Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ thi công các dự án nhà ở dân dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 12
download
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố gây chậm tiến độ thi công các dự án xây dựng nhà ở dân dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế các yếu tố gây chậm tiến độ thi công trong các công trình xây dựng nhà ở dân dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ thi công các dự án nhà ở dân dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ----------------------------------------- TRẦN QUỐC VIỆT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẬM TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÁC DỰ ÁN NHÀ Ở DÂN DỤNG TẠI TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ----------------------------------------- TRẦN QUỐC VIỆT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẬM TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÁC DỰ ÁN NHÀ Ở DÂN DỤNG TẠI TP.HCM Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS Bảo Trung TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ thi công các dự án nhà ở dân dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TP.HCM, ngày ….. tháng …. năm 2013 Tác giả luận văn Trần Quốc Việt
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ-ĐỒ THỊ PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1 Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2 4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 2 4.1 Nguồn dữ liệu ............................................................................................. 2 4.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 3 5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu ...................................................................... 3 6 Kết cấu nghiên cứu ........................................................................................... 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU......................................... 5 1.1 Các khái niệm ................................................................................................ 5 1.1.1 Dự án....................................................................................................... 5 1.1.2 Dự án xây dựng nhà ở dân dụng .............................................................. 5 1.1.3 Chậm tiến độ trong dự án xây dựng ......................................................... 6 1.2 Các nghiên cứu trước đây về các yếu tố gây ra chậm tiến độ .......................... 9 1.3 Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu .......................................................... 12
- 1.3.1 Bối cảnh nghiên cứu .............................................................................. 12 1.3.2 Các giả thuyết ........................................................................................ 13 1.3.3 Mô hình nghiên cứu của đề tài ............................................................... 18 Tóm tắt chương 1 ............................................................................................... 19 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 20 2.1 Qui trình nghiên cứu .................................................................................... 20 2.2 Giai đoạn 1 – Nghiên cứu định tính .............................................................. 22 2.2.1 Chọn mẫu .............................................................................................. 22 2.2.2 Thực hiện nghiên cứu định tính ............................................................. 22 2.2.3 Kết quả nghiên cứu định tính ................................................................. 23 2.3 Giai đoạn 2 – Nghiên cứu định lượng ........................................................... 25 2.3.1 Thang đo ............................................................................................... 25 2.3.2 Chọn mẫu .............................................................................................. 27 2.3.3 Xử lý dữ liệu trong nghiên cứu định lượng chính thức ........................... 30 Tóm tắt chương 2 ............................................................................................... 32 CHƯƠNG 3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẬM TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÁC DỰ ÁN NHÀ Ở DÂN DỤNG TẠI TP.HCM ............................................................. 33 3.1 Tính chất và đặc điểm của mẫu .................................................................... 33 3.2 Xếp hạng các yếu tố gây chậm tiến độ.......................................................... 35 3.3 Đánh giá sự khác biệt trong các đối tượng khảo sát ...................................... 43 3.4 Đánh giá thang đo ........................................................................................ 43 3.4.1 Đánh giá thang đo bao gồm các biến quan sát ........................................ 43 3.4.2 Đánh giá thang đo biến phụ thuộc .......................................................... 45
- 3.5 Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................................. 46 3.5.1 Kiểm tra điều kiện phân tích EFA .......................................................... 46 3.5.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................... 47 3.5.3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA .............................................. 49 3.6 Kiểm định mô hình – xây dựng hàm hồi qui................................................. 53 3.6.1 Xây dựng hàm hồi qui ........................................................................... 53 3.6.2 Đánh giá độ phù hợp của mô hình & kiểm định các giả thuyết............... 55 3.6.3 Đánh giá mức độ quan trọng của các biến trong mô hình. ...................... 58 3.7 Thực trạng và kết quả phân tích các yếu tố gây chậm tiến độ đối với các nhóm đối tượng khảo sát .................................................................................... 58 3.7.1 Thực trạng và kết quả phân tích các yếu tố xuất phát từ nhà thầu ........... 58 3.7.2 Thực trạng và kết quả phân tích các yếu tố xuất phát từ chủ đầu tư ........ 60 3.7.3 Thực trạng và kết quả phân tích các yếu tố xuất phát từ tư vấn giám sát, thiết kế ........................................................................................................... 61 Tóm tắt chương 3 ............................................................................................... 63 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 64 1 Kết luận .......................................................................................................... 64 2 Khuyến nghị ................................................................................................... 66 2.1 Giải pháp hạn chế các yếu tố từ nhà thầu gây chậm tiến độ....................... 66 2.2 Giải pháp hạn chế các yếu tố từ chủ đầu tư gây ra chậm tiến độ ............... 69 2.3 Giải pháp hạn chế các yếu tố từ tư vấn giám sát, thiết kế gây chậm tiến độ ....................................................................................................................... 70 3 Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................... 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Từ được viết tắt Diễn giải tiếng Việt TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh RII Relative importance index Chỉ số quan trọng tương đối PCA Principal Component Analysis Phân tích nhân tố chính PMI Project Management Institute Viện quản lý dự án
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Mã hóa các biến quan sát ........................................................................ 25 Bảng 2.2 Giá trị Cronbach alpha cho thang đo định lượng sơ bộ ........................... 29 Bảng 2.3 Thống kê hệ số tương quan biến-tổng thang đo định lượng sơ bộ ........... 29 Bảng 3.1 Xếp hạng các yếu tố theo quan điểm nhà thầu ........................................ 35 Bảng 3.2 Xếp hạng các yếu tố theo quan điểm tư vấn giám sát .............................. 36 Bảng 3.3 Xếp hạng các yếu tố theo quan điểm chủ đầu tư ..................................... 38 Bảng 3.4 Xếp hạng các yếu tố theo đánh giá tổng hợp từ các đối tượng khảo sát ... 39 Bảng 3.5 Hệ số tương quan hạng Spearman giữa các đối tượng khảo sát ............... 43 Bảng 3.6 Giá trị Cronbach alpha của thang đo định lượng chính thức.................... 44 Bảng 3.7 Thống kê hệ số tương quan biến-tổng thang đo định lượng chính thức ... 44 Bảng 3.8 Giá trị Cronbach alpha của thang đo biến phụ thuộc ............................... 45 Bảng 3.9 Thống kê hệ số tương quan biến-tổng thang đo biến phụ thuộc............... 45 Bảng 3.10 Kết quả kiểm định KMO và Barlett ...................................................... 46 Bảng 3.11 Giải thích tổng phương sai trích ............................................................ 47 Bảng 3.12 Ma trận các nhân tố đã xoay ................................................................. 48 Bảng 3.13 Hệ số cronbach alpha nhân tố 1 ............................................................ 49 Bảng 3.14 Thống kê hệ số tương quan biến-tổng nhân tố 1.................................... 49 Bảng 3.15 Hệ số cronbach alpha nhân tố 2 ............................................................ 50 Bảng 3.16 Thống kê hệ số tương quan biến-tổng nhân tố 2.................................... 50 Bảng 3.17 Hệ số cronbach alpha nhân tố 3 ............................................................ 51 Bảng 3.18 Thống kê hệ số tương quan biến-tổng nhân tố 3.................................... 51 Bảng 3.19 Hệ số cronbach alpha nhân tố 4 ............................................................ 52 Bảng 3.20 Thống kê hệ số tương quan biến-tổng nhân tố 4.................................... 52 Bảng 3.21 Hệ số cronbach alpha nhân tố 5 ............................................................ 52 Bảng 3.22 Thống kê hệ số tương quan biến-tổng nhân tố 5.................................... 53 Bảng 3.23 Các thông số thống kê các biến trong mô hình ...................................... 54 Bảng 3.24 Bảng tổng kết mô hình.......................................................................... 55 Bảng 3.25 Bảng kết quả kiểm định F ..................................................................... 55 Bảng 3.26 Kết quả hệ số phóng đại phương sai VIF .............................................. 56
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ-ĐỒ THỊ Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu ................................................................................ 18 Hình 2.1 Lưu đồ thiết kế nghiên cứu...................................................................... 21 Hình 3.1 Phân bổ đối tượng khảo sát ..................................................................... 33 Hình 3.2 Kinh nghiệm nhân viên nhà thầu ............................................................. 34 Hình 3.3 Mô hình được điều chỉnh ........................................................................ 53 Hình 3.4 Quan hệ giữa ŷ và phần dư...................................................................... 57 Hình 3.5 Biểu đồ phân phối phần dư chuẩn hóa ..................................................... 57
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Trong ngành xây dựng, chậm tiến độ dự án là một vấn đề mang tính toàn cầu, chậm tiến độ đề cập đến việc quá thời hạn trong việc phân phối dự án xây dựng mà các bên liên quan đã cam kết (Assaf và Al Hejji, 2005). Tại Việt Nam, chậm tiến độ trong các dự án xây dựng nói chung, các dự án xây dựng nhà ở dân dụng nói riêng là một vấn đề mà gần đây các phương tiện thông tin đại chúng thường hay đề cập. Loại hình dự án xây dựng bị chậm tiến độ rất đa dạng, có thể là những dự án trọng điểm quốc gia như cầu, đường, nhà máy điện và các công trình trọng điểm khác đến những dự án dân dụng như các dự án nhà ở dân dụng và các loại dự án xây dựng khác. Chậm tiến độ trong dự án xây dựng nhà ở dân dụng mang lại rất nhiều hậu quả. Đối với chủ đầu tư, chậm tiến độ có thể làm phát sinh chi phí như những chi phí phát sinh do lãi vay ngân hàng, chi phí thuê nhà ở đối với chủ đầu tư nhà ở dân dụng riêng lẻ, chi phí thời gian vì dự án kéo dài và các ảnh hưởng khác. Đối với nhà thầu thi công, chậm tiến độ đồng nghĩa với chi phí tăng cao trong đó có thể là thời gian làm việc dài hơn, gia tăng các chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu, chi phí thiết bị, mất uy tín trong kinh doanh và các ảnh hưởng xấu khác. Qua các vấn đề trên, có thể thấy được chậm tiến độ trong các dự án xây dựng, trong trường hợp nghiên cứu là các dự án xây dựng nhà ở dân dụng là một vấn đề cần được quan tâm. Tuy nhiên, rất khó tìm được một nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc chậm tiến độ trong các dự án nhà ở tại thành phố Hồ Chí Minh mặc dù đã có những nghiên cứu về việc chậm tiến độ trong các dự án xây dựng lớn - dự án đầu tư trên 1 triệu USD theo định nghĩa của Long và cộng sự (2008) ở Việt Nam. Chính vì vậy, nghiên cứu này muốn đi vào tìm hiểu nguyên nhân thật sự gây ra chậm tiến độ trong các dự án xây dựng nhà ở dân dụng tại thành phố Hồ Chí Minh.
- 2 Thông qua việc xác định các yếu tố gây chậm tiến độ để từ đó tìm ra các giải pháp hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố gây chậm tiến độ này, nhằm hạn chế sự chậm tiến độ trong các dự án của các công ty xây dựng nhà ở dân dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu cụ thể như sau: 1. Khám phá những yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ thi công các dự án xây dựng nhà ở dân dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 2. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố gây chậm tiến độ thi công các dự án xây dựng nhà ở dân dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 3. Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế các yếu tố gây chậm tiến độ thi công trong các công trình xây dựng nhà ở dân dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố gây chậm tiến độ thi công trong các dự án xây dựng nhà ở dân dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong các dự án xây dựng nhà ở dân dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010 đến nay. 4 Phương pháp nghiên cứu 4.1 Nguồn dữ liệu Nguồn dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu bao gồm 2 nguồn chính: Dữ liệu thứ cấp: các nghiên cứu về lĩnh vực quản lý tiến độ thi công các dự án xây dựng nhà ở, các nghiên cứu về chậm tiến độ, các yếu tố gây ra chậm tiến độ dự án và các hậu quả do chậm tiến độ gây ra. Dữ liệu sơ cấp: thực hiện thu thập dữ liệu bằng cách khảo sát các các đối
- 3 tượng liên quan đến các dự án xây dựng nhà ở dân dụng riêng lẻ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng khảo sát là các khách hàng của các công ty (chủ đầu tư) & nhân viên, nhà quản lý của công ty xây dựng nhà ở dân dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (nhà thầu) và các nhân viên của đơn vị tư vấn, giám sát các công trình xây dựng nhà ở dân dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 là nghiên cứu định tính nhằm khẳng định & bổ sung những yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ thi công các dự án nhà ở dân dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010 đến nay. Mục đích chính của giai đoạn nghiên cứu định tính là để thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn cho nghiên cứu định lượng. Giai đoạn 2 là nghiên cứu định lượng với việc xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ, phân tích nhân tố khám phá & xây dựng mô hình hồi qui nhằm đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thi công các dự án xây dựng nhà ở dân dụng tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010 đến nay. Sau đó đề xuất các giải pháp hạn chế ảnh hưởng các yếu tố gây ra chậm tiến độ công trình xây dựng nhà ở dân dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu Thông qua trả lời các câu hỏi nghiên cứu, nghiên cứu xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ cho các dự án xây dựng nhà ở dân dụng tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010 đến nay. Từ các yếu tố này, xác định được tầm quan trọng của mỗi yếu tố để từ đó có thể tìm ra các giải pháp khắc phục và hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố này đến tiến độ dự án nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tiến độ dự án đối với trường hợp xây dựng nhà ở dân dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- 4 6 Kết cấu nghiên cứu Nghiên cứu sẽ được trình bày thành các phần chính như sau: Phần mở đầu Chương 1: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ thi công các dự án nhà ở dân dụng tại TP.HCM Kết luận và khuyến nghị
- 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Các khái niệm 1.1.1 Dự án Theo Đỗ Thị Xuân Lan (2012), dự án là một nhóm các công việc được thực hiện theo một quy trình nhất định để đạt được mục tiêu đề ra, có thời điểm bắt đầu và kết thúc được ấn định trước, và sử dụng tài nguyên có giới hạn. Ngoài ra, dự án còn được định nghĩa là một nỗ lực tạm thời nhằm tạo nên một sản phẩm, dịch vụ hay kết quả (PMI, 2008). Bản chất tạm thời của dự án được xác định bởi điểm khởi đầu và kết thúc xác định của nó. Trong nghiên cứu này, dự án được xác định là nhóm các công việc nhằm tạo nên những công trình xây dựng nhà ở dân dụng riêng lẻ với thời gian bắt đầu và kết thúc được ấn định bởi hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu. 1.1.2 Dự án xây dựng nhà ở dân dụng Theo Đỗ Thị Xuân Lan (2012), dự án xây dựng là tập hợp những đề xuất hay công việc có liên quan đến bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hay cải tạo những công trình xây dựng. Theo định nghĩa của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật đô thị thì công trình xây dựng dân dụng bao gồm các loại nhà ở, nhà và công trình công cộng (Bộ xây dựng, 2012). Trong đó, nhà ở được phân thành hai loại là nhà chung cư và nhà riêng lẻ. Trong nghiên cứu này, các dự án xây dựng nhà ở dân dụng được đề cập là các công trình xây dựng nhà ở cá nhân riêng lẻ (thông thường là các công trình xây dựng nhà ở từ 2 đến 5 tầng), có thời điểm bắt đầu và kết thúc được xác định dựa vào
- 6 kế hoạch thi công của các công ty xây dựng và nằm trong giới hạn được xác định bởi hợp đồng được ký kết giữa các công ty và khách hàng. 1.1.3 Chậm tiến độ trong dự án xây dựng Một đặc tính chung của các dự án xây dựng là chúng thường biến động và thường phức tạp và đa dạng. Điều này dẫn đến một tranh cãi không có hồi kết, trong đó rất nhiều nhà nghiên cứu xem chậm tiến độ như là một điều hiển nhiên và một số cho rằng đó là hiện tượng toàn cầu ảnh hưởng đến tất cả các dạng dự án xây dựng (Sambasivan & Soon, 2007). Xét ở một mức độ nhất định, mỗi dự án xây dựng là một công trình duy nhất – không có hai dự án nào hoàn toàn giống hệt nhau. Tiến trình xây dựng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố có sức biến đổi lớn và đôi khi không thể dự đoán được. Tất cả các phức tạp vốn có trong các công trình xây dựng khác nhau như các điều kiện về đất đai, giao thông, thời tiết, nguồn cung cấp vật tư, tiện ích, nhà thầu phụ, các điều kiện về nguồn nhân lực và công nghệ của nhà thầu là một điều tất yếu trong ngành xây dựng (S Keoki và cộng sự, 2010). Theo Chan và Kumaraswamy (1997) trích trong Ramanathan và cộng sự (2012), thông thường, một dự án xây dựng có thể chia thành 3 giai đoạn chính: giai đoạn hình thành dự án, giai đoạn thiết kế, và giai đoạn thi công, trong đó, các tác giả cho rằng việc chậm tiến độ thường xảy ra trong giai đoạn thi công. Ramanathan và cộng sự (2012) cho rằng chậm tiến độ trong dự án xây dựng có thể được định nghĩa là sự vượt quá thời gian so với thời gian hoàn thành được xác định trong hợp đồng hay vượt quá thời gian mà các bên liên quan đã đồng ý với nhau về thời gian hoàn thành dự án. Chậm tiến độ trong dự án xây dựng xuất hiện trong tình huống vì một số lý do nào đó, có thể do chủ đầu tư, nhà thầu hay các bên liên quan khác, làm cho công việc không thể hoàn thành theo thời gian dự định. Theo Assaf và Al Hejji (2005), chậm tiến độ dự án xây dựng là một vấn đề mang tính toàn cầu, và đi kèm với chậm tiến độ dự án là các hậu quả như chi phí gia
- 7 tăng, kiện tụng, các vấn đề về tài chính và sự mất niềm tin lẫn nhau. Theo nhiều nghiên cứu, các chậm tiến độ trong quá trình thực hiện dự án xây dựng gây nên hậu quả quan trọng là chậm tiến độ hoàn thành toàn bộ dự án bên cạnh việc gia tăng chi phí dự án và các hậu quả khác (M.Haseeb và cộng sự, 2011; Townhid và Admiruddin, 2011; Sambasivan và Soon, 2007). Ngoài ra, theo Al Kharashi và Skitmore (2009), chậm tiến độ dự án sẽ làm cho nhà thầu bị mắc kẹt vốn, bao gồm tài chính, nhân sự và các yếu tố khác với một dự án trong thời gian dài hơn, làm cho nhà thầu giảm khả năng tham gia vào các dự án khác và có thể làm giảm doanh thu. Theodore (2009) đề xuất 4 cách cơ bản để phân loại chậm tiến độ ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án: - Chậm tiến độ nghiêm trọng và chậm tiến độ không nghiêm trọng (Critical & Non-Critical delay): Độ nghiêm trọng của chậm tiến độ được xét dựa trên chậm tiến độ có hay không ảnh hưởng đến toàn bộ tiến độ của dự án. Thực tế, có nhiều chậm tiến độ không ảnh hưởng đến đến sự hoàn thành của toàn bộ dự án hay các mốc quan trọng, các chậm tiến độ này được xem là chậm tiến độ không quan trọng. Chậm tiến độ có thể gây ảnh hưởng đến tiến độ của toàn dự án được xem là chậm tiến độ nghiêm trọng. - Chậm tiến độ có thể tha thứ được và chậm tiến độ không thể tha thứ được (Excusable & Non-execusable delay): chậm tiến độ có thể tha thứ được là chậm tiến độ do các nguyên nhân không thể dự đoán được gây ra. Thông thường, những dạng chậm tiến độ do các nguyên nhân như hỏa hoạn, động đất, thời tiết, chủ đầu tư bị thay đổi, và các nguyên nhân tương tự (không thể đoán trước và ngoài tầm kiểm soát của nhà thầu) được xem như chậm tiến độ có thể tha thứ được. Những chậm tiến độ trong tầm kiểm soát của nhà thầu và có thể dự đoán được thường được xem là chậm tiến độ không thể tha thứ. - Chậm tiến độ phải đền bù và chậm tiến độ không cần đền bù (Compensable & Non-compensable delay): chậm tiến độ phải đền bù là
- 8 các chậm tiến độ mà nhà thầu bắt buộc phải đền bù, các chậm tiến độ này có thể là chậm tiến độ không thể tha thứ được. - Chậm tiến độ đồng thời và chậm tiến độ không đồng thời (Concurrent & Non-concurent delay): chậm tiến độ đồng thời là các chậm tiến độ khác nhau xảy ra cùng một thời gian làm ảnh hưởng đến đường găng của dự án mà hậu quả là làm chậm tiến độ toàn dự án. Thông thường, khi chậm tiến độ đồng thời xảy ra, cả chủ đầu tư và nhà thầu đều phải chịu trách nhiệm cho chậm tiến độ này. Ngoài ra, theo Tumi và cộng sự (2009), có thể phân chia thành 2 dạng chậm tiến độ cơ bản là chậm tiến độ có thể tha thứ được và chậm tiến độ không thể tha thứ được. - Chậm tiến độ không thể tha thứ được: là dạng chậm tiến độ gây ra do nhà thầu không tuân thủ hợp đồng đã được thỏa thuận hoặc do các bên cung cấp dịch vụ cho nhà thầu gây ra chậm tiến độ. Nhà thầu thường phải chịu trách nhiệm chính và phải đền bù khoảng thời gian chậm trễ cho chủ đầu tư. Nguyên nhân gây ra chậm tiến độ loại này có thể là do thầu phụ chậm tiến độ, nhà thầu quản lý công trình không hiệu quả, tài chính của nhà thầu không đáp ứng được yêu cầu, thiếu lao động, không đáp ứng được kế hoạch thi công đề ra và các nguyên nhân khác. - Chậm tiến độ có thể tha thứ được – được đền bù: là chậm tiến độ gây ra bởi việc hành động hay không hành động của chủ đầu tư. Khi nhà thầu gặp dạng nhân tố gây ra chậm tiến độ loại này, họ có thể kéo dài thời gian thi công hoặc được đền bù do sự chậm tiến độ vì dạng chậm tiến độ này làm nhà thầu phát sinh các chi phí thêm. Sự chậm tiến độ này thường được gây ra bởi các tình huống không lường được và không phải là lỗi của nhà thầu. Ví dụ có thể là chậm tiến độ do kỹ sư thiết kế mà chủ đầu tư thuê không hoàn thành bản vẽ thiết kế đúng thời hạn. - Chậm tiến độ có thể tha thứ được – không đền bù: là dạng chậm tiến độ mà lỗi gây ra không do nhà thầu cũng không do chủ đầu tư, khi chậm tiến
- 9 độ dạng này xảy ra, dự án có thể kéo dài mà không cần đền bù. Trong trường hợp này thường nhà thầu phải chịu trách nhiệm cho việc kéo dài thời gian nhưng không phải đền bù. Nguyên nhân gây ra chậm tiến độ loại này có thể là do thời tiết bất thường, thiên tai, sự can thiệp của chính quyền. 1.2 Các nghiên cứu trước đây về các yếu tố gây ra chậm tiến độ Có rất nhiều các nghiên cứu về các yếu tố gây ra chậm tiến độ dự án. Các nghiên cứu về các yếu tố gây chậm tiến độ cũng như các hậu quả do chậm tiến độ dự án gây nên đã được thực hiện trên rất nhiều quốc gia, có thể kể đến như USA, HongKong, Malaysia, Indonesia, Kuwait, Saudi Arabia và các quốc gia khác. Ngay tại Việt Nam, đã có nghiên cứu các yếu tố gây nên chậm tiến độ trong các dự án xây dựng lớn của Long (2008). Kumaraswany và Chan (1998) trích dẫn trong Long (2008) đã tiến hành nghiên cứu các nhân tố có khả năng gây chậm tiến độ đối với dự án xây dựng ở HongKong dưới góc nhìn của khách hàng, nhà thầu & chủ đầu tư. Các tác giả đã xác định được 5 nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chậm tiến độ của dự án theo thứ tự giảm dần về độ quan trọng: Quản lý & giám sát rủi ro kém, không dự đoán được tình trạng mặt bằng chính xác, chủ đầu tư ra quyết định chậm, chủ đầu tư yêu cầu thay đổi và sự thay đổi công việc. Kaming và các cộng sự (1997) trích trong Long (2008) đã sử dụng khảo sát bằng bảng câu hỏi để xác định 11 nhân tố dẫn đến sự chậm tiến độ trong các dự án xây dựng ở Indonesia, trong đó, 5 nguyên nhân hàng đầu gây ra sự châm tiến độ là thay đổi thiết kế, chất lượng lao động kém, kế hoạch không hợp lý, thiếu vật tư và dự đoán vật tư không chính xác. Al Moumani (2000) đã thực hiện nghiên cứu về nguyên nhân gây chậm tiến độ dự án trong 130 dự án xây dựng trên các vùng khác nhau của Jordan trong khoảng thời gian từ 1990-1997 bằng cách sử dụng các dữ liệu định lượng. Các dự án xây dựng trong nghiên cứu này bao gồm các 14 dự án dân cư, 34 văn phòng, 52 trường
- 10 học, 20 trung tâm y tế và 12 dự án tiện ích cộng đồng. Tất cả các công việc mà có thời hạn hoàn thành trễ so với ngày hoàn thành trên kế hoạch được xem là chậm tiến độ. Tác giả đã lập một bảng các yếu tố có thể gây chậm tiến độ và xác định tần số xuất hiện của các yếu tố này. Nghiên cứu đã xác định được các nguyên nhân gây chậm tiến độ hàng đầu trong trường hợp nghiên cứu bao gồm các vấn đề liên quan đến thiết kế, các thay đổi của chủ đầu tư, thời tiết, điều kiện mặt bằng và vật tư phân phối trễ. Admed và các cộng sự (2002) đã nghiên cứu về các yếu tố gây chậm tiến độ tại Florida, USA. Tác giả đã khảo sát thông qua bảng phỏng vấn các công ty xây dựng ở Florida bằng cách gửi qua thư thông thường và thông qua Internet. Kết quả nghiên cứu rút ra 10 yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến tiến độ dự án, trong đó 3 yếu tố quan trọng bao gồm: giấy phép xây dựng từ chính quyền, sự thay đổi yêu cầu thi công, sự thay đổi thiết kế. Từ kết quả phân tích, nghiên cứu cũng xếp hạng mức độ trách nhiệm của các thành phần tham gia trong sự chậm tiến độ dự án bao gồm nhà thầu (44%), chủ đầu tư (24%), chính quyền (14%), tư vấn (6%) và phần còn lại chia đều cho các bên (12%). Assaf và Al Hejji (2005) đã khảo sát các dạng dự án xây dựng tại Saudi Arabia, thông qua phỏng vấn 23 nhà thầu, 19 đơn vị tư vấn, và 15 chủ đầu tư, các tác giả đã xác định được 73 yếu tố gây nên chậm tiến độ trong nghiên cứu. Trong đó, 76% nhà thầu & 56% tư vấn được khảo sát cho rằng thời gian trễ tiến độ trung bình từ 10%-30%. Ba yếu tố gây nên chậm tiến độ quan trọng nhất do chủ đầu tư xác định bao gồm thiếu lao động, lao động không đạt chất lượng, và nhà thầu lên kế hoạch thi công không hiệu quả. Kết quả cho thấy các yếu tố gây nên chậm tiến độ do nhà thầu xác định bao gồm chủ đầu tư trả tiền chậm, chủ đầu tư duyệt & chấp nhận thiết kế chậm, và chủ đầu tư thay đổi yêu cầu thi công. Các yếu tố chậm tiến độ quan trọng do nhà tư vấn xác định bao gồm thiếu lao động, chủ đầu tư trả tiền chậm, nhà thầu lên kế hoạch thi công không hiệu quả. Ngoài ra, bằng cách phỏng vấn ngẫu nhiên 450 chủ đầu tư tư nhân các dự án nhà ở dân dụng trên 27 quận đại diện của Kuwait, Koushki và cộng sự (2005) cũng
- 11 đã xác định được 3 nguyên nhân gây ra chậm tiến độ hàng đầu là thay đổi yêu cầu xây dựng, chủ đầu tư thiếu hụt về tài chính, chủ đầu tư thiếu kinh nghiệm. Sambasivan & Soon (2007) đã xây dựng 200 bảng câu hỏi phỏng vấn với 28 yếu tố gây ra chậm tiến độ và 6 ảnh hưởng của chậm tiến độ gửi ngẫu nhiên đến các chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn tại Malaysia. Trong đó, 28 yếu tố gây ảnh hưởng đến chậm tiến độ này được tổ chức thành 8 nhóm bao gồm: (1)các yếu tố liên quan đến khách hàng (chủ đầu tư), (2) các yếu tố liên quan đến nhà thầu, (3) các yếu tố liên quan đến đơn vị tư vấn, (4) các yếu tố liên quan đến vật liệu, (5) các yếu tố liên quan đến lao động và trang thiết bị, (6) các yếu tố liên quan đến hợp đồng, (7) các yếu tố liên quan đến mối quan hệ hợp đồng, (8) các yếu tố bên ngoài. Nghiên cứu nhận được 150 phản hồi, trong đó bao gồm 67 từ nhà đầu tư, 48 từ đơn vị tư vấn, và 35 từ nhà thầu. Nghiên cứu đã xác định được 10 nguyên nhân quan trọng nhất gây nên chậm tiến độ, trong đó 5 nguyên nhân quan trọng hàng đầu bao gồm (1) nhà thầu lên kế hoạch thi công không tốt, (2) nhà thầu quản lý công trình kém, (3) nhà thầu không có kinh nghiệm tương xứng, (4) chủ đầu tư có điều kiện tài chính tốt & không thanh toán cho các công việc đã hoàn thành, (5) có các vấn đề với nhà thầu phụ. Long và cộng sự (2008) sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn đến 87 chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng để tìm hiểu về các yếu tố gây chậm tiến độ trong các dự án xây dựng lớn tại Việt Nam. Nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố gây ra chậm tiến độ hàng đầu trong các công trình xây dựng lớn ở Việt Nam như: giám sát & quản lý công trình kém, các vấn đề về tài chính của cả nhà thầu lẫn chủ đầu tư, thay đổi thiết kế và không dự đoán chính xác tình trạng mặt bằng thi công. M.Haseeb và cộng sự (2011) đã thiết lập 150 bảng câu hỏi và khảo sát ngẫu nhiên đối với các thành phần có liên quan đến các dự án xây dựng tại Pakistan. Trong đó, 30 bảng được gửi đến nhân viên chính phủ có liên quan đến các dự án xây dựng, 40 bảng khảo sát các nhà thầu, 30 bảng khảo sát các nhà tư vấn và các kỹ sư làm trên dự án xây dựng, 30 bảng khảo sát các chủ đầu tư tư nhân & 20 bảng khảo sát các lao động đang làm trên các dự án xây dựng. Bảng khảo sát tập trung
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1473 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 408 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 14 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn