Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Bến Lức Tỉnh Long An
lượt xem 5
download
Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Vietinbank - CN Bến Lức Tỉnh Long An từ năm 2016-2018. Đề xuất giải pháp phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro tín dụng tại Vietinbank - CN Bến Lức Tỉnh Long An đến năm 2020.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Bến Lức Tỉnh Long An
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ------------------------------------------------------------------------ LÊ VĂN THANH GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BẾN LỨC TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Tài chính ngân hàng Mã ngành : 8.34.02.01 Long An, năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN --------------------------------------------------------------------- LÊ VĂN THANH GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BẾN LỨC TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Tài Chính Ngân Hàng Mã ngành : 8.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ KỲ Long An, năm 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các tạp chí khoa học và công trình nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng./. Tác giả LÊ VĂN THANH
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học chương trình cao học ngành Tài chính Ngân hàng tại trường Đại học Kinh Tế Công Nghiệp Long An và nghiên cứu viết luận văn tốt nghiệp, tác giả đã nhận được sự hỗ trợ, động viên từ trường học, cơ quan, gia đình và bạn bè.Tác giả xin chân thành gửi lời cám ơn tới: Quý Thầy, Cô trường Đại học Kinh Tế Công Nghiệp Long An đã truyền đạt những kiến thức trong suốt thời gian mà tác giả được học tại trường, đặc biệt là sự tận tâm, tận tình của TS. Trần Thị Kỳ đã dành nhiều thời gian hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Ngoài ra, tác giả xin chân thành cám ơn tới Lãnh đạo đơn vị, các anh chị em đồng nghiệp đã quan tâm và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Gia đình, bạn bè và những người đã động viên, hỗ trợ và là chỗ dựa tinh thần, chia sẻ khó khăn trong quá trình tôi thực hiện luận văn này. Trong quá trình hoàn tất đề tài, mặc dù đã có tham khảo nhiều tài liệu, tham khảo nhiều ý kiến đóng góp, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn, song thiếu sót là điều không thể tránh khỏi. Rất mong nhân được sự đóng góp quý báu của Thầy, Cô, đồng nghiệp và các bạn. Xin chân thành cám ơn. Tác giả LÊ VĂN THANH
- iii NỘI DUNG TÓM TẮT Hầu hết các NHTM Việt Nam hiện nay, tín dụng vẫn là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nên các nhà quản trị luôn quan tâm sử dụng các biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng và ngân hàng thương mại Công thương Việt Nam, chi nhánh Bến Lức, Tỉnh Long An không là ngoại lệ. Vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Bến Lức Tỉnh Long An” để làm luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng. Mục tiêu tìm giải pháp phù hợp để hạn chế rủi ro tín dụng đến năm 2020 Để thực hiện mục tiêu đặt ra, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để phân tích và đánh giá thực trạng từ dữ liệu thứ cấp thu thập giai đoạn năm 2016-2018 . Kết qủa luận văn đã đạt được mục tiêu nghiên cứu: Hệ thống hóa lý luận về tín dụng ngân hàng, rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại. Tiếp theo, dựa theo khung lý thuyết đã được thiết kế, tác giả phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Bến Lức Tỉnh Long An giai đoạn 2016- 2018, chỉ rõ kết quả đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Cuối cùng, trên cơ sở nền tảng lý thuyết và thực tiễn đã đề xuất hệ thống giải pháp thích hợp, góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Bến Lức Tỉnh Long An đên năm 2010, đồng thời kiến nghị với các đối tượng có liên quan hỗ trợ để các giải pháp được thực hiện khả thi và hiệu quả. Luận văn là tài liệu tham khảo cho các đối tượng quan tâm nghiên cứu và vận dụng. Hạn chế của luận văn. Bên cạnh những kết quả đạt được luận văn còn hạn chế: -Chưa khảo sát khách hàng, cán bộ nhân viên trong nội bộ ngân hàng liên quan đến hoạt động tin dụng để làm rõ hơn và khách quan hơn các hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế và giải pháp đề xuất sẽ khả thi và hiệu quả hơn. -Chưa so sánh rủi ro tín dụng của chi nhánh với các chi nhánh của NHTM khác trên địa bàn để thấy rõ vị trí, mức độ rủi ro tín dụng của chi nhánh Bến Lức.
