intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp mở rộng bảo hiểm y tế hộ gia tại huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang

Chia sẻ: ViJiji ViJiji | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

36
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm nghiên cứu thực trạng tình hình thực hiện chính sách và mở rộng đối tượng tham gia BHYT trên địa bàn huyện Cai Lậy thời gian qua; đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy nhanh quá trình tiến tới BHYT toàn dân trên địa bàn nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp mở rộng bảo hiểm y tế hộ gia tại huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ---------------------------------------- NGUYỄN QUỐC NAM GIẢI PHÁP MỞ RỘNG BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN CAI LẬY TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 8.34.01.01 Long An, năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ---------------------------------------- NGUYỄN QUỐC NAM GIẢI PHÁP MỞ RỘNG BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN CAI LẬY TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 8.34.01.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Kim Chung Long An, năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các tạp chí khoa học và công trình nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng./. Học viên thực hiện Luận văn Nguyễn Quốc Nam
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, động viên và giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè. Để có được kết quả này, tác giả xin cảm ơn TS. Nguyễn Kim Chung - Giảng viên hướng dẫn đầy tâm huyết và nhiệt tình. Xin cảm ơn Ban Giám đốc, đồng nghiệp Bảo hiểm xã hội huyện Cai Lậy, đã tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Đồng thời cho phép tác giả gửi lời cảm ơn chân thành tới các hộ gia đình trên địa bàn huyện Cai Lậy đã nhiệt tình cộng tác và giúp đỡ Tác giả trong việc thu thập thông tin, số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu. Do bản thân còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn. TÁC GIẢ Nguyễn Quốc Nam
  5. iii NỘI DUNG TÓM TẮT PHẦN MỞ ĐẦU Chính sách BHYT của Việt Nam được bắt đầu thực hiện từ năm 1992. Trong suốt hơn 25 năm qua, BHYT đã khẳng định tính đúng đắn của một chính sách xã hội của Nhà nước, phù hợp với tiến trình đổi mới đất nước. Việc thực hiện bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể nhất là gia tăng số lượng người tham gia BHYT hộ gia đình. Tuy nhiên, việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình trên địa bàn huyện Cai Lậy còn gặp nhiều khó khăn do Cai Lậy là huyện thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có địa hình nhiều sông nước, kênh rạch nên việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình đối với những hộ làm nông lâm ngư nghiệp có mức sống trung bình, những hộ vừa thoát nghèo ở các xã vùng sâu, vùng xa gặp rất nhiều khó khăn. Là một người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Cai Lậy và cũng là viên chức của cơ quan BHXH huyện , tác giả nhìn nhận rõ một số bất cập cản trở việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp mở rộng bảo hiểm y tế hộ gia tại huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang” với mong muốn những giải pháp đề xuất của mình góp phần mở rộng đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình trên địa bàn huyện trong thời gian tới. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH Chương 1, đã hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về bảo hiểm, bảo hiểm y tế , bảo hiểm y tế hộ gia đình; ý nghĩa của việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình, bản chất, vai trò của BHYT hộ gia đình; Các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình. Từ đó thấy được vị trí, tầm quan trọng của tham gia BHYT hộ gia đình, sự cần thiết mở rộng đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình. Những kinh nghiệm cho việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình của các quốc gia trên thế giới có thể được vận dụng để đưa ra các giải pháp cho việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình của địa phương.
  6. iv CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAI LẬY Chương 2, Giới thiệu về Bảo hiểm xã hội huyện Cai Lậy với sự hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và kết quả hoạt động từ khi thành lập đến nay. Luận văn phân tích thực trạng mở rộng đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình, phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình trên địa bàn huyện từ đó rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN CAI LẬY Từ những phân tích kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình trong giai đoạn 2016 – 2018; định hướng hoạt động; mục tiêu mở rộng đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình huyện Cai Lậy trong giai đoạn 2019 - 2021, tác giả đã đề xuất các giải pháp mở rộng đối tượng tham gia. Các giải pháp này được luận giải kỹ và có căn cứ phù hợp với thực tế tại đơn vị nghiên cứu. Vì vậy, các giải pháp này có thể áp dụng vào việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình tại đơn vị trong thời gian tới.
  7. v ABSTRACTS HEADING Vietnam Health Insurance policy has been implemented since 1992. During the past 25 years, Health Insurance has affirmed the correctness of a social policy of the State, in accordance with the process. renew the country. The implementation of household health insurance in Cai Lay district, Tien Giang province has achieved the most significant achievements, especially the increase in the number of people participating in household health insurance. However, it is still difficult to expand the number of people participating in household health insurance in Cai Lay district because Cai Lay is a district in the Mekong Delta region, with many rivers and canals. Therefore, it is difficult to expand the coverage of household health insurance for households with medium-class agriculture, forestry and fishery, who have just escaped from poverty in remote areas. As a child born and raised in the land of Cai Lay and also an officer of the district Social Insurance agency, the author clearly recognized some shortcomings that hindered the expansion of participants in Health Insurance. households, the author chose to study the topic "Solution to expand household health insurance in Cai Lay district, Tien Giang province" with the expectation that his proposed solutions will contribute to expanding the coverage of insurance Household Health in the district in the future. CHAPTER 1. THEORETICAL BACKGROUND ON SUBJECT TO PARTICIPATING HOUSEHOLD HEALTH INSURANCE. Chapter 1, systematized the basic issues of insurance, health insurance, household health insurance; the meaning of expanding household health insurance participants, the nature and role of household health insurance; Evaluation criteria and factors affecting the expansion of household health insurance participation. Since then, seeing the position and importance of household health insurance participation, the need to expand household health insurance participants. Experiences for expanding household health insurance participation of countries around the world can be used to provide solutions for expanding local household health insurance coverage.
  8. vi CHAPTER 2. REALITY OF PARTICIPATING IN HOUSEHOLD HEALTH INSURANCE ON CAI LANI DISTRICT. Chapter 2, Introduction to Social Insurance of Cai Lay district with the formation, development, organizational structure, functions, tasks and operational results from the establishment until now. The dissertation analyzes the situation of expanding household health insurance participants, analyzing the situation of factors affecting the expansion of household health insurance participants in the district from which to draw results. be, limitations and causes of limitations. CHAPTER 3. EXPANDING SOLUTION FOR HOUSEHOLD HEALTH INSURANCE IN CAI LAY DISTRICT. From the analysis of achievements, limitations and causes of the limitations in expanding household health insurance participants in the period 2016-2018; operational orientation; The goal is to expand the number of participants in household health insurance in Cai Lay district in the period of 2019-2021, the author has proposed solutions to expand participants. These solutions are carefully interpreted and based on the reality in the research units. Therefore, these solutions can be applied to the expansion of household health insurance participants in the unit in the coming time.
  9. vii MỤC LỤC Trang MỤC LỤC ............................................................................................................... vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................x DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU .................................................................... xii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................. xi PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1.Sự cần thiết của đề tài:.....................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu. ......................................................................................2 2.1 Mục tiêu chung: ...................................................................................2 2.2 Mục tiêu cụ thể: ...................................................................................3 3. Đối tượng nghiên cứu: ....................................................................................3 4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................3 4.1 Phạm vi về không gian: .......................................................................3 4.2 Phạm vi về thời gian: ...........................................................................3 5. Câu hỏi nghiên cứu:........................................................................................3 6. Những đóng góp mới của luận văn ................................................................3 6.1 Đóng góp về phương diện khoa học. ...................................................3 6.2 Đóng góp về phương diện thực tiễn. ...................................................3 7.Phương pháp nghiên cứu .................................................................................4 7.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp....................................................................4 7.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp. ....................................................................4 7.2.3. Phương pháp thống kê mô tả ...........................................................5 7.2.4. Phương pháp so sánh .......................................................................5 7.2.5. Phương pháp phỏng vấn ..................................................................5 8.Tổng quan các công trình nghiên cứu trước ....................................................5 8.1 Các nghiên cứu trong nước:.................................................................5 8.2 Các nghiên cứu ở nước ngoài ..............................................................7 9. Kết cấu luận văn .............................................................................................7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM Y TẾ ......................................8 1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về bảo hiểm y tế ...........................................8
  10. viii 1.1.1. Khái niệm, bản chất, vai trò của bảo hiểm y tế ...............................8 1.2 Những nguyên tắc, tính chất cơ bản và mục tiêu của BHYT. ....................12 1.2.1 Những nguyên tắc cơ bản của BHYT.............................................12 1.2.2. Các quy định cơ bản về bảo hiểm y tế. ..........................................13 1.2.3 Bảo hiểm y tế toàn dân. ..................................................................17 Kết luận chương 1 ............................................................................................23 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAI LẬY. ....................................................................24 2.1. Giới thiệu về huyện Cai Lậy ..............................................................................24 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Cai Lậy. .......................24 2.1.2 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đến mở rộng đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế hộ gia đình. ...............................................................25 2.2. Tổ chức hệ thống Bảo hiểm Xã hội huyện Cai Lậy. ..........................................26 2.2.1. Khái quát sự hình thành và vị trí, chức năng của huyện Cai Lậy. .26 2.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bảo hiểm xã hội huyện Cai Lậy. .....27 2.2.3. Bộ máy tổ chức Bảo hiểm xã hội huyện Cai Lậy. .........................29 2.3. Thực trạng tham gia BHYT hộ gia đình trên địa bàn huyện Cai Lậy. ...............31 2.4. Đánh giá công tác mở rộng đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Cai Lậy...............................................................................................44 2.4.1.Thành tựu đã đạt được. ...................................................................44 2.4.2 Đánh giá chung về Bảo hiểm y tế tại huyện Cai Lậy. ....................46 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ............................................58 2.5. Kết quả khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến công tác mở rộng đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế hộ gia đình....................................................................................62 2.5.1. Thu nhập của người dân. ...............................................................62 2.5.2. Công tác thông tin tuyên truyền Bảo hiểm y tế hộ gia đình. .........62 2.5.3. Mức phí tham gia ...........................................................................65 2.5.4. Chất lượng khám chữa bệnh ..........................................................66 2.5.5. Hoạt động của đại lý thu Bảo hiểm y tế hộ gia đình. ....................67 Kết luận chương 2 ............................................................................................68
  11. ix CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN CAI LẬY...................................................................................................69 3.1. Quan điểm, mục tiêu chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Cai Lậy ...........................................................................................................69 3.1.1 Quan điểm .......................................................................................69 3.1.2. Mục tiêu .........................................................................................70 3.2. Giải pháp mở rộng đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Cai Lậy ....................................................................................................70 3.2.1. Giải pháp về công tác tuyên truyền Bảo hiểm y tế hộ gia đình. ....70 3.2.2. Giải pháp về cải tiến quy trình đăng ký đóng và tổ chức quản lý thu Bảo hiểm y tế hộ gia đình. ..................................................................................73 3.2.3. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý của cán bộ Bảo hiểm y tế. ..74 3.2.4. Giải pháp phối hợp với ngành y tế và các đơn vị thuộc ngành y tế. ...................................................................................................................................74 3.2.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động và đào tạo, mở rộng mạng lưới các đại lý thu Bảo hiểm y tế hộ gia đình. ..........................................................75 3.3.1. Đối với Bảo hiểm xã hội huyện Cai Lậy. ......................................77 3.3.2. Đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh Tiền Giang. ....................................79 3.3.3. Đối với Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn huyện Cai Lậy. ....81 Kết luận chương 3 ............................................................................................84 KẾT LUẬN ..............................................................................................................85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................86
  12. x DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Nội dung diễn giải BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế KCB Khám chữa bệnh UBND Ủy ban nhân dân SDLĐ Sử dụng lao động NLĐ Người lao động NSNN Ngân sách nhà nước
  13. xi DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 2.1. Kết quả thu bảo hiểm y tế hộ gia đình tại huyện Cai Lậy ........................34 giai đoạn 2016 – 2018. ..............................................................................................34 Bảng 2.2. Tình hình đại lý thu BHYT HGĐ giai đoạn 2016-2018. ..........................36 Bảng 2.3. Cơ sở y tế, giường bệnh và cán bộ y tế trên địa bàn.................................39 Huyện Cai Lậy. .........................................................................................................39 Bảng 2.5. Tổng chi phí KCB BHYT tại huyện Cai Lậy giai đoạn 2016-2018. ........42 Bảng 2.6. Cân đối quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế giai đoạn 2016 – 2018. .......44 Bảng 2.7. Tình hình tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện Cai Lậy giai đoạn 2016-2018. ................................................................................................................48 Bảng 2.8. Tình hình mở rộng đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình 2016-2018. ..51 Bảng 2.9. Kết quả điều tra điều kiện kinh tế hộ gia đình. .........................................62 Bảng 2.10. Nguồn thông tin người dân biết về BHYT hộ gia đình ..........................64 Bảng 2.11. Công tác thông tin, tuyên truyền BHYT hộ gia đình. ............................64 Bảng 2.12. Đánh giá về mức phí tham gia BHYT hộ gia đình. ................................65 Bảng 2.13. Chất lượng dịch vụ khi đi khám bệnh, chữa bệnh bằng thẻ BHYT .......66 Bảng 2.14. Hoạt động của đại lý thu BHYT hộ gia đình ..........................................68 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức Bảo hiểm xã hội Huyện Cai Lậy .....................31 Biểu đồ 2.2. Biểu đồ về tham gia BHYT huyện Cai Lậy năm 2016-2018 ...........49
  14. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Sự cần thiết của đề tài: Chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) ra đời theo Nghị định số 299/HĐBT ngày 15/08/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Điều lệ bảo hiểm y tế. Trong suốt hơn 20 năm qua, BHYT đã khẳng định tính đúng đắn của một chính sách xã hội quan trọng, là một trong những trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội luôn được Đảng và nhà nược quan tâm phát triển, phù hợp với tiến trình đổi mới của đất nược. Đồng thời BHYT cũng tạo ra nguồn tài chính công quan trọng để phát triển sự nghiệp y tế trong công tác khám chữa bệnh, cải thiện dịch vụ y tế, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân nhân. Phát triển BHYT toàn dân, nhằm từng bược đạt tới công bằng trong chăm sóc sức khỏe, thể hiện sự chia sẻ giữa người khỏe với người ốm, người giàu với người nghèo, người trong độ tuổi lao động với trẻ em, người già; công bằng trong đãi ngộ đối với cán bộ y tế” (Bộ Chính trị, 2005) Quan điểm chỉ đạo của Đảng xác định: “Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của nhà nước. Đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư cho phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI chỉ rõ: “ Đổi mới và hoàn thiện đồng bộ các chính sách bảo hiểm y tế, khám, chữa bệnh và viện phí phù hợp; có lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân”(Đảng cộng sản Việt Nam, 2011,Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, tr. 127 - 129). Với bản chất nhân văn, ý nghĩa cao đẹp, sự lãnh đạo kịp thời, sáng suốt của Đảng và sự chỉ đạo sâu sát của Chính phủ, chính sách BHYT đã vượt qua những bước thăng trầm, ngày càng phát triển mạnh mẽ. Qua thời gian, lợi ích, hiệu quả của BHYT đã được chứng minh, làm thay đổi nhận thức, thói quen bao cấp, chuyển sang thực hiện hiệu quả cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng làm, chung tay góp sức vì sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.
  15. 2 Việc thực hiện BHYT hộ gia đình trên địa bàn huyện Cai Lậy đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể nhất là về gia tăng số lượng người tham gia BHYT hộ gia đình. Tuy nhiên công tác phát triển đối tượng còn nhiều khó khăn, thách thức, áp lực rất lớn, tính bền vững của chính sách đặt ra những vấn đề cấp thiết trong công tác quản lý; bởi nhận thức của một bộ phận người dân về tính cộng đồng, chia sẻ, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau vẫn còn nhiều hạn chế; một số trường hợp đã lợi dụng, trục lợi BHYT mặc dù không có nhu cầu khám, chữa bệnh; không ít người còn lựa chọn “ngược”, khi khỏe mạnh chưa tự giác, chủ động tham gia, chỉ khi đau ốm nặng, điều trị tốn kém mới bắt đầu quan tâm đến BHYT. Bên cạnh những cơ sở y tế và thầy thuốc thực hiện tốt quy định của pháp luật, thì một thực tế đáng buồn là tình trạng lợi dụng, trục lợi Quỹ BHYTvới các biểu hiện tinh vi, phức tạp có xu hướng gia tăng… Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị (khóa XII) về tăng cường lãnh đạo thực hiện công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020; Quyết định 538/QĐ-TTg ngày 29/03/2013 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và 2020 thể hiện sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong việc mở rộng phạm vi bao phủ của BHYT về tỷ lệ dân số tham gia BHYT, về phạm vi dịch vụ y tế được thụ hưởng và giảm tỷ lệ chi trả từ tiền túi của người sử dụng dịch vụ y tế; bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT; tiến tới BHYT toàn dân, góp phần tạo nguồn tài chính ổn định cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân theo hướng công bằng, hiệu quả, chất lượng và phát triển bền vững. Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên đề tài “ Giải pháp mở rộng bảo hiểm y tế hộ gia đình tại huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang” được chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu. 2.1 Mục tiêu chung: - Nghiên cứu thực trạng tình hình thực hiện chính sách và mở rộng đối tượng tham gia BHYT trên địa bàn huyện Cai Lậy thời gian qua; đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy nhanh quá trình tiến tới BHYT toàn dân trên địa bàn nghiên cứu.
  16. 3 2.2 Mục tiêu cụ thể: 1. Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về BHYT và mở rộng đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình ở Việt Nam và trên thế giới. 2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình trên địa bàn huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. 3. Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình thực hiện bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Cai Lậy; những hạn chế và nguyên nhân trong quá trình thực hiện bảo hiểm y tế thời gian qua. 4. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy nhanh lộ trình tiến tới BHYT toàn dân trên địa bàn huyện Cai Lậy trong thời gian tới. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đối tượng tham gia bảo BHYT hộ gia đình trên địa bàn huyện Cai Lậy. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1 Phạm vi về không gian: - Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. 4.2 Phạm vi về thời gian: - Số liệu nghiên cứu, phân tích trong 3 năm ( 2016 - 2018). 5. Câu hỏi nghiên cứu: 1. Thực trạng đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình trên địa bàn huyện Cai Lậy trong thời gian qua như thế nào ? 2. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT trên địa bàn huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang ? Biện pháp đề nâng cao độ bao phủ BHYT tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang ? 3. Thực trạng việc khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế ảnh hưởng thế nào đến việc mở rộng đối tượng tham BHYT ? 6. Những đóng góp mới của luận văn 6.1 Đóng góp về phương diện khoa học. - Góp phần hệ thống và bổ sung cơ sở lý luận về bảo hiểm y tế. 6.2 Đóng góp về phương diện thực tiễn.
  17. 4 - Kết quả nghiên cứu chỉ ra những mặt tích cực, những hạn chế cần phải hoàn thiện trong việc tổ chức thực hiện cho người tham gia BHYT tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. - Đề ra những giải pháp và những kiến nghị trong quá trình mở rộng đối tượng tham gia BHYT trên địa bàn huyện Cai Lậy. - Luận văn này làm tài liệu tham khảo cho BHXH huyện Cai Lậy trong quá trình thực hiện BHYT. 7.Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu định tính được tác giả áp dụng trong luận văn này cụ thể là: 7.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp. Khi nghiên cứu các chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình tham gia BHYT nói chung, tôi dựa vào các số liệu đã được công bố như: báo cáo tình hình phát triển kinh tế-xã hội của UBND huyện qua các năm, báo cáo tình hình tham gia BHYT nói chung và tham gia BHYT hộ gia đình nói riêng của BHXH huyện Cai Lậy, báo cáo kết quả hoạt động của cơ quan BHXH huyện giai đoạn 2016-2018, và các báo cáo liên quan khác về BHYT hộ gia đình. Ngoài ra các báo cáo khoa học và kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả công bố trên các sách báo, internet, tạp chí chuyên ngành của BHXH được sử dụng làm tài liệu tham khảo. 7.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp. Thu thập số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu được thông qua phỏng vấn người tham gia, đơn vị trên địa bàn huyện Cai Lậy; cán bộ, viên chức của cơ quan BHXH huyện Cai Lậy. Dữ liệu từ kết quả phỏng vấn nhằm làm rõ hơn thực trạng mở rộng đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình tại huyện hiện nay như thế nào? những kết quả đạt được? còn hạn chế gì ? nguyên nhân của hạn chế do đâu ? những giải pháp nào cho việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình trong thời gian tới. Phương pháp phân tích 7.2.1. Phương pháp diễn dịch, quy nạp - Sử dụng để hình thành khung lý luận. 7.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu.
  18. 5 -Đối với thông tin thứ cấp: Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì tiến hành lập lên các bảng biểu. -Đối với thông tin sơ cấp: Phiếu điều tra sau khi hoàn thành được kiểm tra về độ chính xác và sẽ được nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý. 7.2.3. Phương pháp thống kê mô tả Thống kê mô tả là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu cần thu thập như: số người tham gia BHYT hộ gia đình, số thu BHYT hộ gia đình, tổng số thu BHYT trên cơ sở đó tính toán số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân,… phản ánh quy mô chất lượng và hiệu quả. Từ đó đưa ra kết luận của đề tài. 7.2.4. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Thông qua số bình quân, phương pháp so sánh gồm cả so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối để đánh giá tình hình tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình của các hộ dân trên địa bàn huyện Cai Lậy giai đoạn 2016-2018. 7.2.5. Phương pháp phỏng vấn Sử dụng làm rõ hơn, khách quan hơn những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về tình hình mở rộng đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình của huyện Cai Lậy trong thời gian qua, cũng như các giải pháp nhằm mở rộng đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình trong thời gian tới. 8.Tổng quan các công trình nghiên cứu trước 8.1 Các nghiên cứu trong nước: Một số luận văn liên quan đến đề tài bao gồm:
  19. 6 -Luận văn thạc sĩ “ Giải pháp thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân tại thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Nguyễn Văn Tình, Trường Đại học Thái Nguyên năm 2013. - Luận văn thạc sĩ “ Nâng cao hiệu quả công tác thu bảo hiểm y tế tại bảo hiểm xã hội tỉnh Long An” của tác giả Nguyễn Thanh Quyền, trường Đại học công nghiệp Long An, năm 2018. - Luận Văn Thạc sĩ “ Mở rộng đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Long An” của tác giả Võ Thanh Tuyền, trường Đại học công nghiệp Long An, năm 2018. Một số nghiên cứu trược đây liên quan đến đề cương bao gồm: -“ Thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020” đề án do Bộ y tế nghiên cứu (2012). Với các mục tiêu cơ bản là tăng tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đến năm 2020 có trên 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế. Nâng cao chất lương khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế theo qui định của pháp luật, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế; từng bước đổi mới cơ chế tài chính theo hướng đầu tư trực tiếp cho người thụ hưởng dịch vụ y tế thông qua hình thức hổ trợ tham gia bảo hiểm y tế, phấn đấu giảm tỷ lệ chi tiêu y tế trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình xuống mức 40% vào năm 2020. - “ Đề án xây dựng chiến lược phát triển Bảo hiểm xã hội Việt Nam đến năm 2020”, do BHXH Việt Nam nghiên cứu, (2012). Đề án đã đưa ra mục tiêu chung của chiến lược nhằm tiếp tục phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo hướng hiện đại , đảm bảo đủ năng lực và điều kiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả và tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trong đó phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động thm gia BHXH ; 35% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và trên 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế. - Bộ Y Tế. 2013. Báo cáo kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012, Hà Nội. Những nghiên cứu trên tập trung vào các nội dung chính như: Khung lý thuyết và nhóm chủ đề về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn; Nghiên cứu thực nghiệm
  20. 7 đối với các đối tượng tham gia BHYT và các chính sách xã hội khác; Nhóm chủ đề nghiên cứu về các phương thức thay đổi chính sách xã hội. Những nghiên cứu này chưa có công trình nào tiếp cận dưới góc độ BHYT theo nhóm cụ thể tại địa bàn huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang mà chỉ đề cập đến phạm vi toàn quốc, hoặc ở địa phương khác. Vì vậy, việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, thực trạng giải pháp thực hiện BHYT toàn dân trên địa bàn huyện Cai Lậy tỉnh Tỉnh Giang để thông qua đó đề xuất những giải pháp nhằm mục tiêu thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang. 8.2 Các nghiên cứu ở nước ngoài - Hsiao, W., P. Shaw. 2007. Bảo hiểm y tế xã hội ở các nước đang phát triển. WBI Nghiên cứu phát triển. Washington, DC: Ngân hàng Thế giới. -Kwon, S. 2009. “30 năm bảo hiểm y tế quốc dân ở Hàn Quốc: Bài học về thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân”. Chính sách Kế hoạch y tế 24 (1): 63–71. 9. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế hộ gia đình. Chương 2: Thực trạng mở rộng đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Cai Lậy. Chương 3: Một số giải pháp mở rộng đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Cai Lậy.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1