intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư nước ngoài vào tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Chia sẻ: Chuheodethuong 09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

28
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư nước ngoài vào tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đo lường mức độ ảnh hưởng của yếu tố đến sự hài lòng của nhà đầu tư nước ngoài vào tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đề xuất một số giải pháp nâng cao sự hài lòng của nhà đầu tư nước ngoài vào tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đạt hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư nước ngoài vào tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------ NGUYỄN ANH THƯ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------ NGUYỄN ANH THƯ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN TIẾN KHAI TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư nước ngoài vào tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Anh Thư
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3 1.5 Bố cục luận văn .......................................................................................................... 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................................... 5 2.1 Các khái niệm liên quan ............................................................................................ 5 2.1.1 Khái niệm về sự hài lòng ..................................................................................... 5 2.1.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài ................................................................................ 5 2.1.3 Khái niệm về Nhà đầu tư ..................................................................................... 8 2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước .............................................................................. 8 2.2.1 Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài ............................................................... 8 2.2.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước ................................................................ 9 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA TỈNH TRONG THỜI GIAN QUA ................................................................... 16 3.1 Những kết quả đạt được .......................................................................................... 16 3.2 Hạn chế và nguyên nhân ......................................................................................... 26 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 30 4.1 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 30 4.2 Thu thập và phân tích dữ liệu nghiên cứu ............................................................. 32 4.3 Xây dựng thang đo ................................................................................................... 32 CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................. 38 5.1 Thông tin dữ liệu thu thập ....................................................................................... 38 5.2 Kiểm tra độ tin cậy Cronbach'sAlpha ..................................................................... 39 5.3 Kết quả phân tích khám phá nhân tố EFA ............................................................. 42
  5. 5.4 Kết quả phân tích tương quan và hồi quy ............................................................... 44 5.5 Kiểm tra sự vi phạm các giả định trong hồi quy tuyên tính ................................... 50 5.6 Vị trí của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu .......................................................................... 50 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................... 53 6.1. Kết luận.................................................................................................................... 53 6.2. Khuyến nghị ............................................................................................................ 54 6.3. Hạn chế của đề tài ................................................................................................... 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT - AEC (ASEAN Economic Community): Cộng đồng kinh tế ASAEN. - BOT (Build-Operate-Transfer): Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao. - BTO (Build-Transfer-Operate): Xây dựng - Chuyển giao - Vận hành. - BT (Build-Transfer): Xây dựng - Chuyển giao. - CCN: Cụm công nghiệp. - CNH-HĐH: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa. - ĐTNN: Đầu tư nước ngoài. - EU (European Union): Liên minh Châu Âu. - EFA (Exploratory Factor Analysis): Phương pháp phân tích nhân tố khám phá. - GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm nội địa. - IMF (International Monetary Fund): Quỹ tiền tệ quốc tế. - KCN: Khu công nghiệp. - OECD (Organization for Economic Co-operation and Development): Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế. - PCI (Provincial Competitiveness Index): Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. - SPSS (Statistical Package for the Social Sciences): Phần mềm phân tích thống kê. - TPP (Trans-Pacific Partnership Agreement): Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương. - UBND: Ủy ban nhân dân. - USD (United States dollar): Đô la Mỹ. - VCCI (Vietnam Chamber of Commerce and Industry): Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam.
  7. - FDI (Foreign Direct Investment): Đầu tư trực tiếp nước ngoài. - WTO (World Trade Organization): Tổ chức Thương mại thế giới.
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bình quân đầu người giai đoạn 2010-2016 .................................................................................................16 Bảng 3.2. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh phân theo loại hình kinh tế........17 Bảng 3.3. Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh theo giá hiện hành ……………..17 Bảng 3.4. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của khu vực FDI giai đoạn 2010- 2016..........................................................................................................................18 Bảng 3.5. Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực FDI................................................19 Bảng 3.6. Số lượng doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh đang hoạt động đến thời điểm 31/12/2015.......................................................................................................19 Bảng 3.7. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh giai đoạn 2010-2016......................20 Bảng 3.8. Vốn sản xuất kinh doanh bình quân (SXKD BQ) năm của các doanh nghiệp đang hoạt động phân theo loại hình doanh nghiệp........................................20 Bảng 3.9. Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp giai đoạn 2011-2015......................................................................................22 Bảng 3.10. Các quốc gia có vốn đăng ký lớn tại tỉnh...............................................26 Bảng 4.1. Thang đo các yếu tố tác động đến sự hài lòng của nhà đầu tư………….35 Bảng 5.1. Ngành nghề sản xuất, kinh doanh.............................................................38 Bảng 5.2. Thời gian hoạt động tại tỉnh BR-VT.........................................................38 Bảng 5.3. Số lao động hiện có các doanh nghiệp FDI..............................................39 Bảng 5.4. Thị trường mục tiêu của doanh nghiệp FDI.............................................39 Bảng 5.5. Hệ số tin cậy Cronbach's alpha cho từng nhóm nhân tố...........................40 Bảng 5.6. Kết quả phân tích nhân tố EFA cho biến phụ thuộc.................................43 Bảng 5.7. Kết quả phân tích nhân tố EFA ...............................................................44
  9. Bảng 5.8. Kết quả hệ số hồi quy...............................................................................47 Bảng 5.9. Kết quả đánh giá cho các tỉnh/thành trong vùng Đông Nam Bộ..............51
  10. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất.....................................................................14 Hình 4.1. Quy trình nghiên cứu................................................................................31 Hình 5.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư nước ngoài tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu…………………………………………………………………46
  11. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Các tỉnh tiếp giáp gồm: phía Tây giáp với thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp biển Đông. Bà Rịa – Vũng Tàu có 8 huyện, thành phố. Với diện tích tự nhiên 1.980,98 km2, dân số trung bình 1.091.959 người1. Đến năm 2016, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh chiếm 5,5% GDP, xuất khẩu chiếm 3,5% cả nước; thu ngân sách đứng thứ ba và thu nhập bình quân đầu người thuộc nhóm đứng đầu cả nước. Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trên trục đường xuyên Á, có hệ thống cảng biển, sân bay và mạng lưới đường sông, đường biển thuận lợi. Các đường quốc lộ 51, 55, 56 cùng với hệ thống đường tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch máu chính gắn kết quan hệ toàn diện của Bà Rịa – Vũng Tàu với tỉnh khác trên cả nước và quốc tế. Trong 6 tháng đầu năm 2017, Bà Rịa – Vũng Tàu cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 11 dự án với tổng vốn đăng ký 125,4 triệu USD. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 306 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 26 tỷ USD của 27 quốc gia và vùng lãnh thổ thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài2. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được đánh giá xếp thứ 3 cả nước (sau TP.Hồ Chí Minh và Bình Dương) về thu hút vốn FDI. Thu hút đầu tư nước ngoài đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, nguồn vốn này đã bổ sung một phần quan trọng trong tổng vốn đầu tư xã hội của Tỉnh, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ, phát triển mở rộng thị trường trong và ngoài nước, đồng thời làm tăng kim ngạch xuất khẩu, đóng góp ngân sách nhà nước và tạo thêm việc làm. Ngoài những đóng góp trực tiếp nêu trên, đầu tư trực tiếp nước ngoài từng bước đã có tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác của nền kinh tế, trong đó có việc khơi dậy nguồn lực đầu tư trong nước, nâng cao hiệu quả sản xuất, từng bước tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu. Niên giám thống kê năm 2016 1 Báo cáo số 149/BC-UBND ngày 16/8/2017 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 2
  12. 2 Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, hoạt động đầu tư nước ngoài trên đại bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng còn một số hạn chế, cần phải khắc phục trong thời gian tới như: hoàn thiện hệ thống chính sách; cơ sở hạ tầng cảng, khu cụm công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính; hỗ trợ tư vấn pháp luật, thường xuyên trao đổi tiếp thu ý kiến đóng góp của doanh nghiệp để kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc tạo môi trường đầu tư thuận lợi. Do đó, việc thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là quan trọng nhưng để nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển, từ đó mở rộng sản xuất kinh doanh và đồng thời giới thiệu các nhà đầu tư nước ngoài khác vào đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh tại tỉnh mới là vấn đề quan trọng và bền vững trong tương lai. Trước vấn đề trên, cần có nghiên cứu "Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư nước ngoài vào tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu". Việc nghiên cứu này là rất cần thiết đối với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, vì nó sẽ giúp các nhà quản lý của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhìn thấy được những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư nước ngoài vào tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao sự hài lòng của nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian tới. 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư nước ngoài vào tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. - Mục tiêu cụ thể: + Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư nước ngoài vào tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. + Đo lường mức độ ảnh hưởng của yếu tố đến sự hài lòng của nhà đầu tư nước ngoài vào tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. + Đề xuất một số giải pháp nâng cao sự hài lòng của nhà đầu tư nước ngoài vào tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đạt hiệu quả.
  13. 3 Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn cần trả lời các câu hỏi sau: - Câu hỏi thứ 1: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư nước ngoài vào tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. - Câu hỏi thứ 2: Các yếu tố đó ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư nước ngoài vào tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu như thế nào. - Câu hỏi thứ 3: Những giải pháp nào nâng cao sự hài lòng của nhà đầu tư nước ngoài vào tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời gian tới đạt hiệu quả. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư nước ngoài vào tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. - Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp FDI đang hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước: - Phương pháp nghiên cứu định tính: Trên cơ sở các lý thuyết đã được nghiên cứu, tác giả đưa ra thang đo nháp, sau đó thông qua phỏng vấn, thảo luận với những người làm cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, được thực hiện dựa trên dàn ý thảo luận được chuẩn bị trước (Phụ lục 01). Mục tiêu của bước nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu quan điểm của các chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài ở địa phương về các yếu tố môi trường đầu tư của tỉnh tác động đến sự hài lòng của nhà đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Từ đó hoàn chỉnh, thiết lập thang đo chính thức và xây dựng bảng hỏi khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư nước ngoài vào tỉnh để sử dụng cho nghiên cứu định lượng tiếp theo. - Phương pháp nghiên cứu định lượng: được thực hiện bằng phương pháp khảo sát thông qua bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên kết quả của bước nghiên cứu định tính. Nghiên cứu sẽ tiến hành khảo sát bảng hỏi với 39 biến quan sát với 8 yếu tố theo mô hình khung lý thuyết và 05 biến quan sát đo lường mức độ hài lòng của
  14. 4 nhà đầu tư nước ngoài. Việc điều tra, khảo sát sẽ được thực hiện bằng hình thức gửi phiếu điều tra, khảo sát đến 180 doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, trong thời gian hai tháng từ ngày 01/9/2017 đến 31/10/2017, sử dụng thang đo 05 mức độ của Likert (1932) để đo lường sự hài lòng của các nhà đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thông qua phiếu khảo sát, với với giá trị (1) Rất không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Không có ý kiến, (4) Đồng ý, (5) Hoàn toàn đồng ý. Từ kết quả khảo sát, thu thập thông tin, tổng hợp dữ liệu và tiến hành xử lý và phân tích dữ liệu: Số liệu được xử lý trên phần mềm SPSS 20. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha được tiến hành nhằm xác định mức độ chặt chẽ của các thang đo, thể hiện mức độ tin cậy của thang đo, làm cơ sở loại bỏ các biến quan sát có mức độ tương quan thấp với các câu hỏi còn lại trong nhóm. Phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) và phương pháp phân tích hồi quy nhằm gút gọn và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự hài lòng của nhà đầu tư nước ngoài. 1.5 Bố cục luận văn Nội dung của luận văn được chia thành 6 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 3: Đánh giá chung về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời gian qua Chương 4: Phương pháp nghiên cứu Chương 5: Kết quả nghiên cứu Chương 6: Kết luận và khuyến nghị
  15. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Các khái niệm liên quan 2.1.1 Khái niệm về sự hài lòng Có nhiều khái niệm khác nhau về sự hài lòng của nhà đầu tư (khách hàng), nhưng nhìn chung khái niệm về sự hài lòng của nhà đầu tư (khách hàng) là về tình cảm và thái độ của chính quyền địa phương nơi cung cấp các dịch vụ công (người cung cấp dịch vụ), sự mong đợi của các nhà đầu tư là khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng đối với chính quyền địa phương nơi cung cấp dịch vụ công, các kết quả và giá trị dịch vụ mang lại, nó góp phần quan trọng trong việc quyết định có đầu tư hay tiếp tục đầu tư ở địa phương đó hay không. Theo Oliver (1999) và Zineldin (2000), cho rằng sự hài lòng của nhà đầu tư (khách hàng) là sự phản hồi về tình cảm hay toàn bộ cảm nhận của họ đối với địa phương mà nơi đó cung cấp dịch vụ công trên cơ sở so sánh sự khác biệt giữa những gì họ nhận đuợc với sự mong đợi của họ. Theo Kotler (2003), sự hài lòng là cảm giác vui mừng hay thất vọng của một người bắt nguồn từ sự mong đợi về chất lượng phục vụ của một sản phẩm hoặc một dịch vụ nào đó. Cũng theo Kotler và Keller (2006), sự thỏa mãn là mức độ cảm giác của một người bắt nguồn từ sự nhận thức về một sản phẩm hay một dịch vụ so với sự mong đợi của người đó, nó thể hiện ở 03 cấp độ thỏa mãn sau: (1) Nếu nhận thức của khách hàng mà nhỏ hơn sự mong đợi thì khách hàng cảm nhận là không thỏa mãn; (2) Nếu nhận thức của khách hàng bằng mong đợi thì khách hàng cảm nhận là thỏa mãn; (3) Nếu nhận thức của khách hàng lớn hơn mong đợi thì khách hàng cảm nhận là thỏa mãn hoặc vui mừng. 2.1.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài - Khái niệm: Theo Dunning, John H (1977), một doanh nghiệp chỉ đầu tư trực tiếp nước ngoài khi hội đủ ba điều kiện sau: 1) doanh nghiệp phải sở hữu một số lợi thế so với doanh nghiệp khác như quy mô, công nghệ, mạng lưới tiếp thị, khả năng tiếp cận
  16. 6 nguồn vốn có lãi suất thấp hay các tài sản vô hình đặc thù của doanh nghiệp; 2) nội vi hóa: việc sử dụng những lợi thế đó trong nội bộ doanh nghiệp có lợi hơn là bán hay cho các doanh nghiệp khác thuê; và 3) sản xuất tại nước tiếp nhận đầu tư có chi phí thấp hơn là sản xuất tại nước mẹ rồi xuất khẩu. Lợi thế địa điểm có thể có được nhờ các nguồn như: tài nguyên thiên nhiên, lao động, các rào cản thương mại, chính sách khuyến khích đầu tư và cả những tác động ngoại vi mà địa điểm có thể tạo ra cho doanh nghiệp khi hoạt động tại đó. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF, 1993): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp”. Đối với quyền quản lý doanh nghiệp FDI, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD, 1996) có thể thực hiện bằng nhiều cách như thành lập hoặc mở rộng doanh nghiệp hoặc chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư; mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có; tham gia vào một doanh nghiệp mới; cấp tín dụng dài hạn (trên 5 năm). Để có quyền kiểm soát nhà đầu tư cần nắm từ 10% cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết trở lên. - Đặc điểm: Về kinh tế: Khi một nước thu hút đầu tư nước ngoài nghĩa là nước đó tiếp nhận nguồn vốn, cùng với đó là kỹ thuật và công nghệ, những bí quyết kinh doanh và cả năng lực tiếp thị. Khi nhà đầu tư bỏ vốn vào đầu tư là họ tiến hành sản xuất kinh doanh và sản phẩm họ làm ra được tiêu thụ ở thị trường trong nước hoặc thị trường nước ngoài. Việc tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể phát sinh nợ cho nước nhận đầu tư hoặc sẽ nhận được phần lợi nhuận tương đối lớn khi dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả, mặt khác nước nhận đầu tư còn có điều kiện để phát triển tiềm năng trong nước. Tuy nhiên, đôi khi lợi ích của nhà đầu tư lớn hơn lơi ích của nước nhận đầu tư, vì để thu hút được các nhà đầu tư vào đầu tư thì bản thân nước nhận đầu tư phải có một số chính sách ưu đãi nhất định; cũng có một vài trường hợp nhà đầu tư họ nâng chi phí nhập nguyên vật liệu lên cao.
  17. 7 Về mặt pháp lý: Tùy theo quy định về đầu tư của mỗi nước mà nhà đầu tư phải bỏ ra một số vốn góp nhất định. - Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài: Tạo nguồn vốn để phát triển kinh tế: đầu tư trực tiếp nước ngoài là một nguồn vốn bổ sung quan trọng để các nước đang phát triển tiến hành CNH - HĐH đất nước. Nhằm bù đắp cho nguồn vốn trong nước đang thiếu hụt. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong hình thức huy động vốn tối ưu để hỗ trợ cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế, nó còn bổ sung nguồn thu ngân sách cho chính phủ các nước đang phát triển. Tạo công ăn việc làm cho người dân và nâng cao chất lượng lao động: các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài thu hút một lượng lớn lao động, góp phần giải việc làm cho người lao động, gảm thất nghiệp. Ngoài ra, nó còn góp phần phát triển nguồn nhân lực, đào tạo, nâng cao tay nghề, kỹ năng quản lý, kinh doanh cho nước nhận đầu tư. Đồng thời, học hỏi những kinh nghiệm, quản lý và điều hành của các nước phát triển, cũng như tiếp thu những tiến bộ khoa học công nghệ mà nhà đầu tư đưa vào. Nâng cao năng lực công nghệ: thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước nhận đầu tư có thể tiếp nhận những công nghệ mới, kỹ năng sản xuất mới. Qua đó có thể thúc đẩy sự đổi mới kỹ thuật của nước nhận đầu tư như góp phần tăng năng suất của các yếu tố sản xuất, thay đổi cấu thành sản phẩm và xuất khẩu. Việc chuyển giao công nghệ từ các nhà đầu tư nước ngoài, từ đó nâng cao năng lực, trình độ của nước nhận đầu tư. Tuy nhiên, có một số trường hợp như không chuyển giao đúng quy định. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế: đầu tư trực tiếp nước ngoài là động lực mạnh mẽ có ý nghĩa to lớn tới sự chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, thông qua đó các nước đang phát triển sẽ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình phân công lao động. Trong chuyển dịch cơ cấu đôi khi các nhà đầu tư nước ngoài sản xuất và bán những sản phẩm có hại đến sức khỏe của người tiêu dùng trong nước và thậm chí gây ô nhiểm môi trường nghiêm trọng.
  18. 8 - Có 3 hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài: Hình thức doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp do bên đầu tư và bên nhận đầu tư cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi và cùng chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ vốn góp, mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm đối với bên kia và với doanh nghiệp liên doanh trong phạm vi phần vốn góp của mình trong vốn pháp định. Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước nhận đầu tư, tự quản lý và chịu trách nhiệm với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập theo pháp luật của nước nhận đầu tư. Một số hình thức như: hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - vận hành (BTO), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT). Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh: là loại hình đầu tư trong đó các bên tham gia hợp đồng ký kết thoả thuận để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước nhận đầu tư trên cơ sở quy định rõ đối tượng, nội dung kinh doanh, nghĩa vụ, trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho các bên tham gia. 2.1.3 Khái niệm về Nhà đầu tư Theo Luật Đầu tư năm 2014: "Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài". "Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam". 2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước 2.2.1 Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài Lale Berkoz& Sevkiye Sence Turk (2004) đã sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa
  19. 9 điểm đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài tại Thổ Nhĩ Kỳ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào Thổ Nhĩ Kỳ bao gồm: sự phát triển dân số, cơ sở hạ tầng, phát triển tín dụng ngân hàng và thị trường nơi đó phát triển. Owen. C.H. Ho (2004) nghiên cứu để tìm ra các yếu tố trong đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trung Quốc, trường hợp phân tích một ngành. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính để phân tích và kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc bao gồm: Chi phí lao động cao và nhà nước sở hữu nhiều làm ngăn cản dòng chảy vốn FDI; Quy mô thị trường lớn khuyến khích đầu tư hướng nội vào trong nước; Nhiều hoạt động đổi mới thu hút đầu tư FDI; Độ biến động của kích thước thị trường và tiền lương lao động. Li, Xinzhong (2005) dựa trên dữ liệu địa phương của Trung Quốc sử dụng mô hình định lượng đã kết luận rằng các yếu tố sau đây là các yếu tố có tác động tích cực đến việc lựa chọn địa điểm đầu tư như: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tích lũy, quy mô thị trường, mức độ phát triển kinh tế, thương mại tự do và chi phí lao động. Na & Linghtfoot (2006) cho thấy rằng các nhân tố ảnh hưởng đến sự mất cân đối trong phân bổ dòng vốn FDI vào cáo địa phương Trung Quốc như: (1) Quy mô thị trường, (2) Sự tích tụ, (3) Chất lượng lao động, (4) Chi phí lao động, (5) Mức độ mở cửa và quá trình cải cách. Agniezka Chidlow và Stephen Young (2008) đã kiểm tra và kết quả cho thấy các nhân tố như: tìm kiếm kiến thức, tìm kiếm thị trường, tích tụ hay sự hình thành cụm ngành, tác động chính đến dòng vốn FDI là các nhân tố quyết định dòng vốn FDI vào Ba Lan, ở cấp độ khu vực. 2.2.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước Nguyễn Ngọc Anh và Nguyễn Thắng (2007) chứng minh rằng các nhóm yếu tố có tác động đến sự phân bổ về mặt không gian của vốn FDI giữa các địa phương với nhau bao gồm: thị trường, lao động và cơ sở hạ tầng.
  20. 10 Hoàng Thị Thu (2008) nghiên cứu thực nghiệm dựa trên dữ liệu thứ cấp, đưa ra các nhân tố có tác động đến dòng vốn FDI vào một địa phương Việt Nam là: quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng của thị trường, nguồn vốn nhân lực, sự phát triển cơ sở hạ tầng, mức độ mở cửa, địa lý, chính sách kinh tế địa phương, chính sách khuyến khích đầu tư. Nguyễn Mạnh Toàn (2010) nêu các nhân tố tác động đến thu hút FDI vào một địa phương của Việt Nam, gồm các nhóm động cơ như: kinh tế, tài nguyên, cơ sở hạ tầng và chính sách. Lê Quốc Thịnh (2011) đưa ra các nhóm yếu tố tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp FDI về môi trường đầu tư tại Long An, gồm: thị trường, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng và chính sách đầu tư. Hà Nam Khánh Giao & ctg (2013) đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào tỉnh Quảng Trị, gồm: quá trình ra quyết định liên quan đến thủ tục đầu tư, chính sách hỗ trợ từ cơ quan quản lý liên quan đến nhà đầu tư, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tài nguyên, cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế, cơ sở hạ tầng xã hội, tiềm năng thị trường, lợi thế chi phí, năng suất và tính kỷ luật lao động. Lê Tuấn Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2013) đã nghiên cứu và cho kết quả các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư nước ngoài vào địa phương, như: cơ sở hạ tầng, công tác quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương, sự hình thành và phát triển của cụm ngành, chất lượng của nguồn nhân lực và vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên. Các nhà quản trị của một số quốc gia trên thế giới, đã đề cập nhiều đến vai trò của tiếp thị địa phương đối với sự phát triển kinh tế một quốc gia. Một số nước, như: Hàn Quốc, Hong Kong, Singapore tuy không có nhiều tài nguyên và nguồn nhân lực, nhưng nhờ có chiến lược và chương trình tiếp thị hiệu quả, họ đã biến đất nước mình thành những nơi phát triển bền vững. Khi đề cập đến tiếp thị địa phương thì phải nói đến thương hiệu của địa phương đó, về quan điểm nó khác với thương hiệu của một sản phẩm, hay dịch vụ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2