intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhận tiền gửi tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài khảo sát khung pháp lý về hoạt động nhận tiền gửi hiện áp dụng tại thị trường Việt Nam, cũng như những lý thuyết mang tính chung nhất về vai trò của nguồn tiền gửi và hoạt động nhận tiền gửi của ngân hàng thương mại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhận tiền gửi tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

  1. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM -------------------- PHAN THỊ THANH TÂM GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRƯƠNG THỊ HỒNG TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2013
  2. ii LỜI CAM ĐOAN Đề tài nghiên cứu này do chính tác giả thực hiện. Tất cả những phần kế thừa, tham khảo đều được trích dẫn và ghi nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2013 Tác giả PHAN THỊ THANH TÂM
  3. iii MỤC LỤC Lời cam đoan ................................................................................................ ii Mục lục ....................................................................................................... iii Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt .............................................................. ix Danh mục các bảng...................................................................................... xi Danh mục các biểu, đồ thị và hình vẽ.......................................................... xii Phần mở đầu .............................................................................................. xiii CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NHTM VÀ HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI CỦA NHTM................................................................ 1 1.1 Tổng quan về NHTM .............................................................................. 1 1.1.1 Khái niệm NHTM ............................................................................ 1 1.1.2 Các loại hình NHTM của Việt Nam ................................................. 1 1.2 Hoạt động nhận tiền gửi của NHTM ....................................................... 2 1.2.1 Khái niệm nhận tiền gửi ................................................................... 2 1.2.2 Các loại hình tiền gửi của NHTM .................................................... 4 1.2.2.1 Tiền gửi không kỳ hạn ............................................................ 4 1.2.2.2 Tiền gửi có kỳ hạn .................................................................. 5 1.2.2.3 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ................................................... 5 1.2.2.4 Phát hành GTCG .................................................................... 6 1.2.2.5 Lãi suất của các loại tiền gửi .................................................. 9 1.3 Vai trò của tiền gửi đối với hoạt động kinh doanh của NHTM .............. 10 1.3.1 Tiền gửi quyết định qui mô tổng nguồn vốn của NHTM ................ 10 1.3.2 Tiền gửi là nguồn vốn quan trọng để NHTM tổ chức các hoạt động kinh doanh ..................................................................................... 11 1.3.3 Tiền gửi quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của ngân hàng................................................................................. 12
  4. iv 1.3.4 Tiền gửi quyết định năng lực thanh toán, có vai trò quan trọng đối với năng lực cạnh tranh và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thương trường ..................................................................................................... 12 1.4 Hiệu quả của hoạt động nhận tiền gửi và các chỉ tiêu đánh giá .............. 13 1.4.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động nhận tiền gửi................................... 13 1.4.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động nhận tiền gửi .................. 13 1.4.2.1 Hiệu quả về mặt qui mô tiền gửi ........................................... 13 1.4.2.2 Hiệu quả về mặt chất lượng tiền gửi ..................................... 14 1.4.2.3 Hiệu quả về mặt sử dụng tiền gửi ......................................... 15 1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động nhận tiền gửi của NHTM ............................................................................................. 16 1.5.1 Nhân tố chủ quan ........................................................................... 16 1.5.1.1 Uy tín thương hiệu của NHTM ............................................. 16 1.5.1.2 Sự đa dạng các hình thức nhận tiền gửi của NHTM .............. 16 1.5.1.3 Mạng lưới hoạt động của NHTM.......................................... 17 1.5.1.4 Lãi suất tiền gửi .................................................................... 17 1.5.1.5 Các dịch vụ chăm sóc khách hàng gửi tiền ........................... 17 1.5.2 Nhân tố khách quan........................................................................ 18 1.5.2.1 Địa bàn kinh doanh của các NHTM ...................................... 18 1.5.2.2 Qui định của NHTW về lãi suất huy động tiền gửi ............... 18 1.5.2.3 Tình hình tăng trưởng của nền kinh tế .................................. 19 1.5.2.4 Lạm phát và những vấn đề kinh tế vĩ mô .............................. 19 1.5.2.5 Hiệu quả của các kênh đầu tư trong nền kinh tế .................... 19 1.2.5.6 Thói quen giao dịch qua ngân hàng của các thành phần kinh tế ...................................................................................................... 20 Kết luận chương 1 ..................................................................................... 20 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI CỦA CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM .................... 21 2.1 Giới thiệu tổng quan về địa bàn Tp.HCM.............................................. 21
  5. v 2.1.1 Vị trí địa lý của Tp.HCM ............................................................... 21 2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế của Tp.HCM từ 2010 đến 2012 ........... 22 2.1.3 Thói quen tiêu dùng, tiết kiệm của người dân trên địa bàn Tp.HCM ................................................................................................. 23 2.1.4 Mức độ sử dụng các dịch vụ ngân hàng của người dân trên địa bàn Tp.HCM ................................................................................................. 25 2.2 Giới thiệu tổng quan về các NHTM trên địa bàn Tp.HCM .................... 25 2.2.1 Số lượng các NHTM trên địa bàn Tp.HCM .................................... 25 2.2.2 Phân bổ mạng lưới của các NHTM trên địa bàn Tp.HCM .............. 26 2.2.3 Quy mô vốn và tổng tài sản của các NHTM trên địa bàn Tp.HCM. 26 2.3 Thực trạng nhận tiền gửi của các NHTM trên địa bàn Tp.HCM từ 2010 đến 2012 .......................................................................................... 28 2.3.1 Qui mô tiền gửi của các NHTM trên địa bàn Tp.HCM từ 2010 đến 2012........................................................................................................ 28 2.3.1.1 Qui mô của tiền gửi của khách hàng ..................................... 28 2.3.1.2 Qui mô tiền gửi do phát hành GTCG .................................... 30 2.3.2 Kỳ hạn của các khoản tiền gửi của các NHTM trên địa bàn Tp.HCM ................................................................................................. 32 2.3.2.1 Tiền gửi không kỳ hạn .......................................................... 32 2.3.2.2 Tiền gửi có kỳ hạn ............................................................... 33 2.3.3 Loại tiền gửi tại các NHTM trên địa bàn Tp.HCM ......................... 34 2.3.3.1 Tiền gửi bằng đồng Việt Nam .............................................. 34 2.3.3.2 Tiền gửi bằng đồng ngoại tệ ................................................. 36 2.4 Đánh giá hiệu quả của hoạt động nhận tiền gửi của các NHTM trên địa bàn Tp.HCM .................................................................................... 37 2.4.1 Đánh giá hiệu quả về mặt qui mô tiền gửi ...................................... 37 2.4.1.1 Tổng tiền gửi so với tổng nguồn vốn của NHTM.................. 37 2.4.1.2 Tổng tiền gửi so với tổng vốn chủ sở hữu của NHTM .......... 39
  6. vi 2.4.2 Đánh giá hiệu quả về mặt chất lượng tiền gửi của các NHTM trên địa bàn Tp.HCM ..................................................................................... 41 2.4.2.1 Thành phần tiền gửi .............................................................. 41 2.4.2.2 Loại tiền gửi ......................................................................... 42 2.4.3 Đánh giá hiệu quả về sử dụng tiền gửi của các NHTM trên địa bàn Tp.HCM ................................................................................................. 44 2.4.3.1 Chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra ........................................ 44 2.4.3.2 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên .................................................... 45 2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động nhận tiền gửi của các NHTM trên địa bàn Tp.HCM ........................................................... 47 2.5.1 Nhân tố chủ quan ........................................................................... 47 2.5.1.1 Uy tín thương hiệu................................................................ 47 2.5.1.2 Mạng lưới hoạt động ............................................................ 47 2.5.1.3 Lãi suất tiền gửi .................................................................... 48 2.5.1.4 Sự đa dạng sản phẩm và chất lượng dịch vụ ......................... 48 2.5.2 Nhân tố khách quan........................................................................ 49 2.5.2.1 Địa bàn kinh doanh của các NHTM trên địa bàn Tp.HCM ... 49 2.5.2.2 Tình hình tăng trưởng kinh tế, hiệu quả các kênh đầu tư trong nền kinh tế, lạm phát và các vấn đề kinh tế vĩ mô ................... 50 2.5.2.3 Ảnh hưởng từ những qui định của NHNN về lãi suất huy động vốn đến hoạt động nhận tiền gửi của các NHTM trên địa bàn Tp.HCM thời gian qua ..................................................................... 50 Kết luận chương 2 ..................................................................................... 55 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI TẠI CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM ......... 57 3.1 Định hướng về nâng cao hiệu quả hoạt động nhận tiền gửi của các NHTM trên địa bàn Tp.HCM ........................................................... 57 3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhận tiền gửi đối với các NHTM trên địa bàn Tp.HCM ........................................................... 57
  7. vii 3.2.1Tăng cường xây dựng thương hiệu của NHTM ............................... 57 3.2.1.1 Công khai, minh bạch tình hình hoạt động kinh doanh ......... 57 3.2.2.2 Tuân thủ các qui định của NHNN, pháp luật trong hoạt động nhận tiền gửi ........................................................................... 58 3.2.1.3 Tăng cường các hoạt động quảng bá hình ảnh ...................... 59 3.2.1.4 Cân đối mạng lưới hoạt động phù hợp .................................. 60 3.2.2 Đầu tư hệ thống công nghệ và nhân sự ........................................... 61 3.2.2.1 Đầu tư hệ thống core – banking ............................................ 62 3.2.2.2 Tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân sự có chất lượng............ 63 3.2.2.3 Xây dựng văn hóa ngân hàng................................................ 65 3.2.3 Đa dạng hóa các hình thức nhận tiền gửi ....................................... 66 3.2.3.1 Huy động thông qua các hình thức nhận tiền gửi .................. 66 3.2.3.2 Huy động thông qua phát hành GTCG.................................. 67 3.2.4 Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt ........................................... 68 3.2.4.1 Lãi suất theo kỳ hạn tiền gửi ................................................. 68 3.2.4.2 Lãi suất theo doanh số tiền gửi ............................................. 69 3.2.4.3 Lãi suất theo mức độ tham gia các dịch vụ ngân hàng .......... 70 3.2.5 Xây dựng chiến lược khách hàng ................................................... 71 3.2.5.1 Phân loại đối tượng khách hàng tiền gửi ............................... 71 3.2.5.2 Xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng .......................... 72 3.2.5.3 Đo lường và thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng .............. 73 3.3Các kiến nghị với NHNN ....................................................................... 73 3.3.1 Gỡ bỏ các biện pháp hành chính trong điều hành lãi suất ............... 73 3.3.2 Từng bước điều hành lãi suất theo định hướng thị trường............... 75 Kết luận chương 3 ..................................................................................... 75 Kết luận ..................................................................................................... 77 Tài liệu tham khảo ...................................................................................... 78 Phục lục 1 ................................................................................................... 80 Phụ lục 2..................................................................................................... 82
  8. viii Phụ lục 3..................................................................................................... 84 Phụ lục 4 ..................................................................................................... 85 Phụ lục 5..................................................................................................... 87 Phụ lục 6 ..................................................................................................... 88 Phụ lục 7 ..................................................................................................... 89 Phụ lục 8 ..................................................................................................... 90 Phụ lục 9 ..................................................................................................... 91 Phụ lục 10. ................................................................................................. 92
  9. ix DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ABBank : Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình ACB : Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Agribank : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt ATM : Automatic Teller Machine – Máy rút tiền tự động BIDV : Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam CAR : Tỷ lệ an toàn vốn Core – banking : Hệ thống ngân hàng lõi DaiABank : Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á EAB : Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á EIB : Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GPBank : Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu GTCG : Giấy tờ có giá HDBank : Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Tp.HCM HĐQT : Hội đồng quản trị MHB : Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông cửu long NamABank : Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á Navibank/NVB : Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMNN : Ngân hàng thương mại Nhà nước
  10. x NHTW : Ngân hàng trung ương NIM : Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên OCB : Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông PGBank : Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex PNBank : Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam Saigonbank : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương SCB : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn STB : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín TCB/Techcombank : Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam TCKT : Tổ chức kinh tế TCTD : Tổ chức tín dụng Trustbank : Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín TTQT : Thanh toán quốc tế USD : Đô la Mỹ VCB : Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam VietABank : Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á Vietbank : Ngân hàng Việt nam Thương tín Vietcapitalbank : Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt Vietinbank : Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam VPBank : Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng
  11. xi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Tp.HCM giai đoạn 2011 - 2012 ................................................................................................. 21 Bảng 2.2. Tổng tài sản của các NHTM trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2010 – 2012 ..................................................................................... 27 Bảng 2.3. Qui mô tiền gửi của các NHTM do phát hành GTCG.................. 32 Bảng 2.4. Cơ cấu tiền gửi CKH và KKH của một số NHTM trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2010 – 2012 ....................................................... 41 Bảng 2.5. Tỷ lệ tiền gửi khách hàng phân theo loại tiền tại một số NHTM trên địa bàn Tp.HCM (%) ................................................................ 43 Bảng 2.6. Qui định của NHNN về lãi suất huy động vốn thời gian qua ....... 51 Bảng 2.7. Lãi suất huy động của VCB, Vietinbank và BIDV thời điểm tháng 10/2010 .................................................................................. 53 Bảng 2.8. Lãi suất huy động của STB tháng 8/2013 .................................... 54
  12. xii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ Hình vẽ 1.1 Minh họa hoạt động của NHTM .............................................. 11 Biểu đồ 2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP, các ngành và kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2010 – 2012 (%) ............................................................... 22 Biểu đồ 2.2 Đầu tư ngân sách và thu chi ngân sách của Tp.HCM giai đoạn 2010 – 2012 ..................................................................................... 23 Biểu đồ 2.3 Qui mô vốn của các NHTM trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2010 – 2012 ..................................................................................... 28 Biểu đồ 2.4 Qui mô tiền gửi khách hàng của các NHTM trên địa bàn Tp.HCM .......................................................................................... 29 Biểu đồ 2.5 Số dư tiền gửi KKH của một số NHTM trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2010 – 2012 ...................................................................... 33 Biểu đồ 2.6 Qui mô tiền gửi có kỳ hạn của các NHTM trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2010 – 2012 ....................................................... 34 Biểu đồ 2.7 Qui mô tiền gửi bằng đồng Việt Nam của một số NHTM trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2010 – 2012 ........................................... 36 Biểu đồ 2.8 Qui mô tiền gửi bằng đồng ngoại tệ của một số NHTM trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2010 – 2012 ........................................... 37 Biểu đồ 2.9 Tỷ lệ tiền gửi khách hàng so với tổng nguồn vốn của NHTM .. 38 Biểu đồ 2.10 Tỷ lệ tiền gửi khách hàng so với tổng vốn chủ sở hữu của NHTM ............................................................................................. 40 Biểu đồ 2.11 Chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra của hệ thống NHTM Việt Nam những năm qua ................................................................ 44 Biểu đồ 2.12 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các NHTM trên địa bàn Tp.HCM .......................................................................................... 45 Biểu đồ 2.13 Đường cong lãi suất của các NHTM (thời điểm tháng 10/2010)........................................................................................... 52 Biểu đồ 2.14 Lãi suất huy động trung bình của các NHTM (từ tháng 7/2013)............................................................................................. 53
  13. xiii PHẦN MỞ ĐẦU i. Lý do chọn đề tài Đối với một NHTM, nguồn vốn của ngân hàng được hình thành từ hai nguồn chính, đó là vốn tự có và nợ. Nợ của NHTM có nhiều nguồn khác nhau, nhưng trong đó, khoản nợ lớn nhất là tiền gửi của khách hàng dân cư và các TCKT. Nguồn tiền gửi này dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và phát hành GTCG. Đây là nguồn tiền gửi quyết định mọi hoạt động của NHTM, từ qui mô đến kỳ hạn tín dụng, các hoạt động đầu tư, cho vay liên ngân hàng…là yếu tố quyết định qui mô tài sản, là nguồn gốc của lợi nhuận và cổ tức của cổ đông. Trong nhiều năm qua, thị trường tiền tệ Việt Nam có nhiều biến động bất thường. Lãi suất tiền gửi có những thời điểm tăng rất cao, ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của NHTM. NHNN thường xuyên áp trần lãi suất huy động khiến hoạt động huy động vốn bị méo mó, không phản ánh đúng lãi suất thị trường. Tình trạng thiếu thanh khoản diễn ra thường xuyên, các NHTM liên tục vượt trần lãi suất. Năm 2012 cũng là năm chứng kiến những biến động chưa từng có trong ngành ngân hàng khi vụ khủng khoảng “Bầu Kiên” đã tạo ra làn sóng rút tiền ồ ạt ở ACB và nhiều NHTM khác. Tổng tài sản của ACB đã giảm rất mạnh, gần 103.000 tỷ đồng chỉ trong vòng 4 tháng cuối năm 2012. Trong khi đó, các NHTM trên địa bàn Tp.HCM cũng trải qua những giai đoạn khó khăn. Là địa bàn về kinh tế trọng điểm của cả nước, nơi nhiều NHTM coi là địa bàn quan trọng nên các NHTM luôn trong tình trạng cạnh tranh khốc liệt. Văn hóa tiêu dùng, gửi tiết kiệm, mức độ sử dụng các dịch vụ ngân hàng khác nhau…cũng có những đặc thù và ảnh hưởng đến tình hình nhận tiền gửi của các NHTM. Các NHTM trên địa bàn này đã hoạt động như thế nào, tình hình nhận tiền gửi ra sao, cơ cấu tiền gửi của khách hàng như thế nào…trong điều kiện bất ổn như thời gian qua là đề tài cần được nghiên cứu. Qua đó, có thể nhìn nhận những hạn chế cần điều chỉnh, những lợi thế cần phát huy mang tính đặc thù của địa bàn nhằm xây dựng qui mô, cơ cấu nhận tiền gửi một cách phù hợp. Đề tài “Giải pháp nâng
  14. xiv cao hiệu quả hoạt động nhận tiền gửi tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Tp.HCM” ra đời để sáng tỏ những vấn đề đó. ii. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề ra giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhận tiền gửi của các NHTM trên địa bàn Tp.HCM. Để đạt được mục tiêu này, đề tài cần làm rõ một số vấn đề sau: Cơ sở lý luận về hoạt động nhận tiền gửi và hiệu quả của hoạt động nhận tiền gửi. Những chỉ tiêu đo lường và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động nhận tiền gửi. Những đặc trưng của địa bàn Tp.HCM có thể ảnh hưởng đến hoạt động nhận tiền gửi của các NHTM trên địa bàn. Tình hình hoạt động thực tế của các NHTM trên địa bàn Tp.HCM, những hạn chế còn tồn tại để từ đó xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhận tiền gửi. iii. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: là các NHTM hiện có trụ sở chính tại địa bàn Tp.HCM và hoạt động nhận tiền gửi của các NHTM này. Phạm vi nghiên cứu: Không gian: là hoạt động nhận tiền gửi của các NHTM có trụ sở chính trên địa bàn Tp.HCM. Trong phạm vi nghiên cứu này, do các hạn chế về thời gian, số liệu, năng lực nghiên cứu và nhiều yếu tố khác, tác giả giới hạn nghiệp vụ nhận tiền gửi chỉ bao gồm: nhận tiền gửi và phát hành GTCG để huy động vốn của cá nhân và TCKT (thường gọi là huy động vốn ở thị trường 1), mà không bao gồm các hình thức nhận tiền gửi khác. Thời gian: nghiên cứu từ 2010 đến 2012. Một số thông tin có thể được cập nhật trong năm 2013. iv. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp tổng hợp, phân tích và thống kê. Các số liệu được khảo sát, cập nhật và so sánh giữa các
  15. xv NHTM với nhau để đánh giá tình hình nhận tiền gửi của các NHTM. Từ đó, xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động nhận tiền gửi cho các NHTM trên địa bàn Tp.HCM. v. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài khảo sát khung pháp lý về hoạt động nhận tiền gửi hiện áp dụng tại thị trường Việt Nam, cũng như những lý thuyết mang tính chung nhất về vai trò của nguồn tiền gửi và hoạt động nhận tiền gửi của NHTM. Những thông tin từ việc khảo sát, phân tích về hoạt động nhận tiền gửi và hiệu quả của hoạt động nhận tiền gửi của các NHTM trên địa bàn Tp.HCM có thể đem lại nhiều thông tin bổ ích cho các nhà hoạt động ngân hàng, các nhà quản trị và người lập chính sách nhằm có cơ sở để nâng cao hiệu quả của hoạt động nhận tiền gửi cũng như xây dựng những chính sách điều hành một cách phù hợp. vi. Kết cấu của luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu, gồm có 3 chương: Chương 1. Tổng quan về hiệu quả hoạt động nhận tiền gửi của NHTM. Chương này cung cấp những nền tảng chung nhất về NHTM, các hoạt động NHTM và hoạt động nhận tiền gửi. Các khái niệm về hiệu quả của hoạt động nhận tiền gửi và các nhân tố ảnh hưởng cũng được đề cập, tạo cơ sở lý thuyết cho các phân tích và đề xuất ở các chương tiếp theo. Chương 2. Thực trạng hiệu quả hoạt động nhận tiền gửi của các NHTM trên địa bàn Tp.HCM. Chương này phân tích chi tiết tình hình nhận tiền gửi của các NHTM trên địa bàn Tp.HCM trong mối quan hệ so sánh với một số NHTM ngoài địa bàn. Từ đó nhận ra những điểm còn hạn chế của các NHTM trong hoạt động nhận tiền gửi để đề xuất các giải pháp ở chương 3. Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhận tiền gửi tại các NHTM trên địa bàn Tp.HCM. Chương này cố gắng đưa ra một số giải pháp đối với các NHTM trên địa bàn Tp.HCM và những khuyến nghị với NHNN trong phương thức điều hành lãi suất với mong muốn tạo lập thị trường cạnh tranh bình đẳng và nâng cao hiệu quả huy động vốn đối với các NHTM.
  16. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHTM VÀ HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI CỦA NHTM 1.1 Tổng quan về NHTM 1.1.1 Khái niệm NHTM Theo Peter Rose (1999), “Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”. Theo qui định của Luật các TCTD năm 2010 thì “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận” (theo khoản 3 Điều 4). So với các loại hình TCTD khác như TCTD phi ngân hàng, Tổ chức tài chính vi mô, Quỹ tín dụng nhân dân thì NHTM là loại hình TCTD được thực hiện đầy đủ nhất, rộng rãi nhất các hoạt động ngân hàng. Hoạt động ngân hàng theo qui định hiện hành là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi; cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản (theo khoản 12 điều 4 Luật các TCTD 2010). Như vậy, NHTM là một loại hình doanh nghiệp với các chức năng chính là: (i) Nhận tiền gửi; (ii) Cấp tín dụng và (iii) Cung ứng dịch vụ thanh toán. Đây là các chức năng chính của một NHTM, và việc NHTM thực hiện các hoạt động khác ngoài các hoạt động này luôn không được khuyến khích, bởi việc đi lệch khỏi các nghiệp vụ chính luôn đi kèm với những rủi ro, tổn thất. 1.1.2 Các loại hình NHTM của Việt Nam NHTM của Việt Nam chia thành hai nhóm gồm NHTMNN và NHTMCP.
  17. 2 NHTM Nhà nước: là các NHTM được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ (theo khoản 2 Điều 6 Luật các TCTD 2010). Hiện nay, ở Việt Nam thực tế chỉ còn Agribank là NHTMNN, tuy nhiên do thói quen từ trước đến nay và thực tế Nhà nước vẫn nắm quyền chi phối nên các NHTMCP như BIDV, VCB, MHB hay Vietinbank vẫn được xem là NHTMNN1. Ngoài trừ MHB thành lập năm 1995 thì các NHTMNN của Việt Nam được thành lập cách đây khá lâu, nhiều ngân hàng đã thành lập trên 50 năm. Trước đây, các NHTMNN có sự tách bạch trong ngành nghề hoạt động, chuyên phục vụ những đối tượng nhất định, điều này thể hiện rõ qua tên của các ngân hàng này. Tuy nhiên, hiện nay tất cả các ngân hàng này đều phục vụ đạ dạng các đối tượng khách hàng, thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo qui định của pháp luật. NHTM cổ phần: ngoài các NHTMNN ra thì theo qui định của Luật các TCTD 2010, các NHTM trong nước đều được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, gọi là các NHTMCP. Hiện nay, theo website NHNN ngày 15/9/2013 thì Việt Nam có tổng cộng 34 NHTMCP, tuy nhiên theo đúng qui định của Luật các TCTD 2010 thì các Ngân hàng như VCB, Vietinbank, MHB và BIDV đều là các NHTMCP. Do đó, ở thời điểm hiện tại, Việt Nam có 37 NHTMCP theo luật định. Ngoài 3 ngân hàng gồm VCB, Vietinbank và BIDV, đa phần các NHTMCP khác đều có tuổi đời còn trẻ, được thành lập vào đầu thập niên 90 của thế kỷ 20. NHTMCP được thành lập đầu tiên tại Việt Nam là NHTMCP Sài Gòn Công thương (năm 1987). Trong khi đó, các NHTMCP có uy tín tại Việt Nam hiện nay như ACB, STB, Techcombank… đều được thành lập từ những năm 1990 trở về sau. 1.2 Hoạt động nhận tiền gửi của NHTM 1.2.1 Khái niệm nhận tiền gửi 1 Website NHNN vẫn liệt kê các NHTM như VCB, BIDV, Vietinbank và MHB là NHTMNN.
  18. 3 Khái niệm về NHTM đã chỉ rõ, nhận tiền gửi là một trong ba nghiệp vụ chính của NHTM, và khái niệm NHTM cho chúng ta thấy được phạm vi rất rộng của nghiệp vụ này. Theo qui định trước đây, cụ thể là trong Luật các TCTD 1997, nhận tiền gửi là một phần trong nghiệp vụ huy động vốn của NHTM. Nghiệp vụ huy động vốn của NHTM bao gồm các hình thức: (i) Nhận tiền gửi; (ii) Phát hành GTCG; (iii) Vay vốn giữa các TCTD; và (iv) Vay vốn của NHNN2. Theo Peter Rose (1999), việc phát hành GTCG không được xem là hoạt động nhận tiền gửi tại Mỹ. Phát hành GTCG để huy động vốn cùng với các khoản vay từ NHTW, các khoản vay từ các NHTM khác… được xem là các khoản phi tiền gửi (Non deposit borrowings). Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam, khái niệm nghiệp vụ nhận tiền gửi của NHTM đã có sự thay đổi. Khái niệm nhận tiền gửi được định nghĩa một cách tổng quát trong Luật các TCTD 2010 tại khoản 13, điều 4 như sau: “Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận”. Tiếp đó, tại điều 98 Luật các TCTD năm 2010 về hoạt động của NHTM, thì nhận tiền gửi bao gồm: (i) Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác; và (ii) Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài. Như vậy, khái niệm nhận tiền gửi bao gồm tất cả các hình thức nhận tiền của cá nhân và tổ chức, không chỉ theo cách hiểu của nhận tiền gửi trước đây mà còn cả việc phát hành GTCG. Hình thức của nhận tiền gửi hiện khá rộng, từ việc nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm cho đến việc phát hành GTCG để huy động vốn và các loại tiền gửi khác. 2 Mục 1 (Huy động vốn) từ điều 48 đến điều 48 Luật các TCTD 1997.
  19. 4 Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu này, do các hạn chế về thời gian, số liệu, năng lực nghiên cứu và nhiều yếu tố khác, tác giả giới hạn nghiệp vụ nhận tiền gửi chỉ bao gồm: nhận tiền gửi và phát hành GTCG để huy động vốn của cá nhân và TCKT (thường gọi là huy động vốn ở thị trường 1), mà không bao gồm nhận tiền gửi bằng vàng và các hình thức nhận tiền gửi khác. 1.2.2 Các loại hình tiền gửi của NHTM 1.2.2.1 Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi không kỳ hạn gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút tiền mà không phải theo định kỳ nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Theo Nguyễn Minh Kiều (2012) thì sản phẩm này được thiết kế dành cho các đối tượng khách hàng cá nhân, có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi ngân hàng vì mục tiêu an toàn và sinh lợi nhưng không thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền gửi trong tương lai. Mục tiêu an toàn và tiện lợi được xem trọng hơn mục tiêu sinh lợi đối với khoản tiền gửi này. Tổ chức nhận tiền gửi thường trả lãi rất thấp đối với loại tiền gửi này. Trong khi đó, tiền gửi thanh toán là tiền gửi vào tài khoản thanh toán do người sử dụng dịch vụ thanh toán mở tại các ngân hàng với mục đích gửi, giữ tiền hoặc thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán (theo Quyết định 1284/2002/QĐ-NHNN về Qui chế mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại TCTD và NHNN). Số dư trên tài khoản thanh toán có thể hình thành từ hai nguồn: (i) khách hàng nộp tiền vào tài khoản và (ii) nhận tiền gửi thanh toán từ cá nhân, tổ chức chuyển tiền. Theo qui định hiện hành của các NHTM tại Việt Nam, tài khoản thanh toán này thường phải duy trì số dư tối thiểu theo qui định của từng ngân hàng. Theo Peter Rose (1999) thì tiền gửi thanh toán là một trong những nguồn vốn biến động nhiều nhất và ngân hàng khó có thể dự báo về qui mô tiền gửi thanh
  20. 5 toán có thể huy động. Đồng thời kỳ hạn tiềm năng của tiền gửi thanh toán là ngắn nhất bởi vì nó có thể được rút ra mà không cần báo trước. 1.2.2.2 Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn bao gồm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của cá nhân và tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức. Tiền gửi có kỳ hạn là tiền gửi của tổ chức mà đơn vị gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi. 1.2.2.3 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thực chất là một phần của tiền gửi có kỳ hạn tại mục 1.2.2.2. Tuy nhiên, vì tính chất quan trọng của loại tiền gửi này nên đề tài tách thành một phần riêng để giải thích về mặt từ ngữ3. Đây là khoản tiền của cá nhân gửi vào tài khoản gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ (sổ) tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy đinh của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Nguyễn Minh Kiều (2012) giải thích về loại tiền gửi này như sau: “tiền gửi tiết kiệm định kỳ [có kỳ hạn] được thiết kế dành cho khách hàng cá nhân có nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an toàn, sinh lợi và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai. Lãi suất trả cho loại tiền gửi tiết kiệm định kỳ cao hơn so với lãi suất trả cho loại tiền gửi không kỳ hạn. Ngoài ra, lãi suất còn thay đổi tùy theo loại kỳ hạn gửi, tùy theo loại đồng tiền gửi tiết kiệm và tùy theo uy tín và rủi ro của ngân hàng nhận tiền gửi”. Theo Peter Rose (1999), tài khoản tiền gửi tiết kiệm được lập ra để thu hút vốn của những người muốn dành riêng một khoản tiền cho những mục tiêu hay cho một nhu cầu về tài chính được dự tính trong tương lai. Lãi suất áp dụng cho loại tiền gửi 3 Khi phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn vẫn nằm trong tiền gửi có kỳ hạn nói chung.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2