Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ở Việt Nam – Nghiên cứu qua kênh tín dụng
lượt xem 8
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua kênh tín dụng bằng cách sử dụng mô hình SVAR cho nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2005-2015. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ở Việt Nam – Nghiên cứu qua kênh tín dụng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------ HOÀNG THỊ THÙY VY CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM – NGHIÊN CỨU QUA KÊNH TÍN DỤNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------ HOÀNG THỊ THÙY VY CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM – NGHIÊN CỨU QUA KÊNH TÍN DỤNG Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân Hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Kinh Tế với đề tài “Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ở Việt Nam – Nghiên cứu qua kênh tín dụng” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về nội dung tôi đã trình bày trong luận văn này. TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2017 Tác giả Hoàng Thị Thùy Vy
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................................ i MỤC LỤC .................................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH................................................................................................................... ix TÓM TẮT ĐỀ TÀI .................................................................................................................... x CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ................................................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài ................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................2 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................2 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................3 1.4 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................3 1.5 Ý nghĩa của luận văn ..........................................................................................3 1.6 Bố cục bài nghiên cứu ........................................................................................4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TRƯỚC ĐÂY. ......................................................................................... 6 2.1 Chính sách tiền tệ ...............................................................................................6 2.1.1 Khái niệm chính sách tiền tệ ..............................................................................6 2.1.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ ..........................................................................6 2.1.3 Công cụ của chính sách tiền tệ: ..........................................................................6
- 2.1.4 Các quy tắc chính sách tiền tệ ............................................................................7 2.2 Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ..................................................................8 2.2.1 Khái niệm ...........................................................................................................8 2.2.2 Kênh tỷ giá hối đoái ...........................................................................................9 2.2.3 Kênh lãi suất .......................................................................................................9 2.2.4 Kênh giá tài sản ................................................................................................10 2.2.5 Kênh tín dụng ...................................................................................................10 2.2.5.1 Kênh cho vay của ngân hàng.................................................................................... 10 2.2.5.2 Kênh bảng cân đối kế toán ........................................................................................ 11 2.2.5.3 Kênh bảng cân đối kế toán của hộ gia đình .......................................................... 11 2.2.5.4 Điều kiện tồn tại của kênh tín dụng trong cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ...................................................................................................................... 12 2.2.5.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến kênh tín dụng trong cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ .......................................................................................................................................... 12 2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây............................................................13 2.3.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài ...........................................................................14 2.3.2 Các nghiên cứu trong nước ..............................................................................19 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 26 3.1 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................26 3.1.1 Kiểm định tính dừng .........................................................................................26 3.1.2 Mô hình nghiên cứu..........................................................................................27 3.1.2.1 Tóm lược mô hình SVAR ......................................................................................... 27 3.1.2.2 Phản ứng xung .............................................................................................................. 31 3.1.2.3 Phân rã phương sai ...................................................................................................... 31
- 3.2 Dữ liệu nghiên cứu ...........................................................................................32 3.3 Tiến trình thực hiện và giả thiết nghiên cứu.....................................................34 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 37 4.1 Phân tích tổng quan chuỗi dữ liệu ....................................................................37 4.2 Kết quả kiểm định tính dừng và bậc dừng .......................................................38 4.3 Lựa chọn độ trễ tối ưu và mô hình phù hợp .....................................................39 4.4 Kết quả ước lượng ma trận A0 của mô hình .....................................................41 4.5 Phân tích phản ứng xung ..................................................................................42 4.6 Phân rã phương sai ...........................................................................................49 4.7 Phân tích kiểm định Robustness .......................................................................55 4.8 Thảo luận kết quả nghiên cứu ..........................................................................56 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ..................................................................................................... 62 5.1 Kết luận ............................................................................................................62 5.2 Những gợi ý chính sách ....................................................................................62 5.3 Hạn chế của bài nghiên cứu..............................................................................64 5.4 Hướng phát triển của đề tài ..............................................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 66 PHỤ LỤC .................................................................................................................................... 71
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADF : Augmented Dickey-Fuller AIC : Akaike Information Criterion CPI : Consumer Price Index CSTT : Chính Sách Tiền Tệ DF : Dickey-Fuller DSGE : Dynamic Stochastic General Equilibrium ECM : Error Correction Model EGARCH : Exponential Generalized Autoregressive Conditional Heteroscedastic FED : Federal Reserve Systen FEVD : Forecast Error Variance Decomposition FPE : Final Prediction error GDP : Gross Domestic Product GMM : General Method of Moments GSO : General Statistics Office Of Viet Nam HQIC : Hanna-Quinn Information Criterion IMF : International Monetary Fund IRFs : Impulse Responses Functions LR : Sequential modified LR test statistic MPTM : Monetary Policy Transmission Mechanism OLS : Ordinary Least Squares
- PP : Phillips-Perron SBIC : Schwarz information criterion SVAR : Structural Vector autoregression TTCK : Thị Trường Chứng Khoán UIPC : Uncovered Interest Parity Condition VAR : Vector autoregression VECM : Vector Error Correction Model WTI : West Texas Intermediate WTO : World Trade Organization
- DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2. 1: Tóm lược một số nghiên cứu điển hình trên thế giới có liên quan đến đề tài ...............................................................................................................................17 Bảng 2. 2: Tóm lược một số nghiên cứu điển hình trong nước có liên quan đến đề tài ...............................................................................................................................24 Bảng 3. 1: Mô tả nguồn dữ liệu nghiên cứu của các biến .........................................33 Bảng 4. 1: Thống kê mô tả các biến ..........................................................................37 Bảng 4. 2: Tương quan giữa các biến .......................................................................38 Bảng 4. 3: Kiểm định tính dừng và bậc dừng ...........................................................39 Bảng 4. 4: Kết quả kiểm định độ trễ tối ưu ...............................................................40 Bảng 4. 5: Kết quả ước lượng ma trận A0 .................................................................41 Bảng 4. 6: Phân rã phương sai tỷ giá danh nghĩa......................................................49 Bảng 4. 7: Phân rã phương sai lãi suất ......................................................................50 Bảng 4. 8: Phân rã phương sai cung tiền...................................................................51 Bảng 4. 9: Phân rã phương sai tín dụng ....................................................................52 Bảng 4. 10: Phân rã phương sai sản lượng................................................................53 Bảng 4. 11: Phân rã phương sai chỉ số giá tiêu dùng ................................................54 Bảng 4. 12: Các loại puzzle phổ biến trong các tài liệu nghiên cứu thực nghiệm ....58
- DANH MỤC HÌNH Trang Hình 4. 1: Kiểm định tính ổn định của mô hình với độ trễ là 1 ................................40 Hình 4. 2: Các phản ứng xung đối với cú sốc lãi suất. .............................................44 Hình 4. 3: Các phản ứng xung đối với cú sốc tín dụng .............................................45 Hình 4. 4: Các phản ứng xung đối với cú sốc giá dầu ..............................................47 Hình 4. 5: Các lần điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Ngân Hàng Trung Ương .... 59
- TÓM TẮT ĐỀ TÀI Trong xu hướng phát triển của nền kinh tế hội nhập, chính sách tiền tệ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia. Là một trong những chính sách vĩ mô thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Với cách nhìn tổng quan về cơ chế tác động mà chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến nền kinh tế, có nhiều thảo luận về sự tồn tại của các kênh: tỷ giá, lãi suất, giá tài sản và đặc biệt là kênh tín dụng- một kênh được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây. Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua kênh tín dụng. Với mong muốn thực hiện một nghiên cứu tương tự thông qua việc sử dụng mô hình cấu trúc tự hồi quy vector (SVAR) để phân tích, tác giả thực hiện đề tài: “Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ở Việt Nam: Nghiên cứu qua kênh tín dụng” để làm luận văn tốt nghiệp cao học ngành tài chính doanh nghiệp của mình. Với một tập hợp mẫu gồm các quan sát theo tháng của hai nhóm biến ngoại sinh và nội sinh bao gồm: giá dầu quốc tế, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) nước ngoài, lãi suất, cung tiền, tỷ giá hối đoái danh nghĩa, sản lượng, tín dụng của ngân hàng, và chỉ số giá cả từ tháng 01/2005 đến tháng 12/2015 để làm dữ liệu cho toàn bộ bài nghiên cứu. Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng được phân tích bằng cách sử dụng mô hình SVAR và các kiểm định liên quan để đo lường tính vững của mô hình. Bài nghiên cứu này đã tìm thấy rằng cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua kênh tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến các mức giá cả trong nước. Bên cạnh đó, Ngân Hàng Trung Ương đóng một vai trò ổn định trong việc thực hiện các biện pháp gia tăng cung tiền để đáp ứng với cú sốc tăng tín dụng trong nền kinh tế. Các cú sốc từ bên ngoài cũng có ý nghĩa quan trọng đối với các biến vĩ mô và đặc biệt là tín dụng trong nước Từ khóa: Tín dụng, chính sách tiền tệ, VAR cấu trúc.
- CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Lý do chọn đề tài Vai trò quan trọng của tín dụng trong hoạt động kinh tế đã được nhấn mạnh trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2010. Tín dụng ngân hàng chính là yếu tố nội sinh cho quá trình thực hiện chính sách tiền tệ (Lown & Morgan 2002) và kết nối với nền kinh tế thực phụ thuộc vào mức độ thâm nhập tài chính của một nền kinh tế. Vai trò của việc mở rộng tín dụng là làm cho ngành ngân hàng trở thành nguồn trở ngại tài chính tiềm ẩn trong cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ (Gambacorta & Marques – Ibanez 2011). Tín dụng là một biến số kinh tế vĩ mô quan trọng làm tăng hoạt động kinh tế thực và thường được xem xét thông qua kênh cho vay truyền thống. Ngược lại, tín dụng cũng phụ thuộc vào mức độ hoạt động kinh tế. Chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến ngành tài chính và thông qua đó đã ảnh hưởng đến sản xuất thực. Với quy mô, sự phát triển của ngành tài chính, kết hợp với sản xuất thực có thể xác định sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ tới nền kinh tế. Trong một đánh giá toàn diện về cấu trúc của ngành tài chính và chính sách tiền tệ của các quốc gia với các nhóm thu nhập khác nhau, Montiel và cộng sự (2010) cho thấy rằng kênh cho vay có thể sẽ chiếm ưu thế hơn đối với các nước có thu nhập thấp. Do đó, bài nghiên cứu này tiến hành điều tra các quan sát cùng với các quy tắc thực nghiệm của cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ và thị trường tín dụng của Việt Nam như là một ví dụ về một quốc gia đang phát triển mới nổi. Việc thực hiện thành công một quan điểm chính sách tiền tệ thì phụ thuộc vào nhận thức đúng đắn của người làm chính sách về các kênh truyền dẫn hoạt động trong nền kinh tế. Chính vì vậy, tác giả quyết định thực hiện đề tài “Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ở Việt Nam: Nghiên cứu qua kênh tín dụng” làm đề tài khóa luận. Tác giả thực hiện đề tài dựa trên khuôn khổ mô hình SVAR của một nền kinh tế tổng hợp
- có đặc điểm đặc trưng của quốc gia, nhằm cung cấp bằng chứng đáng tin cậy về sự tồn tại của kênh tín dụng ở Việt Nam mà các tài liệu trước đây dường như đã bỏ qua. Đây cũng là phương pháp mà tác giả Sadia Afrin (2016) đã sử dụng để phân tích tác động của tín dụng và cú sốc chính sách tiền tệ đối với giá cả, nền kinh tế thực với sự nhấn mạnh đặc biệt về kênh tín dụng. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua kênh tín dụng bằng cách sử dụng mô hình SVAR cho nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2005-2015. Tức là trả lời cho hai câu hỏi nghiên cứu chính: Thứ nhất, các cú sốc chính sách tiền tệ ảnh hưởng như thế nào đến tín dụng ngân hàng (kênh cho vay), giá cả tổng thể và các biến khác trong nền kinh tế Việt Nam? Thứ hai, Ngân Hàng Trung Ương và nền kinh tế phản ứng như thế nào với cú sốc tín dụng? Ngoài việc tìm ra câu trả lời cho hai câu hỏi trên, mô hình còn phân tích các phản ứng của nền kinh tế đối với các cú sốc bên ngoài cụ thể là giá dầu thế giới. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Bài viết tập trung làm sáng tỏ cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ và kênh tín dụng tại Việt Nam trong giai đoạn 01/2005 – 12/2015. Để làm sáng tỏ sự tác động của các cú sốc chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến các biến thực khác thông qua kênh tín dụng, tác giả tập trung nghiên cứu vào các biến số: Giá dầu quốc tế (opw) Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của các nước đối tác nhập khẩu lớn của Việt Nam (pw) Lãi suất danh nghĩa ngắn hạn (i) Cung tiền trong nước M2 (m)
- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương (neer) Sản lượng (y) Tín dụng (cho vay của ngân hàng) (cr) Giá cả trong nước (p) 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu Để thuận tiện cho quá trình thực hiện bài nghiên cứu, tác giả đã giới hạn phạm vi nghiên cứu lại như sau: Chọn dữ liệu của các biến số trong bài nghiên cứu là dữ liệu theo tháng, bao gồm 132 quan sát, bắt đầu từ 01/2005 đến 12/2015. Tác giả chọn mốc thời điểm 01/2005 làm mốc dữ liệu thu thập để thực hiện bài nghiên cứu. Vì lúc này, nước ta bắt đầu áp dụng thi hành Quyết định 1452/2004/QĐ- NHNN về giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối. Đây là thời điểm mà thị trường ngoại hối được mở rộng các loại hình giao dịch hối đoái, mở ra cánh cửa mới trên con đường hội nhập khu vực. Do đó với khoảng thời gian này, bài nghiên cứu sẽ xác thực hơn. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Tác giả đã sử dụng các nghiên cứu trước đây trên thế giới và trong nước làm nền tảng lý thuyết và sử dụng mô hình SVAR cùng các phương pháp xác định nhằm nghiên cứu cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ và kênh tín dụng trong các nghiên cứu trước để vận dụng trong bài nghiên cứu của mình. Phần mềm được dùng để ước lượng mô hình SVAR là phần mềm Eview 9.5. Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng thêm Excel để hỗ trợ cho việc xử lý số liệu. 1.5 Ý nghĩa của luận văn Về mặt học thuật, trên cơ sở hệ thống hóa, tổng quan các lý thuyết và tài liệu liên quan trước đây, vận dụng mô hình ứng dụng trên thế giới đã đưa ra trong khi xác định mô hình SVAR cho Việt Nam.
- Thứ nhất, nghiên cứu này góp phần vào tài liệu về chính sách tiền tệ đối với các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi một cách tổng quát, bằng cách kiểm tra cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ của nền kinh tế bán nhỏ mở tại Việt Nam. Đặc biệt, nghiên cứu kênh tín dụng và vai trò của kênh tín dụng trong nền kinh tế. Thứ hai, sự phát hiện thông qua mô hình trong bài nghiên cứu trong khoảng cấu trúc đệ quy tự do của các bất thường thực nghiệm như các output puzzle, liquidity puzzle, price puzzle, exchange rate puzzle mà một số nghiên cứu trước đây đã gặp phải khi sử dụng SVAR đệ quy. Về mặt thực tiễn, bài nghiên cứu cung cấp một bằng chứng thực nghiệm về cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua kênh tín dụng, các yếu tố tác động đến kênh tín dụng tại một nền kinh tế đang phát triển. Đem lại nhiều hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, nhà đầu tư và các chủ thể có liên quan trong nền kinh tế, làm nguồn tài liệu tham khảo và cái nhìn rõ hơn ở thị trường Việt Nam. 1.6 Bố cục bài nghiên cứu Ngoài phần tóm tắt, tài liệu tham khảo và phụ lục, bố cục của luận văn sẽ bao gồm năm chương với cấu trúc như sau: Chương 1: Giới thiệu đề tài. Trong chương này tác giả làm rõ lý do thực hiện đề tài, mục tiêu, các vấn đề cần nghiên cứu, phạm vi, đối tượng, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và bố cục bài nghiên cứu. Chương 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm trước đây. Ở chương này, tác giả hệ thống một số lý thuyết nền tảng và các nghiên cứu trước đây của các nhà nghiên cứu trên thế giới và trong nước. Dựa trên cơ sở những bằng chứng thực nghiệm này, tác giả xây dựng chương phương pháp nghiên cứu và thực hiện kiểm định với dữ liệu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Trình bày mô hình nghiên cứu thực nghiệm, các giả định, mô tả các biến được sử dụng, làm rõ cách thức thu thập và xử lý dữ liệu.
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Tác giả trình bày các kết quả kiểm định của đề tài cho thị trường Việt Nam mà tác giả phát hiện được và thảo luận các kết quả nhận được. Chương 5: Kết luận. Cụ thể là tác giả đã tóm tắt đưa ra kết luận chung cho toàn bộ nội dung luận văn, đề xuất một số kiến nghị, đồng thời xác định những điểm hạn chế của đề tài để tiếp tục hoàn thiện những điểm này trong các nghiên cứu tiếp theo.
- CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TRƯỚC ĐÂY. 2.1 Chính sách tiền tệ 2.1.1 Khái niệm chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô mà trong đó Ngân Hàng Trung Ương thông qua các công cụ của mình thực hiện việc kiểm soát và điều tiết khối lượng tiền cung ứng, nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra (Trương Mộc Lâm, 2013). 2.1.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ hầu như được thống nhất ở các quốc gia. Xuất phát từ sự điều chỉnh lượng tiền cung ứng nhằm đạt được các mục tiêu, trước hết là ổn định giá trị tiền tệ, trên cơ sở đó, góp phần tăng trưởng kinh tế và giải quyết công ăn việc làm (giảm thất nghiệp). Mục tiêu trung gian được Ngân Hàng Trung Ương lựa chọn là tổng khối lượng tiền cung ứng (M1,M2,M3) hoặc mức lãi suất thị trường (ngắn và dài hạn) để thông qua đó nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ. Mục tiêu hoạt động bao gồm: Tổng lượng dự trữ (dự trữ bắt buộc), lãi suất liên ngân hàng, lãi suất chiết khấu, lãi suất tái chiết khấu của Ngân Hàng Trung Ương. Đây là những biến số nằm giữa công cụ của chính sách tiền tệ và mục tiêu trung gian. 2.1.3 Công cụ của chính sách tiền tệ Công cụ của chính sách tiền tệ là các hoạt động được thực hiện trực tiếp bởi Ngân Hàng Trung Ương, nhằm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến lượng tiền trong lưu thông và lãi suất, từ đó đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ. Ngân Hàng Trung Ương sử dụng hai nhóm công cụ Chính sách tiền tệ đó là nhóm công cụ trực tiếp (hành chính) và nhóm công cụ gián tiếp (thị trường) (Nguyễn Văn Tiến, 2011).
- Công cụ trực tiếp tác động trực tiếp vào khối lượng tiền trong lưu thông, được các nước áp dụng phổ biến nhất là hạn mức tín dụng. Nhóm công cụ gián tiếp bao gồm dự trữ bắt buộc, chính sách tái cấp vốn (chính sách lãi suất, chính sách chiết khấu); nghiệp vụ thị trường mở, được Ngân Hàng Trung Ương sử dụng thông qua cơ chế thị trường để tác động đến mục tiêu của chính sách tiền tệ. 2.1.4 Các quy tắc chính sách tiền tệ Theo Phạm Thế Anh (2008), các quy tắc chính sách tiền tệ được Ngân Hàng Trung Ương sử dụng phổ biến ở các nước gồm: Đặt mục tiêu cho cung tiền: Được ủng hộ rộng rãi bởi các nhà kinh tế rằng cung tiền là nguyên nhân chính gây ra các biến động của nền kinh tế. Ngân Hàng Trung Ương sẽ ấn định mức tăng trưởng cung tiền hàng năm ở mức thấp và ổn định nhằm duy trì sự ổn định của sản lượng, việc làm và giá cả. Tuy nhiên, quy tắc chính sách tiền tệ này không phải là quy tắc tối ưu theo như quan điểm của các nhà kinh tế. Bời vì sự ổn định của cung tiền chỉ có thể giúp ổn định tổng cầu nếu như tốc độ lưu chuyển của tiền là không thay đổi. Nhiều cú sốc kinh tế gây ra sự thay đổi của cầu tiền là do tốc độ lưu chuyển. Tăng trưởng cung tiền cần được điều chỉnh linh hoạt và phù hợp. Đặt mục tiêu cho GDP danh nghĩa: Ngân Hàng Trung Ương sẽ công bố mức mục tiêu của GDP danh nghĩa (GDP tính theo giá hiện hành). Nếu GDP danh nghĩa thấp hơn mức GDP mục tiêu, Ngân Hàng Trung Ương sẽ tăng cung tiền nhằm kích thích tổng cầu và ngược lại. Bởi vì mục tiêu GDP danh nghĩa cho phép các chính sách tiền tệ phản ứng với những thay đổi của tốc độ lưu chuyển tiền tệ cho nên hầu hết các nhà kinh tế cho rằng có thể mang lại sự ổn định về sản lượng và giá cả tốt hơn so với các quy tắc của các nhà kinh tế tiền tệ. Đặt mục tiêu cho mức giá: Với quy tắc này, Ngân Hàng Trung Ương sẽ công bố mức lãi suất mục tiêu đối với tỉ lệ lạm phát và điều chỉnh cung tiền, khi lạm phát
- thực tế lệch khỏi tỉ lệ lạm phát mục tiêu. Giống với như quy tắc mục tiêu GDP danh nghĩa, quy tắc này cũng giúp nền kinh tế trung hòa được các cú sốc về cầu tiền. Quy tắc mục tiêu mức giá có tính minh bạch đối với công chúng. Quy tắc Taylor: Được đề xuất bởi nhà kinh tế học John – Taylor, ông cho rằng Ngân Hàng Trung Ương sẽ điều chỉnh cung tiền và lãi suất bất cứ khi nào lạm phát lệch khỏi mức lạm phát mục tiêu hoặc tỉ lệ thất nghiệp lệch khỏi mức thất nghiệp tự nhiên, GDP lệch khỏi mức GDP tiềm năng. Bởi vì mối quan hệ ngược chiều giữa lạm phát và thất nghiệp khi điều chỉnh tiền tệ cho nên điều quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách là phải kết hợp hài hòa được giữa hai mục tiêu này một cách đồng thời. Quy tắc này cũng quy định Ngân Hàng Trung Ương nên thay đổi lãi suất danh nghĩa ra sao để đáp ứng với các thay đổi của lạm phát, GDP hoặc các điều kiện kinh tế khác. 2.2 Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ 2.2.1 Khái niệm Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ (Monetary Policy Transmission Mechanism – MPTM) là quá trình từ thay đổi trong lãi suất (hoặc cung tiền) của cơ quan điều hành chính sách tiền tệ làm ảnh hưởng đến mức giá và sản lượng của nền kinh tế. Có thể thấy cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ là một quá trình mà sự thay đổi trong chính sách tiền tệ dẫn đến hàng loạt sự thay đổi khác trong các biến số của nền kinh tế như lãi suất, giá cả tài sản, chi tiêu, tiêu dùng, tỷ giá hối đoái, dòng tiền, khả năng cấp tín dụng của hệ thống Ngân Hàng Thương Mại và cuối cùng là hướng tới mục tiêu mức giá, sản lượng và thất nghiệp (Mishkin, 2004). Theo Mishkin (2004) dựa trên học thuyết của Keynes, các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ bao gồm các kênh chính như: tỷ giá, giá tài sản, lãi suất và kênh tín dụng. Từ đó, tác động đến sản lượng, thất nghiệp và lạm phát trong nền kinh tế.
- 2.2.2 Kênh tỷ giá hối đoái Tác động của tỷ giá hối đoái lên xuất khẩu ròng là một kênh truyền dẫn quan trọng của chính sách tiền tệ. Trong trường hợp Ngân Hàng Trung Ương thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, cung ngoại tệ tăng, lãi suất thực giảm, gây áp lực giảm giá lên đồng nội tệ. Tức là tỷ giá hối đoái theo phương pháp yết giá trực tiếp sẽ tăng. Do đồng nội tệ giảm giá nên giá cả hàng hóa trong nước sẽ rẻ hơn so với hàng hóa nước ngoài, làm cho nhập khẩu giảm, xuất khẩu tăng và cán cân thương mại được cải thiện theo hướng thặng dư. Điều này làm cho tổng cầu tăng dẫn đến làm tổng sản lượng tăng và ngược lại. M tăng ⇒ ir giảm ⇒ E tăng ⇒ XK tăng ⇒ Y tăng 2.2.3 Kênh lãi suất Khi Ngân Hàng Trung Ương thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng (tức là M tăng) sẽ làm cho lãi suất thực giảm. Điều này làm giảm chi phí vốn vay, tăng nhu cầu đầu tư vào vốn lưu động để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, gia tăng chi tiêu đầu tư. Do đó làm tăng tổng cầu và sản lượng Y trong nền kinh tế Mô hình IS – LM truyền thống của Keynes có thể được đặc trưng bởi hiệu ứng mở rộng tiền tệ như sau: M tăng ⇒ if giảm ⇒ I tăng ⇒ Y tăng Nếu lãi suất danh nghĩa chạm mức sàn zero trong suốt giai đoạn giảm phát, với lãi suất danh nghĩa bằng 0, khi cung tiền mở rộng (M tăng) làm gia tăng mức giá cả kỳ vọng (Pe tăng), dẫn đến lạm phát kỳ vọng tăng (𝜋e tăng), lãi suất thực giảm (if giảm), kích thích chi tiêu và do đó làm tăng sản lượng Y. Cụ thể được biểu diễn qua phương trình sau: M tăng ⇒ Pe tăng ⇒ 𝜋e tăng ⇒ ir giảm ⇒ I tăng ⇒ Y tăng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6
102 p | 184 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 233 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn