intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Đánh giá vai trò của các nguồn lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Chia sẻ: SuSan Weddy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

38
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

nhằm khám phá và xác định các nhân tố có khả năng tác động đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, tìm hiểu phương pháp ứng dụng các tính toán về tốc độ tăng trưởng năng suất nhân tố (TFP) để xác định một cách chính xác và đo lường tác động của các các nhân tố này đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, đồ ng thời tổng hợp các kết quả kiểm tra mô hình lý thuyết về tăng trưởng, phương pháp hạch toán tăng trưởng của Solow đối với nền kinh tế của các nước đang phát triển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Đánh giá vai trò của các nguồn lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ----------------------------------------------------- Nguyễn Thị Hồng Nhung ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA CÁC NGUỒN LỰC ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh Tế Chính Trị Mã số: 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐÀO THỊ BÍCH THỦY HÀ NỘI - 2009
  2. MỤC LỤC Danh mục các từ viết tắt i Danh mục các bảng ii Danh mục các biểu ii LỜI MỞ ĐẦU 01 CHƢƠNG 1 08 LÝ THUYẾT TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ CỦA SOLOW VÀ PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA CÁC NGUỒN LỰC ĐỐI VỚI TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ 1.1. Lý thuyết tăng trƣởng kinh tế của Solow và phƣơng pháp 08 hạch toán tăng trƣởng 1.1.1. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Solow 08 1.1.1.1. Hàm sản xuất và những nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế 09 1.1.1.2. Mối quan hệ giữa tiết kiệm và sự tăng trưởng của vốn 10 1.1.2. Phương pháp hạch toán tăng trưởng 15 1.2.Các chỉ tiêu đánh giá nguồn lực tăng trƣởng kinh tế và vận 19 dụng vào Việt Nam 1.2.1. Thu nhập bình quân đầu người 19 1.2.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động – Năng suất lao 19 động 1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn - Hệ số ICOR 19 1.2.4 . Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) 20 CHƢƠNG 2 24 ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA CÁC NGUỒN LỰC ĐỐI VỚI TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM 2.1 . Các nguồn tăng trƣởng kinh tế Việt Nam 24 2.1.1.Vốn đầu tư 24 2.1.2. Nguồn lực con người 25
  3. 2.1.2.1. Năng suất lao động và việc áp dụng tính toán ở Việt Nam 27 2.1.2.1.1. Phân tích năng suất lao động chung toàn nền kinh tế giai 29 đoạn 2001 – 2008 2.1.2.1.2. Phân tích năng suất lao động theo khu vực kinh tế 31 2.1.2.1.3. Phân tích năng suất lao động theo ngành kinh tế 33 2.1.3. Khoa học công nghệ 39 2.1.4. Tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế 41 2.1.5. Tốc độ tăng trưởng của các nhóm ngành trong nền kinh tế 43 2.2. Phân tích vai trò của các nguồn lực đối với tăng trƣởng kinh 46 tế Việt Nam 2.2.1.Tác động của Khoa học &Công Nghệ đối với Tăng trưởng kinh 48 tế 2.2.2. Đóng góp của TFP đối với tăng trưởng kinh tế 49 2.3. Đánh giá vai trò của các nguồn lực đối với tăng trƣởng kinh tế 51 Việt Nam 2.3.1. Đánh giá vai trò của nguồn vốn đầu tư đối với tăng trưởng kinh 51 tế Việt Nam 2.3.2. Đánh giá vai trò của nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế 54 Việt Nam 2.3.3. Đánh giá vai trò của khoa học công nghệ đối với tăng trưởng 55 kinh tế Việt Nam 2.3.4. Đánh giá vai trò của TFP đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam 58 2.3.5. Đánh giá vai trò của các yếu tố đầu ra đối với tăng trưởng kinh 59 tế Việt Nam CHƢƠNG 3 QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY CÁC 64 NGUỒN LỰC CHO TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
  4. 3.1. Triển vọng và quan điểm tăng trƣởng kinh tế Việt Nam 64 3.1.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng về tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam 64 3.1.2. Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới 65 3.2. Các giải pháp pháp huy các nguồn lực tăng trƣởng kinh tế 69 Việt Nam 3.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô 69 3.2.1.1.Cải cách toàn diện nền kinh tế 69 3.2.1.2. Từ bỏ cơ cấu kinh tế theo đuôi, tìm lối đi riêng dựa vào những 73 điểm Việt Nam có lợi thế 3.2.2. Nhóm giải pháp vi mô 75 3.2.2.1. Tăng việc làm, tạo nguồn việc làm mới để tăng GDP 75 3.2.2.2. Đầu tư cho công nghệ 76 3.2.3. Một số giải pháp khác 78 3.2.3.1. Giảm chi phí trung gian là biện pháp quan trọng để thực hiện 78 mục tiêu phát triển kinh tế bền vững 3.2.3.2. Phát huy và sử dụng mọi tiềm năng vốn có của lực lượng sản 79 xuất 3.2.3.3. Đổi mới công nghệ và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư trong hoạt 80 động của doanh nghiệp 3.2.3.4. Nhận thức đúng vai trò của tín dụng, ngân hàng trong việc 82 phân phối và tối ưu hoá nguồn vốn xã hội 3.2.3.5. Phát triển và nâng cao trình độ nguồn nhân lực cho nền kinh 84 tế 3.3. Gợi ý giải pháp phát triển các nguồn lực tăng trƣởng kinh tế 86 Việt Nam trong thời gian tới 3.3.1. Tăng năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) để nâng cao chất 86 lượng tăng trưởng 3.3.2. Khuyến khích phát triển một số lĩnh vực 87
  5. 3.3.2.1. Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư 87 3.3.2.2. Khuyến khích đầu tư từ nước ngoài 87 3.3.2.3. Khuyến khích giáo dục 88 3.3.2.4. Bảo vệ quyền sở hữu và duy trì ổn định chính trị 88 3.3.2.5. Khuyến khích thương mại tự do 88 3.3.2.6. Kiểm soát tăng trưởng dân số 89 3.3.2.7. Khuyến khích nghiên cứu và triển khai 89 KẾT LUẬN 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC 93
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT GDP Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội GNP Gross National Product – Tổng sản phẩm quốc dân TFP Total Factor Productivity – Năng suất nhân tổ tổng hợp (Tổng năng suất nhân tố sản xuất) ICOR Incremental capital output ratio – Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của vốn NSLĐ Năng suất lao động APO Asia Productivity Organization – Tổ chức năng suất châu Á ASEAN Association of Southest Asia Nations – Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á WB World bank – Ngân hàng thế giới FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations – Tổ chức Nông Lương của Liên Hợp quốc UNDP United Nations Development programme – Chương trình phát triển liên hợp quốc WEF World Economic Forum – Diễn đàn kinh tế thế giới KH&CN Khoa học và Công nghệ R&D Research and Development – Hoạt động nghiên cứu và phát triển ODA Official Development Assistance – Vốn hỗ trợ phát triển chính thức FDI Foreign direct investment – Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FPI Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài GS Goldman Sachs – Ngân hàng đầu tư hàng đầu của Mỹ CEPR Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách VA Tốc độ tăng trưởng của giá trị tăng thêm GO Tốc độ tăng trưởng của giá trị sản xuất i
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP của Việt Nam, 1991-2008 24 Bảng 2.2: Mức năng suất và tốc độ tăng năng suất lao động của 30 một số nước và lãnh thổ trên thế giới năm 2008 Bảng 2.3: Tốc độ tăng năng suất lao động của các khu vực kinh tế 33 thời kỳ 2001 – 2008 Bảng 2.4: Tốc độ tăng năng suất lao động của các ngành kinh tế 35 thời kỳ 2004 – 2008 Bảng 2.5: Tỷ trọng lao động của các ngành kinh tế qua các năm 36 Bảng 2.6: Mức độ đóng góp của thay đổi cơ cấu lao động giữa các 37 ngành đối với mức tăng của NSLĐ chung toàn nền kinh tế quốc dân Bảng 2.7: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ 1991 – 2008 41 Bảng 2.8: Chỉ số Icor của Việt Nam từ 1990 đến 2008 45 Bảng 2.9: Các nhân tố tăng trưởng của Việt Nam qua các thời kỳ 46 Bảng 2.10: Vốn đầu tư và tích lũy tài sản (theo giá 1994) 52 Bảng 2.11: Đóng góp của TFP vào tăng trưởng Việt Nam qua các 59 thời kỳ Bảng 2.12: Các nguồn tăng trưởng GDP ở Việt Nam giai đoạn 62 1986 -2002 Bảng 3.13: Báo cáo tăng trưởng kinh tế của WB tháng 11 năm 2008 66 DANH MỤC CÁC BIÊU Biểu 2.1: Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội từ 2001 đến 2008 29 ii
  8. LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài Cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc là mong ước của mọi người. Bàn luận về điều này thật có ý nghĩa vô cùng to lớn. Cùng với sự phát triển của nhân loại, những nghiên cứu về các vần đề kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường đã làm tốn không biết bao thời gian, công sức, trí tuệ mà vẫn là chưa đủ. Trong lời tựa cuốn sách nhan đề "Vì chất lượng cuộc sống tốt hơn", được coi là tài liệu xác định Chiến lược Phát triển bền vững của Chính phủ Vương quốc Anh, Thủ tướng Tony Blair viết: “Tiến bộ thực sự không thể đo bằng tiền. Chúng ta phải bảo đảm rằng tăng trưởng kinh tế đóng góp cho chất lượng cuộc sống của chúng ta, chứ không phải là làm cho nó xấu đi... Tăng trưởng vừa phải ổn định, vừa phải bền vững về mặt môi trường. Điều có ý nghĩa quan trọng ở đây là chất lượng của tăng trưởng, chứ không chỉ là số lượng.” [17, tr 7] Còn trong phần Tổng quan mở đầu cuốn sách "Chất lượng tăng trưởng", do Ngân hàng Thế giới tổ chức biên soạn và xuất bản, có đoạn viết: “Thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 đã chứng kiến bước tiến bộ đáng kể tại nhiều khu vực trên thế giới, đồng thời cũng chứng kiến sự trì trệ và những bước thụt lùi, thậm chí ở cả những quốc gia trước đó đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế vào loại nhanh nhất. Những khác biệt đang tiếp tục gia tăng và những đảo lộn ghê gớm này cho ta hiểu nhiều điều về những gì là yếu tố đóng góp cho phát triển. Đứng ở vị trí trung tâm là tăng trưởng kinh tế, nhưng không chỉ là tốc độ tăng (về số lượng) của nó, mà cũng quan trọng như vậy là cả chất lượng của tăng trưởng”[18, tr 16] Đến đây, chúng ta có thể nói rằng, các phạm trù - phát triển và phát triển bền vững, tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng - có mối quan hệ gần gũi với nhau, nhưng không trùng lặp, mà bổ sung lẫn cho nhau. Mỗi phạm trù đều có nội hàm riêng, thể hiện quá trình phát triển của tư duy, nhận thức của con người về tự nhiên, về xã hội và về bản thân cuộc sống của mình. 1
  9. Có thể thấy, phạm vi của khái niệm "chất lượng tăng trưởng" là khá rộng và các tiêu chí định lượng để đánh giá nó vẫn còn trong quá trình tiếp tục được nghiên cứu, xác định. Cho đến nay, vì nhiều lý do, trong đó có việc cho phép so sánh quốc tế, GDP (GNP) và GDP (GNP) bình quân đầu người (cả số tuyệt đối và số tương đối) vẫn là hai tiêu chí được cả thế giới thừa nhận và sử dụng để đo lường, đánh giá mức độ tăng trưởng kinh tế. Nhưng, cũng từ lâu trong kinh tế học, cả lý thuyết và thực hành, người ta đã lưu ý về những điểm hạn chế, điểm không phù hợp của các thước đo này, nhất là liên quan đến phúc lợi và chất lượng cuộc sống và trong những khía cạnh xã hội của quá trình phát triển. Với sự phân biệt ngày càng chi tiết và sâu sắc giữa "tăng trưởng" và "phát triển", đặc biệt là trong quá trình xây dựng các tiêu chuẩn về phát triển bền vững, các học giả kiến nghị rằng thước đo về phát triển phải bao gồm không chỉ tốc độ tăng trưởng, mà cả các khía cạnh về chất lượng như cơ cấu, sự phân bổ và tính bền vững của tăng trưởng. Từ đó, trong hoạt động thực tiễn ở nhiều quốc gia, một số tiêu chí và đại lượng đã lần lượt được áp dụng. Trong đó yếu tố năng suất được đặc biệt chú ý. Ngày nay, năng suất có quan hệ nhiều mặt của nền kinh tế - xã hội, liên quan đến sản xuất và đời sống của dân cư. Nó trở thành nội lực phát triển của các công ty, ngành và nền kinh tế. Hơn nữa, nó còn là cơ sở đảm bảo cho đời sống của dân cư ngày càng tốt hơn. Lấy một thí dụ để thấy sự quan trọng của hiệu suất. Các nền kinh tế ở Đông Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan từ giữa thập niên 1960 và Trung Quốc từ thập niên 1980 đã cho thấy một sự phát triển kỳ diệu. Tuy nhiên nếu so với thời đại phát triển thần kỳ của Nhật (1950-1973) thì Nhật hiệu suất hơn nhiều. Nhật dùng lượng tư bản ít hơn và phát triển với tốc độ cao hơn. Chẳng hạn, trường hợp Hàn Quốc trong giai đoạn 1960-1994, kinh tế tăng trưởng bình quân năm là 8,3%, trong đó tư bản đóng góp 4,3%, lao động 2,5% và hiệu suất 1,5%, trong khi Nhật trong giai đoạn 1950-1973, kinh tế tăng trưởng tới 9,2% nhưng tư bản chỉ đóng góp 3,4% (nhỏ hơn Hàn Quốc) vì hiệu suất đóng góp tới 3,6%. Chính vì vậy, luận văn này sẽ nghiên cứu các cách tiếp cận mới về bản chất năng suất , 2
  10. tổng hợp và phân tí ch cơ sở của việc đo lường năng suất . Trên cơ sở đó, sẽ trình bày phương pháp phân tích biến động năng suất, tổng hợp và tì m hiểu các nghiên cứu về lượng hoá vai trò cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố của tăng trưởng đến sự biến động đó. Đồng thời xem xét ảnh hưởng của năng suất đến các chỉ tiêu kinh tế xã hội khác. Trong đó, chú trọng đến phân tích chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp (TFP), từ đó đánh giá được vai trò của của các nguồn lực đối với tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế (theo nghĩa nguyên gốc, gắn với GDP) bắt nguồn từ ba yếu tố đầu vào là vốn, lao động và tiến bộ công nghệ (bao quát công nghệ sản xuất, kỹ năng quản lý và một số khía cạnh liên quan khác). Để đánh giá ba yếu tố này, lâu nay, người ta sử dụng các tiêu chí ICOR, năng suất lao động và năng suất nhân tố tổng hợp - TFP. TFP là chữ viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh "Total Factor Productivity" (có tác giả dịch là "tổng năng suất nhân tố sản xuất"). Trong tăng trưởng GDP có sự đóng góp của vốn và lao động (là hai trong ba nhân tố sản xuất cơ bản cùng với đất đai). Ở trên chúng ta đã nói về đóng góp của vốn và lâu nay ta đã quen thuộc với khái niệm năng suất lao động. Nhưng nhiều khi chúng ta muốn biết hiệu quả của các đầu vào tính gộp chung, chứ không chỉ riêng từng đầu vào. Về cơ bản, khái niệm năng suất nhân tố tổng hợp - TFP là một cách đo lường đồng thời năng suất của cả vốn lẫn lao động trong một hoạt động cụ thể hay cho cả nền kinh tế. Cách tiếp cận được sử dụng ở đây là thông qua "hàm sản xuất" có dạng: GDP = A × f(K, L), thể hiện quan hệ giữa GDP và các đầu vào - vốn K và lao động L, trong đó A đại diện cho năng suất nhân tố tổng hợp. Có thể nói, TFP là thước đo phản ánh hiệu quả kinh tế trong sử dụng vốn và lao động; Song, với cách tiếp cận tổng thể này, ta có thể bổ sung các yếu tố khác. Trong các yếu tố bổ sung, người ta quan tâm nhiều đến tiến bộ công nghệ và các biện pháp quản lý, điều hành, cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Nhiều nghiên cứu đã được các học giả trên thế giới tiến hành về vai trò của TFP đối với tăng trưởng. Đối với một quốc gia, vốn và lao động là những đại lượng hữu hạn, vì thế các học giả 3
  11. khuyến cáo các chính phủ cần tập trung thúc đẩy TFP. Họ cũng đi đến kết luận rằng sự khác biệt giữa các quốc gia về tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng phần lớn bắt nguồn từ khác biệt trong TFP. Đến nay, trong nghiên cứu phân tích tăng trưởng kinh tế, người ta thống nhất chỉ tập trung vào ba thành phần tạo nên tăng trưởng là vốn, lao động và TFP (trong hệ thống số liệu thống kê công bố hàng năm, nhiều nước đã công bố tỷ lệ phần trăm đóng góp của từng thành phần trong tăng trưởng GDP). Có nhiều yếu tố có thể góp phần thúc đẩy TFP. Năng lực tổ chức và quản lý; hệ thống giáo dục quốc gia cùng với hoạt động nghiên cứu - triển khai, công tác phổ biến và chuyển giao công nghệ; việc phân bổ nguồn lực; chính sách kinh tế, v.v… đều đóng góp vào việc đó. Để kinh tế phát triển nhanh và bền vững, hiệu suất đóng vai trò quan trọng nhất. Hiệu suất cao là động lực làm cho kinh tế tăng trưởng cao hoặc/và tiết kiệm được nguồn lực đầu tư cho tư bản cố định, dành nhiều nguồn lực hơn cho đầu tư hạ tầng xã hội và giáo dục, văn hóa. Phát triển chú trọng hiệu suất theo nghĩa đó cũng làm giảm áp lực đối với môi trường. Dĩ nhiên không ai là không thấy sự quan trọng của hiệu suất. Nhưng nguồn gốc của hiệu suất ở đâu và làm thế nào để tăng hiệu suất thì không phải là vấn đề dễ thấy. Luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ điều này. 2. Tình hình nghiên cứu Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu định lượng về các nguồn tăng trưởng kinh tế như các nghiên cứu TFP trong các ngành dệt may và nông nghiệp. Tuy nhiên, đây mới là các nghiên cứu ở mức khu vực ngành nghề; Cụ thể là các đề tài sau: - Nghiên cứu xác định các chỉ tiêu thống kê đánh giá chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế” do Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia chủ trì - Đề tài được nghiên cứu vào năm 2001 có nội dung mang tính chất tổng hợp, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của quốc tế kết hợp với phân tích lý luận để áp dụng vào thực tiễn của Việt Nam. 4
  12. - Nghiên cứu tính chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp ở Việt Nam do Viện Khoa học Thống kê chủ trì và phối hợp với một số đơn vị trong Tổng cục, kết quả nghiên cứu năm 2002 này đã làm rõ nội dung, bản chất của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) và phương pháp tính tốc độ tăng TFP, mối quan hệ của TFP với năng suất tổng hợp chung. Trên cơ sở đó đã phân tích, xác định khả năng và điều kiện tính toán tốc độ tăng TFP ở Việt Nam, tính toán thử nghiệm tốc độ tăng TFP và đóng góp của nó đối với sự tăng lên của giá trị tăng thêm. Ngoài ra, có rất nhiều đề tài nghiên cứu chuyên sâu về bản chất, phương pháp tiếp cận cũng như cách tính TFP trong lĩnh vực thống kê – tin học như: - Các phương pháp tính tốc độ tăng năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) theo cách tiếp cận thống kê năm 2003 của TS Tăng Văn Thiên (Viện Khoa học Thống kê). - Lê Dân- Bộ môn Thống kê Tin học- Đại học Đà Nẵng năm 2002 với đề tài: Giới thiệu bản chất của TFP và phương pháp nghiên cứu sự biến động của nó. Đặc biệt, thạc sỹ Nguyễn Thị Bích Hồng, trường đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh đã ứng dụng TFP trong phân tích tăng trưởng kinh tế của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997 đến 2006. Đề tài này đánh dấu sự nỗ lực của các nhà khoa học kinh tế trong việc tìm hiểu, tính toán và ứng dụng TFP để tìm ra nguyên nhân tăng trưởng của nền kinh tế Đà Nẵng trong một giai đoạn nhất định. Điều này khẳng định hơn nữa giá trị của việc ứng dụng tính toán TFP trong phân tích tăng trưởng. Đối với tổng thể nền kinh tế, hầu như chưa có nghiên cứu đánh giá vai trò của các nguồn lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài: “Đánh giá vai trò của các nguồn lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam” nhằm khám phá và xác định các nhân tố có khả năng tác động đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, tìm hiểu phương pháp ứng dụng các tính toán về tốc 5
  13. độ tăng trưởng năng suất nhân tố (TFP) để xác định một cách chính xác và đo lường tác động của các các nhân tố này đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, đồng thời tổng hợp các kết quả kiểm tra mô hình lý thuyết về tăng trưởng, phương pháp hạch toán tăng trưởng của Solow đối với nền kinh tế của các nước đang phát triển. Dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu đo lường TFP đã được thực hiện, đồng thời kết hợp với nghiên cứu định tính về các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng, đề tài xác định và tìm hiểu thực trạng các nguồn lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam, chỉ ra ưu điểm và nhược điểm của các nguồn lực này trong tổng thể nền kinh tế. Phân tích, đánh giá vai trò của các nguồn lực này đối với mô hình tăng trưởng kinh tế đang được thực hiện tại nước đang phát triển như Việt Nam. Đưa ra quan điểm định hướng và đề xuất các giải pháp phát huy các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế đối với Việt Nam trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các nguồn lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam dưới góc độ định tính và tổng hợp phân tí ch các nghiên cứu định lượng đã được thực hiện. Phạm vi nghiên cứu: Đặc biệt chú trọng đến việc thu thập các số liệu phản ánh thực trạng các nguồn lực về nguồn vốn (vốn đầu tư và vốn con người), đo lường các nguồn lực phát triển, các nhân tố ảnh hưởng… và tác động của chúng đối với sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua (chú trọng đến thời kỳ từ 2002 đến 2008). 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở biện pháp biện chứng duy vật biện chứng làm phương pháp luận tổng quát, trong quá trình nghiên cứu, luận văn chú trọng sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: logic kết hợp với lịch sử, phân tích kết hợp với tổng hợp và phương pháp phỏng vấn chuyên gia. Luận văn sử dụng số liệu từ Niên giám thống kê hàng năm của Tổng Cục thống kê; ứng dụng phương pháp hạch toán tăng trưởng và hàm sản suất Cobb- 6
  14. Douglas để nghiên cứu vai trò, tác động của các nguồn lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Đi sâu vào tì m hiểu , nghiên cứu phương pháp và áp dụng thực nghiệm. Mặc dù là luận văn có sử dụng kết quả nghiên cứu về TFP của nhiều tác giả nhưng việc lựa chọn sử dụng các nghiên cứu đều xoay quanh mục tiêu chính, luận văn có thể được xem như một chỉnh thể thống nhất. Các nghiên cứu được lựa chọn sử dụng đều dựa trên đặc thù của đối tượng nghiên cứu để xác định các nhân tố làm cho hoạt động sản xuất trở thành phi hiệu quả cũng như các nhân tố thúc đẩy tăng trưởng. Dù có hạn chế nhất định về cơ sở dữ liệu, các kết quả ước lượng đều được giải thích dựa trên cơ sở lý thuyết, cô đọng và súc tích là các gợi ý và chỉ dẫn hữu ích trong việc đề xuất và xây dựng chính sách. 6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn Nghiên cứu về sự đóng góp của các yếu tố đối với tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa về nhiều mặt, không những xác định vị trí của từng yếu tố để có kế hoạch khai thác, mà còn có ý nghĩa xác định được yếu tố tiềm ẩn gia tăng lạm phát. Xác định ý nghĩa và ứng dụng mô hình tăng trưởng thích hợp trong việc xây dựng chính sách nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chỉ ra các nguồn tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, tìm hiểu những động lực và những trở ngại đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian qua, từ đó gợi ý chiến lược tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong tương lai. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương: Chƣơng 1: Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Solow và phương pháp đánh giá vai trò của các nguồn lực đối với tăng trưởng kinh tế. Chƣơng 2: Đánh giá vai trò của các nguồn lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Chƣơng 3: Quan điểm định hướng và giải pháp phát huy các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế đối với Việt Nam trong thời gian tới. 7
  15. CHƢƠNG 1 LÝ THUYẾT TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ CỦA SOLOW VÀ PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA CÁC NGUỒN LỰC ĐỐI VỚI TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ 1.1. Lý thuyết tăng trƣởng kinh tế của Solow và phƣơng pháp hạch toán tăng trƣởng 1.1.1. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Solow Liệu gia tăng mức tiết kiệm quốc dân có thể làm cho mức tăng trưởng của đầu ra tăng thường xuyên hay không? Câu trả lời là “không”. Đó là kết quả bất ngờ nhất của một lý thuyết về tăng trưởng kinh tế do Robert M. Solow lần đầu tiên trình bày trong những năm 1950. [23, tr 65- 94]. Công trình nghiên cứu này đã mang lại cho ông giải thưởng Nobel năm 1987. Những bộ phận chủ yếu tạo thành lý thuyết của Solow là Hàm sản xuất bình quân đầu người và Mối quan hệ giữa mức tiết kiệm và sự tăng trưởng của vốn. Mô hình tăng trưởng của Solow được lựa chọn làm cơ sở lý thuyết cho việc xác định, đánh giá vai trò của các nguồn lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam vì những lí do sau: - Mô hình tăng trưởng của Solow có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. Trong giai đoạn này, sự đóng góp của vốn vào tốc độ phát triển kinh tế hay sự tăng trưởng của nền kinh tế là rất đáng kể; - Trong Mô hình tăng trưởng của Solow, công nghệ được coi là biến ngoại sinh, vì vậy nó rất phù hợp với thực trạng của nền kinh tế Việt Nam từ trước đến nay chủ yếu nhập công nghệ từ nước ngoài; - Mô hình Solow cho ta phương pháp hạch toán tăng trưởng. Phương pháp này cho phép xác định và tính toán được sự đóng góp của các yếu tố đầu vào đã 8
  16. được sử dụng. Và như thế chúng ta có thể sử dụng phương pháp này để xác định, tính toán, đánh giá vai trò của các nguồn tăng trưởng trong nền kinh tế Việt Nam. 1.1.1.1. Hàm sản xuất và những nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế Lý thuyết tăng trưởng kinh tế có liên quan đến sự tăng trưởng của GDP thực tế. (Gross Domestic Product – GDP: tổng sản phẩm quốc nội). Những yếu tố kinh tế trực tiếp sản xuất ra GDP thực tế là những yếu tố đầu vào. Hàm sản xuất: là mối quan hệ thường được trình bày theo kiểu đại số học, cho thấy có thể sản xuất bao nhiêu đầu ra bằng một số lượng nhất định các yếu tố đầu vào. Nói cách khác, hàm sản xuất thể hiện suất sinh lợi theo quy mô không đổi. Câu hỏi đặt ra là: có thể sản xuất ra bao nhiêu GDP thực tế (Y) trong một thời gian nhất định? Điều này tùy thuộc vào tổng lượng có sẵn để sử dụng của hai yếu tố đầu vào chủ yếu là vốn (K), lao động (L) và vào tác động của đầu ra theo yếu tố đầu vào bình quân có sẵn để sử dụng còn được gọi là A (yếu tố tăng trưởng tự định). Mối quan hệ giữa Y, A, K và L được biểu thị bằng Hàm sản xuất dạng tổng quát sau: Y = AF (K,L) (1) Trong đó, tổng sản phẩm quốc dân (Y) được sản xuất từ lao động (L) và vốn (K). Ở đây có một giả thiết cụ thể là F(K,L) (thể hiện sản lượng được sản xuất từ L và K trong thời kỳ đầu) tăng lên A lần nhờ tiến bộ công nghệ. Hàm sản xuất cũng có thể được thể hiện dưới dạng: “hàm sản xuất Cobb – Douglas”(4) (4) Hàm sản xuất mang tên Cobb – giáo sư toán học ở Amherst, và Paul H. Douglas – giáo sư kinh tế học ở đại học Tổng Hợp Chicago (sau đó là Thượng Nghị Sĩ Mỹ), và được trình bày trong một cuốn sách do Paul H. Douglas viết, The Theory of Wages ( New York: Macmillan, 1934). Dạng tổng quát như sau: Y = A KαL1-α (2) 9
  17. Phương trình (2) nói lên rằng GDP thực tế bằng yếu tố tăng trưởng tự định (A) nhân với chỉ số vốn (K) và lao động (L). Các trọng lượng α và 1-α biểu thị mức co dãn (hay tỷ lệ phần trăm ứng đối) của GDP thực tế theo sự gia tăng của một trong hai yếu tố này. Tính co dãn được hiểu là tỷ lệ phần trăm thay đổi trong một biến số ứng với bao nhiêu phần trăm thay đổi trong một biến số khác. Trên thực tế, chúng ta thấy rằng sự tăng trưởng của mức sống không phải tùy thuộc vào tổng số GDP thực tế mà phụ thuộc vào GDP thực tế bình quân đầu người. GDP thực tế bình quân đầu người được biểu thị là GDP thực tế (Y) chia cho tổng số lao động đầu vào (L), tức là Y/L. Vì vậy, hàm sản xuất (1) được viết như sau: Y/L =Af(K/L) (3) Mối quan hệ quan trọng này nói lên rằng quả thật có hai nguồn gốc tăng trưởng của mức sống (GDP thực tế bình quân đầu người (Y/L)). Đó là yếu tố tăng trưởng tự định (A), và tỷ số của vốn với lao động đầu vào (K/L). (Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả coi “ người” và “việc làm” là những từ đồng nghĩa, bỏ qua những thay đổi trong tỷ số của số việc làm với số dân để đơn giản hóa việc tính toán). Đến đây, một vấn đề nảy sinh là phương trình (3) không lý giải được những khác biệt hiển nhiên giữa nước này với nước khác hay giữa thời gian này so với thời gian khác vì nó không cho biết tại sao hai nguồn gốc tăng trưởng ấy lại khác nhau giữa các nước so với nhau hay giữa các thời gian lịch sử khác nhau. Chúng ta sẽ tìm hiểu những yếu tố quy định sự tăng trưởng của vốn bình quân đầu người (K/L) thông qua mối quan hệ cơ bản giữa tiết kiệm và đầu tư mà Solow đã đề cập đến trong mô hình tăng trưởng của ông. 1.1.1.2. Mối quan hệ giữa tiết kiệm và sự tăng trưởng của vốn Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu xem sự tăng trưởng trong K/L có liên quan như thế nào với tổng mức tiết kiệm quốc dân. Mối quan hệ này là quan trọng vì nó biểu thị sự liên quan giữa chính sách tài chính của chính phủ và sự tăng trưởng trong thời gian dài của đầu ra bình quân đầu người. Khái niệm mức tiết 10
  18. kiệm (S), yếu tố quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, không phải là số tiết kiệm của các hộ gia đình mà là tổng mức tiết kiệm quốc dân, bao gồm số tiết kiệm của các hộ gia đình, của các công ty và của chính phủ (số thặng dư ngân sách chính phủ). Khi chính phủ có ngân sách thâm hụt thì thâm hụt ấy là một thành tố âm của tổng mức tiết kiệm quốc dân, được bù đắp bằng một phần số tiết kiệm dương của các hộ gia đình và các công ty trong cả nước. Giả định rằng trong nền kinh tế đóng thì tổng mức tiết kiệm quốc dân (S) bằng tổng mức đầu tư trong nước (I). S = I (4) Để xác định mối quan hệ giữa sự tăng trưởng trong số vốn với số đầu tư và do đó với tổng mức tiết kiệm quốc dân (S), ta chia tổng đầu tư trong nước (I) thành hai phần: Phần đầu tư ròng (In) - đây là phần tạo ra sự tăng trưởng trong vốn, và phần đầu tư thay thế (D) - phần này được dùng để thay thế số vốn cũ đã hư hỏng hay đã trở nên lỗi thời. I = In +D (5) Đầu tư ròng chỉ là sự thay đổi trong kho vốn từ thời gian này sang thời gian sau. Nếu ký hiệu sự thay đổi trong kho vốn là:  K, ta có: In =  K (6) Phần đầu tư thay thế được giả định là một phân số cố định (mức hao mòn “d” của kho vốn K). Ta có: D = ∂K (7) Thay (6), (7) và (5) vào (4), ta được phương trình mô tả mối quan hệ giữa mức tiết kiệm quốc dân (S) và mức tăng trưởng trong kho vốn (  K), đó là: S =  K + ∂K (8) Đưa mức thay đổi của vốn (  K/K) vào phương trình (8) ta sẽ được phương trình sau: K .K .K S= + ∂K = ( +∂) K (9) K K 11
  19. Phương trình (9) cho thấy mức tiết kiệm quốc dân bằng tổng mức đầu tư, tổng mức đầu tư này đến lượt nó bằng mức tăng trưởng của vốn cộng với mức hao mòn nhân K với kho vốn. Rõ ràng là mức tiết kiệm quốc dân và mức tăng của vốn ( ) có mối K liên hệ mật thiết với nhau. Điểm trung tâm trong công trình phân tích của Solow là tư tưởng về một trạng thái đều đều. Một trạng thái đều đều là một tình hình trong đó đầu ra và vốn đầu vào tăng theo những mức giống nhau, hàm ý một tỷ số không thay đổi của đầu ra với vốn đầu vào. Trong trường hợp đơn giản nhất, khi không có sự tăng trưởng trong A (yếu tố tăng trưởng tự định), trạng thái đều đều xuất hiện khi mức tăng trưởng của Y và K đều bằng mức tăng trong L, hàm ý rằng các tỷ số Y/L và K/L là không thay đổi. Ký hiệu các mức tăng trưởng bằng các chữ cái nhỏ, ta có: y = Y/L: S k = K/L l: mức tăng trưởng của lao động đầu vào Do đó điều kiện để có một trạng thái đều đều, trong đó số vốn bình quân đầu người (K/L) không thay đổi, có thể được viết một cách đơn giản là: k = l (10) Phương trình (9) được viết lại như sau: S = (l+ ∂) K (11) Phương trình (11) nói lên rằng một trạng thái đều đều đòi hỏi tổng mức tiết kiệm (S) phải bằng mức “đầu tư ở trạng thái đều đều”, mức này là lượng đầu tư làm cho kho vốn tăng theo mức tăng của số dân trong khi chấp nhận sự hao mòn của vốn (∂K). 12
  20. Chúng ta định nghĩa lại tổng mức tiết kiệm quốc dân (S) là tỷ số tiết kiệm quốc dân với đầu ra (s = S/Y) nhân với đầu ra rồi chia cả hai vế của phương trình (11) cho K, ta được phương trình sau: Y s = l + ∂ (12) K Phương trình (12) cho thấy số tiết kiệm tính theo đơn vị vốn phải bằng tổng của mức tăng dân số và mức mất giá, mức này đến lượt nó là lượng đầu tư ở trạng thái đều đều tính theo đơn vị vốn. Solow đã kết hợp chặt chẽ hàm sản xuất tính theo đầu người của phương trình (3) với mối quan hệ tiết kiệm - đầu tư trong phương trình (12) bằng cách nhân cả hai vế của phương trình (12) với K rồi chia cả hai về của phương trình này cho L: Y K s ( ) = (l + ∂) (13) L L Vế trái của phương trình(13) là tổng mức tiết kiệm quốc dân bình quân đầu người, vế phải là lượng mức đầu tư ở trạng thái đều đều bình quân đầu người, tức là lượng đầu tư cần thiết để trang bị cho mỗi thành viên mới trong số dân một sốvốn bình quân đầu người giống y như của số dân hiện tại, và để thay thế cho số vốn đã hư hỏng hay lỗi thời. Vì sức sinh lợi giảm dần trong hàm sản xuất, tỷ số của Y với K không phải là không thay đổi nhưng trở thành ngày càng thấp hơn khi vốn được tích tụ nhiều hơn. Nếu vế trái và vế phải của phương trình (13) không bằng nhau ngay từ đầu thì vốn bình quân đầu người sẽ tự động tăng lên hay co lại cho đến khi chúng bằng nhau và trạng thái đều đều được hình thành. Câu hỏi đặt ra là vốn bình quân đầu người sẽ tăng lên hay co lại là bao nhiêu? Điều này được lý giải như sau: Mức thay đổi trong vốn bình quân đầu người là (∂K/L), mức này là số tiết kiệm bình quân đầu người còn lại sau khi bù khấu hao và trang bị cho mỗi thành viên mới của số dân bằng mức vốn bình quân đầu người hiện tại. Xuất phát từ phương trình (9), giải để tìm ∂K, chia cả hai vế cho K, sau đó đặt S là sY, ta có: 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2