacrene D (41,46%), -caryophyllene (11,94%) là 2 chất này có thể đảm bảo mùi đặc trưng của tinh dầu trong một thời gian dài hơn) [6],[15]. - Ngoài ra trong ngải cứu còn có hợp chất của indole, xeton, matricaria este dehydro, tetradecatrilin, tricosanol, arachyl alcol, chất màu, vulgarin, profilin, các acid amin như adenin, cholin,…. 6
- Cấu trúc phân tử hợp chất flavonoid Hợp chất của cumarine Một số hợp chất trong tinh dầu cây ngải cứu 1,8-cineole (-) - α-Thujone (+) -beta-Thujone 1.2.6. Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học - Năm 2011, Baixiao Zhao và cộng sự (Trung Quốc) đã thử nghiêm và thấy những người tình nguyện khỏe mạnh tiếp xúc với khói ngải cứu đã giảm đáng kể về HR (sự thay đổi nhịp tim của người), cũng có những thay đổi đáng kể trong các thông số HRV (nhịp tim) từ đó đưa ra kết luận: Moxa khói có thể cải thiện hoạt động hệ thống thần kinh tự trị [12]. - Năm 2013, Abdul Majeeth Kamarul Haniya và cộng sự nghiên cứu về khả năng kháng oxi hoá của lá ngải cứu (Artemisia vulgaris L.) [11]. - Cũng trong năm 2013, Shamilak and Padma P.R ở Viện Khoa học Gia đình và Giáo dục Đại học cho Phụ nữ (Ấn Độ) đã nghiên cứu việc sử dụng chất chiết xuất lá để 7
- điều trị ung thư biểu mô tế bào. Các kết quả của nghiên cứu này cho thấy việc sử dụng chiết xuất lá ngải cứu như là nguồn tiềm năng của chất chống ung thư [21]. - Trong báo cáo của Gayan S. Bamunuarachchi và cộng sự được công bố vào năm 2013 cho thấy việc sử dụng một chiết xuất lá của ngải cứu dùng để uống, có hiệu quả chống sốt rét, chống nấm, chống viêm da, hạ sốt, rất tốt, do đó có tiềm năng phát triển thành một nguồn thuốc có nguồn gốc thực vật rẻ tiền trong tương lai [13]. - Năm 2014, nhóm nghiên cứu của Gayan S. Bamunuarachchi và cộng sự đã chứng minh rằng việc sử dụng một chiết xuất lá của ngải cứu dùng để uống, có tác dụng hạ đường huyết, và giảm tiểu cầu, trong một mô hình sốt rét P. berghei [14]. - Vào năm 2014,nhóm nghiên cứu của Syed AA Rizvi và cộng sự (Saudi Arabia) đã chỉ ra rằng các thành phần tự nhiên của tinh dầu ngải cứu (tinh dầu từ nụ hoa (AVO- b) và lá (AVO-l)) hoạt động như là một tác nhân kích thích mạnh mẽ và có chọn lọc của apoptosis trong các tế bào ung thư khác nhau với độ độc tế bào thấp hơn ở các tế bào không biến đổi bình thường [22]. - Năm 2015, Nghiên cứu của K. Abedulla Khan trường Đại học Dược tại Ấn Độ về dịch chiết từ rễ của Artemisia vulgaris có tác dụng làm giảm lipid máu, chống sơ vữa động mạnh, thiếu máu não và các bệnh mạch ngoại biên được thử nghiệm trên chuột bạch [16]. - Năm 2016, Ha Thi Thanh Nguyen và các cộng sự đã nghiên cứu và chứng minh cây ngải cứu (Artemisia vulgaris L.) có hai tác động đối nghịch, co lại và thư giãn, trên động mạch bị cô lập, giúp giải thích các chỉ dẫn mâu thuẫn nhau cho Ngải cứu trong liệu pháp thảo dược truyền thống. 5-HT (thuốc đối kháng ketanserin ) là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự co động mạch khi có Ngải cứu [17]. - Năm 2017, nhóm tác giả Pandey PB, Thapa R, Upreti A. đã nghiên cứu thành phần hóa học của Artemisia vulgaris L. trong dịch chiết methanol bằng phương pháp phân tích sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) cho thấy có sự hiện diện của morin và luteolin, Ngoài ra dịch chiết methanol còn thể hiện khả năng chống oxi hóa và kháng 8
- khuẩn rất tốt. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trong tinh dầu Artemisia vulgaris L. chủ yếu là các hợp chất monoterpene và secquiterpene [18]. 1.3. Tổng quan về tinh dầu 1.3.1. Khái niệm Tinh dầu là những chất thơm hay chất mùi có trong một số bộ phận của cây cỏ (như hạt, rễ, củ, vỏ cây, hoa, lá, quả, dầu,nhựa cây) hay động vật (túi tinh dầu). Tinh dầu được ví như nhựa sống của cây, vì vậy nó mang sức sống, năng lượng và mạnh hơn 100 lần các loại dược thảo sấy khô [9]. 1.3.2. Phân loại + Tinh dầu nguyên chất: Hoàn toàn không có độc tố, không có chất bảo quản hóa học nên rất an toàn cho người sử dụng và mang lại kết quả nhanh khi điều trị. + Tinh dầu không nguyên chất: Là tinh dầu được pha từ tinh dầu nguyên chất với các chất hóa học khác mà vẫn giữ được hương của tinh dầu [9]. 1.3.3. Vai trò 1.3.3.1. Dẫn dụ Ở một số loài hoa, tinh dầu của nó có khả năng dẫn dụ côn trùng đến cho hoa thụ phấn. Không chỉ có côn trùng bị dẫn dụ bởi tinh dầu của loài hoa mà đến động vật lớn như mèo nhà cũng bị dẫn dụ bởi những terpen có trong tinh dầu bạc hà (catmint, nepeta, cataria). 1.3.3.2. Bảo vệ Người ta nhận thấy trong một số loài cây, tinh dầu của chúng góp phần bảo vệ cây chống lại các loài ăn cỏ (loài vật và côn trùng) như juvabion trong tinh dầu của Ocimum basilicum, có khả năng ngăn chặn chu kì sinh trưởng của một số côn trùng chuyên phá hoại các loại cây xanh. 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu khả năng tách loại và thu hồi một số kim loại nặng trong dung dịch nước bằng vật liệu hấp phụ chế tạo từ vỏ lạc
75 p | 388 | 96
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu phát triển màng bảo quản từ pectin kết hợp cao chiết vỏ bưởi da xanh (Citrus maxima Burm. Merr.)
206 p | 60 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Phân tích nồng độ hydrocarbon đa vòng thơm (PAHs) trong không khí tại Hà Nội theo độ cao bằng phương pháp lấy mẫu thụ động, sử dụng thiết bị GC-MS
77 p | 47 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Xác định một số tính chất hóa lý và đặc điểm cấu trúc của pectin từ cỏ biển Enhalus acoroides ở Khánh Hòa
95 p | 36 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng ức chế enzyme α-glucosidase của loài Địa hoàng (Rehmannia glutinosa)
116 p | 55 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu ứng dụng hệ fenton điện hóa sử dụng điện cực anot bằng vật liệu Ti/PbO2 để xử lý COD và độ màu trong nước rỉ rác
99 p | 33 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu quy trình phân tích hóa chất bảo vệ thực vật nhóm neonicotinoids (imidacloprid và thiamethoxam) trong bụi không khí trong nhà ở khu vực nội thành Hà Nội bằng phương pháp sắc ký khối phổ (LC/MS)
70 p | 49 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu phân tích hóa chất diệt côn trùng trong bụi không khí tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội: Hiện trạng, nguồn gốc và độc tính đối với sức khỏe con người
67 p | 35 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu, xây dựng quy trình phân tích 11-nor-9-carboxy-THC trong máu trên thiết bị sắc ký lỏng khối phổ kép (LC-MS/MS)
83 p | 32 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Tổng hợp vật liệu Co/FeMOF và ứng dụng làm xúc tác quang hóa xử lý chất màu hữu cơ Rhodamine B
84 p | 51 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần, hoạt tính sinh học của loài rong lục Việt Nam
77 p | 21 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu chiết tách, xác định cấu trúc và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số hợp chất phân lập từ chủng xạ khuẩn Streptomyces alboniger
92 p | 40 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Xác định dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật cơ clo trong gạo bằng phương pháp QuEChERs kết hợp với sắc ký khí khối phổ hai lần (GC-MS/MS)
79 p | 40 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Xác định đặc trưng hình thái và tính chất điện hóa của lớp sơn giàu kẽm sử dụng pigment bột hợp kim Zn-Al dạng vảy
83 p | 42 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu công nghệ điều chế nano Apigenin, nano 6-Shogaol và nano fucoidan từ các cao dược liệu
101 p | 22 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Khảo sát, đánh giá dư lượng kháng sinh trong nước sông đô thị Hà Nội
83 p | 34 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của cây Bồ đề Trung Bộ (Styrax annamensis Guill.)
75 p | 24 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Chế tạo điện cực dẻo trong suốt trên đế Polyetylen terephtalat
81 p | 28 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn