intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp chế biến mật ong trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:165

24
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp chế biến mật ong trên địa bàn tỉnh Bình Dương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất các giải pháp cụ thể, khả thi nhằm hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp chế biến mật ong trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp chế biến mật ong trên địa bàn tỉnh Bình Dương

  1. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ DUYÊN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN MẬT ONG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8 34 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – 2021
  2. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ DUYÊN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN MẬT ONG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8 34 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG --------------------------- BÌNH DƯƠNG – 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp chế biến mật ong trên địa bàn tỉnh Bình Dương” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Mai Hương. Các số liệu nêu trong luận văn này là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Bình Dương, ngày tháng năm 2021 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Duyên i
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cám ơn trân trọng tới: Qúy Thầy Cô trong Viện Đào Tạo Sau Đại Học - Trường Đại Học Thủ Dầu Một đã tạo môi trường học tập, tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức nền tảng, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến TS. Nguyễn Thị Mai Hương đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp tôi có phương pháp nghiên cứu đúng đắn, nhìn nhận vấn đề nghiên cứu một cách khoa học, logic. Và tôi xin gửi lời cám ơn Ban Lãnh Đạo, các Anh - Chị đang làm việc trong các doanh nghiệp chế biến mật ong trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã cung cấp tài liệu cần thiết cùng với những câu trả lời giúp tôi hoàn thành bài luận văn này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn tới gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Xin trân trọng cảm ơn ! Tác giả Nguyễn Thị Duyên ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i  LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii  MỤC LỤC ................................................................................................................. iii  DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................vi  DANH MỤC SƠ ĐỒ - BẢNG..................................................................................vii  DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ viii  DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................ix  TÓM TẮT ................................................................................................................... x  PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1  1. Lý do thực hiện đề tài .............................................................................................. 1  2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2  2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 2  2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 3  3. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................................. 3  4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3  4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 3  4.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3  5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 4  6. Tổng quan nghiên cứu ............................................................................................. 5  6.1. Các nghiên cứu nước ngoài .................................................................................. 5  6.2. Các nghiên cứu trong nước .................................................................................. 8  7. Khoảng trống trong nghiên cứu............................................................................. 15  8. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................. 18  9. Kết cấu của đề tài .................................................................................................. 18  CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP ..................................................................................................... 19  1.1. Khái quát chung về hệ thống thông tin kế toán .................................................. 19  1.1.1. Khái niệm về hệ thống thông tin kế toán ........................................................ 19  1.1.2. Các yếu tố cấu thành hệ thống thông tin kế toán ............................................ 21  iii
  6. 1.1.3. Vai trò của hệ thống thông tin kế toán trong quản lý doanh nghiệp ............... 23  1.2. Các quy định pháp lý liên quan đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán ........... 25  1.2.1. Luật kế toán ..................................................................................................... 25  1.2.2. Chuẩn mực kế toán.......................................................................................... 26  1.2.3. Chế độ kế toán ................................................................................................. 26  1.3. Nguyên tắc xây dựng hệ thống thông tin kế toán ............................................... 27  1.4. Nội dung tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp ..................... 28  1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán .................................................................................. 31  1.4.2. Tổ chức cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho hệ thống thông tin kế toán ..................... 33  1.4.3. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán theo các chu trình kinh doanh ................ 38  1.4.3.1.  Tổng quan về các chu trình .......................................................................... 38  1.4.3.2.  Chu trình doanh thu...................................................................................... 39  1.4.3.3.  Chu trình chi phí .......................................................................................... 43  1.4.3.4.  Chu trình chuyển đổi .................................................................................... 46  1.4.3.5.  Chu trình quản lý nhân sự ............................................................................ 49  1.4.3.6.  Chu trình tài chính........................................................................................ 51  1.4.4. Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ ................................................................. 52  KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................... 54  CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN MẬT ONG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG .................................................................................................................... 55  2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến mật ong trên địa bàn tỉnh Bình Dương ...................................................................... 55  2.2. Thực trạng hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp chế biến mật ong trên địa bàn tỉnh Bình Dương .................................................................................... 58  2.2.1. Bộ máy kế toán ................................................................................................ 59  2.2.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho hệ thống thông tin kế toán ................................... 63  2.2.3. Các chu trình kinh doanh................................................................................. 67  2.2.3.1.  Chu trình doanh thu...................................................................................... 68  2.2.3.2.  Chu trình chi phí .......................................................................................... 74  iv
  7. 2.2.3.3.  Chu trình chuyển đổi .................................................................................... 81  2.2.3.4.  Chu trình quản lý nhân sự ............................................................................ 85  2.2.3.5.  Chu trình tài chính........................................................................................ 86  2.2.4. Hệ thống kiểm soát nội bộ .............................................................................. 89  2.3. Đánh giá thực trạng ............................................................................................ 90  2.3.1. Ưu điểm ........................................................................................................... 90  2.3.2. Hạn chế............................................................................................................ 92  2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................................... 99  KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................ 100  CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN MẬT ONG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG ....................................................................................................... 101  3.1. Quan điểm hoàn thiện ....................................................................................... 101  3.2. Giải pháp hoàn thiện ......................................................................................... 101  3.2.1. Hoàn thiện bộ máy kế toán............................................................................ 101  3.2.2. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho hệ thống thông tin kế toán ............... 102  3.2.3. Hoàn thiện các chu trình kinh doanh ............................................................ 105  3.2.4. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ ........................................................... 108  3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện................................................... 111  3.3.1. Về phía Nhà nước và các Bộ, ban ngành ...................................................... 111  3.3.2. Về phía các Hội nghề nghiệp ........................................................................ 111  3.3.3. Về phía các doanh nghiệp chế biến mật ong trên địa bàn tỉnh Bình Dương 112  KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................ 113  KẾT LUẬN ............................................................................................................. 114  DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 115  PHỤ LỤC ................................................................................................................ 120  v
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ Hệ thống thông tin kế toán AIS (Accounting Information Systems) BCTC Báo cáo tài chính BHXH Bảo hiểm xã hội BGĐ Ban giám đốc DN Doanh nghiệp Hệ thống phần mềm quản lý tổng thể ERP (Enterprise Resource Planning) HĐTV Hội đồng thành viên Hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS (International Financial Reporting Standards) KCS Kiểm tra chất lượng KQKD Kết quả kinh doanh KSNB Kiểm soát nội bộ KTTC Kế toán tài chính KTQT Kế toán quản trị Hệ thống thông tin quản lý MIS (Management Information Systems) NCC Nhà cung cấp NKC Nhật ký chung SXKD Sản xuất kinh doanh TSCĐ Tài sản cố định TT Thông tư Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS (Vietnam Accounting Standards) Hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam VFRS (Vietnam Financial Reporting Standards) vi
  9. DANH MỤC SƠ ĐỒ - BẢNG Sơ đồ 1: Quy trình nghiên cứu của luận văn ............................................................... 5  Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa AIS với các đối tượng bên trong và bên ngoài DN .... 24  Sơ đồ 1.2 : Mối quan hệ giữa các chu trình kế toán.................................................. 39  Sơ đồ 1.3: Sơ đồ dòng dữ liệu cấp 0 của chu trình doanh thu .................................. 39  Sơ đồ 1.4: Sơ đồ dòng dữ liệu cấp 0 chu trình chi phí .............................................. 43  Sơ đồ 1.5: Sơ đồ dòng dữ liệu cấp 0 của chu trình chuyển đổi................................. 48  Sơ đồ 1.6: Sơ đồ dòng dữ liệu cấp 1 chu trình quản lý nhân sự ............................... 50  Sơ đồ 1.7: Mối quan hệ giữa các thành phần của chu trình tài chính ....................... 51  Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý ................................................................... 57  Sơ đồ 2.2: Quy trình xử lý nghiệp vụ thủ công ......................................................... 68  Sơ đồ 2.3: Quy trình xử lý nghiệp vụ bằng máy ....................................................... 68  Bảng 2.1: Doanh thu của các đơn vị đại diện qua các năm ...................................... 56  Bảng 2.2: Các ký hiệu sử dụng trong lưu đồ/sơ đồ ................................................... 67  vii
  10. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Giao diện phần mềm kế toán Misa SME.Net 2021 .................................. 34  Hình 1.2: Giao diện phần mềm kế toán Fast Accounting ......................................... 35  Hình 1.3: Mô hình hệ thống ERP .............................................................................. 36  Hình 2.1: Lưu đồ chứng từ chu trình kinh doanh xuất khẩu mật ong ....................... 72  Hình 2.2: Lưu đồ chứng từ chu trình chi phí - thu mua mật thô ............................... 77  Hình 2.3: Lưu đồ chứng từ chu trình chi phí - mua bao bì đóng gói mật xuất khẩu 79  Hình 2.4: Lưu đồ chứng từ chu trình chế biến mật ong ............................................ 83  viii
  11. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Ý kiến DN về hình thức tổ chức bộ máy kế toán ................................. 59  Biểu đồ 2.2: Ý kiến DN về việc áp dụng chế độ kế toán .......................................... 61  Biểu đồ 2.3: Ý kiến DN về việc áp dụng trình tự ghi sổ kế toán .............................. 62  Biểu đồ 2.4: Ý kiến DN về trình độ nhân viên kế toán ............................................. 63  Biểu đồ 2.5: Ý kiến DN về mức độ giao dịch các mạng........................................... 64  Biểu đồ 2.6: Ý kiến DN về phương tiện lưu trữ dữ liệu kế toán............................... 65  Biểu đồ 2.7: Ý kiến DN về mức độ sử dụng phần mềm kế toán .............................. 65  Biểu đồ 2.8: Ý kiến DN về các phần mềm kế toán đang sử dụng ............................ 65  Biểu đồ 2.9: Ý kiến DN về đặc điểm phần mềm kế toán đang sử dụng ................... 66  Biểu đồ 2.10: Ý kiến DN về ý định sử dụng phần mềm ERP ................................... 66  Biểu đồ 2.11: Ý kiến DN về các hoạt động có trong chu trình doanh thu ................ 69  Biểu đồ 2.12: Ý kiến DN về các chứng từ sử dụng trong chu trình doanh thu......... 69  Biểu đồ 2.13: Ý kiến DN về tỷ lệ doanh thu xuất khẩu/tổng doanh thu ................... 70  Biểu đồ 2.14: Ý kiến DN về các hoạt động có trong chu trình chi phí ..................... 75  Biểu đồ 2.15: Ý kiến DN về các loại báo cáo trong báo cáo tài chính ..................... 88  Biểu đồ 2.16: Ý kiến DN về bất kiêm nhiệm và ủy quyền ....................................... 89  ix
  12. TÓM TẮT Ngày nay, thông tin kế toán là một tài sản vô hình, góp phần quan trọng trong việc ra quyết định của nhà quản trị và các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách tổ chức và vận hành AIS cho phù hợp với đơn vị mình để thông tin kế toán được khai thác hiệu quả nhất. Đối với các doanh nghiệp chế biến mật ong trên địa bàn tỉnh Bình Dương, thời gian qua các doanh nghiệp này đã có đóng góp đáng kể trong tạo đầu ra cho người nuôi ong, tạo việc làm cho người lao động và đóng góp một phần không nhỏ vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia, nhưng AIS trong các doanh nghiệp này do nhiều nguyên nhân khác nhau mà chưa được hoàn chỉnh. Do đó việc hoàn thiện AIS trong các doanh nghiệp chế biến mật ong trên địa bàn tỉnh Bình Dương là cần thiết. Trên cơ sở tổng hợp các lý thuyết, kế thừa các nghiên cứu trước có liên quan, kết hợp với đặc điểm của các doanh nghiệp, luận văn đã xác lập khung lý thuyết về nội dung tổ chức AIS trong các DN chế biến mật ong trên địa bàn tỉnh Bình Dương bao gồm: tổ chức bộ máy kế toán; tổ chức cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho AIS; tổ chức AIS theo các chu trình kinh doanh và tổ chức hệ thống KSNB. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp, luận văn đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng để rút ra những ưu điểm, những hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trong AIS tại các doanh nghiệp chế biến mật ong trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện AIS cũng nhưng điều kiện thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thiện AIS trong các doanh nghiệp này. x
  13. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài Ngày nay, kế toán không chỉ giữ vai trò quan trọng trong kế toán tài chính (KTTC) để cung cấp các thông tin hữu ích cho các cơ quan quản lý, nhà đầu tư, ngân hàng… giúp các đơn vị nắm bắt được tình hình tài chính của doanh nghiệp (DN) mà còn tham gia tích cực vào công tác quản trị doanh nghiệp, là công cụ đắc lực đối với nhà quản trị trong việc điều hành, kiểm soát, ra quyết định. Để kế toán thực hiện tốt vài trò của mình thì mỗi DN cần phải thiết lập một hệ thống thông tin kế toán phù hợp. Một hệ thống thông tin kế toán (AIS - Accounting Information Systems) vững mạnh sẽ góp phần cung cấp thông tin một cách khách quan, trung thực, kịp thời, đầy đủ và giúp ngăn chặn những gian lận, sai sót một cách hiệu quả. Chính vì vậy người làm công tác kế toán cần có sự am hiểu, có khả năng xây dựng và vận hành AIS một cách tốt nhất. Cùng với sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, tin học được áp dụng vào AIS. Nó không dừng ở phần mềm kế toán mà còn bao trùm tất cả hoạt động ở các phòng ban trong toàn DN. Một AIS được tổ chức khoa học, hợp lý sẽ giúp bộ máy của DN vận hành một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí và góp phần tạo dựng thương hiệu cũng như nâng tầm giá trị cạnh tranh của DN trên thị trường trong và ngoài nước. Do mỗi DN có đặc thù và quy trình hoạt động riêng nên không có một AIS nào áp dụng cho tất cả các đơn vị. Vì vậy, DN cần xây dựng cho đơn vị mình một AIS riêng, khoa học, hợp lý giúp cung cấp những thông tin tốt nhất cho nhà quản trị và các đối tượng sử dụng bên ngoài DN. Theo Viện Chăn Nuôi, hàng năm Việt Nam sản xuất được hơn 55.000 tấn mật ong, trong đó có sản lượng mật xuất khẩu chiếm khoảng 85–90%, trở thành quốc gia đứng thứ 2 châu Á và thứ 6 thế giới về xuất khẩu mật ong. Sản lượng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chiếm 90 - 95%, còn lại xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, các nước Châu Âu và tiêu thụ nội địa. Trị giá xuất khẩu mật ong năm 2019 đạt hơn 57 triệu usd, năm 2020 thu về hơn 71 triệu usd (nongnghiep.vn). Với những kết quả mà xuất khẩu mật ong đạt được đã giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi ong và các trung gian như người thu gom, các công ty chế biến, 1
  14. nhà xuất khẩu; tạo thu nhập cho người lao động và đóng góp một phần không nhỏ vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia. Trong chuỗi cung ứng mật ong thành phẩm ra thị trường thì đơn vị chế biến giữ vai trò rất quan trọng do số lượng, chất lượng và giá trị kinh tế của mật thành phẩm phụ thuộc vào khâu thu mua mật thô, kỹ thuật chế biến và sự khéo léo trong thỏa thuận giá bán của đơn vị. Bình Dương là địa bàn tập trung khá nhiều các DN chế biến mật ong, đây cũng là nơi học viên đang sinh sống và làm việc. Thời gian vừa qua, các DN chế biến mật ong trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã có những bước đầu quan tâm đầu tư xây dựng, tổ chức vận hành AIS. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau mà AIS trong các DN này chưa hoàn chỉnh. AIS mới tập trung vào KTTC để cung cấp các báo cáo bắt buộc cho các cơ quan quản lý nhà nước mà chưa chú trọng đến kế toán quản trị (KTQT) để cung cấp thông tin cho nhà quản trị. Tổ chức AIS còn nhiều bất cập như chưa có quy trình luân chuyển chứng từ trong chu trình; một số DN đã có quy trình luân chuyển chứng từ trong chu trình nhưng chưa hợp lý; chưa tuân thủ các thủ tục kiểm soát nghiệp vụ trong chu trình; chưa có hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB); quá trình cung cấp thông tin kế toán được lấy từ hệ thống báo cáo tài chính (BCTC) mà chưa thiết kế riêng hệ thống báo cáo KTTQ ... Bên cạnh đó AIS chịu ảnh hưởng bởi đặc thù và quy trình hoạt động của DN, trong khi đó các DN chế biến mật ong có đặc thù và quy trình hoạt động riêng nhưng chưa có nghiên cứu nào về AIS được thực thiện cho các DN này. Do đó hoàn thiện AIS cho các DN chế biến mật ong trên địa bàn tỉnh Bình Dương là hết sức cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ những lý do trên tác giả chọn để tài “Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp chế biến mật ong trên địa bàn tỉnh Bình Dương” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Hoàn thiện Hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp chế biến mật ong trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 2
  15. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng hệ thống thông tin kế toán, đánh giá sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán đáp ứng nhu cầu quản trị tại các doanh nghiệp chế biến mật ong trên địa bàn tỉnh Bình Dương, từ đó chỉ ra những ưu điểm và những hạn chế còn tồn tại trong hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp này. - Đề xuất các giải pháp cụ thể, khả thi nhằm hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp chế biến mật ong trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời gian tới. 3. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau: Câu hỏi 1: Hệ thống thông tin kế toán được áp dụng vào các doanh nghiệp chế biến mật ong trên địa bàn tỉnh Bình Dương có những điểm mạnh, điểm yếu như thế nào ? Câu hỏi 2: Giải pháp nào cần áp dụng để hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp chế biến mật ong trên địa bàn tỉnh Bình Dương ? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: AIS trong các DN chế biến mật ong trên địa bàn tỉnh Bình Dương. - Khách thể nghiên cứu: Các DN chế biến mật ong trên địa bàn Bình Dương. - Đối tượng khảo sát: Ban giám đốc (BGĐ), kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, các kế toán viên đang làm việc trong các DN chế biến mật ong trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu AIS trong các DN chế biến mật ong trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo 04 nội dung: (1) Bộ máy kế toán; (2) Cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho AIS; (3) AIS theo các chu trình kinh doanh; (4) hệ thống KSNB. - Về không gian: 12 DN chế biến mật ong trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 3
  16. - Về thời gian: Dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong giai đoạn 2019-2020; Dữ liệu sơ cấp được khảo sát tại năm 2021 từ 12 DN chế biến mật ong trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để giải quyết mục tiêu nghiên cứu được thiết lập trong đề tài, cụ thể như sau: - Phương pháp nghiên cứu tại bàn được sử dụng để tổng hợp các nghiên cứu trước, đúc kết cơ sở lý thuyết liên quan đến AIS, xác định luận cứ để xây dựng bảng câu hỏi khảo sát, … - Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích và đánh giá thực trạng AIS trong các DN chế biến mật ong trên địa bàn tỉnh Bình Dương thông qua kết quả khảo sát. Từ đó tác giả luận giải nguyên nhân và đề xuất giải pháp để khắc phục những tồn tại trong AIS của các đơn vị này. Nguồn dữ liệu được thu thập từ cả hai nguồn sơ cấp và thứ cấp, trong đó: - Dữ liệu sơ cấp: Là dữ liệu do tác giả tự thu thập thông qua quan sát trực tiếp, khảo sát thực tế thông qua bộ câu hỏi khảo sát được gửi tới BGĐ, kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán viên tại các DN chế biến mật ong trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Nội dung phỏng vấn xoay quanh việc đề nghị mô tả và đánh giá AIS tại DN theo các chu trình kinh doanh. Dữ liệu sơ cấp được khảo sát tại năm 2021. - Dữ liệu thứ cấp: Là những dữ liệu đã có sẵn được thu thập từ các nguồn tài liệu khác nhau như: các văn bản pháp luật về kế toán; các cơ sở lý luận về AIS trong nước và quốc tế; các số liệu báo cáo của các cơ quan nhà nước như cục thống kê, cơ quan thuế, sở kế hoạch đầu tư …; các công trình khoa học có liên quan đến đề tài như bài báo khoa học, đề tài nghiên cứu trước, sách tham khảo, giáo trình và nguồn dữ liệu từ các DN chế biến mật ong trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2019-2020 như dữ liệu về kế toán có liên quan, sơ đồ tổ chức, lưu đồ chứng từ, quy trình chế biến … Quy trình nghiên cứu được thể hiện qua sơ đồ 1: 4
  17. Hoàn thiện AIS trong các DN chế biến mật ong trên địa bàn tỉnh Bình Dương Tổng hợp các lý thuyết có liên quan đến AIS Phiếu khảo sát Nghiên cứu định tính Thống kê mô tả Đánh giá thực trạng AIS Đề xuất các giải pháp hoàn thiện AIS trong các DN chế biến mật ong trên địa bàn tỉnh Bình Dương Sơ đồ 1: Quy trình nghiên cứu của luận văn (Nguồn: Tác giả đề xuất) 6. Tổng quan nghiên cứu 6.1. Các nghiên cứu nước ngoài Trên thế giới đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về AIS. Sau đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu gần với đề tài của tác giả: - Tokic et al. (2011) đã nghiên cứu về cấu trúc chức năng của AIS trong DN với đề tài “Functional Structure Of Entrepreneurial Accounting Information Systems. Tác giả cho rằng AIS bao gồm các quá trình thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu, lưu trữ dữ liệu, phân phối thông tin và kiểm soát hệ thống. Trong đó phần cơ bản và trung tâm của AIS là xử lý dữ liệu và lưu trữ dữ liệu theo nguyên tắc kế toán, chuẩn mực kế toán, chính sách kế toán, phương pháp kế toán và các công cụ ghi chép kế toán. Tác giả nhấn mạnh rằng trong quá trình thiết kế AIS, tài liệu kỹ thuật là một công cụ không thể thiếu, nó bao gồm các mô tả, biểu đồ và các tài liệu khác trình bày chi tiết các yếu tố của hệ thống thông tin và sự tương tác của chúng trong DN. Chúng trình bày tất cả các yếu tố cần thiết của việc nhập, xử lý và lưu trữ dữ liệu, sau đó là phân phối thông tin và cuối cùng là kiểm soát hệ thống. Kết luận cho nghiên cứu, tác giả khẳng định để đưa ra các quyết định kinh doanh tốt 5
  18. hơn, cần phải đầu tư thêm vào việc kết nối AIS với các ứng dụng của các lĩnh vực kinh doanh khác, đồng thời nếu có thể cũng cần tăng mức chất lượng thông tin. Mức độ tích hợp của AIS gián tiếp xác định mục đích và khả năng sử dụng AIS trong kinh doanh hoặc ra quyết định kinh doanh. - Alzoubi (2011), với đề tài “The Effectiveness of the Accounting Information System Under the Enterprise Resources Planning (ERP)”. Nghiên cứu này nhằm xác định tính hiệu quả của AIS đối với các công ty áp dụng hệ thống ERP và mối quan hệ của AIS với chất lượng kế toán đầu ra (thông tin) và KSNB. Độ tin cậy của thang đo được kiểm tra bằng công cụ thống kê Cronbach's Alpha; các giả thuyết nghiên cứu được kiểm tra bằng thử nghiệm T test. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc tích hợp AIS trong hệ thống ERP đã nâng cao chất lượng đầu ra kế toán và công tác KSNB trong DN; việc sử dụng hệ thống ERP dẫn đến việc tăng độ tin cậy của AIS thông qua việc duy trì tính bảo mật, riêng tư và an toàn của thông tin; và việc sử dụng hệ thống ERP làm tăng khả năng giám sát tất cả các hoạt động tài chính và kế toán. - Jawabreh (2012), với đề tài “The Impact of Accounting Information System in Planning, Controlling and Decision-Making Processes in Jodhpur Hotels”. Mục đích của nghiên cứu nhằm xác định thực trạng AIS tại các khách sạn 4 và 5 sao về mặt lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định. Phương pháp thống kê mô tả đã được sử dụng thông qua việc thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi được gửi tới các kế toán khách sạn khác nhau. Dữ liệu thu thập được tổng hợp và xử lý thông qua phần mềm SPSS. Phương pháp thống kê suy luận được sử dụng để kiểm tra các giả thuyết nhằm xác định mối quan hệ giữa các biến bao gồm Pearson Correlation, Chi-square, hệ số Cronbach alpha, phân tích phương sai ANOVA. Kết quả phân tích chỉ ra rằng các khách sạn ở Jodhpur đã không sử dụng các phương pháp của AIS trong quá trình lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do chi phí áp dụng AIS tương đối cao; quản lý cấp cao không bị thuyết phục bởi các phương pháp của AIS; không có phần mềm theo yêu cầu của việc áp dụng AIS. 6
  19. - Sadlin (2013) với đề tài “Design Of Accounting Information System For Production Cycle Using Accurate Accounting Software To Increase Internal Control In “X” Firm”. Mục đích của nghiên cứu là thiết AIS phù hợp cho chu trình sản xuất tại các DN sản xuất nhỏ vẫn sử dụng AIS thủ công. Phương pháp nghiên cứu định tính được áp dụng để đạt mục tiêu nghiên cứu. Các phương pháp phỏng vấn, quan sát và phân tích tài liệu được sử dụng để trả lời các câu hỏi liên quan đến AIS trong chu trình sản xuất. Qua đánh giá thực trạng, tác giả chỉ ra rằng công ty sản xuất “X” không áp dụng tốt AIS và KSNB trong hoạt động sản xuất; không có cơ cấu tổ chức và mô tả công việc rõ ràng, chính thức; mọi hoạt động trong quá trình sản xuất được thực hiện không tốt vì những dữ liệu hữu ích để tạo ra thông tin không được nắm bắt tốt; công tác kiểm soát đối với hoạt động sản xuất còn chưa tốt, do đó có thể xảy ra những vấn đề có thể làm giảm hiệu quả hoạt động; AIS hiện nay không hiệu quả do DN vẫn sử dụng hệ thống thủ công và không có hệ thống. Xuất phát từ những hạn chế, tác giả đưa ra các khuyến nghị gồm: xác định cơ cấu tổ chức và mô tả công việc một cách rõ ràng; thiết kế chu trình sản xuất mới; sử dụng phần mềm kế toán để tăng hiệu quả trong hoạt động sản xuất; sử dụng phần mềm kế toán chính xác cho các tài liệu để có thể tạo ra các thông tin hữu ích kịp thời và tích hợp với các chu trình khác và tăng cường kiểm soát bằng hoạt động tiêu chuẩn hóa thông qua đánh giá các báo cáo sản xuất. - Suryadi et al. (2014) với đề tài “Analysis And Design Of Accounting Information System For Small Medium Enterprise Case Study From Indonesia”. Mục tiêu của nghiên cứu là thiết kế hệ thống chi phí và tích hợp hệ thống thông tin liên bộ phận sản xuất để hỗ trợ các công ty trong việc lập báo cáo chi phí sản xuất. Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng. Tác giả đã thu thập dữ liệu dựa trên các cuộc phỏng vấn, khảo sát và nghiên cứu tài liệu. Việc phân tích và thiết kế AIS được thực hiện với phân tích và thiết kế hướng đối tượng (OOAD) được vẽ bằng cách sử dụng ký hiệu ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất (UML) và tính giá thành bằng phương pháp bình quân gia quyền. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc sản xuất của DN đang gặp vấn đề về quy trình hệ thống, thiếu sự giám sát đối với hàng tồn kho nguyên liệu và thành phẩm. Xuất phát từ những hạn chế, tác giả 7
  20. đã đề xuất giải quyết tồn tại trong AIS bằng cách thiết kế một AIS mới thay thế hướng đến đối tượng. Tác giả cho rằng, bằng cách sử dụng AIS mới, tất cả các nhu cầu của từng bộ phận sẽ được tích hợp, AIS cũng sẽ hỗ trợ kiểm soát hàng tồn kho tối thiểu, thông tin dữ liệu và lập báo cáo chi phí sản xuất. AIS mới được triển khai có thể giúp công ty thực hiện mọi hoạt động của quy trình chi phí và hỗ trợ ban lãnh đạo trong việc ra quyết định. - Mustofa et al. (2021) với đề tài “Implementation Of Inventory Accounting Information Systems At Pharmacy (Case Study at Tirta Pharmacy)”. Đây là một nghiên cứu về AIS theo chu trình, được thực hiện riêng cho chu trình doanh thu và chi phí. Mục tiêu của nghiên cứu là cung cấp cái nhìn tổng quan về các hệ thống và thủ tục đối với các khoản thu và thanh toán tiền mặt đối với hàng tồn kho. Nghiên cứu định tính được sử dụng nhằm mô tả luồng kinh doanh của các mặt hàng đến và đi bằng cách xem xét thiết kế AIS. Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua quan sát và phỏng vấn các dược sĩ ở Tirta Pharmacy. Phân tích dữ liệu được thực hiện nhằm phân tích những trở ngại và vướng mắc liên quan đến báo cáo tài chính, phân tích các chức năng của dữ liệu thu được và các thủ tục liên quan đến việc thiết kế AIS nhằm mục đích triển khai AIS tài chính tốt hơn, từ đó có thể nâng cao hiệu quả và ổn định hoạt động điều hành, đặc biệt là bộ phận cung ứng thuốc tại Tirta Pharmacy. Qua phân tích, đánh giá thực trạng, tác giả chỉ ra AIS trong chu trình chi phí tại Tirta Pharmacy có vấn đề về kiểm soát chứng từ lưu trữ và kiểm soát hàng tồn kho; AIS trong chu trình doanh thu có vấn đề trong việc theo dõi xuất kho hàng hóa nên có sự khác biệt và sai lệch thông tin giữa dược sĩ và chủ nhà thuốc. Xuất phát từ những tồn tại, tác giả đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện AIS trong chu trình doanh thu và chi phí cho Tirta Pharmacy. 6.2. Các nghiên cứu trong nước Đề tài trong nước về AIS đã được rất nhiều các tác giả nghiên cứu dưới các góc độ tiếp cận khác nhau, sau đây là một số công trình tiêu biểu: - Huỳnh Thị Hồng Hạnh và Nguyễn Mạnh Toàn (2013), “Tiếp cận tổng thể và đa chiều về hệ thống thông tin kế toán”. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết để tổng hợp và hệ thống các nghiên cứu trong và ngoài 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2