intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ ở tỉnh Tây Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xác định một số nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tại tỉnh Tây Ninh; tìm ra những thuận lợi và khó khăn trong việc tạo thu nhập của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ ở tỉnh Tây Ninh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH HUỲNH MINH SANG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ Ở TỈNH TÂY NINH Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HOÀNG BẢO Tp. Hồ Chí Minh, năm 2015
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình khu vực nông thôn tỉnh Tây Ninh” là hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Hoàng Bảo. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Ngày 31 tháng 3 năm 2015 Tác giả Huỳnh Minh Sang
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Chƣơng 1. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU ............................................................. 1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu.................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu, câu hỏi và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................... 2 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 2 1.3. Giới hạn nghiên cứu .................................................................................... 3 Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................. 5 2.1. Các lý thuyết kinh tế ................................................................................... 5 2.1.1. Định nghĩa nông hộ .............................................................................. 5 2.1.2. Các đặc điểm của nông hộ .................................................................... 6 2.1.3. Các loại thu nhập ở nông hộ ................................................................. 6 2.1.4. Các yếu tố hạn chế thu nhập nông nghiệp ............................................ 7 2.1.4.1. Đất đai manh mún, nhỏ lẻ .............................................................. 7 2.1.4.2. Không đủ tài chính đầu tƣ cho sản xuất ......................................... 7 2.1.4.3. Sản xuất tự phát và áp dụng kỹ thuật không đồng đều .................. 8 2.1.4.4. Hệ thống tiêu thụ sản phẩm và cấu trúc hạ tầng kém .................... 8 2.2. Khung phân tích của đề tài .......................................................................... 8 Chƣơng 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 9 3.1 Một số mô hình nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hƣởng thu nhập của nông hộ ............................................................................................... 9 3.1.1. Mô hình nghiên cứu của Readon (1997) .............................................. 9 3.1.2. Mô hình của tác giả Shrestha và Eiumnod (2000) ............................... 9 3.1.3. Mô hình nghiên cứu Escobal, (2001) ................................................... 9
  4. 3.1.4. Mô hình nghiên cứu của Phan Thành Tâm (2003) ............................. 10 3.1.5. Mô hình nghiên cứu của Ifpri (2003) ................................................. 10 3.1.6. Mô hình nghiên cứu của Schware (2004)........................................... 10 3.1.7. Mô hình nghiên cứu của Phùng Thị Hồng Hà (2005) ........................ 10 3.1.8. Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Huệ (2006) ............................. 11 3.2. Chọn điểm nghiên cứu, đặc điểm vùng nghiên cứu, điều kiện kinh tế-xã hội ..................................................................................................................... 11 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu ........................................................................ 11 3.2.2. Đặc điểm vùng nghiên cứu ................................................................. 13 3.2.2.1. Điều kiện tự nhiên, vị trí, địa hình và khí hậu ............................. 13 3.2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................. 14 3.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu .................................................................... 15 3.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp...................................................................... 15 3.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp ....................................................................... 15 3.3.3. Phƣơng pháp đánh giá nông dân ........................................................ 16 3.3.4. Phƣơng pháp chọn mẫu điều tra ......................................................... 16 3.3.5. Phƣơng pháp điều tra phỏng vấn ........................................................ 16 3.4. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu .................................................... 17 3.4.1. Xử lý số liệu ........................................................................................ 17 3.4.2. Phân tích số liệu .................................................................................. 17 3.4.2.1. Phƣơng pháp thống kê mô tả........................................................ 17 3.4.2.2. Phân tích nhân tố ảnh hƣởng thu nhập của nông hộ .................... 18 Chƣơng 4. THỰC TR NG VỀ N NG H VÀ CÁC NH N TỐ ẢNH HƢỞNG THU NHẬP N NG H ................................................................... 21 4.1. Đặc điểm về nhà ở ..................................................................................... 21 4.2. Đặc điểm nông hộ ..................................................................................... 22 4.3. Diện tích đất canh tác ................................................................................ 25 4.4. Tài sản, phƣơng tiện phục vụ sản xuất nông hộ........................................ 26 4.5. Hiện trạng thu nhập nông hộ và cơ cấu thu nhập nông hộ ....................... 28 4.5.1. Nguồn thu nhập của nông hộ .............................................................. 28
