intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến thoát nghèo của hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:79

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm nhận biết các nhân tố tác động đến sự thoát nghèo của hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam; Đưa ra những gợi ý về mặt chính sách nhằm mục tiêu giảm nghèo cho các hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến thoát nghèo của hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------------- ĐỖ NGỌC HUỲNH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THOÁT NGHÈO CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - Năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------------- ĐỖ NGỌC HUỲNH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THOÁT NGHÈO CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển Mã số: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HOÀNG BẢO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - Năm 2015
  3. Lời cam đoan Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu được rút trích từ bộ dữ liệu Khảo sát mức sống dân cư 2006 và 2008 của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Kết quả phân tích trong luận văn này là trung thực và không phải là sản phẩm sao chép của bất kỳ tác giả nào. Đỗ Ngọc Huỳnh
  4. Mục lục Trang bìa phụ Lời cam đoan Mục lục Danh mục ký hiệu các chữ viết tắt Danh mục các bảng, hình vẽ Tóm tắt Chƣơng 1. Giới thiệu ......................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2 1.3. Dữ liệu và đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 3 1.4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 3 1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..................................................................................... 3 1.7. Cấu trúc bài nghiên cứu ........................................................................................... 4 Chƣơng 2. Tổng quan lý thuyết và những nghiên cứu liên quan.................................. 5 2.1. Lý thuyết liên quan .................................................................................................. 5 2.2. Các nghiên cứu liên quan ........................................................................................ 6 2.2.1. Thuộc tính vùng miền...................................................................................... 6 2.2.2. Thuộc tính cộng đồng ...................................................................................... 8 2.2.3. Thuộc tính hộ gia đình và cá nhân ................................................................ 11 2.2.3.1. Nhân khẩu học ....................................................................................... 11 2.2.3.2. Yếu tố kinh tế ........................................................................................ 14 2.2.3.3. Yếu tố xã hội ......................................................................................... 17 Chƣơng 3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 21 3.1. Tổng quan về tình trạng nghèo của hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam ............... 21 3.1.1. Nghèo ở nhóm các dân tộc thiểu số .............................................................. 24 3.1.2. Nghèo có liên quan đến học vấn thấp ........................................................... 24 3.1.3. Nghèo và yếu tố nhân khẩu học .................................................................... 25 3.1.4. Nghèo và các chương trình hỗ trợ tín dụng của Chính phủ .......................... 27 3.1.5. Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam ................................................................................................................... 27
  5. 3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 28 3.2.1. Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................ 28 3.2.2. Xác định ngưỡng nghèo và hộ nghèo ............................................................ 29 3.2.3. Mô hình kinh tế lượng ................................................................................... 33 3.2.4. Khung phân tích ............................................................................................ 35 Chƣơng 4. Kết quả nghiên cứu....................................................................................... 37 4.1. Thống kê mô tả ...................................................................................................... 37 4.1.1. Mô tả các biến định tính ................................................................................ 39 4.1.2. Mô tả các biến định lượng ............................................................................. 41 4.2. Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình ............................................................. 43 4.2.1. Hệ số tương quan giữa các biến .................................................................... 43 4.2.2. Kết quả hồi quy và kiểm định mô hình ......................................................... 46 4.2.3. Tác động biên của các nhân tố ...................................................................... 52 Chƣơng 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 56 5.1. Kết luận ................................................................................................................. 55 5.2. Kiến nghị ............................................................................................................... 57 5.2.1. Kiến nghị về mặt phương pháp ..................................................................... 57 5.2.2. Kiến nghị về mặt chính sách ......................................................................... 57 5.3. Hạn chế của bài nghiên cứu................................................................................... 60 Tài liệu tham khảo Phụ lục 1 Bảng thống kê mô tả các biến Phụ lục 2 Bảng hệ số tương quan Phụ lục 3 Kết quả hồi quy
  6. Danh mục ký hiệu các chữ viết tắt AusAID Cơ quan phát triển quốc tế Australia GSO Tổng cục Thống kê Việt Nam VASS Viện Khoa học Xã hội Việt Nam VHLSS Khảo sát mức sống dân cư WTO Tổ chức thương mại thế giới UNDP Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc
  7. Danh mục các bảng, hình vẽ A. Các bảng Trang Bảng 2.1 Các lý thuyết về nghèo đói ............................................................................... 4 Bảng 3.1 Tỷ lệ nghèo tại Việt Nam giai đoạn 1993 - 2008 ........................................... 22 Bảng 3.2 Đặc tính chung của người nghèo ở nông thôn ................................................ 22 Bảng 3.3 Nghèo và chi tiêu của các nhóm dân tộc thiểu số ở nông thôn năm 2006 ..... 24 Bảng 3.4 Trình độ học vấn cao nhất đạt được của hộ gia đình ...................................... 25 Bảng 3.5 Tỷ lệ thay đổi số con trong hộ gia đình ở Việt Nam năm 2006 và 2008 ....... 26 Bảng 3.6 Biến động diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người theo vùng ........... 28 Bảng 3.7 Mô tả các biến có tác động đến khả năng thoát nghèo của hộ ....................... 31 Bảng 4.1 Bảng thống kê mô tả các biến độc lập phân chia theo tình trạng nghèo ........ 37 Bảng 4.2 Bảng tần số các nhân tố phân chia theo tình trạng nghèo .............................. 38 Bảng 4.3 Bảng tần số một số biến định tính .................................................................. 40 Bảng 4.4 Bảng tần số các biến vùng miền ..................................................................... 41 Bảng 4.5 Bảng tần số số người phụ thuộc của hộ gia đình ............................................ 41 Bảng 4.6 Kỳ vọng ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng thoát nghèo .................... 44 Bảng 4.7 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy lần thứ nhất.......................................... 46 Bảng 4.8 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy lần thứ hai............................................. 47 Bảng 4.9 Kết quả thực tế và dự báo của mô hình hồi quy ............................................. 48 Bảng 4.10 Sự thay đổi xác suất do tác động biên ............................................................ 52 B. Các hình Trang Hình 3.1 Tốc độ giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 1993 - 2008 ................................. 21 Hình 3.2 Khung phân tích đề nghị................................................................................. 35 Hình 4.1 Số lao động trong hộ gia đình......................................................................... 42 Hình 4.2 Tuổi của chủ hộ .............................................................................................. 43 Hình 4.3 Độ lớn của tác động biên ................................................................................ 54
  8. Tóm tắt Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng để xác định các nhân tố tác động đến khả năng thoát nghèo của hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam. Từ bộ dữ liệu Khảo sát mức sống dân cư năm 2006 và 2008 của Tổng cục Thống kê Việt Nam cùng với kỹ thuật hồi quy mô hình binary logit, bài nghiên cứu xác định được tám nhân tố có tác động đến khả năng thoát nghèo của hộ gia đình bao gồm (1) dân tộc của chủ hộ; (2) số người phụ thuộc; (3) số năm đi học trung bình của hộ; (4) số lao động; (5) hộ kinh doanh sản xuất phi nông nghiệp; (6) diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người; (7) hộ được hưởng tín dụng ưu đãi năm 2006 và (8) hộ sinh sống ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài sáu nhân tố có chiều hướng tương quan với khả năng thoát nghèo của hộ gia đình đúng như kỳ vọng ban đầu, có hai nhân tố có chiều tương quan trái với kỳ vọng là số lao động và hộ được hưởng tín dụng ưu đãi năm 2006. Dân tộc của chủ hộ là nhân tố có tác động tích cực mạnh nhất đến xác suất thoát nghèo của hộ gia đình và nhân tố có tác động mạnh nhất trong nhóm tiêu cực là hộ được hưởng tín dụng ưu đãi năm 2006. Với những nhân tố xác định được, bài nghiên cứu đưa ra một số gợi ý về mặt chính sách nhằm giúp hộ gia đình nghèo ở nông thôn thoát nghèo.
  9. 1 Chương 1. Giới thiệu 1.1. Đặt vấn đề Trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng về giảm nghèo được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Từ một quốc gia thuộc diện nghèo trên thế giới, Việt Nam đã có những bước tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo đáng kể trong những năm gần đây. Năm 1998 có đến 58,1% dân số thuộc diện nghèo nhưng đến năm 2008 tỷ lệ này đã giảm xuống còn 14,5% tính theo chuẩn nghèo chi tiêu của Tổng cục Thống kê Việt Nam - Ngân hàng Thế giới (Tổng cục Thống kê, 2010). Trong đó, khu vực nông thôn có tốc độ giảm nghèo nhanh hơn so với khu vực thành thị nhưng tỷ lệ nghèo ở nông thôn vẫn cao hơn tỷ lệ nghèo của cả nước. Điều này là do người nghèo sống tập trung ở các vùng nông thôn, nơi có sinh kế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trình độ học vấn thấp và kỹ năng lao động hạn chế, hạ tầng xã hội kém phát triển (Ngân hàng Thế giới, 2012). Vì thế giảm nghèo ở nông thôn là một vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà làm chính sách ở Việt Nam. Đã có rất nhiều nghiên cứu về nghèo và động thái nghèo ở Việt Nam mà đối tượng nghiên cứu là hộ gia đình ở Việt Nam, hộ gia đình ở thành thị và hộ gia đình dân tộc thiểu số (Baulch và Datt, 2010; Cường và cộng sự, 2010; Cường, 2012) nhưng chưa có nghiên cứu nào đánh giá các nhân tố có ảnh hưởng đến thoát nghèo của hộ gia đình ở nông thôn. Hầu hết các nghiên cứu về nghèo ở nhiều quốc gia trên thế giới đều cho thấy những hộ gia đình không nghèo ở nông thôn là những hộ có quy mô nhỏ, tỷ lệ người sống phụ thuộc thấp, chủ hộ là đàn ông, số thành viên biết chữ hoặc có trình độ trong hộ cao, diện tích đất canh tác và số lượng gia súc lớn, tiền gửi về từ người thân cao hơn, hộ có vốn xã hội lớn và nơi sinh sống không quá cách biệt về mặt địa lý (Lanjouw, 1998; Jalan và Ravallion, 1998; Bogale và cộng sự, 2005; Aref, 2011; Kimsun, 2011; Arif và Farooq, 2012). Vậy, trong trường hợp ở nông thôn Việt Nam, những nhân tố này có đóng góp cho sự thoát nghèo của hộ gia đình hay không và mức độ tác động của những nhân tố này như thế nào?
  10. 2 Việc nhận diện đúng những nhân tố có khả năng tác động đến sự thoát nghèo của hộ gia đình và nhân tố nào là nhân tố tác động mạnh nhất giúp cho các nhà làm chính sách đưa ra chính sách tập trung hơn, đồng thời ưu tiên thiết kế những chính sách có khả năng phát huy tối đa vai trò của các nhân tố có tác động mạnh này. Trong nhiều năm qua, Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ cho các gia đình nghèo ở nông thôn nhằm giúp họ cải thiện đời sống và thoát nghèo như chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, chính sách miễn giảm học phí cho trẻ em gia đình khó khăn, chính sách đào tạo nghề miễn phí cho thanh niên ở vùng nông thôn và nhiều chính sách khác. Việc mô hình hóa các nhân tố tác động đến thoát nghèo của hộ gia đình ở nông thôn bao gồm cả những nhân tố đại diện cho các chính sách hỗ trợ của Chính phủ sẽ góp phần đánh giá sự hiệu quả của các chính sách này, cụ thể bài nghiên cứu đưa chính sách hỗ trợ tín dụng cho hộ nghèo vào mô hình như một biến giải thích cho xác suất thoát nghèo của hộ gia đình và phát hiện ra rằng chính sách này chưa thực sự mang lại hiệu quả giảm nghèo ở nông thôn khi biến giải thích này có xu hướng làm giảm xác suất thoát nghèo của hộ gia đình. Bài nghiên cứu này sẽ tập trung nhận biết các nhân tố có ảnh hưởng đến sự thoát nghèo của hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam và đánh giá tác động của các nhân tố này bằng phương pháp định lượng. Từ đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị về mặt chính sách nhằm giúp hộ gia đình ở nông thôn thoát nghèo. Tuy nhiên, cũng cần nói rõ rằng, để có thể đưa ra chính sách hữu ích và có khả năng áp dụng vào thực tiễn ở một địa phương cụ thể cần có những nghiên cứu chuyên sâu với những biến số đặc trưng cho địa phương đó. Bài nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mức độ mô hình hóa các nhân tố tác động đến sự thoát nghèo của hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam với hy vọng bổ sung thêm một góc nhìn làm nền tảng cho những nghiên cứu sau này. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Nhận biết các nhân tố tác động đến sự thoát nghèo của hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam; - Đưa ra những gợi ý về mặt chính sách nhằm mục tiêu giảm nghèo cho các hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam.
  11. 3 1.3. Dữ liệu và đối tượng nghiên cứu Dữ liệu đưa vào mô hình nghiên cứu định lượng được rút trích từ bộ dữ liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) của Tổng cục Thống kê Việt Nam trong năm 2006 và 2008. Đối tượng của bài nghiên cứu này là những hộ gia đình được cho là nghèo trong năm 2006 và được điều tra lại trong năm 2008 để tìm ra những nhân tố tác động đến sự thoát nghèo của hộ gia đình. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Bài nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các hộ gia đình hiện đang sinh sống ở vùng nông thôn trên cả nước Việt Nam, cụ thể là những hộ gia đình ở nông thôn rút trích từ bộ dữ liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2006 và 2008. Những hộ gia đình ở nông thôn đưa vào mẫu nghiên cứu được lọc lại bằng cách chọn ra những hộ gia đình được đánh giá là nghèo trong năm 2006 (theo chuẩn nghèo chi tiêu bình quân đầu người do Tổng cục Thống kê - Ngân hàng Thế giới công bố) và được phỏng vấn lại trong năm 2008 để tạo thành một mẫu nghiên cứu gồm 573 quan sát. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích một số đặc điểm hộ gia đình có ảnh hưởng đến sự thoát nghèo của hộ như dân tộc của chủ hộ, tỷ lệ phụ thuộc, tuổi chủ hộ, giới tính của chủ hộ, số lao động trong hộ gia đình và số năm đi học trung bình của hộ gia đình. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng, cụ thể là sử dụng mô hình hồi quy binary logistic, để đánh giá các nhân tố tác động đến sự thoát nghèo của hộ gia đình sống tại nông thôn Việt Nam. 1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Luận văn tập trung phân tích các nhân tố liên quan đến thuộc tính vùng miền, thuộc tính cộng đồng, thuộc tính hộ gia đình và cá nhân tác động đến xác suất thoát nghèo của hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam để từ đó có những định hướng và hoạch định chính sách liên quan đến các nhân tố giúp hộ thoát nghèo, đồng thời rà soát và điều
  12. 4 chỉnh chính sách liên quan đến những nhân tố có tác động tiêu cực đến sự thoát nghèo của hộ gia đình. 1.7. Cấu trúc bài nghiên cứu Bài nghiên cứu được chia thành năm chương. Chương một là phần giới thiệu đã được trình bày bên trên. Tổng quan các nghiên cứu về những nhân tố tác động đến nghèo đói đã được thực hiện trong nước cũng như các nước trên thế giới được trình bày trong chương hai. Chương ba nêu lên phương pháp nghiên cứu mà tác giả sẽ thực hiện. Phần kết quả nghiên cứu được trình bày trong chương bốn. Cuối cùng chương năm là phần kết luận và đưa ra các kiến nghị về mặt chính sách nhằm giảm nghèo dựa trên kết quả nghiên cứu được.
  13. 5 Chương 2. Tổng quan lý thuyết và những nghiên cứu liên quan Chương hai khái quát cơ sở lý luận và các kết quả nghiên cứu đã được công bố về các nhân tố tác động đến tình trạng nghèo đói cũng như là sự thay đổi trong tình trạng nghèo đói của hộ gia đình ở nhiều quốc gia trên thế giới. Chương này được chia thành hai phần. Phần một trình bày các lý thuyết liên quan và phần hai tổng hợp các nghiên cứu đã được thực hiện theo thuộc tính vùng miền, thuộc tính cộng đồng, thuộc tính hộ gia đình và cá nhân. 2.1. Lý thuyết liên quan Nghèo đói là một hiện tượng kinh tế xã hội. Nó không chỉ tồn tại ở các nước kém phát triển mà nó hiện diện trong cả thành phố lớn của các quốc gia phát triển. Trong suốt nhiều thế kỷ, các nhà kinh tế học cũng như các nhà xã hội học đã nghiên cứu để làm rõ bản chất của nghèo. Các tài liệu về nghèo đói công nhận các lý thuyết khác nhau về nghèo đói nhưng lại được phân loại theo nhiều cách. Theo Bradshaw (2005), tất cả các tác giả phân biệt giữa các lý thuyết mà nguyên nhân gốc rễ của nghèo đói do khiếm khuyết cá nhân và các lý thuyết dựa vào căn nguyên trên các hiện tượng xã hội. Bradshaw (2006) đã tập hợp các tài liệu và phân chia thành năm nhóm lý thuyết chính về nghèo. Tất cả các lý thuyết, các biến có liên quan đến khả năng gây ra nghèo đói và cơ chế của nó được tác giả tóm lược trong bảng sau: Bảng 2.1. Các lý thuyết về nghèo đói Lý thuyết Nguyên nhân của nghèo đói Cơ chế gây ra nghèo đói Nghèo do những khiếm Do lười biếng, lựa chọn tồi, thiếu Cạnh tranh đem lại phần khuyết cá nhân của trình độ, bị tàn tật của các cá thưởng cho người chiến người nghèo. nhân. thắng và trừng phạt những ai không làm việc chăm chỉ và đưa ra lựa chọn tồi. Nghèo do hệ thống văn Văn hóa phụ chấp nhận các giá trị Những nhóm cùng địa vị hóa, tín ngưỡng. không hữu ích và đi ngược lại thiết lập những giá trị sai những quy tắc của thành công. và củng cố thêm các hành vi sai trái. Nghèo do sự méo mó Những giới hạn có hệ thống ngăn Tiêu chuẩn lựa chọn trực kinh tế - chính trị - xã cản người nghèo tiếp cận và đạt tiếp hay gián tiếp loại trừ hội hoặc sự phân biệt được thành tựu trong các thể chế những nhóm người dựa đối xử. xã hội quan trọng bao gồm việc trên những tiêu chuẩn làm, giáo dục, chăm sóc sức khỏe,
  14. 6 an ninh, đại diện chính trị. không thích hợp. Nghèo do sự chênh lệch Những thuận lợi và bất lợi xã hội Sự quần tụ, khoảng cách, về địa lý. tập trung vào các vùng riêng biệt. các nền kinh tế theo quy mô và phân phối nguồn lực củng cố những khác biệt. Nghèo do sự phụ thuộc Những đường xoắn ốc nghèo đói, Các nhân tố tương tác theo lẫn nhau tích lũy theo những vấn đề cá nhân (thu nhập, những cách thức phức tạp. chu kỳ. nhà ở, sức khỏe, giáo dục, tự tin) Khủng hoảng ở cấp độ phụ thuộc lẫn nhau và có liên kết cộng đồng dẫn đến khủng mạnh mẽ với các khiếm khuyết hoảng cá nhân và ngược cộng đồng (phá sản và mất việc, lại, cuối cùng chúng tích trường học không đầy đủ, không lũy lại để tạo ra những có khả năng cung cấp các dịch vụ đường xoắn ốc nghèo đói. xã hội). Nguồn: Bradshaw (2006) 2.2. Các nghiên cứu liên quan Nghèo đói là một hiện tượng kinh tế xã hội và mang tính toàn cầu. Giảm nghèo là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của chính phủ ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong hơn hai thập niên qua, đã có rất nhiều nghiên cứu về nghèo đói để trả lời cho câu hỏi cái gì gây ra nghèo đói. Theo Haughton và Khandker (2009), nghèo đói có thể do các thuộc tính vùng miền, thuộc tính cộng đồng, thuộc tính hộ gia đình và cá nhân gây ra. 2.2.1. Thuộc tính vùng miền Có rất nhiều yếu tố của thuộc tính vùng miền liên quan đến nghèo đói. Tỷ lệ nghèo đói cao ở các khu vực có đặc điểm cách biệt về địa lý như vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồi núi cao, khu vực có nguồn tài nguyên ít, vùng có lượng mưa thấp và các điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Arif và Bilquees (2006) đã sử dụng mô hình logit đa thức (multinomial logit model) để phân tích tình trạng nghèo đói ở Pakistan từ hai bộ dữ liệu do Viện Kinh tế Phát triển Pakistan thực hiện với số lượng mẫu lớn, 3.564 hộ gia đình được phỏng vấn trong năm 1998 - 1999 và được phỏng vấn lại trong năm 2000 - 2001. Kết quả hồi quy từ mô hình logit đa thức cho thấy nghèo đói là hiện tượng ở nông thôn, đặc biệt là nghèo kinh niên. Hệ số hồi quy của biến hộ gia đình sinh sống ở thành thị đối với
  15. 7 tình trạng nghèo kinh niên và nghèo tạm thời đều âm ở mức ý nghĩa 5%. Điều này cũng có nghĩa là hộ gia đình ở thành thị ít có khả năng rơi vào nghèo đói. Runsinarith (2007) khảo sát tình trạng nghèo đói của các hộ gia đình ở vùng biên giới của Campuchia để xem việc sinh sống tại các tỉnh biên giới có giúp các hộ gia đình giảm nghèo hay rơi vào nghèo đói. Biến giả vùng biên giới được sử dụng nhận giá trị 1 nếu hộ gia đình sinh sống ở vùng biên giới và được kỳ vọng là có tác động tích cực đến tiêu dùng bình quân đầu người của hộ gia đình. Theo tác giả hoạt động kinh tế ở vùng biên giới sôi động hơn các vùng khác ở Campuchia. Nhiều hộ gia đình di cư đến khu vực biên giới để sinh sống bằng cách hoạt động giao thương và làm việc qua biên giới. Hệ số biến biên giới cho biết nếu hộ gia đình sinh sống ở gần biên giới làm tăng tiêu dùng bình quân đầu người lên 7% ở mức ý nghĩa 1%. Ngoài ra, khi so sánh mức độ nghèo bằng ba thang đo Foster - Geer - Thorbecke, khu vực thành thị của vùng biên giới sẽ ít nghèo hơn khu vực nông thôn biên giới, khu vực nông thôn ở vùng biên giới sẽ giàu có hơn khu vực nông thôn không thuộc vùng biên giới. Trong một nghiên cứu về xu hướng nghèo đói và bất công ở Việt Nam của Glewwe và cộng sự (2002) sử dụng hai bộ dữ liệu khảo sát mức sống Việt Nam năm 1992 - 1993 và 1997 - 1998. Với chi tiêu bình quân đầu người là thước đo giàu có của hộ gia đình, Glewwe P. và cộng sự (2002) đã đưa sáu biến đại diện cho sáu vùng miền vào mô hình hồi quy bao gồm vùng núi phía Bắc, châu thổ sông Hồng, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và châu thổ sông Mê Kông. Biến vùng Đông Nam Bộ có tác động dương lớn nhất lên chi tiêu bình quân đầu người của các hộ gia đình, tiếp đến là biến vùng châu thổ sông Cửu Long, cả hai hệ số đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Trong khi đó, biến vùng núi phía Bắc có tác động nhỏ nhất, thậm chí âm trong năm 1997 - 1998. Ngoài ra, Glewwe P. và cộng sự (2002) còn chỉ ra sự khác biệt trong nghèo đói giữa thành thị và nông thôn. Theo đó, trong năm 1997 - 1998, hộ gia đình ở thành thị sẽ có tiêu dùng bình quân đầu người cao hơn ở nông thôn khoảng 31,37% ở mức ý nghĩa 1%.
  16. 8 2.2.2. Thuộc tính cộng đồng Đối với thuộc tính cộng đồng, hạ tầng là một nhân tố chính ảnh hưởng đến nghèo đói. Theo Haughton và Khandker (2009), chỉ số phát triển hạ tầng thường được sử dụng trong kinh tế lượng bao gồm khả năng tiếp cận đường nhựa, có nguồn điện hay không, gần chợ, có trường học và bệnh viện hay phòng khám không và khoảng cách đến trung tâm hành chính địa phương. Ngoài ra, còn có một vài chỉ số khác như khả năng tiếp cận việc làm và phân phối đất đai. Andersson và cộng sự (2006), trong một nghiên cứu về các nhân tố của nghèo đói ở Lào, đã xem xét khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng có đem lại tác động có lợi lên thu nhập và tiêu dùng giữa các hộ gia đình ở nông thôn hay không. Các biến phản ánh khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng và dịch vụ của hộ gia đình ở nông thôn được lấy từ bộ số liệu Khảo sát chi tiêu và tiêu dùng ở Lào 2002-2003 (LECS03) ở cấp độ làng xã bao gồm khả năng tiếp cận đường sá trong mùa khô và tất cả các mùa trong năm, khả năng tiếp cận điện và khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Kết quả hồi quy cho thấy hầu hết các biến trên đều tác động có ý nghĩa đến tiêu dùng bình quân của hộ gia đình với các hệ số có dấu như kỳ vọng. Tác giả cho rằng khả năng tiếp cận điện và dịch vụ chăm sóc sức khỏe đóng góp tích cực vào năng suất sản xuất. Điện thúc đẩy việc sử dụng trang thiết bị điện tử và chiếu sáng, làm tăng năng suất sản xuất; dịch vụ chăm sóc sức khỏe làm giảm rủi ro mất năng suất sản xuất do bệnh tật gây ra. Khả năng tiếp cận điện làm tăng tiêu dùng bình quân lên 12,7% ở mức ý nghĩa 1% đối với mô hình cho cả nước và làm tăng 20,4% và 18,7% ở mức ý nghĩa 1% lần lượt đối với mô hình cho thành thị và vùng đất thấp. Khả năng tiếp cận chợ tác động tích cực làm tăng tiêu dùng bình quân vùng thành thị lên 14,3% và vùng đồi núi cao lên 9,6%. Tác giả dành nhiều giải thích cho tác động của khả năng tiếp cận đường sá đến sự giàu có của hộ gia đình vì theo tác giả mối quan hệ này khá phức tạp. Những hộ gia đình bị giới hạn khả năng tiếp cận đường sá làm giảm khả năng tiếp cận chợ và từ đó làm giảm thu nhập. Do khả năng tiếp cận chợ kém sẽ giới hạn việc tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp, làm tăng chi phí đầu vào và làm giảm giá bán sản phẩm. Cả hai biến tiếp cận đường sá chủ yếu có tác động đến vùng
  17. 9 thành thị, vùng nông thôn và vùng đồi núi cao. Biến khả năng tiếp cận đường sá vào mùa khô làm giảm tiêu dùng bình quân của hộ gia đình ở thành thị 40,6% và đối với vùng nông thôn chưa có đường là 12,4%. Biến khả năng tiếp cận đường sá tất cả các mùa làm tăng tiêu dùng bình quân của hộ gia đình ở ba vùng trên lần lượt là 26,8%, 10,7% và 13,4%. Chiều hướng tác động tương tự của các yếu tố cơ sở hạ tầng này cũng được tìm thấy trong nhiều tài liệu nghiên cứu về nghèo đói cấp độ hộ gia đình ở nhiều quốc gia khác như các nghiên cứu của Gounder (2012), Runsinarith (2007), Gaiha và cộng sự (2007), Warr (2005), Gibson và Rozelle (2003), Glewwe và cộng sự (2002). Bên cạnh các yếu tố trên, khả năng tiếp cận hệ thống tưới tiêu cũng là một yếu tố để giảm nghèo cho các hộ gia đình ở vùng nông thôn, đặc biệt là những vùng nông thôn sản xuất nông nghiệp. Runsinarith (2007) cho rằng tưới tiêu được kỳ vọng là thúc đẩy tăng trưởng và giảm nghèo. Đầu tư vào hệ thống tưới tiêu sẽ mang lại lợi ích to lớn cho người nghèo do người nghèo ở nông thôn phụ thuộc phần lớn vào việc trồng trọt và canh tác. Các ước lượng hồi quy theo phương pháp bình phương bé nhất thông thường của tác giả cho thấy, tiếp cận được với hệ thống tưới tiêu làm tăng chi tiêu bình quân hộ gia đình từ 6,3% đến 7,7% ở mức ý nghĩa 1%. Một nhân tố khác cũng có tác động đến nghèo đói của hộ gia đình hiện nay được các nhà kinh tế quan tâm phân tích. Đó là vốn xã hội. Nghiên cứu của Grootaert (1999) chỉ ra rằng vốn xã hội có tương quan dương với sự giàu có của hộ gia đình, tức là hộ gia đình có vốn xã hội cao sẽ có chi tiêu bình quân đầu người cao hơn, nhiều tài sản hơn, tiết kiệm cao hơn và khả năng tiếp cận tín dụng tốt hơn. Tác động này xảy ra thông qua ba cơ chế chia sẻ thông tin giữa các thành viên, giảm những hành vi cơ hội và nâng cao việc đưa ra quyết định tập thể. Vốn xã hội làm giảm xác suất rơi vào nghèo đói và đầu tư vào vốn xã hội sẽ mang lại lợi ích cho người nghèo cao hơn. Khi nghiên cứu cho trường hợp của Indonesia, Grootaert (1999) đo lường vốn xã hội qua sáu phương diện: mật độ thành viên, sự đa dạng nội bộ của các tổ chức (về mặt giới tính, tuổi tác, giáo dục và tôn giáo), tham gia gặp gỡ, tham gia đưa ra quyết định tích cực, trả hội phí (bằng tiền hoặc sức lao động) và định hướng
  18. 10 cộng đồng. Ba trong sáu phương diện nêu trên có ảnh hưởng mạnh nhất đến chi tiêu bình quân hộ gia đình là số thành viên, sự đa dạng hóa nội bộ và tham gia tích cực vào việc đưa ra quyết định. Johannes (2009) cũng thực hiện kiểm tra tác động của vốn xã hội lên nghèo đói của hộ gia đình sử dụng số liệu Khảo sát hộ gia đình Cameroon năm 2001. Tác giả sử dụng ba chỉ báo cho vốn xã hội gồm mật độ thành viên, chỉ số ra quyết định và mạng lưới hỗ trợ. Kỹ thuật hồi quy bình phương bé nhất thông thường được sử dụng để đánh giá tác động của vốn xã hội lên chi tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình. Kết quả cho thấy mật độ thành viên và chỉ số ra quyết định có tương quan dương với chi tiêu bình quân. Vốn xã hội không chỉ có tác động tích cực lên chi tiêu bình quân đầu người mà còn dẫn đến giảm xác suất rơi vào nghèo đói (Okinmadewa và cộng sự, 2005). Xem xét sáu phương diện khác của vốn xã hội (chỉ số mật độ thành viên, chỉ số đa dạng, chỉ số tham gia hội nghị, điểm số đóng góp tiền, điểm số đóng góp sức lao động và chỉ số tham gia thảo luận) trong một nghiên cứu dành cho Nigeria, Okinmadewa và cộng sự (2005) không chỉ tập trung vào phân tích ảnh hưởng của vốn xã hội lên sự giàu có mà còn phân tích tác động khác nhau của yếu tố này đối với người nghèo và không nghèo. Theo nhóm tác giả biến phụ thuộc - xác suất rơi vào nghèo đói của hộ gia đình - là biến không liên tục khi hộ gia đình không nghèo và là biến liên tục khi hộ nghèo nên mô hình Tobit được sử dụng để ước lượng, đồng thời tính toán tác động biên để thấy sự ảnh hưởng của sáu phương diện vốn xã hội lên xác suất rơi vào nghèo đói của hộ gia đình. Trong khi chỉ số vốn xã hội nói chung làm giảm xác suất nghèo đói thì ba trong sáu phương diện của vốn xã hội làm giảm xác suất nghèo đói một cách có ý nghĩa và độ lớn khác nhau. Biến tham gia thảo luận có tác động mạnh nhất khi 1 đơn vị tăng lên làm giảm xác suất xuống 1,2%, tiếp theo là chỉ số đa dạng và đóng góp lao động với xác suất rơi vào nghèo đói giảm xuống lần lượt là 0,8% và 0,4%.
  19. 11 2.2.3. Thuộc tính hộ gia đình và cá nhân Trong khi các nhân tố như địa lý, tiếp cận cơ sở hạ tầng, vốn xã hội là những yếu tố bên ngoài thì đặc điểm của hộ gia đình hay cá nhân lại là những yếu tố bên trong quyết định hộ gia đình hay cá nhân đó có rơi vào nghèo hay không. Haughton và Khandker (2009) chia thuộc tính hộ gia đình và cá nhân ra thành ba nhóm nhỏ gồm nhân khẩu học, các yếu tố kinh tế và các yếu tố xã hội. 2.2.3.1. Nhân khẩu học Theo Lanjouw và Ravallion (1994) giữa quy mô hộ gia đình và tiêu dùng (hoặc thu nhập) bình quân đầu người ở các quốc gia đang phát triển có mối tương quan âm. Những người sống trong hộ gia đình có quy mô lớn hơn và trẻ hơn có xu hướng nghèo hơn. Ở Nigeria, khi quy mô hộ gia đình tăng lên làm tăng xác suất rơi vào nghèo đói 8,24% (Ogwumike và Akinnibosun, 2013). Theo Ogwumike và Akinnibosun (2013), điều này có thể giải thích là do hộ gia đình lớn hơn có khả năng có nhiều con hơn, chúng chưa có khả năng lao động nhưng lại lấy đi một phần lớn thu nhập cho học phí, khám sức khỏe, thực phẩm và quần áo. Trái ngược với những nghiên cứu cho rằng quy mô hộ gia đình có mối quan hệ đồng biến với khả năng rơi vào nghèo đói của hộ gia đình, nghiên cứu của Bogale và cộng sự (2005) lại cho thấy sự tương quan âm giữa mối quan hệ này. Bogale và cộng sự (2005) sử dụng hai cách tiếp cận lượng thực phẩm tiêu dùng và chi phí nhu cầu cơ bản để xác định ngưỡng nghèo của hộ gia đình ở nông thôn Ethiopia. Quy mô hộ gia đình có tác động dương đến cả hai tiêu chuẩn. Nhưng chỉ có hệ số của mô hình hồi quy với cách tiếp cận chi phí nhu cầu cơ bản có ý nghĩa thống kê. Kết quả này được tác giả giải thích là do ở nông thôn Ethiopia, trẻ em cũng phải tham gia lao động để tạo thu nhập cho gia đình, kể cả những đứa trẻ chỉ sáu tuổi. Gounder (2012) xem xét cả hai biến quy mô hộ và quy mô hộ bình phương vào mô hình hồi quy. Nghiên cứu cho thấy hệ số lên quy mô hộ gia đình âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Có một điểm thú vị đối với biến quy mô hộ bình phương, hệ số của biến này dương và có ý nghĩa thống kê. Tác giả đã tranh luận rằng quy mô hộ gia đình có tính kinh tế theo quy mô, tức là hộ gia đình càng có nhiều thành viên
  20. 12 càng giàu có hơn hộ gia đình có ít thành viên, và tác giả cũng đề nghị rằng nên có những nghiên cứu xa hơn để xem xét giá trị tới hạn của độ co giãn chi phí sinh hoạt theo quy mô hộ gia đình mà tại đó mối quan hệ giữa nghèo và quy mô hộ đổi dấu. Hệ số phụ thuộc có tác động tiêu cực đến sự giàu có của hộ gia đình. Hệ số này cho biết gánh nặng đối với các thành viên đang làm việc để kiếm thu nhập cho gia đình. Hệ số phụ thuộc càng cao, khả năng nghèo càng lớn. Mức độ ảnh hưởng của hệ số này lên tình trạng nghèo của hộ gia đình cũng khác nhau. Nó được kỳ vọng sẽ tác động mạnh nhất đến nhóm nghèo kinh niên. Nghiên cứu của McCulloch và Baulch (1999) về nghèo ở nông thôn Pakistan cho thấy hệ số phụ thuộc làm tăng xác suất hộ gia đình rơi vào nghèo kinh niên hoặc nghèo tạm thời và làm giảm xác suất không bao giờ nghèo khi so sánh dấu và độ lớn của tác động biên. Cứ 1% tăng lên của hệ số phụ thuộc làm tăng xác suất hộ gia đình rơi vào nhóm nghèo kinh niên là 2,3% và nghèo tạm thời là 1,5% ở mức ý nghĩa 5%. Nghiên cứu về nghèo ở nông thôn Trung Quốc, Jalan và Ravallion (1998) không chỉ xem xét tác động biến quy mô hộ gia đình đến xác suất rơi vào nghèo kinh niên hay nghèo tạm thời của hộ gia đình mà còn đưa thêm ba biến giả theo số con (trẻ dưới 15 tuổi) là hộ gia đình có một con, hộ gia đình có hai con và hộ gia đình có từ ba con trở lên vào mô hình. Quy mô hộ gia đình tương quan dương với xác suất hộ gia đình rơi vào nghèo kinh niên ở mức ý nghĩa 5%. Cả ba biến giả theo số con trong hộ gia đình cũng có mối quan hệ cùng chiều với xác suất nghèo kinh niên với mức độ ảnh hưởng tăng dần theo số con trong hộ. Tuy nhiên, chỉ có biến giả hộ gia đình có từ ba con trở lên có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Các biến này đều không có ý nghĩa thống kê đối với xác suất hộ gia đình rơi vào nghèo tạm thời. Các thuộc tính của chủ hộ như giới tính, tuổi tác, trình độ, công việc, tôn giáo và sắc tộc luôn được đánh giá là các nhân tố quan trọng đối với nghèo đói ở cấp độ hộ gia đình. Hầu hết các nhà kinh tế tin rằng giới tính của chủ hộ có ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ gia đình một cách có ý nghĩa. Những hộ gia đình có nữ là chủ hộ thường nghèo hơn so với những hộ do nam làm chủ. Điều này có thể giải thích là do phụ nữ luôn bị kỳ thị, họ ít có tiếng nói trong việc ra quyết định ở cấp độ cộng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0