Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 của người tiêu dùng tại Tp. Hồ Chí Minh theo lý thuyết giá trị tiêu thụ
lượt xem 8
download
Mục tiêu của đề tài là xác định những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 của khách hàng tại Tp.HCM theo lý thuyết về giá trị tiêu thụ; đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 của khách hàng Tp.HCM theo lý thuyết về giá trị tiêu thụ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 của người tiêu dùng tại Tp. Hồ Chí Minh theo lý thuyết giá trị tiêu thụ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THỊ TRÚC NGA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI LỰA CHỌN XĂNG SINH HỌC E5 CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH THEO LÝ THUYẾT GIÁ TRỊ TIÊU THỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THỊ TRÚC NGA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI LỰA CHỌN XĂNG SINH HỌC E5 CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH THEO LÝ THUYẾT GIÁ TRỊ TIÊU THỤ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hướng nghiên cứu) Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HỮU DŨNG Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015
- LỜI CAM ĐOAN *** Tôi xin cam đoạn luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 của người tiêu dùng tại Tp. Hồ Chí Minh theo lý thuyết giá trị tiêu thụ” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập, nghiêm túc của tôi, có sự hỗ trợ từ Thầy hướng dẫn. Mọi tài liệu và số liệu trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng, được xử lý một cách khách quan, trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Tp. Hồ Chí Minh, năm 2015 Tác giả Võ Thị Trúc Nga
- MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH TÓM TẮT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ...................................................................... 1 1.1. Cơ sở hình thành đề tài ....................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu/ Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 4 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 4 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 4 1.3. Phương pháp nghiên cứu; đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................. 5 1.3.1. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 5 1.3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 5 1.4. Tính mới, ý nghĩa khoa học – thực tiễn của đề tài .............................................. 5 1.5. Kết cấu của luận văn ........................................................................................... 6 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................... 8 2.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 8 2.1.1. Sản phẩm xanh và xăng sinh học E5 ....................................................... 8 2.1.2. Lý thuyết về giá trị tiêu thụ ................................................................... 11 2.1.3. Hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 ....................................................... 24 2.2. Mô hình nghiên cứu kiến nghị .......................................................................... 26 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 28
- CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 29 3.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................... 29 3.1.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 29 3.1.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 31 3.2. Xây dựng thang đo ............................................................................................ 32 3.2.1. Giá trị chức năng ................................................................................... 32 3.2.2. Giá trị xã hội .......................................................................................... 33 3.2.3. Giá trị cảm xúc ...................................................................................... 34 3.2.4. Giá trị điều kiện ..................................................................................... 35 3.2.5. Giá trị tri thức ........................................................................................ 35 3.2.6. Mức độ quan tâm đến môi trường ......................................................... 36 3.2.7. Hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 ....................................................... 37 3.2.8. Thang đo các yếu tố nhân khẩu học ...................................................... 38 3.3. Thiết kế mẫu ...................................................................................................... 39 3.3.1. Xác định đối tượng khảo sát .................................................................. 39 3.3.2. Xác định kích thước mẫu....................................................................... 41 3.3.3. Kỹ thuật lấy mẫu ................................................................................... 41 3.4. Các tiêu chí đánh giá thang đo .......................................................................... 42 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 43 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 44 4.1. Thông tin mẫu nghiên cứu ................................................................................ 44 4.2. Kiểm định thang đo ........................................................................................... 47 4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ...................................................................... 49 4.3.1. Phân tích EFA với thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn sản phẩm xanh .................................................................................................. 49 4.3.2. Phân tích EFA với thang đo hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 .......... 51 4.3.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo mới ................................................ 51 4.3.4. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu ............. 52 4.4. Phân tích hồi qui tuyến tính .............................................................................. 54
- 4.4.1. Phân tích tương quan ............................................................................. 55 4.4.2. Dò tìm các vi phạm giả định cần thiết ................................................... 56 4.4.3. Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính bội ..................... 56 4.4.4. Ý nghĩa hệ số hồi qui ............................................................................. 57 4.5. Phân tích sự khác biệt về yếu tố nhân khẩu học đối với hành vi lựa chọn xăng sinh học E5............................................................................................................... 58 4.5.1. Phân tích sự khác biệt về loại xe ........................................................... 58 4.5.2. Phân tích sự khác biệt về loại xăng trước khi dùng xăng E5 ................ 59 4.5.3. Phân tích sự khác biệt về địa chỉ ........................................................... 59 4.5.4. Phân tích sự khác biệt về giới tính ........................................................ 60 4.5.5. Phân tích sự khác biệt về độ tuổi ........................................................... 60 4.5.6. Phân tích sự khác biệt về trình độ ......................................................... 60 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .......................................................................................... 61 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ................................ 62 5.1. Kết luận ............................................................................................................. 62 5.1.1. Kết quả chung ........................................................................................ 62 5.1.2. Kết quả và đóng góp về phương diện lý thuyết ..................................... 65 5.1.3. Kết quả và đóng góp về phương diện thực tiễn ..................................... 66 5.2. Hàm ý quản trị................................................................................................... 66 5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tương lai .................................. 69 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 .......................................................................................... 70 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC KÍ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt CFL Compact fluorescent light Đèn huỳnh quang tiết kiệm điện EFA Exploratory factor analysis Phân tích nhân tố khám phá GEN Global Eco-labelling Network Mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu LED Light Emitting Diod Đèn LED NLTT Năng lượng tái tạo NLSH Năng lượng sinh học OECD Organization for Economic Co- Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh operation and Development tế THPT Trung học phổ thông Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TS. Tiến sĩ SPSS Statistical Package for the Phần mềm thống kê SPSS Social Sciences
- DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu về lý thuyết giá trị tiêu thụ ............................. 15 Bảng 3.1: Thang đo giá trị chức năng về chất lượng ............................................... 33 Bảng 3.2: Thang đo giá trị chức năng về giá ........................................................... 33 Bảng 3.3: Thang đo giá trị xã hội ............................................................................ 34 Bảng 3.4: Thang đo giá trị cảm xúc ......................................................................... 34 Bảng 3.5: Thang đo giá trị điều kiện ....................................................................... 35 Bảng 3.6: Thang đo giá trị tri thức ........................................................................... 36 Bảng 3.7: Thang đo mức độ quan tâm đến môi trường ........................................... 37 Bảng 3.8: Thang đo hành vi lựa chọn xăng sinh học ............................................... 38 Bảng 3.9: Thang đo các yếu tố nhân khẩu học ........................................................ 38 Bảng 4.1: Tổng hợp thống kê mô tả mẫu theo nhân khẩu học ................................ 45 Bảng 4.2: Thống kê mẫu khảo sát theo lý do chưa sử dụng xăng sinh học E5 ....... 47 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của các thang đo ......................... 48 Bảng 4.4: Tổng hợp quy trình phân tích EFA ......................................................... 49 Bảng 4.5: Kết quả loại biến sau khi phân tích EFA ................................................. 50 Bảng 4.6: Tổng hợp các giả thuyết hiệu chỉnh ........................................................ 53 Bảng 4.7: Đánh giá độ phù hợp của mô hình .......................................................... 56 Bảng 4.8: Kết quả phân tích kiểm định F ................................................................ 57 Bảng 4.9: Kết quả phân tích hồi qui ........................................................................ 57 Bảng 4.10: Bảng tóm tắt kiểm định giả thuyết nghiên cứu ..................................... 58
- DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1: Mô hình lý thuyết giá trị tiêu thụ .............................................................. 11 Hình 2.2: Quy trình quyết định mua của người tiêu dùng ........................................ 24 Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................... 27 Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu ...................................................................... 30 Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh ................................................................ 54
- TÓM TẮT Việt Nam không nằm ngoài xu thế chung của thế giới về tăng trưởng xanh và tiêu dùng sản phẩm xanh. Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 (1 loại sản phẩm xanh) của người tiêu dùng tại Tp. HCM theo lý thuyết giá trị tiêu thụ là giá trị chức năng (chất lượng, giá), giá trị xã hội, giá trị cảm xúc, giá trị điều kiện, giá trị tri thức, và mức độ quan tâm đến môi trường. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu bao gồm nghiên cứu định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm, sau đó phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với những người có kiến thức về xăng sinh học E5 để góp ý điều chỉnh thang đo cho phù hợp thực tiễn và văn phong Việt Nam. Sản phẩm của nghiên cứu định tính là bảng câu hỏi hoàn chỉnh sau khi đã tiến hành phỏng vấn thử để đánh giá mức độ phù hợp và dễ hiểu của bảng câu hỏi. Nghiên cứu định lượng được thực hiện dựa trên số liệu với cỡ mẫu n = 325 người, kiểm định các giả thuyết, mô hình nghiên cứu thông qua phương pháp phân tích tương quan, hồi qui tuyến tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy các thang đo lường các khái niệm nghiên cứu sau khi điều chỉnh đều đạt độ tin cậy về nội dung. Kết quả kiểm định cho thấy mô hình khá phù hợp với dữ liệu thu thập với 6 giả thuyết đưa ra được chấp nhận. Kết quả, các yếu tố đều có tác động cùng chiều đến hành vi lựa chọn sản phẩm với mức độ từ mạnh đến thấp: giá trị ý nghĩa, chất lượng, mức độ quan tâm đến môi trường, giá cả, giá trị tri thức, và giá trị điều kiện. Căn cứ vào các kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra các hàm ý quản trị nhằm gia tăng tiêu dùng xăng sinh học E5 tại Tp. HCM, góp phần vào mục tiêu chung về tăng trưởng xanh của quốc gia.
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI Mục tiêu của chương này là trình bày về vấn đề báo động của môi trường hiện nay và xu hướng tiêu dùng toàn cầu, lý do tác giả chọn đề tài về hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 dựa trên lý thuyết giá trị tiêu thụ. Đồng thời các nội dung như: mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu cũng được tác giả xác định trong chương này. 1.1. Cơ sở hình thành đề tài Môi trường là một vấn đề quan trọng trên toàn thế giới và hằng ngày có rất nhiều thông tin trên các phương tiện truyền thông đề cập đến tình trạng ngày càng xấu đi của môi trường hiện nay. Ở nhiều nơi, mọi người cũng dần nhận ra được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, bảo vệ những nguồn lực hạn chế như một trách nhiệm đạo đức, và họ ý thức được rằng bất kỳ thiệt hại nào đối với môi trường tự nhiên đều có thể gây ra những hậu quả thảm khốc. Theo tài liệu biên dịch “Nóng, Phẳng, Chật” của Nguyễn Hằng (2009) từ sách “Hot, Flat, and Crouded” của Friedman (2008) cho thấy “hệ quả của quá trình toàn cầu hoá, đang góp phần tạo ra một hành tinh nóng bức, bằng phẳng và chật chội và chỉ một vài năm nữa, mọi chuyện sẽ là quá muộn, không thể chữa nổi, trừ phi có một nổ lực trên toàn thế giới để thay thế phương thức sử dụng năng lượng hoang phí, kém hiệu quả hiện nay bằng một chiến lược năng lượng sạch, sử dụng năng lượng hiệu quả và bảo vệ môi trường.” Tiêu dùng xanh sẽ là một xu hướng của toàn cầu, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD, 2009), các sản phẩm xanh phản ánh những gì đạt được để ngăn chặn, hạn chế, giảm thiểu những tác động có hại đến môi trường về nước, không khí và đất; hoặc ít nhất chúng cũng là một phương tiện giải quyết các vấn đề liên quan đến chất thải, tiếng ồn, và gây thiệt hại chung cho các hệ sinh thái. Bên cạnh đó, thông điệp của Ngày Môi trường Thế giới năm 2015 đã hướng đến nội dung thiết thực là sản xuất và tiêu dùng theo hướng bền vững nhằm tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và phục vụ 9,6 tỷ người vào năm 2050.
- 2 Tuy nhiên, mặc dù một số lượng lớn các nỗ lực đã được đầu tư trong việc đưa ra các nhãn hiệu sinh thái của các sản phẩm xanh ra thị trường, thị phần của các sản phẩm này vẫn còn thấp (Rex và Baumann, 2007). Ngoài ra, theo Young và cộng sự (2009) thì 30% người tiêu dùng Anh phản hồi là rất quan tâm đến các vấn đề về môi trường, nhưng những thay đổi trong hành động hướng về sản phẩm xanh thì vẫn còn rất chậm. Theo Sheth và cộng sự (1991), lý thuyết về giá trị tiêu thụ nhằm giúp khám phá và giải thích các nguyên nhân vì sao người tiêu dùng chọn mua và không mua hoặc dùng hoặc không dùng một loại sản phẩm bao gồm: (1) giá trị chức năng, (2) giá trị tri thức, (3) giá trị điều kiện; (4) giá trị cảm xúc, (5) giá trị xã hội. Vì vậy, tác giả muốn dựa vào lý thuyết giá trị tiêu thụ để khám phá các nguyên nhân bên trong để thúc đẩy khách hàng sử dụng sản phẩm xanh. Ngoài ra, xuất phát từ đề xuất nghiên cứu tiếp theo của Beyzavi và Lotfizadeh (2014), họ nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn sản phẩm xanh ở Iran dựa trên lý thuyết giá trị tiêu thụ và nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu. Từ đó, họ đề xuất các nghiên cứu tiếp theo nên được thực hiện ở nhiều khu vực khác trên thế giới để tăng tính kiểm chứng và hiệu lực các kết quả nghiên cứu. Tại Việt Nam vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về tiêu dùng xanh và việc tiêu dùng xanh vẫn còn rất hạn chế. Tuy nhiên, nhiều nội dung liên quan đến tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững đã sớm được đưa vào chính sách và được thể hiện trong nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã khẳng định yêu cầu cấp thiết của việc chuyển đổi phương thức tiêu dùng theo hướng bền vững nhằm bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu với nội dung: “Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ, mục tiêu bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế - xã hội; chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; từng bước phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch.” Tiếp đến chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2011-2020 trong các định hướng kinh tế cần ưu tiên trong giai đoạn 2011-
- 3 2020 cũng đã nêu rõ, để thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững, cần phải đẩy mạnh áp dụng rộng rãi sản xuất sạch hơn để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên vật liệu, năng lượng, nước, đồng thời giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, bảo vệ chất lượng môi trường, sức khỏe con người, đảm bảo phát triển bền vững. Bên cạnh đó, để tạo đà cho quá trình xanh hóa nền kinh tế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1393 về “Chiến lược Tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn 2050” trong đó có hai nhiệm vụ liên quan đến tiêu dùng xanh là xanh hóa sản xuất và xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Mặt khác, Việt Nam hàng năm phải nhập khẩu xăng dầu với sản lượng rất lớn để phục vụ nhu cầu trong nước. Trong điều kiện nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt, giá nhiên liệu liên tục biến động như hiện nay thì việc nghiên cứu tìm ra nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo (NLTT) thay thế năng lượng truyền thống là một giải pháp hết sức cấp bách. Năng lượng sinh học (NLSH) nói chung, là một loại NLTT, được coi là một trong những nhiên liệu thân thiện với môi trường. Do đó việc nghiên cứu phát triển nguồn năng lượng sinh học có ý nghĩa hết sức to lớn đối với vấn đề an ninh năng lượng thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Xuất phát từ xu hướng đó, ngày 20/11/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 177/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” tại Việt Nam với mục tiêu tổng quát là Phát triển NLSH, một dạng năng lượng mới, tái tạo được để thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch truyền thống, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và cũng hướng đến giải pháp nâng cao nhận thức của người dân về việc tiêu thụ NLTT để góp phần bảo vệ môi trường, và phát triển NLSH cũng sẽ nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp vốn là thế mạnh của quốc gia. Tuy nhiên thực trạng về việc tiêu thụ xăng sinh học E5 vẫn còn rất thấp so với các loại xăng truyền thống mặc dù Tp. HCM là một trong bảy tỉnh thành đầu tiên được Nhà nước khuyến khích sử dụng xăng E5 từ 01/12/2014 và cùng nhiều các kênh truyền thông quảng cáo về xăng E5. Với những lý do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu là “Các yếu tố ảnh
- 4 hưởng đến hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 của người tiêu dùng tại Tp. HCM theo lý thuyết giá trị tiêu thụ”. Tác giả hi vọng đề tài này sẽ góp phần củng cố thêm về lý thuyết giá trị tiêu thụ đối với sản phẩm xanh cụ thể là xăng sinh học E5 và giúp các doanh nghiệp có thể hiểu hơn về lý do lựa chọn xăng sinh học E5 của người tiêu dùng ở Tp. HCM, qua đó có những chiến lược cũng như thông điệp phù hợp đến người dân để tăng mức độ nhận thức và tiêu thụ xăng sinh học E5. 1.2. Mục tiêu/ Câu hỏi nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu − Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 của khách hàng tại Tp. HCM theo lý thuyết về giá trị tiêu thụ. − Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 của khách hàng Tp. HCM theo lý thuyết về giá trị tiêu thụ. − Kiểm định sự khác biệt về hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 của người tiêu dùng Tp. HCM đối với các nhóm về loại xe đổ xăng E5, nhiêu liệu xăng thường đổ trước khi dùng E5, địa chỉ, giới tính, độ tuổi, trình độ khác nhau. − Hàm ý cho nhà quản trị doanh nghiệp nhằm gia tăng tiêu dùng xăng sinh học E5 tại Tp. HCM. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu − Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 của người tiêu dùng tại Tp. HCM? − Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 của người tiêu dùng tại Tp. HCM như thế nào? − Có sự khác biệt hay không về hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 của người tiêu dùng Tp. HCM đối với các nhóm về loại xe đổ xăng E5, nhiêu liệu xăng thường đổ trước khi dùng E5, địa chỉ, giới tính, độ tuổi, trình độ khác nhau? − Hàm ý quản trị nào có thể rút ra cho các nhà quản trị doanh nghiệp nhằm gia tăng tiêu dùng xăng sinh học E5 tại Tp. HCM?
- 5 1.3. Phương pháp nghiên cứu; đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng kết hợp phương pháp định tính và định lượng. − Nghiên cứu định tính thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm, sau đó phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với những người có kiến thức về xăng sinh học E5 để góp ý điều chỉnh thang đo cho phù hợp thực tiễn và văn phong Việt Nam. Sản phẩm của nghiên cứu định tính là bảng câu hỏi hoàn chỉnh sau khi đã tiến hành phỏng vấn thử để đánh giá mức độ phù hợp và dễ hiểu của bảng câu hỏi. − Nghiên cứu nghiên cứu định lượng được thực hiện dựa trên số liệu với cỡ mẫu n = 325 người, kiểm định các giả thuyết, mô hình nghiên cứu thông qua phương pháp phân tích tương quan, hồi qui tuyến tính.. 1.3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu − Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 của người tiêu dùng. − Đối tượng khảo sát: người tiêu dùng trên 18 tuổi đang sinh sống và làm việc tại Tp. HCM đã từng sử dụng sản phẩm xăng sinh học E5, và biết xăng sinh học E5 thân thiện với môi trường. − Phạm vi về lý thuyết: dựa theo lý thuyết giá trị tiêu thụ. − Phạm vi về không gian: Tp. Hồ Chí Minh. − Phạm vi về sản phẩm: Xăng sinh học E5. (Phụ lục 1 – Lý do lựa chọn xăng sinh học E5). 1.4. Tính mới, ý nghĩa khoa học – thực tiễn của đề tài − Hiểu được lý thuyết giá trị tiêu thụ đối với xăng sinh học E5. − Dựa trên những hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu tương lai của một công trình nghiên cứu khoa học ở Iran, tác giả áp dụng khung lý thuyết của nghiên cứu này để thực hiện tại Việt Nam, qua đó nhằm tìm hiểu mức độ thích hợp của lý thuyết trong bối cảnh thị trường Việt Nam.
- 6 − Ý nghĩa thực tiễn: đây là cơ sở để đề xuất các hàm quản trị cho phù hợp với người tiêu dùng tại Tp. HCM, đồng thời góp phần làm gia tăng mức độ nhận thức và tiêu thụ xăng sinh học E5 ở Tp. HCM nói riêng và Việt Nam nói chung. 1.5. Kết cấu của luận văn Nội dung của luận văn bao gồm các phần sau: Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Nội dung chương 1 sẽ giới thiệu tổng quan về lý do chọn đề tài, tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu sản phẩm xanh, xăng sinh học E5 đối với tiêu dùng và phát triển bền vững, gia tăng tiêu dùng sản phẩm xanh. Từ đó tác giả đưa ra mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và sơ lược về phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu Chương này sẽ trình bày cơ sở lý luận về sản phẩm xanh, xăng sinh học E5, lý thuyết giá trị tiêu thụ, và các nghiên cứu trước đây dựa trên lý thuyết giá trị tiêu thụ có liên quan đến sản phẩm xanh, từ đó phát triển các giả thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 3 nhằm mục đích giới thiệu phương pháp nghiên cứu sử dụng để điều chỉnh và đánh giá các thang đo lường các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mô hình lý thuyết cùng với các giả thuyết đưa ra. Chương này bao gồm bốn phần: (1) Thiết kế nghiên cứu; (2) Xây dựng thang đo; (3) Thiết kế mẫu; (4) Các tiêu chí đánh giá thang đo. Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu Chương này trình bày kết quả phân tích dữ liệu thu thập được, bao gồm ba phần: (1) Kiểm định thang đo bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích yếu tố khám phá; (2) Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu bằng phương pháp hồi qui tuyến tính; (3) Kiểm định T-Test và Anova cho các yếu tố nhân khẩu học.
- 7 Chương 5: Kết luận và ý nghĩa Mục đích của chương 5 là tóm tắt các kết quả chính và đề xuất một số hàm ý quản trị dựa trên kết quả nghiên cứu. Chương này bao gồm ba phần: (1) Tóm tắt kết quả chính và các đóng góp về lý thuyết và phương pháp nghiên cứu; (2) Hàm ý quản trị; (3) Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Trong chương này, tác giả đã trình bày khái quát về vấn đề nghiên cứu, lý do chọn đề tài, tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu sản phẩm xanh cụ thể là xăng sinh học E5 đối với tiêu dùng và phát triển bền vững, gia tăng tiêu dùng sản phẩm xanh. Đồng thời tác giả cũng giới thiệu phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Với phạm vi nghiên cứu tại Tp. HCM, mục tiêu cốt lõi của đề tài là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 của người tiêu dùng dựa trên lý thuyết giá trị tiêu thụ bằng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp định tính. Trong chương tiếp theo, cơ sở lý thuyết bao gồm các khái niệm về sản phẩm xanh, xăng sinh học E5, lý thuyết giá trị tiêu thụ, và các nghiên cứu trước đây liên quan đến sản phẩm xanh sẽ được tổng hợp, dựa trên cơ sở đó, giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu sẽ được đề xuất.
- 8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Chương này sẽ trình bày cơ sở lý luận về xăng sinh học E5, lý thuyết giá trị tiêu thụ, và phát triển các giả thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu. Chương này gồm hai phần: (1) Cơ sở lý luận; (2) Mô hình nghiên cứu kiến nghị. 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Sản phẩm xanh và xăng sinh học E5 2.1.1.1. Khái niệm sản phẩm xanh Xét khái niệm sản phẩm xanh theo một số nghiên cứu trên thế giới Theo Ottman (1998, trang 89) “Sản phẩm xanh thường bền, không độc hại, được làm từ nguyên liệu tái chế, hoặc được đóng gói tối thiểu. Tất nhiên, không có sản phẩm hoàn toàn xanh, vì tất cả đều sử dụng năng lượng và các nguồn tài nguyên, và tất cả tạo ra sản phẩm, khí thải trong quá trình sản xuất, vận chuyển đến nhà kho, cửa hàng, sử dụng và cuối cùng bỏ đi. Vì vậy, sản phẩm xanh là tương đối và nó mô tả sản phẩm mà có ít tác động đối với môi trường hơn là các sản phẩm thay thế chúng”. Theo Fabien và cộng sự (2010) sau khi hệ thống hoá 35 định nghĩa học thuật về sản phẩm xanh đã đưa ra định nghĩa “Một sản phẩm xanh là một sản phẩm mà thiết kế và/hoặc các thuộc tính của nó (và/hoặc sản xuất và/hoặc chiến lược của nó) sử dụng các nguồn tài nguyên tái chế (tái tạo/ không độc hại/ phân hủy sinh học) và sản phẩm mà cải thiện tác động môi trường hoặc làm giảm thiệt hại độc hại môi trường trong suốt toàn bộ vòng đời của nó” và sự chứng nhận thì không quan trọng trong các định nghĩa học thuật về sản phẩm xanh. Theo Fabien và cộng sự (2010), tổng hợp các định nghĩa theo quan điểm công nghiệp, một sản phẩm xanh là một sản phẩm mà tuân thủ đặc điểm "3R": "giảm (reduce)", "tái sử dụng (re-use)" và "tái chế (recycle)"; được chứng nhận bởi một thực thể chính thức; và không được thử nghiệm trên động vật. Phân huỷ sinh học cũng là một thành phần chính của một sản phẩm xanh. Định nghĩa theo quan điểm của người tiêu dùng, được lấy khảo sát trên quan điểm về sản phẩm tẩy rửa gia
- 9 dụng xanh, thì khách hàng cho rằng một sản phẩm xanh là (1) không độc hại đối với thiên nhiên; (2) tốt cho sức khỏe; (3) có trách nhiệm xã hội; và (4) tốt cho hành tinh. Trong đó bảo vệ môi trường và tốt cho sức khoẻ là yếu tố quan trọng, trong khi yếu tố về chứng nhận thì không được xem là một phần của định nghĩa sản phẩm xanh. Theo định nghĩa của Ra’naee và cộng sự (2012) thì một sản phẩm xanh là một sản phẩm trong đó đại diện ít nhất cho một số hoặc tất cả các tính năng: thiết kế theo cách có khả năng tái sử dụng, lắp ráp lại, và sản xuất lại, một sản phẩm như vậy phải cùng một lúc được làm bằng vật liệu tái chế; hơn nữa một sản phẩm xanh được kỳ vọng có hiệu quả cao trong tiêu thụ năng lượng và cuối cùng dẫn đến ô nhiễm môi trường ít hơn so với các sản phẩm tương tự. Xét khái niệm sản phẩm xanh ở Việt Nam Theo Nghị định 19/2005 Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường: Sản phẩm thân thiện với môi trường là sản phẩm đáp ứng các tiêu chí nhãn sinh thái và được chứng nhận nhãn sinh thái. Theo thông tư 41/2013/TT-BTNMT của Bộ tài nguyên môi trường, nhãn sinh thái theo thông tư được gọi là Nhãn xanh Việt Nam. Tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam bao gồm: − Tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường và lao động của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh. − Tác động của toàn bộ vòng đời sản phẩm từ quá trình khai thác nguyên liệu, sản xuất, phân phối, sử dụng và sau khi thải bỏ gây hai ít hơn cho môi trường so với sản phẩm cùng loại. − Tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam tương ứng cho từng nhóm sản phẩm do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố. Dựa trên các khái niệm và định nghĩa được nêu trên, trong luận văn này sản phẩm xanh được hiểu là sản phẩm có một số hoặc nhiều đặc tính sau: thiết kế có thể tái sử dụng, hoặc được làm bằng vật liệu tái chế, có khả năng phân huỷ sinh học hoặc có hiệu quả trong tiêu thụ năng lượng, và ít ô nhiễm hơn so với các sản phẩm tương tự.
- 10 2.1.1.2. Xăng sinh học E5 Xăng sinh học E5: Theo Tổng công ty dầu Việt Nam (PV Oil) (https://www.pvoil.com.vn/vi- VN/m/cac-bai-viet-ve-xang-sinh-hoc-e5/ra-mat-san-pham-xang-sinh-hoc-e5-cho- dong-co/284/434), xăng sinh học E5 do PV Oil sản xuất, là hỗn hợp bao gồm xăng truyền thống A92 được pha thêm 5% Ethanol (một nhiên liệu sinh học được sản xuất từ sắn lát, bã mía, …) dùng làm nhiên liệu cho các loại động cơ xe máy, ôtô. Chất lượng của xăng E5: Theo nguồn từ Tổng công ty dầu Việt Nam (PV Oil), để đảm bảo chất lượng sản phẩm, xăng E5 được kiểm soát chặt chẽ trong tất cả các khâu, đảm bảo chất lượng theo đúng QCVN và TCVN do Bộ Khoa học - Công nghệ ban hành từ khâu nhập nguyên liệu, pha chế, tồn chứa, vận chuyển đến khâu phân phối tại các cửa hàng xăng dầu. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, xăng E5 được kiểm soát chặt chẽ trong tất cả các khâu, đảm bảo chất lượng theo đúng QCVN và TCVN do Bộ Khoa học - Công nghệ ban hành từ khâu nhập nguyên liệu, pha chế, tồn chứa, vận chuyển đến khâu phân phối tại các cửa hàng xăng dầu. Ưu điểm của xăng sinh học: − Thân thiện với môi trường: xăng E5 giúp giảm mạnh hàm lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là CO (giảm đến 44%), Hydrocarbon (giảm đến 25%) và NOx (giảm đến 10%) (https://www.pvoil.com.vn/vi- VN/cac-bai-viet-ve-xang-sinh-hoc-e5/xang-sinh-hoc-e5-giam-phat-thai-hc- co/284/865). − Nguồn nhiên liệu tái sinh: các nhiên liệu này lấy từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và có thể tái sinh. Chúng giúp giảm sự lệ thuộc vào nguồn tài nguyên nhiên liệu không tái sinh truyền thống. Vì vậy xăng sinh học E5 được xem là sản phẩm xanh vì ít gây hại cho môi trường hơn so với các loại xăng truyền thống A92, A95 đang được lưu hành trên thị trường dùng làm nhiên liệu cho các loại động cơ xe máy, ôtô.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 843 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ kinh tế: Các giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
26 p | 420 | 143
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thực trạng và một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên
188 p | 283 | 84
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Các giải pháp khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Kon Bảy, tỉnh Kon Tum
26 p | 185 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn