intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá hiệu quả về kinh tế - Xã hội và môi trường khi sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn trên địa bàn huyện Giồng Riềng - Huỳnh Văn Thắng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

27
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu về hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của hình thức hợp tác thông qua mô hình cánh đồng lớn ở huyện Giồng Riềng nhằm đề xuất các gợi ý chính sách nâng cao hiệu quả của mô hình cánh đồng lớn. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá hiệu quả về kinh tế - Xã hội và môi trường khi sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn trên địa bàn huyện Giồng Riềng - Huỳnh Văn Thắng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HUỲNH VĂN THẲNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VỀ KINH TẾ -XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG KHI SẢN XUẤT LÚA THEO MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG LỚN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG RIỀNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HUỲNH VĂN THẲNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG KHI SẢN XUẤT LÚA THEO MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNGLỚN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG RIỀNG Chuyên ngành:quản lý kinh tế Mã số:60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẨN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐINH PHI HỔ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu thu nhập đảm bảo tính khách quan,các nguồn trích dẫn được chú thích nguồn gốc rỏ ràng,trung thực.Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan này. TP.Hồ Chí Minh - năm 2017 Học viên thực hiện Huỳnh Văn Thẳng
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TÓM TẮT CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1.1 Lý do chọn đề tài: ................................................................................................................ 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................ 3 1.2.1 Mục tiêu chung: ................................................................................................................ 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................................. 4 1.3 Đối tượng nghiên cứu: ………………………………………………. ................................ 4 1.4 Phạm vi nghiên cứu:…………………………………………………. ................................ 4 1.4.1 Không gian:………………………………………………………… .............................. 5 1.4.2 Thời gian: …………………………………………………………… ............................. 5 1.5 Phương pháp nghiên cứu:…………………………………………… ................................. 5 1.6 Ý nghĩa của luận văn:………………………………………………… ............................... 5 1.7 Kết cấu của luận văn:…………………………………………………................................ 6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN .............................................................................................................................. 6 2.1 khái niệm cánh đồng lớn ..................................................................................................... 6 2.2 Lý thuyết kinh tế học về tăng trưởng và phát triển nông nghiệp ......................................... 8 2.2.1 Lý thuyết của Robert S.P và Daniel L.R (1989 .................................................................. 8
  5. 2.2.2 Lý thuyết về chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp:……... ................................ 7 2.3 Kinh nghiệm sản xuất Nông nghiệp theo mô hình liên kết của một số nước ..................... 8 2.3.1. Mô hình trồng rau ở Philipines ...................................................................................... 9 2.3.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản: ........................................................................................... 10 2.3.3. Kinh nghiệm của Indonesia ............................................................................................ 11 2.3.4 Kinh nghiệm từ mô hình cánh đồng lớn của Malaysia ................................................... 12 2.3.5 Kinh nghiệm từ liên kết ngành hàng của Thái Lan ......................................................... 13 2.4 Những vấn đề cơ bản về mô hình cánh đồng lớn ở Việt Nam ........................................... 15 2.4.1 Quan điểm của Lênin và Hồ Chí Minh về hợp tác trong sản xuất Nông nghiệp............ 15 2.4.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta ………………………….. ................................... 17 2.4.3 Tiêu chí xây dựng cánh đồng lớn:………………………………... ................................ 17 2.4.4 Kết quả thực hiện mô hình “Cánh đồng lớn” ở Việt Nam: ............................................ 17 2.5. Các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả trong mô hình cánh đồng lớn: .................................... 18 2.5.1. Ứng dụng công nghệ mới: ............................................................................................. 18 2.6 Các nghiên cứu có liên quan:............................................................ ................................. 19 CHƯƠNG 3:VỊ TRÍ ĐỊA LÝ,TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA THEO MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG LỚN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 21 3.1 Vị trí địa lý ......................................................................................................................... 21 3.2 Tình hình sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn của huyện Giồng Riềng ........................ 22 3.2.1. Quá trình xây dựng mô hình cánh đồng lớn ở Giồng Riềng: ……... ............................. 22 3.2.2 Phương thức liên kết trong cánh đồng lớn ở huyện Giồng Riêng: .............................. 24 3.2.3 Kết quả thực hiện mô hình cánh đồng lớn tại huyện Giồng Riềng: …. .......................... 25 4. phương pháp nghiên cứu……………………………………………… .............................. 30 4.1. Qui trình nghiên cứu: ………………………………………………. ............................... 30 4.2.Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................................ 31 4.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp: ………………………………………… ............................... 31
  6. 4.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp: …………………………………………… ............................. 31 4.2.3. Xác định mẫu nghiên cứu: ……………………………………….. ............................... 32 4.2.4 Phương pháp phân tích: ……………………………………………. ............................. 32 4.3. Các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường ....................................... 33 4.3.1. Hiệu quả kinh tế: …………………………………………………. .............................. 33 4.3.2. Hiệu quả về xã hội: ………………………………………………. ............................... 34 4.3.3. Hiệu quả về môi trường: ………………………………………… ................................ 34 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: …………………………… .................................. 35 4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu nông hộ sản xuất lúa trong và ngoài cánh đồng lớn: ................... 35 4.1.1 Giới thiệu mẫu nghiên cứu về nông hộ sản xuất lúa: …………….. ............................... 36 4.1.1.1 Thông tin nông hộ được khảo sát: ……………………………… ............................... 37 4.1.1.2. Tuổi và kinh nghiệm sản xuất lúa: …………………………….................................. 39 4.1.1.3. Trình độ học vấn của người được khảo sát: …………………… ............................... 39 4.1.1.4. Diện tích đất của nông hộ và thành viên trong gia đình: ……… ............................... 39 4.1.1.5. Lý do tham gia cánh đồng lớn của nông hộ: ……………………. ............................ 40 4.2 Kết quả nghiên cứu về nông hộ trong và ngoài cánh đồng lớn vụ lúa Ðông Xuân 2016 – 2017: ........................................................................................................................................ 41 4.2.1 Ứng dụng công nghệ mới: ……………………………………….. ............................... 41 ...................................................................................................................................................... 4.2.1.1. Giống lúa: …………………………………………………… … ............................. 42 4.2.1.2. Số lượng giống gieo sạ: ………………………………………... ............................... 42 4.2.1.3. Lượng phân hóa học: ………………………………………….. ................................ 42 4.2.1.4. Lượng thuốc hóa học: …………………………………………. ................................ 42 4.2.1.5. Lượng nước tưới vào ruộng: ....................................................................................... 43 4.2.2. Hiệu quả kinh tế: …………………………………………………. .............................. 43 4.2.2.1. Giá bán: ………………………………………………………… .............................. 44
  7. 4.2.2.2 Tổng chi phí: ……………………………………………………................................ 45 4.2.2.3.Giá thành: ……………………………………………………….. .............................. 49 4.2.2.4. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận (hiệu quả sử dụng đồng vốn): … ............................... 50 4.2.3. Hiệu quả mặt xã hội: ……………………………………………….............................. 51 4.2.3.1 Nâng cao thu nhập: ……………………………………………… .............................. 53 4.2.3.2. Giải quyết việc làm: ……………………………………………................................ 54 4.2.3.3. Ổn định cuộc sống: …………………………………………….. ............................... 54 4.2.4. Hiệu quả môi trường: ……………………………………………................................. 56 5.2.4.1. Tham gia tập huấn về bảo vệ môi trường: ……………………… .............................. 57 4.2.4.2. Xử lý chai lọ, bao bì sau khi phun xịt: …………………………................................ 57 4.2.4.3. Ý thức đảm bảo an toàn cho môi trýờng khi sử dụng thuốc: ….. ............................... 59 4.2.4.4. An toàn sức khỏe khi phun xịt thuốc bảo vệ thực vật: ………… ............................... 60 4.3 Thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện cánh đồng lớn tại huyện Giồng Riềng: ........ 60 4.3.1. Thuận lợi: …………………………………………………………. ............................. 61 4.3.2. Khó khăn: ………………………………………………………… .............................. 62 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: …………………… .................................. 63 5.1. Kết luận: ……………………………………………………………. .............................. 64 5.2. Khuyến nghị các giải pháp phát triển cánh đồng lớn huyện Giồng Riềng ........................ 65 5.2.1. Về phía Nhà nước: ……………………………………………….. ............................... 65 5.2.2. Về phía doanh nghiệp, công ty liên kết: …………………………. ............................... 67 5.2.3. Về phía nông dân: ………………………………………………… .............................. 69 5.3. Hạn chế và đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo: ………………….. ............................... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục A: Bảng câu hỏi Phụ lục B: Thông tin về nông hộ Phụ lục C: Kết quả kiểm định
  8. DANH MỤC HÌNH Hình 3.1 Bảng đồ hành chính tỉnh Kiên Giang Hình 3.2 Mô hình Cánh đồng lớn thuộc ấp Kinh Tắc, Hình 4.1 Lý do tham gia cánh đồng lớn Hình 4.2 Chi phí sản xuất lúa của nông hộ trong vụ lúa Ðông Xuân 2016 - 2017 Hình 4.3 Thu nhập ðối với cuộc sống của nông dân Hình 4.4 Hình thức bán lúa của nông dân
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Hiệu quả kinh tế từ các mô hình cánh đồng lớn trong vụ hè thu 2011 (số liệu từ 5 tỉnh ĐBSCL) vụ hè thu 2011 – đông xuân 2011-2012 ở các tỉnh phía Nam. Bảng 3.1 Diện tích tham gia cánh đồng lớn từ năm 2011 đến năm 2015 Bảng 3.2 So sánh giá thành sản xuất lúa trong và ngoài mô hình CĐL Bảng 3.3 Diện tích cánh đồng lớn của các huyện thuộc tỉnh Kiên Giang Bảng 4.1 Thông tin cơ bản về nông hộ Bảng 4.2 Chỉ tiêu ứng dụng công nghệ mới Bảng 4.3 Chỉ tiêu về giống lúa Bảng 4.4 Hiệu quả kinh tế của nông hộ trong vụ Ðông Xuân 2016 -2017. Bảng 4.5 Chi phí sản xuất lúa của nông hộ vụ Đông Xuân 2016 – 2017 Bảng 4.6 Hiệu quả sử dụng đồng vốn giữa 2 nhóm hộ Bảng 4.7 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả về xã hội trong sản xuất lúa Bảng 4.8 Ý thức của nông dân về bảo vệ môi trường Bảng 4.9 Ý thức của nông dân về an toàn sức khỏe khi phun xịt thuốc.
  10. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng việt CĐL Cánh đồng lớn ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long FF Farmer's Friend Bạn của nhà nông Global Good Thực hành nông nghiệp tốt toàn GLOBAL GAP Agricultural Practies cầu HTX Hợp tác xã Nông nghiệp và Phát triển nông NN-PTNT thôn THT Tổ hợp tác TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân Vietnamese Good Thực hành sản xuất nông nghiệp VietGap Agricultural Practise tốt Việt Nam VTNN Vật tư nông nghiệp
  11. TÓM TẮT Luận văn “Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của khi sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn trên địa bàn huyện Giong Riềng” nhằm phân tích, so sánh hiệu quả giữa các hộ sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn và các hộ sản xuất độc lập, từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả và nhân rộng mô hình này tại huyện Giồng Riềng.. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các nông hộ sản xuất lúa trong và ngoài cánh đồng lớn trên địa bàn nghiên cứu bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện với kích thước mẫu là 120, dữ liệu thu thập được tiến hành phân tích thống kê mô tả và phân tích các kiểm định thống kê để chứng minh sự khác biệt về hiệu quả giữa hai nhóm nông hộ với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 18.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nông hộ sản xuất lúa trong mô hình cánh đồng lớn đạt hiệu quả cao hơn nông hộ ngoài mô hình trên cả 3 khía cạnh: kinh tế - xã hội - môi trường. Về hiệu quả kinh tế, nông hộ trong cánh đồng lớn tiết kiệm được chi phí nhưng lợi nhuận đạt được lại cao hơn ngoài cánh đồng lớn. Về mặt xã hội, trung bình mỗi vụ lúa nông hộ trong cánh đồng lớn đã giải quyết được việc làm cho 2 lao động thuê và 2 lao động gia đình với mức thu nhập cao hơn sản xuất ngoài mô hình. Đồng thời, người dân yên tâm hơn về việc tiêu thụ sản phẩm làm ra vì đã có hợp đồng bao tiêu của các doanh nghiệp. Về khía cạnh môi trường, nông hộ trong cánh đồng lớn được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn nên sử dụng phân, thuốc hóa học hợp lý hơn và biết cánh xử lý các rác thải trong nông nghiệp tốt hơn giúp đảm bảo được độ phì của đất và giảm tác động xấu tới môi trường. Dựa vào kết quả nghiên cứu, luận văn đã đưa ra một số kiến nghị cho các hộ gia đình, các doanh nghiệp liên kết và chính quyền địa phương tham khảo để có những giải pháp cụ thể và khả thi nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo trên địa bàn huyện Giồng Riềng, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh, trật tự xã hội tại địa phương.
  12. 1 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài: Ở Việt Nam, vấn đề nông nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt trong việc giải quyết các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước, trong cơ cấu kinh tế quốc dân, hơn 80 % dân số ở nông thôn và 70% sống bằng nghề nông. Đối với nước ta, đặc điểm của một nước thuần nông về nông nghiệp, để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì phải gắn kết công nghiệp với nông nghiệp lấy nông nghiệp làm điểm xuất phát. Tuy nhiên, nhìn lại giai đoạn trước đây ( từ năm 1980 trở về trước) ruộng đất thì nhiều mà dân lại nghèo đói, cả nước không đủ lúa gạo để ăn phải nhận viện trợ từ Liên Xô cũ, sản xuất nông nghiệp trì trệ, đình đốn. Nguyên nhân là do tư duy kinh tế lúc bấy giờ nóng vội, chủ quan, duy ý chí không dựa vào thực tiễn. Nhìn nhận thực tiễn, xác định được mặt yếu kém trong đường lối, Đảng ta đã tạo ra bước đột phá lớn được xem là bước ngoặt trên con đường phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam, đó là chỉ thị 100 của Ban Bí thư (1981) và Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (1988) các tập đoàn sản xuất theo kiểu hợp xã nông nghiệp có sự chuyển biến mới. Người nông dân tiến hành kinh tế hộ, được làm chủ ruộng đất của mình và họ thực sự quan tâm đến kết quả sản xuất nông nghiệp, nhờ đó mà năng suất lúa tăng cao, vượt lên nhanh chóng. Chính nhờ có sự đổi mới về tư duy kinh tế, đổi mới về cơ chế, chính sách mà sản xuất nông nghiệp Việt Nam vươn lên trở thành một trong những nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới. Như trước đây năm 1990, sản lượng lúa của nước ta chỉ đạt 19,23 triệu tấn, đến năm 2014 sản lượng đạt 44,8 triệu tấn tăng 2% so với 44 triệu tấn năm 2013. Năng suất lúa từ 3,18 tấn/ha năm 1990 đến năm 2012 đạt 5,6 tấn/ha và đạt 7,8 tấn /ha năm 2014. (Trần Văn Đạt, 2015). Đảng và Nhà nước ta không ngừng đổi mới quan điểm, cơ chế chính sách về phát triển sản xuất nông nghiệp để làm cho nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững: thâm canh tăng vụ, hợp tác, liên kết sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, vào quy trình canh tác và chế biến sản phẩm... đặc biệt là chỉ thị 68- CT/TW ngày 24/5/1996 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII về khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác trong kinh tế nông nghiệp và thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai ở các tỉnh thành Nam bộ tháng 3/2011.
  13. 2 Trong tình hình gia nhập WTO, kinh tế trong nước gia nhập vào kinh tế thị trường thì những tác động của việc hội nhập đến nông dân sẽ được thể hiện rõ nét hơn. Người nông dân ngày càng quan tâm tới họ phải trồng cây gì? Chăm sóc như thế nào? Và bán cho ai? Những câu hỏi đó được đặt ra nhằm hướng đến mục tiêu sản xuất cái thị trường cần. Thế nhưng tất cả những điều đó chỉ là điều kiện cần trong sản xuất nông nghiệp hiện tại. Điều kiện đủ là cây trồng với chi phí thấp và bán được giá cao, chỉ có như vậy thì nông sản mới đủ sức cạnh tranh và đảm bảo lợi ích cho nông dân. Chỉ có khi nào làm được cả hai việc này, thì gạo của Việt Nam mới có thể cạnh tranh với các nước xuất khẩu gạo trên thế giới. Muốn sản xuất cái thị trường cần thì phải căn cứ vào nhu cầu thị hiếu, khuynh hướng tiêu dùng... Đồng thời, phải biết tạo sự đột phá, có những động thái kích cầu, khai phá thị trường tiềm ẩn. Những việc trên một vài người nông dân không thể làm được, cần có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa nhiều người nông dân với nhau, giữa nông dân với Nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học, với các ngân hàng, phải xây dựng thương hiệu gạo Việt có như vậy thì lúa gạo nước ta mới đủ sức cạnh tranh, tồn tại phát triển trên thị trường trong nước và thế giới. Nhà nước nên phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị và cánh đồng mẫu lớn là mắt xích của chuỗi giá trị cho ngành lúa gạo Việt Nam, đồng thời đây cũng là bước chuyển để thực hiện quan hệ sản xuất mới của nước ta trong thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhận thức rõ vấn đề trên, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh kiên Giang, cùng với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh phối hợp với Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật kiên Giang cùng với các sở ban ngành tiến hành xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn từ năm 2011 và đến nay gặt hái được nhiều thành công và được Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn triển khai áp dụng trên toàn quốc, với mục tiêu đem lại giải pháp toàn diện cho người nông dân và nền nông nghiệp Việt Nam. Khi tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn nông dân tiết kiệm được chi phí từ 10-20% so với ngoài mô hình do sử dụng giống xác nhận và thực hiện theo nguyên tắc 3 giảm 3 tăng và 1 phải 5 năm nên tiết kiệm được chi phí về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và lượng nước tưới, giá thành sản xuất giảm nên lợi nhuận của nông dân cũng tăng. Mô hình này đã thực hiện được chiến lược phát triển theo chuỗi giá trị, xây dựng vùng nguyên liệu, xây dựng thương hiệu riêng và đảm bảo về môi trường và chất lượng nông sản theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGap, đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần hình thành
  14. 3 mô hình khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ, sản xuất theo đơn đặt hàng chú trọng đến chất lượng, đáp ứng tốt nhu cầu xuất khẩu. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì mô hình hợp tác này vẫn còn nhiều bất cập: sự liên kết giữa các nhà chưa đồng bộ, nông dân vẫn chưa quen lắm với mô hình mới này... Nhằm nghiên cứu đánh giá thực trạng của mô hình hợp tác này để từ đó đề xuất những chính sách nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cho nông dân Giồng Riềng, đó là lý do tác giả chọn đề tài: Đánh giá hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường khi sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn trên địa bàn huyện Giồng Riềng làm luận văn. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1 Mục tiêu chung: Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của hình thức hợp tác thông qua mô hình cánh đồng lớn ở huyện Giồng Riềng nhằm đề xuất các gợi ý chính sách nâng cao hiệu quả của mô hình cánh đồng lớn. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: Đề tài đặt ra 03 mục tiêu cụ thể như sau: Mục tiêu thứ nhất: Phân tích những hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội và môi trường mà mô hình CĐL đem lại. Mục tiêu thứ hai: Xác định những bất cập những khó khăn còn tồn tại trong quá trình triển khai, nhân rộng mô hình. Mục tiêu thứ ba: Đề xuất những biện pháp, những giải pháp và những ý tưởng mới góp phần nâng cao hiệu quả của mô hình và giúp mô hình được triển khai nhanh hơn với phạm vi rộng hơn. Các vấn đề cần nghiên cứu: Đề tài được giải quyết khi 03 câu hỏi sau được trả lời: Câu hỏi 1: Xét về các khía cạnh như: kinh tế, xã hội và môi trường thi sản xuất lúa theo mô hình CĐL có hiệu quả hơn sản xuất độc lập theo kiểu truyền thống hay không? Hiệu quả như thế nào? Câu hỏi 2: Những khó khăn chưa được giải quyết khi triển khai và nhân rộng mô hình CĐL trên địa bàn huyện Giồng Riềng? Câu hỏi 3: Những biện pháp nào có thể khắc phục những khó khăn trên và góp phần nâng cao hiệu quả đưa mô hình CĐL nhân rộng trên toàn tỉnh và trên cả nước? 1.3 Đối tượng nghiên cứu:
  15. 4 Đối tượng nghiên cứu là một số hộ nông dân sản xuất lúa trên địa bàn huyện Giồng Riềng bao gồm cả những hộ sản xuất độc lập theo kiểu truyền thống và những hộ sản xuất theo mô hình CĐL. Những người được khảo sát là chủ hộ hoặc những người trực tiếp sản xuất lúa của hộ nông dân. 1.4 Phạm vi nghiên cứu: 1.4.1 Không gian: Đề tài chủ yếu nghiên cứu ở huyện Giồng Riềng với diện tích sản xuất lúa có nhiều hộ nông dân tham gia mô hình CĐL 1.4.2 Thời gian: Các số liệu thứ cấp và sơ cấp chủ yếu được thu thập trong thời gian sản xuất vụ lúa Đông – Xuân (2016 – 2017). 1.5 Phương pháp nghiên cứu: Dựa vào những cơ sở lý thuyết về kinh tế, tham khảo các mô hình nghiên cứu về phát triển nông nghiệp Việt Nam của một số nhà kinh tế. Kết hợp với quá trình nghiên cứu, khảo sát, thu thập, phân tích các hiệu quả của phạm vi nghiên cứu để củng cố cho cơ sở lý luận. Các số liệu, thống kê được thu thập thông qua việc khảo sát các đối tượng nghiên cứu từ đó tổng hợp, phân tích, so sánh từ đó đưa ra nhận định, đánh giá. Số hộ khảo sát là 120 theo tiêu chuẩn chọn hộ phù hợp, thuận tiện, trong đó có 65 hộ nông dân thực hiện sản xuất lúa theo mô hình CĐL (gọi tắt là các hộ trong CĐL) và 55 hộ nông dân thực hiện sản xuất độc lập theo kiểu truyền thống (gọi tắt là các hộ ngoài CĐL). Đề tài cũng đã lập ra các bản hỏi, phát phiếu điều tra khảo sát với từng đối tượng nghiên cứu để có số liệu thiết thực và chính xác nhất có thể. 1.6 Ý nghĩa của luận văn: Thông qua các khảo sát có trong đề tài chứng minh những hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường của việc chuyển đổi phương thức sản xuất lúa từ độc lập theo truyền thống sang tập trung theo mô hình CĐL của huyện Giồng Riềng, từ đó phát huy những điểm hiệu quả và phát hiện, khắc phục những hạn chế còn tồn tại của mô hình này. Đề tài là một trong những nguồn đáng tin cậy cung cấp số liệu sơ cấp về mô hình cánh đồng lớn trên địa bàn huyện Giồng Riềng để cho địa phương cũng như những nhà nghiên cứu tham khảo.
  16. 5 Bên cạnh đó đề tài còn cung cấp luận cứ khoa học mà chính quyền địa phương có thể tham khảo để định hướng, đưa ra các chính sách nhân rộng và phát triển mô hình cánh đồng lớn tại Huyện Giồng Riềng. 1.7 Kết cấu của luận văn: Luận văn gồm 05 chương với những nội dung như sau: Chương 1: Phần Mở đầu. Chương 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu có liên quan. Chương 3:Vị trí địa lý,tình hình sản xuất lúa theo mô hình canh đồng lớn và Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận, khuyến nghị.
  17. 6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN: 2.1 Khái niệm cánh đồng lớn : Xây dựng “Cánh đồng lớn” cũng là một giải pháp quan trọng lâu dài góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững được nêu trong Nghị quyết số 21/2011/QH13 ngày 26-11-2011 của Quốc hội (Nguyễn Trí Ngọc, 2012).“Cánh đồng lớn” là nông dân cùng nhau thực hiện sản xuất theo một qui trình chung trong tất cả các khâu từ sản xuất, quy trình kỹ thuật, quản lý sản xuất, thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm... Để làm được điều đó người nông dân phải tổ chức được “hành động tập thể” của họ với nhau theo từng cánh đồng lớn thay vì các hoạt động độc lập, riêng lẻ. Qui trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản và thương mại cho doanh nghiệp được thiết lập trên cơ sở yêu cầu của doanh nghiệp, thị trường về khối lượng cung ứng, chất lượng..., đây chính là các yếu tố để nông dân xây dựng hành động tập thể. Theo chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mô hình cánh đồng lớn là mô hình hợp tác, liên kết 4 nhà, trong đó các hình thức liên kết được thực hiện thông qua hợp đồng giữa các tổ chức, doanh nghiệp với hợp tác xã hoặc tổ hợp tác, thâm canh lúa hiệu quả, bền vững theo hướng GAP, tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu lúa hàng hóa xuất khẩu chất lượng cao. Điểm nhấn của chủ trương này là tạo ra sản phẩm chất lượng cao và giá trị cao dựa vào phương thức sản xuất quy mô lớn. Tiêu chí để được đánh giá là cánh đồng lớn, cần căn cứ vào 8 tiêu chí sau: (1). Phải có quy hoạch vùng sản xuất phù hợp với quy hoạch chung của địa phương; (2). Quy mô diện tích ít nhất là 100 ha trở lên; (3). Người dân tự nguyên tham gia sản xuất theo nhóm, tự giác và chủ động trong thực hiện mô hình; (4). Phải có doanh nghiệp tham gia hỗ trợ thuốc bảo vệ thực vật hay bao tiêu sản phẩm;
  18. 7 (5). Cơ quan quản lý chuyên ngành ở địa phương quan tâm, trực tiếp tổ chức và phối hợp với các đơn vị khác thực hiện; (6). Cam kết hỗ trợ về kỹ thuật và tổ chức sản xuất; (7). Nông dân phải tự giác ghi chép quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap; (8). Mô hình cánh đồng lớn phải có hiệu quả kinh tế hơn gieo cấy bình thường, đảm bảo nông dân có lãi từ cây lúa ít nhất là 40%. Mô hình “cánh đồng lớn”có thể đạt đến vùng sản xuất lúa theo VietGAP được chứng nhận tùy theo nhu cầu và sự phát triển của mô hình. 2.2 Các lý thuyết kinh tế học về tăng trưởng và phát triển nông nghiệp: 2.2.1 Lý thuyết lợi thế kinh tế theo quy mô của Robert S.P và Daniel L.R (1989): Hiệu suất tăng dần theo quy mô khi sản lượng tăng hơn hai lần trong khi các yếu tố đầu vào tăng gấp đôi. Điều này xảy ra khi quy mô sản xuất lớn hơn sẽ tạo điều kiện cho công nhân và nhà quản lý chuyên môn hóa các nhiệm vụ của họ và khai thác hiệu quả hơn các nguồn lực sử dụng trong quá trình sản xuất như đất đai, máy móc thiết bị và các phương tiện sản xuất khác. Sự hiện diện các doanh nghiệp có hiệu suất tăng dần theo quy mô sẽ có lợi thế kinh tế hơn là để nhiều đơn vị sản xuất nhỏ vì chi phí cho từng hộ cá nhân cho việc tổ chức sản xuất cùng một loại hàng hóa cao hơn. Điều này thể hiện rất rõ trên thực tế, với quy mô diện tích đất đai lớn hơn, hộ nông dân dễ dàng áp dụng cơ giới hóa, thủy lợi hóa cũng như việc tổ chức sản xuất hàng hóa có lợi thế hơn rất nhiều với hộ nông dân có diện tích đất nhỏ lẻ, manh mún. Chẳng hạn, chỉ cần 1 ca máy thì có thể cày xong 10 ha đất nhưng nếu hộ nông dân chỉ có 2 ha đất thì vẫn phải thuê 1 ca máy để cày đất (Võ Thị Thanh Hương, 2007). 2.2.2 Lý thuyết về chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp: Theo Alfred Marshall (1890), kiến thức là động lực mạnh mẽ nhất của sản xuất. Theo S.C Hsiesh (1963), kiến thức nông nghiệp của nông dân phụ thuộc vào mức độ họ tiếp cận với các hoạt động cộng đồng ở vùng nông thôn. C.R. Wharton (1963) cho rằng với tất cả các nguồn lực đầu vào giống nhau hai nông dân với sự khác nhau về trình độ kỹ thuật nông nghiệp sẽ có kết quả sản xuất khác nhau. Như vậy, nông dân phải có đủ kiến thức để kết hợp các nguồn lực thì sản xuất mới hiệu quả, nhất là các chủ trang trại với quy mô sản xuất lớn nếu không có kiến thức để kết hợp các nguồn
  19. 8 lực do tích lũy phát triển đã trở nên lớn và phức tạp thì không những không tận dụng được lợi thế kinh tế theo qui mô mà còn bị ảnh hưởng bởi hiện tượng hiệu suất kinh tế giảm dần theo quy mô (Đinh Phi Hổ, 2003). 2.3. Kinh nghiệm trong liên kết sản xuất nông nghiệp của một số nước: Trên thế giới, các nước không dùng khái niệm “cánh đồng lớn” mà có thể hiểu là các khu vực tập trung diện tích lớn, phát triển chuyên canh các loại cây trồng để đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, môi trường với việc áp dụng các công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại trong một hệ thống quản trị nhất định. Tiếp cận về cánh đồng lớn trên thế giới thường được thực hiện bắt đầu bằng xác định các tiêu chí mà thị trường yêu cầu hoặc chính phủ áp đặt như về chất lượng sản phẩm, môi trường, kỹ thuật canh tác, kế hoạch sản xuất, hệ thống quản trị…để làm cơ sở xây dựng hành động tập thể của liên kết ngang và liên kết dọc. Những cánh đồng lớn có thể ở một khu vực, vùng nhỏ, hoặc cả một lưu vực cho một sản phẩm chuyên môn hóa cao. Một số mô hình cánh đồng lớn đã được thực hiện tại các nước trên thế giới và đã đạt được những thành công nhất định như: mô hình sản xuất rượu nho ở Pháp, mô hình trồng rau ở Philipines, mô hình sản xuất lúa ở Malaysia (Trần Thị Sim, 2015). : 2.3.1. Mô hình trồng rau ở Philipines Mô hình trồng rau này được thực hiện bởi một tổ chức có tên gọi Normin Veggies. Đây là tổ chức của nông dân thành lập với mong muốn là nơi người nông dân có thể cất lên tiếng nói của mình, là nơi chia sẻ mối quan tâm, cơ hội cũng như hiểu biết về ngành sản xuất rau để có cơ hội gia tăng thu nhập và cũng là nơi đại diện để đối thoại với chính phủ và những tổ chức khác. Normin Veggies là tổ chức phi lợi nhuận, cung cấp dịch vụ cho những thành viên là những nông dân độc lập, hộ nông dân nhỏ, các quỹ phát triển, các trang trại, người cung cấp đầu vào và cung cấp dịch vụ, đơn vị thuộc chính quyền địa phương. Normin Veggies lập ra các nhóm làm thương mại cho từng sản phẩm (tổng cộng có 12 nhóm). Mỗi nhóm bao gồm khoảng 5-10 người, đứng đầu là một nông dân giỏi, có trách nhiệm lập kế hoạch marketing cho sản phẩm của khoảng 18 nông dân độc lập và 60 hộ nông dân nhỏ. Sự gắn kết của nông dân thể hiện ở cam kết cung cấp sản phẩm và thỏa thuận về khối lượng cung cấp, kế hoạch phân phối, tuân thủ theo chất lượng chung, thực hành sản xuất, quản lý thu hoạch và sau thu hoạch. Việc xây dựng các nhóm nhỏ nhằm mục tiêu xây dựng hệ thống quản lý chặt
  20. 9 chẽ trong đó yêu cầu các thành viên bảo vệ uy tín của nhóm trên thị trường để đưa ra chiến lược giúp nông dân phản ứng nhanh nhạy với thị trường và tiếp cận với thị trường có giá trị cao hơn, mang lại lợi ích như đạt tính kinh tế theo quy mô và khả nằng cung cấp sản phẩm với số lượng lớn và chi phí giao dịch nhỏ hơn; tiếp cận thị trường tốt, giao dịch với nhà cung cấp dịch vụ, liên kết có hiệu quả với chính phủ và tổ chức tư nhân. Các nhóm này được điều phối chung bởi Normincorp, một đơn vị có trách nhiệm kết nối các nhóm với thị trường. Normicorp thu phí tính trên giá trị sản phẩm được giao dịch để duy trì hoạt động. Normicorp tham gia giám sát để đảm bảo kế hoạch sản xuất đáp ứng được kế hoạch marketing, giám sát chất lượng sản phẩm, quản lý sau thu hoạch, và giám sát hoạt động phân loại, vận chuyển, thu gom… Trong mô hình này, chính phủ và các nhà tài trợ tư nhân hỗ trợ về tập huấn, công nghệ và phát triển sản phẩm, thị trường, cung cấp khoản tín dụng cho đầu tư vào công nghệ của Normin Veggies, cũng như các hỗ trợ nhằm duy trì khả năng đáp ứng thị trường nông dân và giữ vị thế trên thị trường. Bài học thành công của Normin Veggies là: - Hoạt động như một tổ chức hỗ trợ thành viên tiếp cận với những nguồn lực mà chỉ thành viên mới có được như đào tạo, nâng cấp kỹ thuật và hỗ trợ tiếp cận thị trường - Giao dịch minh bạch củng cố niềm tin, sự tin tưởng giữa các thành viên. - Sự chia sẻ giữa các thành viên về công nghệ, kiến thức, đóng gói và các kỹ năng khác để tham gia thị trường. - Khả năng thích ứng của Normin Veggies và Normincorp trước sự biến động của thị trường một cách khá linh hoạt. Đó là do sự liên lạc cởi mở và minh bạch giữa các thành viên. - Năng lực lãnh đạo của các cán bộ là nòng cốt trong việc xây dựng mô hình (Trần Thị Sim, 2015). 2.3.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản: Theo Phan Trọng An (2009), các hợp tác xã nông nghiệp đa chức năng của Nhật bản thường đảm đương các nhiệm vụ sau:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2