- iv -Luận văn chưa phân tích sâu cơ cấu nợ quá hạn và cơ cấu nợ xấu theo ngành nghề, theo khách hàng…nên các nhận định hoặc đánh giá về hạn chế và nguyên nhân của hạn chế chưa sát đúng với thực tế và các giải pháp chưa thật toàn diện, khả thi -Không có thu thập dữ liệu để rút ra bài học từ kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng của các NHTM khác, thiếu một trong các căn cứ đề xuất giải pháp . Những hạn chế là hướng nghiên cứu tiếp theo của các nhà khoa học
- v ABSTRACT The bank is the most important type of social intermediary organization, playing an important role in the development of the nation's economy. The effective operation of the banking system is associated with the prosperity of the economy. In recent years, Vietnam's banking sector has made positive changes in accordance with the actual situation, bringing capital into circulation, creating more material wealth for the society and promoting economic development. Credit activity is an intermediary connecting from the capital surplus to the lack of capital, this is also a traditional activity, mainly and brings big profits for commercial banks. However, credit activities always contain many risks, limiting the risk of credit risks is crucial to the business of a bank, to the safety of the commercial banking system and even for the whole economy. Therefore, the solution to limit credit risks is the most crucial issue in the management and business activities of commercial banks, especially in the current period. Limiting credit risk is always a problem that commercial banks and state management agencies pay special attention to. In that general situation, the solution to limit credit risk at the Bank is a necessary topic for the unit to survive and continue to develop sustainably in the increasingly fierce competition. Therefore, the author chooses the topic "Solutions to limit credit risks at Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade of Vietnam, Ben Luc Province, Long An Province" to study and work on an economic master thesis. To accomplish the goal of the study, the author used many combined research methods. First, through the method of interpretation, inductive authors clarify the basic theory of bank credit, limit credit risks at commercial banks. Next, based on the theoretical framework designed, the author uses statistical methods, analysis to assess the status of credit activities and solutions to limit credit risks at Public Joint Stock Commercial Bank Trade Vietnam Ben Luc Branch in Long An province in the period of 2016-2018, specify the results as well as the limitations and causes of the limitations. Finally, on the basis of the theoretical and practical foundation, the author proposes a system of appropriate solutions, contributing to limiting credit risks at Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade. Ben Luc in Long An province in the coming time, at the same time, proposing to relevant subjects to support the solutions to be implemented feasibly and effectively.
- vi MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 1. Sự cần thiết của đề tài: ................................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu: ................................................................................................................... 2 2.1 Mục tiêu chung ........................................................................................................................... 2 2.2 Mục tiêu cụ thể : ........................................................................................................................ 2 3. Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................................................ 2 4. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................................... 2 4.1 Về không gian địa điểm ............................................................................................................. 2 4.2 Về thời gian: .............................................................................................................................. 2 5. Câu hỏi nghiên cứu : ................................................................................................................... 2 6. Phương pháp nghiên cứu. ........................................................................................................... 3 7. Đóng góp của luận văn ................................................................................................................ 3 8. Tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan .......................................................................... 3 9. Kết cấu luận văn ......................................................................................................................... 5 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Ngân hàng thương mại .............................................................................................................. 6 1.1.1 Khái niệm ................................................................................................................................. 6 1.1.2. Chức năng của Ngân hàng thương mại ................................................................................... 6 1.2. Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại ..................................................................... 7 1.2.1. Khái niệm về tín dụng và tín dụng ngân hàng ......................................................................... 7 1.2.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng ........................................................................................... 8 1.2.3. Phân loại tín dụng ngân hàng thương mại .............................................................................. 9 1.3. Rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ............................................................................. 11 1.3.1. Khái niệm rủi ro tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ................................ 11 1.3.2. Phân loại rủi ro tín dụng ......................................................................................................... 12 1.3.3. Đặc điểm của rủi ro tín dụng ngân hàng ............................................................................... 13 1.3.4 Các hình thức của rủi ro tín dụng ........................................................................................... 14 1.3.5. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng ...................................................................................... 15 1.3.5.1. Nguyên nhân khách quan từ môi trường tự nhiên, kinh tế và pháp lý.................................. 15 1.3.5.2. Nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng vay vốn ....................................................... 16 1.3.5.3. Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng ........................................................................... 17 1.3.6. Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại các Ngân Hàng Thương Mại ...................................................................................................................................... 20 1.3.6.1. Chỉ tiêu phản ánh hoạt động tín dụng .................................................................................. 20 1.3.6.2. Chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng ......................................................................................... 21 1.3.7. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng ............................................................................................... 24 1.3.7.1. Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và thu nhập của ngân hàng ..................................... 24 1.3.7.2. Ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội ........................................................................................ 24
- vii 1.3.8. Các biện pháp ngân hàng thường sử dụng để hạn chế rủi ro .................................................. 25 1.3.8.1 Biện pháp phòng ngừa ........................................................................................................... 25 1.3.8.2 Biện pháp khắc phục.............................................................................................................. 25 1.3.9. Vận dụng chuẩn mực Basel II để quản lý hoạt động tín dụng, hạn chế rủi ro ...................... 26 1.3.10 Sự cần thiết hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại. ..................................... 27 Kết luận chương 1............................................................................................................................ 28 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BẾN LỨC TỈNH LONG AN GIAI ĐOẠN 2016 – 2018 2.1. Giới thiệu về Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam, chi nhánh Bến Lức, Tỉnh Long An .................................................................................................................. 29 2. 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................................................ 29 2.1.1.1 Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam ............................................... 29 2.1.1.2. Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Bến Lức Tỉnh Long An ..................................................................................................................................... 30 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh ........................................................................ 30 2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý ............................................................................................... 30 2.1.2.2 Chức năng từng phòng ban tại Vietinbank – chi nhánh Bến Lức ......................................... 31 2.1.3 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của chi nhánh .................................................................. 34 2.1.4 Khái quát kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2016-2018 ...................................................... 35 2. 2 Thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam, chi nhánh huyện Bến Lức, Tỉnh Long An giai đoạn 2016-2018................. 36 2.2.1. Hoạt động tín dụng .................................................................................................................. 36 2.2.1.1 Về tăng trưởng dư nợ tín dụng ............................................................................................ 36 2.2.1.2 Về cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời hạn, khách hàng và theo tài sản đảm bảo .................... 37 2.2.1.3 Hệ số sử dụng vốn tại chi nhánh giai đoạn 2016-2018 ....................................................... 37 2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh Bến Lức .................................................................. 38 2.2.2.1. Cơ cấu dư nợ phân theo nhóm nợ ........................................................................................ 38 2.2.2.2 Cơ cấu dư nợ quá hạn theo thời hạn ................................................................................. 39 2.2.2.3 Cơ cấu dư nợ xấu theo thời hạn ........................................................................................ 40 2.2.2.4. Cơ cấu nợ quá hạn theo khả năng thu hồi tại chi nhánh .................................................. 40 2.2.2.5. Vòng quay vốn tín dụng tại chi nhánh ............................................................................... 41 2.2.2.6. Hệ số thu lãi tín dung tại chi nhánh ..................................................................................... 41 2.3. Đánh giá về thực trạng rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh ................ 41 2.3.1. Kết quả đạt được trong hoạt động để hạn chế rủi ro tín dụng . .............................................. 41 2.3.2. Những hạn chế. ........................................................................................................................ 45 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên. ...................................................................................... 45 2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan ......................................................................................................... 45 2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan ..................................................................................................... 49 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................................ 51
- viii CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BẾN LỨC TỈNH LONG AN ĐẾN NĂM 2020 3.1. Định hướng và mục tiêu hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Bến Lức, Tỉnh Long An ................................................. 52 3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh tại tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam đến 2020 ( Theo công văn số 4278/TGĐ-NHCT9 ngày 21/06/2019) ................ 52 3.1.2 Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Bến Lức Tỉnh Long An triển khai định hướng của Hội sở chính: ............................................................................ 53 3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ........................................................................................... 54 3.2.1. Giải pháp chủ yếu .................................................................................................................... 54 3.2.1.1. Thực hiện đúng quy trình tín dụng ..................................................................................... 54 3.2.1.2. Cải tiến mô hình phê duyệt tín dụng tập trung ................................................................... 55 3.2.1.3. Áp dụng phương pháp mới đo lường RRTD theo hướng lượng hóa rủi ro ......................... 56 3.2.1.4. Kiểm tra và giám sát tín dụng chặt chẽ hơn ........................................................................ 58 3.3.1.5 Thường xuyên đánh giá lại giá trị TSĐB ............................................................................. 58 3.2.1.6. Đổi mới việc đánh giá cán bộ và bố trí công việc cho cán bộ ............................................. 59 3.2.1.7. Thực hiện tốt chế độ lương thưởng và giảm áp lực cho CBTD ............................................ 59 3.2.1.8 Thường xuyên giám sát, nghiêm khắc sa thải các cán bộ quá yếu kém về nghiệp vụ hoặc suy thoái đạo đức ...................................................................................................................... 59 3.2.1.9 Giải pháp về phía khách hàng .............................................................................................. 60 3.2.1.10 Phòng ngừa nợ quá hạn, nợ xấu mới phát sinh, xử lý hiệu quả nợ xấu còn tồn đọng ................................................................................................................................................... 61 3.2.1.11 Nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại chi nhánh ................. 64 3.2.1.12 Chú trọng chất lượng thông tin đầu vào.............................................................................. 65 3.3 Kiến Nghị ................................................................................................................................... 66 KẾT LUẬN ...................................................................................................................................... 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................... 69
- ix DANH MỤC CÁC BẢNG Thứ tự Tên bảng Trang Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2016-2018 35 Bảng 2.2 Dư nợ tín dụng của Vietinbank - CN Bến Lức giai đoạn 2016- 36 Bảng 2.3 Cơ cấu dư nợ tín dụng của Vietinbank - CN Bến Lức 2018 37 Bảng 2.4 Hệ số sử dụng vốn của Vietinbankm CN Bến Lức 38 Bảng 2.5 Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ giai đoạn 2016-2018. 38 Bảng 2.6 Cơ cấu nợ quá hạn theo thời hạn của Vietinbank - CN Bến Lức . 39 Bảng 2.7 Cơ cấu nợ nợ xấu theo thời hạn tại Vietinbank - CN Bến Lức 40 Bảng 2.8 Cơ cấu nợ quá hạn theo khả năng thu hồi tại Vietinbank, tại chi 40 Bảng 2.9 nhánh Vòng quay vốn tín dụng tại chi nhánh 41 Bảng 2.10 Hệ số thu lãi tín dụng tại chi nhánh 41
- x DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Thứ tự Tên bảng Trang Sơ đồ 1.1 Các hình thức rủi ro tín dụng 14 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Vietinbank CN Bến Lức 31 Biểu đồ 2.1 Dư nợ quá hạn phân theo nhóm nợ qua các năm 2016-2018 39 Mô hình 2.2 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng đang áp dụng tại chi nhánh 44 Sơ đồ 3.1 Định giá khoản vay trong mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ 56
- xi DANH MỤC VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1 CBTD Cán bộ tín dụng 2 CN Chi nhánh 3 DNTN Doanh nghiệp tư nhân 4 KHCN Khách hàng cá nhân 5 KHDN Khách hàng doanh nghiệp 6 NHCT Ngân hàng Công thương 7 NHCTVN Ngân hàng Công Thương Việt Nam 8 NHNN Ngân hàng Nhà nước 9 NHTM Ngân hàng thương mại 10 NQH Nợ quá hạn 11 PGD Phòng giao dịch 12 QTK Quỹ tiết kiệm 13 RRTD Rủi ro tín dụng 14 TSĐB Tài sản đảm bảo 15 USD Đô la Mỹ 16 VND Việt Nam Đồng 17 Vietinbank Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tín dụng là hoạt động kinh doanh phức tạp nhất so với các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại, đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Đặc biệt đối với ngân hàng thương mại Việt Nam, thu nhập của tín dụng chiếm từ 60-80% nguồn thu nhập của ngân hàng. Song cũng chính trong hoạt động này, ngân hàng phải chấp nhận nhiều thách thức và rủi ro nhất. Hậu quả của RRTD đối với các ngân hàng thương mại thường là rất lớn, hậu quả của nó rất nặng nề, làm gia tăng chi phí, thu nhập từ thu lãi cho vay bị chậm hoặc bị mất đi, cùng với sự thất thoát của vốn vay, làm ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản, làm xấu đi tình hình tài chính và sẽ làm tổn hại đến uy tín, vị thế của các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp, kinh tế trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, thử thách. Vấn đề cấp bách nhất hiện nay trong điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng là làm sao quản lý để đảm bảo an toàn tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng chặt chẽ và hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại phát sinh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh với các ngân hàng khác. Thời gian qua, Vietinbank - CN Bến Lức Tỉnh Long An cũng đã đạt được những kết quả nhất định về hạn chế RRTD, nhưng nợ quá hạn, nợ xấu vẫn tồn tại, cụ thể: Năm 2018, nợ quá hạn 60 tỷ đồng, tỷ lệ 1,5% so với tổng dư nợ và nợ xấu 36,6 tỷ đồng, chiếm 0,92% so với tổng dư nợ tín dụng (Theo báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh Bến Lức Năm 2018). Môi trường kinh doanh biến động không ngừng và rủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn ngày càng đa dạng hơn về hình thức, phức tạp hơn về mức độ . Vì vậy, thường xuyên nghiên cứu để tìm giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng, kiểm soát trong phạm vi chấp nhận là cần thiết đối với Vietinbank - CN Bến Lức Tỉnh Long An
- 2 Vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietinbank- CN Bến Lức Tỉnh Long An” để làm luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Tài Chính-Ngân Hàng 2. Mục tiêu nghiên cứu: 2.1 Mục tiêu chung Đề xuất các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietinbank - CN Bến Lức Tỉnh Long An đến năm 2020 2.2 Mục tiêu cụ thể : Mục tiêu 1: Hệ thống hoá lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại. Mục tiêu 2: Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Vietinbank - CN Bến Lức Tỉnh Long An từ năm 2016-2018. Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro tín dụng tại Vietinbank - CN Bến Lức Tỉnh Long An đến năm 2020. 3. Đối tượng nghiên cứu: Tín dụng ngân hàng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1 Phạm vi về không gian địa điểm: tại Vietinbank -CN Bến Lức tỉnh Long An. 4.2 Phạm vi về thời gian: Dữ liệu thứ cấp sử dụng để phân tích thực trạng thu thập liên tục qua 3 năm từ năm 2016 đến năm 2018 Các giải pháp đề xuất đến năm 2020 5. Câu hỏi nghiên cứu : Để thực hiện mục tiêu đề tài, cần trả lời các câu hỏi sau: Thứ nhất: Tại sao phải hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại? Thứ hai: Thực trạng RRTD tại Vietinbank - CN Bến Lức Tỉnh Long An giai đoạn 2016-2018 diễn biến như thế nào? Thứ ba: Giải pháp nào áp dụng trong thời gian tới để hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietinbank - CN Bến Lức Tỉnh Long An ?
- 3 6. Phương pháp nghiên cứu. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể là: Phương pháp diễn dịch, quy nạp sử dụng để hệ thống hóa cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, trên cơ sở kế thừa lý luận cơ bản phương pháp thống kê mô tả và phân tích sử dụng để đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Vietinbank - CN Bến Lức Tỉnh Long An từ năm 2016-2018, là cơ sở xác định hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Phương pháp tổng hợp, đối chiếu để đánh giá kết quả. Phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để đề xuất giải pháp Phương pháp thu thập dữ liệu: Thu thập tài liệu thứ cấp: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo hoạt động tín dụng của chi nhánh, của Tỉnh Long An và của Hội sở, các văn bản pháp lý của của các cấp có thẩm quyền quy định về hoạt động tín dụng và rủi ro ro tín dụng Giáo trình, các luận văn, internet… Luật TCTD, các văn bản dưới luật liên quan đên tín dụng do NHNN ban hành, các quy định nội bộ của Hội sở chính 7. Đóng góp của luận văn Luận văn có ý nghĩa thực tiễn, là tài liệu tham khảo cho các đối tượng quan tâm nghiên cứu và vận dụng như học viên, sinh viên…đặc biệt các nhà quản lý của Vietinbank - CN Bến Lức Tỉnh Long An và các chi nhánh ngân hàng khác trên cùng địa bàn 8. Tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan Để tránh sự trùng lắp, tác giả đã thu thập được một số luận văn thạc sỹ đã công bố có liên quan trong nước để chỉ ra điểm khác biệt, sự cần thiết của đề tài nghiên cứu và những nội dung kế thừa. Nghiên cứu của tác giả Lê Minh Trung (2015), Luận văn Thạc sĩ Kinh tế bảo vệ tại Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, TP. Hồ Chí Minh với đề tài: "Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam -Chi nhánh Long An".
- 4 Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Long An và đã đề xuất một số giải pháp để khắc phục tồn tại và hoàn thiện việc quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Long An. Giải pháp chính của luận văn : Nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại chi nhánh Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quốc Toản (2015), Luận văn Thạc sĩ Kinh tế bảo vệ tại Trường Đại học Đà Nẵng với đề tài: "Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam". Luận văn đã hệ thống hóa được lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại. Đồng thời, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, từ đó đi đến những nhận định về những mặt tích cực cũng như những mặt hạn chế trong hoạt động quản trị và nguyên nhân của hạn chế, là cơ sở đề xuất giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp có thể áp dụng trong thực tiễn tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam. Giải pháp chính của luận văn : Cải tiến mô hình phê duyệt tín dụng tập trung Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh An (2014), Luận văn Thạc sĩ Kinh tế bảo vệ tại Học viện Tài chính với đề tài: "Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam". Luận văn đã trình bày lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại, là nền tảng phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, từ đó, đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản tri rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.
- 5 Giải pháp chính của luận văn : Áp dụng phương pháp mới đo lường RRTD theo hướng lượng hóa rủi ro Nghiên cứu của tác giả Phan Hoàng Lâm (2015), Luận văn Thạc sĩ Kinh tế bảo vệ tại Trường Đại học Tài chính – Maketing, TP. Hồ Chí Minh với đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín”. Trên nền tảng lý luận về rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, luận văn đã phân tích thực trạng hoạt động cho vay, quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và đánh giá những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng này. Đồng thời, đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín. Tóm lại: Những công trình khoa học đã công bố tác giả thu thập được liên quan đến đề tài lựa chọn nghiên cứu, cho thấy không có sự trùng lắp vì khác nhau hoặc về không gian hoặc về thời gian hoặc về nội dung cụ thể. Mặt khác, tác giả có thể kế thừa khung lý thuyết từ các công trình nghiên cứu đã công bố cũng như những bài học rút ra từ kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Bến Lức Tỉnh Long An. 9. Kết cấu luận văn Chương I: Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng và rủi ro tín dụng tại NHTM Chương II: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Bến Lức Tỉnh Long An giai đoạn 2016- 2018 Chương III: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Bến Lức Tỉnh Long An đến năm 2020
- 6 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. khái niệm và chức năng của ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các loại hình doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể xã hội và cá nhân, bằng việc huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi hoạt kỳ, tiền gửi định kỳ, tiền phát hành kỳ phiếu, trái phiếu đồng thời sử dụng số vốn huy động được để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng là khách hàng trong nền kinh tế. Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng có số lượng lớn và rất phổ biến trong nền kinh tế. Sự có mặt của ngân hàng thương mại trong hầu hết các mặt hoạt động của nền kinh tế xã hội đã chứng minh rằng: Ở đâu có một hệ thống ngân hàng thương mại phát triển, thì ở đó sẽ có sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế - xã hội. Có nhiều khái niệm khác nhau về ngân hàng thương mại, nhưng trong luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm theo Luật Tổ chức Tín dụng số 47/2010/QH12: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. [Khoản 4, Điều 4 Luật các Tổ chức Tín dụng]. 1.1.2. Chức năng của Ngân hàng thương mại - Chức năng trung gian tín dụng. Với chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại làm “cầu nối” giữa người thừa vốn và người thiếu vốn, chức năng này không những đem lại lợi ích cho những người thừa vốn và những người thiếu vốn mà còn đem lại lợi ích kinh tế cho bản thân ngân hàng thương mại và nền kinh tế. Đối với ngân hàng, sẽ thu được lợi nhuận từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới, 80% lợi nhuận của ngân hàng thương mại là thông qua hoạt động tín dụng. Lợi nhuận này chính là cơ sở cho ngân hàng thương mại tồn tại và phát triển. Đối với nền kinh tế, chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì nó đáp
- 7 ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình sản xuất được thực hiện liên tục và để mở rộng quy mô sản xuất. Với chức năng này, ngân hàng đã biến vốn nhàn rỗi không hoạt động thành vốn hoạt động, kích thích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. - Chức năng trung gian thanh toán: Chức năng trung gian thanh toán có nghĩa là ngân hàng đứng ra thanh toán hộ cho khách hàng bằng cách chuyển tiền từ tài khoản của có nghĩa vụ người trả tiền (hay thanh toán/chuyển tiền) sang tài khoản cho người thụ hưởng theo yêu cầu của khách hàng. Thông qua chức năng này ngân hàng đóng vai trò là người “thủ quỹ” cho các doanh nghiệp và cá nhân bởi ngân hàng là người giữ tiền của khách hàng, chi tiền hộ cho khách hàng. Nền kinh tế thị trường càng phát triển thì chức năng này của Ngân hàng ngày càng được mở rộng. Thông qua chức năng trung gian thanh toán, hệ thống ngân hàng thương mại góp phần phát triển nền kinh tế. Khi khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng sẽ giảm thiểu rủi ro, giảm chi phí thanh toán cho khách hàng, đồng thời tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh của khách hàng nhanh hơn, làm cho hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng tăng. Đối với ngân hàng thương mại chức năng này góp phần tăng lợi nhuận của ngân hàng thông qua việc thu phí thanh toán. Hơn nữa, tăng nguồn vốn giá rẻ để cho vay của ngân hàng (lãi suất thấp) thể hiện trên số dư có tài khoản tiền gửi của khách hàng. Chức năng này cùng chức năng trung gian tín dụng với điều kiện nhất định là tiền đề để tạo tiền “ bút tệ” tại ngân hàng thương mại. Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn có chức năng trung gian tài chính khác như: tư vấn tài chính, giữ các vật quý giá theo yêu cầu khách hàng và thu phí, môi giới chứng khoán… 1.2. Hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại 1.2.1. Khái niệm về tín dụng và tín dụng ngân hàng Liên quan đến khái niệm về tín dụng, tại khoản 14 điều 4 Luật số 47/2010/QH12 của Quốc hội về Luật các tổ chức tín dụng ghi : “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 258 | 13
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 13 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 11 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 14 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng thương hiệu phân tích tình huống bia Saigon Special trong giai đoạn 2007-2010
153 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn