intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của các siêu thị, trung tâm thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Thanh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:136

33
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là phát hiện, đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành HTKSNB có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các siêu thị, trung tâm thương mại tại TP HCM. Trên cơ sở đó đề xuất các kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện HTKSNB cho các siêu thị, trung tâm thương mại. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của các siêu thị, trung tâm thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM _____  _____ NGUYỄN HẢI YẾN TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ CẤU THÀNH HỆ THỐNG KIẾM SOÁT NỘI BỘ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM _____  _____ NGUYỄN HẢI YẾN TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ CẤU THÀNH HỆ THỐNG KIẾM SOÁT NỘI BỘ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Kế toán Mã số : 8340301 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS VĂN THỊ THÁI THU
  3. Thành phố Hồ Chí Minh Năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của các siêu thị, trung tâm thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, được thực hiện và hoàn thành với sự góp ý của PGS.TS Văn Thị Thái Thu. Các số liệu, kết quả nghiên cứu là trung thực. Tôi cam đoan luận văn này chưa từng công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 03 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Hải Yến
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TÓM TẮT- ABSTRACT PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................... 3 3. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................... 3 4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 3 5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................. 4 6. Đóng góp của nghiên cứu ............................................................................................ 4 7. Cấu trúc của luận văn ................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ........................................ 6 1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài..................................................................................... 6 1.2 Các nghiên cứu trong nước ...................................................................................... 10 1.3 Nhận xét về các đề tài đã nghiên cứu và xác định khe hổng nghiên cứu ................ 12 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 14 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ................ 15 2.1 Tổng quan về kiểm soát nội bộ ................................................................................ 15 2.1.1 Khái niệm và bản chất chung về KSNB ............................................................ 15 2.1.2 Báo cáo của COSO 2013 ................................................................................... 16 2.1.3 Lợi ích và hạn chế của hệ thống KSNB............................................................. 21 2.2 Tổng quan về thị trường bán lẻ ................................................................................ 23
  5. 2.2.1 Khái niệm và các loại hình bán lẻ ...................................................................... 23 2.2.2 Đặc điểm hoạt động các ST, TTTM có ảnh hưởng đến HTKSNB ................... 25 2.3 Hiệu quả hoạt động .................................................................................................. 27 2.4 Lý thuyết nền........................................................................................................... 28 2.4.1 Lý thuyết Chaos ................................................................................................. 28 2.4.2 Lý thuyết ủy nhiệm ............................................................................................ 29 2.4.3 Lý thuyết về tâm lý xã hội tổ chức .................................................................... 30 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 31 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 32 3.1 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 32 3.2 Quy trình nghiên cứu ............................................................................................... 33 3.3. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu........................................................ 35 3.3.1 Mô hình nghiên cứu: .......................................................................................... 35 3.3.2 Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................ 36 3.4. Xây dựng thang đo và bảng câu hỏi khảo sát ......................................................... 36 3.4.1 Xây dựng thang đo ............................................................................................. 36 3.4.2 Bảng câu hỏi khảo sát ........................................................................................ 42 3.5 Xác định kích thước mẫu ......................................................................................... 43 3.6 Thu thập dữ liệu ....................................................................................................... 43 3.7 Phân tích dữ liệu ....................................................................................................... 44 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................ 45 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ......................................... 46 4.1 Sơ lược về hệ thống các siêu thị, TTTM tại TP HCM ............................................. 46 4.2 Thực trạng về hiệu quả hoạt động các siêu thị, TTTM tại TP HCM ....................... 48 4.3 Kết quả nghiên cứu định tính ................................................................................... 51 4.4 Kết quả nghiên cứu định lượng ................................................................................ 52 4.4.1 Thống kê mô tả mẫu: ......................................................................................... 52 4.4.2 Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. .............................. 53 4.4.2.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo MTKS........................................................... 54
  6. 4.4.2.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo ĐGRR........................................................... 55 4.4.2.3 Đánh giá độ tin cậy thang đo HĐKS ........................................................... 56 4.4.2.4 Đánh giá độ tin cậy thang đo thông tin và truyền thông ............................. 57 4.4.2.5 Đánh giá độ tin cậy thang đo giám sát ........................................................ 58 4.4.2.6 Đánh giá độ tin cậy thang đo kết quả của hệ thống KSNB ......................... 59 4.4.3 Kiểm định giá trị thang đo – phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA .. 60 4.4.3.1 Phân tích nhân tố EFA cho nhóm biến độc lập ........................................... 60 4.4.3.2 Phân tích nhân tố EFA cho nhóm biến phụ thuộc ....................................... 65 4.4.4 Tương quan và hồi quy ...................................................................................... 66 4.4.4.1 Kiểm định tương quan ................................................................................. 66 4.4.4.2 Phân tích hồi quy ......................................................................................... 68 4.4.4.3 Kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu: ....................... 70 4.4.5 Bàn luận kết quả nghiên cứu: ............................................................................ 71 4.4.6 So sánh với kết quả nghiên cứu trước................................................................ 72 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ................................................................................................ 74 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 75 5.1 Kết luận .................................................................................................................... 75 5.2 Kiến nghị .................................................................................................................. 76 5.2.1 Môi trường kiểm soát......................................................................................... 76 5.2.2 Đánh giá rủi ro ................................................................................................... 77 5.2.3 Hoạt động kiểm soát .......................................................................................... 78 5.2.4 Giám sát ............................................................................................................. 79 5.2.5 Thông tin và truyền thông.................................................................................. 80 5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................. 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Cụm từ tiếng việt COSO Ủy ban thuộc hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận khi lập BCTC ( The Committee of Sponsoring Organizations of the Tread Way Commission) CNTT Công nghệ thông tin ĐGRR Đánh giá rủi ro GS Giám sát HĐKS Hoạt động kiểm soát HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ HQHĐ Hiệu quả hoạt động HĐQT Hội đồng quản trị KSNB Kiểm soát nội bộ MTKS Môi trường kiểm soát NHTM Ngân hàng thương mại ST Siêu thị TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTTM Trung tâm thương mại TTTT Thông tin và truyền thông TT Thông tin
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Các biến quan sát của thang đo MTKS 37 Bảng 3.2 Các biến quan sát của thang đo ĐGRR 38 Bảng 3.3 Các biến quan sát của thang đo HĐKS 39 Bảng 3.4 Các biến quan sát của thang đo TTTT 40 Bảng 3.5 Các biến quan sát của thang đo GS 41 Bảng 3.6 Các biến quan sát của thang đo KQHĐ 42 Bảng 4.1 Số lượng siêu thị, trung tâm thương mại theo thành phần kinh 46 tế và theo quận huyện TP HCM năm 2017 Bảng 4.2 Tổng mức bán lẻ hàng hóa theo năm 48 Bảng 4.3 Tổng mức bán lẻ hàng hóa theo giá hiện hành phân theo loại 49 hình kinh tế Bảng 4.4 Tốc độ tăng trưởng các doanh nghiệp bán lẻ hàng hóa theo tỉ lệ 49 sở hữu Bảng 4.5 Tổng mức bán lẻ hàng hóa theo giá hiện hành phân theo nhóm 50 hàng Bảng 4.6 Phân loại theo giới tính 51 Bảng 4.7 Phân loại theo thâm niên 51 Bảng 4.8 Phân loại theo chức vụ 52 Bảng 4.9 Phân loại theo trình độ chuyên môn 52 Bảng 4.10 Thống kê độ tin cậy thang đo MTKS 53 Bảng 4.11 Thống kê tương quan biến tổng thang đo MTKS 54
  9. Bảng 4.12 Thống kê độ tin cậy thang đo ĐGRR 54 Bảng 4.13 Thống kê tương quan biến tổng thang đo đánh giá rủi ro 54 Bảng 4.14 Thống kê thống kê độ tin cậy thang đo HĐKS 55 Bảng 4.15 Thống kê tương quan biến HĐKS 55 Bảng 4.16 Thống kê độ tin cậy thang đo HĐKS (Lần 2) 56 Bảng 4.17 Thống kê tương quan biến HĐKS 56 Bảng 4.18 Thống kê độ tin cậy thang đo TTTT 57 Bảng 4.19 Thống kê tương quan biến tổng thang đo TTTT 57 Bảng 4.20 Thống kê độ tin cậy thang đo GS 58 Bảng 4.21 Thống kê tương quan biến tổng thang đo GS) 58 Bảng 4.22 Thống kê độ tin cậy thang đo kết quả 59 Bảng 4.23 Thống kê tương quan biến tổng thang đo kết quả 59 Bảng 4.24 Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s cho nhóm các biến độc lập 60 Bảng 4.25 Bảng phương sai trích 60 Bảng 4.26 Kết quả phân tích EFA nhân tố biến độc lập Ma trận xoay nhân 62 tố Bảng 4.27 Kết quả phân tích EFA nhân tố biến độc lập Ma trận xoay nhân 63 tố ( lần 3) Bảng 4.28 Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s cho biến phụ thuộc 64 Bảng 4.29 Bảng phương sai trích nhân tố phụ thuộc 65 Bảng 4.30 Bảng ma trận xoay nhân tố biến phụ thuộc 65 Bảng 4.31 Kết quả phân tích tương quan Pearson 66 Bảng 4.32 Bảng kết quả phân tích hệ số hồi quy 68
  10. Bảng 4.33 Kết quả phân tích ANOVA 68 Bảng 4.34 Bảng mức độ giải thích của mô hình 69 Bảng 4.35 Kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu 70 Bảng 5.1 Bảng sắp xếp thứ tự ảnh hưởng của các nhân tố 75
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Nội dung Trang Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 34 Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 35
  12. TÓM TẮT TIÊU ĐỀ: “ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ CẤU THÀNH HỆ THỐNG KIẾM SOÁT NỘI BỘ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TÓM TẮT: 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu: Hệ thống kiểm soát nội bộ rất quan trọng với doanh nghiệp bán lẻ đặc biệt loại hình kinh doanh hiện đại siêu thị, TTTM. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài nhằm xác định, phát hiện các nhân tố và đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố của hệ thống kiểm soát nội bộ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các siêu thị, TTTM ở TP HCM. 3. Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp. Mô hình nghiên cứu là nghiên cứu 5 nhân tố của HTKSNB là MTKS, ĐGRR, HĐKS, TTTT, GS có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của đơn vị. 4. Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu đã kết luận cả 5 nhân tố đều ảnh hưởng đến HQHD của đơn vị. 5. Kết luận và hàm ý: Về mặt lý luận khái quát, phát triển những vấn đề lý luận về HTKSNB trong các siêu thị, TTTM. Về mặt thực tiễn, hỗ trợ các siêu thị, TTTM nhìn nhận thực tế đơn vị so với những nhân tố đề tài nghiên cứu còn thiếu sót thì điều chỉnh để hệ thống KSNB hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao HQHD của đơn vị . TỪ KHÓA: tác động của các nhân tố, hệ thống kiểm soát nội bộ, hiệu quả hoạt động, siêu thị, trung tâm thương mại.
  13. ABSTRACT TITLE: "THE IMPACTS OF FACTORS COMPOSING THE INTERNAL CONTROL SYSTEM TO THE PERFORMANCE OF THE SUPERMARKETS, BUSSINESS CENTERS IN HO CHI MINH CITY”. SUMMARY: 1. Reasons for selecting research topics: The internal control system is very important for retail businesses, especially modern business types of supermarkets, bussiness centers. 2. Research objectives: The thesis aims to identify, detect the factors and measure the influence of each element of the internal control system affecting the performance of supermarkets and bussiness centers in HCMC. 3. Research method: The author uses mixed research method. Research model is to study 5 factors of internal control system, such as environmental control, risk assessment, operation control, information and communication, monitoring activities that positively affect performance. 4. Research results: The study has concluded that all 5 factors affect the operating results of the company. 5. Conclusion and implication: In general theory, develop theoretical issues about internal control systems in supermarkets and bussiness centers. In terms of practicality, supporting supermarkets and bussiness centers to recognize the reality of the company compared to the factors of research topics are inadequate, then adjust to the internal control system to be more complete, contributing to improve performance. KEY WORDS: the impact of factors, internal control systems, performance, supermarkets, bussiness centers.
  14. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngành bán lẻ Việt Nam hiện nay vừa có nhiều cơ hội cũng như lắm thách thức. Theo báo cáo “ Hàng tiêu dùng và Bán lẻ Việt Nam- Quý I/2019” của BMI tính đến năm 2017 giá trị thị trường hàng tiêu dùng vào khoảng 120 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng hàng năm gần 10% từ năm 2012-2017. Thêm vào đó theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định 7,08% năm 2018, thu nhập bình quân đầu người tăng năm 2018 ước đạt 58,5 triệu đồng/ năm, mức sống được cải thiện, dân số trẻ là thuận lợi lớn để phát triển ngành bán lẻ. Điều này làm thu hút thêm nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư thêm vào Việt Nam bằng nhiều mô hình và đang nỗ lực phát triển chuỗi. Các hình thức gia nhập rất đa dạng từ hoạt động đầu tư trực tiếp, mua bán, sát nhập cho đến liên doanh liên kết tạo nên sự sôi động cho thị trường bán lẻ và gia tăng sự cạnh tranh lên các thương hiệu nội địa. Thế mạnh của những thương hiệu ngoại là nền tảng tài chính mạnh, kinh nghiệm khai thác thị trường tốt, sự hậu thuẫn từ những nhà cung cấp. Ngược lại các doanh nghiệp Việt đa phần là doanh nghiệp nhỏ, để cạnh tranh phải biết phát huy lợi thế hiểu người dân bản địa, đáp ứng đúng sở thích mua sắm của khánh hàng và tâm lý “ người Việt dùng hàng Việt”. Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường bán lẻ năng động và hấp dẫn trong khu vực Châu Á và trên thế giới. Hiện nay đã có sự góp mặt của nhiều thương hiệu bán lẻ lớn trên thế giới như Big C, MM Mega Market, Lottle Mart, Aeon,... Không chỉ phủ rộng ở phân khúc siêu thị, đại siêu thị, trung tâm thương mại các tập đoàn nước ngoài còn phát triển mạnh mô hình cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini như các thương hiệu Family Mart, Bs mart, Circle K, Ministop, Shop&Go thay thế dần loại hình tiệm tạp hóa truyền thống. Các thương hiệu Việt với thế mạnh chuỗi các siêu thị phủ rộng thị trường cả nước đang phát triển mạnh phải kể đến Vinmart, Coop Mart, Satra. Theo nghiên cứu của Kantar Worldpanel Việt Nam, hiện nay chuỗi bán lẻ nội địa chiếm 75% thị phần, chuỗi ngoại chiếm 27% thị phần. Tuy nhiên doanh nghiệp nội chỉ chiếm lĩnh mô hình
  15. siêu thị và siêu thị mini, còn với mô hình đại siêu thị nhà bán lẻ ngoại chiếm 92%, cửa hàng tiện lợi chiếm 80% thị phần. Nhận thấy tiềm năng từ ngành bán lẻ nên nhiều doanh nghiệp tìm mọi cách mở rộng kinh doanh bằng cách mở rộng mạng lưới, tăng trưởng thị phần, tăng trưởng doanh thu mà quên đi việc xây dựng bộ máy kinh doanh bền vững thông qua Hệ thống kiểm soát nội bộ. HTKSNB yếu kém là để xảy ra những rủi ro về gian lận, thất thoát tài sản, hàng hóa; rủi ro hàng hóa không bán được bị hư hao nhiều; rủi ro hàng hóa không đảm bảo chất lượng ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng ảnh hưởng đến thương hiệu doanh nghiệp. Sự gian lận gia tăng có thể dẫn đến việc thua lỗ, gây hại cho cổ đông, nhân viên và các bên liên quan. Thực tế có một số thương hiệu lớn trên thế giới đã phải rút khỏi ngành ở Việt Nam như Metro, Parkson, Auchan cho thấy việc kinh doanh trong ngành này không hề dễ, thất bại do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân từ HTKSNB yếu kém cũng góp phần rất quan trọng. Việc hoàn thiện HTKSNB không chỉ giảm thiểu tỷ lệ gian lận mà còn giúp doanh nghiệp đối phó với môi trường cạnh tranh và nền kinh tế đang thay đổi nhanh chóng, sự thay đổi nhu cầu của khách hàng để hướng tới mục tiêu đem lại hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp. Khi nghiên cứu các đề tài có liên quan các nhân tố của HTKSNB ảnh hưởng tới KQHĐ của các siêu thị, TTTM tác giả nhận thấy có các nghiên cứu các nhân tố của HTKSNB ảnh hưởng KQHĐ các doanh nghiệp cụ thể, hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc các ngành khác chưa thấy nghiên cứu nào áp dụng cho ngành bán lẻ cũng như các siêu thị và TTTM. TP HCM là trung tâm kinh tế lớn nơi tập trung nhiều siêu thị, TTTM nhất cả nước. Vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “ Tác động của các nhân tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của các siêu thị, trung tâm thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh” với mong muốn góp phần đưa ra một nghiên cứu về mặt lý luận để giúp các siêu thị, TTTM hoàn thiện HTKSNB của doanh nghiệp mình hơn và đạt được KQHĐ cao.
  16. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung : Phát hiện, đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành HTKSNB có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các siêu thị, TTTM tại TP HCM. Trên cơ sở đó đề xuất các kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện HTKSNB cho các ST, TTTM. Mục tiêu cụ thể : Thứ nhất, phát hiện các nhân tố cấu thành HTKSNB ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các siêu thị, TTTM tại TP HCM. Thứ hai, đo lường đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố cấu thành HTKSNB đến hiệu quả hoạt động của các siêu thị, TTTM tại TP HCM Thứ ba, dựa vào kết quả nghiên cứu đề xuất các giải pháp, kiến nghị góp phần nâng HQHĐ của các siêu thị, TTTM tại TP HCM. 3. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Các nhân tố nào của HTKSNB có ảnh hưởng đến KQHĐ của các siêu thị, TTTM tại TP HCM? Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đến KQHĐ của các siêu thị, TTTM tại TP HCM như thế nào ? 4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố của HTKSNB ảnh hưởng đến KQHĐ của các siêu thị, TTTM tại TP HCM. Phạm vi nghiên cứu : Về không gian: các siêu thị, TTTM tại TP HCM. Về thời gian: từ tháng 01/2019 đến tháng 03/2019.
  17. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu là nghiên cứu cứu hỗn hợp khám phá, kết hợp nghiên cứu định tính với nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính: dựa vào các nghiên cứu đã được công bố của các luận văn, luận án, bài báo uy tín trong và ngoài nước, dựa vào khuôn mẫu của báo cáo COSO 2013, tác giả chọn lọc các nhân tố phù hợp của HTKSNB có ảnh hưởng đến KQHĐ của các ST, TTTM. Sau đó tác giả sử dụng kỹ thuật thảo luận tay đôi với các chuyên gia trong lĩnh vực dựa trên dàn bài thảo luận được thiết kế sẵn để điều chỉnh các thành phần của thang đo và góp phần hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát. Nghiên cứu định lượng: khảo sát những đối tượng từ nhân viên đến quản lý tại các ST, TTTM trên địa bàn TP HCM. Sử dụng phần mềm SPSS 20 để đánh giá giá trị và độ tin cậy của các thang đo bằng việc sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA; đánh giá, kiểm định mức độ phù hợp các giả thiết nghiên cứu thông qua mô hình hồi quy bội. Từ đó đưa ra kết luận và đề xuất kiến nghị góp phần hoàn thiện HTKSNB, nâng cao KQHĐ các siêu thị, TTTM tại TP HCM. 6. Đóng góp của nghiên cứu Về mặt khoa học Khái quát và phát triển những vấn đề lý luận về HTKSNB các siêu thị, TTTM; xây dựng mô hình các nhân tố của HTKSNB ảnh hưởng như thế nào đến KQHĐ trong các siêu thị, TTTM tại TP HCM. Vận dụng phương pháp kiểm định mô hình hồi quy đa biến để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố của HTKSNB ảnh hưởng như thế nào đến KQHĐ trong các siêu thị, TTTM tại TP HCM. Về mặt thực tiễn Xác định được các nhân tố của HTKSNB ảnh hưởng đến KQHĐ trong các siêu thị, TTTM tại TP HCM và đo lường tác động của từng nhân tố sẽ góp phần giúp các
  18. doanh nghiệp bán lẻ hoàn thiện HTKSNB, nâng cao KQHĐ và tăng cường khả năng phát triển bền vững của siêu thị, TTTM. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu đề tài bao gồm 05 chương theo trình tự từ lý thuyết đến thực nghiệm: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5: Kết luận và kiến nghị
  19. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC HTKSNB rất quan trọng với doanh nghiệp nên cũng được rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới nghiên cứu. Chương này tác giả sẽ tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến phân tích ảnh hưởng của các nhân tố của HTKSNB đến KQHĐ doanh nghiệp từ đó xác định khe hổng nghiên cứu, đưa ra các định hướng nghiên cứu của luận văn. 1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài Một số nghiên cứu có liên quan về ảnh hưởng của HTKSNB đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, các ngành khác nhau như sau: Mawanda ( 2008) với bài báo “Ảnh hưởng của HTKSNB đến hiệu quả tài chính trong một tổ chức học tập cao hơn ở Auganda” nghiên cứu tác động của HTKSNB đến HQHĐ tài chính tại Uganda. KSNB dựa trên các yếu tố như MTKS, HĐKS, kiểm toán nội bộ. HQHĐ được đo lường bằng các chỉ số tài chính như tỷ số thanh khoản, các biện pháp phòng ngừa rủi ro hoạt động tài chính. Kết quả nghiên cứu kết luận rằng có mối quan hệ thuận chiều giữa tính hữu hiệu của HTKSNB đến HQHĐ. Nyakundi và cộng sự ( 2014) với bài báo “Ảnh hưởng của HTKSNB đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp kinh doanh vừa và nhỏ tại thành phố Lisumu, Kenya”. Phương pháp nghiên cứu: thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi, phỏng vấn và báo cáo tài chính các doanh nghiệp. Sau khi có nghiên cứu định tính, thực hiện nghiên cứu định lượng là phân tích thống kê mô tả. Biến HQHĐ tài chính được đo lường bằng chỉ tiêu tài chính ROI. Kết quả nghiên cứu là có ảnh hưởng đáng kể giữa HTKSNB và HQHĐ tài chính của doanh nghiệp. Zipporah (2015) với bài báo “Ảnh hưởng của KSNB đến hiệu quả tài chính của công ty sản xuất ở Kenya”. Mục đích nghiên cứu: Mục tiêu tổng thể của nghiên cứu này là thiết lập các tác động của kiểm soát nội bộ đối với hiệu quả tài chính của các công ty sản xuất ở Nairobi Kenya.
  20. Mô hình nghiên cứu có các biến độc lập là MTKS, ĐGRR, HĐKS, TTTT, GS ; biến phụ thuộc hiệu quả tài chính được đo lường bằng chỉ tiêu ROA. Phương pháp nghiên cứu sử dụng thống kê mô tả và phân tích suy luận. Mẫu nghiên cứu từ dữ liệu 35 công ty trong giai đoạn 2013-2014. Kết quả nghiên cứu các biến độc lập là MTKS, ĐGRR, HĐKS, TTTT của HTKSNB có tác động tích cực đối với chỉ tiêu tài chính ROA và yếu tố còn lại GS tác động ngược chiều ROA. Hạn chế của nghiên cứu này là nghiên cứu chỉ tập trung vào 35 công ty sản xuất trong khi có hơn 500 công ty sản xuất các công ty ở Kenya, do đó những phát hiện này có thể không được sử dụng để khái quát hóa trên tất cả các công ty sản xuất ở Kenya. Asiligwa, G. Rennox ( 2017) với bài báo “Ảnh hưởng của KSNB đối với hoạt động tài chính của các ngân hàng thương mại ở Kenya”. KSNB được đo lường bằng năm yếu tố của kiểm soát theo quy định của Ủy ban bảo trợ các tổ chức của Ủy ban Treadway trong khi hiệu quả tài chính được đo bằng mức trung bình lịch sử của lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng. Dữ liệu chính được thu thập bằng bảng câu hỏi có cấu trúc. Nghiên cứu ở 43 ngân hàng thương mại ở Kenya. Thống kê mô tả thu được từ dữ liệu phân tích được trình bày bằng bảng tần số, trong khi kết quả phân tích định lượng được trình bày bằng bảng hồi quy và tương quan. Các kết quả nghiên cứu cho thấy lĩnh vực ngân hàng có được hiệu quả tài chính mạnh mẽ một phần nhờ thực hiện và duy trì KSNB hiệu quả. Sự tồn tại của KSNB hiệu quả được quy cho môi trường có quy định và cấu trúc cao trong lĩnh vực ngân hàng. Nghiên cứu khuyến nghị các ngân hàng nên thực hiện và duy trì hiệu quả các biện pháp KSNB do tính chất rủi ro của ngành ngân hàng. Một số nghiên cứu liên quan về HTKSNB các doanh nghiệp bán lẻ: Nghiên cứu của Anthony Wood and Natalya Brathwaite Năm 2013 với đề tài “ Kiểm soát nội bộ trong lĩnh vực bán lẻ: Một trường hợp nghiên cứu Siêu thị hàng đầu ở Barbados”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2