intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến việc vận dụng thẻ điểm cân bằng tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: Matroinho | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

28
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến việc vận dụng thẻ điểm cân bằng tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng vận dụng bảng điểm cân bằng (BSC – Balanced Scorecard) và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng bảng điểm cân bằng tại các DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến việc vận dụng thẻ điểm cân bằng tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương

  1. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN BÃO HOÀI NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CÁC YẾU TỐ ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD - BSC) TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 LUÂÂN VĂN THẠC SỸ BÌNH DƯƠNG – 2018
  2. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN BÃO HOÀI NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CÁC YẾU TỐ ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD - BSC) TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 LUÂÂN VĂN THẠC SỸ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HUỲNH ĐỨC LỘNG BÌNH DƯƠNG – 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Nguyễn Bão Hoài
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin được gửi lời cám ơn chân thành đến trường Đại Học Thủ Dầu Một và tất cả các Quý Thầy cô đã truyền đạt những kiến thức quý giá trong thời gian tôi theo học chương trình cao học tại đây. Đặc biệt tôi xin được gửi lời cám ơn trân trọng đến PGS.TS. Huỳnh Đức Lộng là người đã trực tiếp hướng dẫn tôi một cách tận tình để hoàn thành luận văn này trong thời gian qua. Tôi cũng xin được gửi lời cám ơn chân tình đến các bạn học, đồng nghiệp, các anh chị tại các doanh nghiệp tham gia khảo sát đã giúp đỡ tôi một cách trực tiếp cũng như gián tiếp để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình tôi, những người thân luôn bên cạnh động viên, hỗ trợ tôi thường xuyên, luôn cho tôi tinh thần làm việc trong suốt quá trình học tập và hoàn thành nghiên cứu này. Với vốn kiến thức có giới hạn, luận văn này chắc chắn không thể tránh được những thiếu sót, hạn chế, do đó tôi rất mong nhận được nhiều những ý kiến đóng góp xây dựng của Quý Thầy Cô và các bạn bè. Tác giả
  5. TÓM TẮT Bảng cân bằng điểm (Balanced ScoreCard - BSC) là một phương pháp tiếp cận đo lường, đánh giá một cách toàn diện các khía cạnh hoạt động kinh doanh của DN trong sự kết hợp hài hòa giữa từng công việc với từng mục tiêu, từng chiến lược kinh doanh. Đây là một phương pháp tiếp cận đo lường, đánh giá thích hợp đối với các DN hoạt động trong môi trường kinh doanh hiện nay. Nghiên cứu vận dụng BSC vào DN là một vấn đề chuyên môn kế toán đã được nhiều nhà chuyên môn quản trị, tài chính, kế toán quan tâm. Tuy nhiên, ở góc độ kế toán quản trị, nghiên cứu vận dụng BSC vẫn đang là vấn đề chuyên môn thời sự rất cần thiết ở những DN chưa áp dụng, áp dụng chưa được hoàn hảo. Sau quá trình thực hiện nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành mục tiêu là khái quát các khái niệm, lý thuyết liên quan đến vận dụng BSC tại DN trên địa bàn tỉnh BD; khảo sát, phân tích, xây dựng mô hình nghiên cứu gồm 5 yếu tố tác động: quy mô doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh, năng lực nhân viên kế toán, thái độ của nhà quản lý và chi phí vận dụng BSC cho DN. Kết quả sau khi nghiên cứu cho thấy, 5 yếu tố này giải thích 59,6% cho sự ảnh hưởng đến vận dụng BSC tại các DN này. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị đối với đối tượng liên quan, nhằm thúc đẩy vận dụng BSC vào các DN trên địa bàn tỉnh BD. Do hạn chế về phạm vi mẫu thực hiện khảo sát còn ít và nhỏ hẹp, chỉ giới hạn tại khu vực BD, hạn chế về thời gian, chi phí, trình độ nên đề tài chỉ nghiên cứu một số yếu tố cơ bản và có thể chưa phát hiện đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng. Tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài nên thảm khảo thêm nhiều mô hình, lý thuyết để phân tích đầy đủ các yếu tố và mở rộng phạm vi khảo sát trên phạm vi trên cả nước.
  6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN TÓM TẮT MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................ii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ.............................................................iii PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN................................................................................................5 1.1 Nghiên cứu nước ngoài................................................................................5 1.2 Nghiên cứu trong nước.................................................................................8 1.3 Nhận xét các nghiên cứu trong và ngoài nước............................................10 1.4 Xác định khe hỏng trong nghiên cứu..........................................................11 TÓM TẮT CHƯƠNG 1.....................................................................................13 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT...................................................................14 2.1 Tổng quan về thẻ điểm cân bằng................................................................14 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thẻ điểm cân bằng........................14 2.1.2 Khái niệm thẻ điểm cân bằng................................................................15 2.1.3 Vai trò của thẻ điểm cân bằng................................................................15 2.1.4 Nội dung của thẻ điểm cân bằng............................................................18 2.2 Các lý thuyết nền về việc vận dụng thẻ điểm cân bằng trong doanh nghiệp ......................................................................................................................... 24 2.2.1 Lý thuyết bất định..................................................................................24 2.2.2 Lý thuyết đại diện..................................................................................25 2.2.3 Lý thuyết hành vi...................................................................................26 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng thẻ điểm cân bằng trong doanh nghiệp............................................................................................................... 27 2.3.1 Quy mô doanh nghiệp...........................................................................27
  7. 2.3.2 Chiến lược kinh doanh...........................................................................28 2.3.3 Văn hóa doanh nghiệp...........................................................................29 2.3.4 Năng lực nhân viên kế toán...................................................................29 2.3.5 Thái độ của nhà quản lý.........................................................................30 TÓM TẮT CHƯƠNG 2.....................................................................................32 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................33 3.1 Khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu................................................33 3.1.1 Khung nghiên cứu.................................................................................33 3.1.2 Quy trình nghiên cứu.............................................................................35 3.2 Phương pháp nghiên cứu............................................................................37 3.2.1 Nghiên cứu định tính.............................................................................37 3.2.2 Nghiên cứu định lượng..........................................................................42 3.3 Phân tích dữ liệu.........................................................................................45 3.3.1 Phân tích thống kê mô tả mẫu................................................................45 3.3.2 Phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha...................................................45 3.3.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)........................................................45 3.3.4 Phân tích hồi quy đa biến......................................................................47 TÓM TẮT CHƯƠNG 3.....................................................................................48 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN...............................49 4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu................................................................49 4.2 Kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s alpha....................................51 4.2.1 Phân tích Cronbach’s alpha thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng thẻ điểm cân bằng...........................................................................51 4.2.2 Phân tích hệ số Cronbach’s alpha nhân tố việc vận dụng thẻ điểm cân bằng................................................................................................................ 53 4.3 Phân tích nhân tố khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng thẻ điểm cân bằng tại các DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương.................................53 4.3.1 Phân tích nhân tố thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng thẻ điểm cân bằng................................................................................................53 4.3.2. Phân tích yếu tố thang đo vận dụng thẻ điểm cân bằng........................55
  8. 4.4. Phân tích tương quan.................................................................................55 4.5 Phân tích hồi quy tuyến tính bội.................................................................57 4.5.1 Kết quả hồi quy tuyến tính bội..............................................................57 4.5.2 Kiểm tra các giả định hồi qui.................................................................58 4.5.3 Kiểm định độ phù hợp mô hình và hiện tượng đa cộng tuyến...............60 4.5.4 Kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu................................61 4.6 Bàn luận và so sánh kết quả nghiên cứu với các công trình nghiên cứu khác ......................................................................................................................... 62 4.6.1 Bàn luận về các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng thẻ điểm cân bằng vào các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương......................................62 4.6.2 So sánh với các kết quả nghiên cứu khác..............................................64 TÓM TẮT CHƯƠNG 4.....................................................................................66 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................67 5.1 Kết luận......................................................................................................67 5.2 Kiến nghị....................................................................................................68 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.....................................................71 TÓM TẮT CHƯƠNG 5.....................................................................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................73 PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN CHUYÊN GIA....................................78 PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CHUYÊN GIA PHỎNG VẤN..............................80 PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT....................................................81 PHỤ LỤC 4: DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP KHẢO SÁT..................85 PHỤ LỤC 5: THỐNG KÊ MÔ TẢ..................................................................101 PHỤ LỤC 6: PHÂN TÍCH HỆ SỐ TIN CẬY CRONBACH ALPHA.............102 PHỤ LỤC 7: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ......................................105 PHỤ LỤC 8: PHÂN TÍCH HỒI QUY ĐA BIẾN.............................................109
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BD Bình Dương BSC Bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard) CL Chiến lược CNTT Công nghệ thông tin CP Chi phí DN Doanh nghiệp EFA Exploratory Factor Analysis - Phân tích nhân tố khám phá KMO Hệ số Kaiser – Mayer – Olkin KTQT Kế toán quản trị MTV Một thành viên NL Năng lực NQL Nhà quản lý QM Quy mô Sig Observed significance level – Mức ý nghĩa quan sát Statistical Package for the Social Sciences – Phần mềm thống kê SPSS trong lĩnh vực khoa học, xã hội TNHH Trách nhiệm hữu hạn VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam VH Văn hóa VIF Variance inflation factor – Hệ số phóng đại phương sai 1
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Số trang 1 Bảng 3.1: Bảng tổng hợp kết quả thảo luâ ân với các 39 - 40 chuyên gia 2 Bảng 3.2: Mã hóa thang đo 42 - 44 3 Bảng 4.1: Thống kê mẫu nghiên cứu 50 4 Bảng 4.2: Hệ số Cronbach’s alpha nhân tố ảnh hưởng 52 - 53 đến đến việc vận dụng thẻ điểm cân bằng 5 Bảng 4.3: Hệ số Cronbach’s alpha nhân tố việc vận 53 dụng thẻ điểm cân bằng 6 Bảng 4.4: Ma trận xoay nhân tố 54 - 55 7 Bảng 4.5: Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố việc vận 55 dụng thẻ điểm cân bằng 8 Bảng 4.6: Ma trận tương quan Pearson 56 9 Bảng 4.7: Kết quả phân tích hồi qui đa biến 57 10 Bảng 4.8: Tóm tắt mô hình (Model Summaryb) 60 11 Bảng 4.9: ANOVAb 60 12 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định các giả thuyết 61 - 62 2
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ STT Tên hình vẽ, đồ thị Số trang 1 Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu của Hoque và James 5 (2000) 2 Hình 1.2. Mô hình nghiên cứu của Carol Chepngeno 6 Koske and Willy Muturi (2015) 3 Hình 1.3. Mô hình nghiên cứu của Patrícia Rodrigues 7 Quesado và các cộng sự (2016) 4 Hình 2.1. BSC- khung chiến lược cho hành động 17 5 Hình 2.2. BSC diễn giải sứ mệnh, các giá trị, tầm nhìn 19 và chiến lược 6 Hình 2.3. Mối quan hệ giữa các nội dung quan trọng của 23 BSC 7 Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu dự kiến 27 8 Hình 3.1: Khung nghiên cứu của luận văn 34 9 Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu 36 10 Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu 41 11 Hình 4.1: Đồ thị phân tán phần dư 58 12 Hình 4.2: Biểu đồ tần số Histogram 59 13 Hình 4.3: Phân phối của phần dư quan sát 59 3
  12. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại toàn cầu hoá và môi trường kinh doanh cạnh tranh gia tăng như hiện nay, vấn đề khó khăn đối với các DN là lựa chọn chiến lược để tồn tại và phát triển. Nhưng khó hơn là làm thế nào để biến chiến lược thành hành động và khó nhất là việc đánh giá thành quả hoạt động của DN để khẳng định con đường đang đi không bị chệch hướng. Những thước đo truyền thống sử dụng đánh giá thành quả hoạt động của DN chủ yếu là các thông tin tài chính trong quá khứ đã trở nên lạc hậu, không còn phù hợp. Trong khi đó, xu hướng hiện nay để đánh giá hoạt động tạo ra giá trị của DN ngày càng chuyển từ sự phụ thuộc vào tài sản hữu hình, tài sản vật chất sang tài sản vô hình, tài sản phi vật chất. Tác giả nhận thấy có nhiều công cụ để kiểm soát quản lý, đo lường thành quả hoạt động, kết hợp các biện pháp tài chính và phi tài chính. Trong đó, BSC là một công cụ có thể kết hợp được các công cụ tài chính và công cụ phi tài chính để đo lường thành quả hoạt động của DN. Tuy nhiên, nền kinh tế của Việt Nam phát triển tương đối trễ hơn so với các nước khác trên thế giới nên khái niệm BSC còn khá mới mẻ. Số lượng các doanh nghiệp áp dụng BSC vẫn còn rất hạn chế, chủ yếu tập trung vào các tập đoàn lớn như FPT, Phú Thái, Gami Group, VietinBank, Kinh Đô, Ngân hàng ACB, Searefico... Theo thống kê năm 2009 Báo cáo thường kỳ của TOP 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, có 7% doanh nghiệp đang áp dụng và 36% đang có kế hoạch áp dụng BSC trong quá trình xây dựng chiến lược. Lúc bấy giờ, con số thống kê rất ấn tượng thế nhưng việc vận dụng BSC trong kế toán để đo lường thành quả hoạt động trong các DN vẫn còn rất thấp, và có nhiều vướng mắc trong việc thực hiện dẫn đến hiệu quả vận dụng BSC chưa cao. Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với những khu, cụm công nghiệp trọng điểm của cả nước. Có thể nói, nền kinh tế đang phát triển của Bình Dương với tốc độ tăng trưởng cao, ổn định; chính sách thông thoáng và môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư đã tạo nên sức thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đến 1
  13. hoạt động sản xuất - kinh doanh. Do đó, hàng loạt DN trong thời gian gần đây đã tăng tốc, mở rộng thị phần, mạng lưới giao dịch đáp ứng kịp thời nhu cầu đang tăng cao của dân cư trên địa bàn tỉnh Bình Dương và khu vực lân cận. Và nhiều DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã và xem xét vận dụng BSC. Tuy nhiên, quá trình vận dụng BSC trong công tác đánh giá thành quả hoạt động của các DN dự báo sẽ chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố bao gồm cả các nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài DN, các nhân tố này có thể làm tăng hiệu quả của việc vận dụng BSC trong DN hoặc ngược lại. Do đó, việc nghiên cứu để nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC trong đánh giả thành quả hoạt động và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này là rất cần thiết. Và đây cũng là lý do mà tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến việc vận dụng thẻ điểm cân bằng tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: đánh giá thực trạng vận dụng bảng điểm cân bằng (BSC – Balanced Scorecard) và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng bảng điểm cân bằng tại các DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu này như sau: - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC tại các DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương. - Đo lường mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC tại các DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương. - Đề xuất các kiến nghị thúc đẩy vận dụng BSC vào các DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 3. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau đây liên quan đến việc vận dụng BSC tại các DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Và để làm rõ các mục tiêu, trọng tâm của luận văn trả lời các câu hỏi sau: Q1: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC của các DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương? 2
  14. Q2: Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến việc vận dụng BSC của các DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương? Q3: Kiến nghị nào để nâng cao khả năng vận dụng BSC vào công tác đánh giá thành quả hoạt động tại các DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: BSC, các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC tại các DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Phạm vi nghiên cứu: đề tài được giới hạn trong phạm vi các DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương, khảo sát diễn ra trong 3 tháng từ tháng 2/2018. 5. Phương pháp nghiên cứu: Nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp ở dạng thiết kế hỗn hợp khám phá, cụ thể: Nghiên cứu định tính: trên cơ sở tổng kết lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu cùng khảo sát, phỏng vấn và xin ý kiến của các chuyên gia để hệ thống các vấn đề lý luận có liên quan về cơ sở lý luận cho việc vận dụng BSC tại các DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Nội dung và kết quả của nghiên cứu sơ bộ được dùng làm cơ sở cho việc xây dựng bảng thảo luận tay đôi, sau đó sẽ tiến hành hiệu chỉnh và bổ sung các biến quan sát để xác định các yếu tố ảnh hưởng việc vận dụng BSC tại các DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên cứu sơ bộ là bảng câu hỏi hoàn chỉnh cho nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu định lượng: tác giả thực hiện bằng phương pháp khảo sát với công cụ được sử dụng là phỏng vấn trực tiếp, gửi thư, internet chủ yếu cho các đối tượng phụ trách KT của các DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Sau đó tiếp tục dùng công cụ phần mềm SPSS để kiểm định dữ liệu được tập hợp từ các cuộc khảo sát để kiểm tra lại độ tin cậy của các thang đo các yếu tố tác động đến hưởng việc vận dụng BSC tại các DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương, đồng thời tìm ra các yếu tố mới và đo lường mức độ tác động của chúng. Các công cụ sử dụng bao gồm Chi bình phương (Chi-square), Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy đa biến. 3
  15. 6. Ý nghĩa và giới hạn của nghiên cứu 6.1. Ý nghĩa của nghiên cứu Thuật ngữ BSC tuy không còn quá xa lạ ở nước ta nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng. Thế nhưng, để xây dựng và áp dụng BSC thành công không phải chỉ cần thực hiện theo đúng như lý thuyết là được. Mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, hoàn cảnh khác nhau. Do đó, cần có những công trình nghiên cứu nhằm xác định đâu là yếu tố ảnh hưởng tới việc vận dụng công cụ này. Đề tài hướng đến mục tiêu sử dụng phân tích định lượng nhằm xác định đâu là yếu tố tác động và mức độ tác động của từng yếu tố tới việc vận dụng BSC. Đây là điều quan trọng và cần thiết ảnh hưởng tới việc các nhà quản trị DN và các nhà hoạch định chính sách thúc đẩy việc vận dụng và phát triển BSC. Tôi kỳ vọng rằng kết quả nghiên cứu đạt được có thể được ứng dụng vào thực tiễn khuyến khích các DN trên đại bàn tỉnh Bình Dương vận dụng BSC trong việc nâng cao thành quả hoạt động của DN. 6.2. Giới hạn của nghiên cứu - Chưa so sánh với các khu vực khác như: TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai,... - Số mẫu khảo sát còn rất nhỏ so với tổng thể. Và vì chọn mẫu phi xác suất nên tính đại diện không cao, khái quát hoá cũng không cao. Nghiên cứu mang tính đặc thù và khám phá nên phạm vi sử dụng khá hẹp. - Các nhân tố được lựa chọn đưa vào mô hình chưa bao quát hết. 7. Kết cấu của nghiên cứu Ngoài phần mở đầu và kết luận, nghiên cứu này bao gồm 05 chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận văn Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5: Kết luận và kiến nghị 1
  16. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 1.1 Nghiên cứu nước ngoài Robert Kaplan và David Norton vào năm 1992 đã giới thiệu bảng điểm cân bằng - BSC trong một bài báo đựơc đăng trên tạp chí Harvard Business Review. Trải qua 25 năm nghiên cứu và phát triển, đã có rất nhiều bài viết về BSC với nhiều phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật phân tích khác nhau. BSC đã được mô tả bằng nhiều cách khác nhau. Một số tác giả khi thảo luận về BSC đề cập đến nó như một hệ thống quản lý hiệu quả (Performance Management System), một hệ thống thông tin quản lý (Management Information System), một hệ thống quản lý chiến lược (Strategic Management System) hoặc một hệ thống kiểm soát quản lý (Management Control System). Các yếu tố thúc đẩy việc vận dụng các hệ thống như vậy ở các tổ chức và mức độ sử dụng cá nhân của người quản lý là khác nhau. Các yếu tố như quy mô DN, thị phần và doanh thu cao có liên quan đến việc áp dụng các hệ thống như vậy (Wu và các cộng sự, 2008). Cụ thể, dựa trên một khảo sát đối với 66 DN sản xuất ở Úc, Hoque và James (2000), cho rằng những DN có quy mô lớn h ơ n vận dụng BSC nhiều hơn. Ngoài ra, DN có tỉ lệ các sản phẩm mới cao hơn có xu hướng dùng nhiều thước đo liên quan hơn. Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu của Hoque và James (2000) (Nguồn: Tác giả tổng hợp) 5
  17. Islam và cộng sự (2014) dựa vào lý thuyết của mô hình chấp nhận công nghệ (TAM - Technology Acceptance Model), tác giả đưa ra 3 nhân tố tác động đến việc vận dụng BSC là: (1) nhận thức về khả năng của BSC, (2) nhận thức về tính dễ sử dụng và (3) nhận thức về sự hữu ích của BSC. Kết quả cho thấy cả 3 nhân tố đều ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC. Trong đó, nhận thức về khả năng của BSC tác động mạnh nhất, nhận thức về tính dễ sử dụng của BSC có mức ảnh hưởng cao thứ hai và nhận thức về sự hữu ích có mức ảnh hưởng cao thứ ba. Điều đó cho thấy, khi quyết định sử dụng BSC thì người ta xem xét khả năng của BSC đầu tiên, sau đó xem xét xem BSC có dễ sử dụng hay không và cuối cùng là xem xét BSC hữu ích như thế nào. Theo Carol Chepng’eno Koske and Willy Muturi (2015) đã nhận diện và định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC trong các tổ chức phi chính phủ tại Kenya. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua bảng khảo sát để thu thập dữ liệu. Tác giả đã đưa ra 4 yếu tố tác động đến việc vận dụng BSC trong các tổ chức phi chính phủ là: quy mô công ty, nhận thức về lợi ích của BSC, chi phí tổ chức BSC và tính dễ sử dụng của BSC. Kết quả cho thấy tất cả các nhân tố nêu trên đều ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC. Hình 1.2. Mô hình nghiên cứu của Carol Chepng’eno Koske and Willy Muturi (2015) (Nguồn: Tác giả tổng hợp) 6
  18. Hai biến nhận thức lợi ích và nhận thức tính dễ sử dụng cũng được các tác giả Eric Tanyi (2011), Wang Rui và Gu Hongfei (2016) đưa vào mô hình nghiên cứu. Tuy nhiên, những tác giả này nghiêng về yếu tố tác động đến quyết định của những nhà quản trị DN trong việc vận dụng BSC. Patrícia Rodrigues Quesado và các cộng sự (2016) phân tích mối quan hệ giữa một bộ các yếu tố bên ngoài và bên trong một tổ chức với việc vận dụng BSC trong các DN tư nhân ở Bồ Đào Nha (các tập đoàn lớn và các DN nhỏ và vừa). Những yếu tố này liên quan đến tuổi đời, sự đa dạng sản phẩm và dịch vụ, cơ cấu sở hữu, loại hình kiểm soát và quy mô của DN. Kết luận rằng việc vận dụng BSC tỉ lệ thuận với mức độ đa dạng của sản phẩm/ dịch vụ, các DN tại Bồ Đào Nha sử dụng BSC chủ yếu là do các nhóm nước ngoài sở hữu; và các DN có quy mô lớn hơn có nhiều khả năng sử dụng công cụ này. Nghiên cứu cũng có giới hạn là mẫu nghiên cứu nhỏ nên chưa mang tính khái quát cao, và việc gửi bảng câu hỏi qua đường bưu điện không mang lại hiệu quả như mong đợi. Hình 1.3. Mô hình nghiên cứu của Patrícia Rodrigues Quesado và các cộng sự (2016) (Nguồn: Tác giả tổng hợp) 7
  19. 1.2 Nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam, khi bàn về BSC tác giả nhận thấy các nghiên cứu trước chủ yếu nghiên cứu việc ứng dụng triển khai BSC tại một tổ chức cụ thể, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: DN, trường học,bệnh viện, ngân hàng,… Các nghiên cứu tìm hiểu các về yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC còn tuơng đối ít, vì vậy, ngoài các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC nói riêng, tác giả sẽ xem xét trên phương diện rộng hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị nói chung. Cụ thể: Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2013) sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính: nghiên cứu tài liệu, khảo sát, phỏng vấn,…. đã tổng kết các nghiên cứu và nêu ra những điểm lý thuyết cơ bản về BSC. Trong số 20 DN khảo sát được chia làm 3 loại: DN đã vận dụng BSC, DN dự định vận dụng BSC và DN chưa sử dụng BSC. Qua đó, tác giả nêu được thực trạng sử dụng BSC ở một số DN từ đó nêu ra những thuận lợi và khó khăn khi vận dụng BSC. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC mà tác giải đã xác định trong bài nghiên cứu là: quy mô công ty, nhận thức BSC khó sử dụng, chiến lược DN và văn hóa công ty. Dựa vào thực trạng vận dụng BSC trong các DN Việt Nam, tác giả cũng đã đưa ra các giải pháp, kiến nghị giúp việc vận dụng BSC được hiệu quả và rộng rãi hơn. Phạm Thị Ngọc Yến (2015) nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng, sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính như: thu thập dữ liệu, so sánh, đánh giá,… Bài viết này đã tổng kết các lý thuyết cơ bản về BSC cũng như quy trình vận hành và tiếp cận cộng cụ BSC trong một tổ chức. Đồng thời tác giả đã đưa ra được những vấn đề về thực trạng đo lường, đánh giá thành quả hoạt động tại ngân hàng TMCP An Bình. Từ những vấn đề nhận thấy, tác giả đã phân tích, suy luận và đưa ra một số giải pháp để hỗ trợ việc đánh giá thành quả hoạt động thông qua BSC tại ngân hàng TMCP An Bình. Nguyễn Thị Diễm Trang (2016) sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính như phân tích, so sánh, quan sát, phỏng vấn trực tiếp. Tác giả đã nêu được cơ sở lý thuyết về BSC trong các tổ chức giáo dục đại học phi lợi nhuận, phân tích và đánh giá thực trạng công tác đo lường thành quả chiến lược tại trường đại học 8
  20. Bạc Liêu. Từ lý thuyết và thực tế, tác giả tiến hành xác định mục tiêu cho bản đồ chiến lược và các thước đo cho BSC. Cuối cùng, dựa vào tầm nhìn, sứ mạng và chiến lược của trường đại học Bạc Liêu để xây dựng bảng điểm cân bằng phù hợp. Đặc biệt, không những xây dựng BSC ở cấp độ toàn trường mà nghiên cứu còn phân tầng BSC đến một số phòng, khoa của trường đại học Bạc Liêu. Một số nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng công nghệ là yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng thành công BSC (Hoàng Kim Dung, 2015.; Võ Thị Thu Hương, 2012; Phạm Hùng Cường và Bùi Văn Minh, 2014). Với sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ thông tin hiện đại với các phần mềm ứng dụng hiện đại sẽ giúp việc theo dõi đánh giá thuận tiện, chính xác và kịp thời… là một thuận lợi rất lớn trong việc đưa BSC dễ dàng tiếp cận cũng như hỗ trợ xây dựng mô hình phù hợp với từng DN. Ngoài ra tác giả Võ Thị Thu Hương còn kết luận rằng “nếu DN không đáp ứng được điều kiện về nguồn lực con người và khả năng tài chính để thực hiện những tham vọng đã được xây dựng, triển khai BSC chỉ dừng lại trên lý thuyết”. Như vậy, ý tác giả là trình độ chuyên môn của nhân sự DN và quy mô DN về tiềm lực tài chính có mối quan hệ tỉ lệ thuận với việc vận dụng thành công BSC. Nguyễn Quốc Việt (2011) cũng cho rằng đội ngũ nhân viên trẻ hóa với trình độ chuyên môn cao là một trong những yếu tố ảnh hưởng tích cực và thuận lợi đến việc xây dựng và áp dụng BSC tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đà Nẵng. Trịnh Thùy Anh (2014) đã xác định các yếu tố mang lại sự thành công trong quá trình triển khai áp dụng BSC trong các DN Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định tính. Nghiên cứu tình huống tại 6 DN đã áp dụng BSC cho thấy nhận thức về thẻ điểm, thiết kế thẻ điểm, năng lực nguồn nhân lực và cách thức tổ chức thực hiện là các yếu tố tác động đến việc triển khai áp dụng BSC thành công trong các DN. Tác giả kết luận lãnh đạo các DN Việt Nam cần quan tâm đến các yếu tố này để có thể triển khai áp dụng thành công BSC. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2