Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của bất cân xứng thông tin đến phát triển tài chính ở Châu Á
lượt xem 7
download
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu ảnh hưởng của bất cân xứng thông tin đến phát triển tài chính ở các quốc gia ở Châu Á. Trong đó, đề tài chọn nghiên cứu trên nhóm nước có thu nhập thấp, trung bình thấp và trung bình cao để nghiên cứu tổng quan cho Châu Á vì đây là khu vực có thể tồn tại bất cân xứng thông tin cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của bất cân xứng thông tin đến phát triển tài chính ở Châu Á
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH _______________________ HOÀNG ANH ẢNH HƯỞNG CỦA BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN ĐẾN PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH Ở CHÂU Á LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh, năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH _______________________ HOÀNG ANH ẢNH HƯỞNG CỦA BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN ĐẾN PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH Ở CHÂU Á Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT Tp. Hồ Chí Minh, năm 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tôi với sự hướng dẫn của PGS. TS. Phan Thị Bích Nguyệt. Những số liệu thống kê trong nghiên cứu này được lấy từ nguồn đáng tin cậy và được trích dẫn rõ ràng. Nội dung và kết quả của nghiên cứu này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đó. Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2019 Tác giả luận văn Hoàng Anh
- i MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................i DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT..............................................iv DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. v DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ......................................................................vi CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................ 1 1.1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 4 1.5. Tính mới và đóng góp của đề tài .......................................................................... 4 1.6. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu ............................................................................ 5 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................. 6 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................... 7 2.1. Các khái niệm liên quan ....................................................................................... 7 2.1.1. Phát triển tài chính (Financial development) ........................................................ 7 2.1.2. Cơ quan tham chiếu tín dụng (Information Sharing Officers) .............................. 9 2.1.3. Đo lường độ bao phủ của các cơ quan tham chiếu tín dụng ............................... 11 2.2. Tổng quan lý thuyết ............................................................................................ 12 2.2.1. Lý thuyết bất cân xứng thông tin (Asymmetric Information) ............................. 12 2.2.2. Giảm bất cân xứng thông tin của các cơ quan tham chiếu tín dụng ................... 14 2.3. Tổng quan các nghiên cứu liên quan ................................................................. 16 2.3.1. Ảnh hưởng của bất cân xứng thông tin lên phát triển tài chính .......................... 16 2.3.2. Ảnh hưởng của lạm phát lên phát triển tài chính ................................................ 21 2.3.3. Ảnh hưởng của đầu tư lên phát triển tài chính .................................................... 22
- ii 2.3.4. Ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế lên phát triển tài chính ............................... 23 2.3.5. Ảnh hưởng của độ mở thương mại lên phát triển tài chính ................................ 23 2.3.6. Ảnh hưởng của viện trợ nước ngoài lên phát triển tài chính............................... 24 2.4. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................... 25 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................... 26 CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................... 27 3.1. Dữ liệu nghiên cứu............................................................................................... 27 3.2. Phương pháp ước lượng...................................................................................... 27 3.3. Mô hình nghiên cứu............................................................................................. 30 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................... 34 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ HỒI QUY ........................................................................ 35 4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu .................................................................................. 35 4.1.1. Thống kê mô tả .................................................................................................... 35 4.1.2. Ma trận tương quan ............................................................................................. 38 4.2. Phân tích hồi quy ................................................................................................. 40 4.2.1. Kiểm định một số giả định cơ bản của phương pháp ước lượng ........................ 40 4.2.2. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy ................................................................... 45 4.2.3. Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy ....................................................... 51 4.3. Bình luận kết quả nghiên cứu ............................................................................ 51 4.3.1. Ảnh hưởng của bất cân xứng thông tin lên phát triển tài chính .......................... 51 4.3.2. Vai trò của các cơ quan tham chiếu tín dụng trong việc thúc đẩy phát triển tài chính ............................................................................................................................. 53 4.3.3. Mối quan hệ phi tuyến giữa độ bao phủ của cơ quan đăng kí tín dụng công và phát triển tài chính .......................................................................................................... 56 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................... 58 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN ........................................................................................ 59 5.1. Kết luận ................................................................................................................ 59
- iii 5.2. Kiến nghị .............................................................................................................. 60 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo........................................... 61 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................... 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 64 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 67 DỮ LIỆU PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU......................................................................... 73
- iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ tắt Diễn giải 1 FDSD Cơ sở dữ liệu về phát triển tài chính và cấu trúc 2 FEM Fixed effects model (Mô hình tác động cố định) 3 IMF International Monetary Fund (Quỹ Tiền tệ Quốc tế) Organization for Economic Cooperation and Development (Tổ 4 OECD chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) 5 PCB Public Credit Registries (Cơ quan đăng kí tín dụng công) 6 PCR Private Credit Bureaus (Văn phòng thông tin tín dụng tư nhân) 7 REM Random effects model (Mô hình tác động ngẫu nhiên) 8 WBES Khảo sát môi trường kinh doanh Ngân hàng Thế giới 9 WDI chỉ số phát triển của World Bank World 10 Ngân hàng Thế giới Bank
- v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2-1 So sánh PCR và PCB..................................................................................... 10 Bảng 3-1 Tóm tắt giả thuyết nghiên cứu ....................................................................... 30 Bảng 3-2 Tóm tắt các biến nghiên cứu ......................................................................... 32 Bảng 4-1 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu............................................................. 35 Bảng 4-2 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình (1) .......................... 38 Bảng 4-3 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình (2) .......................... 39 Bảng 4-4 Hệ số VIF ...................................................................................................... 41 Bảng 4-5 Kết quả kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian ...................................... 41 Bảng 4-6 Kết quả kiểm định Hausman Test ................................................................. 42 Bảng 4-7 Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi ...................................... 44 Bảng 4-8 Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan ............................................... 44 Bảng 4-9 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy (1 và 2) ................................................ 46 Bảng 4-10 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy (3 và 4) .............................................. 48 Bảng 4-11 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy (5 và 6) .............................................. 50
- vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 3-1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 29
- vii ẢNH HƯỞNG CỦA BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN ĐẾN PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH Ở CHÂU Á Tóm tắt Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của bất cân xứng thông tin đến phát triển tài chính ở các quốc gia thuộc nhóm thu nhập thấp, trung bình thấp và trung bình cao ở khu vực châu Á. Dựa trên nghiên cứu gốc của Asongu et al. (2016), độ bao phủ của các cơ quan tham chiếu tín dụng được sử dụng làm thước đo cho vai trò giảm bất cân xứng thông tin, tỷ trọng tín dụng trên tiền gửi của ngân hàng và tỷ trọng tín dụng trên tiền gửi của khu vực tài chính là hai thước đo cho phát triển tài chính. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ World Bank trong giai đoạn từ năm 2004 đến hết năm 2017, bao gồm dữ liệu của 33 quốc gia, tương ứng với 463 quan sát, được tổ chức dưới dạng dữ liệu bảng không cân. Kết quả nghiên cứu cho thấy ba kết luận đáng chú ý như sau: (i) Thứ nhất, hoạt động của các cơ quan tham chiếu tín dụng có tác động thúc đẩy phát triển tài chính thông qua việc giảm tình trạng bất cân xứng thông tin và hai hệ quả của tình trạng bất cân xứng thông tin. (ii) Thứ hai, cơ quan đăng kí tín dụng công có vai trò mạnh mẽ hơn so với văn phòng thông tin tín dụng tư nhân trong việc thúc đẩy phát triển tài chính. (iii) Thứ ba, nghiên cứu cũng tìm thấy mối quan hệ phi tuyến tính giữa hoạt động của các cơ quan đăng kí tín dụng công và phát triển tài chính. Từ khóa: Cơ quan tham chiếu tín dụng, phát triển tài chính, châu Á.
- viii INFORMATION ASYMMETRY AND FINANCIAL DEVELOPMENT IN ASIA Abstract This thesis examines the impact of information asymmetry on financial development in low-income, lower-middle-income, and upper-middle-income countries in Asia. In particular, this study focuses on public credit registries (PCR) and private credit bureaus (PCB) in increasing financial development in the Asia region. Based on the study of Asongu et al. (2016), the coverage of PCR and PCB are used as proxies for reducing information asymmetry whereas financial development is measured in terms of bank credit on bank deposits and financial credit on financial deposits. Research data were collected from the World Bank database for the period 2004-2017, including 33 Asia countries, corresponding to 463 observations, organized in the form of unbalanced panel data. The results show the following conclusions: (i) First, both PCR and PCB effect on increasing financial development by reducing information asymmetry and two information asymmetry problems. (ii) Second, PCR has a stronger role than PCB in increasing financial development. (iii) Third, there is a non-linear relationship between the operation of information sharing offices and financial development. Keywords: Information sharing offices, financial development, Asia countries.
- 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lí do chọn đề tài Doanh nghiệp đi vay thường bị hạn chế khả năng truy cập tài chính bởi sự không sẵn có của thông tin về uy tín tín dụng của họ, đặc biệt là tại các nền kinh tế chậm phát triển do tình trạng bất cân xứng thông tin (Asongu et al., 2016). Sự ra đời của các cơ quan tham chiếu tín dụng giúp cải thiện thông tin có sẵn về các công ty vay (và cá nhân), trong nỗ lực giảm bớt các hạn chế tài chính này. Thông tin do các cơ quan tham chiếu tín dụng cung cấp - từ tổng số khoản vay hiện tại, lịch sử trả nợ, phá sản trước đây, … - có thể cho phép người cho vay gia hạn tín dụng lớn hơn với lãi suất ưu đãi hơn đối với người vay. Nhiều nghiên cứu đã minh họa làm thế nào thông tin toàn diện giúp người cho vay dự đoán tốt hơn rủi ro vỡ nợ của người vay. Kallberg và Udell (2003) phát hiện ra rằng thông tin lịch sử được thu thập bởi cơ quan tham chiếu tín dụng có sức mạnh dự đoán rủi ro vỡ nợ mạnh mẽ. Một nghiên cứu của Barron và Staten (2003) cho thấy những người cho vay có thể giảm đáng kể tỷ lệ rủi ro vỡ nợ của họ bằng cách đưa thông tin người vay toàn diện hơn vào các mô hình dự đoán rủi ro vỡ nợ của họ. Một nghiên cứu tương tự - cụ thể ở Brazil và Argentina - đã tìm thấy tỷ lệ rủi ro vỡ nợ tương tự giảm khi có nhiều thông tin hơn về người vay (Powell, et al. 2004). Có thể thấy, các cơ quan tham chiếu tín dụng đang dần trở thành trung gian cung cấp thông tin tín dụng hữu ích cho các bên cho vay, qua đó góp phần tăng cường khả năng truy cập tài chính, thúc đẩy phát triển tài chính. Nhiều nghiên cứu lý thuyết đã chỉ ra tình trạng bất cân xứng thông tin đã và đang trở thành rào cản ảnh hưởng đến phát triển tài chính của các châu lục nhưng vai trò của các cơ quan tham chiếu tín dụng có thể là tích cực và/hoặc tiêu cực tùy thuộc vào mức độ phát triển của thị trường tài chính cũng như cơ chế vận hành của các hình thức cơ quan tham chiếu tín dụng (Asongu et al., 2016; Barth et al., 2009; Galindo & Miller, 2001; Love & Mylenko, 2003; Triki & Gajigo, 2012). Do đó, yêu cầu cấp thiết về việc nghiên cứu về những bất
- 2 cập trong thông tin ảnh hưởng như thế nào đến phát triển tài chính được đặt ra, đặc biệt là đối với các thị trường tài chính dễ tổn thương. Thị trường tài chính châu Á đang là tâm điểm đáng chú ý của cả thế giới dưới bóng ma của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung kéo dài. Theo nhận định của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF trong khuôn khổ Hội nghị thường niên Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới năm 2018, tăng trưởng kinh tế Châu Á được dự báo ở mức 5,4% trong năm 2019, giảm 0,2 phần trăm so với báo cáo đưa ra trước đó, thậm chí có thể giảm đến 0,9 phần trăm trong vài năm tới. Mặc dù nhận định nền kinh tế Châu Á đạt được nhiều thành công đáng chú ý trong năm thập kỷ qua, IMF cũng đánh giá rằng xu hướng thị trường tại các nền kinh tế mới nổi có thể tồi tệ hơn. Nguyên nhân chính là do tác động từ căng thẳng thị trường tài chính và thắt chặt tiền tệ ở một số nền kinh tế, đặc biệt là từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. IMF cũng cho biết chiến tranh thương mại không chỉ gây tổn thất cho chính tổng sản phẩm quốc nội của hai quốc gia này mà còn ảnh hưởng đáng kể đến các nước xuất khẩu hàng sang Trung Quốc thông qua các chuỗi giá trị toàn cầu. Nghiêm trọng hơn, căng thẳng thương mại kéo dài thậm chí có thể làm tổn thương thị trường tài chính, ngăn cản đầu tư cũng như thương mại của Châu Á và lan rộng mức ảnh hưởng cả toàn cầu. Dưới ảnh hưởng của chiến tranh thương mại, thị trường tài chính Châu Á trở nên dễ tổn thương hơn bao giờ hết. Do đó, áp lực của cuộc chiến tranh thương mại leo thang hiện nay đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết cần có một nghiên cứu về những bất cập trong thông tin ảnh hưởng như thế nào đến phát triển của thị trường tài chính, từ đó tìm ra giải pháp cải thiện phù hợp cho các nước ở Châu Á. Đây chính là động lực để tác giả hướng đến đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của bất cân xứng thông tin đến phát triển tài chính ở Châu Á”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu ảnh hưởng của bất cân xứng thông tin đến phát triển tài chính ở các quốc gia ở Châu Á. Trong đó, đề tài chọn nghiên cứu
- 3 trên nhóm nước có thu nhập thấp, trung bình thấp và trung bình cao để nghiên cứu tổng quan cho Châu Á vì đây là khu vực có thể tồn tại bất cân xứng thông tin cao. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau: - Phân tích ảnh hưởng của bất cân xứng thông tin thông qua vai trò của các cơ quan đăng kí tín dụng công và văn phòng thông tin tín dụng tư nhân đối với phát triển tài chính ở các nước Châu Á. - Đưa ra các hàm ý chính sách liên quan nhằm thúc đẩy phát triển tài chính ở các nước Châu Á. Nhằm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn đưa ra các câu hỏi nghiên cứu như sau: - Vai trò của các cơ quan tham chiếu tín dụng giúp làm giảm bất cân xứng thông tin như thế nào? - Bất cân xứng thông tin tác động đến phát triển tài chính như thế nào? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của vấn đề bất cân xứng thông tin đến phát triển tài chính tại các nước Châu Á. Trong đó, vấn đề bất cân xứng thông tin được xác định thông qua vai trò của các cơ quan đăng kí tín dụng công và văn phòng thông tin tín dụng tư nhân. Đồng thời, phát triển tài chính được xem xét ở khía cạnh độ sâu tài chính vì có liên quan trực tiếp đến vấn đề bất cân xứng thông tin. Hai thước đo đo của biến phụ thuộc phát triển tài chính được đo lường bằng tỷ trọng tín dụng trên tiền gửi của ngân hàng (kí hiệu biến BcBd) và tỷ trọng tín dụng trên tiền gửi của khu vực tài chính (kí hiệu biến FcFd). 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài về thời gian là giai đoạn 2004-2017. Tương ứng với năm bắt đầu 2004 là năm đầu tiên World Bank công bố chính thức các số liệu liên
- 4 quan đến hoạt động của các cơ quan đăng kí tín dụng công và văn phòng thông tin tín dụng tư nhân. Phạm vi nghiên cứu của đề tài về mặt không gian là các nước thuộc nhóm nước có thu nhập thấp, trung bình thấp và trung bình cao ở khu vực Châu Á. Dựa trên phân loại của World Bank tính cho năm 2017, có 33 quốc gia thuộc các nhóm phân loại trên. Danh sách các quốc gia thuộc mẫu nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu sẽ được trình bày cụ thể tại phần phụ lục của luận văn này. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Nhằm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Trong phương pháp nghiên cứu định lượng, luận văn xây dựng mô hình thực nghiệm đánh giá ảnh hưởng của bất cân xứng thông tin đến phát triển tài chính cho các quốc gia trong mẫu nghiên cứu. Các phương pháp ước lượng mô hình hồi quy dành cho bảng không cân được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm phương pháp bình phương tối thiểu (Pool OLS), phương pháp đánh giá tác động cố định (Fixed Effects Model – FEM), phương pháp đánh giá tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model – REM). Ngoài ra, do sự tồn tại (có thể có) của vấn đề nội sinh tiềm tàng trong mô hình hồi quy theo các nghiên cứu trước đó của (Asongu và cộng sự, 2016; Ivashina, 2009; Triki & Gajigo, 2012), luận văn sẽ giải quyết vấn đề nội sinh tiềm tàng này bằng cách lấy độ trễ 1 kỳ của các biến giải thích trong mô hình hồi quy khi thực hiện ước lượng mô hình hồi quy với phương pháp vừa chọn trong ba phương pháp ước lượng kể trên. 1.5. Tính mới và đóng góp của đề tài Các nghiên cứu trước đó cho thấy, hệ thống thông tin tín dụng ngày càng phát triển hoàn chỉnh và đóng góp không nhỏ trong sự phát triển của hệ thống tài chính ở mỗi quốc gia và khu vực. Các nghiên cứu dành cho các quốc gia ở Châu Phi và các nước khu vực OECD đã được các tác giả (Asongu et al., 2016; Love & Mylenko, 2003; Triki & Gajigo, 2012) thực hiện. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cho
- 5 các quốc gia thuộc nhóm nước có thu nhập thấp, trung bình thấp và trung bình cao ở khu vực Châu Á. Nhằm khai thác khoảng trống nghiên cứu trên đây, luận văn tiến hành thực nghiệm cho các nước ở khu vực Châu Á, qua đó cho phép so sánh đối chiếu kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước đó ở các khu vực khác trên thế giới. 1.6. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu Cấu trúc của đề tài nghiên cứu được bố cục bao gồm 5 chương cụ thể như sau: Chương 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Nội dung chương 1 trình bày về các vấn đề tổng quan của đề tài nghiên cứu, bao gồm lí do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tính mới và đóng góp của đề tài nghiên cứu và cấu trúc sơ bộ của đề tài nghiên cứu. Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN Nội dung chương 2 trình bày về các khái niệm liên quan được đề cập trong đề tài nghiên cứu, các lý thuyết nền tảng xoay quanh đề tài nghiên cứu và tổng quan các nghiên cứu liên quan từ trước đến nay. Chương 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nội dung chương 3 trình bày về dữ liệu nghiên cứu, phương pháp ước lượng và xây dựng các biến nghiên cứu và mô hình nghiên cứu. Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nội dung chương 4 trình bày kết quả hồi quy, bao gồm các kiểm định về các giả định của mô hình hồi quy, kết quả ước lượng mô hình hồi quy và bình luận các kết quả ước lượng này. Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Nội dung chương 5 trình bày về kết luận chung của đề tài nghiên cứu, các hàm ý chính sách được đề xuất từ kết quả nghiên cứu và hướng mở rộng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
- 6 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy tình trạng bất cân xứng thông tin đang trở thành rào cản đến phát triển tài chính của châu lục (Asongu et al., 2016; Barth et al., 2009; Galindo & Miller, 2001; Love & Mylenko, 2003; Triki & Gajigo, 2012). Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cho các quốc gia thuộc nhóm nước có thu nhập thấp, trung bình thấp và trung bình cao ở khu vực Châu Á, lục địa đang trở nên dễ tổn thương dưới áp lực của chiến tranh thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc. Đây là động lực thúc đẩy tác giả hướng đến luận văn với đề tài “Ảnh hưởng của bất cân xứng thông tin đến phát triển tài chính ở Châu Á”. Kế thừa nghiên cứu của (Asongu et al., 2016), luận văn tiến hành thực nghiệm cho các quốc gia ở khu vực Châu Á, thuộc nhóm nước có thu nhập thấp, trung bình thấp và trung bình cao, qua đó cho phép so sánh đối chiếu kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước đó ở các khu vực khác trên thế giới, từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp cho các quốc gia ở Châu Á.
- 7 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Các khái niệm liên quan 2.1.1. Phát triển tài chính (Financial development) Theo World Bank, khu vực tài chính được định nghĩa là một tập hợp trong đó bao gồm các thành tố là các tổ chức hoạt động trên thị trường, công cụ của thị trường, khung pháp lý ràng buộc và các quy định về việc thực hiện các giao dịch qua phương thức mở rộng tín dụng. Về cơ bản, sự phát triển của ngành tài chính là về việc khắc phục các chi phí phát sinh trong hệ thống tài chính. Quá trình giảm chi phí để có được thông tin, thực thi hợp đồng và thực hiện các giao dịch dẫn đến sự xuất hiện của hợp đồng tài chính, thị trường và trung gian. Các loại và sự kết hợp khác nhau của thông tin, thực thi và chi phí giao dịch kết hợp với các hệ thống pháp lý, quy định và thuế khác nhau đã thúc đẩy các hợp đồng tài chính, thị trường và trung gian khác nhau giữa các quốc gia và trong suốt lịch sử. Năm chức năng chính của một hệ thống tài chính là: (i) tạo ra thông tin về các khoản đầu tư tiềm năng và phân bổ vốn; (ii) giám sát các khoản đầu tư và thực hiện quản trị doanh nghiệp sau khi cung cấp tài chính; (iii) tạo điều kiện cho giao dịch, đa dạng hóa và quản lý rủi ro; (iv) huy động và tích lũy tiền tiết kiệm; và (v) nới lỏng việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Do đó, sự phát triển của ngành tài chính xảy ra khi các công cụ tài chính, thị trường và trung gian giảm bớt tác động của thông tin, thực thi và chi phí giao dịch và do đó thực hiện công việc tương ứng tốt hơn trong việc cung cấp các chức năng chính của ngành tài chính trong nền kinh tế. Nhiều nghiên cứu cho thấy sự phát triển của khu vực tài chính đóng một vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế. Nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua tích lũy vốn và tiến bộ công nghệ bằng cách tăng tỷ lệ tiết kiệm, huy động và tập hợp tiết kiệm, sản xuất thông tin về đầu tư, tạo điều kiện và khuyến khích dòng vốn nước ngoài, cũng như tối ưu hóa việc phân bổ vốn.
- 8 Các quốc gia có hệ thống tài chính phát triển tốt hơn có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn trong thời gian dài và nhiều bằng chứng cho thấy hiệu ứng này là mối quan hệ nhân quả: phát triển tài chính không chỉ đơn giản là kết quả của tăng trưởng kinh tế; bản thân nó đóng góp cho sự tăng trưởng này. Ngoài ra, phát triển tài chính giúp giảm nghèo và bất bình đẳng bằng cách mở rộng khả năng tiếp cận tài chính cho các nhóm nghèo và dễ bị tổn thương, tạo điều kiện quản lý rủi ro bằng cách giảm tính dễ bị tổn thương của họ, và tăng đầu tư và năng suất dẫn đến thu nhập cao hơn. Phát triển khu vực tài chính có thể giúp tăng trưởng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) bằng cách cung cấp cho họ quyền truy cập vào tài chính. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường sử dụng nhiều lao động và tạo ra nhiều việc làm hơn so với các doanh nghiệp lớn. Họ đóng một vai trò lớn trong phát triển kinh tế đặc biệt là ở các nền kinh tế mới nổi. Phát triển khu vực tài chính không chỉ là có các trung gian tài chính và cơ sở hạ tầng. Nó đòi hỏi phải có chính sách mạnh mẽ để điều chỉnh và giám sát tất cả các thực thể quan trọng. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhấn mạnh những hậu quả tai hại của các chính sách tài chính yếu kém. Cuộc khủng hoảng tài chính đã minh họa những hậu quả tai hại tiềm tàng của các chính sách của khu vực tài chính yếu đối với sự phát triển tài chính và tác động của chúng đối với kết quả kinh tế. Tài chính quan trọng cho sự phát triển - cả khi nó hoạt động tốt và khi nó gặp trục trặc. Cuộc khủng hoảng đã thách thức tư duy thông thường trong các chính sách của khu vực tài chính và đã dẫn đến nhiều cuộc tranh luận về cách tốt nhất để đạt được sự phát triển bền vững. Một thước đo tốt về phát triển tài chính là rất quan trọng để đánh giá sự phát triển của khu vực tài chính và hiểu được tác động của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Tuy nhiên, trên thực tế, rất khó để đo lường sự phát triển tài chính vì đây là một khái niệm rộng lớn và có nhiều khía cạnh. Công việc thực nghiệm được thực hiện cho đến nay thường dựa trên các chỉ số định lượng tiêu chuẩn có sẵn trong một chuỗi thời gian dài cho một loạt các quốc gia. Chẳng hạn, tỷ lệ tài sản
- 9 của các tổ chức tài chính trên GDP, tỷ lệ nợ phải trả trên GDP và tỷ lệ tiền gửi trên GDP. Tuy nhiên, vì khu vực tài chính của một quốc gia bao gồm nhiều tổ chức tài chính, thị trường và sản phẩm, các biện pháp này là ước tính sơ bộ và không nắm bắt được tất cả các khía cạnh của phát triển tài chính. Cơ sở dữ liệu phát triển tài chính toàn cầu của Ngân hàng Thế giới đã phát triển một khung gồm 4x2 khái niệm toàn diện nhưng tương đối đơn giản để đo lường sự phát triển tài chính trên toàn thế giới. Khung này xác định bốn bộ biến proxy đặc trưng cho một hệ thống tài chính hoạt động tốt: độ sâu tài chính, quyền truy cập, hiệu quả và tính ổn định. Bốn khía cạnh này sau đó được đo lường cho hai thành phần chính trong lĩnh vực tài chính, đó là các tổ chức tài chính và thị trường tài chính. 2.1.2. Cơ quan tham chiếu tín dụng (Information Sharing Officers) Nghiên cứu của (Asongu et al., 2016) sử dụng thuật ngữ cơ quan tham chiếu tín dụng là các tổ chức thu thập thông tin liên quan đến nghĩa vụ của cá nhân và người vay thương mại từ nhiều nguồn: nguồn công khai và điều tra trực tiếp (đối với doanh nghiệp), ngân hàng và công ty thẻ tín dụng (cho cá nhân) và người cho vay bán lẻ. Các thông tin thu thập sau đó được tổng hợp sau khi kiểm tra chéo cho một báo cáo toàn diện. Sau khi báo cáo được thiết lập, nó có thể được sử dụng bởi các chủ nợ trong tương lai. Dữ liệu từ các báo cáo về lịch sử tín dụng thường là thông tin có tính chất tiêu cực và tích cực, đáng chú ý là (i) thông tin tích cực (bao gồm chi tiết về tất cả số tiền mở và đóng cũng như về hành vi trả nợ) và (ii) thông tin tiêu cực. Các cơ quan tham chiếu tín dụng rất cần thiết cho việc cung cấp tín dụng cần thiết cho sự thịnh vượng của nền kinh tế vì chúng cho phép giảm thiểu sự bất cân xứng thông tin nhằm hạn chế khả năng của người cho vay đánh giá toàn diện hồ sơ rủi ro của người vay. Một mặt, dữ liệu từ lịch sử tín dụng cho phép giải quyết vấn đề lựa chọn bất lợi từ các chủ nợ vì chúng tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ nợ có uy tín, đặc biệt là trong các tình huống cần thông tin đầy đủ. Mặt khác, các cơ quan tham chiếu tín dụng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 835 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 309 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 347 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 192 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn