intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân trên sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:130

31
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán TP.HCM; kiểm định mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng lên quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán TP.HCM; khám phá sự khác biệt trong xu hướng quyết định đầu tư giữa hai nhóm nam và nữ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân trên sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ HOÀNG THU DUNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN TP.HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số : 60340102 Người hướng dẫn khoa học TS. HOÀNG LÂM TỊNH Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2014
  2. Lời cam đoan Tôi xin cam đoan luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân trên sàn chứng khoán TP.Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong đề tài này được thu thập và sử dụng một cách trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chép của bất cứ luận văn nào và cũng chưa được trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trước đây. TP.HCM, tháng 03 năm 2014 Tác giả luận văn Lê Hoàng Thu Dung
  3. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu Danh mục các hình vẽ, đồ thị Danh mục các phụ lục TÓM TẮT LUẬN VĂN……………………………………………………..1 Chương 1 - TỔNG QUAN ............................................................................. 3 1.1 Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 3 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 6 1.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 6 1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ................................................................... 7 1.5 Kết cấu luận văn .............................................................................................. 7 Chương 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................. 8 2.1 Giới thiệu .......................................................................................................... 8 2.2 Cơ sở lý thuyết.................................................................................................. 9 2.2.1 Lý thuyết tài chính hành vi..................................................................... 10 2.2.2 Mô hình nghiên cứu về quyết định đầu tư ............................................ 13 2.3 Giả thuyết nghiên cứu và mô hình ............................................................... 14 2.3.1 Hình ảnh doanh nghiệp (Firm image) ................................................... 14 2.3.2 Thông tin kế toán (Accounting information) ........................................ 16 2.3.3 Thông tin trung lập (Neutral information) .......................................... 16 2.3.4 Ý kiến từ nhà tư vấn (Advocale information) ....................................... 17
  4. 2.3.5 Nhu cầu tài chính cá nhân (Personal financial needs) ......................... 18 2.4 Tóm tắt ............................................................................................................ 20 Chương 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................ 21 3.1 Giới thiệu ........................................................................................................ 21 3.2 Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................... 21 3.2.1 Phương pháp ............................................................................................ 21 3.2.2 Quy trình nghiên cứu .............................................................................. 34 3.3 Thang đo ......................................................................................................... 35 3.3.1 Hình ảnh doanh nghiệp ........................................................................... 35 3.3.2 Thang đo thông tin kế toán ..................................................................... 36 3.3.3 Thang đo thông tin trung lập ................................................................. 37 3.3.4 Thang đo ý kiến từ nhà tư vấn ............................................................... 37 3.3.5 Thang đo nhu cầu tài chính cá nhân...................................................... 38 3.3.6 Thang đo quyết định đầu tư ................................................................... 38 3.4 Mẫu nghiên cứu định lượng chính thức ...................................................... 39 3.5 Tóm tắt ............................................................................................................ 40 Chương 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 41 4.1 Giới thiệu ........................................................................................................ 41 4.2 Mô tả mẫu ....................................................................................................... 41 4.3 Đánh giá thang đo .......................................................................................... 45 4.3.1 Phân tích độ tin cậy Cronbach Anpha .................................................. 45 4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA ......................................................... 47 4.4 Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu ............................................. 55 4.5 Tóm tắt ............................................................................................................ 65
  5. Chương 5 - KẾT LUẬN ................................................................................ 66 5.1 Các kết quả chính và đóng góp của nghiên cứu.......................................... 67 5.1.1 Kết quả ..................................................................................................... 67 5.1.2 Đóng góp của nghiên cứu ....................................................................... 69 5.2 Hàm ý cho nhà quản trị................................................................................. 69 5.3 Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo................................................ 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TTCK Thị trường chứng khoán SGDCK Sàn giao dịch chứng khoán TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán UBCKNN Ủy ban chứng khoán nhà nước Tp. HCM Thành phố Hồ Chí Minh CTCK Công ty chứng khoán CP Cổ phiếu DN Doanh nghiệp
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Tiến độ nghiên cứu....................................................................... 22 Bảng 3.2: Các nghiên cứu ảnh hưởng đến quyết định đầu tư tài chính .. 25 Bảng 3.3: Kiểm định các thang đo sơ bộ bằng Cronbach’s Alpha........... 26 Bảng 3.4: Kết quả phân tích EFA theo Total Variance Explanined ........ 29 Bảng 3.5: Kết quả phân tích EFA thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư .......................................................................................... 30 Bảng 3.6 : Kết quả phân tích EFA thang đo quyết định đầu tư ............... 32 Bảng 4.1 : Thống kê mẫu khảo sát .............................................................. 44 Bảng 4.2 : Kiểm định các thang đo bằng Cronbach’s Alpha.................... 46 Bảng 4.3 : Kết quả phân tích EFA theo bảng Total variance explained . 49 Bảng 4.4: Kết quả phân tích EFA thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư .......................................................................................... 50 Bảng 4.5 : Kết quả phân tích EFA thang đo quyết định đầu tư ............... 53 Bảng 4.6: Ma trận tương quan giữa các biến ............................................. 56 Bảng 4.7: Thống kê mô tả các biến phân tích hồi quy ............................... 57 Bảng 4.8: Bảng đánh giá độ phù hợp của mô hình .................................... 58 Bảng 4.9: Phân tích phương sai (hồi quy)................................................... 58 Bảng 4.9: Hệ số hồi quy sử dụng phương pháp Enter ............................... 59 Bảng 4.10 : Kiểm định T-test đối với biến giới tính ................................... 64
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1. Mô hình cơ bản lý thuyết tài chính hành vi ............................... 11 Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................ 19 Hình 3.1 : Quy trình nghiên cứu .................................................................. 34 Hình 4.1: Mô tả mẫu giới tính ...................................................................... 41 Hình 4.2: Mô tả mẫu trình độ học vấn ........................................................ 42 Hình 4.3: Mô tả mẫu độ tuổi ........................................................................ 42 Hình 4.4: Mô tả mẫu tình trạng gia đình .................................................... 43 Hình 4.5: Mô tả mẫu thu nhập hàng tháng ................................................ 43 Hình 4.6: Mô hình nghiên cứu sau khi phân tích EFA và kiểm định thang đo Cronbach alpha ........................................................................................ 54 Hình 4.7 : Kết quả phân tích hồi quy .......................................................... 60
  9. DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1: BẢNG CÂU HỎI THU THẬP Ý KIẾN Phụ lục 2: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN TAY ĐÔI Phụ lục 3: DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM Phụ lục 4: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT SƠ BỘ Phụ lục 5: ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO SƠ BỘ BẰNG CRONBACH ALPHA Phụ lục 6: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA (SƠ BỘ) Phụ lục 7: TỔNG HỢP THANG ĐO CÁC KHÁI NIỆM Phụ lục 8: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC Phụ lục A: KIỂM ĐỊNH THANG ĐO BẰNG CRONBACH'S ALPHA Phụ lục B: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ - EFA Phụ lục C: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY ĐA BIẾN Phụ lục D: ĐỒ THỊ DÒ TÌM CÁC VI PHẠM GIẢ ĐỊNH HỒI QUY
  10. -1- TÓM TẮT LUẬN VĂN Mục đích chính của nghiên cứu này là khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cá nhân của các nhà đầu tư trên sàn chứng khoán TP.Hồ Chí Minh. Dựa trên cơ sở lý thuyết về hành vi đầu tư tài chính trên thế giới kết hợp với nghiên cứu định tính, tác giả đã xác định được 5 yếu tố có thể tác động đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân trên sàn chứng khoán TP.Hồ Chí Minh, bao gồm : (1) hình ảnh doanh nghiệp, (2) thông tin kế toán, (3) thông tin trung lập, (4) ý kiến của nhà tư vấn và (5) nhu cầu tài chính cá nhân. Phương pháp nghiên cứu sử dụng để kiểm định mô hình đo lường và mô hình nghiên cứu bao gồm nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật khảo sát 20 ý kiến, phỏng vấn tay đôi và thảo luận nhóm với hai nhóm (9 nam, 9 nữ) để điều chỉnh các thang đo lường các khái niệm cho phù hợp với thị trường tại Việt Nam, nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát trên 150 nhà đầu tư trên sàn chứng khoán TP.Hồ Chí Minh. Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát định lượng trên 342 nhà đầu tư trên sàn chứng khoán TP.Hồ Chí Minh. Kết quả kiểm định mô hình đo lường cho thấy các thang đo lường các khái niệm nghiên cứu đều đạt yêu cầu về độ tin cậy và giá trị (thông qua kiểm định cronbach alpha và phân tích nhân tố EFA). Kết quả phân tích hồi quy cho thấy 5 yếu tố: hình ảnh doanh nghiệp, thông tin kế toán, thông tin trung lập, ý kiến của nhà tư vấn và nhu cầu tài chính cá nhân đều tác động dương đến quyết định đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư cá nhân trên sàn chứng khoán TP.Hồ Chí Minh. Trong đó, yếu tố ý
  11. -2- kiến từ nhà tư vấn có tác động mạnh nhất đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân. Kết quả kiểm định t-test cho thấy không có sự khác biệt về quyết định đầu tư giữa phái nam và phái nữ. Cuối cùng tác giả trình bày hàm ý nghiên cứu cho nhà quản trị và các hướng nghiên cứu tiếp theo.
  12. -3- Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Lý do chọn đề tài Ngày nay, với xu thế phát triển chung của thế giới, Việt Nam đã từng bước hội nhập với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế. Thị trường chứng khoán được đánh giá là kênh huy động và chu chuyển vốn hiệu quả nhất trong nền kinh tế, đặc biệt ở các nước có nền kinh tế phát triển như: Mỹ, Nhật, Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, Hồng Kông… Trong những năm cuối của thế kỷ 20, khu vực Đông Nam Á đã chứng kiến sự nổi lên của một số thị trường chứng khoán như: Thái Lan, Malaysia… và những năm gần đây, sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán Việt Nam được coi như một sự kiện đáng chú ý trong khu vực và cả trên thế giới [22, ngày 28/06/2013]. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển khá nóng. Chỉ trong năm 2006-2009 số tiền đầu tư vào chứng khoán đã lên đến gần 14 tỷ USD, tương ứng khoảng 23% GDP của cả nước, số tài khoản trong năm 2006-2009 đã tăng lên gấp 3 lần. Thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2006-2009 có mức tăng trưởng cao nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với 145%, hơn cả thị trường chứng khoán Thượng Hải với mức tăng 130%. Tính đến hết năm 2005, tổng giá trị thị trường chứng khoán việt Nam đạt gần 40.000 tỷ đồng, chiếm 0,69% tổng thu nhập quốc nội (GDP). Năm 2006, sự phát triển đột phá của TTCK Việt Nam, thị trường mang tính đột phá với sự hoạt động giao dịch sôi động tại cả 3 “sàn”: Sở giao dịch Tp.Hồ Chí Minh, Trung tâm Giao dịch Hà Nội và thị trường OTC. Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy thị trường
  13. -4- phát triển, hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế. Trong năm 2008, do sự suy giảm của TTCK, tổng số vốn huy động chỉ đạt hơn 14.300 tỷ đồng thông qua hơn 100 đợt chào bán chứng khoán ra công chúng. Năm 2009 được đánh giá là một năm tăng trưởng ấn tượng của TTCK Việt Nam. Năm 2010 cũng là một năm giao dịch đầy biến động của TTCK Việt Nam. Việc thị trường lao dốc mạnh trong năm 2011 đã kéo giá trị tất cả các cổ phiếu xuống mức giá thấp nhất trong lịch sử. Lạm phát và lãi suất ngân hàng tăng cao là nguyên nhân chính tác động xấu đến thị trường chứng khoán. Theo Vneconomy, tính đến năm 2013, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự điều chỉnh lớn kể từ đó, nên hiện tại là thời điểm phù hợp để nhiều nhà đầu tư tiến vào thị trường Việt Nam”. [29, ngày 11/10/2013]. Ông Edward Lee, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường Đông Nam Á của ngân hàng Standard Chartered Bank, nói: “Nếu nhìn vào tình hình xuất khẩu của Việt Nam năm nay, có thể thế mức tăng trưởng 20% đang phản ánh rằng, nhiều vốn đầu tư đang chảy vào nước này bất chấp sự suy yếu tăng trưởng toàn cầu đang diễn ra”. Bên cạnh đó, dù tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đang ở mức thấp, giới chuyên gia nói rằng, nền kinh tế Việt Nam đang trên đường hồi phục. Riêng trong năm nay, 80% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới là thuộc lĩnh vực sản xuất. Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể kết thúc năm 2013 với vị trí là một trong những thị trường có mức tăng điểm tốt nhất ở khu vực châu Á. Tính từ đầu năm tới nay, chỉ số VN-Index đã tăng khoảng 20%.[24, ngày 21/09/2013]. Mức giá cổ phiếu tương đối thấp đưa thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành thị trường rẻ nhất trong khu vực, trong khi mức lợi nhuận mà thị trường Việt Nam mang đến cho các nhà đầu tư từ đầu năm đến nay là khá lớn. Nếu so ở khu vực châu Á không bao gồm Nhật Bản, thì mức tăng điểm
  14. -5- của VN-Index từ đầu năm tới thời điểm hiện tại chỉ thua thị trường Pakistan. Bởi vậy, trao đổi với Chanel News Asia, các nhà phân tích cho rằng, thị trường Việt Nam đang khôi phục lại được phần lớn niềm tin đã bị đánh mất trong mắt giới đầu tư. Việt Nam hiện được xem là một đối thủ cạnh tranh về thu hút vốn ngoại với thị trường Myanmar. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam có ưu thế hơn trong cuộc đua này, và Việt Nam có thể sắp sửa đón một “cơn gió” vốn ngoại thứ hai. [29, ngày 18/9/2013]. Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh như hiện nay, các công ty chứng khoán cần nhạy bén và khôn khéo trong chiến lược thu hút các nhà đầu tư. Nếu nắm bắt được xu hướng quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân, các doanh nghiệp trong nước chắc chắn sẽ nắm trong tay một lợi thế cạnh tranh rõ rệt, từng bước tiếp cận và phục hồi lại vị thế của thị trường chứng khoán. Do vậy, việc nghiên cứu và xem xét vai trò, mức độ tác động của các yếu tố đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân là một công việc rất quan trọng, cần thiết. Hiện nay, có rất nhiều yếu tố tác động và gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân. Do đó, việc xác định được vai trò của các yếu tố tác động đến quyết định đầu tư sẽ giúp cho nhà quản lý đưa ra được các chiến lược thu hút thị trường, phục hồi thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Đồng thời giúp nhà đầu tư có cái nhìn thấu đáo, phân tích thị trường rõ ràng trước khi đưa ra quyết định đầu tư chứng khoán. Từ những lý do trên, tác giả đã quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân trên sàn chứng khoán Tp Hồ Chí Minh”.
  15. -6- 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Nắm bắt các yếu tố chính ảnh hưởng tới quyết định đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư cá nhân có tầm quan trọng đặc biệt đối với các doanh nghiệp trong thời gian hiện nay, bởi vì chứng khoán được xem là thị trường có tính thanh khoản cao nhất. Bên cạnh đó các yếu tố này sẽ giúp cho nhà đầu tư cá nhân cân nhắc khi quyết định đầu tư. Do đó, mục tiêu cụ thể của nghiên cứu này là: - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán TP.HCM. - Kiểm định mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng lên quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán TP.HCM. - Khám phá sự khác biệt trong xu hướng quyết định đầu tư giữa hai nhóm nam và nữ. - Đề xuất một số kiến nghị đối với nhà đầu tư, các công ty niêm yết, chính phủ… 1.3 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện qua 2 bước : (1) nghiên cứu sơ bộ định tính, định lượng và (2) nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng. Nghiên cứu sơ bộ định tính được thực hiện bằng phương pháp kỹ thuật khảo sát 20 ý kiến, phỏng vấn tay đôi và thảo luận nhóm với hai nhóm (9 nam, 9 nữ) để điều chỉnh thang đo. Ngoài ra, tác giả thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ thông qua bảng câu hỏi khảo sát với phương pháp chọn mẫu thuận tiện 150 nhà đầu tư trên sàn chứng khoán TP.Hồ Chí Minh và sử dụng công cụ đo lường độ tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để sàng lọc các thang đo khái niệm nghiên cứu sơ bộ từ đó đưa ra thang đo chính thức cho nghiên cứu chính thức.
  16. -7- Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn các nhà đầu tư cá nhân thông qua bảng câu hỏi chi tiết. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện với 342 nhà đầu tư trên sàn chứng khoán TP.Hồ Chí Minh. Công cụ hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để sàng lọc các thang đo khái niệm nghiên cứu. Phần mềm xử lý dữ liệu thống kê SPSS được dùng trong toàn bộ quá trình nghiên cứu. 1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là sự tác động của các yếu tố đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư trên sàn chứng khoán TP.Hồ Chí Minh. Đề tài này tập trung nghiên cứu vào các nhà đầu tư cá nhân có tham gia trên sàn chứng khoán TP.Hồ Chí Minh. Đối tượng khảo sát là các nhà đầu tư cá nhân có độ tuổi từ 20 trở lên, đang đầu tư trên sàn chứng khoán. 1.5 Kết cấu luận văn Luận văn được tổ chức thành 5 chương, gồm: Chương 1: Tổng quan: lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu và kết cấu của đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết: nêu ra các giả thuyết và mô hình nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: trình bày quy trình nghiên cứu, các thang đo và mẫu nghiên cứu định lượng chính thức. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận.
  17. -8- Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Giới thiệu Chương 1 giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu. Chương 2 này nhằm mục đích nghiên cứu lại các nghiên cứu. Trên cơ sở này, mô hình nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở các giả thuyết về mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình. Hiện nay, các nhà đầu tư cá nhân đang nắm giữ khoảng 25 - 30% số lượng cổ phiếu trên toàn thị trường chứng khoán, còn lại là của các nhà đầu tư có tổ chức, như quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm [4, ngày 23/05/2013]... Trong khi đó ở các thị trường chứng khoán phát triển trên thế giới tỷ lệ các nhà đầu tư cá nhân chỉ chiếm khoảng 10%.  Nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp Các nhà đầu tư chuyên nghiệp phần lớn xuất thân là những nhà đầu tư tài chính, những doanh nhân thành đạt… khá am hiểu về thị trường chứng khoán và có vốn lớn. Họ đầu tư số tiền lớn vào một số công ty nhất định, ngồi nhà theo dõi thị trường qua mạng Internet và đặt lệnh, hoặc đặt lệnh qua mạng, và thỉnh thoảng họ mới lên sàn. Song một khi họ xuất hiện trong một dáng vẻ lặng lẽ, không nói gì, chỉ âm thầm quan sát và tính toán. Điểm đặc biệt nữa là họ rất biết che dấu cảm xúc. Dù thắng đậm hay thua nặng, họ vẫn điềm tĩnh không thể hiện sự quá khích. Một điểm khác biệt nữa giữa chuyên nghiệp và không chuyên là để chia sẻ thông tin cho nhau, các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường chọn đối tượng
  18. -9- ngang tầm và tương xứng, lập câu lạc bộ chứng khoán để chia sẻ thông tin về công ty chứ không góp vốn “đánh hội đồng”.  Nhà đầu tư cá nhân nghiệp dư Đây là tầng lớp khá đông đảo của thị trường chứng khoán. Họ đến sàn trong tâm trạng háo hức kiếm tiền bởi lời rủ rê “cơ hội làm giàu nhanh lắm”. Đa phần họ coi thị trường chứng khoán như một canh bạc đầy tính may rủi. Họ nghĩ về những cái lợi trước mắt hơn là lâu dài. Do đó điều nhà đầu tư nghiệp dư quan tâm nhất chính là diễn biến giá cả. Vì vậy, họ theo dõi rất sát sao, nghe ngóng, ghi chép thông tin cốt sao nắm được thời điểm nào nên bán thời điểm nào nên mua. Họ thường tụ tập đám đông bàn tán, tìm cách tiếp cận hỏi han, thăm dò.Họ dễ bị dao động, thay đổi trước những lời ra tán vào của thiên hạ và tin tưởng, tôn sùng những người có kinh nghiệm tư vấn và tỏ ra chê bai, trách giận khi lời tư vấn ấy không hiệu nghiệm. Một đặc điểm là họ không thích che đậy cảm xúc của mình. Những lúc cổ phiếu lên, họ thích thú vỗ tay, cười rạng rỡ, sẵng sàng đầu tư lớn hơn ở kỳ sau. Gặp lúc giá xuống, thua lỗ, nét buồn hiện rõ trên khuôn mặt. Qua những phân tích trên đây, làm thế nào để tìm ra công thức chung cho việc dự đoán quyết định của các nhà đầu tư cá nhân là điều hết sức phức tạp. Nghiên cứu này nhằm tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân, giúp cho nhà quản lý đưa ra được các chiến lược thu hút thị trường, phục hồi và phát triển thị trường chứng khoán tại Việt Nam. 2.2 Cơ sở lý thuyết Lý thuyết tài chính hành vi được gắn liền với khái niệm quyết định đầu tư.
  19. - 10 - 2.2.1 Lý thuyết tài chính hành vi Lý thuyết tài chính hành vi dựa trên việc điều tra về tâm, sinh lý học, xã hội học và các yếu tố tài chính đã tác động đến quá trình ra quyết định của cá nhân, một nhóm người hoặc tổ chức. Lý thuyết tài chính hành vi bao gồm: khái niệm về sự quá tự tin, khái niệm về sự đối lập với các kinh nghiệm trong quá khứ, lý thuyết về sự hối hận, khái niệm về những viễn cảnh trong tương lai, khái niệm về hành vi bầy đàn, khái niệm về sự ảo tưởng của kẻ đánh bạc… Trong suốt thập niên những năm 90, khái niệm về Lý thuyết tài chính hành vi mới xuất hiện trên các tạp chí khoa học, các ấn phẩm về kinh doanh và một số tờ báo địa phương. Tuy nhiên lý thuyết tài chính hành vi đã xuất hiện cách đây hơn 150 năm và được xuất bản thành sách lần đầu tiên năm 1841 với tác phẩm “Mackay’s Extraordianry Popular Delusions And The Madness of Crowds”. Tác phẩm này đã chỉ ra được làm thế nào hành vi con người ảnh hưởng đến thị trường tài chính. Ngày nay có rất nhiều tài liệu có đề cập đến cụm từ “tâm lý đầu tư” và “tâm lý tài chính” [31, ngày 24/3/2007]. Nền tảng lý thuyết hành vi tài chính được tạo nền tảng phát triển từ nhiều học sĩ, những người mà có kiến thức trong nhiều lĩnh vực khác nhau về tâm lý học, tài chính học, xã hội học và kinh tế học. Về lĩnh vực kinh tế học bao gồm cả kiến thức về quản lý, marketing, tài chính, công nghệ và kế toán. Lý thuyết tài chính hành vi sẽ cung cấp cho chúng ta biết làm thế nào để các nhà đầu tư hiểu rõ bản thân mình hơn từ đó họ có thể đưa ra những quyết định tốt hơn. Có nhiều định nghĩa về lý thuyết tài chính hành vi, theo Victor Ricciardi & Helen K.Simon lý thuyết tài chính hành vi được xây dựng dưa trên ba nền tảng chính là tâm lý học, xã hội học và tài chính. Những nhân tố này ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của nhà đầu tư: cá nhân (nhà đầu tư chuyên
  20. - 11 - nghiệp và nghiệp dư, ủy viên hội đồng quản trị), nhóm (các cổ đông), tổ chức (tổ chức tài chính, phi kinh tế) . Đối tượng ra quyết định được nghiên cứu trong đề tài này là nhà đầu tư chứng khoán cá nhân, vì vậy sử dụng lý thuyết tài chính hành vi là phù hợp. Mô hình cơ bản của lý thuyết tài chính hành vi: Tâm lý học Xã hội học Tài chính hành vi Tài chính Hình 2.1. Mô hình cơ bản lý thuyết tài chính hành vi  Tâm lý học Tâm lý học là một ngành khoa học nghiên cứu các hành vi và quá trình suy nghĩ của con người. Một số hành vi của con người rất đơn giản nhưng hầu hết là rất phức tạp. Ngành tâm lý học thường giải thích các dạng khác nhau của hành vi liên quan đến: - Sự tiến hóa của sinh vật học. - Những vấn đề liên quan đến bộ não con người. - Xã hội, văn hóa và những kinh nghiệm bản thân hình thành nên nhận thức, thái độ và hành vi con người. - Khi nghiên cứu hành vi của các nhà đầu tư, khái niệm tâm lý học sẽ trả lời được một số câu hỏi như :
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2