Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hoạt động hỗ trợ xuất khẩu của công ty dịch vụ trong ngành đồ gỗ tại Bình Dương
lượt xem 3
download
Luận văn tập trung nghiên cứu mô hình các công ty dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu, trong đó tập trung vào tiềm năng, vai trò của mô hình này và định lượng những yếu tố chính tác động đến việc xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ. Qua kết quả khảo sát, các giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao vai trò hoạt động của các công ty dịch vụ xuất khẩu, đồng thời cũng góp phần thúc đẩy những doanh nghiệp sản xuất tại Bình Dương xuất khẩu được nhiều sản phẩm đồ gỗ sang Mỹ hơn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hoạt động hỗ trợ xuất khẩu của công ty dịch vụ trong ngành đồ gỗ tại Bình Dương
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HUỲNH CẨM TÚ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ TRONG NGÀNH ĐỒ GỖ TẠI BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH : THƯƠNG MẠI MÃ SỐ NGÀNH : 603410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ TẤN BỬU TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2010
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VÊ DỊCH VỤ XUẤT KHẨU GỔ VÀ THỊ TRƯỜNG ĐỒ GÔ TẠI MỸ....................................................................................................................................... 4 1.1 Xuất khẩu ................................................................................................................. 4 1.1.1 Khái niệm xuất khẩu ........................................................................................ 4 1.1.2 Những phương thức xuất khẩu hiện có .......................................................... 5 1.1.3 Đặc điểm và vai trò của xuất khẩu…………………………………………..6 1.2. Dịch vụ xuất khẩu ............................................................................................... 7 1.2.1 Khái niệm về dịch vụ xuất khẩu...................................................................... 7 1.2.2 Đặc điểm và vai trò của dịch vụ xuất khẩu .................................................... 8 1.3. So sánh giữa xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu qua công ty dịch vụ ................. 9 1.4. Tổng quát về thị trương đồ gỗ tại Mỹ…………………………………………10 1.4.1 Nhu cầu về mặt hàng đồ gỗ tại Mỹ………………………………………..10 1.4.2 Thị trường cung ứng đồ gỗ tại Mỹ………………………………………..10 1.5 Kết luận chương 1……………………………………………………………..14 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TY DỊCH VỤ HỖ TRỢ XUẤT KHẨU VÀ DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU GỖ TẠI BÌNH DƯƠNG…………………………………..16 2.1 Tình hình chung về hoạt động của các công ty dịch vụ xuất khẩu ................... 16
- 2.1.1 Quy mô công ty dịch vụ xuất khẩu ............................................................... 16 2.1.2 Mô hình hoạt động của công ty dịch vụ xuất khẩu ..................................... 18 2.1.3 Những loại hình công ty dịch vụ xuất khẩu trong ngành đồ gỗ ................ 20 2.1.4 Vai trò của công ty dịch vụ xuất khẩu ......................................................... 21 2.1.5 Hoạt động kinh doanh của công ty dịch vụ xuất khẩu ............................... 22 2.1.6 Những vấn đề cầ giải quyết…………………………………………………24 2.2 Tổng quan về tình hình xuất khẩu đồ gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam...... 26 2.3 Thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của các doanh nghiệp tại Bình Dương ................ 33 2.3.1 Quy mô và năng lực sản xuất đồ gỗ xuất khẩu của doanh nghiệp ............ 33 2.3.2 Một số khách hàng chính tại Mỹ của công ty dịch vụ xuất khẩu và doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ Bình Dương ....................................................................... 