intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: Matroinho | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:179

25
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương

  1. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ MỸ LIÊN TÊN ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – NĂM 2020
  2. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ MỸ LIÊN TÊN ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM NGỌC TOÀN BÌNH DƯƠNG – NĂM 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ, chuyên ngành kế toán với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Liên ii
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tác giả đã nhận được sự động viên, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Đặc biệt, tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phạm Ngọc Toàn – Người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tác giả tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học để hoàn thành luận văn này. Đồng thời, tác giả gửi lời cám ơn chân thành tới thầy cô giáo phòng Sau Đại học, trường Đại học Thủ Dầu Một và đặc biệt là thầy cô trực tiếp giảng dạy các chuyên đề của toàn khóa học, đã tạo điều kiện, đóng góp ý kiến cho tác giả trong suốt quá trình học và hoàn thành luận văn thạc sĩ. Tác giả chân thành cám ơn Ban lãnh đạo các công ty Kiểm toán đã tạo điều kiện cho tác giả tìm hiểu, các anh chị kiểm toán viên đã giúp đỡ, cung cấp tài liệu nghiên cứu và giải đáp vướng mắc trong quá trình nghiên cứu đề tài. Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, thực tiễn công tác lại vô cùng sinh động, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giải rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu đến từ quý thầy cô, hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ để đề tài được hoàn thiện hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn. Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Liên iii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii MỤC LỤC ................................................................................................................. iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................... ix PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1.Lý do chọn đề tài: ..................................................................................................... 1 2.Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................................... 3 3.Câu hỏi nghiên cứu: ................................................................................................. 3 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ........................................................................... 3 5.Phương pháp nghiên cứu:......................................................................................... 4 6.Ý nghĩa luận văn ...................................................................................................... 4 7.Kết cấu luận văn ....................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ................................ 6 1.1. Các nghiên cứu nước ngoài................................................................................ 6 1.2. Các nghiên cứu trong nước ................................................................................ 8 1.3. Nhận xét và khe hổng nghiên cứu.................................................................... 12 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 21 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 22 2.1. Tổng quan về kiểm toán độc lập, kiểm toán BCTC và chất lượng kiểm toán . 22 2.1.1. Khái niệm về kiểm toán độc lập, hoạt động kiểm toán độc lập ............................. 22 2.1.2. Khái niệm kiểm toán BCTC ................................................................................... 23 2.1.3. Chất lượng kiểm toán BCTC ................................................................................. 23 2.2. Khuôn mẫu về chất lượng do IAASB ban hành .............................................. 26 2.2.1. Tìm hiểu chung về IAASB ..................................................................................... 26 2.2.2. Nội dung chính của khuôn mẫu do IAASB ban hành ............................................ 27 iv
  6. 2.3. Lý thuyết nền ................................................................................................... 33 2.3.1. Lý thuyết Ủy nhiệm ............................................................................................... 33 2.3.2. Lý thuyết Cung cầu ................................................................................................ 34 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC ............................... 36 2.4.1. Quy mô ................................................................................................................... 36 2.4.2. Giá phí .................................................................................................................... 37 2.4.3. Nhiệm kỳ kiểm toán ............................................................................................... 38 2.4.4. Phạm vi dịch vụ phi kiểm toán............................................................................... 40 2.4.5. Tính chuyên sâu trong các lĩnh vực kiểm toán ...................................................... 41 2.4.6. Kiểm soát chất lượng bên trong ............................................................................. 41 2.4.7. Năng lực nghề nghiệp của kiểm toán viên ............................................................. 42 2.4.8. Thuộc tính cá nhân ................................................................................................. 43 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 45 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 46 3.1. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu .......................................... 46 3.1.1. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 46 3.1.2. Quy trình nghiên cứu ............................................................................................. 47 3.2. Mô hình hồi quy ............................................................................................... 49 3.3. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................... 59 3.3.1. Mẫu nghiên cứu...................................................................................................... 59 3.3.2. Thu thập dữ liệu ..................................................................................................... 60 3.3.3. Quy trình phân tích dữ liệu .................................................................................... 60 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 63 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................. 64 4.1. Kết quả thống kê mô tả mẫu khảo sát .............................................................. 64 4.1.1. Kiểm tra độ tin cậy của các thang đo ..................................................................... 66 4.1.2. Phân tích nhân tố .................................................................................................... 72 4.1.3. Phân tích hồi quy đa biến ....................................................................................... 79 4.1.3.1. Mô hình hồi quy tổng thể. ..................................................................... 79 v
  7. 4.1.3.2. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình .............................................. 80 4.1.3.3. Kiểm định trọng số hồi quy ................................................................... 80 4.1.3.4. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến. ................................................... 81 4.1.3.5. Kiểm định hiện tượng tự tương quan của phần dư. ............................... 82 4.1.3.6. Kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư. ........................................ 82 4.1.3.7. Kiểm định giải định phương sai của sai số (phần dư) không đổi .......... 84 4.2. Bàn luận kết quả nghiên cứu ............................................................................ 85 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................ 89 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ khuyến nghị ......................................................... 90 5.1. Kết luận ............................................................................................................ 90 5.2. Khuyến nghị ..................................................................................................... 91 5.2.1. Thuộc tính cá nhân của kiểm toán viên .................................................................. 91 5.2.2. Nhiệm kỳ kiểm toán ............................................................................................... 92 5.2.3. Năng lực nghề nghiệp của kiểm toán viên ............................................................. 93 5.2.4. Quy mô ................................................................................................................... 94 5.2.5. Giá phí .................................................................................................................... 95 5.2.6. Kiểm soát chất lượng bên trong ............................................................................. 96 5.2.7. Tính chuyên sâu trong các lĩnh vực kiểm toán ...................................................... 98 5.2.8. Dịch vụ phi kiểm toán ............................................................................................ 99 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài .......................................... 99 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ...................................................................................... 101 KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................ 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 104 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 108 vi
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính BGĐ Ban Giám đốc CLKiT Chất lượng kiểm toán CMKT Chuẩn mực kế toán CMKiT Chuẩn mực kiểm toán CTKT Công ty kiểm toán DN Doanh nghiệp DNKT Doanh nghiệp kiểm toán DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa IAASB Chuẩn mực kiểm toán quốc tế (International Aditing and Assaurance Standards Board) KTĐL Kiểm toán độc lập KTV Kiểm toán viên KSCL Kiểm soát chất lượng FDI Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (Foreign Direct Investment) vii
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Tổng hợp các nghiên cứu trước liên quan đến đề tài nghiên cứu ................. 14 Bảng 2.1. Tóm tắt Khuôn khổ CLKT theo IAASB, 2014 ............................................ 32 Bảng 3.1. Căn cứ xây dựng mô hình nghiên cứu .......................................................... 49 Bảng 3.2. Bảng tổng hợp thang đo biến độc lập ........................................................... 53 Bảng 3.3. Bảng tổng hợp thang đo biến phụ thuộc ....................................................... 58 Bảng 4.1. Bảng thống kê mô tả mẫu khảo sát ............................................................... 64 Bảng 4.2. Đánh giá độ tin cậy của các thang đo ........................................................... 66 Bảng 4.3. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Giá phí” lần 2 ......................................... 69 Bảng 4.4. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Nhiệm kỳ kiểm toán” lần 2 .................... 70 Bảng 4.5. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Tính chuyên sâu trong các lĩnh vực kiểm toán” lần 2 ............................................................................................................ 71 Bảng 4.6. KMO and Bartlett's Test của các nhân tố ban đầu........................................ 73 Bảng 4.7. Ma trận xoay của nhân tố khám phá ............................................................. 73 Bảng 4.8. Tổng phương sai trích của các nhân tố khám phá ........................................ 76 Bảng 4.9. Kiểm định KMO và Bartlett cho thang đo biến phụ thuộc........................... 78 Bảng 4.10. Bảng phương sai trích cho thang đo biến phụ thuộc .................................. 78 Bảng 4.11. Ma trận nhân tố biến phụ thuộc .................................................................. 79 Bảng 4.12. Bảng tóm tắt mô hình hồi quy .................................................................... 80 Bảng 4.13. Bảng ANOVA ............................................................................................ 80 Bảng 4.14. Bảng trọng số hồi quy ................................................................................. 81 Bảng 5.1. Mức độ tác động của các nhân tố đến chất lượng dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương ........... 98 viii
  10. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1. Khung các Nhóm nhân tố tác động đến CLKT ............................................. 28 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu luận văn ...................................................................... 48 Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 51 Hình 4.1. Đồ thị Histogram của phần dư đã chuẩn hóa ................................................ 83 Hình 4.2. Đồ thị P-P Plot của phần dư đã chuẩn hóa .................................................... 84 Hình 4.3. Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy ......................... 85 ix
  11. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong hơn hai mươi lăm năm qua với 02 công ty kiểm toán đầu tiên được thành lập vào năm 1991 là Công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) và Công ty dịch vụ kế toán Việt Nam (ASC) và cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, việc ra đời của nghề kiểm toán ở Việt Nam đóng góp rất nhiều trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và góp phần vào sựu phát triển chung của nền kinh tế quốc gia. Có thể nói, kiểm toán được coi là một loại hình dịch vụ đặc biệt. Mặc dù chất lượng kiểm toán được nhìn nhận dưới các quan điểm khác nhau về mức độ thỏa mãn của doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm tới chất lượng kiểm toán, thì mục tiêu kiểm toán vẫn phải đảm bảo độ tin cậy các BCTC. Kiểm toán BCTC góp phần đánh giá đúng năng lực “sức khỏe”, cũng như tìm ra những sai phạm trọng yếu trong BCTC của doanh nghiệp được kiểm toán, góp phần đáng kể vào hoạt động sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa doanh nghiệp và thu hút các hoạt động đầu tư của nước ngoài, thiết lập và duy trì được một cơ chế kiểm soát chất lượng kiểm toán chặt chẽ, có hiệu quả, củng cố được niềm tin của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư vào chất lượng kiểm toán, giúp gia tăng niềm tin của khách hàng và mở rộng thị trường. Mặc dù, các văn bản pháp luật quy định đối với nghề kiểm toán ra đời, đến nay đã hình thành đầy đủ các quy định, chuẩn mực, hệ thống pháp lý có liên quan. Tuy nhiên, hoạt động kiểm toán hiện nay còn chưa hoàn thiện, có nhiều trường hợp kiểm toán viên vô tình hay cố ý làm sai, không tuân thủ đúng chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành. Căn cứ vào kết quả kiểm tra tình hình hoạt động dịch vụ kiểm toán năm 2017 của 22 công ty kiểm toán được công bố bởi Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) cho thấy còn nhiều tồn tại và hạn chế: từ cơ cấu tổ chức, số lượng KTV hành nghề đến việc tuân thủ các quy định khác của pháp luật về kiểm toán và pháp luật có liên quan, cũng như tình hình ký kết hợp đồng dịch vụ, tình hình tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực, hệ thống kiểm soát chất lượng dịch 1
  12. vụ kiểm toán, hồ sơ kiểm toán BCTC. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến vi phạm trong BCTC của các doanh nghiệp không được CTKT phát hiện, kiến nghị và xử lý kịp thời. Ví dụ điển hình về chất lượng báo cáo kiểm toán còn nhiều hạn chế trong thời gian qua có thể kể đến là trường hợp của Công ty cổ phần bông Bạch Tuyết (BBT), Công ty cổ phần dược Viễn Đông (DVD),… dù kinh doanh thua lỗ có nhiều khuất tất trong hoạt động kinh doanh, song các công ty kiểm toán nhỏ như Công ty Kiểm toán và Tư vấn (A&C), Công ty Kiểm toán – Dịch vụ Tin học (AISC) hay công ty lớn như ACC và Ernst & Young (kiểm toán DVD) cũng đều bị “qua mặt”, khiến các nhà đầu tư đưa ra quyết định sai lầm vì tin tưởng vào Báo cáo kiểm toán đã được kiểm toán bởi các CTKT lớn, nhỏ. Gần đây nhất, vào năm 2017 Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) công bố 07 CTKT có sai phạm về chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC, kiểm toán không đạt yêu cầu hay không ký Báo cáo kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán Tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại, theo tìm hiểu của tác giả có nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC, tuy nhiên chỉ có một số nghiên cứu liên quan đến các nhân tố tác động đến chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC của các công ty kiểm toán độc lập và chưa có nghiên cứu chính thức nào nghiên cứu các đặc điểm của các CTKT tác động đến chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC tại Bình Dương. Bên cạnh đó, tính riêng tỉnh Bình Dương đến nay có khoảng 475 công ty kế toán, kiểm toán (theo trang yellowpages.vnn.vn), tuy nhiên, tác giả nhận thấy các công ty kiểm toán độc lập hoạt động tại khu vực Bình Dương còn hạn chế về quy mô, tính chuyên sâu trong các lĩnh vực kiểm toán dẫn đến chất lượng kiểm toán BCTC chưa cao. Ngoài ra, còn hoạt động chủ yếu kiểm toán các DNNVV nên cạnh tranh về giá phí gay gắt, nhân lực kiểm toán viên còn chưa cao, dẫn đến phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. Từ những lý do đó, tôi đã lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương” để thực hiện nghiên cứu. 2
  13. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Mục tiêu cụ thể: - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương. - Đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chất lượng dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 3. Câu hỏi nghiên cứu: Để đạt mục tiêu nghiên cứu, đề tài luận văn cần trả lời được các câu hỏi sau: - Các nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương? - Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương như thế nào? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đối tượng khảo sát: Các đối tượng làm việc tại các công ty kiểm toán và các đối tượng có liên quan khác (Kiểm toán viên, giám đốc, quản lý công ty kiểm toán, khách hàng của công ty kiểm toán, chủ đầu tư công ty kiểm toán,…) Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi thời gian: nghiên cứu được thực hiện năm 2018. - Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên các công ty kiểm toán độc lập có cung cấp dịch vụ Kiểm toán báo cáo tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 3
  14. 5. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng kết hợp 2 phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng: - Phương pháp nghiên cứu định tính: phân tích kết quả khảo sát chuyên gia và tổng hợp các nghiên cứu liên quan để thiết lập các biến phụ thuộc về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính. Công cụ nghiên cứu chủ yếu là các nghiên cứu liên quan trước đây và thảo luận chuyên gia để tìm hiểu và xác định các biến phù hợp hoặc chưa phù hợp với đặc thù tại của các công ty kiểm toán độc lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương. - Phương pháp nghiên cứu định lượng: nghiên cứu, phân tích các bảng khảo sát đối tượng thông qua bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp và khảo sát thông qua công cụ khảo sát trực tuyến Google Docs. Dữ liệu được thu thập bằng phương pháp phát triển mầm thông qua việc khảo sát các đối tượng đang công tác tại CTKT. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích thống kê, phân tích thống kê suy diễn thông qua hệ số tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, cuối cùng là phân tích tương quan Pearson và phân tích hồi quy bội để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 6. Ý nghĩa luận văn Luận văn là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc của tác giả với một số đóng góp khoa học cơ bản sau: Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về chất lượng, CLKT và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán; Đưa ra mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC của các CTKT độc lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương, và xác định mức độ tác động của các nhân tố từ đó đề xuất các khuyến nghị khả thi nhằm tác động lên các nhân tố ảnh hưởng chất lượng dịch vụ Kiểm toán BCTC nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các CTKT độc lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 7. Kết cấu luận văn 4
  15. Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn bao gồm 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5: Kết luận và khuyến nghị 5
  16. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC Chương này tác giả trình bày một số các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến chất lượng kiểm toán, bao gồm các nghiên cứu nước ngoài, nghiên cứu trong nước, từ đó rút ra những nhận xét và khe hổng nghiên cứu của mảng đề tài này. 1.1. Các nghiên cứu nước ngoài Linda Elizabeth DeAngelo (1981), “Audit size and Audit quality”, tên tiếng Việt tạm dịch là “Quy mô Kiểm toán và Chất lượng Kiểm toán”. Nghiên cứu này đề cập đến mối quan hệ giữa Quy mô doanh nghiệp Kiểm toán và giá phí kiểm toán ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ Kiểm toán. Với giá phí kiểm toán, các công ty kiểm toán thường có xu hướng ấn định mức giá phí kiểm toán ở năm đầu tiên dưới mức chi phí thực tế mà công ty bỏ ra để thu được lợi nhuận tăng thêm trong tương lai từ việc thực hiện các hợp đồng này. Điều này cũng tạo ra mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với khách hàng qua đó làm suy giảm tính độc lập của KTV và dẫn đến giảm chất lượng kiểm toán. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các công ty kiểm toán có quy mô lớn thường có chất lượng được đánh giá bởi thị trường cao hơn các công ty kiểm toán có quy mô nhỏ, bởi vì Quy mô (số lượng khách hàng) của CTKT càng lớn thì càng bị áp lực kinh tế, đòi hỏi phải duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ Kiểm toán BCTC. A.Ghosh, D.Moon (2005), “Auditor tenur and perceptions of audit quality”. Nghiên cứu này sử dụng mẫu nghiên cứu được lấy từ danh sách các công ty giao dịch công khai hàng năm từ năm 1990 đến năm 2000, có hợp đồng kiểm toán với các CTKT độc lập ít nhất 5 năm. Nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa nhiệm kỳ Kiểm toán và CLKT bằng nhận thức của các đối tượng tham gia thị trường vốn, có 03 đối tượng chủ yếu sử dụng BCTC là chủ đầu tư, cơ quan đánh giá độc lập và các nhà phân tích tài chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệm kỳ kế toán có tác động tích cực đến CLKT. 6
  17. JH.Choi, C.Kim, JB.Kim, Y.Zang (2010), “Audit office size, audit quality and audit pricing”. Nghiên cứu này được thực hiện với mẫu gồm 963 văn phòng công ty thuộc 387 CTKT nằm trong 50 tiểu bang của Hoa Kỳ, cơ sở dữ liệu giai đoạn 2000-2005, bằng phương pháp hồi quy tuyến tính tác giả xem xét mối quan hệ giữa quy mô công ty với chất lượng Kiểm toán và quy mô công ty với giá phí Kiểm toán. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quy mô công ty có liên quan tích cực đến CLKT, quy mô công ty càng lớn thì mức độ đảm bảo cung cấp dịch vụ càng cao, có khả năng chống lại áp lực, giảm sai lệch BCTC, nâng cao chất lượng BCTC và ngược lại. Đồng thời, quy mô càng lớn thì thu phí Kiểm toán càng cao, tương hợp với quan điểm quy mô càng lớn thì chất lượng càng cao và khoản phí chênh lệch này được xem là phí bảo hiểm trong thị trường kinh doanh dịch vụ kiểm toán. T.Svantroms (2013), nghiên cứu dịch vụ phi kiểm toán và chất lượng Kiểm toán: bằng chứng từ các công ty tư nhân. Nghiên cứu sử dụng mẫu gồm các DNNVV ở Thụy Điển. Nghiên cứu này chủ yếu kiểm tra mối quan hệ giữa CLKT và các dịch vụ phi kiểm toán trong các công ty tư nhân, đây là một vấn đề hiếm khi được xem xét trong các nghiên cứu trước đó.Rủi ro đối với tính độc lập của KTV là khác nhau giữa công ty tư nhân so với công ty nhà nước, giống như KTV sử dụng cùng kiến thức để kiểm toán và thực hiện dịch vụ phi Kiểm toán cho cùng một khách hàng thì hiệu quả cung cấp chất lượng dịch vụ có thể là khác nhau. Kết quả nghiên cứu này cho thấy rằng chất lượng dịch vụ phi Kiểm toán có tác động tích cực đến CLKT. Và các loại dịch vụ phi Kiểm toán được đề cập trong nghiên cứu này là tư vấn và hỗ trợ các dịch vụ về Kế toán, Thuế, hợp pháp và đầu tư. Al.Khaddash, Al.Nawas, Ramanda (2013), nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán: Trường hợp của các ngân hàng thương mại ở Jordan.Nghiên cứu này lựa chọn đối tượng khảo sát là các KTV đang làm việc cho các CTKT đang thực hiện kiểm toán cho các ngân hàng tại Jordan. Trước hết tác giả đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán các ngân hàng thương mại ở Jordan gồm 7 nhân tố: Hệ thống kiểm soát nội bộ của các ngân hàng, Quy mô 7
  18. CTKT, Giá phí Kiểm toán, Tính độc lập của KTV, Danh tiếng công ty kiểm toán, mức độ chuyên sâu trong lĩnh vực được kiểm toán, Năng lực của KTV ảnh hưởng đến CLKT. Tuy nhiên bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 4 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán các ngân hàng thương mại ở Jordan gồm: Danh tiếng CTKT, Giá phí kiểm toán, Năng lực KTV, Mức độ chuyên sâu của KTV. 1.2. Các nghiên cứu trong nước Trần Khánh Lâm (2011) với nghiên cứu “Xây dựng cơ chế kiểm soát chất lượng cho hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam”. Luận án tiến sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu đi sâu vào việc đánh giá những hạn chế cơ bản của cơ chế KSCL đối với hoạt động KTĐL tại Việt Nam trên cả hai phương diện KSCL từ bên trong và bên ngoài. Trên cơ sở kết hợp phương pháp định tính và định lượng (chủ yếu là định lượng) thực hiện trên cơ sở mẫu khảo sát là 35 công ty KTĐL khác nhau trong năm 2009 tác giả đã đưa ra kết luận rằng: Các công ty KTĐL tại Việt Nam có quy mô càng lớn, nguồn lực tài chính càng dồi dào thì chỉ số chất lượng kiểm toán càng cao; CTKT có mức độ chuyên sâu và thực hiện việc luân chuyển KTV định kỳ thì luôn đạt được chất lượng kiểm toán tốt; Việc hạ thấp giá phí kiểm toán có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng kiểm toán và phần lớn các CTKT nhỏ do thiếu nguồn lực nên không thể duy trì hoặc thực hiện đều đặn các việc xây dựng hệ thống chính sách và thủ tục KSCL đạt hiệu quả; Việc thực hiện KSCL từ bên trong của các công ty KTĐL tại Việt Nam còn chưa được quan tâm đúng mức. Trên cơ sở các kết luận rút ra tác giả đã đưa ra các quan điểm và giải pháp nhằm xây dựng cơ chế KSCL hoạt động KTĐL theo hướng nâng cao hơn nữa chất lượng kiểm toán cũng như điều chỉnh quy mô CTKT, tăng cường quản lý về giá phí kiểm toán, nâng cao trình độ KTV, xây dựng cơ chế KSCL từ bên trong và bên ngoài. Nguyễn Thị Thảo Nguyên (2013) thực hiện “Nghiên cứu ảnh hưởng của việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp đến chất lượng kiểm toán và Đề xuất giải pháp”. 8
  19. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp như thống kê mô tả, so sánh, đánh giá nhằm tìm hiểu về thực trạng tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của các KTV hành nghề tác động đến CLKT tại Việt Nam. Qua nghiên cứu thực trạng chất lượng kiểm toán, tác giả đưa ra các nhận xét liên quan đến những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong chất lượng kiểm toán, kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty CLKT thấp là do không thực hiện đầy đủ các yếu tố liên quan đến tính độc lập của KTV trong công tác kiểm toán, đồng thời tác giả này khẳng định, tính độc lập và việc tuân thủ các chuẩn mực chuyên môn của kiểm toán viên và CTKT có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng kiểm toán. Cuối cùng nghiên cứu đề xuất các kiến nghị, giải pháp có liên quan nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán thông qua việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của các kiểm toán viên. Đinh Thanh Mai (2014) với nghiên cứu“Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam – Khảo sát trên đại bàn TP.HCM”. Nghiên cứu này được thực hiện bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp trong đó có sự kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Sử dụng công cụ khảo sát là bảng câu hỏi được gửi trực tiếp hoặc thông qua email hoặc khảo sát trực tiếp thông qua công cụ Google Docs. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kiểm toán tại các CTKT độc lập gồm: Quy mô của CTKT, Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài, Đạo đức nghề nghiệp của KTV. Cuối cùng, nghiên cứu đề xuất các kiến nghị liên quan đến từng nhân tố nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam – Khảo sát trên đại bàn TP.HCM. Đỗ Hữu Hải và Ngô Sỹ Trung (2015) với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của các công ty Kiểm toán BCTC ở các doanh nghiệp Việt Nam”. Để thực hiện nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng, xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS, kiểm tra độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và kiểm định mô hình tuyến tính với mẫu nghiên cứu gồm 150 KTV. Qua 9
  20. nghiên cứu, tác giả chỉ ra trình độ nghề nghiệp là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến CLKT trong việc lập các BCTC của doanh nghiệp và môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh, tính độc lập, hệ thống kiểm soát chất lượng của CTKT không ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC. Từ đó, thiết kế các thủ tục kiểm toán thích hợp phát hiện gian lận và khuyến khích KTV tăng cường các thủ tục kiểm toán hiệu quả để phát hiện gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC. Phan Văn Dũng (2015) với nghiên cứu“Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam theo định hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế”. Nghiên cứu này sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu đã khám phá và chỉ ra mức độ cũng như thứ tự tác động của các nhân tố chất lượng kiểm toán theo thứ tự quan trọng là:Phương pháp luận và nhận thức của KTV, Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài và hệ thống pháp luật về kiểm toán, Chiến lược kinh doanh, Chi phí kiểm toán, Giá phí kiểm toán, Tính độc lập. Nguyễn Minh Châu (2016) với nghiên cứu“Các nhân tố bên trong công ty kiểm toán độc lập tác động đến chất lượng Kiểm toán BCTC tại Việt Nam”. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính kết hợp phương pháp định lượng, sử dụng công cụ khảo sát là bảng câu hỏi được gửi trực tiếp hoặc thông qua email hoặc khảo sát trực tiếp thong qua công cụ Google Docs đến các đối tượng khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy CLKT chịu sự tác động của các nhân tố như: Quy mô, đạo đức nghề nghiệp của KTV, Giá phí kiểm toán, KSCL bên trong, tính chuyên nghiệp của KTV. Từ đó, tác giả đưa ra những quan điểm và giải pháp để hoàn thiện chất lượng kiểm toán tại Việt Nam, như: tăng cường các CTKT có quy mô lớn, giảm thiểu các CTKT có quy mô nhỏ, tác động vào đạo đức nghề nghiệp của KTV, giảm giá phí kiểm toán, kiểm soát chất lượng từ bên trong CTKT và nâng cao tính chuyên nghiệp vủa KTV, nhóm kiểm toán khi thực hiện cuộc kiểm toán cho khách hàng. Trương Vĩnh Thắng (2016) với nghiên cứu “Các nhân tố bên trong của công ty kiểm toán tác động đến chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập tại TP. Hồ Chí 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2