intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố môi trường thể chế ảnh hưởng đến thu hút FDI vùng ĐBSCL

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

73
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là phân tích các yếu tố liên quan đến môi trường thể chế ảnh hưởng đến thu hút FDI của vùng ĐBSCL, từ đó đưa ra những giải pháp tăng cường khả năng thu hút FDI trong dài hạn của vùng. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố môi trường thể chế ảnh hưởng đến thu hút FDI vùng ĐBSCL

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VŨ THANH AN CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG THỂ CHẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT FDI VÙNG ĐBSCL LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VŨ THANH AN CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG THỂ CHẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT FDI VÙNG ĐBSCL Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số chuyên ngành: 8310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN TRỌNG HOÀI TP.Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là nghiên cứu của tôi và có sự hỗ trợ từ thầy Nguyễn Trọng Hoài. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng có ai công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào khác. Những số liệu trong bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nghiên cứu, đánh giá kết quả được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau và được ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhật xét, đánh giá của các tác giả khác và đều có chú thích nguồn gốc sau mỗi trích dẫn để dễ tra cứu kiểm chứng. Tác giả Vũ Thanh An
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LƠI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH DANH MỤC PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TÓM TẮT -ABSTRACT Chương 1: .................................................................................................................... 1 PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1.1. Lý do nghiên cứu ............................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3 1.4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3 1.5. Kết cấu của luận văn ........................................................................................ 4 Chương 2: .................................................................................................................... 5 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ......................... 5 2.1. Cơ sở lý thuyết ................................................................................................. 5 2.1.1. Các khái niệm có liên quan .............................................................................. 5 2.1.1.1. Khái niệm về môi trường thể chế................................................................... 5 2.1.1.2. Khái niệm về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ......................... 8 2.1.2. Các lý thuyết có liên quan ................................................................................ 8 2.1.2.1. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh ....................................................................... 8 2.1.2.2. Lý thuyết về ảnh hưởng của các yếu tố đến dòng vốn FDI ........................... 9 2.1.2.3. Lý thuyết về ảnh hưởng của môi trường thể chế đến FDI ........................... 10 2.2. Các nghiên cứu trước có liên quan ................................................................. 11 2.2.1. Nghiên cứu nước ngoài .................................................................................. 11 2.2.2. Nghiên cứu trong nước................................................................................... 13 Chương 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 16 3.1. Khung phân tích ............................................................................................. 16 3.2. Mô hình đề xuất nghiên cứu........................................................................... 16 3.2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất........................................................................... 16 3.2.2. Phương pháp định lượng áp dụng trong đề tài nghiên cứu ............................ 21
  5. 3.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 22 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 22 3.3.2. Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 22 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 22 4.1. Tổng quan về vùng đồng bằng sông Cửu Long ............................................. 24 4.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng ĐBSCL ......................... 24 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL giai đoạn 2010 – 2018 ............ 26 4.2. Thực trạng thu hút vốn FDI vùng ĐBSCL giai đoạn 2010-2018 .................. 29 4.3. Phân tích các nhân tố tác động đến thu hút FDI tại vùng ĐBSCL ................ 34 4.3.1. Thống kê mô tả dữ liệu trong mô hình ........................................................... 34 4.3.2. Kết quả phân tích hồi quy .............................................................................. 35 4.3.2.1. Ma trận tương quan giữa các biến ............................................................... 35 4.3.2.2. Kết quả các mô hình hồi quy OLS, REM, FEM .......................................... 36 4.3.2.3. Kiểm định chọn mô hình phù hợp và phân tích kết quả mô hình ................ 42 4.3.2.4. Lựa chọn mô hình hồi quy ........................................................................... 43 4.3.2.5. Kiểm tra đa cộng tuyến của mô hình ........................................................... 44 4.3.2.6. Kiểm định tự tương quan ............................................................................. 45 4.3.2.7. Kiểm định phương sai thay đổi .................................................................... 46 4.3.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................ 47 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 55 5.1. Kết luận .......................................................................................................... 55 5.2. Kiến nghị ........................................................................................................ 55 5.3. Ý nghĩa và hạn chế của đề tài nghiên cứu ...................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Anh Tiếng Việt Phụ lục
  6. DANH MỤC BẢNG Bảng 4. 1: Dân số và lao động của vùng ĐBSCL giai đoạn 2010 -2018 ............................ 27 Bảng 4. 2: Tăng trưởng vốn FDI vùng ĐBSCL giai đoạn 2010 - 2018............................... 29 Bảng 4. 3: Thống kê mô tả các biến trong mô hình ............................................................. 34 Bảng 4. 5: Kết quả hồi quy của mô hình hồi quy gộp OLS ................................................. 37 Bảng 4. 5: Kết quả hồi quy của mô hình REM .................................................................... 39 Bảng 4. 6: Kết quả hồi quy của mô hình FEM .................................................................... 41 Bảng 4. 7: So sánh mô hình OLS, FEM, REM ................................................................... 42 Bảng 4. 8: Bảng hệ số nhân tử phóng đại phương sai VIF: ................................................. 45 DANH MỤC HÌNH Hình 4. 1: Bản đồ hành chính vùng ĐBSCL ....................................................................... 24 Hình 4. 2: Dân số vùng ĐBSCL giai đoạn 2010 – 2018...................................................... 26 Hình 4. 3: Lao động trung bình của các tỉnh vùng ĐBSCL giai đoạn 2010 – 2018 ............ 28 Hình 4. 4: Nguồn vốn FDI tại ĐBSCL giai đoạn 2010 – 2018 ........................................... 29 Hình 4. 5: FDI của các tỉnh giai đoạn 2010 – 2018 ............................................................. 31 Hình 4. 6: Vốn FDI trung bình các tỉnh so trung bình vùng ĐBSCL GĐ 2010 – 2018 ...... 30
  7. DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Thống kê mô tả Phụ lục 2: Kiểm tra tương quan của các biến Phụ lục 3: Kết quả mô hình hồi quy OLS Phụ lục 4: Kết quả mô hình hồi quy REM Phụ lục 5: Kết quả mô hình hồi quy FEM Phụ lục 6: Tổng hợp 3 mô hình Phụ lục 7: Kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian Phụ lục 8: Kiểm định Hausman Phụ lục 9: Kiểm định đa cộng tuyến cho mô hình FEM Phụ lục 10: Kiểm định tự tương quan của phần dư cho mô hình FEM Phụ lục 11: Kiểm định phương sai phần dư thay đổi cho mô hình FEM Phụ lục 12: Kết quả mô hình hồi quy FEM sau khi khắc phục phương sai của phần dư thay đổi
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long FDI Foreign direct Investment FEM Fixed Effects Model – Mô hình tác động cố định GRDP Gross Regional Domestic Product -Tổng sản phẩm trên địa bàn IMF International Monetary Fund – Quỹ tiền tệ Quốc tế KTTT Kinh tế thị trường Organization for Economic Cooperation and Development -Tổ OECD chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OLS Ordinary Least Squares Provincial Competitiveness Index – Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp PCI tỉnh REM Random Effects Model - Mô hình tác động ngẫu nhiên TCTK Tổng cục Thống kê TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân VIF Variance Inflation Factor - độ phóng đại phương sai XHCN Xã hội chủ nghĩa
  9. TÓM TẮT Nghiên cứu “Các yếu tố môi trường thể chế ảnh hưởng đến thu hút FDI vùng ĐBSCL” áp dụng phương pháp ước lượng tác động cố định và tác động ngẫu nhiên (FEM-REM) để làm rõ hơn những ảnh hưởng của môi trường thể chế đến thu hút FDI vào khu vực ĐBSCL, trong khoảng thời gian nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2018. Kết quả nghiên cứu đã xác định được mô hình tác động cố định (FEM) là phù hợp nhất trong ba mô hình POOLED OLS, FEM và REM. Từ kết quả chạy mô hình thấy rằng việc thu hút vốn đầu FDI các tỉnh khu vực ĐBSCL chịu tác động bởi nhiều yếu tố trong đó có môi trường thể chế. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng là khác nhau và tùy vào từng yếu tố. Kết quả phân tích mô hình hồi quy đã xác định được 7/11 yếu tố có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến việc thu hút vốn FDI vào vùng ĐBSCL, cụ thể: - Các biến có ảnh hưởng cùng chiều với việc thu hút đầu tư FDI gồm: Tính minh bạch với độ trễ 1 năm (MinhBach); Chi phí không chính thức với độ trễ 1-2 năm (CPKCT); Hỗ trợ doanh nghiệp (HoTroDN); Đào tạo lao động với độ trễ 1-2 năm (DTLD); Thể chế Pháp lý với độ trễ 1-2 năm (PhapLy), Số lượng dự án FDI ở mỗi tỉnh (SLFDI); - Các biến có ảnh hưởng ngược chiều với việc thu hút đầu tư FDI gồm: Tính năng động của lãnh đạo tỉnh với độ trễ 1 năm (Lanhdao); Thể chế Pháp lý với độ trễ 1 năm (PhapLy); - Có 04 biến chưa tìm thấy sự ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê gồm Chỉ số Chi phí tham gia thị trường (CPTT), Giá trị hàng hóa lưu thông trên địa bàn tỉnh (LnSHIP); Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo (LnLabEdu), Cảng biển (Port). Từ kết quả mô hình ước lượng, nghiên cứu đã đề xuất một số kiến nghị nhằm thúc đẩy việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào các tỉnh vùng
  10. ĐBSCL và giảm bớt những hạn chế của môi trường thể chế trong khu vực. Ngoài ra, đề tài cũng đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo với mong muốn những nghiên cứu sau sẽ đưa ra những nhân tố mới, những phương pháp phân tích mới nhằm đánh giá chính xác hơn tác động của môi trường thể chế đến thu hút vốn đầu tư FDI của vùng. Từ khóa : FEM-REM, FDI, ĐBSCL, môi trường thể chế, PCI
  11. ABSTRACT The study "Institutional environmental factors affecting FDI attraction in the Mekong Delta" applied the fixed and random impact estimation method (FEM- REM) to assess the impact of the Institutional environment in the study period from 2010 to 2018. Research results have been identified that the fixed impact model (FEM) is the most suitable model of three using models include OLS, FEM and REM. The study founded that the attraction of FDI capital into the Mekong Delta area is influenced by many factors including the institutional environment. However, regression coefficients are different and depend on each element, specifically: - The variables that positively influence FDI attraction include: Market entry cost of the first year and 2-year of lag (CPTT); Transparency with 1 year of lag (MinhBach); Informal charges (CPKCT); Enterprise supporting (HoTroDN); Labor training with 1-2 years of lag (DTLD); Legal Institutions with 1-2 year of lag (PhapLy), Number of FDI projects in each province (SLFDI); Value of goods circulating in the province (LnSHIP); the sea port (Port). - The variations having opposite effects to FDI attraction include: Market entry cost with 1 year of lag (CPTT); The proactivity and dynamism of provincial leaders (Lanhdao); Legal institutions with 1 year of lag; the value of goods circulating in the province (LnSHIP); The trained employed workers at 15 years of age and above of province (LnLabEdu). According to the result of estimation model, the study has proposed many recommendations to promote the attraction of FDI captial into the Mekong Delta area and reduce the constraints of the institutional environment in the region. In addition, the thesis also proposes some further research directions that will offer new factors and new analytical methods to more accurately assess the impact of the institutional environment on attract FDI capital of the region. Keywords : FEM-REM, FDI, Mekong delta, Institutional environment, CPI
  12. 1 Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do nghiên cứu Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là đầu tàu sản xuất hàng hóa nông nghiệp và là vùng chuyên canh nông nghiệp quan trọng nhất của Việt Nam. Vùng có hơn 17 triệu dân (TCTK, 2019), độ cao trung bình dưới 1,50 m và diện tích khoảng 41.000 km², ĐBSCL sản xuất ra hơn 50% lượng lúa gạo và hơn 65% lượng thủy hải sản của Việt Nam (Bộ NN&PTNT, 2013). Với hơn 38.000 km sông ngòi và kênh rạch chằng chịt là yếu tố tạo nên sự phì nhiêu và lịch sử phát triển lâu dài của vùng. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư chính là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng, trong đó có nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). ĐBSCL được xem là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế như: điều kiện tự nhiên thuận lợi; cơ sở hạ tầng giao thông đang được quan tâm, nên việc tiếp cận ĐBSCL được cải thiện đáng kể; nhiều tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long hiện sở hữu môi trường đầu tư hoàn hảo. Mặc dù có nhiều thuận lợi, nhưng ĐBSCL vẫn là một điểm đến chưa được đánh giá cao về thu hút FDI. Điển hình, ĐBSCL được xem là vùng có điểm số trung bình của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cao nhất cả nước. Theo Báo Tiền Phong (2019), với bình quân điểm PCI của vùng ĐBSCL năm 2018 là 64,31 điểm, tăng 0,9 điểm so với 63,40 điểm bình quân năm 2017. Nổi bật có 3 tỉnh nằm trong top 5 đứng đầu (Đồng Tháp, Long An, Bến Tre), 4 tỉnh trong top 10. Trong 10 chỉ số thành phần, vùng có 5 tỉnh có điểm số đứng đầu, rất nhiều tỉnh đứng ở top đầu trong nhiều chỉ tiêu PCI. Nhưng tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của ĐBSCL hiện đang ở mức 21,5 tỷ USD, chỉ hơn được vùng Tây Nguyên và Miền núi phía Bắc. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), các doanh nghiệp FDI thường tập trung đầu tư vào các thành phố lớn như: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương. Trong khi đó, ĐBSCL chưa thu hút được nhiều vốn FDI như các khu vực Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Hồng, Thành phố HCM và các vùng khác của Việt Nam (GIZ, 2015). ĐBSCL chỉ chiếm khoảng 6% tổng các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và 5% tổng vốn đăng ký. Mặc dù, số lượng dự án FDI thu hút vào
  13. 2 vùng ĐBSCL tăng 73% so với năm 2010, nhưng số lượng số lượng các dự án lớn và tăng số lương các dự án nhỏ (GIZ, 2015). Nhiều nghiên cứu trước đây của Hsin-Hong Kang, Wen-Hsiang Wang (2011), Bulent Dogru (2012), đã cho rằng môi trường thể chế có tác động đáng kể đến dòng vốn FDI. Việc cải thiện môi trường thể chế là một phần quan trọng trong chiến lược chính sách tương lai để thu hút vốn đầu tư vào đất nước (Tajul Ariffin Masron và Hussin Abdullah (2010). Hầu hết các bài nghiên cứu đều cho rằng chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền đóng vai trò quan trọng quyết định đến đầu tư trực tiếp nước ngoài và một quốc gia có điều hành kinh tế ổn định thì luôn tăng dòng vốn đầu tư chảy vào quốc gia. Cụ thể, Tajul Ariffin Masron và Hussin Abdullah (2010) dựa trên môn hình FEM với dữ liệu của 8 nước ASEAN từ 1996- 2008 cho rằng, việc cải thiện chất lượng thể chế là một phần quan trọng trong chiến lược chính sách tương lai để thu hút vốn đầu tư vào đất nước. Còn Bulent Dogru (2012) nghiên cứu về Ảnh hưởng của chất lượng thể chế đối với dòng vốn FDI và đưa ra kết luận Các thể chế có tác động đáng kể đến dòng vốn FDI nhưng tác động của chúng yếu hơn tác động của các biến kinh tế vĩ mô. Ở một chiều hướng khác, Aye Mengistu Alemu (2012) nghiên cứu ảnh hưởng của tham nhũng đến dòng vốn FDI tại châu Á (1996 - 2012) đã thấy rằng hiệu quả chính phủ, ổn định chính trị, không bạo lực, quy định pháp luật, không tham nhũng là những yếu tốt quyết định mạnh mẽ đến dòng vốn FDI. Còn về môi trường kinh doanh, các nghiên cứu gần đây cũng đưa ra mối quan hệ giữa môi trường kinh doanh đến FDI. Cụ thể, môi trường kinh doanh tại Trung Quốc càng tốt thì dòng vốn đầu tư vào Trung Quốc càng tăng là kết quả từ nghiên cứu về tác động của việc thay đổi môi trường kinh doanh tại Trung Quốc đến dòng vốn FDI từ Đài Loan của Hsin-Hong Kang, Wen-Hsiang Wang (2011). Trong khi đó, các yếu tố liên quan đến môi trường thể chế được xem là một trong nhóm các yếu tố quan trọng để thu hút FDI. Phần lớn các nghiên cứu thường tìm hiểu về ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến sự thu hút FDI ở Việt Nam hoặc ở các tỉnh. Tuy nhiên, đến nay chưa có bài viết nào nghiên cứu đầy đủ về ảnh hưởng của các yếu tố thể chế đến thu hút nguồn vốn FDI tại vùng ĐBSCL trong những năm gần đây. Do đó tôi chọn đề tài “ Các yếu tố môi trường thể chế ảnh hưởng đến thu
  14. 3 hút FDI vùng ĐBSCL” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp. Đồng thời tìm hiểu, đánh giá được thực trạng môi trường thể chế của vùng ĐBSCL, và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường thể chế đến việc thu hút FDI vào vùng ĐBSCL trong giai đoạn 2010 -2018 như thế nào? Từ đó, đưa ra những gợi ý về mặt chính sách cho những nhà hoạch định, chính quyền địa phương trong vùng ĐBSCL để xây dựng môi trường thể chế tốt nhất để tăng cường thu hút nguồn vốn FDI và đạt hiệu quả cao hơn, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của vùng trong tương lai. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu chung Phân tích các yếu tố liên quan đến môi trường thể chế ảnh hưởng đến thu hút FDI của vùng ĐBSCL, từ đó đưa ra những giải pháp tăng cường khả năng thu hút FDI trong dài hạn của vùng.  Mục tiêu cụ thể - Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến môi trường thể chế đến thu hút FDI ở vùng ĐBSCL - Gợi ý các chính sách nâng cao khả năng thu hút FDI vào vùng ĐBSCL trong thời gian tới. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu - Các yếu tố liên quan đến môi trường thể chế có mức độ ảnh hưởng đến thu hút FDI ở vùng trong thời gian qua như thế nào? - Vùng ĐBSCL cần các gợi ý chính sách nào để nâng cao khả năng thu hút FDI trong thời gian tới? 1.4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Thời gian phân tích: Từ năm 2010 – 2018. - Không gian phân tích: 13 tỉnh vùng ĐBSCL - Đối tượng nghiên cứu: Vốn FDI, môi trường thể chế đó là các chỉ số thành phần của năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) - Phạm vi nghiên cứu: vốn FDI được xác định theo 2 tiêu chí sau: (1) Nguồn vốn, tài sản đầu tư có nguồn gốc nước ngoài được cấp phép hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (2) Nguồn vốn, tài sản đầu tư đó được thống kê trong các báo cáo về FDI của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam; và từ
  15. 4 Tổng cục Thống kê Việt Nam. 1.5. Kết cấu của luận văn Kết cấu luận văn gồm các phần sau: Chương 1: Phần mở đầu. Giới thiệu về sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và Tổng quan các nghiên cứu có liên quan. Phần này chủ yếu trình bày những khái niệm, những lý thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài. Tổng quan về các tài liệu nghiên cứu trước đây. Chương 3: Phương pháp và Mô hình nghiên cứu. Chương trình bày những phương pháp áp dụng trong nghiên cứu để đạt được mục tiêu mà đề tài đặt ra; Mô hình nghiên cứu; phương thức thu thập dữ liệu và các kỹ thuật phân tích dữ liệu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương thể hiện kết quả đánh giá thực trạng nguồn vốn FDI, số lượng dự án FDI đầu tư vào vùng ĐBSCL giai đoạn 2010-2018; Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường thể chế đến thu hút FDI của vùng. Từ đó đề xuất các gợi ý chính sách để góp phần nâng cao khả năng thu hút FDI vào vùng ĐBSCL trong thời gian tới. Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Nhằm mục đích chính là tổng kết lại những điểm nổi bật, những hạn chế của kết quả nghiên cứu. Đồng thời đề xuất một số hướng nghiên cứu mới.
  16. 5 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN Nội dung chương này giới thiệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu, các lý thuyết có liên quan đến nội dung nghiên cứu, các yếu tố liên quan môi trường thể chế đến thu hút dự án FDI và các nghiên cứu trước đã thực hiện làm dẫn chứng cho các phương pháp, mô hình dự kiến áp dụng trong nghiên cứu này. 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Các khái niệm có liên quan 2.1.1.1. Khái niệm về môi trường thể chế Davis & North (1971) khẳng định môi trường thể chế là “tập hợp các mặt cơ bản về chính trị, xã hội, pháp lý, các quy tắc thiết lập cho việc sản xuất, trao đổi và phân phối”, cũng theo North nội dung và chất lượng của các hệ thống như (luật, qui định và thủ tục) và các thể chế phi chính thức (như các quy ước, chỉ tiêu) là cơ chế để xác định sức mạnh của môi trường thể chế. Theo North (1990), thể chế được định nghĩa là “các ràng buộc do con người tạo ra nhằm để cấu trúc các tương tác giữa người với người”.Thể chế bao gồm các thể chế chính thức và phi chính thức. - Thể chế chính thức là những ràng buộc được chế tài bởi Nhà nước như hiến pháp, luật, các qui định. - Thể chế phi chính thức là những ràng buộc không thuộc phạm vi chế tài của nhà nước như tập quán, qui tắc hành xử, văn hóa,… Trong khi đó, Chiles (2007) thì cho rằng môi trường thể chế của quốc gia bao gồm các chỉ tiêu chính thức và không chính thức, quy tắc, và các giá trị chi phối trao đổi kinh tế và xã hội, có ảnh hưởng lớn tới tốc độ và tính chất của hoạt động kinh doanh trong xã hội. Khái niệm “thể chế” thường được hiểu theo hai nghĩa phổ biến (Phan Văn Ninh, 2019):
  17. 6 - Theo cách hiểu thứ nhất, thể chế là tập hợp những quy tắc chính thức hoặc không chính thức hay những nhận thức chung có tác động đến việc kìm hãm, định hướng hoặc kiểm soát mối quan hệ tương tác giữa các chủ thể chính trị với nhau trong các lĩnh vực nhất định. Các thiết chế thể chế được ban hành và đảm bảo thực hiện bởi chính phủ và các tác nhận phi chính phủ (như các tổ chức ngành nghề hoắc cơ quan kiểm định). Các quy tắc chi phối mối quan hệ tương tác giữa các cá nhân hay tổ chức có thể mang tính chính thức hoặc không chính thức. Các quy tắc chính thức chi phối bao gồm hiến pháp, các bộ luật, điều luật, hiến chương, văn bản dưới luật. Trong khi đó các quy tắc không chính thức tồn tại thì có vai trò nới rộng phạm vi ảnh hưởng, cụ thể hóa hoặc điều chỉnh các quy tắc chính thức và điều chỉnh hành vi của các chủ thể trong mối quan hệ thông qua các quy tắc xã hội (truyền thống, tập tục, tính ngưỡng dân gian…) hay các quy tắc ửng xử trong nội bộ. Vai trò của các thể chế thể hiện ở việc tạo ra một quy tắc chung cho các chủ thể hoạt động mà ở đó các hoạt động của chủ thể có thể dễ tiên đoán hơn và cho phép các chủ thể định ra mực độ kỳ vọng đạt được đông thời giảm thiểu được các rủi ro trong quá trình tương tác với nhau. - Theo cách hiểu thứ hai, thể chế là các cơ quan, tổ chức nhà nước với chức năng điều chỉnh các hoạt động tương tác giữa các chủ thể theo một chức năng được định hình sẵn và áp dụng cho toàn bộ các chủ thể khác nhau. Đổi với quốc gia các thể chế chính trị thường bao gồm chính phủ, quốc hội, cơ quan tư pháp. Mối quan hệ giữa các thể chế này được quy định trong Hiến pháp. Thể chế kinh tế là hệ thống những quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế. Thể chế kinh tế bao gồm các yếu tố chủ yếu: các đạo luật, luật lệ, quy định, quy tắc,.. về kinh tế gắn với các chế tài xử lý vi phạm; các tổ chức kinh tế; cơ chế vận hành nền kinh tế (theo Phan Văn Ninh, 2019). Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là loại hình thể chế kinh tế nhiều thành phần bao gồm nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường nhưng chịu sự tác động chi phối, điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Là nền kinh tế trong đó tồn tại nhiều loại hình thức sở hữu. Các chủ thể kinh
  18. 7 tế được tự do sản xuất, kinh doanh, cạnh tranh theo cơ chế thị trường (theo Phan Văn Ninh, 2019). Vai trò của thể chế kinh tế với sự phát triển kinh tế xã hội Một là, định hướng, hướng dẫn, tạo khung khổ cho việc tổ chức, hoạt động của nền kinh tế. Thể chế kinh tế là những luật lệ, qui tắc nên vai trò hàng đầu của nó là định hướng, hướng dẫn hành vi và tạo khung khổ pháp lý cho việc tổ chức hoạt động của nền kinh tế, tác động lớn đến sự lựa chọn và việc quyết định sản xuất cái gì, đầu tư như thế nào vào lĩnh vực nào, ở đâu... của các chủ thể kinh tế. Hai là, thể chế kinh tế thiết lập nên các nền tằng cho nền kinh tế như: các loại hình thức sở hữu, các thành phần chủ thể trong nền kinh tế và các mô hình, hình thức sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế. Ba là, thể chế kinh tế đóng vai trò chủ thể quản lý và đề ra các công cụ nhằm kiểm soát, quản lý nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trong đó nhà nước cũng đóng vài trò là một chủ thể trong nền kinh tế. Trong quá trình quản lý nền kinh tế vĩ mô thì nhà nước đóng vai trò chủ thể quản lý kinh tế trong nền KTTT định hướng XHCN. Hệ thống pháp luật, các công cụ kiểm soát tài chính, tiền tệ, quy hoạch trong nền KTTT luôn đóng vài trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra môi trường pháp ký và có ảnh hưởng đến việc điều chỉnh định hướng nền kinh tế. Bốn là, thể chế kinh tế góp phần hoàn thiện đồng bộ hoá các chủ thể trong hệ thống thị trường, cải thiện dần đồng thời thúc đầy phát triển hệ thống KTTT của nhà nước. Theo quan niệm hiện nay hệ thống thị trường đồng bộ bao gồm hai yêu tố chính sau đó là phải có đầu đủ các loại hình thị trường đầu vào (thi trường yếu tố) và thị trường đầu ra (thị trường sản phẩm). Năm là, thể chế kinh tế góp phần tạo ra những rào cản hạn chế việc phát sinh, hạn ché cơ hội tạo ra các khiếm khuyết của thị trường. Kinh tế thị trường bên cạnh những mặt lợi ích mà nó mạng lại như tạo sự năng động, sáng tạo và tính hiệu quả thfi bên cạnh đó cũng có những mặt tiêu cực cần được loại bỏ hoặc kiềm chế như cạnh tranh và chính phủ, chạy theo lợi ích mạc dù làm hại đến lợi ích xã hội, gia tăng phân hóa giai cấp giàu nghèo trong xã hội... bằng việc thống qua các cơ chế của hệ thống pháp luật, chính sách xã hội (trích lược từ Cao Tấn Huy, 2019).
  19. 8 2.1.1.2. Khái niệm về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được OECD (1996) và IMF (1993) định nghĩa là một khoản đầu tư liên quan đến mối quan hệ lâu dài và phản ánh sự quan tâm và kiểm soát lâu dài của một thực thể cư trú trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc doanh nghiệp mẹ) trong một doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác ngoài nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI hoặc doanh nghiệp liên kết hoặc chi nhánh nước ngoài). Dòng vốn FDI Nguồn vốn FDI (trực tiếp hoặc thông qua các doanh nghiệp liên quan khác) của một nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài đến một doanh nghiệp, hoặc vốn nhận được từ một doanh nghiệp đầu tư của một nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. FDI có ba thành phần gồm vốn chủ sở hữu, thu nhập tái đầu tư và cho vay nội bộ công ty (theo UNCTAD, 2007), cụ thể như sau: - Vốn chủ sở hữu là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài mua cổ phiếu của một doanh nghiệp ở một quốc gia không phải là của mình. - Thu nhập được tái đầu tư bao gồm cổ phần của nhà đầu tư trực tiếp (chia theo tỷ lệ tham gia vốn cổ phần trực tiếp) của các khoản thu nhập không được chia theo cổ tức của các chi nhánh hoặc thu nhập không được chuyển đến chủ đầu tư trực tiếp. Lợi nhuận giữ lại như vậy của các chi nhánh được tái đầu tư. - Các khoản vay nội bộ công ty hoặc giao dịch nợ nội bộ công ty đề cập đến việc vay ngắn hạn hoặc dài hạn và cho vay giữa các nhà đầu tư trực tiếp (doanh nghiệp mẹ) và doanh nghiệp liên kết. 2.1.2. Các lý thuyết có liên quan 2.1.2.1. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh Tiêu biểu cho trường phái tăng trưởng nội sinh là Romer và Lucas. Theo Barro (1991), sự khác biệt tăng trưởng giữa các quốc gia được giải thích rất nhiều bởi sự chênh lệch không chỉ về hiệu quả đầu tư mà còn là sự chênh lệch về tri thức và vốn nhân lực. Thập niên 80, nhằm khắc phục những hạn chế của việc sử dụng hàm sản xuất đến giải thích sự tăng trưởng kinh tế, nhiều nghiên cứu đã tiến hành chuyển đổi một số biến ngoại sinh thành biến nội sinh. Các mô hình của Lucas (1988), Romer (1990) và Becker và cộng sự (1990) cho thấy nguồn vốn con người
  20. 9 có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế. Lý thuyết bắt kịp công nghệ của Lucas là lý thuyết tăng trưởng ở các nền kinh tế đang phát triển mở và phù hợp với bằng chứng thực nghiệm. Bắt kịp công nghệ đạt được nhờ tiếp thu công nghệ mới và tốt hơn từ nước ngoài thông qua đầu tư vào máy móc thiết bị nhập khẩu, thu hút FDI và đầu tư vào phương pháp quản lý và kinh doanh hiện đại của thế giới. Do đó thay đổi công nghệ ở các nước đang phát triển và mở, được quyết định nội sinh bằng đầu tư. (trích từ James Riedel, 2015). Theo mô hình tăng trưởng kinh tế Solow (1956), Kaldor (1961) và Sung Sang Park dựa vào tiến bộ khoa học kỹ thuật và nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ làm tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế. Theo Kaldor (1961), tiến bộ kỹ thuật quyết định tăng trưởng kinh tế. Nguồn nhân lực chất lượng cao bao hàm trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có sức khỏe tốt và tính kỷ luật cao. Các máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất cao cấp hay phần mềm tiên tiến chỉ có thể phát huy hiệu quả tối đa khi được sử dụng bởi nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngoài ra, lý thuyết tăng trưởng nội sinh còn nhấn mạnh vai trò của tiến bộ công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế. Tức tăng trưởng kinh tế không thể tách rời đổi mới sản phẩm, đổi mới công nghệ sản xuất, và tiến bộ công nghệ được xem là một biến nội sinh trong mô hình. Mô hình tăng trưởng nội sinh cũng chứng minh mối quan hệ giữa tiến bộ công nghệ và tăng năng suất lao động cũng như sự cần thiết của yếu tố này đối với tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh cho rằng có mối quan hệ mật thiết giữa quá trình đổi mới công nghệ và vốn con người. Đồng thời nhấn mạnh vai trò của nhà nước trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ và đầu tư vào vốn con người. Theo Hecksher - Ohlin (H - O) sự dịch chuyển vốn đầu tư nước ngoài được xác định thông qua tỷ lệ của các yếu tố đầu vào khác nhau (các yếu tố chính như vốn, công nghệ, lao động). Vốn đầu tư quốc tế có xu hướng dịch chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu, từ nước có năng suất biên về vốn thấp sang nơi có năng suất biên về vốn cao. Các khoản vốn đầu tư quốc tế này mang lại lợi ích cho cả 2 quốc gia (trích từ Nguyễn Kim Phước, 2015). 2.1.2.2. Lý thuyết về ảnh hưởng của các yếu tố đến dòng vốn FDI Dunning và McQueen (1981) đã xây dựng mô hình lý thuyết chiết trung
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2