intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn thạc sĩ kinh tế: Các quy định về nhập khẩu của Nhật Bản và khả năng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này

Chia sẻ: Dfxvcfv Dfxvcfv | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:123

280
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài Các quy định về nhập khẩu của Nhật Bản và khả năng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này nghiên cứu các quy định nhập khẩu của Nhật Bản và khả năng xuất khẩu của Việt Nam. Tìm hiểu thực trạng về xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật, và thực trạng về các quy định nhập khẩu của Nhật Bản đối với mặt hàng của Việt Nam nhằm đưa ra các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ kinh tế: Các quy định về nhập khẩu của Nhật Bản và khả năng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ------------------ TRẦN THU CÚC CÁC QUY ĐỊNH VỀ NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN VÀ KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NÀY Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế Mã số: 60.31.07 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Nguyễn Hữu Khải Hà Nội - 2007
  2. MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ NHẬP KHẨU CỦA NHẬT 4 BẢN ................................................................................................................. 1.1 4 Tổng quan về thị trường Nhật Bản.............................................................. 1.1.1 Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 4 1.1.2 Tình hình Chính trị - Kinh tế ........................................................................... 5 1.1.3 Tình hình Văn hoá - Xã hội ............................................................................. 8 1.1.4 Cách ứng xử trong công việc và tập quán kinh doanh .................................... 10 1.2 Các quy định chung liên quan đến nhập khẩu hàng hoá. ......................... 13 1.2.1 Hệ thống thuế quan.......................................................................................... 13 1.2.2 Các quy định phi thuế quan ............................................................................. 17 1.3 Sự cần thiết nghiên cứu các quy định nhập khẩu của Nhật Bản .............. 32 1.3.1 Nghiên cứu quy định nhập khẩu của Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam hoàn chỉnh quy chế xuất nhập khẩu, bảo vệ nền sản xuất trong nước ........... 32 1.3.2 Nghiên cứu quy định nhập khẩu của Nhật Bản sẽ giúp tăng kim ngạch xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam sang thị trường Nhật Bản .............. 33 1.3.3 Nghiên cứu các quy định nhập khẩu của Nhật Bản sẽ góp phần nâng cao năng lực quản trị kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ................................................................................................................... 34 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÁC QUY ĐỊNH NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ VIỆT NAM ......................................36 2.1 Tổng quan về về tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam 36 sang Nhật ............................................................................................. 2.1.1 Quy mô ............................................................................................................ 36 2.1.2 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu ............................................................................. 38 2.1.3 Xuất khẩu sang Nhật theo từng nhóm hàng .................................................... 41 2.2 Thực trạng quy định nhập khẩu của Nhật Bản đối với hàng hoá
  3. 50 xuất khẩu của Việt Nam ............................................................................... 2.2.1 Quy định đối với nhóm hàng thuỷ sản ........................................................... 50 2.2.2 Quy định đối với nhóm hàng dệt may ............................................................. 57 2.2.3 Quy định đối với nhóm hàng đồ gỗ (chủ yếu là đồ gỗ nội thất) ..................... 61 2.2.4 Quy định đối với nhóm hàng rau quả ............................................................. 63 CHƯƠNG 3: KHẢ NĂNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN ..............70 3.1 70 Khả năng xuất khẩu của Việt Nam ............................................................. 3.1.1 Lợi thế của Việt Nam ...................................................................................... 70 3.1.2 Quy mô và năng lực sản xuất của các ngành .................................................. 71 3.2 74 Dự báo nhu cầu nhập khẩu của thị trường Nhật Bản ............................... 3.2.1 Nhu cầu nhập khẩu thủy sản ........................................................................... 74 3.2.2 Nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may ................................................................... 75 3.2.3 Nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ nội thất ................................................................... 76 3.2.4 Nhu cầu nhập khẩu rau quả ............................................................................. 77 3.3 Định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy xuât khẩu của Việt 78 Nam sang thị trường Nhật Bản .................................................................... 3.3.1 Quan điểm và định hướng xuất khẩu sang Nhật giai đoạn 2006-2010 ........... 78 3.3.1.1.Quan điểm ........................................................................................... 78 3.3.1.2. Định hướng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản .............................. 78 3.3.2 Các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật ............... 80 3.3.2.1. Các giải pháp của Chính phủ.............................................................. 80 3.3.2.2. Các giải pháp của ngành hàng .......................................................... 83 3.3.2.3. Các giải pháp của Hiệp hội ................................................................ 88 3.3.2.4. Các giải pháp của doanh nghiệp ........................................................ 93 102 KẾT LUẬN .............................................................................................................. TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ASEAN Association of Southeast Asia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Nations CIF Cost, Insurance and Freight Giá hàng, bảo hiểm và cước chuyên chở FOB Free on board Giao lên tàu GATT General Agreement on Tariff and Hiệp định chung về thuế quan và International Trade thương mại GDP Gross Domestic Producst Tổng sản phẩm trong nước GSP Generalized System of Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập Preferences JAS Japan Agricultural Standards Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản JETRO Japan External Trade Organization Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản JIS Japan Industrial Standards Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản KNNK Kim ngạch nhập khẩu KNXK Kim ngạch xuất khẩu LDC Least Developed Countries Các nước chậm phát triển METI Ministry of Economy, Trade and Bộ Kinh tế Thương mại và Công Industry nghiệp Nhật Bản MFN Most Favored Nations Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc VASEP Vietnam Association of Seafood Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy Exporters and Producers sản Việt Nam WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1 Hạn ngạch thuế quan đối với da và các mặt hàng da 19 cho năm tài chính 2007 (từ 1/4/2007 đến 31/3/2008) Bảng 1.2 Các dấu chứng nhận chất lượng khác được sử dụng phổ biến ở 23 Nhật Bảng 2.1 Thương mại song phương Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 36 1996 - 2000 Bảng 2.2 Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Nhật Bản 38 giai đoạn 2000-2006 Bảng 2.3 Các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản năm 2006 40 Bảng 2.4 Các mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật 42 Bản giai đoạn 2000-2005 Bảng 2.5 Xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật giai đoạn 2001-2006 43 Bảng 2.6 Tỷ trọng xuất khẩu 5 nhóm hàng chính trong xuất khẩu 44 hàng dệt kim của Việt Nam sang Nhật giai đoạn 2004-2006 Bảng 2.7 Tỷ trọng xuất khẩu 5 nhóm hàng chính trong xuất khẩu 45 hàng dệt thoi của Việt Nam sang Nhật giai đoạn 2004-2006 Bảng 2.8 Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Nhật Bản giai 46 đoạn 2004-2006 Bảng 2.9 Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ mã HS 9403 của Việt Nam sang 47 Nhật Bản Bảng 2.10 Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Nhật giai 48 đoạn 2002-2006 Bảng 2.11 Tỷ trọng xuất khẩu 4 nhóm hàng chính trong xuất khẩu 49 rau của Việt Nam sang Nhật giai đoạn 2004-2006 Bảng 2.12 Tỷ trọng xuất khẩu 5 nhóm hàng chính trong xuất khẩu quả 50
  6. của Việt Nam sang Nhật giai đoạn 2004-2006 Bảng 2.13 Tỷ trọng xuất khẩu quả trong xuất khẩu rau quả của Việt 50 Nam sang Nhật Bản Bảng 2.14 Quy định của Nhật đối với các nhóm hàng thủy sản 52 Bảng 2.15 Phân loại sản phẩm dệt may nước ngoài nhập khẩu vào Nhật 57 Bảng 2.16 Thuế suất đối với 5 nhóm hàng dệt kim của Việt Nam 58 có kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản lớn Bảng 2.17 Thuế suất đối với 5 nhóm hàng dệt thoi của Việt Nam có kim 58 ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản lớn Bảng 2.18 Quy định về hàm lượng chất độc hại trong sản phẩm quần áo 59 dành cho em bé và trẻ em có xuất xứ từ Việt Nam Bảng 2.19 Thuế suất đối với một số mặt hàng đồ gỗ nội thất 61 chủ yếu của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản Bảng 2.20 Thuế suất đối với 4 nhóm hàng rau của Việt Nam 64 có kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản lớn Bảng 2.21 Thuế suất đối với 5 nhóm hàng quả của Việt Nam 64 có kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản lớn Bảng 3.1 Nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản giai đoạn 1995-2004 75 Bảng 3.2 Nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản giai đoạn 2002-2006 76 Bảng 3.3 Nhập khẩu đồ gỗ nội thất (mã HS 9403) của Nhật Bản giai 76 đoạn 2003-2006 Bảng 3.4 Nhập khẩu rau quả của Nhật giai đoạn 2002-2006 77
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Trang Hình 1.1 Nhãn thịt lợn hun khói 26 Hình 2.1 Sơ đồ khái quát quá trình kiểm dịch thực vật 66 Hình 2.2 Quy trình các thủ tục theo Quy định vệ sinh thực phẩm 68
  8. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nhật Bản là một trong các nền kinh tế lớn ở khu vực Châu Á -Thái Bình Dương. Trong nhiều năm qua, Nhật Bản luôn là một trong các thị trường xuất nhập khẩu trọng điểm của Việt Nam. Năm 2006 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt 9,9 tỷ USD. Tuy nhiên, mức độ thâm nhập của hàng hoá Việt Nam vào thị trường Nhật Bản nhìn chung vẫn còn yếu. Nguyên nhân chủ quan là sức cạnh tranh của sản phẩm và khả năng tiếp thị của các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao. Về khách quan, Nhật Bản là thị trường có quy định nhập khẩu khắt khe, đòi hỏi chất lượng hàng hoá cao, nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật, đặc biệt là đòi hỏi cao về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch nông sản, trong khi các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản lại thuộc nhóm này. Vì vậy, để có thể tăng cường xuất khẩu vào thị trường này, việc tìm hiểu các quy định về nhập khẩu của Nhật Bản là việc làm hết sức cần thiết, cần được tiếp tục nghiên cứu. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Các quy định về nhập khẩu của Nhật Bản và khả năng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Mối quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản, đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam và viện trợ phát triển chính thức của Chính phủ Nhật dành cho Việt Nam đã được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu các quy định nhập khẩu của thị trường Nhật Bản không nhiều. Trong đó có một quyển sách do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) ấn hành là “Quy định nhập khẩu hàng tiêu dùng vào Nhật” phát hành năm 2004, đề cập đến những quy định về nhập khẩu của Nhật Bản với các nhóm hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, cuốn sách này không tham khảo được với nhóm hàng nông sản và thủy sản Việt Nam - vốn là những ngành mà Việt Nam lợi thế về điều kiện tự nhiên. Ngoài ra còn có cuốn sách
  9. 2 “Chính sách ngoại thương Nhật Bản thời kỳ tăng trưởng cao và toàn cầu hóa kinh tế” của GS. TS. Bùi Xuân Lưu, giới thiệu về các tổng quát về hệ thống thuế quan và các quy định phi quan thuế của thị trường Nhật Bản, nhưng cuốn sách này không đề cập đến các quy định cụ thể cho từng nhóm ngành. Bên cạnh đó còn có một số bài báo trên các báo và tạp chí của Việt Nam như “Thời báo kinh tế Việt Nam”, “Thương mại”, “Đầu tư”, “Nghiên cứu kinh tế”....cũng viết về thị trường Nhật Bản, nhưng chỉ đề cập sơ qua đến quy định nhập khẩu cho các nhóm ngành, và ít thông tin mang tính hệ thống. Ngoài ra, các sách và bài báo nêu trên chưa đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề tài nhằm tìm hiểu và phân tích chính sách nhập khẩu của Nhật Bản nhằm giúp các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam hiểu rõ hơn về thị trường này và khả năng xuất khẩu của Việt Nam, trên cơ sở đó đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Để đạt được mục đích nói trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Nghiên cứu các quy định nhập khẩu của Nhật Bản và khả năng xuất khẩu của Việt Nam. - Tìm hiểu thực trạng về xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật, và thực trạng về các quy định nhập khẩu của Nhật Bản đối với các mặt hàng của Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản. 5. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu: Các quy định nhập khẩu của Nhật Bản. Phạm vi nghiên cứu: Do giới hạn về thời gian và tài liệu nghiên cứu, đề tài chỉ nghiên cứu tập trung vào những quy định về nhập khẩu đối với các nhóm hàng có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, cụ thể là nhóm hàng thuỷ sản, dệt may, đồ gỗ nội thất và nghiên cứu thêm một ngành
  10. 3 hàng có tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Nhật là rau quả, và chỉ cập nhật các dữ liệu khẩu từ năm 1995 trở lại đây. 6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện được những mục đích và những nhiệm vụ nghiên cứu và trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: tổng hợp, phân tích, và một số phương pháp phụ trợ như là phương pháp chuyên gia, thống kê toán học.... 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu của luận văn bao gồm: Chương 1- Một số quy định về nhập khẩu của Nhật Bản. Chương 2- Thực trạng về quy định nhập khẩu của Nhật Bản đối với hàng hoá Việt Nam. Chương 3- Khả năng và các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
  11. 4 Chƣơng 1 MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN 1.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Nhật Bản là quốc đảo được hợp thành bởi trên 3900 hòn đảo nằm ở Tây Bắc lòng chảo Thái Bình Dương, ở ngoài khơi Đông Á, gần với Nga, Trung Quốc và Hàn Quốc. Đa số các đảo của Nhật đều rất nhỏ, trong đó có 4 hòn đảo chiếm tới 98% diện tích đất nước là Honshu, Hokkaido, Kyushu và Shikoku, trong đó đảo Honshu chiếm 60% tổng diện tích. Diện tích đất liền của toàn bộ nước Nhật Bản vào khoảng 378.000 km2, chiếm chưa đầy 0,3% tổng diện tích đất toàn thế giới. Khí hậu: Các đảo Nhật Bản nằm trong vùng khí hậu ôn hoà, nhưng khác nhau giữa các miền, chủ yếu do các dòng khí lưu lục địa thổi từ phía tây bắc chi phối khí hậu mùa đông và các dòng khí lưu đại dương thổi từ phía đông nam chi phối các tháng mùa hè. Ở hầu hết các miền của Nhật Bản đều có 4 mùa rõ rệt. Mùa hè ấm và ẩm, bắt đầu khoảng giữa tháng 7. Mùa xuân và mùa thu là những mùa tốt nhất trong năm, khí hậu êm dịu và rực rỡ ánh mặt trời trên khắp đất nước. Địa hình: Địa hình phức tạp của Nhật Bản khác hẳn với khí hậu tương đối ôn hoà của nó. Các đảo Nhật Bản là một phần của dãy núi chạy dài từ Đông Nam Á tới tận Alaska. Điều này tạo cho nước Nhật có một bờ biển dài, nhiều đá với nhiều hải cảng nhỏ. Nó cũng tạo ra rất nhiều vùng núi có nhiều thung lũng, các con sông chảy xiết, các hồ nước trong. Núi chiếm khoảng 71% tổng diện tích đất Nhật Bản. Các dãy núi chạy dài chính giữa đất nước, chia Nhật Bản thành hai phía, một phía ven Thái Bình Dương, và phía kia ven biển Nhật Bản. Nhật Bản cũng nằm trong vành đai núi lửa của Châu Á, do vậy Nhật Bản thỉnh thoảng phải chịu ảnh hưởng do núi lửa phun trào và ảnh hưởng của những trận động đất. Tuy nhiên, những ngọn núi lửa mang lại cho Nhật Bản những suối nước nóng, tạo thành những điểm nghỉ dưỡng tuyệt vời.
  12. 5 Đồng bằng và sông ngòi: Nhật Bản có nhiều sông, bắt nguồn từ dãy núi ở chính giữa, và đổ ra biển. Do núi trải dài ra tận đường bờ biển nên sông ở Nhật Bản thường ngắn và dòng chảy nhanh. Lưu lượng nước thay đổi theo mùa. Nhật Bản có ba đồng bằng lớn là đồng bằng Kanto (13.000km2), đồng bằng Ishiga và Nobi. Trong đó Kanto là đồng bằng rộng nhất và quan trọng nhất về mặt kinh tế. Kanto chứa tới một phần tư dân số Nhật Bản và có hai thành phố lớn là Tokyo và Yokohama. Tài nguyên thiên nhiên: Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, do vậy phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu thô nhập khẩu từ nước ngoài. Về năng lượng, Nhật Bản có cả than, dầu, khí đốt nhưng trữ lượng đều quá ít so với quy mô của nền kinh tế. Tỷ trọng than nhập khẩu đã tăng từ 25,3% năm 1965 lên 97,2% năm 1998. Nhật Bản hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nhập khẩu dầu mỏ từ nước ngoài (trên 99%), chủ yếu nhập từ các nước Trung Đông (năm 1998 là 85,3%). Về khoáng sản, Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là các loại quặng kim loại, quặng sắt và nhôm phải nhập khẩu 100% từ nước ngoài. 1.1.2. Tình hình Chính trị - Kinh tế 1.1.2.1. Chính trị Theo hiến pháp năm 1947, Nhật Bản là nước theo thể chế quân chủ lập hiến, trong đó Nhà Vua là biểu tượng của đất nước và sự thống nhất của dân tộc, là nguyên thủ tượng trưng về mặt đối ngoại. Nhà nước được tổ chức theo chế độ tam quyền phân lập. Cơ quan lập pháp gồm 2 viện là Thượng viện với 242 ghế, được bầu 6 năm một lần và Hạ viện với 480 ghế, được bầu 4 năm một lần. Cơ quan hành pháp là Nội các và Tư pháp là Toà án. Ba cơ quan quyền lực này độc lập kiểm soát và hỗ trợ nhau. Người đứng đầu Chính phủ Nhật Bản hiện nay là thủ tướng Shinzo Abe (được bầu từ ngày 26/9/2006 với 339 ghế ở Hạ viện và 136 ghế ở Thượng viện). Nội các do thủ tướng chỉ định. Năm đảng phái chính trị lớn ở Nhật hiện nay là: Đảng Tự do Dân chủ (LDP - hiện đang chiếm 111 ghế ở Thượng viện và 305 ghế ở Hạ viện), Đảng Dân chủ
  13. 6 (DJP - hiện đang chiếm 82 ghế ở Thượng viện và 113 ghế ở Hạ viện), Đảng Komei (hiện đang chiếm 24 ghế ở Thượng viện và 31 ghế ở Hạ viện), Đảng Cộng sản (JCP- chiếm 9 ghế ở Thượng viện và 9 ghế ở Hạ viện) và Đảng SDP (đang chiếm 6 ghế ở Thượng viện và 7 ghế ở Hạ viện) [1], [19]. 1.1.2.2. Kinh tế Nhật Bản là nước hết sức nghèo về tài nguyên trong khi dân số quá đông, phần lớn tài nguyên thiên nhiên phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp và với ý chí vươn lên của người dân, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954), phát triển cao độ (1955-1973). Từ năm 1974 đến nay tốc độ phát triển tuy chậm lại song Nhật Bản tiếp tục là nước có tiềm năng lớn thứ hai trên thế giới về kinh tế, khoa học kỹ thuật, tài chính, chỉ xếp sau Mỹ. Một đặc tính cơ bản của nền kinh tế Nhật là các nhà sản xuất, người cung cấp và người phân phối đã kết hợp chặt chẽ với nhau trong một thể thống nhất được gọi là Keireitsu. Một đặc trưng khác là chế độ thuê mướn lao động suốt đời, làm cho người lao động trung thành gắn bó với công ty, cũng như duy trì ổn định lực lượng lao động của công ty. Tuy nhiên, hai đặc trưng này đang dần dần được thay đổi. Dưới đây là một số số liệu về nền kinh tế Nhật Bản. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao, cụ thể là 4,6% ( tháng 10/2004), 4,2% năm 2005 và năm 2006 là 4,1%. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2003 là 5.566 tỷ yên (khoảng 4.300 tỷ USD, đứng thứ hai thế giới sau Mỹ là 8.000 tỷ USD). Năm 2005 GDP của Nhậ Bản là 4.799 tỷ USD, năm 2006 là 4.911 tỷ USD. Tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 2001: -0,9%; 2002: 0,6%; 2003: 2,7%; năm 2004: 1,4%; năm 2005: 2,5% và năm 2006: 2,8%. Tổng số nợ trong dân của chính phủ Nhật chiếm 140% (khoảng 6.500 tỷ USD) cao nhất trên thế giới. Tổng số nợ khó đòi 375 tỷ USD (tính đến tháng 7/2003), cơ bản đã được giải quyết vào đầu năm 2006.
  14. 7 Dự trữ ngoại tệ tính đến tháng 4/2006: 860 tỷ USD (đứng thứ 2 trên thế giới sau Trung Quốc). Xuất khẩu năm 2005 đạt 598,2 tỷ USD, năm 2006 đạt 590,3 tỷ USD. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là phương tiện vận chuyển và linh kiện, bán thành phẩm, máy móc điện tử, các loại hoá chất. Đối tác xuất khẩu chủ yếu là Mỹ: 22,9%; Trung Quốc: 13,4%; Hàn Quốc: 13,4%; Đài Loan: 7,3% và Hồng Kông: 6,1%. Nhập khẩu năm 2005 đạt 518,6 tỷ USD, năm 2006 đạt 524,1 tỷ USD. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: máy móc và linh kiện, nhiên liệu, lương thực thực phẩm, hoá chất, sản phẩm dệt và nguyên liệu thô. Đối tác nhập khẩu chủ yếu là Trung Quốc: 21%; Mỹ: 12,7%; Ả rập Xê út: 5,5%; Các tiểu vương quốc Ả rập: 4,9%; Australia: 4,7% và Hàn Quốc: 4,7%. Tỷ trọng các ngành kinh tế chính Nông nghiệp 2,1% Giao thông vận tải 6,3% Công nghiệp 26,8% Lưu thông 12,5% Xây dựng 10,3% Các ngành khác 37,9% Sau thời kỳ kinh tế “bong bóng” 1986-1990, từ năm 1991 kinh tế Nhật Bản phát triển ì ạch. Trong những năm 1992-1995 tốc độ tăng trưởng hàng năm chỉ đạt 1,4%, năm 1996 là 3,2% [1], [19]. Đặc biệt từ 1997 và nhất là từ đầu năm 1998 kinh tế Nhật bị lâm vào suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ sau khủng hoảng dầu lửa năm 1974 đến nay với những biểu hiện khủng hoảng hệ thống tài chính tiền tệ, đồng Yên, chứng khoán giảm giá mạnh, nợ khó đòi tăng cao, sản xuất trì trệ và tỷ lệ thất nghiệp hoàn toàn đạt mức kỷ lục trong 45 năm (5,5% vào tháng 12/2002). Năm 1997, GDP thực chất đạt -0,7%; năm 1998 là -1,8%. Cuộc suy thoái kinh tế lần này của Nhật chủ yếu mang tính chất cơ cấu liên quan đến mô hình phát triển của Nhật đang bị thách thức bởi một môi trường đã thay đổi. Vấn đề phục hồi kinh tế thông qua đẩy mạnh cải cách cơ cấu kinh tế, tài chính, ngân hàng đang là một vấn đề cấp bách đặt ra trước mắt đối với chính phủ Nhật Bản.
  15. 8 Nhật Bản đang xúc tiến chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách cơ cấu kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính và sắp xếp lại cơ cấu chính phủ…Cải cách hành chính của Nhật được thực hiện từ tháng 1/2001. Dù diễn ra chậm chạp nhưng cải cách đang đi dần vào quỹ đạo, trở thành xu thế không thể đảo ngược ở Nhật Bản, và gần đây đã đem lại kết quả đáng khích lệ, nền kinh tế Nhật đã phục hồi và tăng trưởng từ năm 2002. Năm 2006 tỷ lệ tăng trưởng GDP của Nhật đạt 2,8%. 1.1.3. Tình hình Văn hoá - Xã hội 1.1.3.1. Dân số Tính đến tháng 1/2006, dân số Nhật Bản là 127,74 triệu người, chủ yếu là người Nhật Bản (chiếm trên 99% dân số). Nhật Bản là nước có tốc độ tăng dân số thấp, đạt 0,02% năm 2006, và có cơ cấu dân số già. Năm 2006, tỷ lệ trẻ em dưới 14 tuổi chiếm 14,2% dân số, số người trong độ tuổi lao động (từ 15-64 tuổi) chiếm 65,7%, và người già từ 65 tuổi trở lên chiếm 20% dân số. Dự đoán đến năm 2015, tỷ lệ người già từ 65 tuổi trở lên chiếm trên 25% dân số. Nhật Bản là nước có tuổi thọ bình quân cao nhất thế giới, năm 1998 tuổi thọ bình quân của nam giới là 77,2 tuổi và nữ giới là 84 tuổi, đến năm 2006 con số này là 77,96 và 84,7 tuổi [19]. 1.1.3.2. Đời sống gia đình Trước chiến tranh thế giới thứ hai, phần lớn người Nhật sống trong những đại gia đình gồm ba hoặc bốn thế hệ. Các quan hệ gia đình bị chế độ thứ bậc cứng nhắc chi phối, và cha mẹ có quyền rất lớn. Tuy vậy, quá trình dân chủ hoá sau chiến tranh đã làm thay đổi mọi khía cạnh của đời sống gia đình Nhật Bản. Đặc biệt quan trọng là việc sửa đổi Luật Dân sự vào năm 1947, cho phép phụ nữ được hưởng quyền hợp pháp bình đẳng với nam giới trong mọi mặt của cuộc sống, nhờ đó đã loại bỏ được tính chất gia trưởng cũ của gia đình. Một trong những thay đổi rõ nhất là ngày càng có nhiều người sống trong các gia đình hạt nhân chỉ gồm cha mẹ và con cái. Xu hướng này càng mạnh lên bởi sự đô thị hoá và những phát triển về kỹ thuật. Các gia đình mở rộng chiếm 44% tổng số các gia đình vào năm 1955,
  16. 9 nhưng đến năm 1991 giảm xuống chỉ còn 13,7%, trong khi đó các gia đình hạt nhân đã lên tới 59,6% tổng số các gia đình vào năm 1991. Một thay đổi quan trọng khác trong cuộc sống gia đình là việc giảm mạnh số con sinh ra. Năm 1930, một phụ nữ Nhật trung bình sinh 4,7 con, nhưng con số này đã giảm còn 3,6 vào năm 1950 và đến năm 2006 chỉ còn 1,4. Lối sống của người Nhật đã thay đổi đáng kể do việc sử dụng rộng rãi các đồ dùng gia đình hiện đại, việc mở rộng các ngành công nghiệp thực phẩm ăn liền và đông lạnh, và sự sẵn có các loại quần áo may sẵn và các hàng thiết yếu hàng ngày khác. Những điều tiện lợi này đã tạo cho các gia đình có nhiều thời gian dùng vào việc giải trí, nâng cao trình độ giáo dục và hưởng thụ văn hoá. 1.1.3.3. Giáo dục Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên, chỉ trừ một thứ, đó là con người. Hệ thống giáo dục được xem như chìa khoá làm cho nền kinh tế tăng trưởng và ổn định về mặt chính trị. Việc đầu tư cho giáo dục có ý nghĩa lớn đối với đất nước. Nhà nước đã nỗ lực để tạo lập ra một hệ thống giáo dục có thể đào tạo lực lượng lao động có hiệu quả cao, đưa đất nước tiến tới hiện đại hoá. Ở cấp độ cá nhân, người lao động Nhật Bản ngày nay được đánh giá chủ yếu dựa vào học vấn chứ không phải địa vị gia đình, địa vị xã hội hay thu nhập. Hệ thống giáo dục được phân thành 5 giai đoạn: Vườn trẻ (từ 1 đến 3 năm), tiểu học (6 năm), trung học bậc thấp (3 năm), trung học bậc cao (3 năm) và đại học (thông thường là 4 năm). Ngoài ra còn có các trường cao đẳng với các khoá học 2 hoặc 3 năm. Nhiều trường đại học còn mở các khoá nâng cao sau đại học. Giáo dục phổ cập miễn phí cho tất cả trẻ em từ 6 đến 15 tuổi. Tuy vậy, tuyệt đại đa số học sinh học hết các trường trung học bậc thấp đều tiếp tục học lên, và trong thực tế các trường trung học bậc cao hiện đã trở thành bộ phận cơ bản trong hệ thống giáo dục trẻ em. Trình độ học vấn là một nhân tố quan trọng trong chế độ thuê người làm việc suốt đời của Nhật Bản. Để có được một việc làm trong công ty hàng đầu cần phải tốt nghiệp một trường đại học hàng đầu, và để đạt được điều đó thì lại phải tốt
  17. 10 nghiệp các trường trung học bậc cao và bậc thấp hàng đầu. Do sự cạnh tranh quyết liệt trong các kỳ thi vào trường, nên ngày càng có nhiều sinh viên theo học các trường “luyện thi” tư nhân. Những trường này được lập ra để dạy thêm và nâng cao giúp các học sinh thi vào được các trường mà họ chọn, hiện có ở tất cả các cấp học từ nhà trẻ cho đến các kỳ thi vào trường đại học. 1.1.3.4. Y tế và phúc lợi Năm 1961 một hệ thống bảo hiểm xã hội công cộng toàn diện, kết hợp cả tiền trợ cấp hưu trí lẫn bảo hiểm trên phạm vi cả nước đã được thiết lập ở Nhật Bản. Hệ thống này đã mở rộng đáng kể vào năm 1970 do việc tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, tạo ra những nhu cầu mới về bảo hiểm xã hội trong nhân dân. Hệ thống bảo hiểm xã hội hiện nay của Nhật Bản bao gồm 5 bộ phận: tương trợ công cộng, dịch vụ phúc lợi, bảo hiểm xã hội (chăm sóc sức khoẻ, hưu trí, trợ cấp con cái, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm tai nạn lao động), y tế công cộng, trợ cấp và giúp đỡ của nhà nước cho các nạn nhân chiến tranh. Mỗi bộ phận này lại gồm nhiều loại khác nhau. Ví dụ chăm sóc sức khoẻ gồm có bảo hiểm sức khoẻ toàn quốc, bảo hiểm sức khoẻ của nhân viên, bảo hiểm thuỷ thủ, các hội tương trợ của các nhân viên chính phủ toàn quốc và địa phương, và bảo hiểm người già, trong đó chi phí bảo hiểm được phân chia theo các loại bảo hiểm khác nhau. Trợ cấp hưu trí gồm có chế độ hưu trí toàn quốc, trợ cấp hưu trí của nhân viên, bảo hiểm cho thuỷ thủ, và các hội tương trợ của các nhân viên chính phủ và nhân viên thuộc các tổ chức nông, lâm, ngư nghiệp. 1.1.4. Cách ứng xử trong công việc và tập quán kinh doanh Cứ vào tháng tư hàng năm, các công ty lại tiếp nhận nhiều nhân viên mới, sau đó tiến hành đào tạo để trở thành nhân viên thực sự của công ty. Hầu hết nhân viên mới là sinh viên vừa tốt nghiệp vào tháng 3 năm đó nên chưa hề có kinh nghiệm. Chính vì vậy việc đào tạo nhân viên được tiến hành một cách triệt để, kèm theo nhiều quy định chặt chẽ, nhất là ở những công ty lớn có truyền thống lâu đời. Trong nền kinh tế thị trường các công ty hoạt động với mục đích sinh lợi và thông qua lợi nhuận thu được đó cống hiến cho toàn xã hội. Để duy trì mặt thống
  18. 11 nhất của tổ chức, có ý thức vì mục đích chung và tiến hành hiệu quả các hoạt động kinh doanh, các công ty dù lớn hay nhỏ cũng ban hành rất nhiều quy định cụ thể từ cách quyết định vấn đề, phạm vi trách nhiệm, quyền hạn, cách thực thi cho đến đạo đức của một nhân viên, giờ làm việc, trang phục, cách ứng xử giao tiếp với khách… Trong ngành sản xuất, vì phương pháp quản lý chất lượng là yếu tố quyết định uy tín đối với khách hàng nên nó được quy định đến từng chi tiết về tiêu chuẩn. Đương nhiên theo thời gian và sự thay đổi trong môi trường kinh doanh cần có sự điều chỉnh cho phù hợp, nhưng phương pháp kinh doanh và sản xuất luôn là vốn kinh nghiệm và trí tuệ quý báu được đúc kết qua quá trình lịch sử của công ty. Trong thời gian thực tập ở bộ phận chuyên trách, nhân viên mới vào được giáo dục ý tưởng và phương châm của công ty, đồng thời được chỉ bảo về những quy định đối với một nhân viên. Sau thời kỳ sinh viên tự do, đây là giai đoạn giúp nhân viên mời làm quen và có nhận thức mới như một thành viên của tổ chức theo chiều dọc trong công ty [10]. 1.1.4.1. Cách ứng xử qua điện thoại Các công ty Nhật Bản có quan điểm cho rằng các ứng xử qua điện thoại của nhân viên là một tiêu chuẩn để người ngoài đánh giá công ty, điều này thậm chí còn ảnh hưởng đến cả sự thành bại trong công việc. Vì vậy, nhân viên luôn được hướng dẫn phải có ý thức rằng mình là bộ mặt của công ty khi gọi và nhận điện thoại. Khi có điện thoại gọi tới, nhân viên phải cầm máy ngay trong vòng một hoặc hai tiếng chuông và xưng tên công ty, không được để khách chờ. Khi gọi điện thoại phải cố gắng nói ngắn gọn nội dung công việc để không làm mất thời gian người mình đối thoại khi họ đang bận. Việc ghi trước những điểm cần nói là cách sử dụng hiệu quả điện thoại ở nơi làm việc. Ngày nay, thư điện tử qua mạng máy tính dần dần phổ cập làm cho công việc không bị gián đoạn bởi những tiếng chuông điện thoại và có thể nhận thông tin tuỳ theo thời gian phù hợp với mình. 1.1.4.2. Giữ đúng hẹn
  19. 12 Nhân viên công ty luôn được yêu cầu phải giữ đúng hẹn, tuyệt dối không để khách chờ. Việc đến trước giờ hẹn ít nhất 5 phút được coi là ý thức cơ bản đối với người đã đi làm. Hẹn qua điện thoại trước khi đến thăm một công ty được coi là phép lịch sự. Nếu vì lý do gì đó không thể đến đúng giờ hẹn thì phải gọi điện thoại trước. Tất nhiên, việc đến công ty đúng giờ là một nguyên tắc. Các nhân viên sợ bị coi là người không nghiêm túc về thời gian nên nhiều khi thậm chí phải chạy cho kịp giờ làm việc. Giao hàng cho khách theo đúng thời gian quy định cũng là một nguyên tắc bất di bất dịch. Công ty nào không kịp giao hàng đúng ngày quy định thì sẽ gây trở ngại cho khách hàng, đánh mất sự tín nhiệm và khó nhận được các đơn hàng tiếp theo. Vì vậy, các công ty Nhật phải tìm cách khắc phục tất cả mọi khó khăn để giữ đúng hẹn. 1.1.4.3. Coi trọng hình thức Sự coi trọng hình thức được xem là một đặc điểm thể hiện văn hoá Nhật Bản. Chú ý đến hình thức bên ngoài là phép lịch sự thể hiện việc giữ gìn phẩm chất con người và đương nhiên được coi trọng trong môi trường kinh doanh. Trang phục khác nhau tuỳ theo từng ngành và từng loại công việc, những người làm công việc giao dịch phải đặc biệt lưu ý đến vấn đề này khi làm ăn với người Nhật. Việc gây ấn tượng gọn gàng và cảm giác sạch sẽ bằng trang phục phù hợp với hoàn cảnh công việc được cho là có ảnh hưởng quan trọng đến uy tín của cá nhân và sau đó là uy tín của công ty. Trong giáo dục và đào tạo nhân viên, không ít công ty của Nhật, ngay cả công ty không thuộc ngành dịch vụ còn hướng dẫn chi tiết từ trang phục đến cả cách để đầu tóc, móng tay. Một đặc điểm của xã hội Nhật Bản là việc sử dụng phổ biến comple và cà vạt. Ngay cả đến những người lao động không làm việc trong văn phòng hay kinh doanh cũng mặc comple, thắt cà vạt đi làm. Sau khi đến chỗ làm, họ thay trang phục, mặc quần áo lao động và khi công việc kết thúc, họ lại mặc comple trở về nhà. Cách làm của người Nhật là "xuất phát từ hình thức", có nghĩa là bắt đầu từ việc hoàn thiện hình thức, sau đó tiếp tục cụ thể hoá nội dung. Người Nhật "cất"
  20. 13 công việc trong ngăn kéo cho đến khi đạt được hình thức ở mức mong muốn mới tiến hành. Sự coi trọng hình thức không chỉ được thể hiện qua cách ăn mặc mà còn qua nhiều yếu tố khác như tài liệu giấy tờ, văn thư, sổ kế toán cũng như cách đón tiếp khách hàng của công ty [10]. 1.1.4.4. Con dấu và danh thiếp Cùng với sự phát triển của kỹ thuật tiên tiến, rất nhiều phương tiện phục vụ cho kinh doanh như điện thoại di động, máy tính xách tay, máy fax, scan…cũng dần dần phổ cập, song vẫn có những thứ luôn giữ vị trí quan trọng. Đó là danh thiếp và con dấu. Người nước ngoài thường cho rằng con dấu dễ bị làm giả hơn chữ ký bằng tay và hoài nghi không biết có cách nào để phân biệt thật giả, nhưng Nhật Bản quy định đóng dấu trên các văn bản chính thức chứ không dùng chữ ký. Con dấu của cá nhân có hai loại: con dấu chính thức được đăng ký ở cơ quan hành chính, có hiệu lực pháp lý, dùng trong các trường hợp quan trọng như hợp đồng và con dấu thông thường đơn giản hơn, mang tính thường dụng. Trong cuộc sống hàng ngày, con dấu thường được sử dụng khi nhận hàng gửi nhanh, hàng gửi đảm bảo qua bưu điện hoặc được dùng trong các văn bản lưu hành nội bộ. Không ít doanh nhân nước ngoài nêu tầm quan trọng của danh thiếp trong xã hội Nhật Bản. Khi chào hỏi làm quen lần đầu tiên bao giờ người Nhật cũng trao đổi danh thiếp, từ đó bắt đầu quan hệ. Người Nhật nhìn danh thiếp, nhận biết tên công ty và chức vụ của người đối thoại để qua đó thể hiện thái độ và sử dụng kính ngữ phù hợp với địa vị của người đó. 1.1.4.5. Thoả thuận kinh doanh Việc trao đổi kinh doanh không nhất thiết phải tiến hành ở văn phòng. Phần nhiều thoả thuận diễn ra tại văn phòng, song có không ít những cuộc thoả thuận được tiến hành dưới hình thức những bữa ăn tối. Có khi người Nhật vừa chúc rượu vừa bàn bạc chuyện kinh doanh đến tận những chi tiết cụ thể, bữa ăn tối cũng còn là dịp để trao đổi thông tin. Những dịp như thế này kéo dài từ chiều đến tối, ranh giới không rõ ràng là trong hay ngoài giờ làm việc, vậy mà không mấy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1