intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ kế toán của các chủ Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Quận 3

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:153

14
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ kế toán của các chủ Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Quận 3" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ kế toán và đưa ra giải pháp cung cấp dịch vụ cho SMES.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ kế toán của các chủ Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Quận 3

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TÔ KIM NƯƠNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ KẾ TOÁN CỦA CÁC CHỦ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – 2020
  2. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TÔ KIM NƯƠNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ KẾ TOÁN CỦA CÁC CHỦ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HỒNG THU -------------------------------- BÌNH DƯƠNG 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung và số liệu được trình bày trong luận văn với đề tài “Nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ kế toán của các chủ Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Quận 3” là do Tôi tự nghiên cứu và thu thập dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Hồng Thu. Trong quá trình thực hiện luận văn Tôi có tham khảo các văn bản, tài liệu, các công trình nghiên cứu trước tại Việt Nam và nước ngoài, các bảng số liệu và sơ đồ nghiên cứu có liên quan Tôi đều trích dẫn nguồn đầy đủ. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm liên quan đến nội dung của luận văn. Nếu phát hiện có sự sao chép kết quả nghiên cứu của đề tài khác Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Học Viên Tô Kim Nương
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Đề tài này, Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Viện Đào tạo Sau đại học và Quý Thầy cô tham gia giảng dạy tại Trường Đại học Thủ Dầu Một đã giảng dạy, truyền thụ kiến thức và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong học tập, nghiên cứu cho chúng tôi. Đặc biệt Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Hồng Thu đã tận tâm hướng dẫn, định hướng và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình lựa chọn và thực hiện đề tài. Ngoài là giảng viên hướng dẫn đề tài, TS. Nguyễn Hồng Thu còn trực tiếp giảng dạy môn Phương pháp nghiên cứu kế toán với sự tận tâm và sâu sắc mang lại nhiều kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng giúp tôi và toàn thể học viên của lớp hiểu biết thêm về kế toán, phương pháp làm bài nghiên cứu khoa học và những kiến thức, kỹ năng hữu ích khác mà trong quá trình giảng dạy Cô đã truyền đạt. Cô không chỉ dạy chúng tôi kiến thức chuyên môn mà chúng tôi còn học được từ Cô tác phong chuyên nghiệp và nhân cách tốt đẹp, trong quá trình học tập tại Trường, bản tôi cũng đã cố gắng vận dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tế để thực hiện đề tài này. Sau cùng xin kính chúc Cô cùng toàn thể Quý Thầy Cô của Trường dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao cả “trồng người” cho đất nước. Trân trọng!
  5. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 5 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 5 2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 8 2.1. Mục tiêu chung ...................................................................................................... 8 2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 8 2.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 9 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 9 3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 9 3.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 9 4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 9 4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính ...................................................................... 10 4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng .................................................................... 10 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................... 11 5.1 Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 11 5.2 Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................... 11 6. Kết cấu của đề tài ........................................................................................................ 11 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................. 13 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới....................................................................... 13 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................................ 17 1.3. Khoảng trống nghiên cứu .................................................................................... 21 KẾT LUẬN CHƯƠNG I ................................................................................................ 23 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................... 24 2.1. Tổng quan về dịch vụ kế toán .............................................................................. 24 2.2. Các khái niệm sử dụng trong đề tài ..................................................................... 25 2.2.1. Khái niệm kế toán ......................................................................................... 25 2.2.2. Khái niệm dịch vụ ......................................................................................... 25 2.2.3. Dịch vụ kế toán ............................................................................................. 26 2.2.4. Bản chất của dịch vụ kế toán ........................................................................ 26 2.2.5. Quy định pháp lý về dịch vụ kế toán tại Việt Nam....................................... 26 2.2.6. Các dịch vụ cung cấp của dịch vụ kế toán .................................................... 28 2.2.7. Vai trò của dịch vụ kế toán đối với nền kinh tế ............................................ 28 2.2.8. Lợi ích của việc sử dụng dịch vụ kế toán ..................................................... 29 1
  6. 2.2.9. Doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................................................. 30 2.4. Các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu ............................................................ 31 2.4.1. Lý thuyết hành vi người tiêu dùng ................................................................ 32 2.4.2. Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA) ..................................................... 35 2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ kế toán ........................ 36 2.5.1. Quy định pháp lý........................................................................................... 36 2.5.2. Khả năng tiếp cận ......................................................................................... 37 2.5.3. Phí dịch vụ .................................................................................................... 38 2.5.4. Các dịch vụ gia tăng...................................................................................... 38 2.5.5. Mức độ kịp thời ............................................................................................ 39 2.5.6. Thái độ Phục Vụ ........................................................................................... 39 2.5.7. Khả năng kiểm soát....................................................................................... 39 2.6. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết đề xuất .................................................... 40 KẾT LUẬN CHƯƠNG II............................................................................................... 41 CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 42 3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 42 3.2. Xây dựng thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương ........................................................ 43 3.2.1. Nhân tố Quy định pháp lý ............................................................................. 43 3.2.2. Nhân tố Khả năng tiếp cận ............................................................................ 44 3.2.3. Nhân tố Phí dịch vụ ...................................................................................... 45 3.2.4. Nhân tố Các dịch vụ gia tăng ........................................................................ 45 3.2.5. Nhân tố Mức độ kịp thời ............................................................................... 46 3.2.6. Nhân tố Thái độ phục vụ............................................................................... 46 3.2.7. Nhân tố Khả năng kiểm soát ......................................................................... 47 3.2.8. Xây dựng thang đo cho quyết định sử dụng dịch vụ kế toán ........................ 48 3.3. Nghiên cứu định tính ........................................................................................... 49 3.3.1. Thiết lập phương pháp nghiên cứu định tính ................................................ 49 3.3.2. Kết quả nghiên cứu định tính ........................................................................ 50 3.3.3. Mô hình nghiên cứu chính thức .................................................................... 56 3.3.4. Mã hóa thang đo ........................................................................................... 57 3.4. Nghiên cứu định lượng ........................................................................................ 59 3.4.1. Thiết lập phương pháp nghiên cứu định lượng ............................................. 59 3.4.1.1 Phương pháp chọn mẫu .......................................................................... 59 3.4.1.2 Thu thập dữ liệu ...................................................................................... 61 2
  7. 3.4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ..................................................................... 62 KẾT LUẬN CHƯƠNG III ............................................................................................. 63 CHƯƠNG IV: KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU .................................................................... 64 4.1. Thực trạng tình hình sử dụng dịch vụ kế toán của doanh nghiệp tại Quận 3 ...... 64 4.1.1. Tổng quát về Quận 3 ..................................................................................... 64 4.1.2. Thực trạng tình hình sử dụng dịch vụ kế toán tại quận 3 ............................. 65 4.2. Kết quả nghiên cứu .............................................................................................. 66 4.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu .................................................................................. 66 4.2.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu................................................................... 66 4.2.3. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha ............ 69 4.2.3.1 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Quy định pháp lý” ....................... 69 4.2.3.2 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Khả năng tiếp cận”...................... 70 4.2.3.3 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Phí dịch vụ” ................................ 70 4.2.3.4 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Các dịch vụ gia tăng” .................. 71 4.2.3.5 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Mức độ kịp thời”......................... 72 4.2.3.6 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Thái đô phục vụ” ........................ 72 4.2.3.7 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Khả năng kiểm soát” ................... 73 4.2.3.8 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán” ........................................................................................................................ 74 4.2.4. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................... 74 4.2.5. Kết quả phân tích nhân tương quan .............................................................. 78 4.2.6. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội ...................................................... 79 4.2.7. Kết quả kiểm định tự tương quan của phần dư ............................................. 82 4.2.8. Kết quả kiểm định phân phối chuẩn của phần dư ......................................... 82 4.3. Kết luận ................................................................................................................ 86 4.4. Bàn luận kết quả .................................................................................................. 87 KẾT LUẬN CHƯƠNG IV ............................................................................................. 89 CHƯƠNG V: HÀM Ý CHÍNH SÁCH........................................................................... 90 5.2.1. Một số hàm ý chính sách đề xuất .................................................................. 90 5.2.2. Hạn chế của đề tài ......................................................................................... 93 KẾT LUẬN CHƯƠNG V .............................................................................................. 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 95 CÁC PHỤ LỤC .............................................................................................................. 99 3
  8. 4
  9. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), chi phí để duy trì hoạt động công ty luôn là yếu tố cần ưu tiên hàng đầu, nhất là trong bối cảnh hiện tại khi đại dịch hoành hành trên phạm vi toàn cầu, nền kinh tế thế giới gặp không ít khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp đóng cửa hoặc phải tạm ngưng hoạt động chờ tình hình kinh tế tiến triển. Trong khi đó, chủ doanh nghiệp phải trả các chi phí để duy trì đội ngũ nhân sự như lương, thưởng, bảo hiểm, trang thiết bị làm việc, chi phí đào tạo và hàng loạt các chi phí cố định khác. Không giống như những công ty lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thiếu sót và hạn chế về nhiều mặt tài chính và nhân lực, chính vì vậy việc quyết định sử dụng dịch vụ kế toán thuê ngoài hay tổ chức bộ máy kế toán tại doanh nghiệp với họ luôn là cả một vấn đề cần cân nhắc và suy tính. Cùng với việc các đơn vị làm dịch vụ kế toán thuế xuất hiện ngày càng nhiều, dịch vụ kế toán ngày càng thể hiện được tính ưu việt của nó như chi phí tương đối thấp so với chi phí cho nhân viên kế toán làm việc tại đơn vị hàng tháng, sự đa dạng về dịch vụ cung cấp, tính đảm bảo công việc liên tục so với nhân viên cơ hữu (nghỉ phép, nghỉ ngang), doanh nghiệp không cần phải đầu tư trang thiết bị cho hoạt động kế toán,… Ngoài ra, việc bùng nổ của khoa học công nghệ đã góp phần tích cực vào hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể là các chiến dịch truyền thông, quảng bá mạnh mẽ đã mang đến nhiều cơ hội lẫn thách thức cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc ra quyết định lựa chọn dịch vù kế toán phù hợp với đơn vị. Có thể nói thị trường dịch vụ kế toán tại thành phố Hồ Chí Minh đang rất sôi động mà nguyên nhân là do nhu cầu của doanh nghiệp đang rất lớn mà phần lớn nhu cầu này đến từ các công ty vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Có một nghịch lý hiện tại là mặc dù nhu cầu về dịch vụ kế toán của SMEs rất lớn và đối tượng cung cấp dịch vụ kế toán cũng rất đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, cụ thể là tại địa bàn quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê năm 2019, hơn 96% doanh nghiệp ở Việt Nam là SMEs, riêng báo cáo tháng 6 năm 2020 tại chi cục thuế quận 3 hiện trên địa bàn 5
  10. có trên 10.000 doanh nghiệp ở trạng thái đang hoạt động trong đó số lượng SMEs và các doanh nghiệp siêu nhỏ là 9.755 doanh nghiệp chiếm 97,55% số lượng doanh nghiệp trên địa bàn. Việc xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ được căn cứ vào điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 03 năm 2018 của Chính phủ. Đồng thời theo số liệu thống kê ngành thuế, hiện cả nước có 641 đơn vị đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế, 126 doanh nghiệp kế toán đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán tính đến ngày 30 tháng 06 năm 2020 (Danh sách doanh nghiệp kế toán đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán do Bộ tài chính công bố ngày 30/06/2020), chưa kể các tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ kế toán, kế toán ngoài giờ dưới các hình thức khác chiếm một số lượng không nhỏ trên địa bàn và các địa bàn lân cận.Tuy nhiên hiện tại nhiều doanh nghiệp vẫn không tìm thấy nhà cung cấp dịch vụ phù hợp. Nhu cầu và xu hướng sử dụng dịch vụ kế toán ngày càng phát triển mạnh mẽ, việc sử dụng dịch vụ kế toán mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp như giảm chi phí, tiếp cận với các chuyên gia có hiểu biết và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, được cập nhật thông tin mới nhanh chóng, kịp thời, chia sẽ rủi ro,…. Doanh nghiệp chỉ cần tập trung nguồn lực vào các chiến lược hoạt động để tạo ra hiệu quả cao nhất mà không phải quan tâm quá nhiều về nghiệp vụ kế toán. Có thể thấy việc lựa chọn dịch vụ kế toán đối với các doanh nghiệp là vô cùng hữu ích, tận dụng được hết lợi thế của doanh nghiệp trên phương châm hợp tác đôi bên cùng có lợi, đây cũng là xu hướng phù hợp với sự phát triển của các doanh nghiệp trong tương lai nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới thành lập. Tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều doanh nghiệp trên địa bàn quận 3 chưa sử dụng dịch vụ kế toán vì nhiều lý do khác nhau như sự hợp lý của giá phí dịch vụ, mức độ thuận tiện của dịch vụ, khả năng nắm bắt, kiểm soát công viêc kế toán khi thuê dịch vụ kế toán bên ngoài,… Việc xác định được các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ kế toán có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần giúp doanh nghiệp có thêm thông tin khi đưa ra quyết định thuê ngoài dịch vụ. 6
  11. Mặc dù việc sử dụng dịch vụ kế toán mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và đang là xu hướng phát triển mới của xã hội, tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại liên quan đến việc cung cấp dịch vụ hay đối với việc ra quyết định sử dụng dịch vụ này. Những vấn đề tồn tại xoay quanh mối quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ kế toán và người sử dụng dịch vụ kế toán. Hiện trên thị trường có rất nhiều cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ kế toán theo các hình thức khác nhau kể cả chính thức và phi chính thức. Những tồn tại về các vấn đề trong việc phát triển của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán đó là sự hạn chế về đội ngũ kế toán viên chuyên nghiệp còn quá ít ỏi, năng lực và kỹ năng nghề nghiệp còn hạn chế, thị trường dịch vụ kế toán tự do, tự phát không được kiểm soát, không được quản lý (Hoàng Thanh Hạnh và Phạm Tiến Dũng, 2019). Vì thế tạo ra thị trường dịch vụ cạnh tranh không lành mạnh, cản trở phát triển một thị trường dịch vụ đích thực. Nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ hoạt động theo phương châm “ăn xổi ở thì” như chỉ chăm chăm vào doanh số mà không chú trọng chất lượng dịch vụ cung cấp, đùn đẩy trách nhiệm khi xảy ra các vấn đề liên quan đến các quy định pháp luật về kế toán,… từ đó làm mất hình ảnh và niềm tin của các đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. Trong khi đó, nhận thức về dịch vụ kế toán và hành nghề kế toán chưa thật sự đầy đủ và thống nhất. Vẫn còn những nhận thức không đúng, thậm chí còn méo mó về thị trường và nghề nghiệp, kể cả từ phía nhà nước, từ phía các doanh nghiệp (kế toán nhằm đối phó với các quy định của pháp luật) cũng như các kế toán viên (chỉ làm cho có hình thức theo các quy định bắt buột mà không chú trọng đến bản chất, các nghiệp vụ kế toán). Thực tế là khách hàng yêu cầu cung cấp dịch vụ kế toán chủ yếu là SMEs. Giá phí dịch vụ rất hạn chế, gây khó khăn cho việc phát triển của các công ty dịch vụ kế toán. Ngoài ra, một trong những nhiệm vụ quản lý thuế của cơ quan thuế là kiểm soát việc tuân thủ các quy định về kê khai kế toán thuế của doanh nghiệp. Là một công chức thuộc Đội tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, hàng ngày hướng dẫn và tiếp nhận rất nhiều hồ sơ thuế, những phàn nàn và bất cập của doanh nghiệp trong đó phần lớn là liên quan đến nghiệp vụ kế toán. Do đó, việc giải quyết được các vấn đề tồn tại giữa dịch vụ kế toán và doanh nghiệp còn góp phần giải quyết những 7
  12. vấn đề về quản lý doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao, giảm vi phạm liên quan đến các thủ tục về thuế liên quan đến kế toán. Từ những lý do nêu trên cho thấy việc lựa chọn đề tài đề tài nghiên cứu “Nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ kế toán của các chủ Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh” mang tính cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và tính ứng dụng thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu cần được triễn khai thực hiện nghiêm túc, đồng thời dựa trên kết quả nghiên cứu để đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ kế toán. Mặc dù trước kia có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã nghiên cứu vấn đề này và các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra có nhiều nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán. Tuy nhiên ở mỗi thời kỳ, mỗi quốc gia, mỗi vùng miền có những đặc điểm đặc trưng khác nhau, nên những nhân tố và mức độ tác động đến các quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng khác nhau. Bài nghiên cứu được thực hiện trên nguyên tắc kế thừa các nghiên cứu trước đây đồng thời đề cập mức độ ảnh hưởng của các nhân tố mới có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán nhằm giúp cho các đơn vị cung cấp dịch vụ hiểu rõ các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn dịch vụ cũng như nhu cầu, kỳ vọng của doanh nghiệp để từ đó có phương hướng hoàn thiện dịch vụ tốt hơn. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Phân tích các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ kế toán và đưa ra giải pháp cung cấp dịch vụ cho SMES. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng sử dụng dịch vụ kế toán của SMES hiện nay nhằm tìm ra mặt tích cực và hạn chế. - Xác định và đo lường các yếu tố chính tác động đến hành vi lựa chọn dịch vụ kế toán, thông qua các yếu tố đó tìm ra nhu cầu, mục tiêu thực sự của doanh nghiệp khi sử dụng loại hình dịch vụ này. 8
  13. - Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm giúp doanh nghiệp có thêm thông tin khi ra quyết định thuê ngoài dịch vụ kế toán. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề tài cần trả lời được những câu hỏi sau: − Thực trạng sử dụng các dịch vụ kế toán của SMES hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh? − Xác định và đo lường những yếu tố nào tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ kế toán thuê ngoài? 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ kế toán của doanh nghiệp. Đối tượng khảo sát là Chủ doanh nghiệp/Giám đốc/Phó giám đốc/Ban lãnh đạo SMEs có sử dụng dịch vụ kế toán trên địa bàn quận 3. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: SMEs đang hoạt động tại địa bàn quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi về thời gian: Đề tài thực hiện nghiên cứu lấy số liệu thứ cấp trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 đến tháng 09 năm 2020, số liệu sơ cấp được khảo sát, điều tra từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 04 năm 2021. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện phân tích đề tài, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp định tính và định lượng. Để làm rõ một số nhân tố tác động và hiệu chỉnh các nhân tố cần thiết trước khi đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức đề tài còn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn, phương pháp phỏng vấn chuyên gia, phương pháp định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, đo lường và xử lý dữ liệu nhằm đạt được kết quả có độ chính xác nhất. 9
  14. 4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính Phương pháp nghiên cứu định tính nhằm kiểm định nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ kế toán đã công bố của các nghiên cứu trước, đồng thời khám phá nhân tố mới. Trên cơ sở kế thừa mô hình đã nghiên cứu trước để kiểm định lại nghiên cứu của mình, xác định những vấn đề đã được thống nhất, các vấn đề còn đang tranh luận, đồng thời căn cứ vào cơ sở lý thuyết, quan sát thực tế, phân tích và suy luận đưa ra cách nhìn nhận vấn đề của tác giả, từ đó xác định những khoảng trống nghiên cứu, nhìn nhận tổng thể các vấn đề tồn tại cần giải quyết để đưa ra một số hàm ý quản trị cho đề tài nghiên cứu. Ngoài ra đề tài cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn như nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật, các tạp chí chuyên ngành, các nghiên cứu, số liệu báo cáo ngành,… lấy số liệu thứ cấp để làm cơ sở lý luận cho đề tài. Kỹ thuật phỏng vấn cũng được thực hiện để thu thập những thông tin cần thiết trong nghiên cứu như thông tin về quan điểm, nhận định, mong muốn, ý kiến của đối tượng phỏng vấn về các yếu tố mà họ quan tâm khi quyết định sử dụng dịch vụ kế toán. Từ đó đề xuất giả thuyết nghiên cứu phù hợp với thực tế. 4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng Nghiên cứu chủ yếu được tiến hành bằng phương pháp định lượng. Thông qua mẫu khảo sát bảng câu hỏi theo lựa chọn ngẫu nhiên đối với các đối tượng nghiên cứu trên địa bàn là các chủ doanh nghiệp, giám đốc, phó giám đốc hoặc ban lãnh đạo doanh nghiệp (do những đối tượng này chịu tác động và là người trực tiếp ra quyết định việc thuê ngoài dịch vụ kế toán) đã và đang sử dụng dịch vụ kế toán trên địa bàn, dữ liệu sơ cấp thu thập được sẽ xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Sử dụng hệ số Cronbach Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo, sau đó sử dụng công cụ khám phá nhân tố EFA để xác định các nhân tố, kết quả sau EFA sẽ được kiểm định thỏa mãn các điều kiện để phân tích hồi quy bội nhằm đánh giá ảnh hưởng của từng nhân tố đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của đối tượng nghiên cứu. Sau đó kết luận mô hình, bàn luận kết quả nghiên cứu và đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ. 10
  15. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5.1 Ý nghĩa khoa học Trên cơ sở kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước và kết quả nghiên cứu đạt được sau khi thực hiện đề tài này, nghiên cứu giúp xác định các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài còn là nguồn dữ liệu tham khảo chất lượng cho các nghiên cứu có liên quan sau này. 5.2 Ý nghĩa thực tiễn Đề tài mang tính ứng dụng cao, có thể áp dụng rộng rãi vào thực tiễn. Đề tài không chỉ giúp các doanh nghiệp cung cấp dịch nắm bắt được tâm lý khách hàng, các nhân tố chính tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ kế toán cũng như các hạn chế hiện tại của nhà cung cấp dịch vụ để từ đó nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ tạo sự hài lòng, mở rộng đối tượng khách hàng mà còn giúp các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ có thêm nhiều thông tin và cái nhìn thấu đáo hơn đối với nhu cầu của doanh nghiệp và cân nhắc lựa chọn sử dụng các nguồn lực thuê ngoài một cách tốt nhất. Ngoài ra, đề tài còn có đóng góp đối với ngành nghề dịch vụ kế toán hiện nay, là tiền đề để từng bước hoàn thiện dịch vụ ngành theo hướng tiếp cận mới, cách làm mới, đưa dịch vụ kế toán thực sự phát triển thành một dịch vụ hữu ích giảm thiểu chi phí tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Do đặc thù địa bàn quận 3 có nét tương đồng với một số quận trung tâm như quận 1 và quận 10 về số lượng doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, loại hình kinh doanh,… nên kết quả nghiên cứu có thể xem xét áp dụng thực tiễn tại địa bàn các quận này. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, đề tài nghiên cứu được bố trí thành năm chương, ở mỗi chương sẽ giải quyết, làm rõ một phần của đề tài nghiên cứu cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu 11
  16. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận nghiên cứu Chương 5: Kết luận và kiến nghị 12
  17. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Hiện tại trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về dịch vụ kế toán được thực hiện trong các khoảng thời gian khác nhau từ nhiều quốc gia khác nhau. Điều này cho thấy không riêng tại Việt Nam mà còn nhiều nước trên thế giới đang gặp phải những vấn đề khi cung cấp và sử dụng dịch vụ kế toán. Có nhiều quan điểm khác nhau từ phía các tác giả xoay quanh vấn đề sử dụng dịch vụ kế toán trong thời gian qua. Tác giả xin nêu ra một số công trình tiêu biểu như sau: Công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Ruta Sneidere, Inga Bumane, Jelena Lascenko (2013), “Accounting outsourcing services in Latvia: problems and possible solutions – Tạm dịch: Dịch vụ kế toán thuê ngoài ở LATVIA: Thực trạng và giải pháp”. Các tác giả thực hiện nghiên cứu về sự phát triển của dịch vụ kế toán ở Latvia trong bối cảnh lịch sử, thực hiện phân tích thị trường dịch vụ kế toán, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kế toán và phát triển các giải pháp khả thi cho việc cải thiện chất lượng của các dịch vụ này. Mục đích của nghiên cứu là nghiên cứu khả năng phát triển của các dịch vụ kế toán và phát hiện ra các vấn đề tồn tại để đưa ra các khuyến nghị và giải pháp khả thi cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán ở Latvia. Để đạt được mục tiêu đề ra, nhóm tác giả nghiên cứu sự phát triển của dịch vụ kế toán tại Latvia trong bối cảnh lịch sử, thực hiện phân tích thị trường dịch vụ kế toán, thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kế toán và phát triển giải pháp nâng cao chất lượng của các dịch vụ này. Nguồn gốc của dịch vụ kế toán ở Latvia nên liên quan đến E. Lauris, Giáo sư từ Thụy Sĩ, người thành lập văn phòng kế toán đầu tiên vào năm 1901, nhưng vào cuối năm 1930 các văn phòng đã lan rộng khắp Châu Âu. Phòng kế toán thực hiện kế toán cho các công ty nông nghiệp và thủ công. Tại Latvia, văn phòng đầu tiên của loại hình này bắt đầu hoạt động vào năm 1923, và trong năm hoạt động đầu tiên, nó đã cung cấp dịch vụ cho 71 công ty nông nghiệp, con số của họ thay đổi trong những năm tiếp theo với xu hướng tăng. Nghiên cứu cũng đưa ra các lý do phổ biến cho quyết định thuê ngoài ở Latvia là: (1) Giảm và kiểm soát chi phí hoạt động; (2) Tập trung nguồn lực chính cải thiện công ty; (3) 13
  18. Được tiếp cận với các nguồn lực đẳng cấp thế giới; (4) Sử dụng tài nguyên nội bộ cho các mục đích khác; (5) Không phải tốn thời gian để quản lý một chức năng hoặc nằm ngoài tầm kiểm soát; (6) Không đủ nguồn lực nội bộ; (7) Chia sẻ rủi ro với một công ty đối tác. Nghiên cứu cũng sử dụng kết quả từ các nghiên cứu trước để đưa ra các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ kế toán thuê ngoài. Tác giả dẫn nghiên cứu của Kronbergs (2011) đưa ra các tiêu chí chính khi chọn nhà cung cấp dịch vụ thuê ngoài là chất lượng dịch vụ, giá cả phù hợp, năng lực, khả năng tối ưu hóa chi phí, danh tiếng, và điều quan trọng là nhà cung cấp dịch vụ có được đảm bảo với bảo hiểm của bên thứ ba chống lại những tổn thất có thể xảy ra. Việc sử dụng rộng rãi hơn các dịch vụ kế toán ở Latvia đã bị cản trở bởi các chủ trang trại phải thực hiện rất nhiều công việc kế toán, vấn đề thứ hai liên quan đến sự cạnh tranh - Cục Thống kê Quốc gia được cung cấp dịch vụ kế toán miễn phí. Kết quả nghiên cứu cho thấy những vấn đề tồn tại trong thị trường dịch vụ kế toán là do hai nguyên nhân chính. Một là việc không có quy chế, tiêu chí cho việc hành nghề dịch vụ kế toán, hai là việc môi trường cạnh tranh không lành mạnh do cơ chế quản lý của cơ quan nhà nước. Đối với nghiên cứu của Ajmal Hafeez & Otto Andersen (2014) “Factors Influencing Accounting Outsourcing Practices among SMEs in Pakistan Context: Transaction Cost Economics (TCE) and Resource-Based Views (RBV) Prospective – Tạm dịch: Các yếu tố ảnh hưởng đến thực tiễn thuê ngoài kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Pakistan: Triền vọng về chi phí giao dịch (TCE) và quan điểm dựa trên nguồn lực (RBV)”. Nghiên cứu này được thực hiện để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ ở Pakistan về thuê ngoài dịch vụ kế toán, so sánh và đưa ra ưu khuyết về chi phí giao dịch (TCE) và dựa trên nguồn lực chế độ xem (RBV), từ đó đưa ra quyết định nên thuê ngoài hay sử dụng nguồn lực nội tại. Nghiên cứu thực hiện khảo sát lấy mẫu thuận tiện trên 302 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chín thành phố ở Pakistan, đồng thời nghiên cứu còn sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia là chủ sở hữu, quản lý, giám đốc tài chính. Kết quả phân tích hồi quy bội nghiên cứu cho 14
  19. thấy tần suất thực hiện công việc kế toán, tính đặc thù của của công ty, chủ nghĩa cơ hội, sự tin tưởng vào kế toán và mức độ cạnh tranh có ảnh hưởng đáng kể đến việc thuê ngoài kế toán. Ngoài ra mối quan hệ giữa năm biến kiểm soát như giới tính, giáo dục điều hành, kinh nghiệm, quy mô công ty, tuổi công ty và cường độ thuê ngoài trong phương trình hồi quy tuyến tính vẫn có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên sau khi kiểm định kết quả của nghiên cứu cho thấy các biến kiểm soát (giới tính, giáo dục, kinh nghiệm, quy mô doanh nghiệp và tuổi công ty) không liên quan đến quyết định thuê ngoài dịch vụ kế toán. Nghiên cứu đề xuất các doanh nghiệp vừa và nhỏ với hạn chế về nguồn lực nên chuyển các phương thức kế toán nội bộ truyền thống của họ sang phương thức thuê kế toán chuyên nghiệp bên ngoài. Một nghiên cứu khác có liên quan đến vấn đề thuê ngoài dịch vụ kế toán ở quốc gia Kenya của nhóm tác giả Gideon M. Mwangi, Agness Mutiso, Daniel Mungai (2018) “Assessing the Influence of Accounting Outsourcing on Financial Performance of Small and Medium Enterprises in Thika Subcounty, Kenya – Tạm dịch: Đánh giá ảnh hưởng của việc thuê ngoài kế toán đối với hiệu quả tài chính của SMEs tại quận Thika, Kenya”. Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của thuê ngoài kế toán đối với hoạt động tài chính của SMEs. Nghiên cứu có cỡ mẫu quan sát là 368 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực Thika và kết luận rằng thuê ngoài kế toán có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động tài chính của SMEs. Nghiên cứu khuyến nghị rằng các nhà quản lý và chủ sở hữu của SMEs nên tìm kiếm dịch vụ từ các dịch vụ kế toán vì điều này có thể làm tăng chất lượng của hồ sơ tài chính và có thể cải thiện hoạt động tài chính của SMEs của họ. Nghiên cứu đưa ra giả thuyết thuê ngoài dịch vụ kế toán không ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của các SMEs ở Thika. Các chỉ số cụ thể của dịch vụ kế toán trong nghiên cứu là trình độ chuyên môn, quy mô của công ty, tuổi của công ty, và danh tiếng công ty, chỉ số hoạt động tài chính bao gồm khả năng sinh lời. Kết quả nghiên cứu kết luận rằng sử dụng dịch vụ kế toán thuê ngoài có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả tài chính của SMEs, cụ thể các nhân tố ảnh hưởng lớn là trình độ chuyên môn của kế toán viên và danh tiếng của công ty cung cấp dịch vụ còn yếu tố quy mô công ty không có ý nghĩa khi thực hiện kiểm định. 15
  20. Thêm vào đó kết quả nghiên cứu của Adele Oosthuizen, Jurie van Vuuren, Melodi Botha (2020) “Compliance or management: The benefits that small business owners gain from frequently sourcing accounting services – Tạm dịch: Tuân thủ hoặc quản lý: Những lợi ích mà các chủ doanh nghiệp nhỏ thu được từ việc thuê ngoài các dịch vụ kế toán”. Mục đích của nghiên cứu này là để xác định lợi ích mà các chủ doanh nghiệp nhỏ thu được từ việc họ sử dụng các loại dịch vụ kế toán khác nhau từ nhà cung cấp bên ngoài. Số lượng mẫu thu thập là 422 mẫu từ các chủ doanh nghiệp nhỏ tại Nam Phi với quy mô công ty không quá 200 nhân viên. Nghiên cứu đưa ra các giả thuyết về mối liên hệ giữa tần suất sử dụng dịch vụ kế toán với các lợi ích đạt được. Kết quả cho thấy cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường xuyên sử dụng các dịch vụ kế toán thông thường hơn từ các cá nhân hành nghề kế toán và nhận thấy mối quan hệ này không chỉ mang lại lợi ích tuân thủ đáng kể mà còn mang lại lợi ích quản lý cho các chủ doanh nghiệp nhỏ. Nghiên cứu cũng cho rằng các doanh ngiệp nhỏ nên sử dụng dịch vụ kế toán từ các công ty dịch vụ kế toán nhỏ, những người hành nghề kế toán nhằm tối ưu kỹ năng, tài chính và nâng cao lợi thế cạnh tranh. Một điều thú vị là vào năm 2019 một nghiên cứu có kết quả mâu thuẫn với các nghiên cứu khác về vấn đề nên hay không nên sử dụng dịch vụ kế toán thuê ngoài thực hiện ở Croatia được đề cập là nghiên cứu của Tác giả Andrijana Rogosic (2019) “Accounting outsourcing issues – Tạm dịch: Vấn đề thuê ngoài Kế toán”. Nghiên cứu cho ràng rằng phần lớn các công ty siêu nhỏ thuê ngoài kế toán và điều này có liên quan đến cung cấp thông tin quan trọng trong hoạt động kế toán do đó dẫn đến thiếu nhu cầu về thông tin kế toán trong hoạt động kinh doanh hàng ngày. Một dẫn chứng về mặt tiêu cực của việc thuê ngoài dịch vụ kế toán được Andrijana Rogosic đề cập trong nghiên cứu là nghiên cứu của Bagienska (2016). Nghiên cứu này chỉ ra nhược điểm của thuê ngoài kế toán là: thiếu khả năng tiếp cận sổ sách kế toán, thiếu thông tin về tình hình tài chính của công ty từ nhà cung cấp dịch vụ kế toán, thiếu các phân tích tài chính về tính thanh khoản, khả năng sinh lời và đo lường chi phí giữa các dịch vụ được cung cấp. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm dựa trên khảo sát. Dữ liệu Sau khi được thu 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2