Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát hoạt động chi tại các Bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương
lượt xem 10
download
Đề tài "Kiểm soát hoạt động chi tại các Bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương" sử dụng cơ sở lý thuyết về kiểm soát nội bộ để khảo sát, phân tích đánh giá hoạt động kiểm soát chi tại các bệnh viện công lập tuyến tỉnh tại Bình Dương nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện và nâng cao hệ thống kiểm soát chi theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát hoạt động chi tại các Bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ HỒNG TƯƠI KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHI TẠI CÁC BỆNH VIỆN TUYẾN TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG - 2021
- UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ HỒNG TƯƠI KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHI TẠI CÁC BỆNH VIỆN TUYẾN TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS.TRẦN PHƯỚC ----------------------------- BÌNH DƯƠNG - 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận văn “Kiểm soát hoạt động chi tại các Bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương” là công trình nghiên cứu của riêng tác giả cùng với sự hỗ trợ tận tình của Thầy PGS.TS Trần Phước. Các số liệu được sử dụng trong luận văn đảm bảo tính trung thực, các nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc đầy đủ. Tác giả xin cam đoan luận văn này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác và chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Bình Dương, ngày tháng năm 2021 TÁC GIẢ NGUYỄN THỊ HỒNG TƯƠI i
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Thủ Dầu Một, tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Thủ Dầu Một, Viện Đào tạo Sau đại học, cảm ơn quý thầy, cô đã luôn tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tác giả trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn Thầy PGS. TS Trần Phước đã định hướng đề tài cho tác giả, luôn nhiệt tình, tận tâm giúp đỡ cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và các anh/chị đồng nghiệp tại các Bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã giúp tác giả thực hiện những phiếu khảo sát, chia sẻ những kiến thức liên quan đến nội dung tác giả nghiên cứu cũng như luôn nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ tác giả thực hiện đề tài. Mặc dù trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã tham khảo rất nhiều tài liệu và luôn cố gắng trao đổi cũng như tiếp thu ý kiến quý báu từ Thầy, Cô và các anh, chị đồng nghiệp, nhưng với vốn kiến thức còn hạn chế và thời gian có giới hạn nên luận văn này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Tác giả xin chân thành cảm ơn những đóng góp từ quý Thầy, Cô và các Anh, Chị nhằm giúp luận văn được hoàn thiện hơn nữa. Xin trân trọng cảm ơn! TÁC GIẢ NGUYỄN THỊ HỒNG TƯƠI ii
- TÓM TẮT Trong quá trình từng bước giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp công lập của Chính phủ hiện nay. Các đơn vị là Bệnh viện tuyến tỉnh từ được cấp ngân sách hoạt động trong các hoạt động chi thường xuyên và không thường xuyên thì nay các đơn vị phải tự đảm bảo nguồn kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư dẫn đến tạo áp lực lên nguồn thu cũng như phải đảm bảo các khoản chi ra được kiểm soát chặt chẽ. Hệ thống kiểm soát nội bộ đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát và cân đối thu, chi Ngân sách trong giai đoạn tự chủ để đảm bảo được sự hiệu quả, công bằng và hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người dân do Nhà nước giao. Vì vậy, hoàn thiện hoặc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ để kiểm soát chi hữu hiệu theo cơ chế tự chủ tại các Bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn Bình Dương là cần thiết. Tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm các công cụ như tổng hợp, phân tích so sánh, thống kê mô tả, khảo sát số liệu. Trên cơ sở năm thành phần hợp thành hệ thống KSNB là: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát, tác giả đã quan sát và khảo sát đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát chi tại các Bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn Bình Dương trong những năm gần đây để từ đó tìm ra những vấn đề đơn vị đã kiểm soát được và những tồn tại trong kiểm soát chi và xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp kiểm soát chi nhằm giúp hoạt động chi ngân sách Nhà nước tại các bệnh viện tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả cao hơn. Từ khóa: hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm soát chi ngân sách, đơn vị sự nghiệp công lập, bệnh viện tuyến tỉnh,... iii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN................................................................................................................... ii TÓM TẮT........................................................................................................................ iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... viii PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................................. 2 2.1 Mục tiêu chung......................................................................................................................... 2 2.2 Mục tiêu cụ thể......................................................................................................................... 2 3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................................... 2 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 2 4.1 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................................. 2 4.2 Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................................. 3 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................ 3 6. Đóng góp của đề tài ................................................................................................................... 3 6.1 Ý nghĩa khoa học ..................................................................................................................... 3 6.2 Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................................... 3 7. Cấu trúc của đề tài ...................................................................................................................... 3 8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu.................................................................................................... 4 8.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................................ 4 8.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................................ 5 8.3 Nhận xét các nghiên cứu trước đây và khoảng trống nghiên cứu ............................................ 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ KIỂM SOÁT CHI TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP ........................................................ 9 1.1 Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ ................................................................................. 9 1.1.1 Khái niệm về hệ thống kiểm soát nội bộ ............................................................................... 9 1.1.2 Các thành phần của kiểm soát nội bộ .................................................................................. 12 1.1.3 Vận dụng cơ sở lý thuyết của KSNB vào kiểm soát chi ..................................................... 19 1.2 Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập ............................................................................... 26 1.2.1 Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập ................................................................................. 26 1.2.2 Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập ................................................................................... 27 1.2.3 Đặc điểm kế toán của các đơn vị sự nghiệp công lập ......................................................... 28 iv
- 1.3 Một số vấn đề cơ bản về hoạt động chi tại các đơn vị sự nghiệp công lập ............................ 29 1.3.1 Một số vấn đề cơ bản về hoạt động chi thường xuyên ........................................................ 29 1.3.2 Một số vấn đề cơ bản về hoạt động chi đầu tư xây dựng cơ bản ........................................ 30 1.4 Kiểm soát hoạt động chi tại các đơn vị sự nghiệp công lập ................................................... 34 1.4.1 Khái niệm ............................................................................................................................ 34 1.4.2 Mục đích ............................................................................................................................. 35 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 36 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHI TẠI CÁC BỆNH VIỆN TUYẾN TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG ................................. 37 2.1 Đặc điểm hoạt động và tổ chức quản lý của các Bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương .......................................................................................................................................... 37 2.1.1 Đặc điểm hoạt động và tổ chức quản lý .............................................................................. 37 2.1.2 Các bộ phận liên quan đến kiểm soát hoạt động chi tại các Bệnh viện............................... 40 2.2 Tình hình công tác thực hiện thu – chi tại các Bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương ........................................................................................................................................ 41 2.3 Tình hình thực hiện tự chủ tài chính tại các Bệnh viện hiện nay ........................................... 42 2.4 Thực trạng chung kiểm soát hoạt động chi tại các Bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện nay ............................................................................................................................ 43 2.4.1 Khuôn khổ pháp lý thực hiện kiểm soát hoạt động chi ....................................................... 43 2.4.2 Quy trình kiểm soát hoạt động chi ...................................................................................... 44 2.5 Thực trạng một số hoạt động kiểm soát chi tại các Bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương ........................................................................................................................................ 46 2.5.1 Mô tả quá trình khảo sát ...................................................................................................... 46 2.5.2 Kết quả khảo sát .................................................................................................................. 48 2.5.2.1 Thực trạng về các quy chế hoạt động hiện tại .................................................................. 51 2.5.2.2 Thực trạng công việc Nhận dạng rủi ro............................................................................ 54 2.5.2.3 Thực trạng công việc đánh giá rủi ro ............................................................................... 55 2.5.2.4 Thực trạng công việc hoạt động kiểm soát ...................................................................... 57 2.5.2.5 Thực trạng công việc thông tin và truyền thông .............................................................. 58 2.5.2.6 Thực trạng công việc Giám sát ........................................................................................ 60 2.6 Đánh giá thực trạng kiểm soát hoạt động chi tại các Bệnh viện ............................................ 61 2.6.1 Kết quả đạt được ................................................................................................................. 61 2.6.2 Những hạn chế, nguyên nhân .............................................................................................. 64 2.6.2.1 Những hạn chế và nguyên nhân về quy chế kiểm soát chi............................................... 64 2.6.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân về công tác nhận dạng rủi ro......................................... 64 v
- 2.6.2.3 Những hạn chế và nguyên nhân về đánh giá rủi ro .......................................................... 65 2.6.2.4 Những hạn chế và nguyên nhân về hoạt động kiểm soát ................................................. 65 2.6.2.5 Những hạn chế và nguyên nhân về thông tin và truyền thông ......................................... 66 2.6.2.6 Những hạn chế và nguyên nhân giám sát......................................................................... 68 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 69 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHI TẠI CÁC BỆNH VIỆN TUYẾN TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG ........... 70 3.1 Quan điểm hoàn thiện ............................................................................................................ 70 3.2 Giải pháp hoàn thiện quy chế hoạt động ................................................................................ 71 3.2.1 Hoàn thiện Quy chế kiểm soát hoạt động chi thường xuyên .............................................. 71 3.2.2 Hoàn thiện quy chế kiểm soát hoạt động chi đầu tư xây dựng cơ bản ................................ 71 3.3 Giải pháp kiểm soát hoạt động chi ......................................................................................... 71 3.3.1 Giải pháp về nhận dạng rủi ro ............................................................................................. 72 3.3.2 Giải pháp về đánh giá rủi ro ................................................................................................ 72 3.3.3 Giải pháp về hoạt động kiểm soát ....................................................................................... 73 3.3.4 Giải pháp về thông tin và truyền thông ............................................................................... 74 3.3.5 Giải pháp về giám sát .......................................................................................................... 75 3.4 Các kiến nghị ......................................................................................................................... 75 3.4.1 Đối với Nhà nước và các cơ quan quản lý .......................................................................... 75 3.4.2 Đối với các Bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương ........................................ 76 3.5 Giới hạn của luận văn và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai .................................... 77 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 79 KẾT LUẬN..................................................................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 81 PHỤ LỤC........................................................................................................................ 85 vi
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT COSO Committee of Sponsoring Organizations INTOSAI International Organization of Supreme Audit Institutions HCQT Hành chính quản trị VTYT Vật tư y tế KBNN Kho bạc nhà nước KSNB Kiểm soát nội bộ KTT Kế toán trưởng KTTT Kế toán thanh toán NS Ngân sách NSNN Ngân sách nhà nước SNCL Sự nghiệp công lập UBND Ủy ban nhân dân vii
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Tổng hợp nguồn thu NSNN và viện phí, bảo hiểm y tế giai Bảng 2.1 đoạn 2018-2020 Tổng hợp nguồn chi NSNN và viện phí, bảo hiểm y tế giai Bảng 2.2 đoạn 2018-2020 Bảng 2.3 Đối tượng được khảo sát Bảng 2.4 Thống kê kết quả khảo sát Bảng 2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến quy chế kiểm soát hoạt động chi Bảng 2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác nhận dạng rủi ro Bảng 2.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro Bảng 2.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát Bảng 2.9 Các nhân tố ảnh hưởng đến thông tin và truyền thông Bảng 2.10 Các nhân tố ảnh hưởng đến giám sát Biểu đồ 2.1 Thống kê chức danh công tác Biểu đồ 2.2 Thống kê thâm niên công tác Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Bệnh viện Sơ đồ 2.2 Sơ đồ quy trình kiểm soát chi viii
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày 26/12/2018, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành công văn số 6280/UBND-KHTH về việc xác định loại hình đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Sở Y tế giai đoạn 2019-2021, trong đó có 3 đơn vị tuyến tỉnh gồm Bệnh viện đa khoa, Bệnh viện Phục hồi chức năng, Bệnh viện y học cổ truyền là đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên. Từ việc được cấp ngân sách nhà nước trong các hoạt động chi thường xuyên và không thường xuyên, hiện nay các đơn vị này phải tự đảm bảo nguồn kinh phí dẫn đến tạo áp lực lên nguồn thu cũng như phải đảm bảo các khoản chi ra được kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, do hoạt động trong lĩnh vực y tế, nguồn thu của Bệnh viện đến từ hoạt động khám chữa bệnh cho nhân dân, từ đó Ban lãnh đạo phải cân đối thu chi trong giai đoạn tự chủ hiện nay để đảm bảo được sự hiệu quả, công bằng và hoàn thành nhiệm vụ do Nhà nước giao. Chính việc tự chủ của Bệnh viện đã cho thấy Ban Giám đốc Bệnh viện không chỉ phải thực hiện tốt công tác chuyên môn mà còn phải làm tốt công tác quản lý hữu hiệu về tài chính và con người. Trong khi đó, hầu hết cán bộ quản lý tại Bệnh viện thường chỉ được đào tạo về chuyên môn. Trong thời gian thực hiện việc tự chủ tài chính trong giai đoạn 2019-2021 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương giao phó, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn tồn tại một vài hạn chế trong việc quản lý thu chi, hiệu quả chi không cao, còn dựa vào ngân sách Nhà nước qua các khoản chi không thường xuyên từ đó không nâng cao được tính chủ động về tài chính. Ngoài ra, dù được giao quyền tự chủ nhưng vẫn còn nhiều hạn chế như nguồn nhân lực, các khoản chi đầu tư, chi đặc thù ngành phải được sự phê duyệt của cơ quan chủ quản, các bệnh viện chưa có đầy đủ quy chế để kiểm soát chi thường xuyên, chi đầu tư,…. Đặc biệt mới nhất, Chính phủ ban hành nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực: giáo dục đào tạo; giáo dục nghề nghiệp; y tế - dân số; văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin và truyền thông; khoa học và công nghệ; các hoạt động kinh tế và 1
- lĩnh vực khác. Điểm mới nội dung là những quy định cụ thể về cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công trong các lĩnh vực và lộ trình nâng mức độ tự chủ của các đơn vị. Trong quá trình học tập và làm việc, nhận thấy nếu các đơn vị xây dựng được quy chế kiểm soát chi hữu hiệu thì có thể khắc phục được những sai sót giúp ngăn ngừa và phát hiện những sai phạm, gian lận nhằm giảm thiểu tổn thất, nâng cao hiệu quả hoạt động để giúp đơn vị hoàn thành được nhiệm vụ do Nhà nước giao là chăm lo sức khỏe người dân và đảm bảo nguồn thu nhập cho viên chức, người lao động. Với mục đích trên, tác giả đã chọn đề tài: “Kiểm soát hoạt động chi tại các Bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương” 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Đề tài sử dụng cơ sở lý thuyết về kiểm soát nội bộ để khảo sát, phân tích đánh giá hoạt động kiểm soát chi tại các bệnh viện công lập tuyến tỉnh tại Bình Dương nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện và nâng cao hệ thống kiểm soát chi theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Khảo sát và đánh giá thực trạng, phân tích những ưu nhược điểm của kiểm soát nội bộ về hoạt động kiểm soát chi tại các Bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương. - Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện và nâng cao kiểm soát chi theo cơ chế tự chủ tại các Bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn Bình Dương. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt mục tiêu nghiên cứu, đề tài cần trả lời những câu hỏi sau: (1) Thực trạng về tình hình kiểm soát chi tại các Bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện nay như thế nào? (2) Những giải pháp nào cần hoàn thiện hoặc xây dựng để kiểm soát chi theo cơ chế tự chủ tại các Bệnh viện tuyển tỉnh trên địa bàn Bình Dương? 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu 2
- Trong đề tài này, đối tượng nghiên cứu là kiểm soát nội bộ về hoạt động kiểm soát chi tại các Bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Về không gian: tại các Bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Về thời gian: Giai đoạn 2018-2020. Về nội dung: Đề tài này tập trung nghiên cứu về các cơ sở lý luận cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ kiểm soát hoạt động chi tại các đơn vị tuyến tỉnh. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu định tính. Cụ thể các phương pháp thu thập thông tin thứ cấp và sơ cấp được thực hiện bằng cách hệ thống hóa và tóm tắt những kết quả nghiên cứu có liên quan đến nội dung đề tài đã được thực hiện trong nước và ngoài nước. Phương pháp phân tích bằng cách đối chiếu những thông tin đã thu thập, suy luận để phác họa việc kiểm soát chi tại các Bệnh viện. Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu còn áp dụng phương pháp quan sát thực tiễn trong kiểm soát chi tại Bệnh viện từ đó xây dựng quy chế, quy trình kiểm soát chi. 6. Đóng góp của đề tài 6.1 Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài này là tài liệu tham khảo có ý nghĩa về kiểm soát chi tại các đơn vị sự nghiệp công lập đang được Nhà nước giao tự đảm bảo chi phí hoạt động. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn Kết quả đánh giá, phân tích và giải pháp của đề tài góp phần hoàn thiệnhệ thống kiểm soát nội bộ đối với công tác kiểm soát chi tại Bệnh viện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Bệnh viện. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, đề tài được kết cấu 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về kiểm soát nội bộ về hoạt động kiểm soát chi trong đơn vị sự nghiệp công lập 3
- Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát hoạt động chi tại các Bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kiểm soát hoạt động chi tại các Bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương 8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 8.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Với đề tài của Laura F.Spira, MichaelPage (2003). Risk management: The reinvention of internal control and the changing role of internal audit (Quản lý rủi ro: Việc xác định lại kiểm soát nội bộ và thay đổi vai trò của kiểm toán nội bộ). Tác giả xác định bản chất của kiểm soát nội bộ như là một đặc điểm của quản trị doanh nghiệp ở Anh, cụ thể là gắn kết kiểm soát nội bộ với quản lý rủi ro. Bài nghiên cứu này tác giả tìm hiểu sự thay đổi, sử dụng các quan điểm xã hội học về quản lý rủi ro và khái niệm của chúng để tạo ra cuộc tranh luận quanh chủ đề kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp của Anh, biểu hiện là sự cạnh tranh để giành quyền kiểm soát các nguồn lực kinh tế và xã hội. Tác giả đã chứng minh rằng sự phát triển của các báo cáo quản trị doanh nghiệp tạo cơ hội cho các nhóm lợi ích. Trong tài liệu của Steven M.Bragg (2005). Accounting control best practices (Các phương pháp hay nhất về kiểm soát kế toán), tác giả đã miêu tả về quy trình kiểm soát kế toán, kiểm soát hoàn chỉnh các hoạt động từ quy trình trên giấy đến các quy trình thực hiện trên máy tính. Từ đây, tác giả đã giải thích rõ ràng cách phát triển hệ thống kiểm soát kế toán và kiểm soát các hoạt động mang đến hiệu quả. Bên cạnh đó, tác giả đã đưa ra các kinh nghiệm từ công việc thực tế và các chiến lược nhằm giúp công ty chủ động tránh được những tổn thất về tài chính và tránh gây ảnh hưởng đến uy tín có thể xảy ra từ việc không trung thực về mặt tài chính ở công ty. Với sự đóng góp về mặt lý thuyết liên quan đến chi phí liên kết mà ban quản lý phải trả cho các kiểm toán viên nội bộ trong kết quả nghiên cứu của FaudziahHanim Fadzil, HasnahHaron, MuhamadJantan (2005). Internal auditing practices and internal control system, (Thực hành kiểm toán nội bộ và hệ thống 4
- kiểm soát nội bộ) đã thể hiện mối liên quan đến mức độ trao đổi kinh nghiệm giữa các kiểm toán viên nội bộ trong công ty ở Malaysia. Ngoài ra, việc tuân thủ quy trình kiểm toán nội bộ cũng một phần ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ. Theo JeffreyDoyle, WeiliGe, SarahMcVay (2007).Determinants of weaknesses in internal control over financial reporting (Yếu tố quyết định điểm yếu trong kiểm soát nội bộ đối với báo cáo tài chính) các tác giả kiểm tra các yếu tố tạo nên những điểm yếu trong hệ thống kiểm soát nội bộ với sự tham gia của 779 công ty từ năm 2002 đến 2005. Qua nghiên cứu thực tiễn, các tác giả thấy rằng các công ty ngày càng có xu hướng nhỏ hơn, trẻ hơn, yếu hơn về tài chính tuy nhiên lại phức tạp và tăng trưởng nhanh hơn. Trong khi các công ty ít có vấn đề trong hệ thống kiểm soát nội bộ lại có tình hình tài chính vững mạnh nhưng hoạt động phức tạp, đa dạng và thay đổi nhanh chóng. Cuối cùng, bài nghiên cứu cho ta thấy các yếu tố quyết định đến kiểm soát nội bộ và tùy thuộc vào từng công ty sẽ có cách thức đảm bảo sự xuyên suốt của hệ thống kiểm soát nội bộ riêng biệt. Bên cạnh đó, MeiFeng, ChanLi, SarahMcVay (2009). Internal control and management guidance (Hướng dẫn quản lý và kiểm soát nội bộ) đã thực hiện nghiên cứu nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa chất lượng kiểm soát nội bộ và sự phù hợp của các quy trình quản lý, giải thích sự thất bại trong hoạt động kiểm soát nội bộ không mang lại hiệu quả do quy trình chưa chuẩn xác. Điều này gây ảnh hưởng đến các báo cáo tài chính, cụ thể gây ảnh hưởng đến cả doanh thu và chi phí khi không được báo cáo một cách chính xác làm giảm khả năng dự báo thu nhập. Từ đó, tác giả cho thấy sự tác động và chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ có ảnh hưởng đáng kể đến các quyết định của nhà quản lý. 8.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước Với nghiên cứu “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của ngành y tế tỉnh Long An”, tác giả Phạm Hồng Thái (2011) đã tổng hợp những lý luận, các khảo sát trong thực tế và đánh giá thực trạng ngành y tế tỉnh Long An. Qua các nghiên cứu, tác giả đã đề xuất những kiến nghị nhằm nâng cao tính hiệu quả của hệ 5
- thống kiểm soát nội bộ tại Long An. Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung nghiên cứu và đánh giá các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ của ngành y tế tỉnh Long An nhằm đưa ra những ưu điểm và hạn chế trong công tác kiểm soát nội bộ. Ngoài ra, Nguyễn Xuân Thủy (2013) cũng đã nghiên cứu “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản lý tài chính tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh”. Trong nghiên cứu này, tác giả đã tổng hợp những lý luận, khảo sát thực tế, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Qua những nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn, tác giả đã đưa ra các kiến nghị dành cho Ban Giám đốc và Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hạnh (2015) với đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Chợ Rẫy”. Qua đó, tác giả đã vận dụng cơ sở lý thuyết về KSNB và sử dụng kết quả khảo sát để phát triển mô hình, kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới KSNB. Bên cạnh đó, Võ Thị Việt Thùy (2016) với đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của Bệnh viện An Bình – Thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả tiến hành khảo sát thực trạng KSNB, đánh giá mức độ hiệu quả đang hiện hành, đặc biệt là việc kiểm soát nhằm giảm thiểu rủi ro trọng yếu trong lĩnh vực quản lý cấp phát thuốc BHYT. Tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Thị Tuyết Mai (2018) cũng có thực hiện nghiên cứu với đề tài “Các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các bệnh viện công tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Trong nghiên cứu này, tác giả đã xây dựng mô hình nhằm đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ dựa vào 5 nhân tố: môi trường kiểm soát, hoạt động kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin và truyền thông, giám sát như trong báo cáo của INTOSAI (2004). Qua quá trình nghiên cứu, kết quả cho thấy các nhân tố này đều ảnh hưởng đến đến sự hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ tại bệnh viện công. Thông qua việc khái quát lý luận chung về hệ thống kiểm soát 6
- nội bộ, tìm hiểu thực trạng, đưa ra bảng câu hỏi điều tra, tác giả đã phân tích và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát tại đơn vị. Ngoài ra, Phạm Thu Hằng (2018) đã thực hiện nghiên cứu với đề tài “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội”. Thông qua việc áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, bên cạnh các ưu, nhược điểm thì tác giả cũng chỉ ra các hạn chế tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nguyên nhân mặc dù Bệnh viện đã có các quy định, quy chế về KSNB song còn rời rạc, chưa có hệ thống nên chưa kiểm soát được toàn bộ hoạt động, do Bộ Tài chính chưa thiết lập khuôn mẫu tiêu chuẩn về KSNB trong khu vực công. Ngoài ra, Nguyễn Văn Cảnh (2019) đã nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Bình Dương”. Trong nghiên cứu này, tác giả đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hiệu quả trong kiểm soát nội bộ tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh thông qua 7 biến và 6 giả thuyết gồm: (1) Có sự tác động dương của môi trường kiểm soát đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các Bệnh viện trên địa bàn tỉnh Bình Dương; (2) Có sự tác động dương của đánh giá rủi ro đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các Bệnh viện trên địa bàn tỉnh Bình Dương; (3) Có sự tác động dương của thông tin và truyền thông đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các Bệnh viện trên địa bàn tỉnh Bình Dương; (4) Có sự tác động dương của hoạt động kiểm soát đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các Bệnh viện trên địa bàn tỉnh Bình Dương; (5) Có sự tác động dương của giám sát đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các Bệnh viện trên địa bàn tỉnh Bình Dương; (6) Có sự tác động dương của quản trị bệnh viện đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các Bệnh viện trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Nguyễn Thị Huỳnh Trâm, (2019) với nghiên cứu “Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ trong chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản lý dự án đâu tư xây dựng khu vực Thị xã Tân Uyên tỉnh Bình Dương” tác giả đã trình bày khái quát về thực trạng công tác kiểm soát chi vốn đầu tư tại Ban quản lý dự án. Bên cạnh đó, trong nghiên cứu này cũng đã trình bày về thực trạng công 7
- tác kiểm soát chi tại Kho bạc Nhà nước Tân Uyên giúp cho chủ đầu tư phòng ngừa được các rủi ro, đảm bảo cho đơn vị thực hiện theo hướng đúng mục tiêu, đạt được hiệu quả cao nhất nhằm đảm bảo cho các khoản chi được sử dụng đúng cũng như tiết kiệm ngân sách nhà nước. Cuối cùng, trong đề tài nghiên cứu này đã đưa ra các ưu, khuyết điểm từ đó đề ra những giải pháp để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ các khoản chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại đơn vị, các giải pháp được tác giả dựa trên 5 yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ. 8.3 Nhận xét các nghiên cứu trước đây và khoảng trống nghiên cứu Nhìn chung, các nghiên cứu trước đây đều chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa kiểm soát nội bộ và hiệu quả hoạt động của đơn vị. Thông qua nghiên cứu, các yếu kém hay sự thiếu sót trong hệ thống kiểm soát nội bộ đã được chỉ ra cụ thể, những yếu tố này đều tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. Thông qua việc xem xét, phân tích, tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước cũng như kế thừa những nội dung có liên quan đến đề tài dự định thực hiện, bằng việc xác định các khoảng trống trong nghiên cứu có thể thấy rằng chưa có nghiên cứu nào thực hiện nghiên cứu hệ thống kiểm soát hoạt động chi tại các Bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn Bình Dương, các đề tài trước đó chưa nghiên cứu rõ về kiểm soát hoạt động chi trong giai đoạn tự chủ. 8
- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ KIỂM SOÁT CHI TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 1.1 Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ 1.1.1 Khái niệm về hệ thống kiểm soát nội bộ Khái niệm kiểm soát nội bộ ra đời khá lâu và đã phát triển ngày càng mạnh mẽ kể từ khi đạo luật Sarbanes-Oxley của Mỹ ra đời vào năm 2001. Khi nhắc đến kiểm soát nội bộ, có rất nhiều định nghĩa đã được nêu ra. Tùy theo từng lĩnh vực hoạt động cũng như là các yêu cầu về quản trị được đưa ra mà mỗi đơn vị có cách định nghĩa khác nhau. Theo quan điểm của Hiệp hội kế toán viên công chứng Mỹ (AICPA), Kiểm soát nội bộ “là các biện pháp được chấp nhận và được thực hiện trong tổ chức để bảo vệ tiền và các tài sản khác, cũng như kiểm tra sự chính xác trong ghi chép sổ sách”. Theo báo cáo của Ủy ban Chống gian lận khi lập Báo cáo tài chính thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ(COSO, 1992) định nghĩa kiểm soát nội bộ là quá trình bị chi phối bởi Ban Gám đốc, nhà quản lý và các nhân viên của đơn vị được thiết kế nhằm cung cấp một sự đảm bảo hợp lý để đạt được các mục tiêu về độ tin cậy của Báo cáo tài chính, sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, đảm bảo sự tuân thủ các luật lệ và quy định. Trong báo cáo COSO (2013), kiểm soát nội bộ là quá trình do người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu gồm báo cáo tài chính được lập, trình bày độc lập và đáng tin cậy, đảm bảo sự tuân thủ các quy định và pháp luật và đảm bảo các hoạt động được thực hiện hiệu quả. Từ năm 1992 đến 2013, quan điểm của COSO đã có những điểm thay đổi cơ bản như sau: - Ngăn ngừa, phát hiện và giảm thiểu các gian lận; - Ứng dụng sự phát triển của khoa học công nghệ; - Đáp ứng các nhu cầu, quy định, chuẩn mực; 9
- - Sự thay đổi trong mô hình kinh doanh phù hợp với sự biến động của thế giới; - Hướng đến sự toàn cầu hóa thị trường và hoạt động kinh doanh mở rộng; - Tăng cường các chiến lược cạnh tranh và trách nhiệm giải trình trước xã hội; - Tiếp cận theo hướng mong đợi vào việc quản trị kinh doanh ở tầm vĩ mô. Theo báo cáo năm 1992 của Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) cho rằng, kiểm soát nội bộ là cơ cấu của một đơn vị, bao gồm sự nhận thức, các phương pháp cũng như quy trình và các nghiệp vụ của người lãnh đạo nhằm đảm bảo sự hợp lý để đạt được mục tiêu. Trong báo cáo công bố vào năm 2004 của INTOSAI, “Kiểm soát nội bộ là một quá trình xử lý toàn bộ được thực hiện bởi nhà quản lý và các cá nhân trong tổ chức, quá trình này được thiết kế để phát hiện các rủi ro và cung cấp một sự đảm bảo hợp lý để đạt được nhiệm vụ của tổ chức” Vào năm 2013, INTOSAI đã cập nhật thêm những mục tiêu cần đạt được khi thực hiện kiểm soát nội bộ, bao gồm: - Thực hiện các hoạt động đảm bảo tính kỷ cương, có đạo đức, xem xét tính kinh tế và hiệu quả mang lại. - Thực hiện đúng trách nhiệm - Đảm bảo tuân thủ pháp luật hiện hành, nguyên tắc và quy định - Đảm bảo các nguồn lực chống thất thoát, sử dụng không đúng mục đích gây nên tổn thất Vào năm 2016, INTOSAI cập nhật thêm quy tắc nghề nghiệp INTOSAI (IFPP - INTOSAI Framework of Professional Pronouncements), bao gồm các quy định hướng dẫn về: tính liêm chính, độc lập, khách quan và không thiên vị, trung lập về chính trị, xung đột lợi ích của kiểm toán viên, thận trọng nghề nghiệp và bảo mật thông tin, trình độ, năng lực và kỹ năng chuyên môn (INTOSAI 2016). 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách Nhà nước tại phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đức Phổ
26 p | 257 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Du lịch Thương mại và Đầu tư
135 p | 59 | 24
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát chi thanh toán Bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội thị xã AyunPa, tỉnh Gia Lai
27 p | 220 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức công tác kế toán tại Viện Khoa học Môi trường
118 p | 143 | 17
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức thông tin kế toán trong điều kiện ứng dụng ERP tại Công ty Cổ phần Sản xuất thép Việt Mỹ
27 p | 168 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổng công ty Viễn thông Viettel
113 p | 41 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức kế toán tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông
136 p | 38 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị tại Công ty TNHH Thương mại Đầu tư và Phát triển kỹ thuật
143 p | 33 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kiểm soát chi kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Nam
141 p | 31 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu - Chi nhánh Ba Đình
151 p | 29 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Dầu công nghiệp Tectyl
130 p | 37 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Liên Đoàn Địa chất và Khoáng sản biển
90 p | 32 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh
94 p | 34 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng với chất lượng dịch vụ Công ty Vietravel
90 p | 32 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức kế toán tại Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức Lao động - Xã hội
111 p | 32 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ kế toán của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh
102 p | 24 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng tại Công ty Sam Sung Việt Nam
125 p | 27 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Hà Đông
130 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn