intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tăng cường tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro của các Doanh nghiệp FDI tại tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: Matroinho | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:165

24
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài “Tăng cường tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro các doanh nghiệp FDI tại Bình Dương” được tác giả thực hiện nhằm phân tích, tìm hiểu các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro các doanh nghiệp FDI tại Bình Dương và góp phần đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tăng cường tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro của các Doanh nghiệp FDI tại tỉnh Bình Dương

  1. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT ĐOÀN THỊ THANH NGA TĂNG CƯỜNG TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ THEO HƯỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN BÌNH DƯƠNG – NĂM 2020
  2. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT ĐOÀN THỊ THANH NGA TĂNG CƯỜNG TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ THEO HƯỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS TRẦN VĂN TÙNG BÌNH DƯƠNG – NĂM 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Tăng cường tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro của các Doanh nghiệp FDI tại tỉnh Bình Dương” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Những số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Đoàn Thị Thanh Nga
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Kinh tế; Viện đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Thủ Dầu Một; tất cả quý Thầy Cô đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Trần Văn Tùng đã rất tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài luận văn để tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của bản thân. Tôi cũng không quên cảm ơn quý anh chị đồng nghiệp; quý anh chị là cán bộ, công nhân viên của các công ty FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã ủng hộ và trả lời câu hỏi khảo sát để tôi có dữ liệu phục vụ thực hiện đề tài. Mặc dù, tôi đã cố gắng rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Nhưng do hạn chế về mặt thời gian cùng với việc thiếu kinh nghiệm trong nghiên cứu nên đề tài luận văn chắc chắn còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn nữa. Bình Dương, ngày 30 tháng 09 năm 2020 Tác giả ĐOÀN THỊ THANH NGA
  5. iii TÓM TẮT Đề tài: “Tăng cường tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro các doanh nghiệp FDI tại Bình Dương” được tác giả thực hiện nhằm phân tích, tìm hiểu các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro các doanh nghiệp FDI tại Bình Dương và góp phần đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp này. Thông qua việc lược khảo một số đề tài nghiên cứu trước đây, các cơ sở lý thuyết về các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro các doanh nghiệp FDI tại Bình Dương, cũng như tính cấp thiết khoa học thực tiễn của đề tài. Tác giả đã đưa ra mô hình giả thiết gồm 08 nhân tố ảnh hưởng đến nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro các doanh nghiệp FDI tại Bình Dương. Kết quả nghiên cứu đã xác định mô hình nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn cao, mô hình hồi qui có mức độ giải thích cao đến 64,7%, còn lại 35,3% là do tác nhân bên ngoài mô hình và sai số tự nhiên tác động. Kết quả hồi quy tuyến tính theo hệ số Beta chuẩn hóa đã xác định được có 8 nhân tố gồm: Môi trường kiểm soát; Thiết lập mục tiêu; Nhận diện sự kiện tiềm tàng; Đánh giá rủi ro; Phản ứng rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Thông tin và truyền thông; Giám sát đều có tác động cùng chiều đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro các doanh nghiệp FDI tại Bình Dương. Ngoài ra, tác giả dựa trên các kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu đề xuất những kiến nghị để các DN FDI tại Bình Dương có thể tham khảo nhằm từng bước nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro cho đơn vị, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý cho đơn vị.
  6. iv MỤC LỤC Lời cam đoan ................................................................................................................... i Lời cảm ơn ...................................................................................................................... ii Tóm tắt ........................................................................................................................... iii Mục lục .......................................................................................................................... iv Danh mục các từ viết tắt ............................................................................................... vii Danh mục các bảng...................................................................................................... viii Danh mục các hình ..................................................................................................... viii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. Lý do đề tài ..................................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ..........................................................................................2 3. Câu hỏi nghiên cứu đề tài ............................................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài .....................................................................3 4.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................3 4.2 Phạm vi nghiên cứu: ..................................................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài ...................................................................................3 6. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................................4 7. Kết cấu luận văn ..........................................................................................................4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUÁT CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ....................................5 1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài .................................................................................5 1.2 Nghiên cứu khoa học công bố ở trong nước........................................................11 1.2 Nhận xét các công trình và xác định khoảng trống nghiên cứu ........................20 Kết luận chương 1 ........................................................................................................22 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...........................................................................23 2.1 Tổng quan về hệ thống KSNB ..............................................................................23 2.1.1 Khái niệm về KSNB .............................................................................................23
  7. v 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống KSNB ..........................................24 2.2 Các yếu tố cấu thành nên hệ thống KSNB theo hướng QTRR theo COSO- 2004…….. .....................................................................................................................28 2.2.1 Môi trường kiểm soát ...........................................................................................28 2.2.2 Thiết lập các mục tiêu...........................................................................................31 2.2.3 Nhận diện sự kiện tiềm tàng ................................................................................32 2.2.4 Đánh giá rủi ro ......................................................................................................33 2.2.5 Phản ứng rủi ro .....................................................................................................34 2.2.6 Hoạt động kiểm soát .............................................................................................35 2.2.7 Thông tin và truyền thông ....................................................................................37 2.2.8 Giám sát ................................................................................................................38 2.3 Lợi ích và hạn chế của kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro................39 2.3.1 Rủi ro và quản trị rủi ro trong doanh nghiệp ........................................................39 2.3.2 Lợi ích kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro .............................................40 2.3.3 Hạn chế kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro ...........................................41 2.4 Đặc điểm hoạt động của các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ảnh hưởng đến hệ thống KSNB theo hướng QTRR ........................................................42 2.4.1 Khái niệm về DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài..........................................42 2.4.2 Đặc điểm của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ảnh hưởng đến hệ thống KSNB theo hướng QTRR....................................................................................43 Kết luận chương 2 ........................................................................................................45 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................44 3.1 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................44 3.2 Quy trình nghiên cứu …….. .................................................................................44 3.2.1 Nội dung thực hiện nghiên cứu định tính ............................................................45 3.2.2 Nội dung thực hiện nghiên cứu định lượng ..........................................................50 3.3 Mô hình nghiên cứu chính thức vá các giả thuyết nghiên cứu……..................55
  8. vi 3.3.1 Nội dung thực hiện nghiên cứu định tính ............................................................55 3.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................56 Kết luận chương 3 ........................................................................................................59 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................61 4.1 Giới thiệu tổng quan về các DN FDI tỉnh Bình Dương .....................................61 4.2 Thống kê mẫu khảo sát .........................................................................................62 4.3 Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu ..............................................................65 4.3.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Crnbach’s Alpha .................................65 4.3.2 Phân tích khám phá EFA ......................................................................................65 4.3.3 Phân tích tương quan ............................................................................................69 4.3.4 Phân tích hồi quy ..................................................................................................70 4.3.5 Kiểm định mô hình hồi quy ..................................................................................71 4.4 Bàn luận kết quả nghiên cứu ................................................................................75 Kết luận chương 4 ........................................................................................................79 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ................................................80 5.1 Kết luận .................................................................................................................80 5.2 Một số hàm ý quản trị ..........................................................................................81 5.2.1 Đối với hoạt động nhận diện sự kiện tiềm tàng ....................................................81 5.2.2 Đối với hoạt động kiểm soát.................................................................................81 5.2.3 Đối với công tác phản ứng rủi ro và đánh giá rủi ro ............................................82 5.2.4 Đối với công tác thông tin và truyền thông ..........................................................83 5.2.5 Đối với hoạt động giám sát...................................................................................83 5.2.6 Đối với việc cải thiện môi trường kiểm soát .......................................................84 5.2.7 Đối với hoạt động thiết lập mục tiêu ....................................................................84 5.3 Giới hạn nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai .............................85 Kết luận chung .............................................................................................................89 Danh mục tài liệu tham khảo .....................................................................................90 Các Phụ lục
  9. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Giải thích I. Tiếng việt BCTC Báo cáo tài chính BCQT Báo cáo quản trị DN Doanh nghiệp HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ KSNB Kiểm soát nội bộ KTTC Kiểm toán tài chính QTRR Quản trị rủi ro TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh I. Tiếng Anh COSO Committee of Sponsoring Organization (Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận khi lập báo cáo tài chính – Gọi tắt là Ủy ban Treedway). ERM Enterprise Risk Management (Quản trị rủi ro doanh nghiệp). FDI Foreign direct investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài).
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Thống kê các công trình nghiên cứu nước ngoài……………..………….…..7 Bảng 1.2 Thống kê các công trình nghiên cứu trong nước……………………...……15 Bảng 3.1 Thang đo các yếu tố trong mô hình nghiên cứu ...........................................47 Bảng 4.1 Số lượng DN FDI tại tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 - 2019 ....................61 Bảng 4.2 Thống kê theo giới tính của đối tượng được khảo sát ..................................63 Bảng 4.3 Thống kê theo độ tuổi của đối tượng được khảo sát ....................................63 Bảng 4.4 Thống kê theo trình độ chuyên môn của đối tượng được khảo sát ..............63 Bảng 4.5 Thống kê theo chức vụ của đối tượng được khảo sát ...................................64 Bảng 4.6 Thống kê ý kiến khảo sát của các thang đo trong nghiên cứu ......................64 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Các thành phần của hệ thống quản trị rủi ro .................................................27 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ....................................................................................45 Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu chính thức ....................................................................56
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam ở nhiều lĩnh vực khác nhau là một chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sẽ góp phần thực hiện nhiều mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội quan trọng của đất nước nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng. Cùng với quá trình đổi mới và mở cửa nền kinh tế, Luật Đầu tư nước ngoài đã được Quốc hội thông qua và ban hành vào ngày 29/12/1987, đánh dấu bước ngoặt cho việc chính thức hóa dòng vốn ngoại đầu tư vào Việt Nam. Từ chủ trương đúng đắn đó, trải qua chặng đường hơn 30 năm đến nay, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng và đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hiện nay, tỉnh Bình Dương ngày càng thu hút nhiều DN đến đầu tư từ nhiều quốc gia khác nhau với nhiều quy mô và loại hình khác nhau, và trong thời gian gần đây khi cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc xảy ra, thì có rất nhiều DN từ các nước Mỹ- Châu Âu đến Việt Nam để đầu tư, Bình Dương là nơi có nhiều tiềm năng nhất để thu hút các nhà đầu tư. Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương, lũy kế đến hết quý 1 năm 2019, Bình Dương đứng thứ 3 cả nước (sau thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội) về thu hút vốn đầu tư nước ngoài với 3.585 dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 33,08 tỷ đô la Mỹ (bao gồm cả vốn đầu tư theo hình thức góp vốn/mua cổ phần/mua phần vốn góp trong tổ chức kinh tế). Quy mô trung bình dự án khoảng 9,1 triệu đô la Mỹ. Trong đó đầu tư vào các khu công nghiệp là 2.223 dự án với tổng vốn đầu tư là 21,3 tỷ đô la Mỹ, chiếm 65,7% số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn tỉnh. Bên cạnh những ưu điểm sẵn có như môi trường kinh doanh thông thoáng, anh ninh, chính trị ổn định,…yếu tố KSNB để đảm bảo an toàn về con người, tài sản, vốn,… trong quá trình sản xuất kinh doanh là một vấn đề quan trọng hiện các nhà đầu tư quan tâm nhằm hạn chế tối đa những rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời giúp cho doanh nghiệp xây dựng được một nền tảng quản lý vững chắc phục vụ cho quá trình mở rộng, phát triển đi lên của doanh nghiệp. Thực tế các cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua đã chứng minh KSNB là cần thiết đối với các tổ chức, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, đầu tư nước ngoài hay trong nước, hay dù hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào. Tuy nhiên, tại Việt Nam nói
  12. 2 chung và Tỉnh Bình Dương nói riêng thì KSNB theo hướng QTRR vẫn còn là vấn đề rất mới mẻ đối với các tổ chức, các doanh nghiệp trong nước, nhiều nhà quản lý vẫn chưa nhận thức được rõ tầm quan trọng của KSNB cũng như chưa xây dựng được một hệ thống KSNB hữu hiệu cho riêng doanh nghiệp mình. Tại diễn đàn “Cải cách và Phát triển Việt Nam- VRDF” diễn ra năm 2020, tiến sĩ Jonathan Pincus đã khẳng định đây khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các DN FDI nói riêng thường xuyên đối mặt với nhiều thách thức, rủi ro như quy mô và công nghệ, tăng trưởng quy mô, năng lực quản lý, công nghệ, đổi mới sáng tạo, rủi ro về nợ tín dụng, …. Ngoài ra, đối với các DN FDI thưởng phải đối mặt rủi ro lớn nhất là rủi ro về mặt pháp lý, nguyên nhân là do các DN này phải hoạt động trong môi trường pháp lý đặc thù của Việt Nam mà bản thân các chủ DN chưa có sự am hiểu tường tận và đầy đủ về quy định pháp lý của Việt Nam; các tranh chấp về lao động, tranh chấp về bảo hiểm xã hội, … thường xuyên xảy ra. Hơn nữa, trên thế giới, khái niệm KSNB đã ra đời từ đầu thế kỷ 19, được bổ sung hoàn thiện và phát triển thành một hệ thống lý luận nhằm phát hiện và ngăn chặn những gian lận và rủi ro của một tổ chức từ các công ty kiểm toán và các cơ quan chức năng, đồng thời xác định được những tiêu chuẩn làm cơ sở để đánh giá rủi ro và xây dựng việc quản lý rủi ro hiệu quả trong công tác quản lý. Vì vậy khi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt nam và áp dụng hệ thống KSNB dựa trên các công cụ đánh giá của COSO trong quá trình kinh doanh sẽ gặp một số khó khăn nhất định và chưa đạt được tính hữu hiệu và hiệu quả cao, để giải quyết vấn đề này tác giả đã chọn đề tài “Tăng cường tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro các doanh nghiệp FDI tại Bình Dương” để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài - Mục tiêu chung: Xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB theo hướng quản trị rủi ro của các doanh nghiệp FDI tại Bình Dương, từ đó đưa ra những kiến nghị giúp các doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống KSNB theo hướng quản trị rủi ro, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý trong kinh doanh của các doanh nghiệp.
  13. 3 - Mục tiêu cụ thể: ▪ Xác định các nhân tố các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB theo hướng quản trị rủi ro của các doanh nghiệp FDI tại tỉnh Bình Dương. ▪ Đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB theo hướng quản trị rủi ro của các doanh nghiệp FDI tại tỉnh Bình Dương. ▪ Đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB theo hướng quản trị rủi ro của các doanh nghiệp FDI tại tỉnh Bình Dương. 3. Câu hỏi nghiên cứu đề tài Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề tài cần trả lời rõ các câu hỏi sau: ➢ Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hệ thống KSNB theo hướng quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp FDI tại tỉnh Bình Dương? ➢ Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB theo hưởng quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp FDI tại tỉnh Bình Dương như thế nào? ➢ Cần phải làm gì để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB theo hướng quản trị rủi ro của các doanh nghiệp FDI tại tỉnh Bình Dương? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ các doanh nghiệp FDI tại tỉnh Bình dương. 4.2 Phạm vi nghiên cứu: Không gian nghiên cứu: Các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 9 năm 2020. Dữ liệu sơ cấp phục vụ nghiên cứu được tiến hành khảo sát, thu thập và xử lý làm sạch từ tháng 3/2020 đến tháng 7/2020. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài Phương pháp sử dụng để nghiên cứu là phương pháp hỗn hợp bao gồm phương pháp định tính và định lượng, cụ thể: - Phương pháp định tính: Kế thừa các nghiên cứu trước của các chuyên gia để tìm ra được các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, thảo luận với các chuyên gia có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và từ đó xây dựng bảng câu
  14. 4 hỏi khảo sát và chọn mẫu. Từ đó phân tích số liệu định tính, các biến được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp dựa theo thang đo. - Phương pháp định lượng: Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu theo mô hình định lượng nhân tố khám phá (EFA) để kiểm định mô hình nghiên cứu thông qua hỗ trợ phần mềm SPSS 22.0, cụ thể như sau: o Khảo sát thông qua bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. o Đánh giá giá trị và độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha o Phân tích nhân tố khám phá EFA. o Đánh giá và kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy. 6. Ý nghĩa của đề tài Ý nghĩa khoa học: Luận văn đã tổng hợp và khái quát hóa những điểm chung các công trình nghiên cứu trước đây có liên quan cũng như tìm hiểu cơ sở lý luận về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB theo hướng quản trị rủi ro trong doanh nghiệp, đồng thời kết hợp với khảo sát chuyên gia nhằm xây dựng được mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB theo hướng quản trị rủi ro của các doanh nghiệp FDI tại Bình Bương. Ý nghĩa thực tiễn: - Luận văn cũng đã đánh giá, đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB theo hướng quản trị rủi ro của các doanh nghiệp FDI tại Bình dương. - Luận văn đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB cho các doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý trong kinh doanh của các doanh nghiệp. 7. Kết cấu luận văn Nội dung chính của luận văn bao gồm 5 Chương như sau: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị.
  15. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Hệ thống KSNB là một vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu quan tâm, đã có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước nói về vấn đề này: Lembi Noorvee (2006) với nghiên cứu “Evaluation of the effectiveness of internal control over financial reporting” – Đánh giá hiệu quả KSNB đối với báo cáo tài chính. Nghiên cứu này đã sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát 3 công ty vừa tại Estoina, tác giả nghiên cứu đưa ra được những ưu điểm và khuyết điểm của hệ thống KSNB tại 3 công ty, tuy nhiên bài nghiên cứu chưa định lượng được mức độ tác động của 5 nhân tố của hệ thống KSNB, trong đó nhân tố giám sát; đánh giá rủi ro và thông tin và truyền thông có tác động mạnh đến hiệu quả KSNB đối với báo cáo tài chính của các công ty. Mẫu thực hiện là 3 công ty sản xuất có cùng hoạt động sản xuất, hệ thống quản lý gần giống nhau, nên chưa thể tổng quát hóa được hệ hống KSNB hữu hiệu. Amudo, A & Inanga, E.L (2009) với nghiên cứu “Evaluation of Internal Control Systems: A Case Study from Uganda - Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ: trường hợp nghiên cứu tại Uganda. Tạp chínghiên cứu quốc tế về Kinh tế Tài Chính. Nghiên cứu này tiến hành nghiên cứu các nước thành viên khu vực (RMCs) của Tổ chức Ngân Hàng Phát Triển Châu Phi (AFDB) tập trung vào Uganda ở Đông Phi. Nghiên cứu này được tiến hành đối với 11 dự án, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả, kết hợp phân tích để đánh giá các thành phần của hệ thống KSNB tại Uganda và đưa ra các đề xuất khác nhằm khắc phục những hạn chế đang tồn tại trong hệ thống. Trong mô hình nghiên cứu của tác giả có 6 thành phần ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB theo thứ tự từ cao đến thấp gồm: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát và công nghệ thông tin. Kết quả của nghiên cứu cho thấy ngoài 5 thành phần của hệ thống KSNB, nhân tố công nghệ thông tin cũng có ảnh hưởng đáng kể đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Karagiorgos, T, Giovanis, N., & Drogalas, G. (2011) với nghiên cứu “Evaluation of the Effectiveness of Internal Audit in Greek Hotel Business Karagiorgos” – Đánh giá hiệu quả của KSNB trong kinh doanh khách sạn. Nghiên cứu này được thực hiện tại các
  16. 6 khách sạn. Tác giả đã sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để thu thập khảo sát, sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo, sau đó phân tích bằng thống kê mô tả. Số liệu bảng khảo sát bài nghiên cứu sử dụng để khảo sát là 85 bảng được phát, tuy nhiên chỉ có thể sử dụng được 52 bảng. Kết quả của nghiên cứu cho thấy 5 nhân tố của HTKSNB tác động quan trọng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB và có tác động tích cực đến sự tồn tại và thành công của doanh nghiệp, và được sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp, đó là Môi trường kiểm soát; Hoạt động kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Giám sát và Thông tin, truyền thông. Mrs. C. T. Gamage (2014) với đề tài “A proposed research framework: Effectiness of internal control system in state commercial banks in Sri Lanka” - Hiệu quả của hệ thống KSNB tại các ngân hàng thương mại nhà nước ở Sri Lanka. Nghiên cứu này thực hiên tại các ngân hàng nhà nước ở Sri Lanka. Nghiên cứu sử dụng thống kê mô tả: Trung bình, chế độ, tỷ lệ, .... cùng với việc sử dụng phương pháp thống kê mô tả tương quan & hồi quy. Kết quả bài nghiên cứu đã đánh giá được tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các ngân hàng thương mại nhà nước, trong đó Đánh giá rủi ro; Giám sát và Thông tin, truyền thông có tác động mạnh đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB của các ngân hàng. Ekaterina Rosenkrans, Svetlana Åhlin (2015) với đề tài “Interrelationship between different componevnts of internal control” – Mối quan hệ giữa các thành phần khác nhau của KSNB. Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn và lý thuyết cơ sở cho bài nghiên cứu, tuy nhiên bài nghiên cứu chưa so sánh được với các đề tài trước vì thiếu các đề tài nghiên cứu tương tự, phương pháp thu thập dữ liệu phỏng vấn có thể thực hiện sự không chắc chắn có thể có trong dữ liệu thực nghiệm, bởi vì tác giả có thể giải thích kết quả củ phỏng vấn theo cách không bao gồm cách giải thích thực tế của người trả lời. Theo đó kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng giữa các yếu tố cầu thành hệ thống KSNB có mối quan hệ chặt chẽ và tác động hỗ trợ lẫn nhau, qua đó cùng góp phần nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong một tổ chức. Ho T.V (2016) với nghiên cứu “The Research of Factors Affecting the Effectiveness of Internal Control Systems in Commercial Banks-empirical Evidence in Viet Nam” - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống KSNB trong ngân hàng thương mại - bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam. Bài nghiên cứu đã sử
  17. 7 dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, EFA và MRA. Tác giả đã xác định được các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam bao gồm: Môi trường kiểm soát, Hoạt động kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Giám sát, Thông tin và truyền thông, Lợi ích nhóm. Buthaya Mahadeen, Rand Hani AlDmour, Bader Yousef Obeidat & Ali Tarhinni (2016) với nghiên cứu “Examining the Effect of the Organization’s Internal Control System on Organizational Effectiveness: A Jordanian Empirical Study” – Mức độ ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến hiệu quả tổ chức. Nghiên cứu thực nghiệm của Jordan. Thông qua bảng câu hỏi khảo sát 151 nhân viên quản lý trung cấp và cao cấp. Kết quả nghiên cứu đã xác định được nhân tố môi trường kiểm soát tác động mạnh mẽ nhất, tính hiệu quả của một tổ chức chịu ảnh hưởng to lớn của các nhân tố của hệ thống KSNB, dựa trên kêt quả kiến nghị để xây dựng hệ thống KSNB. Dựa vào các công trình nghiên cứu trên, tác giả lập bảng thống kê tóm tắt các công trình nghiên cứu nước ngoài cụ thể: Bảng 1.1: Thống kê các công trình nghiên cứu nước ngoài STT Tên đê tài Tác giả Phương Kết quả K pháp nghiên cứu he hổng nghiên cứu nghiên cứu 1 Evaluation of the Lembi Tác giả đã Bài nghiên Bài nghiên effectiveness of Noorvee sử dụng cứu đã đưa cứu chưa định internal control (2006). bảng câu hỏi ra những ưu lượng được over financial để khảo sát điểm và mức độ tác reporting. 3 công ty khuyết điểm động của từng vừa tại của hệ thống nhân tố của Estonia. KSNB tại 3 hệ thống công ty, từ KSNB; Mẫu đó kiến nghị thực hiện là 3 giải pháp để công ty nên hệ thống chưa thể tổng KSNB đạt quát hoá được
  18. 8 hiệu quả cao hệ thống nhất. KSNB hữu hiệu. 2 Evaluation of Amudo, A & Nghiên cứu Bài nghiên Nghiên cứu Internal Control Inanga, E.L này được cứu của tác này tiến hành Systems: A Case (2009) tiến hành giả chỉ ra 6 nghiên cứu Study from thực hiện thành phần các nước Uganda đối với 11 ảnh hưởng thành viên dự án. Tác đến tính hữu khu vực giả sử dụng hiệu của (RMCs) của phương HTKSNB. Tổ chức Ngân pháp thống Ngoài 5 Hàng Phát kê mô tả, kết thành phần Triển Châu hợp phân của hệ thống Phi (AFDB) tích để đánh KSNB, nhân tập trung vào giá các tố công nghệ Uganda ở thành phần thông tin Đông Phi, tuy của hệ thống cũng có ảnh nhiên mẫu KSNB. hưởng đáng khảo sát nhỏ, kể đến tính do đó chưa hữu hiệu của thể kêt luận hệ thống tổng quát hết KSN được vấn đề. 3 Evaluation of the Karagiorgos, Tác giả đã Kết quả là 5 Dữ liệu bảng Effectiveness of T., Giovanis, sử dụng nhân tố của khảo sát còn Internal Audit in N., & thang đo hệ thống khiêm tốn, Số Greek Hotel Drogalas, G. Likert 5 KSNB tác lượng bảng Business (2011). mức độ để động quan khảo sát 85 Karagiorgos thu thập trọng đến bảng khảo sát khảo sát, sử tính hữu được phát dụng hệ số hiệu của hệ nhưng chỉ có
  19. 9 Cronbach’s thống thể sử dụng Alpha để KSNB và có được 52 kết đánh giá độ tác động tích quả. tinh cậy cực đến sự thang đo, tồn tại và cuối cùng thành công phân tích của doanh bằng thống nghiệp. kê mô tả. 4 A proposed Mrs. C. T. Tác giả đã Bài nghiên Mặc dù hiện research Gamage phân tích dữ cứu đã đánh tại có rất framework: (2014). liệu từ 128 giá được sự nhiều chi Effectiness of khảo sát hữu hiệu của nhánh ngân internal control bằng phần hệ thống hàng đang system in state mềm SPSS, KSNB tại hoạt động tại commercial (a) Thống kê ngân hàng Sri Lanka, banks in Sri mô tả: thương mại nhưng nghiên Lanka. Trung bình, nhà nước. cứu chỉ tập Trung bình, trung vào hai Chế độ, Tỷ ngân hàng lệ, ... (b) thương mại Thống kê nhà nước và suy luận: 64 chi nhánh Tương quan chủ yếu đặt & Hồi quy. tại hai tỉnh trong số chín tỉnh của Sri Lanka, chưa thể đại diện cho tổng thể.
  20. 10 5 Interrelationship Ekaterina Tác giả đã Bài nghiên Chưa so sánh between different Rosenkrans, sử dụng cứu chỉ ra được với các components of Svetlana phương được mối đề tài trước, internal control. Åhlin (2015) pháp phỏng liên hệ chặt vì thiếu các vấn bản cấu chẽ và phức đề tài nghiên trúc và tạp giữa các cứu tương tự, phương nhân tố của pháp Lý hệ thống thuyết cơ KSNB. sở. 6 The Research of Ho T.V. Tác giả đã Xác định Chưa đề cập Factors Affecting (2016) sử dụng được các đến các ngân the Effectiveness phương nhân tố tác hàng nước of Internal pháp định động đến ngoài, chỉ Control Systems tính và định tính hữu khảo sát các in Commercial lượng thông hiệu của hệ ngân hang Banks-empirical qua hệ số thống Việt nam. Evidence in Viet Cronbach’s KSNB tại Nam Alpha, EFA các ngân và MRA ch hàng thương o bài nghiên mại ở Việt cứu. Nam bao gồm Môi trường kiểm soát, Hoạt động kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Giám sát, Thông tin và truyền thông
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2