  5. 4.5.2. Thu nhập bình quân và mức độ chênh lệch về thu nhập của nông hộ 29 4.5.3. Quan điểm về thay đổi thu nhập của nông hộ .................................... 30 4.5.3.1. Quan điểm về nâng cao thu nhập của nông hộ ............................ 30 4.5.3.2. Quan điểm về khó khăn trong nâng cao thu nhập của nông hộ ... 32 4.6. Khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật, thị trƣờng, vốn của nông hộ ............. 34 4.6.1. Hiểu biết về kỹ thuật nông nghiệp và quản lý sản xuất của nông hộ ..... 34 4.6.2. Khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm của nông hộ: ................................ 35 4.6.3. Tiếp cận tín dụng của nông hộ............................................................ 37 4.7. Phân tích những nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập của nông hộ ............... 38 4.7.1. Những nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập nông hộ mô hình hồi quy mô hình 1 (Bảng 14) ........................................................................................... 38 4.7.2. Những nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập nông hộ mô hình hồi quy mô hình 2 (Bảng 15) ........................................................................................... 41 Chƣơng 5. KẾT LUẬN ..................................................................................... 45 5.1. Tóm tắt phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................. 45 5.1.1. Thống kê mô tả và so sánh ................................................................. 45 5.1.2. Kinh tế lƣợng ...................................................................................... 46 5.2. Các khám phá chính .................................................................................. 47 5.2.1. Từ mô hình nghiên cứu....................................................................... 47 5.2.2. Từ phƣơng pháp thống kê ................................................................... 49 5.3. Hàm ý chính sách rút ra ............................................................................ 49 5.4. Hạn chế của mô hình nghiên cứu .............................................................. 51 5.5. Hƣớng nghiên cứu mở rộng ...................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CIEM Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ƣơng MTTQ Mặt trận Tổ quốc GDP Tổng sản phẩm nội địa HĐND Hội đồng nhân dân UBND Ủy ban nhân dân Vietgap Sản xuất nông nghiệp Việt Nam dựa trên 4 tiêu chí: Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất(1), an toàn thực phẩm(2), Môi trƣờng làm việc(3), truy tìm nguồn gốc sản phẩm(4). NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội NHNN Ngân hàng nhà nƣớc NHCS Ngân hàng chính sách
  7. DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU Hình 3.1 Điểm nghiên cứu ………..……………………………………………13 Bảng 4.1 Đặc điểm về nhà ở của nông hộ ………..……………………………23 Bảng 4.2 Các đặc điểm của nông hộ …………..……………………………….24 Bảng 4.3 Đặc điểm trình độ học vấn của chủ hộ ………..……………………..26 Bảng 4.4 Quy mô đất ruộng …………..………………………………………..27 Bảng 4.5 Phƣơng tiện phục vụ sinh hoạt của nông hộ ………..……………….28 Bảng 4.6 Phƣơng tiện phục vụ sản xuất của nông hộ ………..………………...29 Bảng 4.7 Các nguồn thu nhập của nông hộ ………..…………………………..30 Bảng 4.8 Thu nhập bình quân và mức độ chênh lệch thu nhập của nông hộ ….31 Bảng 4.9 Những yếu tố góp phần nâng cao thu nhập của nông hộ ……..……..32 Bảng 4.10 Những khó khăn trong nâng cao thu nhập của nông hộ ………..…..34 Bảng 4.11 Hiểu biết về kỹ thuật nông nghiệp, quản lý sản xuất của nông hộ …36 Bảng 4.12 Những khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm của nông hộ ………..…...37 Bảng 4.13 Tiếp cận tín dụng của nông hộ …………..…………………………40 Bảng 4.14 Kết quả hồi quy của mô hình 1 ………..…………………………...41 Bảng 4.15 Kết quả hồi quy của mô hình 2 ………..…………………………...43
  8. DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu phỏng vấn các nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập hộ gia đình khu vực nông thôn tỉnh Tây Ninh. Phụ lục 2: Thu nhập bình quân của nông hộ dân tộc Kinh. Thu nhập bình quân của nông hộ dân tộc Khmer. Phụ lục 3: Bảng kết quả hồi quy mô hình 1 các nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập hộ gia đình khu vực nông thôn tỉnh Tây Ninh. Bảng kết quả kiểm tra hiện tƣợng đa cộng tuyến mô hình 1. Bảng kết quả kiểm tra hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi mô hình 1. Bảng điều chỉnh kết quả kiểm tra hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi mô hình 1. Phụ lục 4: Bảng kết quả hồi quy mô hình 2 các nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập hộ gia đình khu vực nông thôn tỉnh Tây Ninh. Bảng kết quả kiểm tra hiện tƣợng đa cộng tuyến mô hình 2. Bảng kết quả kiểm tra hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi mô hình 2. Bảng điều chỉnh kết quả kiểm tra hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi mô hình 2.
  9. 1 Chƣơng 1 BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 hội nghị lần thứ VII, khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Sau hơn 20 năm thực hiện đƣờng lối đổi mới, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nƣớc ta đã đạt đƣợc thành tựu khá toàn diện. Tuy nhiên, những thành tựu đạt đƣợc chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, lợi thế và chƣa đồng đều giữa các vùng. Nông nghiệp phát triển kém bền vững, tốc độ tăng trƣởng có xu hƣớng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chƣa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất; nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế: Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán; năng suất, chất lƣợng, giá trị gia tăng của nhiều mặt hàng còn thấp; Công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề phát triển chậm, chƣa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn; Các hình thức tổ chức sản xuất có đổi mới nhƣng chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh sản xuất hàng hoá; nông nghiệp và nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, môi trƣờng ngày càng ô nhiễm; năng lực thích ứng, đối phó với biến đổi khí hậu còn nhiều hạn chế; Đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân nông thôn còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa; Chênh lệch giàu, nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Theo nhận xét, đánh giá của các nhà khoa học, các nhà điều tra, nghiên cứu; các viện nghiên cứu và báo chí Việt Nam đều đƣa ra nhận định chung về tình hình thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nông thôn đang giảm dần (báo cáo từ cuộc điều tra của CIEM giai đoạn 2010-2012, ngày 8/8/2013); theo báo cáo tại hội thảo Chân dung ngƣời nông dân Việt Nam, thu nhập của một nông dân
  10. 2 vẫn ở mức rất thấp, chỉ khoảng 1,400,000 đồng/tháng (VTV, ngày 06 tháng 12 năm 2013); Tại phiên thảo luận toàn thể của Quốc hội chiều 30/10/2014, Chủ tịch Ủy ban Trung ƣơng MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân phát biểu “Nền nông nghiệp nước ta tự hào có 12 loại cây trồng, vật nuôi có năng suất sinh học thuộc vào loại cao nhất thế giới. Tuy nhiên, thu nhập của người nông dân vẫn còn thấp và không ổn định, tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa diễn ra từ hàng chục năm, song người nông dân cá thể không thể chi phối được thị trường đầu vào và đầu ra của sản phẩm nông nghiệp” (Báo điện tử Chính phủ ngày 30/10/2014); và các nghiên cứu khác, đó cũng là trăn trở của nhiều đại biểu tại Hội nghị sơ kết 5 năm triển khai Nghị quyết Trung ƣơng 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn diễn ra tại Hà Nội ngày 25/12/2013. Từ những nhận xét, đánh giá của Ðảng và nhà nƣớc ta; các nhà khoa học, các viện nghiên cứu, báo chí Việt Nam và các nghiên cứu khác về tình hình thu nhập của ngƣời dân Việt Nam ở khu vực nông thôn, trên phạm vi cả nƣớc, hiện nay đang có xu hƣớng giảm dần. Ðâu là nhân tố đã, đang đóng góp và cản trở ngƣời dân trong việc nâng cao thu nhập? Có sự khác biệt giữa các nhóm nông hộ không? Ðể trả lời các câu hỏi trên tại tỉnh Tây Ninh, đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ ở tỉnh Tây Ninh” là rất cần thiết nhằm cung cấp những cơ sở khoa học cho các cơ quan hữu quan đề ra chính sách hỗ trợ, tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho ngƣời dân khu vực nông thôn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng toàn diện hơn. 1.2. Mục tiêu, câu hỏi và phƣơng pháp nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu Xác định một số nhân tố chính ảnh hƣởng đến thu nhập của nông hộ tại tỉnh Tây Ninh. Tìm ra những thuận lợi và khó khăn trong việc tạo thu nhập của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
  11. 3 Thu nhập chính hiện nay của các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu chủ yếu từ nguồn nào? Trồng trọt, chăn nuôi, làm thuê từ nông nghiệp và phi nông nghiệp hay từ các nguồn thu nhập từ các hoạt động làm thuê, làm công ăn lƣơng, từ các nguồn trợ cấp xã hội và sản xuất? Nguồn lực của nông hộ (lao động, vốn, sở hữu đất đai, trình độ học vấn và các nhân tố khác) có phải là nhân tố chính ảnh hƣởng đến thu nhập không? Việc tiếp cận các chính sách về giá cả, vốn, các thông tin về khoa học kỹ thuật có phải là nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập của ngƣời dân? Nông hộ nơi đây gặp những khó khăn, thuận lợi gì trong việc nâng cao thu nhập? 1.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu: Để tìm hiểu tổng quan về nông hộ, nguồn thu nhập và trở ngại trong việc tạo thu nhập, khả năng tiếp cận tín dụng, khoa học, kỹ thuật và thị trƣờng, luận văn sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng thu nhập nông hộ, luận văn sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính, biến phụ thuộc là tổng thu nhập bình quân/ngƣời/năm của nông hộ và biến độc lập số nhân khẩu, độ tuổi lao động, trình độ học vấn của chủ hộ, số lao động trong hộ, tiếp cận chính sách, giá nông sản, diện tích đất, đa dạng hóa hoạt động trong nông nghiệp, hoạt động phi nông nghiệp. Số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn bao gồm: Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ báo cáo của các sở, ngành, cục thống kê tỉnh; các phòng, ban, ngành của huyện; các tạp chí khoa học, các đề tài nghiên cứu có liên quan; sách, báo và thông tin điện tử (internet). Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 199 hộ gia đình. 1.3. Giới hạn nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số nhân tố ảnh hƣởng thu nhập của nông hộ khu vực nông thôn. Việc chọn điểm nghiên cứu đƣợc chọn lọc theo khu vực sinh thái, chủ yếu nghiên cứu 2 dân tộc Kinh và Khmer (2 dân tộc này
  12. 4 chiếm tỷ lệ đa số trong cơ cấu dân số trong toàn tỉnh; dân tộc Kinh 98,31%, 17 dân tộc thiểu số đang sinh sống, chiếm khoảng 1,69% dân số toàn tỉnh, trong đó, tộc Khmer 0,65% (Cục thống kê tỉnh Tây Ninh “Tổng điều tra dân số”. 2009)).
  13. 5 Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN Nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất có những nét đặc thù, là ngành sản xuất gắn với sinh vật (cây trồng, vật nuôi), bị chi phối bởi quy luật sinh học, các điều kiện ngoại cảnh (đất đai, thời tiết, khí hậu) và là ngành sản xuất ra sản phẩm tất yếu để xã hội tồn tại và phát triển, vì thế từ rất lâu ngành nông nghiệp đã đƣợc các nhà kinh tế quan tâm và đề cập nhiều trong các lý thuyết kinh tế, nhất là trong các mô hình phát triển kinh tế của các nƣớc chậm phát triển, đang tiến hành công nghiệp hoá. Để hiểu rõ hơn về kinh tế nông nghiệp nói chung và các nhân tố ảnh hƣởng thu nhập của hộ gia đình khu vực nông thôn tỉnh Tây Ninh nói riêng, tác giả giới thiệu sơ lƣợc về các công trình nghiên cứu có liên quan về các nhân tố ảnh hƣởng thu nhập của nông hộ trong và ngoài nƣớc. Sau đó, rút ra những mặt mạnh và hạn chế của các công trình nghiên cứu. Từ đó, xác định khung phân tích của đề tài và xây dựng cơ sở lý thuyết về nông hộ, các nhân tố ảnh hƣởng thu nhập nông hộ, phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu. Cụ thể nhƣ sau: 2.1. Các lý thuyết kinh tế 2.1.1. Định nghĩa nông hộ Hộ nông dân là đối tƣợng nghiên cứu của khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn, vì tất cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu đƣợc thể hiện qua hoạt động của hộ nông dân. Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn. Trong các hoạt động phi nông nghiệp khó phân biệt các hoạt động có liên quan với nông nghiệp và không có liên quan với nông nghiệp. Gần đây có một số khái niệm rộng hơn là hộ nông thôn, tuy vậy giới hạn giữa nông thôn và thành thị cũng là một vấn đề còn tranh luận.
  14. 6 Khái niệm hộ nông dân gần đây đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “nông dân là các nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng các yếu tố lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao” (Đào Thế Tuấn, 2003 trích dẫn từ Ellis, 1988). 2.1.2. Các đặc điểm của nông hộ Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở vừa là một đơn vị sản xuất, vừa là một đơn vị tiêu dùng. Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ tự cấp, tự túc, trình độ này quyết định quan hệ giữa hộ nông dân và thị trƣờng. Nhƣ vậy, hộ nông dân không thể là một đơn vị kinh tế độc lập tuyệt đối, mà còn phải phụ thuộc vào các hệ thống kinh tế lớn hơn của nền kinh tế quốc dân. Khi trình độ phát triển lên mức cao hơn thì hộ nông dân càng phụ thuộc nhiều hơn vào các hệ thống kinh tế rộng lớn hơn không chỉ trong phạm vi một vùng, một nƣớc. Điều này có ý nghĩa đối với các hộ nông dân nƣớc ta hiện nay. Mục tiêu của hộ nông dân là có thu nhập cao, không kể thu nhập đó là do nguồn gốc nào, trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề, đó là kết quả chung của lao động gia đình. Ngoài hoạt động trong nông nghiệp, các hộ nông dân còn tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp với các mức khác nhau nên khó giới hạn thế nào là một hộ nông dân. 2.1.3. Các loại thu nhập ở nông hộ Thu nhập của một nông hộ đƣợc hiểu là phần giá trị sản xuất tăng thêm mà hộ đƣợc hƣởng để bù đắp cho thù lao lao động gia đình, cho tích lũy và tái sản xuất mở rộng nếu có. Thu nhập của hộ phụ thuộc vào kết quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh mà hộ thực hiện, có thể phân thành 3 loại:
  15. 7 Thu nhập nông nghiệp: bao gồm thu nhập từ các hoạt động sản xuất trong nông nghiệp nhƣ trồng trọt (lúa, mía, mỳ, cao su, cây ăn trái và các loại cây trồng khác), chăn nuôi (gia súc, gia cầm, ếch, rắn, bồ câu và các loài động vật khác) và nuôi trồng thủy sản (cá, tôm và các loại). Thu nhập phi nông nghiệp: là thu nhập tạo ra từ các hoạt động ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, bao gồm các ngành nghề chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, gia công cơ khí. Ngoài ra, thu nhập phi nông nghiệp còn đƣợc tạo ra từ các hoạt động thƣơng mại dịch vụ nhƣ buôn bán, thu gom,… Thu nhập khác: là thu nhập từ các hoạt động làm thuê, làm công ăn lƣơng, từ nguồn trợ cấp xã hội và sản xuất. 2.1.4. Các yếu tố hạn chế thu nhập nông nghiệp 2.1.4.1. Đất đai manh mún, nhỏ lẻ Trần Tiến Khai (2007) cho rằng, nguồn lực đất đai của ngƣời nông dân Việt Nam quá khan hiếm, ít ỏi không đủ để nuôi sống nông dân và gia đình. Bình quân ruộng đất trên hộ gia đình nông nghiệp ở miền bắc là 0,25ha và ở đồng bằng Sông Cửu Long từ 0,5 đến 1,0 ha. Theo Võ Tòng Xuân (2008) do tình trạng đất đai bị chia cắt manh mún, mỗi hộ tự canh tác riêng lẻ trên mảnh đất nhỏ bé của mình, rất trở ngại trong sản xuất hiện đại: sản phẩm không đồng đều, chất lƣợng thấp, giá thành cao. 2.1.4.2. Không đủ tài chính đầu tƣ cho sản xuất Đây là một trở ngại tƣơng đối phổ biến với phần lớn nông hộ ở nông thôn. Sự thiếu hụt vốn và sử dụng kém hiệu quả nổi lên rõ rệt. Các vấn đề nông dân khi vay vốn chính là rủi ro không trả đƣợc nợ, không đủ tài sản thế chấp, chi phí tiếp cận dịch vụ cao, thời gian xét duyệt kéo dài. Tín dụng phi chính thức lại có lãi suất cao. Hiện nay, đa số nông dân thiếu vốn tái đầu tƣ sản xuất mở rộng, chỉ đủ tái sản xuất giản đơn (Trần Tiến Khai, 2007).
  16. 8 2.1.4.3. Sản xuất tự phát và áp dụng kỹ thuật không đồng đều Theo Võ Tòng Xuân (2008) ngƣời nông dân Việt Nam thƣờng học nhau nuôi, trồng một cách tự do, không tổ chức, không tìm hiểu đầu ra. Điều này đã làm cho họ gặp rất nhiều rủi ro, sản phẩm làm ra nhiều lúc không ai mua hoặc phải bán rẻ, khi thì sản phẩm không có để bán. Mặc khác, mỗi nông dân thƣờng làm theo kinh nghiệm, không theo khuyến cáo kỷ thuật một cách triệt để dẫn đến phải sử dụng nhiều phân bón và thuốc bảo vệ thực vật làm ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng chất lƣợng sản phẩm, giá thành sản xuất cao. 2.1.4.4. Hệ thống tiêu thụ sản phẩm và cấu trúc hạ tầng kém Thị trƣờng là một trong những yếu tố quan trọng cơ bản trong chiến lƣợc sinh kế của hầu hết các hộ nông dân. Hiện nay, hệ thống tiêu thụ sản phẩm hầu nhƣ không có sự liên kết nào giữa nông dân và doanh nghiệp. Thƣơng lái là lực lƣợng tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của nông dân (Võ Tòng Xuân, 2008). Trong đó, cơ sở hạ tầng giao thông, liên lạc và thị trƣờng có vai trò quan trọng trong quá trình thu mua, trao đổi hàng hóa (Hồ Thị Minh Hợp, 2007). Nông dân sản xuất ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, luôn bị thiệt thòi vì không thể tiếp xúc với thị trƣờng một cách dễ dàng. Họ phải bán sản phẩm cho thƣơng lái với giá thấp trong khi mua lại hàng hóa với giá cao (Võ Tòng Xuân, 2008). 2.2. Khung phân tích của đề tài
  17. 9 Chƣơng 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Một số mô hình nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hƣởng thu nhập của nông hộ 3.1.1. Mô hình nghiên cứu của Readon (1997) Readon (1997) nghiên cứu về việc làm phi nông nghiệp trong nông thôn ở vùng Sub-Sahara của Châu Phi. Ông nhận thấy rằng hoạt động phi nông nghiệp tƣơng đối quan trọng trong nông thôn, trong nhiều trƣờng hợp chiếm khoảng 30- 50% thu nhập. Thu nhập phi nông nghiệp nông thôn có xu hƣớng quan trọng hơn ở những vùng gần thành phố nơi có hạ tầng tốt, mật độ dân đông. 3.1.2. Mô hình của tác giả Shrestha và Eiumnod (2000) Tác giả Shrestha và Eiumnod (2000) thực hiện nghiên cứu về các yếu tố quyết định đến thu nhập của nông hộ ở lƣu vực sông Sakae Krang của Thái Lan cho thấy “những nhân tố ảnh hưởng tổng thu nhập của nông hộ ở vùng đồng bằng và vùng đồi núi là khác nhau”. Ở vùng đồi núi, một số nhân tố ảnh hƣởng có ý nghĩa giáo dục, nhận thức của ngƣời dân về môi trƣờng, hiện trạng sở hữu đất và số thành viên nằm trong độ tuổi lao động. Trong khi đó, ở vùng đồng bằng những nhân tố ảnh hƣởng nhƣ khả năng tiếp cận về cơ sở hạ tầng (giao thông), lƣợng phân bón, thu nhập từ phi nông nghiệp, chi phí chăn nuôi đƣợc nhận thấy có ý nghĩa. Nhƣ vậy, nhân tố tác động đến thu nhập phụ thuộc vào đặc điểm của vùng sinh thái, thổ nhƣỡng, khí hậu, vật nuôi, cây trồng. 3.1.3. Mô hình nghiên cứu Escobal, (2001) Ở Peru hoạt động phi nông nghiệp chiếm khoảng 50% tổng thu nhập nông thôn mặc dù tỷ lệ này thay đổi lớn giữa các vùng, các hộ. Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp tỷ lệ thuận với trình độ học vấn, tình trạng có điện, mức độ gần chợ và giá trị sản lƣợng cây trồng trên một hecta (Escobal, 2001).
  18. 10 3.1.4. Mô hình nghiên cứu của Phan Thành Tâm (2003) Phan Thành Tâm (2003) cho rằng thu nhập nông hộ chịu ảnh hƣởng bởi các yếu tố nhƣ: trình độ văn hóa chủ hộ, kinh nghiệm sản xuất, số thành viên trong gia đình, lao động ngoài nông nghiệp và khả năng tiếp cận với vốn vay. Ngoài ra, thu nhập nông hộ còn chịu tác động gián tiếp bởi các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất lúa và chính sách đa canh, đa dạng hóa sản xuất của nông trƣờng thông qua các mô hình canh tác. 3.1.5. Mô hình nghiên cứu của Ifpri (2003) Một nghiên cứu về đa dạng hóa nguồn thu nhập và nghèo đói ở vùng núi và Trung du Bắc bộ cho thấy tăng thu nhập từ trồng trọt ở các hộ nghèo chủ yếu do tăng năng suất cây trồng, trong khi đó đối với hộ giàu thu nhập tăng do tăng diện tích đất canh tác. Hoạt động phi nông nghiệp phổ biến ở nhóm hộ có thu nhập cao hơn so với những hộ có thu nhập thấp (Ifpri, 2003). 3.1.6. Mô hình nghiên cứu của Schware (2004) Một số nghiên cứu khác về yếu tố quyết định đến các hoạt động tạo thu nhập của nông hộ ở nông thôn vùng lân cận vƣờn quốc gia Lore-Lindu- Indonesia cho thấy, nguồn thu từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp là quan trọng nhất và chiếm 70% tổng thu nhập của nông hộ. Phần còn lại trong tổng thu nhập của nông hộ là từ các hoạt động phi nông nghiệp (Schware, 2004). 3.1.7. Mô hình nghiên cứu của Phùng Thị Hồng Hà (2005) Phùng Thị Hồng Hà (2005) đã tiến hành một nghiên cứu về “Những giải pháp chủ yếu để tạo việc làm tăng thu nhập cho lao động nông thôn Thừa Thiên Huế” nhận thấy lực lƣợng lao động tham gia vào các hoạt động nông nghiệp ở vùng núi cao hơn vùng đồng bằng. Nguồn thu nhập chủ yếu của các nông hộ ở hai vùng là từ trồng trọt và chăn nuôi. Thu nhập bình quân cho một lao động tham gia trong lĩnh vực ngành nghề và dịch vụ là 6.141 ngàn đồng/năm (vùng đồng bằng) và 4.170 ngàn đồng/năm (vùng núi). Lao động tham gia trong các hoạt động nông nghiệp vùng núi có mức thu nhập thấp hơn vùng đồng bằng. Ở
  19. 11 cả 2 vùng, diện tích đất nông nghiệp có ảnh hƣởng đến việc làm và thu nhập của lao động khu vực nông thôn. 3.1.8. Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Huệ (2006) Theo Nguyễn Thị Huệ (2006), ở đồng bằng sông hồng cơ cấu thu nhập của các hộ có sự khác nhau giữa các vùng. Thu nhập của hộ nông dân ở vùng ven đô thị phụ thuộc nhiều vào chăn nuôi và hoạt động thƣơng mại, dịch vụ. Trong khi đó, tại các vùng thuần lúa và đa dạng hóa nông nghiệp thì nguồn thu nhập chủ yếu từ trồng trọt. Vùng duyên hải ven biển có tỷ lệ thu nhập từ các ngành tƣơng đối đồng đều, tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là từ các hoạt động chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Từ một số mô hình nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố ảnh hƣởng thu nhập nông hộ trong và ngoài nƣớc của Shrestha và Eiumnod (2000), Schware (2004), Readon (1997), Escobal, (2001), Phùng Thị Hồng Hà (2005), Phan Thành Tâm (2003), Ifpri (2003) và Nguyễn Thị Huệ (2006) và các nghiên cứu khác trƣớc đây chỉ mang tính tham khảo và định hƣớng cho những nghiên cứu tiếp theo, không áp dụng rộng rãi, phổ biến ở từng quốc gia khác nhau. 3.2. Chọn điểm nghiên cứu, đặc điểm vùng nghiên cứu, điều kiện kinh tế-xã hội 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
  20. 12 Hình 3.1. Tổng quan nghiên cứu Nguồn: www.Vietnam.com/ban+do+tay+ninh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2