intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức tại TP.HCM đến 2025

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

56
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu hệ thống hóa lý luận và tìm hiểu kinh nghiệm phát triển CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức của một số nước và tỉnh thành ở Việt Nam. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm về thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức tại TP.HCM đến năm 2025; phân tích, đánh giá thực trạng phát triển CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức TP.HCM giai đoạn 2007-2015; đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức tại TP.HCM đến năm 2025.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức tại TP.HCM đến 2025

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NAM CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC TẠI TP.HCM ĐẾN NĂM 2025 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2016
  2. 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NAM CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC TẠI TP.HCM ĐẾN NĂM 2025 Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số : 60310102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH SƠN HÙNG Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2016
  3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên: Nguyễn Thị Phương Nam là học viên cao học khóa 24 chuyên ngành Kinh tế chính trị - Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Tôi xin cam đoan luận văn cao học với đề tài: “CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và nguồn trích dẫn rõ ràng, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Tác giả luận văn NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NAM
  4. 4 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU 1 Chương 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CNH, HĐH GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KTTT 9 1.1 Tổng quan lý luận và thực tiễn về CNH, HĐH, KTTT và sự cần thiết phải thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT 9 1.1.1. Tổng quan lý luận về CNH, HĐH, KTTT 9 1.1.1.1 Tổng quan về CNH 9 1.1.1.2 Tổng quan về HĐH 10 1.1.1.3. Tổng quan về kinh tế tri thức 13 1.1.1.4 Quan niệm về CNH, HĐH gắn liền với phát triển KTTT Việt Nam 15 1.2 Sự cần thiết phải đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT ở Việt Nam 18 1.2.1 Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT là cách thức để đất nước sớm thoát khỏi tình trạng lạc hậu 18 1.2.2 Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT là yêu cầu bắt buộc để tạo ra cơ sở vật chất-kỹ thuật của giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội 19 1.2.3 Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT bắt nguồn từ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn, đầy đủ hơn 20 1.2.4 Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT còn do tác động nhiều mặt của quá trình này đối với đời sống kinh tế, chính trị và xã hội 20
  5. 5 1.3 Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT trên phạm vi địa phương (tỉnh/thành phố) 21 1.3.1 Nội dung cơ bản CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT trên phạm vi địa phương (cấp tỉnh) 21 1.3.1.1 Lựa chọn việc trang bị công nghệ tiên tiến, hiện đại cho các ngành kinh tế 21 1.3.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng tri thức và giá trị gia tăng cao 22 1.3.1.3 Coi trọng việc gắn kết giữa nghiên cứu và triển khai 23 1.3.1.4 Coi trọng phát triển công nghệ thông tin (CNTT) 23 1.3.1.5 Kết hợp phát triển công nghệ nội sinh và công nghệ ngoại sinh 24 1.3.1.6 Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tri thức hóa 24 1.3.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT ở địa phương (cấp tỉnh) 25 1.3.2.1 Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên 25 1.3.2.2 Tiềm năng trí tuệ của nhân lực 26 1.3.2.3 Năng lực tạo lập nguồn vốn đầu tư phát triển 26 1.3.2.4 Trình độ phát triển khoa học-công nghệ 27 1.3.2.5 Giáo dục và đào tạo nhân lực cho phát triển KTTT 27 1.3.2.6 Độ mở cửa của nền kinh tế với thế giới 27 1.3.2.7 Hiệu lực quản lý nhà nước 28 1.4 Kinh nghiệm trong và ngoài nước về CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT 28 1.4.1 Kinh nghiệm một số nước 28 1.4.1.1 Kinh nghiệm CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT của Trung Quốc 28 1.4.1.2 Kinh nghiệm CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT của Hàn Quốc 29 1.4.2 Kinh nghiệp CNH, HĐH gắn với KTTT của một số địa phương trong nước 30 1.4.2.1 Kinh nghiệm của Thành phố Hà Nội 30
  6. 6 1.4.2.2 Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng 31 1.4.3 Bài học kinh nghiệm để TP.HCM có thể tham khảo 31 Tóm tắt chương 1 32 Chương 2 - THỰC TRẠNG CNH, HĐH GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KTTT Ở TP.HCM, GIAI ĐOẠN 2007-2015 33 2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội đối với CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT ở TP.HCM 33 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 33 2.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội 34 2.2 Quá trình thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT ở TP.HCM, giai đoạn 2007-2015 35 2.2.1 Đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT ở TP.HCM 35 2.2.2 Thực trạng thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT tại TP.HCM 36 2.2.2.1 Trang bị khoa học-công nghệ tiên tiến, hiện đại cho các ngành kinh tế 36 2.2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tích cực 39 2.2.2.3 Phát triển công nghệ thông tin (CNTT) - truyền thông 43 2.2.2.4 Phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến tại TP.HCM 46 2.2.2.5 Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tri thức hóa 50 2.3 Đánh giá thực trạng thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT ở TP.HCM 53 2.3.1. Những kết quả đạt được 53 2.3.2 Những hạn chế, bấp cập trong quá trình thực hiện CNH, HĐH gắn với KTTT ở TP.HCM thời gian qua và nguyên nhân 56 2.3.2.1 Những hạn chế và bất cập 56 2.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế trên 59 Tóm tắt Chương 2 61
  7. 7 Chương 3 - PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN CNH, HĐH GẮN VỚI KTTT Ở TP.HCM 63 3.1 Dự báo và phương hướng thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT TP.HCM đến năm 2025 63 3.1.1 Dự báo tình hình thế giới và trong nước có ảnh hưởng đến việc thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT ở TP.HCM 63 3.1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT ở TP.HCM đến 2025 63 3.1.2.1 Mục tiêu phát triển 63 3.1.2.2 Nhiệm vụ chủ yếu trong thời gian tới 64 3.1.2.3 Dự báo triển vọng CNH, HĐH gắn với KTTT đạt được vào năm 2020, tầm nhìn 2025 65 3.1.3 Phương hướng thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT ở TP.HCM đến 2025 67 3.1.3.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng hiện đại 67 3.1.3.2 Phát triển khoa học và công nghệ hiện đại 68 3.1.3.3 Phát triển nguồn nhân lực, tạo nền tảng và động lực cho CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT 69 3.1.3.4 Thúc đẩy phát triển và hoàn thiện khu công nghệ cao hiện có 69 3.2 Các giải pháp chủ yếu thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT ở TP.HCM 70 3.2.1 Tăng cường dự báo, quản lý quá trình thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển TKTTT 70 3.2.1.1 Nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về tầm quan trọng và nội dung đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT 70 3.2.1.2 Nâng cao chất lượng và coi trọng tính thiết thực của công tác định hướng phát triển 71 3.2.1.3 Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp và phát huy vai trò của hệ thống chính trị 72
  8. 8 3.2.2 Khai thác, phát triển và sử dụng các nguồn lực 74 3.2.2.1 Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực 74 3.2.2.2 Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT 76 3.2.2.3 Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học- công nghệ 77 3.2.2.4 Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), kinh doanh sản phẩm mới, công nghệ mới 80 3.2.2.5 Mở rộng thị trường để thu hút và phát huy các nguồn lực đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT 81 3.2.2.6 Mở rộng quan hệ đối ngoại 82 3.2.2.7 Ứng phó và khắc phục hậu quả các sự cố môi trường 83 Tóm tắt Chương 3 84 KẾT LUẬN 85 Danh mục tài liệu tham khảo Danh mục các website
  9. 9 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Stt Từ viết tắt Viết đầy đủ 1 CDCCKT chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2 CNH, HĐH công nghiệp hóa, hiện đại hóa 3 CNTT công nghệ thông tin 4 CNSH công nghệ sinh học 5 CNXH Chủ nghĩa xã hội 6 DNVVN doanh nghiệp vừa và nhỏ 7 KCN khu công nghiệp 8 KCX khu chế xuất 9 KH-CN khoa học và công nghệ 10 KHXH khoa học xã hội 11 KTTT kinh tế tri thức 12 QLNN quản lý nhà nước 13 TP.HCM, Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh 10 UNDP Chương trình phát triển Liên hiệp quốc 15 WB World Bank – Ngân hàng Thế giới 16 XHCN Xã hội chủ nghĩa
  10. 10 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1 – Chỉ số công nghiệp hóa của Việt Nam 12 Bảng 2.1 – Cơ cấu kinh tế ngành TP.HCM, giai đoạn 2007-2015 39 Bảng 2.2 - Cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp và xây dựng, giai đoạn 2007-2015 41 Bảng 2.3 – Giá trị sản xuất công nghiệp (giá hiện hành) phân theo ngành công nghiệp, năm 2007-2015 41 Bảng 2.4 - Cơ cấu kinh tế ngành Nông nghiệp-lâm-thủy sản, giai đoạn 2007-2015 42 Bảng 2.5 - Cơ cấu kinh tế ngành Dịch vụ giai đoạn 2007-2015 43 Bảng 2.6 - Cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động ở TP.HCM, giai đoạn 2007-2015 50 Bảng 2.7 Lao động và cơ cấu lao động theo ngành, giai đoạn 2007-2015 51 Bảng 2.8 Cơ cấu lao động một số ngành, giai đoạn 2007-2015 (%) 52 Bảng 2.9 Tốc độ tăng trưởng kinh tế Thành phố giai đoạn 2007-2015 54 Bảng 3.1 Dự báo cơ cấu GRDP theo ngành và tăng trưởng kinh tế, giai đoạn 2015-2025 66
  11. 11 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 – Cơ cấu kinh tế ngành TP.HCM năm 2007 39 Biểu đồ 2.2 – Cơ cấu kinh tế ngành TP.HCM năm 2015 40 Biểu đồ 2.3 – Tăng trưởng kinh tế TP.HCM 55
  12. 12 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) là con đường tất yếu mà các nước phải trải qua trong quá trình phát triển để trở thành nền kinh tế hiện đại. Đến nay, có nhiều quốc gia hoàn thành công nghiệp hóa và đang tiến vào nền kinh tế hiện đại theo hướng phát triển nền kinh tế tri thức. Đối với nước ta, quá trình CNH, HĐH được thực hiện từ những năm 60 của thế kỷ XX. Đến nay, đường lối CNH, HĐH hóa đất nước có những điều chỉnh cơ bản theo hướng gắn với phát triển kinh tế tri thức, cụ thể: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã ghi vào văn kiện luận điểm quan trọng về phát triển kinh tế tri thức (KTTT) với tư cách là một yếu tố mới cấu thành đường lối CNH, HĐH đất nước. Đại hội XI, Đảng xác định: “Thực hiện CNH, HĐH đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên, môi trường…”. Đến Đại hội XII, Đảng tiếp tục khẳng định: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tới là tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mô hình CNH, HĐH trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế gắn với phát triển kinh tế tri thức, lấy khoa học, công nghệ, tri thức và nguồn nhân lực chất lượng cao làm động lực chủ yếu”. Đây là chủ trương đúng đắn, thể hiện sự nhất quán, tư duy mới và quyết tâm chính trị của Đảng về phát triển nền kinh tế ở nước ta hiện nay. TP.HCM là địa phương đã phát huy tính năng động, sáng tạo đi đầu cả nước về phát triển kinh tế, thực hiện CNH, HĐH, nhất là phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng khoa học công nghệ cao, hiện đại, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, bảo vệ tốt môi trường; đi đầu trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả phát triển kinh tế, trong cạnh tranh và hội nhập kinh tế với thế giới. Tuy nhiên, trước yêu cầu đến năm 2020 “phấn đấu sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại1”, quá trình CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Thành phố HCM nói riêng vẫn đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Đó là: Tăng trưởng kinh tế vẫn dựa chủ yếu vào tài 1 Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016, Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần XII.
  13. 13 nguyên thiên nhiên và sử dụng nhiều lao động, ít kỹ năng, chưa dựa nhiều vào tri thức, khoa học và công nghệ. Trình độ khoa học công nghệ của nhiều doanh nghiệp còn lạc hậu, chi phí sản xuất cao, chất lượng sản phẩm thấp; nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của Thành phố. Do vậy quá trình CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Thành phố còn nhiều vấn đề cần được giải quyết. Để góp phần vào giải quyết vấn đề trên, tôi chọn vấn đề: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức tại TP.HCM đến 2025” làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Tổng quan lịch sử các đề tài nghiên cứu có liên quan Vấn đề CNH, HĐH và phát triển KTTT đã có nhiều công trình trong và ngoài nước nghiên cứu ở nhiều giác độ khác nhau, như những công trình dưới đây. 2.1 Những công trình nghiên cứu liên quan đến CNH, HĐH Nguyễn Văn Hoàn, 2003. Chính sách nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam - Thực trạng và giải pháp. Tác giả nêu cao vai trò của chính sách nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ cao đáp ứng yêu cầu CNH, HÐH. Ðánh giá thực trạng chính sách nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ cao của Việt Nam giai đoạn 1991-2002. Ðề xuất những vấn đề cần điều chỉnh chính sách nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ cao của Việt Nam đến năm 2020. Lê Ðăng Doanh, 2007. Cơ sở khoa học hình thành đồng bộ hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW. Đề tài trình bày cơ sở khoa học và kinh nghiệm quốc tế hình thành đồng bộ chính sách kinh tế vĩ mô. Nêu một số bài học thực tiễn ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay: cơ sở khoa học, thực tiễn, kết quả. Ðề xuất hình thành đồng bộ các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Lê Đình Tiến, 2011. Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước nhằm nâng cao hoạt động của khoa học xã hội trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giới thiệu cơ sở lý luận của đổi mới cơ chế quản lý nhà nước (QLNN) về
  14. 14 khoa học xã hội (KHXH). Trình bày hiện trạng cơ chế QLNN về KHXH giai đoạn 2001-2010. Trình bày những cải tiến, hạn chế, nguyên nhân và bài học của cơ chế QLNN về KHXH giai đoạn 2001-2010. Đề xuất phương hướng đổi mới cơ chế QLNN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của KHXH giai đoạn 2011-2020. Trần Thị Tuyết Mai, 2014. Lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2020. Trình bày cơ sở lý luận, phương pháp luận nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Ðề xuất nội dung, phương pháp nghiên cứu xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH - HÐH đến năm 2020. Nguyễn Văn Hòa, 2004. Nâng tầm tư tưởng và trí tuệ của Ðảng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ðánh giá thực trạng tầm tư tưởng và tầm trí tuệ của Ðảng và những yêu cầu đối với lãnh đạo của Ðảng trong sự nghiệp CNH, HÐH đất nước. Ðề xuất một số giải pháp nhằm nâng tầm tư tưởng và trí tuệ của Ðảng. Hoàng Thái Triển, 2005. Nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay. Luận án tiến sĩ. Phân tích vai trò nhân tố con người trong sự nghiệp CNH, HĐH và giải pháp về con người trong thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta. Nguyễn Bắc Sơn, 2005. Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Luận án tiến sĩ kinh tế. Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ công chức Việt Nam hiện nay đặc biệt đi sâu vào đội ngũ cán bộ công chức quản lí nhà nước. Phân tích tìm ra nguyên nhân dẫn tới những hạn chế về chất lượng của đội ngũ công chức, đề xuất những quan điểm, phương hướng, giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lí nhà nước. 2.2 Những công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển KTTT Phạm Ðắp, 2010. Con người Việt Nam với kỹ thuật và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa hướng tới nền kinh tế tri thức. Giới thiệu cơ sở lý
  15. 15 thuyết nghiên cứu con người Việt Nam công nghiệp. Xác định chỉ số trình độ công nghệ của con người Việt Nam công nghiệp qua điều tra thực trạng và đánh giá trình độ công nghệ sản xuất công nghiệp, chỉ số trình độ đào tạo, tác phong và tư duy công nghiệp của con người Việt Nam, chỉ số trình độ tiêu chuẩn hóa trong sản xuất công nghiệp của con người Việt Nam công nghiệp. Phạm Văn Quý, 2005. Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa. Luận án tiến sĩ. Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở Việt Nam. Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trần Thị Như Quỳnh, 2011. Công nhân trí thức ở thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, luận án tiến sĩ. Phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển của công nhân trí thức ở thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó xác định quan điểm cơ bản và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển công nhân trí thức đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phan Thanh Tâm, 2000. Các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Luận án tiến sĩ kinh tế. Trình bày luận cứ khoa học về vai trò quyết định của nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội. Đưa ra các chỉ tiêu đánh giá chất lượng trí lực của nguồn nhân lực. Đánh giá chất lượng và hạn chế của nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay và phân tích các nguyên nhân tạo ra các hạn chế đó, làm rõ sự bức xúc phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đặt vấn đề nâng cao chất lượng đó thông qua cải thiện chất lượng về giáo dục, đào tạo. Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay. Vương Phương Hoa, 2014. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng. Luận án tiến sĩ kinh tế - Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả làm nổi bật mối quan hệ giữa CNH, HĐH và kinh tế
  16. 16 tri thức tại Đà Nẵng và những giải pháp thúc đẩy CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức. Ngoài ra, phải kể đến một số tác giả nghiên cứu về KTTT, như Đặng Hữu, 2001, Kinh tế tri thức, thời cơ và thách thức đối với Việt Nam, Nxb Văn hóa, Hà Nội. Vũ Đình Cự - Trần Xuân Sầm (2006), Lực lượng sản xuất mới và kinh tế tri thức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Kế Tuấn (2004), Phát triển kinh tế tri thức, đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trần Văn Tùng (2001), Nền kinh tế tri thức và yêu cầu đổi mới giáo dục Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội. Trần Cao Sơn (2004), Môi trường xã hội nền kinh tế tri thức – những nguyên lý cơ bản, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Trần Đình Thêm và Trần Đức Ba (2011), Kinh tế tri thức và khoa học, công nghệ cao, Nxb Thanh Niên. Nguyễn Thanh Tuyền, Đào Duy Huân, Lương Minh Cừ (2005), Hướng đến nền kinh tế tri thức Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội. Đặng Mộng Lân (2002), Kinh tế tri thức, những khái niệm và vấn đề cơ bản, Nxb Thanh Niên, Hà Nội. Lê Thị Ngân (2005), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế tri thức ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ. Nguyễn Thị Ngọc Hương, Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, Luận án tiến sĩ. Những công trình nghiên cứu trên đề cập đến nền kinh tế tri thức Việt Nam về các vấn đề chính sau: quá trình hình thành, phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam, thực trạng xã hội Việt Nam trên con đường đến kinh tế tri thức và đề xuất các biện pháp chủ yếu đảm bảo xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam. Một số bài viết về chủ đề CNH, HĐH và vấn đề kinh tế tri thức được đăng tạp chí chuyên ngành: Bùi Quang Bình, 2014. Mô hình tăng trưởng kinh tế và việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế Việt Nam. TC Kinh tế & Phát triển, số 200 tr.25-37; Nguyễn Hồng Sơn, Trần Quang Tuyến, 2014. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam: Tiêu chí và mức độ hoàn thành. Những vấn đề Kinh tế & Chính trị Thế giới, số 5 tr.30-44; Hoàng Thị Thu Hường, 2014. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Chính sách - Cuộc sống. TC Kinh tế và Dự báo, số 8 tr.3-5; Phạm Thị
  17. 17 Thanh Hồng, 2014. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa vào mạng sản xuất quốc tế. TC Nghiên cứu Kinh tế, số 8 tr.3-13; Nguyễn Xuân Cường, 2014. Chính sách quản lý đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. TC Tài nguyên & Môi trường, số 17 tr.8-9; Ninh Thị Thu Thủy, 2013. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa. TC Khoa học & Công nghệ Đại học Đà Nẵng, số 11 tr.82-87; Trần Khánh Hưng, 2013. Giải pháp thúc đẩy sự gắn kết giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lao động xã hội trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Nghiên cứu Kinh tế. – số. 07. -tr. 12-19; Vũ Đức Khiển, 2013. Tìm hiểu về thực trạng đội ngũ trí thức thành phố Hồ Chí Minh trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Phát triển nhân lực. Số 2. -tr. 11-19; Nguyễn Minh Quang, 2013. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý sử dụng đất đai, phát huy nguồn lực đất đai phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tài nguyên & Môi trường. Số 24. -tr. 4-7; Thảo Hà, 2012. Công nghệ mới đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; Lê Thành Ý, 2012. Công nghệ thông tin-hạ tầng của hạ tầng quốc gia trong công nghiệp hóa hiện đại hóa. Khoa học Công nghệ Môi trường, số 7 tr.4-9; Vũ Văn Phúc, 2012. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển nhanh, bền vững ở nước ta hiện nay. Nghiên cứu Kinh tế, số 3 tr.3-13; Lê Quốc Lý, 2012. Một số kinh nghiệm trong công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta. TC Thương mại, số 33 tr.6-10; Nguyễn Tiệp, Lê Xuân Cử. Một số vấn đề nâng cao chất lượng lao động chuyên môn kỹ thuật trình độ cao đáp ứng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nghiên cứu Kinh tế, số 12 tr.46-52; Nguyễn Đình Phan, 2012. Nâng cao chất lượng giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa. TC Kinh tế & Phát triển, số 182 tr.73-77; Nội dung những bài báo trên tập trung về những nhân tố tác động đến phát triển CNH, HĐH cùng với các giải pháp, như phát triển nguồn nhân lực, lực lượng lao động trí thức, nâng cao giáo dục đào tào, thu hút vốn FDI, nâng cao trình độ lao động chuyên môn kỹ thuật, dạy nghề và kinh tế tri thức phục vụ cho quá trình CNH HĐH ở nước ta nói chung.
  18. 18 Bên cạnh nghiên cứu về CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT trên phạm vi cả nước, đã có không ít công trình đề cập ở phạm vi địa phương cấp tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Nhưng cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu đánh giá sâu sắc và toàn diện về CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức tại TP.HCM giai đoạn 2007-2015 theo phương diện kinh tế chính trị. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa lý luận và tìm hiểu kinh nghiệm phát triển CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức của một số nước và tỉnh thành ở Việt Nam. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm về thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức tại TP.HCM đến năm 2025; - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức TP.HCM giai đoạn 2007-2015; - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức tại TP.HCM đến năm 2025. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức thành phố Hồ Chí Minh. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: được giới hạn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để nghiên cứu về thực trạng và đề xuất giải pháp thúc đẩy CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức. + Về thời gian: Phân tích đánh giá thực trạng CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức tại TP.HCM từ 2007 đến 2015. Dự báo, đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu thúc đẩy CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức đến năm 2025. 5. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận của luận văn là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành kinh tế chính trị, gồm: Phương pháp phân tích tổng hợp; Phương pháp thống kê, mô tả; Phương pháp trừu tượng hóa, phương pháp logic lịch sử và phương pháp so sánh để nghiên cứu.
  19. 19 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: - Phương pháp phân tích tổng hợp tìm ra các mối quan hệ nhằm luận giải các vấn đề liên quan CNH, HĐH và kinh tế tri thức. - Phương pháp thống kê, mô tả, so sánh đối chiếu các số liệu thứ cấp để đưa ra cái nhìn tổng quát từ đó đánh giá thực trạng CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức của địa bàn cấp tỉnh trong thời gian nghiên cứu. Từ đó rút ra những kết quả tích cực và tiêu cực của CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức và nguyên nhân của nó. Nguồn tài liệu nghiên cứu từ các tư liệu thống kê, điều tra kinh tế xã hội của Cục thống kê Thành phố; số liệu các ngành, các cấp của thành phố. Văn kiện Đại hội Đảng CSVN; Các Nghị quyết của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh,… 6. Ý nghĩa nghiên cứu Đề tài góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ vấn đề lý luận chung về công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và sự cần thiết thực hiện vấn đề này ở TP.HCM; những nhân tố ảnh hưởng đến CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT. Luận văn góp phần vào việc nâng cao nhận thức về vai trò to lớn và lâu dài CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT của cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng. Đề xuất khai thác các giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT ở TP.HCM trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các đơn vị, cơ quan nghiên cứu và hoạch định chính sách về CNH, HĐH và KTTT. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT. - Chương 2: Thực trạng CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT tại TP.HCM giai đoạn 2007-2015. - Chương 3: Phương hướng, giải pháp chủ yếu thúc đẩy CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT ở TP.HCM đến năm 2025.
  20. 20 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CNH, HĐH GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KTTT 1.1. Tổng quan lý luận và thực tiễn về CNH, HĐH, KTTT và sự cần thiết phải thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT 1.1.1. Tổng quan lý luận về CNH, HĐH, KTTT 1.1.1.1 Tổng quan về CNH Quá trình công nghiệp hóa bắt đầu từ nửa cuối thế kỷ 18 tại Anh với cuộc cách mạng công nghiệp (1770-1780), khoảng 50 năm sau lan sang Pháp, Bỉ (1820-1830) và chuyển sang Mỹ, Đức với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (1870-1880), sau đó tới Nhật, Nga khoảng 1890. Các nước khác ở châu Âu tiếp nối tiến hành vào thời gian sau đó. Sau chiến tranh thế giới lần hai, nhiều nước thuộc Thế giới thứ ba tiến hành quá trình này với chiến lược riêng của mình. Hướng đi cơ bản là tìm cách khắc phục những nhược điểm của công nghiệp hóa cổ điển, rút ngắn thời gian, tránh tác hại đến môi trường. Tính đến nay, một số nước đã thực hiện CNH rút ngắn thành công, trở thành nước công nghiệp và công nghiệp mới (NICs). Do thời điểm lịch sử tiến hành CNH ở các nước không giống nhau nên có những khái niệm khác nhau về CNH. Ở giai đoạn các nước đi đầu về CNH như Anh, Pháp… vào cuối thế kỷ XVIII, CNH được hiểu là “quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc, quá trình chuyển nền kinh tế từ nông nghiệp là chủ yếu lên công nghiệp”. Đến cuối thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra với quy mô và thành quả lớn hơn nhiều so với cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Lúc này con người đã sản xuất ra động cơ điện vào năm 1872, sản xuất ra động cơ đốt trong vào năm 1883, sản xuất ra kim loại màu và các hóa phẩm tổng hợp. Quan niệm CNH lúc này gắn với điện khí hóa, hóa học hóa và cơ giới hóa. Sau chiến tranh thế giới lần hai, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra với sự phát triển vượt bậc và có tính đột phá của khoa học công nghệ. Nhận thức về CNH còn là quá trình tự động hóa và phát triển các công nghệ chất
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2