Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Cấu trúc sở hữu và hành vi tránh thuế - Nghiên cứu thực nghiệm các Công ty niêm yết tại TTCK Việt Nam
lượt xem 9
download
Mục tiêu của bài nghiên cứu là xem xét cấu trúc sở hữu thể hiện qua quyền biểu quyết (Voting Right) và quyền ngân lưu (Cashflow Right) có mối quan hệ như thế nào lên hành vi tránh thuế của doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Cấu trúc sở hữu và hành vi tránh thuế - Nghiên cứu thực nghiệm các Công ty niêm yết tại TTCK Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HOÀNG TUẤN NAM CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ HÀNH VI TRÁNH THUẾ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HOÀNG TUẤN NAM CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ HÀNH VI TRÁNH THUẾ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI TTCK VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Thị Thùy Linh TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Cấu trúc sở hữu và hành vi tránh thuế - nghiên cứu thực nghiệm các công ty niêm yết tại TTCK Việt Nam” là công trình nghiên cứu của chính tác giả. Nội dung được đúc kết từ quá trình học tập và các kết quả nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua. Số liệu sử dụng là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Trần Thị Thùy Linh. TP. Hồ Chí Minh, ngày… tháng… năm 2017 Tác giả
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU TÓM TẮT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu ..................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung ........................................................................ 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3 1.5. Đóng góp của luận văn ................................................................................... 3 1.6. Bố cục bài nghiên cứu ..................................................................................... 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ... 5 2.1. Tổng quan khung lý thuyết ............................................................................ 5 2.1.1. Lý thuyết sở hữu tập trung ......................................................................... 5 2.1.2. Cấu trúc sở hữu và lý thuyết đại diện......................................................... 6 2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hành vi tránh thuế.................................................................................................. 8 2.2.1. Ảnh hưởng của hiệu ứng ngăn chặn ........................................................... 8 2.2.2. Ảnh hưởng của hiệu ứng liên kết ............................................................... 9 2.2.3. Ảnh hưởng của hiệu ứng ngăn chặn/liên kết khi kiểm soát vượt quá sở hữu ...................................................................................................................... 10 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 14 3.1. Mẫu và dữ liệu nghiên cứu........................................................................... 14
- 3.2. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................. 15 3.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 16 3.3.1. Các biến nghiên cứu ................................................................................. 16 3.4. Mô hình nghiên cứu và phương pháp kiểm định....................................... 28 3.4.1 Mô hình nghiên cứu .................................................................................. 28 3.4.2 Phương pháp kiểm định ............................................................................ 29 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................. 31 4.1. Thống kê mô tả và phân tích tương quan................................................... 31 4.1.1. Thống kê mô tả ......................................................................................... 31 4.1.2. Phân tích tương quan và kiểm định đa cộng tuyến .................................. 32 4.2. Kết quả thực nghiệm .................................................................................... 35 4.2.1. Phân tích hồi quy OLS ............................................................................. 35 4.2.2. Kết quả hồi quy 2SLS .............................................................................. 42 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ...................................... 47 5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu và kết luận của đề tài.................................... 47 5.2. Những gợi ý về chính sách ........................................................................... 48 5.3. Hạn chế của nghiên cứu ............................................................................... 49 5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT VR: voting right - quyền kiểm soát CR: cashflow right - quyền ngân lưu TTCK: Thị trường chứng khoán OLS: Hồi quy bé nhất 2SLS: Hồi quy 2 bước với biến công cụ TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu thực nghiệm Bảng 3.1: Cơ cấu ngành của mẫu nghiên cứu Bảng 3.2: Tổng kết các biến đo lường hành vi tránh thuế của doanh nghiệp Bảng 3.3: Tổng kết các biến trong mô hình Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến trong nghiên cứu Bảng 4.2: Tương quan các biến trong nghiên cứu Bảng 4.3: Kiểm định đa cộng tuyến Bảng 4.4: Kết quả hồi quy cấu trúc sở hữu tập trung lên hành vi tránh thuế đại diện bởi quyền biểu quyết VR Bảng 4.5: Kết quả hồi quy cấu trúc sở hữu tập trung và hành vi tránh thuế khi có sự khác biệt giữa quyền kiểm soát và quyền ngân lưu Bảng 4.6: Kết quả hồi 2SLS
- TÓM TẮT Bài nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hành vi tránh thuế thu nhập doanh nghiệp của 111 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán trong giai đoạn từ năm 2010-2016 với phương pháp hồi quy OLS, 2SLS. Kết quả nghiên cứu cho rằng có một mối quan hệ phi tuyến giữa sự tập trung sở hữu và hành vi tránh thuế theo hình chữ U ngược. Ở mức độ thấp, sự tập trung sở hữu gia tăng có mối quan hệ cùng chiều với hành vi tránh thuế do hiệu ứng ngăn chặn. Tuy nhiên, vượt qua khỏi điểm tối thiểu cần thiết để kiểm soát hiệu quả, sở hữu tập trung thông qua quyền biểu quyết có mối quan hệ ngược chiều với hành vi tránh thuế do hiệu ứng liên kết. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng xem xét khi doanh nghiệp tồn tại sự khác biệt giữa quyền biểu quyết (voting right) và quyền ngân lưu (cashflow right) thì doanh nghiệp đó có hành vi tránh thuế nhiều hơn. Từ khóa: cấu trúc sở hữu, hành vi tránh thuế, hiệu ứng ngăn chặn, hiệu ứng liên kết.
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Tại Việt Nam, cùng với quá trình đổi mới đất nước từ những năm 1986, cùng với các thành phần kinh tế khác, kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế trong thời gian qua. Đến những năm 2000, với sự ra đời của thị trường chứng khoán (TTCK) và việc xuất hiện ngày càng nhiều các công ty cổ phần, kinh tế tư nhân tiếp tục khẳng định vai trò khi tham gia vào TTCK, nơi mà họ có thể thực hiện các hoạt động huy động vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Tuy vậy, trong cấu trúc sở hữu của các công ty này, các “nhà sáng lập” đều là những người sở hữu cuối cùng phần lớn cổ phần của công ty. Họ có thể trực tiếp sở hữu cổ phần, hoặc sở hữu thông qua những người có quan hệ hôn nhân (vợ/ chồng), hoặc những người có quan hệ huyết thống (cha, mẹ, anh, chị, em, con…), thậm chí là sở hữu thông qua công ty con. Vấn đề đại diện (agency problem) luôn là một điểm nổi bật trong nhóm các doanh nghiệp này. Tại Việt Nam, thuế thu nhập doanh nghiệp có lịch sử hình thành từ rất sớm được thể hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau. Ở Việt Nam, tiền thân của thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế lợi tức được áp dụng vào trước những năm 90 của thế kỷ XX. Từ năm 1990, Quốc hội ban hành luật thuế Lợi tức. Đến năm 1997, Quốc hội đã thông qua luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Năm 2003, Quốc hội đã thông qua luật thuế TNDN sửa đổi. Năm 2008, Quốc hội ban hành luật thuế TNDN mới và tiếp tục sửa đổi vào năm 2013. Bên cạnh đó, mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cũng giảm dần theo thời gian, mức thuế suất thuế TNDN phổ thông từ 32% xuống 28%, sau đó là xuống 25%, 22%, và đến 2016, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%. Mặc dù luật thuế luôn được sửa đổi, bổ sung và ngày càng hoàn thiện, nhưng hành vi trốn thuế vẫn còn diễn ra khá phổ biến. Bên cạnh đó, “hành vi tránh thuế” hay “né thuế” (giúp người nộp thuế giảm thiểu số tiền phải đóng mà không trái với quy định pháp luật) là việc vận dụng tốt những phương thức hạch toán hợp pháp để giảm thiểu các khoản thuế phải đóng cũng diễn ra rất phổ biến,
- 2 thậm chí, trên thị trường tồn tại các dịch vụ tư vấn để thực hiện hành vi tránh thuế, né thuế. Trên thế giới hiện có rất nhiều nghiên cứu về cấu trúc sở hữu (thể hiện ở chi phí đại diện, sở hữu tập trung) và hành vi tránh thuế như Klassen (1997), Scholes cùng cộng sự (2009); Chen cùng cộng sự (2010), Hanlon và Heitzman (2010), Guedhami cùng cộng sự (2014); Richardson, Wang, và Zhang (2016)…Trong khi đó tại thị trường Việt Nam, các nghiên cứu hầu hết tập trung vào mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và giá trị doanh nghiệp, cấu trúc sở hữu và cấu trúc vốn hay cấu trúc sở hữu và chính sách cổ tức…. Đối với chủ đề tránh thuế, các nghiên cứu lại tập trung vào các động cơ tránh thuế như là doanh nghiệp điều chỉnh lợi nhuận nhằm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, hoặc mối quan hệ giữa kiệt quệ tài chính và tránh thuế thu nhập doanh nghiệp… Từ đó, tác giả quyết định thực hiện nghiên cứu: “Cấu trúc sở hữu và hành vi tránh thuế của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam” nhằm xem xét ảnh hưởng của chi phí đại diện, và sở hữu tập trung lên hành vi tránh thuế của doanh nghiệp, đặt biệt là các doanh nghiệp đang niêm yết trên TTCK Việt Nam. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung Mục tiêu của bài nghiên cứu là xem xét cấu trúc sở hữu thể hiện qua quyền biểu quyết (Voting Right) và quyền ngân lưu (Cashflow Right) có mối quan hệ như thế nào lên hành vi tránh thuế của doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu chung, tác giả thực hiện ước lượng mục tiêu nghiên cứu chính bằng các câu hỏi nghiên cứu cụ thể sau: (1) Mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu tập trung và hành vi tránh thuế của doanh nghiệp có phải là mối quan hệ phi tuyến hay không? (2) Nếu tồn tại sự khác biệt giữa quyền biểu quyết và quyền ngân lưu thì ảnh
- 3 hưởng như thế nào đến hành vi tránh thuế của doanh nghiệp? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của bài nghiên cứu là cấu trúc sở hữu và hành vi tránh thuế của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Mẫu nghiên cứu sẽ được loại bỏ các công ty có sở hữu nhà nước và các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành tài chính. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Bài nghiên cứu nghiên cứu dữ liệu của 111 công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam, được công bố tại website của vietstock.vn và cophieu68.vn trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2016. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng OLS, sử dụng phần mềm Stata để chạy dữ liệu bảng. Các phương trình được hồi quy theo phương pháp OLS cổ điển. Sau đó, tác giả thực hiện phép hồi quy 2 giai đoạn 2SLS với các biến công cụ. 1.5. Đóng góp của luận văn Hầu hết các bài nghiên cứu trước đây được thực hiện tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Trung Quốc (Richardson, Wang và Zhang, 2016; Chen và cộng sự, 2011, Chan và cộng sự, 2013…), Mỹ (Gompers và cộng sự, 2010), các quốc gia Đông Á (Joseph và cộng sự, 2002) .. Còn các nghiên cứu tại Việt Nam lại tập trung vào những chủ đề như cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Võ Xuân Vinh, 2014), cấu trúc vốn và chi phí đại diện, cấu trúc vốn và chính sách cổ tức (Trần Thị Hải Lý và Đỗ Thị Bảy, 2015) … mà chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về cấu trúc vốn và hành vi tránh thuế. Nên nghiên cứu này sẽ đóng góp một phần nghiên cứu thực nghiệm tại một thị trường mới về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hành vi tránh thuế của doanh nghiệp. Từ đó mang lại cái nhìn tổng quan về mối quan hệ này trên các dạng thị trường khác nhau.
- 4 1.6. Bố cục bài nghiên cứu Để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, bố cục luận văn bao gồm 5 chương, cụ thể: Chương 1: Giới thiệu tổng quan các nội dung của luận văn và các vấn đề nghiên cứu. Trong chương này tác giả trình bày những nội dung cơ bản của bài nghiên cứu cũng như lý do dẫn tác giả tiến hành thực hiện nghiên cứu này. Chương 2: Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây. Trong chương này tác giả trình bày những lý thuyết nền tảng và tổng quan các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hành vi tránh thuế của doanh nghiệp. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này tác giả trình bày những lý thuyết kinh tế lượng cơ bản, mô tả biến và mô hình được sử dụng trong bài nghiên cứu. Chương 4: Các kết quả nghiên cứu. Trong chương này tác giả trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện trên bộ dữ liệu tác giả thu thập. Chương 5: Kết luận. Chương này tác giả trình bày những kết luận cuối cùng được rút ra được từ bài nghiên cứu. Đưa ra những hạn chế của bài nghiên cứu và định hướng cho các nghiên cứu sau này.
- 5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1. Tổng quan khung lý thuyết Lý thuyết về chi phí đại diện và lý thuyết về cấu trúc sở hữu là một lý thuyết được biết đến từ rất lâu trong các nghiên cứu cũng như thực tế nền kinh tế thị trường. Cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp sẽ tồn tại ít nhiều chi phí đại diện, từ đó vì các mục tiêu của nhà quản lý hay những chủ sở hữu của doanh nghiệp mà dẫn tới những quyết định nhằm mang lại lợi ích đặt ra trong đó có hành vi tránh thuế. 2.1.1. Lý thuyết sở hữu tập trung (Concerntrated ownership) Theo Enriques và Volpin (2007) cho rằng vấn đề cơ bản trong quản trị doanh nghiệp tại Mỹ là giải quyết mâu thuẫn lợi ích giữa những cổ đông nhỏ phân tán và những nhà quản lý. Còn đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, rất ít công ty niêm yết được nắm giữa bởi những cổ đông phân tán, thường là một các nhân hoặc một gia đình nắm phần lớn quyền biểu quyết (Classens và cộng sự, 2002; Faccio và Lang, 2002; La Porta và cộng sự, 1999). Thông thường, những nhà quản lý thực hiện kiểm soát mà không nắm phần lớn quyền ngân lưu bằng sở hữu kim tự tháp, thỏa thuận cổ đông và hai lớp cổ phần ( La Porta và cộng sự, 1999). Sở hữu kim tự tháp là một dạng nắm giữ kiểm soát phổ biến. Một kim tự tháp được định nghĩa như là một dạnh cấu trúc sở hữu, trong đó cổ đông kiểm soát thực hiện kiểm soát một doanh nghiệp thông qua sở sữu của ít nhất một công ty niêm yết khác. Sự tồn tại của các dạng cấu trúc sở hữu phụ thuộc vào những khác biệt mang tính lịch sử trong các quy định pháp luật. Morch và Yeung (2005) chỉ ra rằng thuế cổ tức của các công ty đa quốc gia được ban hành năm 1935 đã làm biến mất hình thức sở hữu kim tự tháp tại Mỹ và nghiên cứu của Franks, Mayer và Rossi (2005) chứng minh sự ra đời của yêu cầu bắt buộc mua lại năm 1968 giải thích cho sự biến mất hình thức sở hữu này tại Anh. Một phương pháp đo lường cuối cùng của sở hữu tập trung là giá trị vốn hóa của thị trường cổ phiếu của một quốc gia được nắm giữ bởi 10 gia đình giàu nhất.
- 6 Theo phương pháp này thì cấu trúc sở hữu của công ty sẽ tập trung vào trong tay của một số nhỏ cá nhân giàu có. 2.1.2. Cấu trúc sở hữu và lý thuyết đại diện Mức độ tập trung quyền sở hữu tạo ra các vấn đề về đại diện giữa các nhà quản lý và cổ đông bên ngoài. Khi quyền sở hữu bị phân tán, như trường hợp điển hình ở Hoa Kỳ, vấn đề đại diện đến từ các xung đột lợi ích giữa các cổ đông bên ngoài và các nhà quản lý là những người có tỷ lệ sở hữu nhỏ tại doanh nghiệp (Jensen và Meckling 1976, Shleifer và Vishny, 1997) (vấn đề đại diện loại I). Tuy nhiên, khi sở hữu tập trung ở mức độ lớn mà một chủ sở hữu có thể kiểm soát được cả công ty, như thường xảy ra ở Châu Á và hầu hết các các nơi bên ngoài Hoa Kỳ (Claessens và cộng sự, 2000, 2002 Faccio và Lang, 2002, Johnson và cộng sự, 2000, La Porta và cộng sự, 1998) thì bản chất của vấn đề đại diện lại thay đổi từ xung đột giữa người quản lý và cổ đông sang xung đột giữa người chủ sở hữu mang tính chất kiểm soát (trong một số tình huống cũng chính là người quản lý) và các cổ đông thiểu số (Vấn đề đại diện loại II). Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ tập trung vào vấn đề đại diện loại 2, khi mà tại các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam hầu hết đều có cấu trúc sỡ hữu theo dạng tập trung. Hiệu ứng ngăn chặn (Entrenchment effect) Với quyền kiểm soát tại một công ty cho phép chủ sở hữu có quyền kiểm soát (cổ đông lớn) có quyền tác động mạnh đến các hoạt động của công ty, đặc biệt trong việc phân phối lợi nhuận giữa các cổ đông. Mặc dù cổ đông thiểu số được hưởng các quyền lợi tương đương với tỷ lệ sở hữu, theo tỷ lệ vốn cổ phần mà họ đã đầu tư nhưng các cổ đông thiểu số cũng đối mặt với khả năng chủ sở hữu có quyền kiểm soát (cổ đông lớn) có thể tước đoạt cơ hội thực hiện quyền của họ (Fan và Wong, 2002). Sự kiểm soát của chủ sở hữu (cổ đông lớn) có thể là chiếm hữu trực tiếp (các cổ đông lớn thực hiện các giao dịch nội bộ mà lợi nhuận được chuyển cho các công ty khác (các công ty con) được kiểm soát bởi nhóm cổ đông lớn thông qua giá chuyển nhượng/hợp đồng ngầm). Chủ sở hữu kiểm soát (cổ đông lớn) cũng có thể tham gia
- 7 vào việc chiếm hữu gián tiếp bằng cách theo đuổi các hoạt động không mang lại lợi nhuận nhằm đổi lấy các quyền lợi cá nhân (ví dụ như giao dịch của các bên liên kết có liên quan đến các dự án đầu tư với NPV âm). Vấn đề ngăn chặn được tạo ra bởi một nhóm các chủ sở hữu nhằm ngăn chặn một nhóm chủ sở hữu khác (Morck, 1988, Shleifer và Vishny, 1997, McConnell và Servaes, 1990). Theo một cách diễn đạt khác, với một tỷ lệ sở hữu cổ phần cao hơn, ban quản lý, hoặc cổ đông lớn có đủ quyền lực để theo đuổi những mục tiêu riêng tư mà không sợ bị trừng phạt bởi các cổ đông khác, và do đó, họ thường đòi hỏi được hưởng các đặc quyền, mà trong nhiều trường hợp có thể hy sinh quyền lợi của cổ đông. Đây được gọi là hiệu ứng “ngăn chặn” (entrenchment effect). Hiệu ứng liên kết (Alignment effect) Với sổ lượng cổ phần sở hữu cao hơn trong một công ty sẽ giúp chủ sở hữu kiểm soát mạnh hơn ở cả quyền biểu quyết (voting rights) và quyền ngân lưu (cash- flow rights). Để có quyền kiểm soát (cả quyền biểu quyết và quyền ngân lưu (cash- flow rights) ở mức cao hơn các cổ đông sẽ tốn thêm nhiều chi phí hơn (cho việc mua và gia tăng việc sở hữu cổ phần) so với mức lợi ích mà họ đạt được khi thực hiện các hoạt động chiếm hữu vì lợi ích cá nhân. Do đó, bất kỳ sự tăng thêm trong tỷ lệ cổ phần của cổ đông kiểm soát có thể làm giảm bớt vấn đề ngăn chặn và giảm chi phí đại diện khi có sự sắp xếp các quyền lợi của mình với các cổ đông thiểu số (Fan và Wong, 2002; Shleifer và Vishny, 1986). Trên thực tế, tập trung quyền sở hữu vượt mức kiểm soát hiệu quả sẽ gửi tín hiệu cho các nhà đầu tư rằng cổ đông có quyền kiểm soát (cổ đông lớn) cam kết gắn kết với các cổ đông thiểu số thay vì bị chiếm hữu trực tiếp hoặc gián tiếp từ họ (Gomes, 2000). Do vậy, sự tập trung quyền sở hữu có một hiệu ứng liên kết hiệu quả, việc gia tăng sự tập trung vượt quá mức tối thiểu cần thiết để kiểm soát hiệu quả cải thiện sự liên kết giữa chủ sở hữu kiểm soát và các cổ đông thiểu số, do đó làm giảm các ảnh hưởng gây tổn hại của sự ngăn chặn (Fan và Wong, 2002). Sở hữu càng cao, hiệu ứng liên kết càng cao từ đó làm giảm hiệu ứng ngăn chặn và dẫn đến
- 8 giảm tránh thuế. 2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hành vi tránh thuế 2.2.1. Ảnh hưởng của hiệu ứng ngăn chặn Mặc dù cấu trúc sở hữu của một doanh nghiệp xác định vấn đề đại diện của nó thì nó vẫn có thể ảnh hưởng đến kế hoạch thuế của nó. Khi một người chủ kiểm soát hiệu quả một doanh nghiệp thì cũng kiểm soát kế hoạch thuế của nó. Khi người quản lý bị ngăn chặn bởi quyền biểu quyết của ông ta, người quản lý giống như tước đoạt tài sản của cổ đông bằng những công cụ tránh thuế. Klassen (1997) nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu của công ty và hình thức tài trợ vốn. Nghiên cứu chỉ ra rằng những doanh nghiệp có cấu trúc sở hữu tập trung quan tâm nhiều hơn đến tránh thuế và do đó giống như mở đầu cho những chiến lược cắt giảm thuế. Desai và Dharmapala (2006) sau khi nghiên cứu 900 doanh nghiệp Mỹ trong giai đoạn 1993 - 2001 tranh luận rằng tránh thuế có thể tạo điều kiện cho những người trong cuộc có khả năng để làm giảm tài sản của cổ đông, ví dụ như mang lại những lợi ích cho cá nhân. Bởi vì nó phức tạp và được thiết kế để làm mờ đi những yếu tố kinh tế cơ bản của một giao dịch kinh doanh. Do đó, trong những doanh nghiệp khi người quản lý bị ngăn chặn thông qua quyền biểu quyết của họ, có khả năng người quản lý sẽ thực hiện những mức độ tránh thuế cao hơn vì những người trong cuộc xem hành vi tránh thuế này như công cụ để tước đoạt tài sản từ những cổ đông thiểu số. Ảnh hưởng của hiệu ứng ngăn chặn được tạo ra bởi những cổ đông kiểm soát tương tự với vấn đề hạn chế quản trị đã được nêu ra trong các nghiên cứu trước đây (Morck và cộng sự, 1988; Shleifer và Vishny, 1997; McConnell và Servaes, 1990). Do đó những tranh luận về hiệu ứng ngăn chặn gợi ý rằng một sự tập trung sở hữu cao có mối tương quan cùng chiều với hành vi tránh thuế.
- 9 2.2.2. Ảnh hưởng của hiệu ứng liên kết Theo Fan và Wong (2002) cho rằng, một cách khả thi để giảm bớt vấn đề về ngăn chặn của người quản lý là gia tăng sở hữu cổ phần của họ. Một sở hữu cao hơn mang đến cho người quản lý những quyền biểu quyết và quyền ngân lưu mạnh hơn trong công ty. Tuy nhiên, một khi người quản lý đã đạt được hiệu quả quản lý công ty thì một sự gia tăng quyền biểu quyết không làm gia tăng hiệu ứng ngăn chặn nhưng quyền ngân lưu mạnh hơn của ông ta có nghĩa là nó trở nên tốn kém hơn để chuyển dòng tiền của công ty thành của cá nhân. Cũng đồng tình với quan điểm của Fan và Wong (2002), Chen và cộng sự (2010) cũng cho rằng một sự tập trung sở hữu cao cũng được xem như là một tín hiệu đáng tin cậy về cam kết quả nhà quản lý để xây dựng một nghĩa vụ không gây thiệt hại cho cổ đông giám sát thông qua hành vi tránh thuế. Cam kết này đáng tin cậy vì cổ đông giám sát hiểu rằng nếu người quản lý độc nhiên mang về lợi ích cá nhân cao hơn thông qua hành vi tránh thuế trong khi đang giữ nhiều cổ phần thì giá cổ phiếu sẽ bị giảm, do đó cũng làm giảm giá trị cổ phần họ đang nắm giữ. Cân bằng, cổ đông lớn sẽ giữa một lượng lớn cổ phiếu và giá cổ phiếu sẽ cao hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người sáng lập tránh thuế ít hơn như những công ty gia đình họ sẵn sàng tuân thủ các chính sách thuế để tránh giảm giá cổ phiếu. Nghiên cứu tại thị trường Trung Quốc của Richardson và cộng sự (2016) cũng có kết quả tương tự. Khi sở hữu gia tăng đủ cho lợi ích biên và chi phí biên của hành vi tránh thuế bằng nhau thì sở hữu càng cao doanh nghiệp tránh thuế càng ít do lợi ích từ hành vi tránh thuế không đủ bù đắp cho chi phí sở hữu cổ phiếu doanh nghiệp của chủ sở hữu. Do đó, sở hữu tập trung làm gia tăng hiệu ứng liên kết: sự gia tăng nắm giữ cổ phiếu bên cao hơn mức tối thiểu để quản lý công ty hiệu quả sẽ nâng cao hiệu ứng liên kết giữa nhà quản lý và cổ đông kiểm soát và giảm ảnh hưởng hiệu ứng ngăn chặn và hành vi tránh thuế. Do đó, hiệu ứng liên kết cho rằng tập trung sở hữu cao hơn mức tối thiểu có mối quan hệ ngược chiều với hành vi tránh thuế.
- 10 2.2.3. Ảnh hưởng của hiệu ứng ngăn chặn/liên kết khi kiểm soát vượt quá sở hữu Đồng tình với quan điểm của Fan và Wong (2002), các nghiên cứu của Classens và cộng sự (2002), La Porta và cộng sự (1999) cũng cho rằng hiệu ứng ngăn chặn sẽ bị giảm đi khi gia tăng sở hữu. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng cho thấy nếu tồn tại sự khác biệt giữa quyền kiểm soát và quyền ngân lưu thì nó sẽ làm trầm trọng hơn hiệu ứng ngăn chặn và làm yếu đi hiệu ứng liên kết. Francis và cộng sự (2005) phát hiện ra rằng cấu trúc sở hữu hai lớp cho phép người quản lý đồng thời đạt được lợi ích cá nhân và tránh những ảnh hưởng về dòng tiền liên quan. Masulis và cộng sự (2009) cũng cho thấy rằng những nhà quản lý theo đuổi lợi ích cá nhân khi khác biệt giữa quyền kiểm soát và quyền ngân lưu càng mở rộng. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng khi sự khác biệt này gia tăng, các CEO sẽ nhận nhiều tiền thưởng hơn, nắm giữ nhiều tiền mặt hơn từ đó làm giảm giá trị của những cổ đông bên ngoài, nhà quản lý dường như tham gia những giao dịch mua lại mà nó phá hủy giá trị cổ đông và chi phí vốn đóng góp ít hơn cho giá trị cổ đông. Richardson, Wang, và Zhang (2016), thực hiện nghiên cứu giữa cấu trúc sở hữu và hành vi tránh thuế các công ty cổ phần niêm yết trên TTCK Trung Quốc. Mẫu nghiên cứu là 207 công ty niêm yết trên 2 sở GDCK lớn của Trung Quốc trong giai đoạn 2005 đến 2010. Nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ phi tuyến có ý nghĩa thống kê giữa sở hữu tập trung và hành vi tránh thuế, với cấu trúc có hình chữ U ngược (inverted U-shaped). Tại một mức độ thấp, sự gia tăng trong sở hữu tập trung có tác động đồng biến đến hành vi tránh thuế, theo hiệu ứng ngăn chặn. Tuy nhiên, khi tỷ lệ sở hữu vượt quá mức cần thiết, sở hữu tập trung thể hiện thông qua quyền biểu quyết sẽ có tương quan nghịch biến với hành vi tránh thuế, được giải thích thông qua hiệu ứng liên kết. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng khi cấu trúc sở hữu có dạng kim tự tháp, tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ sở hữu và hành vi tránh thuế. Do đó, trong một doanh nghiệp tồn tại sự khác biệt lớn giữa quyền kiểm soát và quyền ngân lưu có khả năng những nhà quản lý sẽ tránh thuế nhiều hơn vì họ xem
- 11 đây là công cụ để tước đoạt tài sản của cổ đông và tránh những ảnh hưởng của dòng tiền liên quan. Tuy nhiên, khi quyền biểu quyết và quyền ngân lưu khác biệt nhau, một mức thấp của quyền ngân lưu thất bại trong việc tạo nên sự liên kết hiệu quả để giảm hiệu ứng ngăn chặn và do đó sẽ gia tăng tránh thuế. Bảng 2.1: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu thực nghiệm Cấu trúc Nghiên cứu Nội dung nghiên Kết quả sở hữu cứu - Morck (1988) Quyền kiểm soát - McConnell và (VR) và hành vi Servaes (1990) tránh thuế có mối quan hệ cùng chiều - Shleifer và Vishny do ảnh hưởng của (1997) hiệu ứng ngăn chặn - Klassen (1997) (entrenchment - La Porta và cộng sự Nghiên cứu ảnh effect) (1997, 1998) hưởng của quyền (+) Quyền - Fan và Wong (2002) kiểm soát đến hành kiểm soát vi tránh thuế của (VR) - Desai và Dharmapala doanh nghiệp (2006) - Bertrand và cộng sự (2008) - Chen và cộng sự (2010) - Richardson, Wang và Zhang (2016), - Morck và cộng sự Quyền kiểm soát
- 12 (1988) (VR) và hành vi - McConnell và tránh thuế có mối Servaes (1990) quan hệ ngược chiều do ảnh hưởng - Shleifer và Vishny của hiệu ứng liên (1986) kết (alignment - Gomes (2000) effect) - Fan và Wong (2002) (-) - Richardson, Wang và Zhang (2016) - La Porta và cộng sự Nghiên cứu ảnh Sự khác biệt giữa (1998, 1999) hưởng khi tồn tại sự quyền biểu quyết - Classens và cộng sự khác biệt giữa quyền (voting rights) và (2000, 2002) kiểm soát (VR) và quyền ngân lưu Sai biệt quyền ngân lưu (CR) (cash-flow rights) giữa - Francis và cộng sự có tác động đồng quyền (2005) biến đến hành vi kiểm soát - Masulis và cộng sự tránh thuế của và quyền (2009) doanh nghiệp. ngân lưu - Chen và cộng sự, (VR_CR) 2010 - Richardson, Wang và Zhang (2016) Quyền - La Porta và cộng sự Nghiên cứu ảnh Khi quyền kiểm ngân lưu (1998, 1999) hưởng của quyền soát (VR) vượt quá (CR) - Classens và cộng sự ngân lưu đến hành vi (CR) thì CR không
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6
102 p | 185 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 236 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 14 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn