Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Điều hành chính sách tỷ giá góp phần cải thiện cán cân thương mại Việt Nam
lượt xem 3
download
Luận văn phân tích trạng thái cân bằng đối nội và đối ngoại của nền kinh tế Việt Nam thông qua mô hình Swan để xem ảnh hưởng của tỷ giá thực hiệu lực (REER) đối với các biến đội nội và đối ngoại. Dựa vào dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới và Việt Nam trong năm 2011, từ đó đề tài đưa ra các khuyến nghị về điều hành tỷ giá. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Điều hành chính sách tỷ giá góp phần cải thiện cán cân thương mại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM --------------- LÊ NGỌC TẤN ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ GÓP PHẦN CẢI THIỆN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Kinh tế Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS. TS. TRẦN HOÀNG NGÂN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2010
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ GÓP PHẦN CẢI THIỆN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM” là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân, được đúc kết từ quá trình học tập và nghiên cứu của tôi trong suốt thời gian qua. LÊ NGỌC TẤN
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH DANH MỤC PHỤ LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ 1.1 Vấn đề điều hành tỷ giá hối đoái ...............................................................................3 1.1.1 Khái niệm và mục tiêu của chính sách tỷ giá ...................................................3 1.1.2 Phá giá đồng tiền ...............................................................................................3 1.1.3 Ảnh hưởng của điều hành chính sách tỷ giá đến cán cân thương mại ..............5 1.2 Kinh nghiệm quốc tế trong việc sử dụng chính sách tỷ giá nhằm cải thiện cán cân thương mại ........................................................................................................................6 1.2.1 Nghiên cứu của quốc tế về phá giá .................................................................6 1.2.2 Nghiên cứu của quốc tế về hiệu quả phá giá...................................................7 1.2.3 Kinh nghiệm quốc tế trong việc sử dụng chính sách tỷ giá nhằm cải thiện cán cân thương mại .........................................................................................8 1.2.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ..............................................................14 1.3 Mô hình cân bằng trong nền kinh tế ........................................................................14 1.4 Khái quát tỷ giá thực hiệu lực (REER) ....................................................................17 1.5 Phương pháp tính tỷ giá thực hiệu lực .....................................................................18 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...............................................................................................19 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI NHẰM CẢI THIỆN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2.1 Thực tiễn điều hành tỷ giá hối đoái Việt Nam trong thời gian qua ..........................20
- 2.2 Phân tích, dự báo tỷ giá thực hiệu lực (REER) ở Việt Nam ....................................24 2.2.1 Cách tiếp cận tỷ giá mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước ................................24 2.2.2 Nghiên cứu tỷ giá hiệu lực từ năm 1999 – nay ...............................................25 2.2.3 Dự báo tỷ giá thực hiệu lực đến cuối năm 2010 .............................................31 2.2.4 Kiểm định tác động của tỷ giá đối với cán cân thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 1999 – 2010 dựa trên điều kiện của Marshall – Lerner .........33 2.3 Phân tích trạng thái cân bằng của nền kinh tế Việt Nam qua biểu đồ SWAN ........39 2.3.1 Phân tích cán cân kinh tế vĩ mô đối nội ..........................................................40 2.3.2 Phân tích cán cân kinh tế vĩ mô đối ngoại (cán cân tài khoản vãng lãi) .........45 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...............................................................................................52 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ GÓP PHẦN CẢI THIỆN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 3.1 Triển vọng kinh tế thế giới và Việt Nam 2011 .........................................................53 3.1.1 Triển vọng kinh tế thế giới ...............................................................................53 3.1.2 Triển vọng kinh tế Việt Nam ...........................................................................55 3.2 Định hướng chiến lược chính sách tỷ giá năm 2011 ................................................56 3.2.1 Khuyến nghị chính sách cân bằng kinh tế vĩ mô theo mô hình SWAN .........56 3.2.2 Khuyến nghị tỷ giá USD/VND cuối năm 2011 ..............................................59 3.3 Phá giá nhỏ, giải pháp tối ưu để tài trợ xuất khẩu và thâm hụt thương mại ở Việt Nam ..........................................................................................................................59 3.3.1 Phá giá nhỏ và hiện tượng Đô – la hóa nền kinh tế ........................................61 3.3.2 Phá giá nhỏ và khuynh hướng tiêu dùng.........................................................61 3.3.3 Phá giá nhỏ và phân phối lại thu nhập, vốn, lao động ....................................62 3.4 Phối hợp các chính sách để đạt được mục tiêu cân bằng khi phá giá nhỏ ...............63 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...............................................................................................64 KẾT LUẬN PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng phát triển Châu Á CPI Chỉ số giá tiêu dùng CNY Đồng nhân dân tệ ĐVT Đơn vị tính EB Cân bằng đối ngoại EIU Economist Intelligence Unit FETP Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright GDP Tổng sản phẩm Quốc nội IB Cân bằng đối nội IMF Quỹ tiền tệ quốc tế NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại N Nhập khẩu NEER Tỷ giá danh nghĩa đa phương REER Tỷ giá thực hiệu lực đa phương RER Tỷ giá thực song phương TTCK Tổng cục thống kê UN Liên hiệp quốc USD Đô la Mỹ VN Việt Nam VND Đồng tiền Việt Nam WTO Tổ chức thương mại quốc tế WB Ngân hàng thế giới WDI Chỉ số phát triển thế giới WESP Triển vọng kinh tế thế giới X Xuất khẩu
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tỷ giá, cán cân thương mại và dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc 2002-2011F Bảng 1.2: Tỷ giá và cán cân thương mại của Thái Lan từ năm 1996-2001 Bảng 1.3: Tỷ giá và cán cân thương mại của Thái Lan từ năm 2002-20010E Bảng 2.1: Chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam so với một số nước trong khu vực (2004 -2009) Bảng 2.2: Cán cân thanh toán của Việt Nam từ 2007 đến nay Bảng 2.3: Điều chỉnh tỷ giá VND của NHNN giai đoạn 1999 – 2010 Bảng 2.4: Tỷ giá REER từ Quý 1/2006 – Quý 3/2010 Bảng 2.5: Tỷ giá danh nghĩa, REER, tỷ giá kỳ vọng qua các năm 1999 – 2010 và Quý 1/2011 Bảng 2.6: Dự báo CPI các nước đối tác thương mại 2010 và 2011 Bảng 2.7: Kim ngạch xuất khẩu nhập Việt Nam Q4/2010 và dự báo 2011 Bảng 2.8: Cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam từ 2006 – 2009 Bảng 2.9: Tỷ lệ đầu tư trên GDP của Việt Nam so với một số quốc gia Bảng 2.10: Các yếu tố tạo ra tăng trưởng GDP, 1990 – 2008 Bảng 2.11: Tăng trưởng việc làm – Việt Nam so với các nước Châu Á khác Bảng 2.12: Tiết kiệm tư nhân và chính phủ Việt Nam, tính theo % GDP 2002 – 2011F Bảng 2.13: Đầu tư tư nhân và chính phủ Việt Nam, tính theo % GDP 2002 – 2011F Bảng 3.1: Tăng trưởng kinh tế thế giới và các nền kinh tế của các nước 2004 – 2012f Bảng 3.2: Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam của các Tổ chức quốc tế Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam, tính theo % GDP từ 2002 – 2011f Bảng 3.4: Dữ trữ ngoại hối của Việt Nam từ 2002 – 2011f
- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Đồ thị hiệu ứng tuyến J Hình 1.2: Đồ thị Swan Hình 2.1: Diễn biến tỷ giá USD/VND chính thức và phi chính thức Hình 2.2: Dự trữ ngoại hối năm 2007 và 2009 Hình 2.3: So sánh USD/VND, REER, tỷ lệ X/N của Việt Nam từ 1999 - 2010 Hình 2.4: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam từ 1999 – 2010 Hình 2.5: Tăng trưởng GDP và lạm phát Việt Nam giai đoạn 1999 – 2010 Hình 2.6: Tăng trưởng GDP và tỷ lệ đầu tư/GDP từ 2001 – 2010 Hình 2.7: Tỷ lệ thất nghiệp và tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 1999 – 2009 Hình 2.8: Nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai, tính theo % GDP 1999 – 2009 Hình 2.9: Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư Việt Nam, tính theo % GDP 2002 – 20011F Hình 2.10: Thâm hụt ngân sách Việt Nam, tính theo % GDP 2001 – 2010F Hình 2.11: Tỷ lệ xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại so với GDP 1999 - 2010 Hình 3.1: Tăng trưởng kinh tế thế giới và các nền kinh tế của các nước 2004 – 2012f Hình 3.2: Tăng trưởng kinh tế thế giới từ 2002 – 2011f và 2015f Hinh 3.3: REER và NEER của Việt Nam 1999 – 2010F
- DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Điều kiện Marshall – Lerner Phụ lục 2: Tỷ giá danh nghĩa giữa Việt Nam và các nước Q1/1999 – Q4/2010 Phụ lục 3: Tỷ giá danh nghĩa điều chỉnh giữa Việt Nam và các nước Q1/1999 – Q4/2010 Phụ lục 4: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các đối tác Q1/1999 – Q3/2010 Phụ lục 5: Bảng tỷ trọng thương mại giữa Việt Nam và các đối tác thương mại Q1/1999 – Q3/2010 Phụ lục 6: Chỉ số CPI của Việt Nam và các nước Q1/1999 – Q4/2010E (Đơn vị: Chỉ số) Phụ lục 7: Chỉ số CPI điều chỉnh của Việt Nam và các nước Q1/1999 – Q4/2010E Phụ lục 8: NEER và REER của Việt Nam qua các Q1/1999 – Q4/2010E Phụ lục 9: NEER và REER của Việt Nam qua các năm 1999 – 2010 Phụ lục 10: Dự báo REER của Việt Nam qua các quý 1999 – 2010 Phụ lục 10: Số liệu GDP, xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các quý 1999 – 2010 Phụ lục 11: Kết quả kiểm định trong mô hình dự báo REER Phụ lục 12: Kết quả kiểm định trong mô hình tỷ giá tác động lên cán cân thương mại dựa trên điều kiện Marshall – Lerner
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhìn lại sau 2 năm khủng hoảng tài chính thế giới xảy ra, kéo theo những tàn phá dữ dội, đưa các nền kinh tế thế giới và Việt Nam rơi vào tình trạng suy thoái và khó khăn trong vấn đề tăng trưởng kinh tế, những bất ổn trong kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam xảy ra trước khủng hoảng tài chính thế giới. Nguyên nhân chính gây ra lạm phát hai con số trong hai năm 2007 và 2008. Thêm vào đó là Việt Nam cùng hứng chịu cuộc khủng hoảng làm cho GDP năm 2009 đạt 5,32%, đây là mức thấp nhất kể từ năm 2000. Vào ngày 01/12/2010, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do đạt đỉnh trong năm là 21.470 đồng, trong khi đó NHTM niêm yết tại mức 19.500 đồng (mức trần biên độ +3% so với tỷ giá liên ngân hàng). Nguyên nhân là do thị trường kỳ vọng tỷ giá sẽ điều chỉnh trước những thông tin về kỳ vọng lạm phát, giá vàng tăng, bất ổn về lãi suất và nỗi lo về mang tính cơ cấu của nền kinh tế. Vì thế, tình trạng căng thẳng tỷ giá luôn là đề tài nóng nhất trên các trang báo được các nhà hoạch định chính sách thảo luận nhiều. Chẳng hạn, tỷ giá USD/VND định giá cao bao nhiêu, tỷ giá danh nghĩa giảm không có lợi cho xuất khẩu, có nên phá giá VND như các tổ chức quốc đưa ra,…? Tỷ giá và các biến cố GDP, xuất nhập khẩu, tài khoản vãng lai, lãi suất, lạm phát có mối tương quan với nhau, nên để tìm hiểu sự biến đổi của tỷ giá thì phải kiểm định mối quan hệ giữa các biến này với tỷ giá. Mối quan hệ giữa thu nhập quốc dân với thâm hụt thương mại có mối quan hệ nghịch biến hay đồng biến để từ đó có đánh giá tác động của thâm hụt thương mại đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam… Đề tài sẽ đi phân tích trạng thái nền kinh tế Việt Nam theo mô hình Swan, tính toán tỷ giá thực hiệu lực (REER) từ 1999 – 2010, dự báo REER năm 2010, kiểm định điều kiện Marshall – Lerner, từ đó đề tài đưa ra các giải pháp điều hành chính sách tỷ giá nhằm cải thiện cán cân thương mại giúp ổn định kinh tế vĩ mô. 2. Mục tiêu nghiên cứu Để giải quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra, đề tài này nhằm vào một số mục tiêu được liệt kê sau:
- 2 - Xem xét thực tiễn điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong thời gian qua với các mối quan hệ các biến cố vĩ mô, mối tương quan hàng hóa với các đối tác, tỷ giá có thể hiện vai trò của mình trong việc xác định đúng giá các hàng hóa thương mại. - Tính toán tỷ giá thực hiệu lực (REER) từ 1999 – 2010, dự báo REER năm 2010. Kiểm định điều kiện Marshall – Lerner ở Việt Nam để thấy rõ hơn tác động của REER và GDP đối với thâm hụt thương mại và giải thích trong điều kiện hiện nay, Việt Nam có nên phá giá mạnh để cải thiện cán cân thương mại. - Phân tích trạng thái cân bằng đối nội và đối ngoại của nền kinh tế Việt Nam thông qua mô hình Swan để xem ảnh hưởng của tỷ giá thực hiệu lực (REER) đối với các biến đội nội và đối ngoại. - Dựa vào dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới và Việt Nam trong năm 2011, từ đó đề tài đưa ra các khuyến nghị về điều hành tỷ giá. 3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp phân tích định lượng để làm sáng tỏ tác động của các biến số đối với tỷ giá hối đoái, tính tỷ giá thực hiệu lực (REER). Nguồn dữ liệu được sử dụng là dữ liệu thứ cấp lấy từ IFS, Tổng cục Hải Quan, Niên giám thống kê, Tổng cục thống kê, Reuters 3000 Xtra, WorldBank, ADB và IMF nên cũng đáng tin cậy. 4. Kết cấu đề tài Đề tài được trình bày theo 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về điều hành tỷ giá - Chương 2: Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá hối đoái nhằm cải thiện cán cân thương mại Việt Nam - Chương 3: Giải pháp điều hành chính sách tỷ giá góp phần cải thiện cán cân thương mại Việt Nam Và cuối cùng là phụ lục và tài liệu tham khảo.
- 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ 1.1 Vấn đề điều hành tỷ giá hối đoái Theo thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF, trong hầu hết các trường hợp ở các nước đang phát triển, sự mất cân bằng trong tỷ giá hối đoái xảy ra dưới dạng lên giá thực của đồng nội tệ làm mất khả năng cạnh tranh quốc tế thể hiện ở việc tăng giá hàng xuất khẩu và giảm giá hàng nhập khẩu, dẫn đến một sự thâm hụt ngày càng lớn trong cán cân tài khoản vãng lai. Kết quả là sự mất cân bằng ngoại đã xảy ra. Việc quay lại mục tiêu cân bằng ngoại được tiến hành bằng việc điều chỉnh tương quan giá cả giữa hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua biện pháp cơ bản là thực hiện phá giá. 1.1.1 Khái niệm và mục tiêu của chính sách tỷ giá Chính sách tỷ giá là các quyết định về tỷ giá của ngân hàng trung ương – đại diện cho cơ quan có thẩm quyền về tiền tệ của Chính phủ. Chính sách tỷ giá bao gồm các quyết định về ổn định giá trị đồng tiền nói chung và giá trị đối ngoại của đồng nội tệ nói riêng biểu hiện bằng việc chọn lựa cơ chế xác định tỷ giá trên thị trường, các quyết định về việc lựa chọn các công cụ và biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu đề ra. Là một công cụ của chính sách tiền tệ, mục tiêu của chính sách tỷ giá được quyết định bởi mục tiêu của chính sách tiền tệ. Theo đó, mục tiêu chính của chính sách tiền tệ là ổn định giá trị đối ngoại của đồng nội tệ. Mục tiêu của chính sách tỷ giá được cụ thể hóa như sau: - Chính sách tỷ giá phải hỗ trợ các hoạt động kinh tế đối ngoại góp phần cân bằng thanh toán quốc gia trong từng thời kỳ. - Chính sách tỷ giá cần phối hợp hài hòa với các chính sách tiền tệ khác nhằm góp phần ổn định giá trị tiền tệ, kiểm soát lạm phát, và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. - Chính sách tỷ giá nâng cao khả năng chuyển đổi của đồng nội tệ và đẩy nhanh tiến trình liên kết quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ của quốc gia. 1.1.2 Phá giá đồng tiền Phá giá là việc nâng cao hay giảm thấp sức mua của đồng tiền đối với các ngoại
- 4 tệ và có thể xem là một sự điều chỉnh tỷ giá mạnh, cực đoan (khác với điều chỉnh tỷ giá bình thường ở điểm cơ bản là một việc làm thường xuyên với mức độ nhỏ về thay đổi tỷ giá, không gây ra những biến động lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội). Về nguyên lý, mục đích của phá giá là để tăng khả năng cạnh tranh quốc tế và cải thiện tình hình cán cân thương mại trong tài khoản vãng lai. Lập luận được nêu ra là phá giá sẽ giúp tăng giá hàng nhập khẩu và giảm giá hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, để thực hiện việc phá giá thành công cũng cần phải có hàng loạt các điều kiện đi kèm. Điều kiện Marshall – Lerner Theo lý thuyết Marshall – Lerner thì không phải bao giờ việc phá giá cũng làm tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu cũng đều cải thiện được cán cân vãng lai. Điều kiện Marshall – Lerner chỉ ra là: khi nào mà độ co giãn của đường cầu xuất khẩu cộng với độ co giãn của đường cầu nhập khẩu lớn hơn 1 (ηnk + ηxk >1) thì phá giá mới giúp cải thiện cán cân thương mại. Điều kiện Marshall – Lerner cũng hàm ý chỉ việc chọn thời điểm phá giá cũng rất quan trọng. Nếu giá hàng nhập khẩu đang thấp và có xu hướng hạ, phá giá sẽ có lợi vì hàng nhập khẩu sẽ không tăng giá lên nhiều, nhờ đó hạn chế tăng giá thành sản xuất nội địa với đầu vào nhập khẩu, hạn chế mặt trái của phá giá là gây nên lạm phát. Bên cạnh đó, nếu như nhu cầu trên thị trường thế giới đối với hàng xuất khẩu của quốc gia tiến hành phá giá đang ở mức cao và có xu hướng gia tăng thì đây cũng là một thời điểm tốt để phá giá vì nó sẽ nhanh chóng làm tăng xuất khẩu cả về số lượng và giá cả. Dự trữ ngoại tệ Một quốc gia khi điều kiện Marshall – Lerner và các điều kiện khác nếu thuận lợi, thì trong thực tế có thể tiến hành việc phá giá nhằm giúp cải thiện cán cân tài khoản vãng lai, tiến tới lập lại mục tiêu cân bằng ngoại. Tuy nhiên, khi tiến hành phá giá cán cân tài khoản vãng lai sẽ bị xấu đi trong thời gian đầu, và chỉ hồi phục sau một thời gian nhất định. Tình hình biến động trong cán cân tài khoản vãng lai khi một quốc gia tiến hành phá giá (với điều kiện Marshall – Lerner đã thỏa), đã được các nhà khoa học thống kê và mô tả tổng quát thành một đường cong gọi là đường cong J. Đường cong J hàm ý
- 5 rằng thời gian đầu khi tiến hành phá giá cần thiết lập một chính sách tiền tệ thắt chặt và một lượng dữ trữ ngoại tệ đủ lớn can thiệp nhằm duy trì mức tỷ giá mới vì cán cân tài khoản vãng lai xấu đi sẽ tạo ra một áp lực tiếp tục làm tăng tỷ giá và làm nền kinh tế rơi vào vòng luẩn quẩn của phá giá và lạm phát. Bên cạnh đó, mức độ và hình thức phá giá cũng cần xem xét kỹ. 1.1.3 Ảnh hưởng của điều hành chính sách tỷ giá đến cán cân thương mại Tỷ giá là công cụ đo lường giá trị giữa các đồng tiền, vì vậy, nó có tác dụng như một công cụ cạnh tranh trong thương mại và giao lưu quốc tế. Mức độ hướng ngoại của nền kinh tế càng cao bao nhiêu, thì mối quan hệ giá trị giữa đồng nội tệ và ngoại tệ càng lớn bấy nhiêu. Vì vậy, dù các giao dịch hối đoái ra đời từ các hoạt động tài chính, thương mại, đầu tư quốc tế, nhưng khi đã hình thành, cơ chế tỷ giá nói riêng và các chính sách ngoại hối nói chung sẽ tác động mạnh mẽ các giao dịch trên. Thật vậy, trong thương mại quốc tế, khi đồng nội tệ hạ giá so với ngoại tệ, hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ sẽ trở nên rẻ hơn, điều này làm nâng cao khả năng cạnh tranh của quốc gia đó trong thương trường quốc tế, đồng thời, làm giảm nhu cầu nhập khẩu do hàng hóa nước ngoài tính bằng đồng nội tệ trở nên đắt hơn. Tuy nhiên, nếu tình trạng phá giá đồng nội tệ kéo dài, tác động này sẽ giảm hiệu lực, do giá cao của hàng nhập khẩu (nguyên vật liệu) được chuyển vào giá thành hàng xuất khẩu, đẩy giá hàng xuất khẩu lên cao làm triệt tiêu các lợi điểm do tỷ giá mang lại. Lập luận tương tự trong trường hợp đồng nội tệ được nâng giá. Khi đồng nội tệ được đánh giá cao so với ngoại tệ, hoạt động nhập khẩu được khuyến khích do hàng nhập trở nên rẻ hơn, và hoạt động xuất khẩu bị hạn chế do giá hàng xuất trở nên đắt hơn. Nếu tình trạng này bị kéo dài, cán cân thương mại sẽ bị thâm hụt. Một trong những phương pháp tiến cận để phân tích tỷ giá hối đoái trong cán cân thương mại là phương pháp tiếp cận độ co giãn. Phương pháp tiếp cận độ co giãn gắn liền với những biến đổi tỷ giá hối đoái với biến đổi trong cán cân thương mại. Tuy nhiên có một câu hỏi được đặt ra ở đây là tỷ giá hối đoái phải thay đổi bao nhiêu mới đạt được sự thay đổi đề ra trong cán cân thương mại.
- 6 Sự thay đổi tỷ giá hối đoái phụ thuộc vào độ co giãn của đường cầu xuất khẩu và độ co giãn của đường cầu nhập khẩu. Một khi đã biết được độ co giãn đó, ta có thể tính toán được sự thay đổi tỷ giá hối đoái nhằm mang lại sự thay đổi đã đặt ra cho cán cân thương mại. Một sự phá giá đồng tiền (giảm giá đồng nội tệ) sẽ làm tăng tổng giá trị xuất khẩu tính bằng đồng nội tệ, nếu như độ co giãn của đường cầu đối với hàng hoá xuất khẩu tính bằng nội tệ lớn hơn không ( > 0). Một sự phá giá đồng tiền sẽ làm giảm thiểu tổng giá trị hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ, nếu độ co giãn của đường cầu đối với hàng nhập khẩu lớn hơn một ( > 1). Khi tổng giá trị xuất khẩu tăng và tổng giá trị hàng nhập khẩu giảm sẽ dẫn tới cải thiện được cán cân thương mại Việc phá giá đồng tiền không phải lúc nào cũng đạt được muc đích là hỗ trợ xuất khẩu mà ngược lại có thể dẫn đến kết quả không mong đợi. Việc phá giá không chỉ xem xét đến xuất khẩu mà phải xem xét đến các biến số vĩ mô khác. 1.2 Kinh nghiệm quốc tế trong việc sử dụng chính sách tỷ giá nhằm cải thiện cán cân thương mại 1.2.1 Nghiên cứu của quốc tế về phá giá Năm 1987, Gylfason đã công bố một bảng tổng hợp về hệ số co giãn của 24 nước mà ông đã nghiên cứu – kết quả các hệ số co giãn được ông tính là sau 2, 3 năm kể từ lúc phá giá. Ông thấy rằng sau 2, 3 năm thì phá giá cải thiện tài khoản vãng lai (Current Account - CA). Tuy nhiên, khi phá giá thì trong thời gian đầu CA bị xấu đi sau đó nó được cải thiện. Điều này được diễn tả bởi hiệu ứng tuyến J: Hình 1.1: Đồ thị hiệu ứng tuyến J CA Thặng dư J T0 0 Thời gian Thâm hụt CA
- 7 Đồ thị hiệu ứng tuyến J: do Paul Kgruman phát hiện năm 1991 sau khi ông nghiên cứu phá giá USD trong thời gian 1985 – 1987. Ông cho rằng trong dài hạn thì tổng thể hệ số co giãn là 1,9. Điều này khẳng định sau khi phá giá CA sẽ được cải thiện trong dài hạn. Năm 1985, Goldsyein và Kahn đã đi đến kết luận rằng hệ số co giãn trong dài hạn (>2 năm) có giá trị gần gấp đôi so với hệ số co giãn trong ngắn han (0 – 6 tháng). Ngoài ra, tổng thể hệ số co giãn trong ngắn hạn có xu hướng gần đến 1 trong khi đó trong dài hạn thì chúng luôn luôn lớn 1. 1.2.2 Nghiên cứu của quốc tế về hiệu quả phá giá Connolly và Taylor (1976 và 1979) phát hiện rằng phá giá danh nghĩa làm cho tỷ giá thực giảm trong ngắn hạn và trung hạn. Báo cáo của họ năm 1979 cho rằng phá giá danh nghĩa có tác động tích cực lớn đến giá cả nhưng tác động này sẽ chậm dần, khoảng 9 quý sau khi phá giá thì tỷ lệ thực quay trở lại mức trước phá giá chừng 2 năm. Mặc dù về chi tiết có khác nhau nhưng điểm chung nhất đã được công nhận bằng công trình nghiên cứu của Donovan (1981), Bautisia (1981), Morgan và David (1981). Gần đây hơn Edwards (1986) đã phân tích 29 trường hợp phá giá trong giai đọan 1962 – 1979. Ông thấy ở một số nước phá giá danh nghĩa đã thành công trong việc làm giảm giá trị thực của đồng tiền. Bảng này cho thấy tác động ban đầu của phá giá là rất lớn. Tuy nhiên, sau 12 quý một số hoặc toàn bộ các ảnh hưởng bị giảm đi, thực tế, giá trị thực trở nên quá cao ở Bolivia (1979), ở Ả cập (1982), Israel (1971), Edwards chỉ ra ở những nước bị mất đi phần lớn (hoặc hoàn toàn) ảnh hưởng của biện pháp phá giá danh nghĩa là nước thực hiện chính sách tỷ giá đi kèm với chính sách tiền tệ mở rộng, thâm hụt tài chính lớn hoặc tăng lương. Các nước thực hiện chính sách vĩ mô phù hợp thì các tác động này chỉ bị giảm sút không lớn. Nghiên cứu của Edwards chỉ ra rằng: trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, trung bình nếu phá giá danh nghĩa 10% thì năm đầu tiên giá trị thực giảm 7% Tuy nhiên, tác động thực của phá giá danh nghĩa dần dần sẽ giảm đi. Sau 3 năm tác động của phá giá danh nghĩa 10% trung bình sẽ làm giảm giá trị thực khoảng 5%. Điều rất thú vị ở đây là tìm ra ảnh hưởng của các thay đổi trong chính sách tiền tệ thì
- 8 tác động điều chỉnh của nó sẽ giảm đi rất nhiều. Nếu giảm giá danh nghĩa 10% đi cùng với tăng tín dụng 10% thì chỉ giảm được 2% giá trị thực trong năm đó, sau 2 năm giá trị thực trở nên quá cao. 1.2.3 Kinh nghiệm quốc tế trong việc sử dụng chính sách tỷ giá nhằm cải thiện cán cân thương mại Kinh nghiệm của Trung Quốc Từ năm 1997 đến ngày 21/7/2005, đồng CNY được neo cố định với USD tại mức tỷ giá 8,28 CNY/USD. Theo nhận xét của Hiệp hội các doanh nghiệp của Mỹ (NAM), so với giá trị thực của nó, CNY đang giảm đi mất 40% và chính điều này đã tạo ra một môi trường kinh doanh không công bằng, trong đó, hàng nhập khẩu từ Mỹ trở nên quá đắt và mất đi tính cạnh tranh trên thị trường. Theo các nhà phân tích, một minh chứng cho thấy đồng tiền CNY đang bị Chính phủ nước này “dìm giá” chính là sự tăng lên đột biến trong nguồn ngân sách quốc gia. Đất nước được đánh giá là khá thành công trong lĩnh vực xuất khẩu này đã trở thành “miếng nam châm” thu hút lượng lớn ngoại tệ (Bảng 1.1). Các chuyên gia công nghiệp Hoa Kỳ nói rằng sở dĩ có được điều này là vì các nhà sản xuất Trung Quốc có lợi thế về đồng tiền, được duy trì trong một chế độ hối đoái rẻ theo kiểu nhân tạo so với USD, như vậy giúp làm cho giá các mặt hàng xuất khẩu trở nên rẻ hơn. Trước tình hình này, Mỹ và các đối tác thương mại lớn khác của Trung Quốc đã gây sức ép để đồng nhân dân tệ tăng giá. Cuối cùng Trung Quốc đã phải điều chỉnh tỷ giá vào năm 2005. Bảng 1.1: Tỷ giá, cán cân thương mại và dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc 2002- 2011F 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010E Tỷ giá USD/CNY 8.3 8.3 8.3 8.2 8 7 6.9 6.8 6.6 Cán cân thương mại 44.1 44.8 59 134.2 179 315.4 360.7 249.5 253.3 (tỷ USD) Dự trữ ngoại hối (tỷ 292 409 616 823 1,074 1,535 1,953 2,406 2,761 USD) Nguồn: World Bank East Asia and Pacific Economic Update 2010, volume 2
- 9 Chế độ tỷ giá của Trung Quốc từ 7/2005 đến nay: Năm 2005, Ngân hàng Trung ương (NHTW) Trung Quốc đã công bố thay đổi chế độ tỷ giá. Tỷ giá sẽ được xác định dựa trên một rổ các đồng tiền (Basket) nhưng các thành phần và tỷ trọng các đồng tiền không được đưa ra trong lần công bố này. Đồng thời, với việc neo tỷ giá theo một rổ tiền tệ, NHTW Trung Quốc cho phép biên độ dao động hàng ngày của các tỷ giá song phương là 0,3%. Ngày 9/8/2005, trong bài phát biểu khai mạc trụ sở thứ 2 của NHTW tại Thượng Hải, Thống đốc NHTW Trung Quốc ZhouXia Chuan đã công bố 11 đồng tiền trong rổ, trong đó các đồng tiền chính là đôla Mỹ, Euro, Yên Nhật và đồng Won Hàn Quốc và các đồng Bảng Anh, Ruble Nga và Baht Thái cũng có mặt trong rổ tiền tệ nhưng có tỷ trọng nhỏ hơn nhiều. Tuy nhiên, căn cứ vào số liệu thực tế của tỷ giá đa phương danh nghĩa CNY, Guonan và McCauley đã cho rằng tỷ giá này đã dao động với biên độ 2%/ năm (B - Band) và mức độ thay đổi theo ngày là 0,06% (C - Crawl). Có thể thấy rằng, chế độ tỷ giá của Trung Quốc là một dạng của chế độ tỷ giá BBC (Basket, Band and Crawl Regime) - là chế độ tỷ giá dựa vào rổ tiền tệ với biên độ dao động rộng được điều chỉnh định kỳ. So với lý thuyết thì biên độ dao động của tỷ giá (B-band) là khá nhỏ chỉ là 2%/ năm. Mặc dù tỷ giá song phương CNY/USD giảm giá nhưng tỷ giá đa phương danh nghĩa của CNY lại có xu hướng tăng dần. Như vậy, Trung Quốc vẫn duy trì được lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế so với các quốc gia bạn hàng. Do đó, đã góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế và thặng dư của cán cân thương mại của Trung Quốc. Kinh nghiệm của Hàn Quốc Hàn Quốc từng được biết đến như một trong những nước nông nghiệp nghèo nhất thế giới. Cho đến năm 1962, khi bắt đầu bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất (1962 -1966), GDP bình quân đầu người là 87 USD đã phản ánh rằng Hàn Quốc vẫn chưa thể thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu sau gần thập kỷ nỗ lực khôi phục lại nền kinh tế đã bị tàn phá nặng nề bởi cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai và tiếp đó là cuộc chiến Nam - Bắc Triều Tiên.
- 10 Thế nhưng chỉ hơn 25 năm sau, vào cuối thập kỷ 80, Hàn Quốc đã đạt được những thành tựu kinh tế được cả thế giới biết đến như “Kỳ tích trên sông Hàn”. Đó là một quá trình phi thường đã nhanh chóng giúp cải tạo nền kinh tế Hàn Quốc, đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử của đất nước. Để có được một Hàn Quốc như ngày nay, Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng hàng loạt các biện pháp nhằm quản lý, điều tiết nền kinh tế, trong đó đặt trọng tâm là hướng về xuất khẩu. Chính sách hướng về xuất khẩu: Trong những năm 60, nền kinh tế Hàn Quốc đang phải đối mặt với những khó khăn lớn; không có thị trường trong nước cho các loại hàng hóa sản xuất, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn. Để đối phó với vấn đề này, Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện chính sách hướng về xuất khẩu với 2 bước đi quan trọng đó là khuyến khích và tăng cường tiết kiệm thông qua việc tăng lãi suất, cải thiện thâm hụt thương mại bằng việc phá giá đồng nội tệ. Bên cạnh đó, Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm hỗ trợ xuất khẩu như giảm thuế nhập khẩu, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu một cách hợp lý, ưu đãi về tài chính cho các ngành công nghiệp mũi nhọn, điều chỉnh chế độ tỷ giá linh hoạt, mục tiêu xuất khẩu được cụ thể hóa bởi Chính phủ và khen thưởng, động viên từ Tổng thống Hàn Quốc. Sau hàng loạt những chính sách của Chính phủ, kết quả đạt được là hết sức khả quan. Hàn Quốc trở thành một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới với kim ngạch xuất khẩu tăng từ 41 triệu USD năm 1960 lên 1.048 triệu USD vào năm 1970. Thành công từ chính sách tỷ giá: Để có được những kết quả trên, Hàn Quốc đã khá thành công trong việc sử dụng công cụ tỷ giá hối đoái để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thông qua chiến lược hướng vào xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Từ thực tiễn thành công của Hàn Quốc, một số kinh nghiệm được rút ra như sau: Một là, Hàn Quốc là tấm gương kiên nhẫn theo đuổi chính sách phá giá tiền tệ để tăng trưởng xuất khẩu. Đối với một quốc gia phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu các mặt hàng máy móc, nguyên liệu, thiết bị và công nghệ cũng như vay nợ nước ngoài để
- 11 đầu tư thì việc phá giá tiền tệ có thể làm giảm tăng trưởng do tác động làm cản trở đầu tư lớn hơn khuyến khích xuất khẩu. Tuy nhiên, sự khôn ngoan của Hàn Quốc chính là việc mở rộng xuất khẩu ở quy mô lớn kết hợp với các nhân tố khác làm giảm chi phí nhập khẩu và gánh nặng nợ. Thực tế cho thấy, sau khi phá giá mạnh đồng Won, Hàn Quốc đã tăng cường năng lực sản xuất và đẩy mạnh xúc tiến thương mại nên đã đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao. Hai là, tỷ giá KRW/USD được điều chỉnh theo hướng giảm giá trị đồng nội tệ trong một thời gian dài song song với quá trình Hàn Quốc chuyển từ chế độ tỷ giá cố định sang thả nổi. Nghệ thuật phá giá tiền tệ ở Hàn Quốc chính là nhờ sử dụng linh hoạt các yếu tố thị trường và chỉ điều chỉnh khi cần thiết. Chính phủ Hàn Quốc đã rất chủ động tạo ra các điều kiện thuận lợi để đảm bảo tỷ giá KRW/USD không cản trở tới hoạt động xuất khẩu: khi USD lên giá, Chính phủ để thị trường tự điều tiết, còn khi USD giảm giá, Chính phủ đã tăng cung đồng KRW nhằm có lợi cho xuất khẩu. Ba là, sau việc phá giá tiền tệ, Hàn Quốc đã có biện pháp thích hợp để loại bỏ khả năng giảm giá kéo dài của nội tệ và sau đó củng cố các nhân tố thị trường khác giúp cho tỷ giá duy trì ở mức độ ổn định. Sự ổn định của tỷ giá KRW/USD đạt được là do Chính phủ Hàn Quốc đã duy trì được một biên độ dao động ổn định suốt trong thời gian dài. Điều này thực sự có lợi cho nhà đầu tư trong nước và thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Vì vậy, Hàn Quốc là một trong số ít nước vực dậy sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á nhanh nhất và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế, ứng dụng công nghệ hiện đại nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ mục tiêu hướng về xuất khẩu. Bốn là, không nên neo giữ đồng bản tệ với một ngoại tệ mạnh. Kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á cho thấy, một trong những nguyên nhân quan trong gây ra khủng hoảng trong giai đoạn đó là các nước trong khu vực neo giữ tỷ giá đồng bản tệ với ngoại tệ duy nhất là USD. Sự ổn định này chỉ mang tính nhất thời và có ảnh hưởng tích cực tới tâm lý nhà đầu tư. Nhà đầu tư tin tưởng vào sự ổn định tiền tệ và nền kinh tế khi đồng USD mất giá. Tuy nhiên, khi USD lên giá mạnh đã làm yếu đi khả năng cạnh tranh của các nước có đồng tiền gắn chặt với USD.
- 12 Kinh nghiệm của Thái Lan Trước khủng hoảng tài chính năm 1997, nền kinh tế Thái Lan đã trải qua nhiều năm tăng trưởng kinh tế nhanh do có ngành công nghiệp chế tạo phát triển giúp kinh tế Thái Lan tăng trưởng với tốc độ 9,4% từ năm 1985 đến năm 1996. Có được những thành tựu đó là nhờ Thái Lan đã tận dụng được nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động dồi dào và rẻ, thực hiện chính sách mở cửa kinh tế và phát triển mạnh theo hướng phục vụ xuất khẩu. Bảng 1.2: Tỷ giá và cán cân thương mại của Thái Lan từ năm 1996-2001 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Tỷ giá USD/THB 25.61 47.25 36.59 37.47 43.27 44.22 Cán cân thương mại (tỷ USD) -16.1 -4.6 12.2 9.3 5.5 2.5 Nguồn: ADB Có được những thành quả trên, Chính phủ Thái Lan đã có những nỗ lực cải thiện cán cân thương mại như: cải thiện môi trường kinh tế, cải thiện cơ cấu chính sách thương mại và phá giá mạnh đồng Baht và tác động đến cán cân thanh toán quốc tế của Thái Lan. Do khó khăn về tài chính, thiếu ngoại tệ nghiêm trọng nên trong giai đoạn trước khủng hoảng, các nước Đông Á neo giữ tỷ giá cố định so với USD. Với Thái Lan, việc thi hành chính sách tỷ giá hối đoái cố định so với đồng USD đồng nghĩa với việc đánh giá quá cao giá trị của đồng Baht trong khi giá trị của USD với JPY và các đồng tiền khác tăng rất mạnh. Tuy tỷ giá chính thức giữa Baht với USD có tăng lên, nhưng nếu theo học thuyết ngang giá sức mua thì đồng Baht đã giảm giá khoảng 20% so với USD nhưng chỉ được điều chỉnh rất ít (khoảng 6%). Do đó, việc đồng Baht bị thả nổi là hiện tượng cần thiết để trả lại giá trị đích thực của nó. Từ năm 1996, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Lan giảm đáng kể, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cũng giảm tương đối. Có nhiều nguyên nhân làm giảm xuất khẩu của Thái Lan trong giai đoạn này bao gồm: tăng trưởng thương mại toàn cầu suy giảm, tỷ giá hối đoái thực của các nước Đông Á lên giá, lượng cầu và giá của các mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là hàng điện tử bị suy giảm. Thâm hụt tài khoản
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1475 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 605 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 625 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 409 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 355 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 244 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 260 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 16 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn