intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đo lường rủi ro và tỷ suất sinh lợi các doanh nghiệp Logistics ở Việt Nam

Chia sẻ: Diệp Nhất Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:79

27
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bố cục của luận văn gồm phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn có 4 chương: Chương 1 - Cơ sở lý luận về rủi ro và tỷ suất sinh lợi; Chương 2- Tổng quan về sự phát triển ngành logistics và những rủi ro tại các doanh nghiệp logistics Việt Nam; Chương 3 - Đo lường rủi ro và tỷ suất sinh lợi các DN logistics Việt Nam; Chương 4 - Giải pháp hạn chế rủi ro cho các doanh nghiệp logistics VN. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đo lường rủi ro và tỷ suất sinh lợi các doanh nghiệp Logistics ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN THỊ LOAN ĐO LƯỜNG RỦI RO VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN THỊ LOAN ĐO LƯỜNG RỦI RO VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. Hay Sinh Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2012
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hỗ trợ từ Giáo viên hướng dẫn là TS. Hay Sinh. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích,đo lường, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau và có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Người viết Nguyễn Thị Loan
  4. LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn đến Quý Thầy Cô Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức và khơi gợi niềm đam mê nghiên cứu trong suốt thời gian học tập ở trường. Xin gởi lời biết ơn chân thành và sâu sắc đến Cô Hay Sinh- người đã định hướng, giúp đỡ và hướng dẫn tận tình, thấu đáo trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tôi cũng xin cám ơn các giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu đã có những công trình nghiên cứu về lĩnh vực rủi ro, quản trị rủi ro đã tiếp sức cho tôi về thông tin, tư liệu để tôi hoàn thành luận văn này. TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012 Học viên Nguyễn Thị Loan
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC……...…………………………………………...…………………...i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT………………………...….....………....iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH…………………….……….……….v LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………….………………vi CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI......1 1.1. Phương pháp đo lường rủi ro và tỷ suất sinh lợi…………….…….…….…1 1.1.1. Tỷ suất sinh lợi………………………...………………………..………..1 1.1.2. Rủi ro…………………………………………………………….……….2 1.2. Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM)….………………………..…..…….4 1.2.1. Đường thị trường chứng khoán (SML)………………….…………….…4 1.2.2. Xác định tỷ suất sinh lợi mong đợi của một tài sản rủi ro………..……..6 1.3. Đo lường rủi ro phi hệ thống…………………………….…..……………..7 1.4. Các nghiên cứu trước đây về đo lường rủi ro và tỷ suất sinh lợi...…...…....8 Kết luận chương 1……………………………………………………..…...…10 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH LOGISTICS VÀ NHỮNG RỦI RO TẠI CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS VIỆT NAM……………………………………………………………………………11 2.1. Tổng quan về sự phát triển ngành logistics ở Việt Nam………………….11 2.2. Thực trạng hoạt động của ngành logistics Việt Nam…………………..…12 2.3. Những thuận lợi và khó khăn của ngành logistics Việt Nam...………...…14 2.3.1. Thuận lợi..................................................................................................14 2.3.2. Khó khăn..................................................................................................14 2.4. Những rủi ro thường gặp trong các doanh nghiệp logistics Việt Nam.......15 2.4.1. Rủi ro hoạt động……………………………….......................................15 2.4.2. Rủi ro tài chính…………………………………………………….....…17 2.4.3. Các rủi ro khác……………………………………………………….…19 2.5. Các nhân tố gây ra rủi ro trong ngành logistics…………………………..20 i
  6. Kết luận chương 2………………………………………………………….…21 CHƯƠNG 3: ĐO LƯỜNG RỦI RO VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI CÁC DOANH NGHIỆP LOGISITCS VIỆT NAM…….…………………………22 3.1. Phân tích rủi ro dựa trên tình hình tài chính của các doanh nghiệp giai đoạn 2010 -2011..................................................................................................22 3.1.1. Cơ sở dữ liệu……………………………………………………..……..22 3.1.2. Cấu trúc nguồn vốn……………………………………………………..23 3.1.3. Khả năng thanh toán……………………………………………….....…28 3.1.4. Khả năng sinh lợi……………………………………………………..…32 3.2. Đo lường rủi ro và TSSL các doanh nghiệp logistics Việt Nam……….....39 3.2.1. Đo lường rủi ro và tỷ suất sinh lợi………………………………….…...39 3.2.2. Hệ số beta doanh nghiệp và ngành logistics………………….………....42 3.2.3. Hệ số nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp và ngành logistics………44 3.2.4. Xếp hạng tín dụng của các doanh nghiệp ngành logistics………..…..…46 Kết luận chương 3.............................................................................................49 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO CHO CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS VIỆT NAM………….................................................50 4.1. Phương hướng hạn chế rủi ro cho các DN logistics Việt Nam……...........50 4.1.1. Quan điểm, mục tiêu................................................................................50 4.1.2. Tiến trình thực hiện..................................................................................52 4.2. Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro cho các DN logistics VN...............56 4.2.1. Nhận diện và nắm rõ rủi ro mà DN phải đối mặt...................................56 4.2.2. Xây dựng mục tiêu và chiến lược quản trị rủi ro....................................57 4.2.3. Xây dựng hệ thống các thủ tục và quy trình quản trị rủi ro....................59 4.2.4. Hoàn thiện môi trường pháp lý...............................................................59 4.2.5. Xây dựng thị trường tài chính hiện đại...................................................60 4.3. Những kiến nghị đối với nhà đầu tư...........................................................61 4.4. Những kiến nghị đối với cơ quan quản lý vĩ mô........................................61 ii
  7. Kết luận chương 4.............................................................................................62 KẾT LUẬN........................................................................................................63 Danh mục tài liệu tham khảo...............................................................................64 Phụ lục.................................................................................................................66 iii
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CAPM :Capital Asset Pricing Model – Mô hình định giá tài sản vốn CIC : Trung tâm thông tin tín dụng DMĐT :Danh mục đầu tư DN :Doanh nghiệp EBIT : Earnings Before Interest & Tax – Thu nhập trước thuế và lãi vay EU : European Union – Liên minh Châu Âu GDP : Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội MTO : Multimodal Transport Organizations – Nhà vận tải đa phương thức OTC :Over the Counter – Thị trường chứng khoán phi tập trung RMB : Đồng nhân dân tệ RRTT : Rủi ro tổng thể S&P : Standard & Poor – Tổ chức xếp hạng tín dụng củ Mỹ SGDCK : Sở giao dịch chứng khoán TCTD : Tổ chức tín dụng TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TSCĐ : Tài sản cố định TSSL : Tỷ suất sinh lợi TTCK : Thị trường chứng khoán UBCKNN : Ủy ban chứng khoán nhà nước VCSH : Vốn chủ sở hữu VCCI : Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam VN-Index : Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam WTO : World Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới iv
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH Hình 1.1. Đường thị trường chứng khoán SML...................................................5 Hình 1.2. Diễn biến giá dầu thế giới từ 2010 -2011...........................................17 Hình 1.3. Diễn biến lãi suất vay ngân hàng từ 2007 - 2011...............................18 Hình 1.4. Diễn biến tỷ giá VND/USD từ năm 2007 – 2011……………….….19 Bảng 2.1. Danh sách các công ty được phân tích trong luận văn......................22 Bảng 2.2. Bảng tổng hợp các chỉ số về cấu trúc nguồn vốn..............................23 Bảng 2.3. Bảng tổng hợp các chỉ số về khả năng thanh toán.............................28 Bảng 2.4. Bảng tổng hợp các chỉ số về khả năng sinh lợi..................................32 Bảng 2.5. Kết quả đo lường rủi ro và tỷ suất sinh lợi........................................39 Bảng 2.6. Hệ số beta..........................................................................................43 Hình 2.1. Biểu đồ hệ số beta..............................................................................43 Bảng 2.7. Hệ số Z”.............................................................................................45 Bảng 2.8. Hệ số Z” điều chỉnh...........................................................................48 Bảng 2.9. Xếp hạng tín dụng theo S&P dựa vào hệ số Z” điều chỉnh...............48 v
  10. LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay trong xu thế toàn cầu hóa, kinh tế của các nước không ngừng phát triển. Bên cạnh sự phát triển không ngừng đó luôn chứa đựng những rủi ro, bất ổn. Những rủi ro này cũng luôn thay đổi theo những chiều hướng khác nhau khó có thể dự báo được. Vì vậy nếu doanh nghiệp nào không chủ động phân tích, đo lường, xây dựng và thực hiện các chính sách nhằm hạn chế rủi ro thì sẽ khó tránh khỏi các nguy cơ thất bại trong sự biến động của nền kinh tế. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam cũng đang trong quá trình đổi mới, phát triển và tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp trong nước như tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, những thay đổi về chính sách vĩ mô của Chính phủ Việt Nam, những biến động về giá cả, lãi suất, tỷ giá…đã làm cho rủi ro của các doanh nghiệp ngày càng trở nên khó lường, đặc biệt là các doanh nghiệp ngành logistics. Logistics là một ngành mới phát triển ở Việt Nam và ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế hiện đại. Logistics không phải là một hoạt động riêng lẽ mà là một chuỗi các hoạt động liên tục có liên hệ mật thiết với nhau từ giai đoạn nhập nguyên liệu đầu vào cho đến giai đoạn cuối cùng tiêu thụ sản phẩm. Có thể nói logistics như mạch máu trong hoạt động của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế. Vì vậy, để phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả trong kinh doanh, viêc nghiên cứu xác định những rủi ro trong doanh nghiệp và những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro là vô cùng cần thiết. Từ những nhận định trên đề tài “Đo lường rủi ro và tỷ suất sinh lợi các doanh nghiệp Logistics ở Việt Nam” đã được lựa chọn nghiên cứu. 1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích và đo lường rủi ro, TSSL của các doanh nghiệp logistics xem ở mức độ nào, từ đó có những giải pháp phù hợp vi
  11. nhằm hạn chế rủi ro. Để đạt được mục tiêu chỉ đạo trên thì mục tiêu cụ thể được đặt ra là: - Tìm hiểu xem hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp logistics bao gồm những loại rủi ro nào và tác động của các rủi ro này ra sao. - Phân tích rủi ro, xác định TSSL của doanh nghiệp, TSSL và mức độ rủi ro của cổ phiếu các doanh nghiệp logistics VN. 2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp thống kê, mô tả: tập hợp các số liệu và thông tin của các doanh nghiệp logistics tiêu biểu nhằm đánh giá thực trạng và có cái nhìn tổng quan về những rủi ro của các doanh nghiệp logistics VN. - Phương pháp phân tích định tính, định lượng các rủi ro bằng Excel. - Nguồn dữ liệu: dữ liệu nghiên cứu chủ yếu được lấy từ TTCK Việt Nam giai đoạn 2007 đến quý 3/2012, từ các sách báo, tạp chí chuyên ngành. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu tổng thể các yếu tố rủi ro thường gặp, đo lường mức độ rủi ro và TSSL các doanh nghiệp logistics. - Phạm vi nghiên cứu: các doanh nghiệp logistics ở TP.HCM (chọn mẫu 9 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam) 4. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận về rủi ro và tỷ suất sinh lợi Chương 2: Tổng quan về sự phát triển ngành logistics và những rủi ro tại các doanh nghiệp logistics Việt Nam Chương 3: Đo lường rủi ro và tỷ suất sinh lợi các DN logistics Việt Nam Chương 4: Giải pháp hạn chế rủi ro cho các doanh nghiệp logistics VN. vii
  12. 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI 1.1. Phương pháp đo lường rủi ro và tỷ suất sinh lợi 1.1.1. Tỷ suất sinh lợi Tỷ suất sinh lợi của một chứng khoán được đo lường như là tổng các khoản thu nhập hoặc lỗ của chủ sở hữu trong một thời kỳ. Nói chung, nó chính là sự thay đổi trong giá trị của đầu tư cộng thêm với tất cả thu nhập bằng tiền. Tỷ suất sinh lợi là chỉ tiêu quan trọng nhất để so sánh hai khoản đầu tư khác nhau. Đo lường TSSL trong quá khứ cho phép nhà đầu tư đánh giá khoản đầu tư của họ tốt như thế nào và là cơ sở để dự báo tương lai bất định. TSSL mong đợi của tài sản i – E(Ri): n E(Ri) = pj.Rj (1.1) j 1 (Nguồn: Trần Ngọc Thơ chủ biên (2007), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê) Trong đó: pj: là khả năng xảy ra mức TSSL Rj Rj: TSSL của tài sản i trong tình huống j Ngoài ra cũng có một phương pháp khác để xác định TSSL của tài sản i thể hiện qua công thức: Pt P 0 CFt R= (1.2) P0 (Nguồn: Trần Ngọc Thơ chủ biên (2007), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê) Trong đó: R: tỷ suất sinh lợi mong đợi trong suốt kỳ t Pt: giá chứng khoán trong kỳ t
  13. 2 P0: giá chứng khoán trong kỳ 0 CFt: dòng tiền cổ tức trong kỳ 1.1.2. Rủi ro Rủi ro là khả năng xảy ra của một biến cố không lường trước hay một biến cố không chắc chắn xảy ra hoặc rủi ro là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Lượng hóa rủi ro là cần thiết để có cơ sở thống nhất cho việc diễn giải và so sánh giữa các chứng khoán với nhau, việc đo lường sự phân tán của TSSL chính là đo lường độ phân tán của TSSL. Phương tiện hợp nhất ở đây là phương sai và độ lệch chuẩn. Để đo phương sai (độ lệch chuẩn của TSSL) có hai cách: Thứ nhất, do số những khả năng TSSL sẽ xảy ra trong tương lai là rất nhiều, có thể là vô số, nhà phân tích gán cho từng khả năng ấy một xác suất có thể xảy ra, có thể trở thành hiện thực. Nếu nhà đầu tư tính toán theo cách này thì công thức được sử dụng như sau: n σ2= [Ri – E(Ri)]2.pi => σ = 2 (1.3) i1 (Nguồn: Trần Ngọc Thơ chủ biên (2007), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê) Trong đó: σ 2: phương sai của TSSL σ: độ lệch chuẩn của TSSL Ri: TSSL trong trường hợp i E(Ri): TSSL mong đợi Pi: khả năng xảy ra Ri trong thực tế, do vậy pi = 1 n: số trường hợp suất sinh lợi
  14. 3 Thứ hai, nhà phân tích căn cứ trên chuỗi TSSL đã thực hiện trong quá khứ để ước lượng phương sai, nếu nhà đầu tư căn cứ vào chuỗi TSSL quá khứ thì phương sai được ước lượng như sau: N 1 σ2 = [Ri – E(Ri)]2 => σ = 2 (1.4) N 1 i1 (Nguồn: Trần Ngọc Thơ chủ biên (2007), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê) Trong đó: σ 2: phương sai của TSSL σ: độ lệch chuẩn của TSSL Ri: TSSL trong trường hợp i E(Ri): TSSL mong đợi N: số trường hợp thực nghiệm Một trong hai phương pháp phương sai hay độ lệch chuẩn có thể sử dụng thay thế cho nhau vì mục đích thuận tiện trong sử dụng. Khi độ lệch chuẩn có cùng đơn vị với TSSL thì việc sử dụng độ lệch chuẩn có nhiều thuận lợi hơn. Tuy nhiên, khi chúng ta nói về tỷ lệ mức độ rủi ro do một yếu tố nào đó thì sử dụng phương sai sẽ ít gây hiểu lầm hơn. Độ lệch chuẩn và phương sai là một phương cách đo lường rủi ro chính xác nếu các giá trị tỷ suất sinh lợi tuân theo qui luật phân phối chuẩn. Nếu hai chứng khoán có tỷ suất sinh lợi mong đợi khác nhau thì không thể đưa ra kết luận như trên mà phải sử dụng hệ số phương sai để đánh giá. Hệ số phương sai (CV) là thước đo rủi ro trên mỗi đơn vị tỷ suất lợi nhuận mong đợi, hệ số phương sai càng cao thì rủi ro càng lớn. Hệ số phương sai được tính bằng công thức:
  15. 4 CV = (1.5) R (Nguồn: Trần Ngọc Thơ chủ biên (2007), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê) Trong đó: σ: độ lệch chuẩn của TSSL R: TSSL mong đợi 1.2. Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) sử dụng hệ số beta để liên kết khả năng sinh lợi với hệ số beta. CAPM cho phép nhà đầu tư có thể đánh giá việc đầu tư vào một chứng khoán cụ thể sẽ ảnh hưởng như thế nào đến TSSL kỳ vọng và rủi ro của danh mục đầu tư của họ. Người ta cũng sử dụng CAPM để đánh giá mối tương quan giữa rủi ro và lợi nhuận trong những quyết định đầu tư khác nhau. CAPM có thể diễn đạt dưới dạng một công thức hoặc một đồ thị, còn gọi là đường thị trường chứng khoán. 1.2.1. Đường thị trường chứng khoán – SML (Stock Market Line) Đường thị trường chứng khoán –SML- là đường thẳng thể hiện mối quan hệ giữa rủi ro hệ thống và TSSL của bất kỳ tài sản nào. Phương trình của SML dựa trên các ước lượng TSSL của tài sản phi rủi ro và của danh mục thị trường, từ đó ta có thể tính toán TSSL của một tài sản khi biết rủi ro hệ thống của tài sản đó. Đường thị trường chứng khoán là biểu thị bằng đồ thị của mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) như sau:
  16. 5 Ri SML Rm rf σ2m 1 β Hình 1.1: Đường thị trường chứng khoán SML Trong giữa thập niên 1960, ba nhà kinh tế William Sharpe, John Lintnet và Jack Treynor đã đưa ra mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi và beta bằng phương trình sau: R = rf + β x (Rm – rf) (1.6) (Nguồn: Trần Ngọc Thơ chủ biên (2007), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê) Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của một chứng khoán = Tỷ suất sinh lợi phi rủi ro + beta chứng khoán x (chênh lệch giữa TSSL và lãi suất phi rủi ro) Hay là: R – rf = β x (Rm – rf) (1.7) Phần bù rủi ro chứng khoán = beta x phần bù rủi ro thị trường. Công thức này được gọi là mô hình định giá tài khoản vốn (CAPM), ngụ ý rằng TSSL của một chứng khoán có mối quan hệ với beta chứng khoán. Bởi vì TSSL trung bình trên thị trường cao hơn lãi suất phi rủi ro trung bình trong một thời gian dài nên Rm – rf xem như là dương. Vì thế, công thức trên hàm ý rằng tỷ suất
  17. 6 sinh lợi một chứng khoán có mối tương quan xác định với beta của nó. Chúng ta có thể minh họa điều này bằng một số trường hợp sau: Giả định rằng β = 0; R = rf, nghĩa là tỷ suất sinh lợi chứng khoán bằng với lãi suất phi rủi ro. Bởi vì một chứng khoán với β = 0 không có rủi ro tương ứng, tỷ suất sinh lợi của chứng khoán sẽ bằng với lãi suất phi rủi ro. Giả định rằng β = 1; phương trình 1.6 cho kết quả R = Rm, nghĩa là tỷ suất sinh lợi của chứng khoán bằng với tỷ suất sinh lợi của thị trường. Beta được xem như là một thước đo rủi ro được chuẩn hóa vì nó thiết lập quan hệ giữa hiệp phương sai của một tài sản i bất kỳ với danh mục thị trường (Cov i,m) và phương sai của danh mục thị trường (σ2m). 1.2.2. Xác định tỷ suất sinh lợi mong đợi của một tài sản rủi ro Theo mô hình CAPM chúng ta thấy rằng TSSL mong đợi của một tài sản rủi ro được xác định bởi tỷ suất sinh lợi phi rủi ro cộng với phần bù rủi ro của tài sản đó. Phần bù rủi ro được xác định bằng rủi ro hệ thống của tài sản,β i, nhân với phần bù rủi ro thị trường. TSSL mong đợi của các chứng khoán cao hơn, bằng hoặc thấp hơn TSSL của danh mục thị trường khi hệ số beta hệ thống của từng chứng khoán đó sẽ lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn 1 (hệ số beta của danh mục thị trường). Trường hợp đặc biệt, nếu βi < 0 thì TSSL mong đợi của chứng khoán đó sẽ nhỏ hơn lãi suất phi rủi ro rf. Ngoài ra, có thể sử dụng mô hình một nhân tố cho tỷ suất sinh lợi đó là mô hình về mối quan hệ giữa TSSL tài sản và TSSL thị trường dưới dạng hàm hồi quy như sau: Ri = αi + β i Rm + e i (1.8) (Nguồn: Trần Ngọc Thơ chủ biên (2007), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê)
  18. 7 Trong đó biến độc lập là TSSL của danh mục đại diện cho toàn bộ thị trường, còn biến phụ thuộc là TSSL của chứng khoán i. Ri: TSSL của chứng khoán i αi: hằng số. Hằng số này là TSSL của chứng khoán i khi TSSL của thị trường bằng 0, và được tính theo công thức: αi = Ri - βi Rm (1.9) Rm: TSSL của danh mục thị trường ei: phần TSSL không kỳ vọng độc lập với thị trường, ei là biến ngẫu nhiên E(ei) = 0, ei không tương quan với ej. βi: độ dốc của đường hồi quy, là chỉ số rủi ro rủi ro hệ thống của chứng khoán. Hệ số này cho thấy mức độ nhạy cảm của chứng khoán i đối với chỉ số của TTCK. Hệ số beta được tính bằng công thức như sau: Cov(i, m) βi = (1.10) 2m (Nguồn: Trần Ngọc Thơ chủ biên (2007), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê) Trong đó: βi: hệ số beta của chứng khoán i Cov(i,m): là hiệp phương sai giữa TSSL chứng khoán i và TSSL thị trường. σ2m: là phương sai của TSSL thị trường. 1.3. Đo lường rủi ro phi hệ thống Trong khi hệ số beta đại diện cho rủi ro hệ thống của chứng khoán thì phương sai (hay độ lệch chuẩn) suất sinh lợi đại diện cho rủi ro tổng thể. Vì vậy, có thể suy ra rủi ro phi hệ thống hay rủi ro có thể phân tán được bằng cách sau:
  19. 8 Từ mô hình một nhân tố cho TSSL: Ri = αi + βiRm + ei  RRTT của chứng khoán i: Var(Ri) = Var(αi + βiRm + ei) Vì αi là một hằng số nên Var(αi) = 0, Cov(αi, ei) = 0, Cov(αi, βiRm) = 0 và theo giả thiết của hàm hồi quy, yếu tố ngẫu nhiên hoàn toàn độc lập với thị trường. Nghĩa là, Cov(ei,Rm) = 0. Do vậy:  Var(Ri) = Var(βiRm) + Var(ei). Mặt khác Var(βiRm) = βi2Var(Rm) nên  Var(Ri) = βi2Var(Rm) + Var(ei) hay  Var(ei) = Var(Ri) – βi 2Var(Rm) Như vậy trình tự đo lường rủi ro có thể tiến hành như sau: - Tính rủi ro tổng thể - Tính rủi ro hệ thống - Tìm ra rủi ro phi hệ thống - Tính tỷ trọng rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống trong tổng thể rủi ro. - Tính hệ số phương sai - So sánh mức độ rủi ro của các chứng khoán. 1.4. Các nghiên cứu trước đây về đo lường rủi ro và tỷ suất sinh lợi  Luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2011 của tác giả Hồ Thị Vân Anh về “Đo lường suất sinh lợi và rủi ro các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 – 2010”. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là phân tích thực trạng rủi ro trong đầu tư chứng khoán trên TTCK Việt Nam, đo lường TSSL, rủi ro và thiết lập DMĐT, đề xuất cách điều chỉnh cơ cấu DMĐT để đạt danh mục tối ưu. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là định tính, định lượng, thống kê, bảng tính Excel và thuật giải Slover. Tác giả đã nghiên cứu tổng quan lý thuyết về phương pháp đo lường suất sinh lợi và rủi ro dựa trên lý thuyết về danh mục đầu tư của Harry Markowitz, lý thuyết về mô hình định giá tài sản vốn
  20. 9 (CAMP). Nghiên cứu tổng quan TTCK Việt Nam và nhận diện những rủi ro trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2008-2010. Sau đó, tác giả đo lường suất sinh lợi và rủi ro của 9 công ty của 9 ngành nghề khác nhau niêm yết tại SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh, rủi ro của DMĐT và điều chỉnh cơ cấu danh mục phù hợp với khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư thông qua “mô hình thị trường” do W.F. Sharpe đề xuất vào những năm 1960 để tính toán rủi ro hệ thống beta. Từ những kết quả đạt được, tác giả đã rút ra quy trình đánh giá tính hiệu quả của DMĐT và các kiến nghị đối với các công ty niêm yết, các nhà đầu tư, công ty quản lý quỹ đầu tư và các cơ quan quản lý thị trường.  Bài nghiên cứu về “Quản trị rủi ro trong chuỗi cung ứng” (Risk management in supply chain management) năm 2011 của hai tác giả Hessam ZandHessami và Ava Savoji ở Khoa quản trị và kế toán thuộc Trường Đại Học Qazvin Islamic Azad, Iran. Mục tiêu nghiên cứu là nghiên cứu về chuỗi cung ứng, nhận diện các rủi ro và mức độ ảnh hưởng của chúng. Phương pháp nghiên cứu là xác định những rủi quan trọng nhất để đề xuất mô hình. Thay thế các rủi ro này vào mô hình đã đề xuất và lập bảng câu hỏi khảo sát trên cơ sở mô hình này để đánh giá mức độ quan trọng của các rủi ro. Dùng phương pháp DEMATEL để phân tích xem những rủi ro nào quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng theo thứ tự ưu tiên ví dụ như rủi ro về môi trường, tài chính, chiến lược hay rủi ro về thông tin liên lạc…Căn cứ vào kết quả khảo sát, những yếu tố rủi ro nào mà có hơn phân nữa số người chọn thì sẽ được chọn để tính toán. Tác giả đã lập ma trận về mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp giữa các yết tố rủi ro. Sau đó, xây dựng sơ đồ quan hệ nhân quả về mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp của các yếu tố rủi ro để thấy được tầm quan trọng tương đối của từng tiêu chí, từ đó đưa ra quyết định. Kết quả cho thấy, các yếu tố rủi ro quan trọng nhất là về môi trường, tiếp theo là tài chính, chiến lược, thông tin liên lạc, công nghệ và thiết bị và cuối cùng là rủi ro về nguồn nhân lực.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2