intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công nhân trức tiếp sản xuất tại Công ty cổ phần sản xuất ống thép Dầu khí Việt Nam (PV PIPE)

Chia sẻ: Acacia2510 _Acacia2510 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

22
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định sự ảnh hưởng của các yếu tố đến động lực làm việc của công nhân trực tiếp sản xuất tại Công ty cổ phần sản xuất ống thép Dầu khí Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý chính sách về giải pháp nhằm nâng cao động lực làm việc của nhân viên tại Công ty

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công nhân trức tiếp sản xuất tại Công ty cổ phần sản xuất ống thép Dầu khí Việt Nam (PV PIPE)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU --------------------------- HOÀNG ANH TUẤN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CÔNG NHÂN TRỰC TIẾP SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT ỐNG THÉP DẦU KHÍ VIỆT NAM (PV PIPE) LUẬN VĂN THẠC SĨ Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng … năm 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU --------------------------- HOÀNG ANH TUẤN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CÔNG NHÂN TRỰC TIẾP SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT ỐNG THÉP DẦU KHÍ VIỆT NAM (PV PIPE) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số ngành : 8340101 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐÀO DUY HUÂN Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng … năm 2020
  3. TRƯỜNG ĐH BÀ RỊA-VŨNG TÀU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày..… tháng….. năm 2020 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: HOÀNG ANH TUẤN.....................................Giới tính: Nam ............... Ngày, tháng, năm sinh: 02/06/1984..............................................Nơi sinh: Nghệ An ........ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh.............................................MSHV:18110014 ......... I- Tên đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công nhân trức tiếp sản xuất tại Công ty cổ phần sản xuất ống thép Dầu khí Việt Nam ........................................................ II- Nhiệm vụ và nội dung: Nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định sự ảnh hưởng của các yếu tố đến động lực làm việc của CBCNV tại Công ty PVPipe, trên cở sở đó đề xuất một số hàm ý chính sách về giải pháp nhằm nâng cao động lực làm việc của CBCNV tại Công ty III- Ngày giao nhiệm vụ: Ngày 22 tháng 11 năm 2019 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ....................................................................................... V- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. ĐÀO DUY HUÂN ...................................................... ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN VIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Bà rịa- Vũng tàu, Ngày tháng năm 2020
  5. LỜI CÁM ƠN Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu, Viện Đào tạo Sau Đại học & Hợp tác Quốc tế, các giảng viên tham gia giảng dạy đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đào Duy Huân đã tận tình cung cấp tài liệu, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn các anh chị đồng nghiệp đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu cho đề tài. Và cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến người thân đã động viên giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Bà rịa- Vũng tàu, Ngày tháng năm 2020
  6. TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện nhằm: (1) Xác định và kiểm định thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ động công nhân trực tiếp sản xuất; (2) Đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố động công nhân trực tiếp sản xuất, qua đó đề nghị những chính sách nhằm nâng cao mức độ động công nhân trực tiếp sản xuất tại Công ty PVPipe. Mô hình nghiên cứu được đưa ra bao gồm 8 thành phần. Nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm điều chỉnh, bổ sung biến quan sát cho các thang đo. Nghiên cứu định lượng sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và hồi quy với số lượng mẫu khảo sát gồm 160 công nhân trực tiếp sản xuất đang làm tại Công ty PVPipe để đánh giá thang đo và mô hình nghiên cứu. Phần mềm SPSS 20.0 được sử dụng để phân tích dữ liệu. Kết quả kiểm định cho thấy thang đo động lực làm việc của công nhân trực tiếp sản xuất đều đạt được độ tin cậy, giá trị cho phép và gồm có sáu thành phần: (1) Thu nhập và phúc lợi; (2) Thương hiệu và văn hóa công ty; (3) Cấp trên trực tiếp; (4) Chính sách đào tạo và thăng tiến (5) Công việc thú vị và thách thức (6) Đồng nghiệp. Với 31 biến quan sát đã được khẳng định giá trị và độ tin cậy. Trong đó, 2 yếu tố đầu tiên được đánh giá là quan trọng nhất đối động lực làm việc của công nhân trực tiếp sản xuất. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy 6 yếu tố “Thu nhập và phúc lợi” và “Thương hiệu và văn hóa công ty”, “ Cấp trên trực tiếp”, “ Chính sách đào tạo và thăng tiến”, “ Công việc thú vị và thách thức” , “ Đồng nghiệp” tác động ảnh hưởng đến mức độ động viên công nhân. Điều này góp phần bổ sung vào lý thuyết tạo động lực cho nhân viên áp dụng tại Công ty PVPipe trong giai đoạn hiện nay.
  7. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Sự cần thiết của đề tài ......................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu tổng quát ........................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3 1.5 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3 1.5.1 Nghiên cứu định tính ....................................................................................... 3 1.5.2 Nghiên cứu định lượng .................................................................................... 3 1.6 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu ....................................................................... 4 1.7 Cấu trúc luận văn ................................................................................................ 4 Tóm tắt chương I ...................................................................................................... 5 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Giới thiệu về Công ty CP sản xuất ống thép Dầu khí Việt Nam ........................ 6 2.2 Cơ sở lý thuyết ................................................................................................... 10 2.2.1 Định nghĩa động lực ........................................................................................ 10 2.2.2 Các lý thuyết về động lực ................................................................................ 12 2.2.2.1 Các lý thuyết nhu cầu ................................................................................... 12 2.2.2.2 Thuyết thúc đẩy theo kỳ vọng ...................................................................... 15 2.2.2.3 Thuyết thúc đẩy của McClelland.................................................................. 16 2.2.2.4 Mô hình đặc điểm công việc của Hackman và Oldham (1976) ................... 17 2.2.3 Mô hình mười yếu tố tạo động lực của Kovach (1987) ................................. 18 2.3 Các nghiên cứu trước trong nước và nước ngoài về động lực ........................... 19 2.3.1 Các nghiên cứu trước nước ngoài ................................................................... 19 2.3.2 Các nghiên cứu trước trong nước .................................................................... 19
  8. 2.2.3 Tổng hợp các tài liệu nghiên cứu .................................................................... 23 2.4 Các thành phần, giả thuyết và Mô hình đề xuất và các giả thuyết .................... 27 2.4.1 Các thành phần, giả thiết ................................................................................. 27 2.4.2 Động lực nói chung ......................................................................................... 34 2.4 Mô hình nghiên cứu............................................................................................ 34 Tóm tắt chương 2 ..................................................................................................... 35 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 36 3.2 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................ 36 3.3 Thực hiện nghiên cứu ......................................................................................... 37 3.3.1 Nghiên cứu sơ bộ ............................................................................................. 37 3.3.2 Nghiên cứu chính thức .................................................................................... 38 3.3.2.1 Thiết kế bảng câu hỏi ................................................................................... 38 3.3.2.2 Diễn đạt và mã hóa thang đo ........................................................................ 39 3.3.2.3 Diễn đạt và mã hóa thang đo ........................................................................ 42 3.3.2.4 Phương pháp chọn mẫu ................................................................................ 43 3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu ........................................................................... 43 3.4.1 Đánh giá thang đo............................................................................................ 43 3.4.1.1 Đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha .................................................... 43 3.4.1.2 Phân tích nhân tố EFA.................................................................................. 44 3.4.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình ................................................................ 45 Tóm tắt chương 3 ..................................................................................................... 45 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu ........................................................................................ 47 4.2 Kết quả kiểm định thang đo ............................................................................... 49 4.2.1 Cronbach’s Alpha ............................................................................................ 49 4.2.2 Phân tích nhân tố EFA..................................................................................... 52
  9. 4.2.2.1 Kết quả phân tích .......................................................................................... 52 a. Kết quả phân tích nhân tố EFA cho các biến độc lập như sau ............................. 52 b. Kết quả phân tích nhân tố EFA cho các biến phụ thuộc ...................................... 54 4.2.2.2 Đặt tên và giải thích nhân tố ......................................................................... 55 4.2.3 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh ....................................................................... 58 4.3 Kiểm định sự phù hợp của mô hình ................................................................... 59 4.3.1 Phân tích tương quan (Pearson) ...................................................................... 59 4.3.2 Phân tích hồi quy ............................................................................................. 61 4.3.3 Dò tìm sự vi phạm của mô hình hồi quy ......................................................... 63 4.4 Thảo luận kết quả ............................................................................................... 64 Tóm tắt chương 4 ..................................................................................................... 67 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 5.1 Kết luận .............................................................................................................. 69 5.2 Hàm ý quản trị .................................................................................................... 70 5.2.1 Tạo động lực làm việc cho nhân viên bằng thu nhập và phúc lợi ................... 70 5.2.2 Tạo động lực làm việc cho nhân viên bằng xây dựng thương hiệu và văn hóa công ty ............................................................................................................... 71 5.2.3 Tạo động lực làm việc cho nhân viên thông qua yếu tố công việc ................. 73 5.2.4 Tạo động lực làm việc cho nhân viên thông qua các đồng nghiệp ................. 74 5.2.5 Tạo động lực làm việc cho nhân viên bằng chính sách đãi ngộ ...................... 74 5.2.6 Tạo động lực làm việc cho nhân viên thông qua câp trên trực tiêp ................ 75 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ............................ 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 79 PHỤ LỤC A. TỔNG HỢP QUÁ TRÌNH THU THẬP DỮ LIỆU ................................... 81 PHỤ LỤC B1. BẢNG CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM ................................................ 82 PHỤ LỤC B2. KẾT QUẢ THẢO LUẬN NHÓM ........................................................... 86 PHỤ LỤC C. BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CHÍNH THỨC ........................................ 87 PHỤ LỤC D. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ (EFA) .............................................. 90
  10. PHỤ LỤC E. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ (EFA) YẾU TỐ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC.................................................................................................................................. 92 PHỤ LỤC F. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN ................................................. 93 PHỤ LỤC G. PHÂN TÍCH HỒI QUY ............................................................................. 95 PHỤ LỤC H. DÒ TÌM CÁC GIẢ ĐỊNH HỒI QUY........................................................ 96
  11. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT PVGAS: Tổng Công ty khí Việt Nam – CTCP PVPIPE: Công ty CP sản xuất ống thép dầu khí Việt Nam API: Tiêu chuẩn của viện hóa dầu Hoa kỳ KCN: Khu công nghiệp CBCNV: Là các cán bộ, nhân viên văn phòng và công nhân trực tiếp sản xuất EFA : Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) CFA : Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis)
  12. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả các nghiên cứu trước ........................................................... 23 Bảng 3.1: Tiến độ thực hiện nghiên cứu ........................................................................... 37 Bảng 3.2: Thang đo và các biến quan sát ......................................................................... 39 Bảng 3.3: Mã hóa thang đo............................................................................................... 43 Bảng 4.1: Bảng mô tả mẫu theo giới tính ......................................................................... 47 Bảng 4.2: Bảng mô tả mẫu theo độ tuổi ........................................................................... 48 Bảng 4.3: Bảng mô tả mẫu theo học vấn .......................................................................... 48 Bảng 4.4: Bảng mô tả mẫu theo thâm niêm công tác ....................................................... 49 Bảng 4.5: Bảng mô tả mẫu theo thu nhập ......................................................................... 49 Bảng 4.6: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha ............................................................... 50 Bảng 4.7: KMO and Bartlett’s test ................................................................................... 52 Bảng 4.8: Kết quả phân tích nhân tố EFA ........................................................................ 52 Bảng 4.9: KMO and Bartlett’s test ................................................................................... 54 Bảng 4.10: Kết quả phân tích nhân tố EFA động lực làm việc chung ............................. 55 Bảng 4.11: Nhóm nhân tố Chính sách đãi ngộ ................................................................. 55 Bảng 4.12: Kết quả Cronbach Alpha nhóm nhân tố Chính sách đãi ngộ ........................ 56 Bảng 4.13: Nhóm nhân tố lãnh đạo trực tiếp ................................................................... 56 Bảng 4.14: Nhóm nhân tố Công việc ................................................................................ 57 Bảng 4.15: Nhóm nhân tố Thu nhập và phúc lợi .............................................................. 57 Bảng 4.16: Nhóm nhân tố Thương hiệu và văn hóa Công ty ............................................ 58 Bảng 4.17: Nhóm nhân tố Đồng nghiệp ........................................................................... 58 Bảng 4.18: Kết quả phân tích tương quan ........................................................................ 60 Bảng 4.19: Hệ số xác định sự phù hợp của mô hình ........................................................ 61 Bảng 4.20: ANOVA ........................................................................................................... 62 Bảng 4.21: Kết quả phân tích hồi quy của mô hình .......................................................... 62
  13. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Quá trình hình thành và phát triển .................................................................... 6 Hình 2.2 Hình ảnh tổng quan về nhà máy PV PIPE ......................................................... 7 Hình 2.3 Lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. ............................................................................. 7 Hình 2.4: Các bậc nhu cầu Maslow .................................................................................. 13 Hình 2.5: Thuyết hai yếu tố của Herberg ......................................................................... 14 Hình 2.6: Mô hình kỳ vọng của Vroom ............................................................................. 16 Hình 2.7: Mô hình khuyến khích bên trong ...................................................................... 18 Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu của Bùi Thị Minh Thu & Lê Nguyễn Đoan Khôi............. 20 Hình 2.9: Mô hình nghiên cứu của Phạm Thị Minh Lý .................................................... 21 Hình 2.10: Mô hình nghiên cứu của Lâm Thị Ngọc Mỹ ................................................... 23 Hình 2.11: Mô hình nghiên cứu sơ bộ .............................................................................. 35 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 36 Hình 4.4: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh ........................................................................ 59
  14. [1] CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Sự cần thiết của đề tài Công ty Cổ phần Sản xuất Ống thép Dầu khí Việt Nam là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS), trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Năm 2010, PV PIPE ra đời và điều hành Nhà máy Chế tạo Ống thép Dầu khí tại KCN Dịch vụ dầu khí Soài Rạp – Tỉnh Tiền Giang có công suất thiết kế 100.000 tấn/ năm/ca. Đây là nhà máy có quy mô lớn và hiện đại đầu tiên tại Việt Nam, sản xuất ống thép hàn thẳng trên dây chuyền công nghệ 3- Roll Bending đạt tiêu chuẩn API 5L phiên bản 44th mới nhất cung cấp cho ngành công nghiệp dầu khí. Sự ra đời của PV PIPE không những đóng vai trò là công ty chủ lực của PV GAS, mà còn giữ vai trò chủ đạo trong ngành công nghiệp cơ khí trọng điểm Quốc gia. Tuy nhiên, trong một vài năm từ năm 2015 đến nay, một số lượng lớn cán bộ công nhân viên đã xin nghỉ việc tại PV PIPE đặc biệt là ở các vị trí kỹ sư chủ chốt. Theo báo cáo của Phòng Tổ chức Hành chính đã có 5 thạc sỹ, 25 kỹ sư và 34 kỹ thuật viên lành nghề xin nghỉ việc, chiếm hơn 30% tổng số nhân viên PV PIPE.Vấn đề này đã ảnh hưởng mạnh đến hoạt động sản xuất của PV PIPE, đặc biệt là bảo trì bảo dưỡng hệ thống nhằm đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn API. Để giải quyết vấn đề nghiêm trọng này, Vì vậy, tác giả đã quyết định chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công nhân trực tiếp sản xuất công ty PV PIPE” để nghiên cứu và đưa ra khuyến nghị góp phần nâng cao động lực làm việc cho công nhân trực tiếp sản xuất. Tôi tiến hành tìm hiểu để tìm ra các giải pháp thích hợp giải quyết các vấn đề sau: - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của các công nhân trực tiếp sản xuất đang làm việc tại Công ty PVPipe? - Đo lường mục độ ảnh hưởng các yếu tố đến động lực làm việc của của các công nhân trực tiếp sản xuất đang làm việc tại Công ty PVPipe?
  15. [2] - Đưa ra những kiến nghị cho Ban giám đốc làm gì để xây dựng được môi trường làm việc hiệu quả và Giữ chân được nhân viên? Hy vọng, kết quả tìm hiểu sẽ giúp bản thân cũng như sẽ tư vấn cho lãnh đạo Công ty để quản trị nguồn nhân lực tốt hơn nhằm tạo ra được môi trường làm việc tối ưu mà ở đó các nhân viên nâng cao động lực làm việc, phát huy hết tiềm lực của mình đóng góp cho sự phát triển chung của tổ chức, mang lại hiệu suất cao phục vụ cho chiến lược phát triển của Công ty trong tương lai. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định sự ảnh hưởng của các yếu tố đến động lực làm việc của công nhân trực tiếp sản xuất tại Công ty cổ phần sản xuất ống thép Dầu khí Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý chính sách về giải pháp nhằm nâng cao động lực làm việc của nhân viên tại Công ty 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung trên, đề tài nghiên cứu này được thực hiện nhằm giải quyết các mục tiêu cụ thể sau đây: - Thứ nhất, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công nhân trực tiếp sản xuất tại Công ty cổ phần sản xuất ống thép Dầu khí Việt Nam; - Thứ hai, đo lường mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến động lực làm việc của công nhân trực tiếp sản xuất tại Công ty cổ phần sản xuất ống thép Dầu khí Việt Nam. - Cuối cùng, đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao động lực làm việc của công nhân trực tiếp sản xuất tại Công ty cổ phần sản xuất ống thép Dầu khí Việt Nam CBCNV. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu sẽ trả lời các câu hỏi sau: - Câu hỏi 1: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến động lực làm việc của công nhân trực tiếp sản xuất tại Công ty cổ phần sản xuất ống thép Dầu khí Việt Nam?
  16. [3] - Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến động lực làm việc của của công nhân trực tiếp sản xuất tại Công ty cổ phần sản xuất ống thép Dầu khí Việt nam như thế nào? - Câu hỏi 3: Các hàm ý nào cho Ban Giám đốc để xây dựng một môi trường hiệu quả và giữ chân công nhân trực tiếp sản xuất tại Công ty cổ phần sản xuất ống thép Dầu khí Việt Nam? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tạo động lực làm việc của công nhân trực tiếp sản xuất tại Công ty cổ phần sản xuất ống thép Dầu khí Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Công ty PVPipe Đối tượng khảo sát: là công nhân trực tiếp sản xuất đang làm việc tại Công ty PVPIPE 1.5. Phương pháp nghiên cứu 1.5.1 Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính được sử dụng để khám phá, điều chỉnh, bổ sung các biến độc lập có tác động tới biến phụ thuộc động lực làm việc, kiểm định mô hình lý thuyết, đồng thời kiểm tra và hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát lựa chọn các thang đo phù hợp với điều kiện thực tế tại Công ty cổ phần sản xuất ống thép dầu khí Việt Nam. Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng sử dụng kỹ thuật phỏng vấn tay đôi và thảo luận nhóm các nhà quản lý của Công ty nhằm điều chỉnh, bổ sung các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của mô hình nghiên cứu đề xuất và điều chỉnh thang đo phù hợp với thực tiễn tại Công ty cổ phần sản xuất ống thép dầu khí Việt Nam. Thông tin thu được để chọn lọc các biến quan sát và đo lường các khái niệm thành phần cho phù hợp. 1.5.2 Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng cách thu thập dữ liệu thông qua khảo sát trực tiếp bằng bảng câu hỏi soạn sẵn. Sau quá trình thu thập dữ liệu hoàn tất, dữ liệu thông tin từ các bảng câu hỏi khảo sát được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 cùng các công cụ phân tích thống kê mẫu nghiên cứu, kiểm định độ
  17. [4] tin cậy thang đo thông quan hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính 1.6. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu Kết quả nghiên cứu là phát hiện ra các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công nhân PV PIPE đối với công việc, có cơ hội hiểu rõ hơn các nhu cầu, thái độ, động lực và sự gắn bó của công nhân đối với tổ chức. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng duy trì nguồn nhân lực cho tổ chức. Đồng thời, nghiên cứu củng là tài liệu dành cho các học sinh, sinh viên, nhân viên chuyên ngành quản trị kinh doanh và những người muốn nghiên cứu sâu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công nhân trực tiếp sản xuất tại các tổ chức của mình 1.7. Cấu trúc của luận văn Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu: Lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng phạm vi và ý nghĩa nghiên cứu sẽ được giới thiệu trong chương 1 này.. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: Trình bày những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, từ đó đưa mô hình lý thuyết phục vụ cho việc xây dựng thiết kế nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Trong chương 3 sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, Giả thuyết nghiên cứu; Mô hình nghiên cứu đề xuất. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Trong chương này trình bày số liệu thu thập được và thảo luận. Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị Trình bày các hàm ý quản trị và đưa ra hướng cho những nghiên cứu tiếp theo.
  18. [5] Tóm tắt chương 1 Trong chương này, tác giả trình bày tổng quan về đề tài đang nghiên cứu như: mục tiêu nghiên cứu, phạm vi đối tượng nghiên cứu, và phương pháp nghiên cứu,để từ đó tạo cơ sở cho việc tìm hiểu sâu về các cơ sở lý thuyết liên quan trong chương tiếp theo.
  19. [6] CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Chương 2 của luận văn trình bày các khái niệm và các nghiên cứu có liên quan đến động lực làm việc của người lao động trong tổ chức. Các lý thuyết này sẽ làm cơ sở cho việc đề xuất mô hình nghiên cứu động lực làm việc của nhân viên Công ty cổ phần sản xuất ống thép Dầu khí Việt nam. 2.1 Giới thiệu về Công ty CP sản xuất ống thép dầu khí Việt Nam (PV PIPE) Công ty Cổ phần Sản xuất Ống thép Dầu khí Việt Nam (PV PIPE) là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS), trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Năm 2010, PV PIPE ra đời và điều hành Nhà máy Chế tạo Ống thép Dầu khí tại KCN Dịch vụ dầu khí Soài Rạp – Tỉnh Tiền Giang có công suất thiết kế 100.000 tấn/ năm/ca. Đây là nhà máy có quy mô lớn và hiện đại đầu tiên tại Việt Nam, sản xuất ống thép hàn thẳng trên dây chuyền công nghệ 3- Roll Bending đạt tiêu chuẩn API 5L phiên bản 44th mới nhất cung cấp cho ngành công nghiệp dầu khí. Sự ra đời của PV PIPE không những đóng vai trò là công ty chủ lực của PV GAS, mà còn giữ vai trò chủ đạo trong ngành công nghiệp cơ khí trọng điểm Quốc gia. Hình 2.1 Quá trình hình thành và phát triển
  20. [7] Hình 2.2 Hình ảnh tổng quan về nhà máy PV PIPE Hình 2.3 Lĩnh vực sản xuất và dịch vụ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2