36 2.3.3 Thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp và khách hàng gặp phải khi xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ ................................................................................................. 40 2.4 Kết luận chương 2................................................................................................. 43 CHƯƠNG 3 GỢI Ý GIẢI PHÁP NÂNG CAO DỊCH VỤ HỖ TRỢ XUẤT KHẨU GỖ TẠI BÌNH DƯƠNG ............................................................................................................................ 44 3.1 Thiết kế nghiên cứu và phân tích kết quả ........................................................... 44 3.1.1 Phương pháp lấy mẫu và khảo sát…………………………………………44 3.1.2. Kết quả khảo sát…………………………………………………………….44 3.1.3 Nhận xét về kết quả nghiên cứu…………………………………………….63 3.2 Gợi ý giải pháp nâng cao dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu gỗ tại Bình Dương .......... 65
- 3.2.1 Quan điểm đề xuất giải pháp ......................................................................... 65 3.2.2 Cơ sở đề xuất giải pháp .................................................................................. 66 3.2.3 Những giải pháp tập trung phát triển và nâng cao hoạt động của các công ty dịch vụ………………………………………………………………………………...67 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 77 PHỤ LỤC……………………………………………………………………………..79
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN Quy mô một số công ty dịch vụ xuất khẩu có làm việc Bảng 2.1.1 Trang 12 với các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ tại Bình Dương Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào Mỹ trong Bảng 2.3.1 Trang 27 6 tháng 2010 Kim ngạch của 10 thị trường nhập khẩu đồ gỗ từ Việt Bảng 2.3.3 Trang 29 Nam cao nhất trong năm 2008 và 2009. Kim ngạch xuất khẩu trung bình mỗi tháng của một số Bảng 2.4.1 Trang 34 nhà máy tại Bình Dương Những khó khăn chính của các nhà máy khi xuất hàng Bảng 3.2.6 Trang 49 qua Mỹ Hàm lượng formaldehyde cho phép sử dụng theo quy Bảng 3.2.7 Trang 51 định CARB Bảng 3.2.10 Các bộ phận hoạt động yếu nhất trong công ty dịch vụ Trang 61 Bảng 3.2.11 Các khâu mà công ty dịch vụ cần cải thiện Trang 63 Sơ đồ 2.1.2 Mô hình hoạt động của công ty dịch vụ Trang 15 Mối quan hệ giữa các bộ phận trong công ty dịch vụ, Sơ đồ 4.3.1 Trang 72 khách hàng và nhà máy Kim nghạch đồ gỗ xuất khẩu vào Mỹ thông qua công ty Biểu đồ 2.1.5 dịch vụ của những doanh nghiệp tại Bình Dương trong Trang 19 năm 2009 và 2010 Kim ngạch đồ gỗ XK của Việt Nam, Trung Quốc và Biểu đồ 2.2.1 Trang 23 Canada vào Mỹ giai đoạn 2000 - 2008
- Biểu đồ 2.2.2 Thị phần các kênh phân phối đồ gỗ tại Mỹ Trang 24 Thị trường xuất khẩu đồ gỗ chính của Việt Nam giai Biểu đồ 2.3.2 Trang 29 đoạn 2003 - 2009 Biểu đồ 2.3.4 Kim ngạch XK đồ gỗ Việt Nam giai đoạn 2003 - 2009 Trang 30 Biểu đồ 2.3.5 Phân khúc đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam hiện nay Trang 31 Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam Biểu đồ 2.3.6 Trang 32 năm 2009 Quy mô lao động của các nhà máy sản xuất đồ gỗ tại Biểu đồ 3.2.1 Trang 45 Bình Dương Khả năng sản xuất trung bình của các nhà máy tính theo Biểu đồ 3.2.2 Trang 46 quy mô lao động Khả năng xuất khẩu đồ gỗ trung bình của doanh nghiệp Biểu đồ 3.2.3 Trang 47 tính theo giá trị hàng hóa mỗi tháng Mối tương quan giữa loại hình doanh nghiệp và khả Biểu đồ 3.2.4 Trang 48 năng sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp Các thị trường xuất khẩu chính của nhà máy sản xuất đồ Biểu đồ 3.2.5 Trang 49 gỗ tại Bình Dương Vai trò của các công ty dịch vụ theo đánh giá của các Biểu đồ 3.2.8 Trang 55 doanh nghiệp sản xuất Biểu đồ 3.2.9 Đánh giá của nhà máy về năng lực của công ty dịch vụ Trang 60
- CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Anh: GDP : Gross Domestic Product WTO : World Trade Organization MDF : Medium Density Fibreboard PB : Particle Board FSC : Forest Stewardship Council TFT : Tropical Forest Trust COC : Chain of Custody CPSC : Consumer Product Safety Commission CARB : California Air Resources Board AHEC : American Hardwood Export Council ASEAN : Association of Southeast Asian Nations GCC : General Conformity Certificate PPM : Part per million GMS : Global Management System CAD : Computer-Aided Design HAWA : Handicraft And Wood Industry Association ASTM : American Society for Testing and Materials
- Tiếng Việt: XK : Xuất khẩu KH : Khách hàng BP : Bộ phận ĐH : Đại học UBND : Ủy Ban Nhân Dân BTC : Bộ Tài Chính NĐ : Nghị định CP : Chính Phủ
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của luận văn Đồ gỗ là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm gần đây. Đồ gỗ Việt Nam hiện chỉ chiếm khoảng 2% lượng đồ gỗ nhập khẩu vào thị trường Mỹ trong khi Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng để phát triển. Ngành đồ gỗ Việt Nam đã và đang phát triển không ngừng. Đặc biệt là từ khi có thêm sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài, năng lực sản xuất của Việt Nam được nâng cao, hàng hóa xuất khẩu đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và thị hiếu của thị trường Mỹ. Người tiêu dùng Mỹ biết nhiều đến sản phẩm đồ gỗ Việt Nam. Do đó, những nhà nhập khẩu Mỹ chuyển sang tìm kiếm nguồn đồ gỗ từ Việt Nam ngày càng nhiều hơn. Xu hướng này đã tạo điều kiện cho sự ra đời của các công ty dịch vụ xuất khẩu. Những công ty này là cầu nối trung gian giữa khách hàng Mỹ và doanh nghiệp sản xuất, có trách nhiệm đảm bảo hàng hóa xuất đi đạt yêu cầu của khách hàng. Vì thế, trong bối cảnh tăng trưởng cao của ngành đồ gỗ xuất khẩu như hiện nay, tác giả thấy cần thiết phải có nghiên cứu cụ thể để thấy được vai trò của các công ty dịch vụ. Luận văn được thực hiện nhằm tìm ra thực trạng của việc xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ của các doanh nghiệp, nhà máy tại Bình Dương cũng như đánh giá vai trò của các công ty dịch vụ trong quy trình này. Qua đó, các kiến nghị, hướng đi phù hợp sẽ được đề xuất để thúc đẩy sản phẩm đồ gỗ Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng xuất khẩu sang Mỹ ngày càng nhiều hơn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu mô hình các công ty dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu, trong đó tập trung vào tiềm năng, vai trò của mô hình này và định lượng những yếu tố chính tác động đến việc xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ. Qua kết quả khảo sát, các giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao vai trò hoạt động của các công ty dịch vụ xuất khẩu, đồng thời 1
- cũng góp phần thúc đẩy những doanh nghiệp sản xuất tại Bình Dương xuất khẩu được nhiều sản phẩm đồ gỗ sang Mỹ hơn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu hoạt động của các công ty dịch vụ có giao dịch với những nhà máy sản xuất đồ gỗ xuất khẩu tại Bình Dương để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của mô hình công ty dịch vụ. Sử dụng và phát huy các nguồn lực hiện có để giúp doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ tại Bình Dương xuất khẩu sang Mỹ nhiều và hiệu quả hơn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là hoạt động sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ tại Bình Dương đồng thời tập trung đi sâu vào đánh giá vai trò của công ty dịch vụ xuất khẩu. Thực trạng hoạt động, khả năng sản xuất hàng hóa và các số liệu liên quan tại các doanh nghiệp, nhà máy có và không có làm việc với công ty dịch vụ được phân tích để thấy được vai trò, hoạt động của các công ty dịch vụ xuất khẩu. 4. Phương pháp nghiên cứu Những bảng câu hỏi khảo sát được gởi đến các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất đồ gỗ xuất khẩu đang hoạt động tại Bình Dương. Do sự hạn chế trong việc khảo sát trực tiếp các công ty dịch vụ, tác giả tìm hiểu hoạt động của các công ty dịch vụ qua sự đánh giá của các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất có làm việc với công ty dịch vụ. Tác giả sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, dùng phương pháp thống kê mô tả để sử lý số liệu khảo sát trong Excel. 5. Tính mới của đề tài Các nghiên cứu về lĩnh vực đồ gỗ trước đây cũng có nhiều, có thể kể đến như: - “Nghiên cứu tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản, thực trạng và giải pháp” - Luận văn của Thạc sĩ Nguyễn Văn Ba - ĐHKT TP.HCMC 2009 2
- - “Giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triển ngành đồ gỗ xuất khẩu tại Bình Dương sau khi Việt Nam gia nhập WTO” - Luận văn của Thạc sĩ Đỗ Đoan Trang - ĐHKT TP.HCM 2007 Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ tập trung vào việc doanh nghiệp và khách hàng, nhà nhập khẩu Mỹ làm việc trực tiếp với nhau và đã bỏ qua vai trò của các công ty dịch vụ trung gian. Luận văn tập trung nghiên cứu vai trò của các công ty dịch vụ trong việc xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ, gợi ý những kiến nghị mang ý nghĩa thực tiễn để các các công ty dịch vụ và các doanh nghiệp sản xuất tại Bình Dương có thể áp dụng và phát huy nhằm đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ vào Mỹ. 6. Nội dung của đề tài Đề tài gồm 3 chương như sau: - Chương 1: Tổng quan về dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu gỗ và thị trường đồ gỗ tại Mỹ - Chương 2: Thực trạng các công ty dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu gỗ và các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ tại Bình Dương - Chương 3: Gợi ý giải pháp nâng cao dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu gỗ tại Bình Dương - Kết luận và kiến nghị 3
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ XUẤT KHẨU GỖ VÀ THỊ TRƯỜNG ĐỒ GỖ TẠI MỸ 1.1 Xuất khẩu 1.1.1 Khái niệm xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu hàng hóa được hiểu là hoạt động bán hàng hóa của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hóa, bao gồm cả hợp đồng tạm nhập tái xuất và chuyển khẩu hàng hóa. Xuất khẩu là hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ở một công ty trong một đất nước và được đưa sang nước khác. Nói cách khác, xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh thu lợi bằng cách bán sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài và sản phẩm hay dịch vụ ấy phải di chuyển ra khỏi biên giới một quốc gia. Xuất khẩu chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại quốc gia khác vì xuất khẩu phụ thuộc vào nhập khẩu của quốc gia khác. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện từ xuất khẩu hàng hóa tiêu dùng, máy móc thiết bị và cả công nghệ cao. Tất cả hoạt động buôn bán trao đổi này đều nhằm mục đích đem lại lợi nhuận cho các quốc gia tham gia. Đây là một hoạt động kinh tế cơ bản và là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Một số yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu: Thứ nhất là lợi thế so sánh của nước xuất khẩu so với lợi thế của các nước nhập khẩu do điều kiện thiên nhiên, khí hậu, đất đai, tài nguyên…mà giúp cho sản phẩm xuất khẩu của nước đó có chất lượng tốt và giá thành cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của nước xuất khẩu khác. Thứ hai là các chính sách khuyến khích xuất khẩu của nhà nước như giảm thuế xuất khẩu, cấp tín dụng ưu đãi với lãi xuất thấp cho công ty xuất khẩu, có sự hỗ trợ của các cơ quan nghiên cứu thị trường nước ngoài và phổ biến các thông tin cần hiết về sản phẩm và thị trường cho nhà xuất khẩu trong nước… 4
- Thứ ba là tỷ giá giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Nếu đồng nội tệ mất giá so với đồng ngoại tệ (thường nhà xuất khẩu và nhập khẩu dùng đồng đô la Mỹ) thì sẽ có lợi cho nhà xuất khẩu vì hàng hóa bán ra nước ngoài với giá thấp nên có tính cạnh tranh cao. Cuối cùng chính là các cơ hội đặc biệt trong thị trường xuất khẩu có thể kể đến như là cơ hội đột xuất giúp cho công ty xuất khẩu được nhiều hàng hóa hơn do thị trường nhập khẩu đột nhiên cấm nhập khẩu sản phẩm cùng loại từ một nước xuất khẩu khác…Tuy nhiên, những cơ hội này thường xuất hiện không nhiều trong kinh doanh ngoại thương. 1.1.2 Những phương thức xuất khẩu hiện có * Xuất khẩu tại chỗ: Đây là hình thức mà doanh nghiệp xuất khẩu ngay tại chính đất nước của mình để thu ngoại tệ thông qua việc giao hàng cho các doanh nghiệp khác đang hoạt động ngay tại chính lãnh thổ của quốc gia đó và theo sự chỉ định của phía nước ngoài hoặc cũng có thể bán hàng qua khu chế xuất hoặc các xí nghiệp chế xuất đang hoạt động ngay tại chính lãnh thổ nước đó. * Xuất khẩu gia công: Gia công xuất khẩu là một phương thức sản xuất hàng xuất khẩu. Trong đó người đặt gia công ở nước ngoài cung cấp: máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước. Người nhận gia công trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách. Toàn bộ sản phẩm làm ra sẽ được người nhận gia công giao lại cho người đặt gia công để nhận tiền công. Đây là hình thức xuất khẩu mang lại kim ngạch ngoại tệ cho Việt Nam cả tỷ USD dưới dạng gia công hàng may mặc, giày dép, đồ da,… * Xuất khẩu ủy thác: Đây là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu kinh doanh dịch vụ thương mại thông qua nhận xuất khẩu hàng hóa cho một doanh nghiệp khác và được hưởng phí trên việc xuất khẩu đó. 5
- * Xuất khẩu tự doanh: là hình thức doanh nghiệp tự tạo ra sản phẩm và tự tìm kiếm khách hàng để xuất khẩu. * Xuất khẩu qua đại lý nước ngoài: là hình thức doanh nghiệp có hàng xuất khẩu thuê doanh nghiệp nước ngoài làm đại lý bán hàng của mình và thu ngoại tệ về. 1.1.3 Đặc điểm và vai trò của xuất khẩu Trong nền kinh tế mở cửa hiện nay, xuất khẩu có vai trò rất lớn trong sự tăng trưởng và là một phương tiện hữu hiệu để đạt mục tiêu phát triển kinh tế. Xuất khẩu tạo điều kiện khai thác tối đa lợi thế so sánh, tiềm năng sẵn có trong nước nhằm sử dụng phân công lao động một cách có lợi nhất. Đối với những quốc gia có nền kinh tế còn thấp như Việt Nam, các yếu tố tiềm năng là tài nguyên thiên nhiên và lao động. Trong khi đó, những yếu tố bị thiếu hụt là vốn, kỹ thuật, thị trường và kỹ năng quản lý. Xuất khẩu là giải pháp mở cửa nền kinh tế nhằm tranh thủ vốn và kỹ thuật nước ngoài, đồng thời kết hợp với tiềm năng trong nước về lao động và tài nguyên thiên nhiên để tạo sự tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế. Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, đặc biệt là nguồn vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước. Xuất khẩu giúp gia tăng khả năng tiếp thu những kỹ thuật, công nghệ mới. Từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động, hiệu quả lao động làm cho hàng hóa của quốc gia xuất khẩu theo được chuẩn quốc tế và giúp khả năng cạnh tranh. Chỉ có xuất khẩu mới là hoạt động hiệu quả nhất để tạo ra nguồn vốn và sự tự chủ trong nguồn vốn cho nhập khẩu. Trong thực tiễn, xuất khẩu và nhập khẩu có mối quan hệ rất mật thiết, chúng vừa là kết quả, vừa là tiền đề cho nhau, đẩy mạnh xuất khẩu là để tăng cường nhập khẩu, thúc đẩy nhập khẩu là để mở rộng và nâng cao khả năng xuất khẩu. Xuất khẩu góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, giải phóng thặng dư cung hàng hóa, đem lại thêm nhiều công ăn việc làm, cải thiện đời sống, tăng phúc lợi xã hội cho người dân, đem lại thu nhập cho doanh nghiệp và cả chính phủ. Thực tế cho thấy, thị trường trong nước nhỏ hẹp, không đảm bảo cho sự phát triển công nghiệp với quy mô hiện đại, sản xuất hàng loạt. Hoạt động xuất khẩu giúp đưa hàng hóa ra khỏi 6
- biên giới một quốc gia, mở rộng thị trường với nhu cầu đa dạng và nhiều hơn. Sản xuất luôn gắn với thị trường. Thị trường được mở rộng là yếu tố quan trọng thúc đẩy sản xuất hàng xuất khẩu được mở rộng trên quy mô lớn và tận dụng được lợi thế kinh tế theo quy mô. Ngoài ra, xuất khẩu còn giúp chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt là trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xuất khẩu làm gia tăng nhu cầu sản xuất kinh doanh ở những ngành liên quan khác, sự phát triển của một ngành hàng sẽ kéo theo sự phát triển của ngành hàng khác. Sự cạnh tranh trên thị trường thế giới là động lực cho sự cơ cấu lại sản xuất nhằm thích nghi hơn với thị trường, đây cũng là động lực buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến sản xuất, tìm ra phương thức kinh doanh hiệu quả, giảm chi phí và tăng năng suất. Bên cạnh đó, xuất khẩu còn giúp giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống người dân. Xuất khẩu làm tăng GDP, làm tăng nguồn thu nhập quốc dân, từ đó tác động tăng tiêu dùng nội địa. Một vai trò không nhỏ nữa chính là việc xuất khẩu còn được xem là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ đối ngoại và ngược lại. Xuất khẩu là một yếu tố tác động khá lớn đến các quan hệ đối ngoại. Khi hoạt động xuất khẩu phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của các bộ phận khác của kinh tế đối ngoại như dịch vụ, quan hệ tín dụng, đầu tư, liên doanh, hợp tác…Vì vậy đẩy mạnh xuất khẩu cũng góp phần tăng cường sự hợp tác quốc tế, nâng cao được hình ảnh và tạo sự ổn định kinh tế chính trị của một quốc gia và cũng là một trong những nhân tố góp phần thúc đẩy nền kinh tế thế giới phát triển. 1.2 Dịch vụ xuất khẩu 1.2.1 Khái niệm về dịch vụ xuất khẩu Dịch vụ là một loại hình hoạt động kinh tế, không đem lại những sản phẩm cụ thể như hàng hóa. Vì là một loại hình hoạt động kinh tế nên cũng có người bán (người cung cấp dịch vụ) và người mua (khách hàng sử dụng dịch vụ). Dịch vụ có tính vô hình, người mua không thể thấy được hình hài rõ rệt, cũng như không thể thấy trước khi tiêu dùng và cũng không thể lập kho lưu trữ như hàng hóa được. Dịch vụ ngày 7
- càng đóng vai trò quan trọng và đóng góp nhiều vào cơ cấu kinh tế của một quốc gia. Sự tăng trưởng của xuất khẩu đã tạo điều kiện ra đời của dịch vụ xuất khẩu Theo thông tư 30/2008/TT-BTC ngày 16/04/2008 của Bộ Tài Chính, dịch vụ xuất khẩu được định nghĩa như sau: - Dịch vụ xuất khẩu là dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp chế xuất để sử dụng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chế xuất, trừ các dịch vụ sử dụng cho tiêu dùng cá nhân (dịch vụ vận chuyển đưa đón công nhân, cung cấp suất ăn cho công nhân của doanh nghiệp chế xuất…) - Dịch vụ xuất khẩu là dịch vụ cung cấp trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và được tiêu dùng ngoài Việt Nam nếu có đủ điều kiện: cơ sở cung cấp dịch vụ phải có hợp đồng ký với người mua ở nước ngoài theo quy định của Luật Thương mại; người mua nước ngoài thanh toán tiền dịch vụ cho cơ sở cung cấp dịch vụ tại Việt Nam. 1.2.2 Đặc điểm và vai trò của dịch vụ xuất khẩu đối với khách hàng và doanh nghiệp sản xuất Dịch vụ xuất khẩu đóng vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển. Vai trò của dịch vụ xuất khẩu ngày càng cao đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Thứ nhất là giúp doanh nghiệp sản xuất và cả nhà nhập khẩu giảm thiểu được rủi ro khi tiến hành thương mại quốc tế. Các công ty chuyên về dịch vụ xuất khẩu có nhiều thông tin, kinh nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa hiệu quả hơn. Dịch vụ xuất khẩu cũng góp phần giúp doanh nghiệp có cơ hội tiếp thu những kiến thức và kinh nghiệm mới để áp dụng ở thị trường nội địa, có cơ hội xác định và tìm được nhiều đối tác nhằm đa dạng hóa quy mô thị trường. Dịch vụ xuất khẩu đóng vai trò không nhỏ trong hoạt động mở rộng thị trường, đa dạng khách hàng và tiền tệ, giúp doanh nghiệp có khả năng thu được những hợp đồng dựa trên những đồng tiền ổn định và có khả năng chuyển đổi. 8
- Ngoài ra, dịch vụ xuất khẩu có khả năng kéo dài được chu kỳ cải tiến dịch vụ. Sản phẩm của dịch vụ là vô hình. Khi dịch vụ kết thúc, trị giá của sản phẩm tuy không còn tồn tại nhưng nó có thể tăng hoặc giảm qua đánh giá của khách hàng. Vì sản phẩm của dịch vụ là vô hình nên hình thái vật chất để hoạt động dịch vụ không giống như lưu thông hàng hoá và thường thu “tiền tươi - thóc thật”, vốn gần như được ứng trước, vòng quay vốn nhanh, lời lãi liền tay. Thêm vào đó, hoạt động dịch vụ xuất khẩu khá linh hoạt vì chủ yếu được thực hiện bằng trí tuệ, kỹ thuật, kinh nghiệm. Hoạt động này có thể được thực hiện ở mọi ngành nghề, lĩnh vực khác nhau tùy theo nhu cầu của cả nhà nhập khẩu và doanh nghiệp sản xuất. Một đóng góp không kém phần quan trọng đó chính là dịch vụ xuất khẩu góp phần chuyên môn hóa được hoạt động kinh doanh của các khách hàng và doanh nghiệp sản xuất, giúp các bên nâng cao được năng lực cạnh tranh trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay. 1.3 So sánh giữa xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu qua công ty dịch vụ xuất khẩu Cả hai hình thức xuất khẩu của doanh nghiệp đều nhằm mục tiêu bán sản phẩm ra nước ngoài, tạo giao dịch vượt qua biên giới của quốc gia. Hai hình thức này đều cần doanh nghiệp thực hiện các hoạt động liên quan như chuẩn bị sản phẩm, tài liệu về sản phẩm, chuẩn bị giấy tờ xuất khẩu, vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, những hình thức xuất khẩu này cũng có những đặc điểm khác biệt sau đây: Xuất khẩu trực tiếp đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện việc khảo sát thị trường, tự mình tìm kiếm khách hàng. Trong khi đó, công ty dịch vụ sẽ là đơn vị thực hiện công việc này cho các doanh nghiệp đối với hình thức xuất khẩu thông qua công ty dịch vụ. Rủi ro của doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp sẽ cao hơn nhiều so với khi thông qua công ty dịch vụ xuất khẩu. Nguyên nhân chính là do công ty dịch vụ đã tìm hiểu về khách hàng (quy mô, tình hình hoạt động kinh doanh, sản phẩm kinh doanh…), nắm rõ thông tin kinh tế của khách hàng trước khi giới thiệu với doanh nghiệp sản xuất. Theo 9
- đó, rủi ro của khách hàng và nhà nhập khẩu nước ngoài khi giao thương với doanh nghiệp sản xuất qua công ty dịch vụ xuất khẩu được giảm thiểu Doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp sẽ có mối liên hệ với thị trường nước ngoài chặt chẽ hơn, nắm bắt thông tin về những thay đổi của thị trường xuất khẩu nhiều và cao hơn so với khi xuất khẩu thông qua công ty dịch vụ vì chính doanh nghiệp sẽ là đơn vị làm việc trực tiếp với các nhà nhập khẩu, nhà phân phối, nhà bán lẻ…ở thị trường nước ngoài. Chính vì vậy, cơ hội tìm kiếm lợi nhuận nếu doanh nghiệp biết cách khai thác tối đa cũng sẽ nhiều hơn so với hình thức xuất khẩu qua công ty dịch vụ. Doanh nghiệp xuất khẩu hoặc các khách hàng, nhà nhập khẩu nước ngoài sẽ phải trả cho công ty dịch vụ một khoản phí, thường được tính theo phần trăm (%) trên hợp đồng nếu việc giao dịch này thông qua công ty dịch vụ. Mức phí này thường nằm trong khoảng 3,5% - 10% tính trên giá trị hợp đồng. Còn đối với hình thức xuất khẩu trực tiếp, cả doanh nghiệp sản xuất và khách hàng không phải tốn khoản phí này. Khi phải trả cho công ty dịch vụ xuất khẩu khoản phí này thì chi phí đầu vào tính trên sản phẩm sẽ cao hơn. Điều này góp phần làm cho áp lực cắt giảm chi phí của cả doanh nghiệp sản xuất và khách hàng càng tăng cao, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay. 1.4 Tổng quát về thị trường đồ gỗ tại Mỹ 1.4.1 Nhu cầu về mặt hàng đồ gỗ tại Mỹ Hiện nay, Mỹ được xem là thị trường tiêu thụ đồ gỗ mạnh nhất và cũng là quốc gia nhập khẩu đồ gỗ lớn nhất thế giới, chiếm một mức trung bình khoảng 26% tổng kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ trên toàn thế giới. Người tiêu dùng Mỹ chi tiêu khoảng 70 tỷ USD hằng năm cho mặt hàng đồ gỗ nội và ngoại thất. Mức tăng trưởng ngành đồ gỗ của thị trường Mỹ cũng khá cao, trung bình khoảng 7% đến 8% mỗi năm. Người tiêu dùng Mỹ thường tập trung mua sắm những vật dụng gia đình vào khoảng 3 tháng cuối cùng trong năm vì khoảng thời gian này có nhiều ngày lễ lớn. Người Mỹ thường có thói quen bỏ các đồ dùng đã cũ và thay thế bằng những sản phẩm mới. Do vậy, cuối năm là dịp mua sắm tại Mỹ. Nhu cầu mua sắm cao, xu hướng 10
- sống tự lập của giới trẻ cùng với dân số đứng hàng thứ ba trên thế giới đã tạo nên một thị trường Mỹ đầy tiềm năng cho các nhà nhập khẩu. Địa lý cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến phân đoạn nhu cầu đồ gỗ tại Mỹ. Người dân ở miền Tây Bắc được xem là có nhiều triển vọng nhất trong việc tiêu thụ đồ gỗ. Nhóm này thường có thu nhập cao hơn các nhóm khác, thời tiết khắc nghiệt ở vùng Tây Bắc cùng với xu hướng chuyển nhà nhiều đã tạo nên nhu cầu sử dụng đồ gỗ tại đây cao hơn các vùng khác. Nhóm này thích các loại đồ gỗ nhỏ gọn trong khi nhóm người dân ở vùng Tây Nam lại thích các sản phẩm có khích thước lớn. Nhóm khách hàng ở các bang vùng duyên hải thì có thị hiếu về mặt hàng nặng bởi chúng ít có khả năng bị gió biển mạnh cuốn đi. Những mặt hàng đồ gỗ có kèm kim loại cũng không được ưa chuộng tại vùng này bởi kim loại sẽ dễ bị hoen gỉ. Nhìn chung người tiêu dùng Mỹ chuộng các loại gỗ cứng hơn là gỗ mềm và đặc biệt là nước sơn của sản phẩm đồ gỗ phải là loại tốt cho dù nguyên liệu sản xuất là MDF, gỗ cao su hay gỗ thông…Xu hướng dùng các sản phẩm trung bình và cao cấp cũng nhiều hơn. Thiết kế của các sản phẩm đồ gỗ xuất sang Mỹ thường không qua cầu kỳ như hàng xuất đi Châu Âu. Trang trí trên sản phẩm chủ yếu là các đường thẳng chìm hoặc nổi, các nắm tay hình tròn bằng gỗ hoặc bằng đồng…Và tất cả sản phẩm đều đi thành bộ với nhau như giường, bàn ghế, tủ áo quần, tủ đựng thuốc, tủ đựng đồ tắm, tủ đựng chăn, tủ trang điểm, khung gương... Một số sản phẩm rất được ưa chuộng gần đây là các loại tủ nhiều ngăn (4-6 ngăn). Người tiêu dùng Mỹ thường không quan tâm đến xuất xứ của hàng hóa mà chỉ mua sắm theo nhu cầu tiêu dùng. Chính vì vậy, kiểu dáng mẫu mã đa dạng, thiết kế mang nhiều tiện ích, giá cả hợp lý, chất lượng phù hợp cùng với chế độ hậu mãi luôn là các yếu tố chính tác động đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng Mỹ. Các dòng sản phẩm chủ lực thường được các công ty và nhà phân phối tại Mỹ nhập khẩu là các sản phẩm bàn ghế, tủ giường bằng gỗ, đồ gỗ nhà bếp mang phong cách đứng đắn và chắc bền. Khoảng 53% sản phẩm nhập khẩu là đồ gỗ nội thất, 10% là thiết bị nhà bếp, 17% là hàng bọc nệm và 20% là đồ gỗ văn phòng. Các đơn hàng sang 11
- thị trường Mỹ thường có số lượng lớn, nhu cầu thường xuyên và mẫu mã sản phẩm rất đa dạng. 1.4.2 Thị trường cung ứng đồ gỗ tại Mỹ Mỹ đóng một vai trò quan trọng trong ngành đồ gỗ thế giới từ các thập kỷ qua, luôn là quốc gia nhập khẩu đồ gỗ lớn nhất và chiếm khoảng một phần tư nhu cầu tiêu dùng đồ gỗ thế giới. Từ lâu Canada đã là nguồn cung ứng đồ gỗ chính cho Mỹ cùng với Mexico. Khoảng hơn 10 năm gần đây thì Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam cùng tham gia và nổi lên thành những nhà xuất khẩu đồ gỗ lớn tại Mỹ. Đồ gỗ Việt Nam hiện đứng thứ năm trong top 10 các nước xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ, sau Trung Quốc (chiếm 49% thị phần đồ gỗ tại Mỹ), Canada (15%), Mexico (14%), Italia (3%), Việt Nam (2.3%). Riêng Trung Quốc, chỉ trong vòng hơn 10 năm mà nhưng đã chiếm được thị phần đồ gỗ lớn nhất tại Mỹ. Hiện nay có gần 6.000 nhà máy sản xuất đồ gỗ tại Trung Quốc. Các mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ rất đa dạng, từ sản phẩm gỗ thông thường sang các dòng sản phẩm kết hợp với kim loại, da, vải... Các nhà sản xuất đồ gỗ tại Trung Quốc có thế mạnh ở nhiều dòng sản phẩm khác nhau. Biểu đồ bên dưới thể hiện tổng lượng đồ gỗ xuất sang Mỹ của Việt Nam trong mối tương quan với Trung Quốc và Canada trong giai đoạn 2000 - 2008. 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 242 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 14 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 11 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 14 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng thương hiệu phân tích tình huống bia Saigon Special trong giai đoạn 2007-2010
153 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn