intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nhằm ổn định và phát triển kinh tế nông hộ sau khi thu hồi đất tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình

Chia sẻ: Dongcoxanh10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Giải pháp nhằm ổn định và phát triển kinh tế nông hộ sau khi thu hồi đất tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu thực trạng thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng tới sự thay đổi thu nhập của người dân sau thu hồi đất, từ đó đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo ổn định và phát triển kinh tế nông hộ sau thu hồi đất tại huyện Lương Sơn – Hòa Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nhằm ổn định và phát triển kinh tế nông hộ sau khi thu hồi đất tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP HOÀNG VĂN THỐNG GIẢI PHÁP NHẰM ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ SAU KHI THU HỒI ĐẤT TẠI HUYỆN LƢƠNG SƠN, TỈNH HOÀ BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Hà Nội, 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP HOÀNG VĂN THỐNG GIẢI PHÁP NHẰM ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ SAU KHI THU HỒI ĐẤT TẠI HUYỆN LƢƠNG SƠN, TỈNH HOÀ BÌNH Chuyên ngành: QLKT Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Bùi Thị Minh Nguyệt Hà Nội, 2017
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là của riêng cá nhân tôi. Các số liệu thu thập, kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn có thật. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Hà Nội, tháng 10 năm 2017 Tác giả luận văn Hoàng Văn Thống
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo Cao học Quản lý kinh tế khoá học 2015 - 2017, được sự đồng ý của Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Phòng Đào tạo sau đại học - Trường Đại học Lâm nghiệp, tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: Giải pháp nhằm ổn định và phát triển kinh tế nông hộ sau khi thu hồi đất tại huyện Lƣơng Sơn, tỉnh Hoà Bình. Sau một thời gian tiến hành, đến nay đề tài đã được hoàn thành. Nhân dịp này cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Bùi Thị Minh Nguyệt người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu ở trường, cũng như trong quá trình thực hiện đề tài. Qua đây cho phép tôi được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã tham gia trực tiếp giảng dạy, cán bộ phòng Đào tạo sau đại học trường Đại học lâm nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới UBND huyện Lương Sơn, Phòng TNMT, Phòng NN, Khu Công nghiệp Lương sơn và tất cả các bạn bè đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn. Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, bản luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quí báu của các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học, cùng bạn bè đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 10 năm 2017 Tác giả Hoàng Văn Thống
  5. iii MỤC LỤC Lời cam đoan………………….………………………………………….……i Lời cảm ơn……………………………………………………………………ii Mục lục………………………………………………………………………iii Danh mục các từ viết tắt……………………………………………..………..v Danh mục các bảng…………………………………………………………..vi ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ SAU THU HỒI ĐẤT ............................................. 4 1.1. Cơ sở lý luận về nâng cao thu nhập của nông hộ sau thu hồi đất cho xây dựng khu công nghiệp ..................................................................................... 4 1.1.1. Lý luận cơ bản về phát triển kinh tế hộ nông dân ......................... 4 1.1.2. Khái niệm và vai trò của xây dựng khu công nghiệp .................. 10 1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu .................................................... 21 1.2.1. Kinh nghiệm về vấn đề nâng cao thu nhập cho người dân trong phát triển các khu công nghiệp ở Trung Quốc ...................................... 21 1.2.2. Kinh nghiệm về vấn đề nâng cao thu nhập cho nông hộ khi thu hồi đất ở Việt Nam. ................................................................................ 22 1.2.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu ......................................... 36 Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 38 2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình ....................... 38 2.1.1. Giới thiệu chung về Khu công nghiệp Lương Sơn ...................... 38 2.1.2. Đặc điểm về tự nhiên ................................................................... 40 2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................. 45 2.1.4. Đánh giá chung ............................................................................ 49 2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 52
  6. iv 2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu điều tra ........ 52 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin……………………………….…53 2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin………………………………….……55 2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu…………………………………….56 2.2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................... 56 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 57 3.1. Tình hình thu hồi đất tại dự án Khu công nghiệp Lương Sơn ............... 57 3.1.1. Thực trạng đất đai của huyện Lương Sơn ................................... 57 3.1.2. Thực trạng thu hồi đất tại Khu công nghiệp Lương Sơn ............. 59 3.2. Thực trạng thu nhập và sự thay đổi thu nhập của các nông hộ bị thu hồi đất trên địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 61 3.2.1. Thông tin cơ bản về hộ điều tra………………………………….61 3.2.2. Tình hình thu hồi đất của các nông hộ điều tra tại KCN Lương Sơn .......................................................................................................... 63 3.2.3.Tình hình đền bù và sử dụng tiền đền bù của các nông hộ bị thu hồi đất tại Khu công nghiệp Lương Sơn. ................................................... 64 3.2.4. Ảnh hưởng thu hồi đất đến thu nhập của nông hộ điều tra ......... 65 3.2.5. Ảnh hưởng thu hồi đất đến việc vay vốn của nông hộ ................. 67 3.3. Đánh giá ảnh hưởng của thu hồi đất đến phát triển kinh tế hộ nông dân tại Khu công nghiệp Lương Sơn .................................................................. 68 3.3.1. Ảnh hưởng của thu hồi đất đến sản xuất nông nghiệp của nông hộ ............................................................................................................ 68 3.3.2. Ảnh hưởng thu hồi đất đến việc làm của nông hộ ....................... 69 3.3.3. Ảnh hưởng đến điều kiện sống của nông hộ sau thu hồi đất ....... 72 3.4. Đánh giá chung về hoạt động thu hồi đất đến phát triển kinh tế nông hộ tại huyện Lương Sơn ........................................................................................... 81 3.4.1. Tác động tích cực ......................................................................... 81 3.4.2. Tác động tiêu cực ......................................................................... 82
  7. v 3.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định và phát triển kinh tế nông hộ sau thu hồi đất tại huyện Lương Sơn – Hòa Bình......................................... 85 3.5.1. Mục tiêu ....................................................................................... 85 3.5.2. Giải pháp nhằm ổn định và phát triển kinh tế nông hộ sau thu hồi đất tại huyện Lương Sơn – Hòa Bình .................................................... 86 3.5.3. Khuyến nghị ................................................................................. 97 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 99
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Viết đầy đủ CP Chính phủ CN Công nghiệp CNH-HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa BĐĐS Bảo đảm đời sống HGĐ Hộ gia đình KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất KKT Khu kinh tế NN&PTNT Nông nghiệp & phát triển nông thôn UBND Ủy ban nhân dân TNHH Trách nhiệm hữu hạn TN-MT Tài nguyên môi trường TMDV Thương mại dịch vụ VLDX Vật liệu xây dựng
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Hiện trạng dân số, lao động huyện Lương Sơn năm 2016 ............. 45 Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Lương Sơn năm 2016 ........................ 57 Bảng 3.2. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Lương Sơn năm 2016 ........ 58 Bảng 3.3. Thực trạng thu hồi đất tại KCN Lương Sơn ................................... 61 Bảng 3.4. Thông tin cơ bản của các hộ điều tra .............................................. 62 Bảng 3.5. Tình hình sử dụng đất của các nông hộ bị thu hồi đất…………...63 Bảng 3.6. Tình hình sử dụng tiền bồi thường của nông hộ khi thu hồi đất .... 64 Bảng 3.7. Đánh giá về thu nhập của hộ sau thu hồi đất .................................. 65 Bảng 3.8. Cơ cấu thu nhập của hộ sau thu hồi đất .......................................... 66 Bảng 3.9. Tình hình vay vốn của các nông hộ sau thu hồi đất ....................... 67 Bảng 3.10. Mục đích vay, nguồn vốn vay của các hộ sau thu hồi đất ............ 68 Bảng 3.11. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của các hộ sau thu hồi đất Bảng 3.12. Tình hình việc làm của hộ gia đình sau thu hồi đất ...................... 70 Bảng 3.13. Tình hình nhà ở của người dân sau khi bị thu hồi đất .................. 72 Bảng 3.14. Tình hình tài sản vật chất chủ yếu của các hộ điều tra ................. 73 Bảng 3.15. Ý kiến người dân về giáo dục, y tế, giao thông và môi trường sau khi thu hồi đất.................................................................................................. 74 Bảng 3.16. Ý kiến người dân về sử dụng điện, nước sinh hoạt ...................... 78 Bảng 3.17. Tiếp cận thông tin, giải trí của hộ sau khi thu hồi đất .................. 79 Bảng 3.18. Đánh giá của hộ về mối quan hệ cộng đồng sau khi thu hồi đất .. 81
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa là con đường phát triển của mọi quốc gia trên thế giới. Thực tiễn phát triển của nhiều quốc gia cho thấy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa là nhân tố quyết định làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất, chuyển nền kinh tế từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang phương thức sản xuất mới, hiện đại. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiến tình phát triển xã hội đã có sự thay đổi cơ bản, đó là phát triển đô thị kèm theo sự thu hẹp xã hội nông thôn; làm thay đổi căn bản xã hội nông thôn theo hướng công nghiệp. Để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa cần phải thực hiện việc thu hồi đất cho xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội... đó là xu hướng tất yếu của quá trình phát triển. Ở nước ta, trong những năm qua trên khắp các vùng, miền của đất nước, nhiều khu công nghiệp, khu đô thị mới được xây dựng, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được nâng cấp làm cho bộ mặt kinh tế - xã hội của đất nước đã thay đổi nhanh chóng. Đồng thời với nó là việc thu hồi đất, đặc biệt là đất nông nghiệp để phục vụ cho phát triển công nghiệp, đô thị hóa. Bên cạnh những tác động tích cực của việc xây dựng các khu công nghiệp như thu hút đầu tư, tạo công ăn việc làm, chỉnh trang đô thị thì mặt trái của nó là người dân bị thu hồi đất, mất dần tư liệu sản xuất, ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập. Các chính sách đền bù, tái định cư có bảo đảm được việc làm, thu nhập và đời sống của những người dân sau thu hồi đất thực sự tốt hơn không vẫn là một câu hỏi nóng bỏng và được toàn xã hội quan tâm. Huyện Lương Sơn đang trở thành huyện phát triển mạnh về công nghiệp của tỉnh Hòa Bình. Khu công nghiệp Lương Sơn có diện tích 82,9 ha, nằm trên địa bàn xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, là khu công nghiệp đi vào hoạt động trong nhiều năm nay. Đời sống người dân nơi đây kể từ khi Khu
  11. 2 công nghiệp đi vào hoạt động đã có nhiều mặt ổn định và phát triển tốt. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người dân bị thu hồi đất đang gặp khó khăn như việc làm, thu nhập không ổn định…. Để phát triển công nghiệp toàn tỉnh nói chung và huyện Lương Sơn nói riêng theo hướng bền vững, vấn đề tạo công ăn việc làm, ổn định thu nhập cho người dân bị thu hồi đất hiện là một thách thức đối với các ngành chức năng. Trước những vấn đề trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp nhằm ổn định và phát triển kinh tế nông hộ sau thu hồi đất tại huyện Lƣơng Sơn, tỉnh Hoà Bình” để thực hiện luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng tới sự thay đổi thu nhập của người dân sau thu hồi đất, từ đó đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo ổn định và phát triển kinh tế nông hộ sau thu hồi đất tại huyện Lương Sơn – Hòa Bình. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao thu nhập cho hộ nông dân sau thu hồi đất. - Đánh giá được thực trạng thu nhập và sự thay đổi về thu nhập của những người dân bị thu hồi đất tại huyện Lương Sơn, Hòa Bình. - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi thu nhập của người dân sau thu hồi đất tại Huyện Lương Sơn – Hòa Bình. - Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm ổn định và phát triển kinh tế nông hộ sau thu hồi đất tại, huyện Lương Sơn, Hòa Bình. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thu nhập, các yếu tố ảnh hưởng đến thay đổi thu nhập của các nông hộ sau thu hồi đất. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng thu nhập
  12. 3 của người dân sau thu hồi đất sản xuất cho xây dựng Khu công nghiệp Lương Sơn. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới ổn định và phát triển kinh tế của 92 hộ bị thu hồi đất cho xây dựng khu công nghiệp Lương Sơn – Hòa Bình. - Phạm vi về không giam: Đề tài được nghiên cứu tại xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. - Phạm vi về thời gian: + Số liệu thứ cấp thu thập trong 3 năm (từ 2014 đến 2016) + Số liệu sơ cấp thu thập trong năm 2017. 4. Nội dung nghiên cứu - Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao thu nhập của nông hộ sau thu hồi đất. - Thực trạng thu nhập và sự thay đổi thu nhập của nông hộ sau thu hồi đất tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới sự thay đổi thu nhập của nông hộ sau thu hồi đất tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. - Một số giải pháp chủ yếu nhằm ổn định và phát triển kinh tế nông hộ sau thu hồi đất tại huyện Lương Sơn, Hòa Bình. 5. Kết cấu của Luận văn Ngoài Đặt vấn đề, Kết luận, Luận văn bao gồm 3 chương: - Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao thu nhập của nông hộ sau thu hồi đất. - Chương 2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. - Chương 3. Kết quả nghiên cứu và Thảo luận.
  13. 4 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ SAU THU HỒI ĐẤT 1.1. Cơ sở lý luận về nâng cao thu nhập của nông hộ sau thu hồi đất cho xây dựng khu công nghiệp 1.1.1. Lý luận cơ bản về phát triển kinh tế hộ nông dân 1.1.1.1. Khái niệm hộ nông dân * Khái niệm hộ Hộ đã có từ lâu đời, cho đến nay nó vẫn tồn tại và phát triển. Trải qua mỗi thời kỳ kinh tế khác nhau, hộ và kinh tế hộ được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau song vẫn có bản chất chung đó là: “Sự hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành viên trong gia đình cố gắng làm sao tạo ra nhiều của cải vật chất để nuôi sống và tăng thêm tích luỹ cho gia đình và xã hội”.[19] Qua nghiên cứu cho thấy, có nhiều quan niệm khác nhau về hộ: - Theo từ điển chuyên ngành kinh tế và từ điển ngôn ngữ: "Hộ là tất cả những người cùng sống chung trong một mái nhà. Nhóm người đó bao gồm những người cùng chung huyết tộc và những người làm công". - Theo Liên hợp quốc: "Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ". - Năm 1981, Harris (London - Anh) trong tác phẩm của mình cho rằng: "Hộ là một đơn vị tự nhiên tạo nguồn lao động" [17] và trên góc độ này, nhóm các đại biểu thuộc trường phái "Hệ thống Thế giới" (Mỹ) là Smith (1985 - Martin và Beiltell (1987) có bổ sung thêm: "Hộ là một đơn vị đảm bảo quá trình tái sản xuất nguồn lao động thông qua việc tổ chức nguồn thu nhập chung" [18]. - Tại Hội thảo Quốc tế lần thứ 2 về quản lý nông trại tại Hà Lan (năm 1980) các đại biểu nhất trí cho rằng: "Hộ là đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất, tiêu dùng, xem như là một đơn vị kinh tế" [15].
  14. 5 Đây mới chủ yếu nêu lên những quan niệm về hộ tiêu biểu nhất, mạnh khía cạnh này hay khía cạnh khác hoặc tổng hợp hay khái quát chung nhưng vẫn còn có chỗ chưa đồng nhất. Tuy nhiên từ các quan niệm trên cho thấy hộ được hiểu như sau: - Trước hết, hộ là một tập hợp chủ yếu và phổ biến của những thành viên có chung huyết thống, tuy vậy cũng có cá biệt trường hợp thành viên của hộ không phải cùng chung huyết thống (con nuôi, người tình nguyện và được sự đồng ý của các thành viên trong hộ công nhận cùng chung hoạt động kinh tế lâu dài...). - Hộ nhất thiết là một đơn vị kinh tế (chủ thể kinh tế), có nguồn lao động và phân công lao động chung; có vốn và chương trình, kế hoạch sản xuất kinh doanh chung, là đơn vị vừa sản xuất vừa tiêu dùng, có ngân quỹ chung và được phân phối lợi ích theo thoả thuận có tính chất gia đình. Hộ không phải là một thành phần kinh tế đồng nhất, mà hộ có thể thuộc thành phần kinh tế cá thể, tư nhân, tập thể, Nhà nước,... - Hộ không đồng nhất với gia đình mặc dầu cùng chung huyết thống bởi vì hộ là một đơn vị kinh tế riêng, còn gia đình có thể không phải là một đơn vị kinh tế (ví dụ gia đình nhiều thế hệ cùng chung huyết thống, cùng chung một mái nhà nhưng nguồn sinh sống và ngân quỹ lại độc lập với nhau). * Khái niệm hộ nông dân Về hộ nông dân, tác giả Frank Ellis định nghĩa "Hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao" [14]. Nhà khoa học Traianốp cho rằng: "Hộ nông dân là đơn vị sản xuất rất ổn định" và ông coi "hộ nông dân là đơn vị tuyệt vời để tăng trưởng và phát triển nông nghiệp" [16].
  15. 6 Luận điểm trên của ông đã được áp dụng rộng rãi trong chính sách nông nghiệp tại nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển. Đồng tình với quan điểm trên của Traianốp, hai tác giả Mats Lundahl và Tommy Bengtsson bổ sung và nhấn mạnh thêm: "Hộ nông dân là đơn vị sản xuất cơ bản" [16]. Chính vì vậy, cải cách kinh tế ở một số nước những thập kỷ gần đây đã thực sự coi hộ nông dân là đơn vị sản xuất tự chủ và cơ bản, từ đó đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Ở nước ta, có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân. Theo nhà khoa học Lê Đình Thắng (năm 1993) cho rằng: "Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn" [14]. Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn”. Còn theo nhà khoa học Nguyễn Sinh Cúc, trong phân tích điều tra nông thôn năm 2001 cho rằng: "Hộ nông nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thuỷ nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật,...) và thông thường nguồn sống chính của hộ dựa vào nông nghiệp" [2]. Nghiên cứu những khái niệm trên đây về hộ nông dân của các tác giả có theẻ rút ra những vấn đề sau: - Hộ nông dân là những hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất chính là nông nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Ngoài hoạt động nông nghiệp, hộ nông dân còn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp (như tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ...) ở các mức độ khác nhau. - Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là một đơn vị tiêu dùng. Như vậy, hộ nông dân không thể là một đơn vị kinh tế độc lập tuyệt đối và toàn năng, mà còn phải phụ thuộc vào các hệ thống kinh tế
  16. 7 lớn hơn của nền kinh tế quốc dân. Khi trình độ phát triển lên mức cao của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thị trường, xã hội càng mở rộng và đi vào chiều sâu, thì các hộ nông dân càng phụ thuộc nhiều hơn vào các hệ thống kinh tế rộng lớn không chỉ trong phạm vi một vùng, một nước. Điều này càng có ý nghĩa đối với các hộ nông dân nước ta trong tình hình hiện nay. 1.1.1.2. Đặc điểm của kinh tế nông hộ Kinh tế nông hộ có một số đặc trưng chủ yếu sau[18]: + Nông hộ là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng. + Quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng được biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ từ tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hóa hoàn toàn. Trình độ này quyết định quan hệ giữa hộ nông dân với thị trường. + Ngoài hoạt động nông nghiệp các nông hộ còn tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp với mức độ khác nhau. + Phương thức tổ chức sản xuất của nông hộ mang tính kế thừa truyền thống gia đình và không đồng đều giữa các hộ với nhau. + Nông hộ ngoài việc tham gia vào quá trình tái sản xuất vật chất còn tham gia vào quá trình tái sản xuất nguồn nhân lực phục vụ cho các ngành sản xuất. + Sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý và sử dụng các yếu tố sản xuất. Sở hữu trong kinh tế hộ là sở hữu chung, tất cả mọi thành viên trong hộ đều có quyền sở hữu tư liệu sản xuất vốn có cũng như những tài sản khác của hộ. Mặt khác do dựa trên cơ sở kinh tế chung và có ngân quỹ nên các thành viên trong hộ đều ý thức trách nhiệm rất cao và việc bố trí sắp xếp công việc trong hộ cũng rất linh hoạt và hợp lý cho từng người, từng việc tạo nên việc thống nhất cao trong tổ chức sản xuất của hộ. + Sự gắn bó giữa lao động quản lý và lao động sản xuất. Trong nông hộ, mọi thành viên thường gắn bó chặt chẽ với nhau theo quan hệ huyết thống. Hơn nữa kinh tế hộ lại tổ chức ở quy mô nhỏ, người quản lý điều hành sản xuất đồng thời cũng là người tham gia lao động sản xuất. Cho nên tính thống nhất giữa lao động quản lý và lao động sản xuất rất cao.
  17. 8 + Kinh tế nông hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ có quy mô nhỏ nên bao giờ cũng thích nghi nhanh hơn so với các hình thức sản xuất khác có quy mô lớn hơn, thí dụ như các xí nghiệp sản xuất … do vậy mà có thể mở rộng sản xuất khi có điều kiện thuận lợi và thu hẹp sản xuất khi gặp các điều kiện bất lợi. + Có sự gắn bó chặt chẽ giữa quá trình sản xuất với lợi ích của người lao động. Trong quan hệ kinh tế hộ mọi người gắn bó với nhau không chỉ trên cơ sở cùng huyết thống mà còn trên cơ sở kinh tế nên dễ dàng đồng tâm hiệp lực xây dựng và phát triển kinh tế hộ, tạo sự liên kết chặt chẽ hơn giữa kết quả sản xuất và lợi ích của người lao động. Lợi ích kinh tế là động lực thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân, là nhân tố nâng cao hiệu quả sản xuất kinh tế của hộ. Kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất có quy mô nhỏ nhưng hiệu quả. Sản xuất với quy mô nhỏ không đồng nghĩa với lạc hậu và năng suất thấp. Kinh tế nông hộ vẫn có khả năng cho năng suất lao động cao hơn các xí nghiệp nông nghiệp có quy mô lớn. Đặc biệt, kinh tế nông hộ là hình thức kinh tế hợp nhất với đặc điểm sản xuất nông nghiệp mà đối tượng sản xuất chủ yếu là cây trồng và vật nuôi. Thực tế phát triển sản xuất nông nghiệp trên thế giới đã chứng minh cho chúng ta thấy rõ: Kinh tế nông hộ có quy mô nhỏ chủ yếu sử dụng lao động gia đình gắn bó với vật nuôi và cây trồng là đơn vị sản xuất có hiệu quả. “Trong lịch sử phát triển kinh tế quốc dân, thời kỳ nào vai trò của hộ gia đình cũng rất quan trọng, vì nó không những là “tế bào” của xã hội, là đơn vị sản xuất và đảm bảo cuộc sống cho tất cả các thành viên trong gia đình, mà còn là chủ thể tiêu dùng rất đa dạng của nền kinh tế. Nhưng trước xu thế quốc tế hóa nền kinh tế đang diễn ra nhanh chóng hiện nay, phải nhận rõ những khó khăn để có thêm những chính sách có tính chất đột phá nhằm tạo động lực mới, thật sự mạnh mẽ cho kinh tế hộ phát triển”. [3]
  18. 9 1.1.1.3. Lý luận về phát triển kinh tế hộ nông dân * Khái niệm về phát triển kinh tế hộ nông dân Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mô sản lượng và tiến bộ mọi mặt của xã hội hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý.[5] Kinh tế hộ nông dân là một thành phần của kinh tế nông nghiệp, do đó có thể hiểu rằng phát triển kinh tế hộ nông dân chính là quá trình tăng trưởng về sản xuất, gia tăng về thu nhập, tích lũy của kinh tế hộ nông dân, làm cho kinh tế nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung đi lên. * Nội dung phát triển kinh tế hộ nông dân - Phát triển qui mô các yếu tố sản xuất của kinh tế hộ nông dân: Các yếu tố sản xuất chủ yếu của kinh tế hộ nông dân bao gồm: đất đai, vốn, lao động. Phát triển các yếu tố sản xuất là nhằm gia tăng qui mô đất đai tính trên hộ nông dân (hoặc tính trên 1 lao động); gia tăng vốn đầu tư cho sản xuất của hộ, gia tăng số lượng lao động. - Nâng cao trình độ sản xuất của chủ hộ: Trình độ của chủ hộ bao gồm trình độ học vấn và kỹ năng lao động. Người lao động phải có trình độ học vấn và kỹ năng lao động để tiếp thu những tiến hộ khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. Trong sản xuất, phải giỏi chuyên môn, kỹ thuật, trình độ quản lý mới mạnh dạn áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm mang lại lợi nhuận cao. Điều này là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả trong sản xuất kinh doanh của hộ, ngoài ra còn phải có những tố chất của một người dám làm kinh doanh. - Gia tăng kết quả sản xuất của kinh tế hộ: Kết quả sản xuất của kinh tế hộ biểu hiện ở đầu ra của kinh tế hộ như: Sản lượng hàng hóa nông sản, giá trị tổng sản lượng, giá trị sản lượng hàng hóa, doanh thu... Kết quả này có được nhờ sự kết hợp các yếu tố nguồn lực lao động, vốn, đất đai, trình độ sản xuất
  19. 10 của chủ hộ và sự lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh như chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản cho hộ nông dân - Nâng cao thu nhập, đời sống và tích lũy của kinh tế hộ: Phát triển kinh tế hộ cuối cùng phải có tác động tích cực đến thu nhập các hộ nông dân, phải làm gia tăng thu nhập bình quân của hộ nông dân, gia tăng mức sống, thỏa mãn các điều kiện sống cơ bản như nhà ở, điện, nước sạch, nhà vệ sinh… và ngày càng gia tăng mức tích lũy của hộ. * Các chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân - Chỉ tiêu phản ánh các yếu tố sản xuất chủ yếu của hộ nông dân bao gồm: Đất đai bình quân l hộ, l lao động, 1 nhân khẩu; vốn sản xuất bình quân 1 hộ và cơ cấu vốn theo tính chất vốn; lao động bình quân 1 hộ, lao động bình quân/người tiêu dùng bình quân. - Chỉ tiêu đánh giá trình độ sản xuất của hộ nông dân bao gồm các chỉ tiêu phản ánh về chủ hộ, về điều kiện sản xuất, phương hướng sản xuất. Chỉ tiêu phản ánh về chủ hộ nông dân: Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm sản xuất, khả năng tiếp thu khoa học kỳ thuật, khả năng tiếp cận thị trường, độ tuổi bình quân, giới tính. - Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của hộ nông dân: Sản lượng hàng hóa; gía trị sản xuất; giá trị sản lượng hàng hóa; doanh thu… - Chỉ tiêu phản ánh thu nhập, đời sống và tích lũy của hộ nông dân bao gồm: tổng thu nhập của hộ, thu nhập bình quân người/tháng; tổng chi tiêu trong năm; cơ cấu chi tiêu trong năm; chi đời sống; chi tiêu bình quân người / tháng; chi đời sống bình quân người/tháng. tỷ lệ thặng dư và tích luỹ của hộ.[19] 1.1.2. Khái niệm và vai trò của xây dựng khu công nghiệp 1.1.2.1. Khái niệm Theo Nghị định của Chính phủ số 36-CP ngày 24/4/1997 về ban hành quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao định nghĩa: “"Khu
  20. 11 công nghiệp" là khu tập trung các doanh nghiệp KCN chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất.”. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedie (Wikipedie, 2014): KCN là khu yực dành cho phát triển công nghiệp theo một quy hoạch cụ thể nào đó nhằm đảm bảo được sự hài hòa và cân bằng tương đối giữa các mực tiêu kinh tế - xã hội - môi trường. KCN thường được Chính phủ cấp phép đầu tư với hệ thống hạ tàng kỹ thuật và pháp lý riêng. Những KCN có quy mô nhỏ thường được gọi là cụm công nghiệp. 1.1.2.2. Vai trò của khu công nghiệp trong phát triển kinh tế - Tăng cường khả năng thu hút đầu tư, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế: Đặc điểm của mô hình phát triển KCN là các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng đầu tư trên vùng không gian lãnh thổ, là nơi kết hợp sức mạnh của nguồn vốn trong và ngoài nước. Việc xây dựng và phát triển các KCN sẽ giúp cho đất nước thu hút được một nguồn vốn khá quan trọng để phát triển kinh tế quốc gia. Trong việc quy hoạch lại các mạng lưới doanh nghiệp, Chính phủ rất khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào các KCN. Trong những năm qua, phát triển KCN đã huy động được nguồn vốn khá lớn cho nền kinh tế, đi liền với nó là hệ thống các chính sách đầu tư. Tác dụng huy động vốn cùa KCN được thể hiện ở 02 mặt: Thứ nhất, KCN huy động vốn từ nội bộ nền kinh tế đất nước, đây là nguồn vốn có tính chất quyết định, là nhân tố nội lực. Trong những năm gần đây nguồn vốn này phát triển nhanh chóng, tính đến 7/2017 thu hút đầu tư trong nước, các KCN, KKT thu hút được 450 dự án đầu tư và điều chỉnh tăng vốn cho hơn 162 dự án với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 123.000 tỷ đồng. Lũy kế đến hết tháng 7/2017, các KCN, KKT thu hút được 8.052 dự án với tổng mức đầu tư đạt 1.830,7 tỷ đồng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2