intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển khu công nghiệp Long Thành đến năm 2020

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

39
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài đã đề xuất mội số giải pháp hỗ trợ cho sự phát triển KCN Long Thành và các KCN Đồng Nai. Đưa ra một số đề xuất cần thiết từ phía Chính phủ, từ chính quyền địa phương tỉnh Đồng Nai nhằm phát triển các KCN Đồng Nai theo hướng bền vững, gắn với phát triển đô thị đến năm 2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển khu công nghiệp Long Thành đến năm 2020

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH ---------------------- NGUYỄN THỊ THÚY GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP LONG THÀNH ĐẾN NĂM 2020 Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS LÊ THANH HÀ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin và số liệu được sử dụng trong luận văn này là trung thực. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan trên. Nguyễn Thị Thúy
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP ...................................... 5 1.1 Khái quát chung về khu công nghiệp ......................................................... 5 1.1.1 Khu công nghiệp ......................................................................................... 5 1.1.2 Quan điểm về phát triển KCN ..................................................................... 6 1.2 Vai trò của khu công nghiệp trong phát triển kinh tế, xã hội ....................... 6 1.2.1 Vai trò tích cực của khu công nghiệp trong phát triển kinh tế, xã hội .......... 6 1.2.1.1 Tạo nền tảng trong việc thu hút nguồn vốn FDI .......................................... 6 1.2.1.2 Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng, các địa phương ........... 7 1.2.1.3 Tiếp nhận nền công nghệ và phương pháp quản lý sản xuất tiên tiến........... 8 1.2.1.4 Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ........... 8 1.2.1.5 Tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng công nghiệp mới, hiện đại, có giá trị lâu dài đồng thời góp phần hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng trên cả nước ........ 9 1.2.2 Ảnh hưởng hạn chế và tồn tại trong quá trình phát triển khu công nghiệp . 10 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của khu công nghiệp ..................... 11 1.3.1 Điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng ........................................................... 11 1.3.2 Điều kiện an ninh chính trị - pháp luật ...................................................... 12 1.3.3 Yếu tố kinh tế - xã hội............................................................................... 13 1.3.4 Lao động và nguồn nhân lực ..................................................................... 14 1.3.5 Môi trường thu hút đầu tư ......................................................................... 15 1.3.6 Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp ................................................................. 16 1.4 Kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp ................................................... 16 1.4.1 Kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp ở một số địa phương.................. 16 1.4.1.1 Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................... 16
  4. 1.4.1.2 Bình Dương .............................................................................................. 18 1.4.2 Một số khu công nghiệp thành công trên địa bàn Đồng Nai ...................... 20 1.4.2.1 KCN Amata .............................................................................................. 20 1.4.2.2 KCN Biên Hòa II ...................................................................................... 21 1.4.2.3 KCN Tam Phước ...................................................................................... 22 1.4.3 Bài học kinh nghiệm đối với việc phát triển KCN Long Thành ..................... 23 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 24 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA KHU CÔNG NGHIỆP LONG THÀNH.................................................... 25 2.1 Khái quát về KCN Long Thành ................................................................ 25 2.1.1 Sơ lược quá trình phát triển các KCN Đồng Nai ....................................... 25 2.1.2 Tổng quan KCN Long Thành.................................................................... 29 2.2 Phân tích hiện trạng của KCN Long Thành ............................................... 31 2.2.1 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN Long Thành ................................................. 31 2.2.1.1 Vốn đầu tư hạ tầng KCN........................................................................... 31 2.2.1.2 Công trình tiện ích công cộng KCN .......................................................... 36 2.2.2 Vị trí, địa điểm KCN................................................................................. 38 2.2.3 Các công trình hạ tầng ngoài hàng rào KCN ............................................. 39 2.3 Phân tích tình hình hoạt động của KCN Long Thành ................................ 39 2.3.1 Tình hình thu hút đầu tư và cơ cấu ngành nghề đầu tư của doanh nghiệp KCN Long Thành .................................................................................................. 39 2.3.2 Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN Long Thành ......... 46 2.3.3 Lao động làm việc tại KCN Long Thành .................................................. 49 2.3.4 Về công nghệ và cách tổ chức quản lý KCN ............................................. 53 2.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của KCN Long Thành ............ 53 2.4.1 Về kinh tế ................................................................................................. 53 2.4.2 Về hệ thống pháp luật ............................................................................... 55 2.4.3 Thủ tục hành chính: .................................................................................. 57 2.5 Đánh giá chung ......................................................................................... 57 2.5.1 Ưu điểm .................................................................................................... 57 2.5.2 Hạn chế..................................................................................................... 58
  5. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 60 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP LONG THÀNH ĐẾN NĂM 2020 .................................................................................... 61 3.1 Định hướng phát triển KCN Long Thành đến năm 2020 ........................... 61 3.1.1 Mục tiêu phát triển các KCN Đồng Nai đến năm 2020.............................. 61 3.1.2 Mục tiêu phát triển KCN Long Thành ....................................................... 62 3.1.2.1 Mục tiêu ................................................................................................... 62 3.1.2.2 Mục tiêu đến năm 2020............................................................................. 62 3.2 Một số giải pháp phát triển KCN Long Thành đến năm 2020.................... 63 3.2.1 Giải pháp tăng cường công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư ............................. 63 3.2.2 Tăng cường sự phối hợp đơn vị chuyên ngành, để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ...................................................................................................... 64 3.2.3 Giải pháp đẩy mạnh việc hoàn thiện chất lượng hạ tầng, tăng cường cung cấp tiện ích công cộng phục vụ nhà đầu tư trong KCN .......................................... 65 3.2.4 Giải pháp thu hút các dự án có công nghệ kỹ thuật cao, ít gây ô nhiễm môi trường ................................................................................................................. 67 3.2.5 Tăng cường phát triển dịch vụ hỗ trợ cho nhà đầu tư hoạt động trong KCN68 3.2.6 Giải pháp về nhà ở, nhà trẻ cho người lao động trong KCN ...................... 69 3.3 Giải pháp hỗ trợ ........................................................................................ 71 3.3.1 Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước ........................................................ 71 3.3.2 Cải thiện môi trường đầu tư ...................................................................... 72 3.3.3 Xúc tiến đầu tư: ........................................................................................ 74 3.4 Kiến nghị .................................................................................................. 75 3.4.1 Đối với Chính phủ .................................................................................... 75 3.4.2 Đối với tỉnh Đồng Nai .............................................................................. 78 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 79 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2. 1 Danh sách quy hoạch các KCN Đồng Nai đã được thành lâp ................. 27 Bảng 2.2 Danh sách quy hoạch các KCN Đồng Nai đến năm 2020........................ 28 Bảng 2.3 Cơ cấu vốn đầu tư hạ lũy kế giai đoạn năm 2008 – 2013 ........................ 33 Bảng 2.4 Tình hình dự án đầu tư vào KCN Long Thành ........................................ 40 Bảng 2.5 Lượng vốn trong nước vào KCN Long Thành giai đoạn 2008-2013 ....... 43 Bảng 2.6 Lượng vốn FDI thu hút vào KCN Long Thành giai đoạn 2008 - 2013 .... 45 Bảng 2.7 Dự án KCN Long Thành chia theo ngành nghề đầu tư ............................ 45 Bảng 2.8 Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI giai đoạn 2008 - 2013 ...... 47 Bảng 2.9 Tình hình lao động tại KCN Long Thành từ năm 2008 đến 2013. ........... 50 Bảng 2.10 Lao động phân theo trình độ, theo giới tính, theo khu vực .................... 51 Bảng 2.11 Dự kiến lao động tuyển dụng trong năm 2014 ...................................... 52
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Bản đồ KCN Long Thành ....................................................................... 30 Hình 2.2 Tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng KCN Long Thành lũy kế giai đoạn 2008 - 2013 ...................................................................................................................... 31 Hình 2.3 Vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng xây sẵn KCN Long Thành ................... 34 Hình 2.4 Số dự án chia theo quốc gia đầu tư vào KCN Long Thành ...................... 40 Hình 2.5 Tình hình thu hút các dự án đầu tư vào KCN Long Thành ...................... 40 Hình 2.6 Tình hình lượng vốn đầu tư trong nước vào KCN Long Thành ............... 42 Hình 2.7 Tình hình thu hút vốn FDI giai đoạn 2008 - 2013.................................... 44 Hình 2.8 Tình hình biến động lao động giai đoạn 2008 – 2013 ............................. 49
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BXD: Bộ Xây dựng CN: Chuyên nghiệp CNKT: Công nhân kỹ thuật CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CP: Chính phủ Diza: Dong Nai Industrial Zones Authority – Ban Quản lý các KCN Đồng Nai FDI: Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài KCN: Khu công nghiệp KCX: Khu chế xuất KKT: Khu kinh tế LĐ: Lao động MTV: Một thành viên QĐ: Quyết định QHCT: Quy hoạch Chi tiết QHXD: Quy hoạch xây dựng TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TP: Thành phố UBND: Ủy ban Nhân dân UBT: Ủy ban tỉnh XLNT: Xử lý nước thải
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Ngày nay cùng với sự phát triển của đô thị hóa, phát triển các khu công nghiệp gia tăng đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sự hoạt động phát triển khu công đã đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như cả nước; trong đó có đóng góp vào việc huy động nguồn lực vào thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế đất nước. Đồng Nai có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông vận tải, gần cảng, hệ thống thông tin liên lạc, cấp điện, cấp nước phát triển…, đặc biệt có nền địa chất ổn định, vững chắc, thuận lợi cho việc xây dựng công trình, nhà xưởng. Đây là các yếu tố cần thiết để phát triển hoạt động khu công nghiệp và tỉnh Đồng Nai hội tụ đủ các điều kiện thuận lợi trong việc phát triển một nền công nghiệp theo hướng hiện đại. Với tiềm năng đó, qua hơn 20 năm phát triển khu công nghiệp, Đồng Nai trở thành một tỉnh có tốc độ phát triển nhanh và dẫn đầu cả nước về hoạt động khu công nghiệp. Tính đến năm 2013 Đồng Nai có 31 khu công nghiệp được thành lập, với tổng diện tích đất 9.832 ha; trong đó có 27 khu công nghiệp đang hoạt động, 04 khu công nghiệp đang trong giai đoạn thu hồi đất, xây dựng cơ sở hạ tầng. Có 1.269 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư lên đến 17.761,41 triệu đô la Mỹ, có 925 dự án FDI đến từ 39 quốc gia, vùng và lãnh thổ với tổng vốn đầu tư 15.951,91 triệu đô la Mỹ và 344 dự án trong nước với vốn đầu tư 38.064,18 tỷ đồng (khoảng 1.809,50 triệu đô la Mỹ). Trong đó, có 769 dự án FDI đang hoạt động, vốn thực hiện 14.097,96 triệu đô la Mỹ, bằng 88% vốn đăng ký; 249 dự án trong nước đang hoạt động, với vốn thực hiện là 26.230,77 tỷ đồng, chiếm 68,91% vốn đăng ký. Các KCN thu hút 444.266 người lao động trong đó có 5.372 người nước ngoài ; lao động ngoại tỉnh chiếm trên 60% và lao động nữ chiếm 61% tổng số lao động; Người lao động chủ yếu tập trung làm việc ở các doanh nghiệp vốn FDI, chiếm 92%.
  10. 2 Từ những thành quả trên, mục tiêu Đồng Nai trở thành tỉnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, với định hướng phát triển khu công nghiệp đến năm 2020 Đồng Nai sẽ có 35 KCN được thành lập, với tổng diện tích quy hoạch là 11.851,11 ha; trong đó tập trung vào thu hút các ngành nghề công nghệ cao, ít gây ô nhiễm môi trường và phát triển công nghiệp phụ trợ và các dịch vụ đi kèm. Khu công nghiệp Long Thành do chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Sonadezi Long Thành, được thành lập từ năm 2003 với tổng diện tích đất quy hoạch là 488 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp dành cho thuê là 282,74 ha, đã cho thuê được 234,36 ha, đạt tỷ lệ 82,92%. Trước tình hình kinh tế hiện nay và sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất công nghiệp, đã có nhiều KCN được thành lập và hoạt động có hiệu quả tại Đồng Nai và cả nước, do đó đã có sự cạnh tranh lẫn nhau giữa các KCN trong việc xây dựng và phát triển KCN. Từ khi thành lập KCN Long Thành đã đạt được một số thành tựu nhất định nhưng cũng còn gặp không ít khó khăn trong quá trình xây dựng và phát triển; vì vậy cần thiết phải có sự tổng kết đánh giá quá trình hoạt động và đề xuất giải pháp cụ thể cho sự phát triển KCN Long Thành trong những năm tiếp theo. Từ các lý do trên, đề tài “giải pháp phát triển khu công nghiệp Long Thành đến năm 2020” được tác giả chọn làm luận văn tốt nghiệp cao học kinh tế trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích và đánh giá hoạt động của khu công nghiệp Long Thành trong thời gian qua, đưa ra được những ưu điểm và những hạn chế trong quá trình hoạt động KCN Long Thành. Đề xuất các giải pháp phát triển KCN Long Thành đến năm 2020.
  11. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Tình hình hoạt động phát triển của KCN Long Thành. Phạm vi của đề tài là nghiên cứu được giới hạn như sau: - Về không gian: Nghiên cứu được tập trung trong KCN Long Thành. - Về thời gian: Thu thập số liệu từ năm 2008 đến năm 2013. 4. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp: Các thông tin được thu thập từ các báo cáo tổng hợp, báo cáo của Công ty Cổ phần Sonadezi Long Thành qua từ năm 2008 - 2013; thu thập số liệu tổng hợp, thống kê theo các năm về quá trình xây dựng và hoạt động của KCN Long Thành từ báo cáo của Ban Quản lý các KCN Đồng Nai; các thông tin từ Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ sách báo, tạp chí chuyên ngành, Internet và các thông tin từ các nghiên cứu có liên quan. Việc tổng hợp dữ liệu của nghiên cứu dựa trên các phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích và đánh giá. Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp và suy luận nhằm phân tích, đánh giá thực tiễn phát triển KCN Long Thành trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2013. Phương pháp tham khảo ý kiến những người am hiểu và có thâm niên công tác tại các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng KCN, quản lý KCN để đưa ra các nhận xét, đánh giá khách quan. 5. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu: Thông qua nghiên cứu hoạt động của KCN Long Thành, sẽ chỉ ra cụ thể về quá trình hoạt động và phát triển của KCN Long Thành; cho thấy điểm đạt được, mặt còn tồn tại; từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm mục tiêu phát triển KCN Long Thành hướng tới hiệu quả và bền vững theo hướng nhanh chóng đạt tỷ lệ lấp đầy 100%, thu hút các dự án công nghệ cao, thân thiện môi trường, các dự án sử dụng ít lao động và giải pháp phát triển KCN Long Thành đến năm 2020.
  12. 4 6. Cấu trúc của đề tài: Ngoài mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục, cấu trúc của Đề tài có 3 chương. Chương 1. Tổng quan về khu công nghiệp. Chương 2. Phân tích và đánh giá hiện trạng hoạt động của khu công nghiệp Long Thành Chương 3. Giải pháp phát triển khu công nghiệp Long Thành đến năm 2020.
  13. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP 1.1 Khái quát chung về khu công nghiệp 1.1.1 Khu công nghiệp - Định nghĩa KCN: + Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ. (Luật Đầu tư, 2005). + Theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; “Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng hóa công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này”. Như vậy, KCN được hiểu là khu vực tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp; có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; được Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất. - Đặc điểm KCN: + Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng hóa công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Sản phẩm của các doanh nghiệp trong KCN có thể xuất khẩu hoặc bán nội địa. + Có ranh giới địa lý xác định. Trong khu công nghiệp không có dân cư sinh sống. + Khu công nghiệp phải được thành lập theo quy định của Chính phủ, theo đúng điều kiện, trình tự và thủ tục quy định.
  14. 6 + Các doanh nghiệp trong KCN được hưởng chế độ theo quy định của KCN. + Công ty Đầu tư Kinh doanh Hạ tầng là doanh nghiệp được thành lập, có chức năng kinh doanh cơ sở hạ tầng được Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN. Được UBND tỉnh, thành phố quyết định sau khi có chủ trương của Chính phủ. + Ban Quản lý các KCN là cơ quan chuyên ngành trực thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với khu công nghiệp. 1.1.2 Quan điểm về phát triển KCN Phát triển KCN phải gắn với sự phát triển bền vững, cần chú ý đến việc phát triển hiệu quả kinh tế, xã hội công bằng, đảm bảo người lao động được trả công phù hợp, môi trường được bảo vệ, giữ gìn. Do đó, phát triển KCN là việc đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định, KCN hoạt động hiệu quả, sự hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp trong KCN, mức sống của người lao động được đảm bảo, bảo vệ và giữ gìn môi trường sống. 1.2 Vai trò của khu công nghiệp trong phát triển kinh tế, xã hội 1.2.1 Vai trò tích cực của khu công nghiệp trong phát triển kinh tế, xã hội 1.2.1.1 Tạo nền tảng trong việc thu hút nguồn vốn FDI Phát triển các KCN tạo nền tảng trong việc thu vốn nguồn vốn cho phát triển công nghiệp, đặc biệt là vốn FDI. Đây là một trong những giải pháp hiệu quả trong quá trình đẩy mạnh phát triển công nghiệp, hướng tới xây dựng một nền công nghiệp hiện đại. Trong tình hình kinh tế hiện nay KCN càng phát huy được vai trò thu hút và đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư; từ đó đã thực sự có đóng góp không nhỏ trong việc huy động nguồn lực vào thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế đất nước.
  15. 7 Qua hơn 20 năm, KCN đã trở thành địa điểm hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài, các dự án FDI về sản xuất công nghiệp trong các KCN chiếm khoảng 80% tổng vốn FDI vào ngành công nghiệp trong cả nước. Tính đến hết năm 2013, cả nước có 289 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên trên 81.000 ha, có 15.067 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký là 218.841,82 triệu USD, các KCN, KKT đã thu hút được 2,1 triệu lao động. Lũy kế đến năm 2013, các KCN trên cả nước đã thu hút được 5.075 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đầu tư là 75,8 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 55% vốn đăng ký (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2013). 1.2.1.2 Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng, các địa phương Thực tiễn việc xây dựng và phát triển các KCN đã có những đóng góp ngày càng lớn vào việc nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong GDP của cả nước. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp KCN trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước đã tăng lên đáng kể từ mức khoảng 8% năm 1996 lên 14% năm 2000 và hiện nay, giá trị sản xuất công nghiệp tại các KCN, KCX, chiếm khoảng 34-35% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước. Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp KCN trên thị trường thế giới được nâng cao đáng kể trong thời gian qua, thể hiện ở giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN tăng đều qua các năm. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đã tăng từ mức khoảng 15% năm 2000 lên khoảng 20% năm 2010. Trong năm 2013, tại các KCN, KKT tổng doanh thu đạt hơn 100 tỷ USD, tăng 31% so với năm 2012; kim ngạch xuất khẩu đạt trên 51,5 tỷ USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2012; kim ngạch nhập khẩu đạt 46,8 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2012; nộp ngân sách nhà nước đạt hơn 66,6 ngàn tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2012.
  16. 8 1.2.1.3 Tiếp nhận nền công nghệ và phương pháp quản lý sản xuất tiên tiến Cùng với dòng vốn FDI vào các dự án sản xuất, kinh doanh trong KCN, các nhà đầu tư còn đưa vào Việt Nam những dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến, hiện đại. Trong đó, đặc biệt phải kể đến những dự án công nghệ kỹ thuật cao tập trung ở KCN của các thương hiệu lớn như Canon, Samsung, Mabuchi Motor, Orion Hanel..., những lĩnh vực mà chúng ta còn yếu và cần khuyến khích phát triển như cơ khí chính xác, điện tử... Các dự án đầu tư nước ngoài vào KCN không những góp phần nâng cao hàm lượng công nghệ trong sản phẩm của các doanh nghiệp KCN, mà qua mối quan hệ hợp tác đầu tư với nước ngoài, vị thế và sức hấp dẫn đầu tư của Việt Nam trên trường quốc tế được cải thiện và góp phần đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác quốc tế và khu vực. 1.2.1.4 Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việc thành lập và hoạt động của các KCN, đã thu hút nhiều doanh nghiệp vào đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó thu hút một lực lượng lao động đáng kể làm việc trong các KCN. Đến nay, các KCN đã thu hút được khoảng trên 2,1 triệu lao động trực tiếp, nếu tính cả số lao động gián tiếp thì số lao động thu hút được còn lớn hơn nhiều. Nhiều KCN đã xây dựng các cơ sở dạy nghề như: Trung tâm dạy nghề Việt Nam - Singapore, Trường Kỹ nghệ Thừa Thiên Huế, Trường Cao đẳng kỹ thuật – công nghệ Sonadezi. Đồng Nai đã hình thành mô hình liên kết đào tạo và sử dụng nhân lực giữa các KCN và nhà trường như phối hợp giữa trường Đại học Lạc Hồng và KCN trong việc hướng dẫn sinh viên thực tập và giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. KCN tự đào tạo nghề là hướng rất quan trọng để giải quyết tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật hiện nay. Phát triển KCN cũng đồng nghĩa với hình thành và phát triển mạnh mẽ thị trường lao động, nhất là thị trường lao động trình độ cao ở nước ta. Cạnh tranh và quan hệ cung - cầu lao động diễn ra
  17. 9 ở khu vực này cũng rất gay gắt, tạo động lực để lao động không ngừng phấn đấu, nâng cao tay nghề. Lực lượng lao động làm việc trong các KCN có cơ hội tiếp cận và tiếp thư phương thức sản xuất tiên tiến, trình độ quản lý chuyên nghiệp từ đó đòi hỏi lực lượng lao động phải không ngừng học tập và hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng. KCN có mô hình tổ chức và quản lý nói chung, tổ chức và quản lý nhân lực nói riêng, rất tiên tiến, đạt trình độ quốc tế và đa dạng. Đây là môi trường rất tốt để đào tạo, chuyển giao khoa học quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp của Việt Nam để có thể thay thế dần lao động quản lý người nước ngoài. 1.2.1.5 Tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng công nghiệp mới, hiện đại, có giá trị lâu dài đồng thời góp phần hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng trên cả nước Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng là điều kiện hết sức quan trọng và cấp thiết của một địa phương và cả nền kinh tế. Xây dựng KCN đã tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng mới, hiện đại, có giá trị lâu dài không chỉ đối với địa phương có KCN mà có góp phần hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trên cả nước, góp phần tích cực vào quá trình đô thị hóa. Các KCN đã hoàn thành đầu tư cơ bản và đi vào hoạt động, kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ và hoàn thiện đã góp phần thay đổi diện mạo của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh thu hút vốn FDI vào KCN; đây cũng tạo điều kiện thuận lợi nhằm thúc đẩy mối liên kết kinh tế ngành và vùng trong cả nước. Tại các KCN hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế – kỹ thuật nói chung khá hoàn chỉnh, một số đạt tiêu chuẩn quốc tế nhất là đường sá, kho bãi, điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc và các cơ sở dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Quá trình đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động xã hội yêu cầu trước hết là xây dựng và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng. Các KCN chính là những điểm đột phá, những mô hình tối ưu về xây dựng cơ sở hạ tầng, nên có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động theo hướng CNH, HĐH.
  18. 10 1.2.2 Ảnh hưởng hạn chế và tồn tại trong quá trình phát triển khu công nghiệp Bên cạnh những đóng góp tích cực của KCN đối với nền kinh tế, xã hội; việc hoạt động của các KCN cũng còn một số ảnh hưởng hạn chế và tồn tại. Việc đầu tư phát triển KCN không theo một quy hoạch thống nhất. Thành lập các KCN ở một số địa phương mang tính tự phát, không tận dụng được lợi thế so sánh, dẫn đến tình trạng cạnh tranh, chèn ép, làm giảm hiệu quả khai thác sử dụng của KCN. Việc lựa chọn địa điểm đầu tư KCN không phù hợp, gây lãng phí nguồn vốn đầu tư hạ tầng, trong khi việc thu hút đầu tư lại khó khăn, tỷ lệ lấp đầy thấp, làm giảm hiệu quả hoạt động. Việc cung cấp lao động cho các doanh nghiệp KCN đang gặp mâu thuẫn, đó là thiếu lao động quản lý có trình độ cao trong khi số lao động cần tạo công ăn việc làm còn rất dư thừa, lao động đã qua đào tạo nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, các vị trí chủ chốt trong doanh nghiệp vẫn do lao động nước ngoài đảm nhiệm. Lực lượng lao động ngoại tỉnh rất lớn, gây nhiều khó khăn trong cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản, ổn định đời sống và điều kiện làm việc của người lao động. Từ đó, hoạt động KCN tạo nên một số vấn đề hạn chế hiện nay như tình trạng áp lực trong việc giải quyết nhu cầu nhà ở, các dịch vụ vui chơi giải trí, hệ thống an sinh cho người lao động nhất là đối với công nhân, luôn tạo sức ép to lớn đối với địa phương. Công tác bảo vệ môi trường trong KCN, mặc dù đã được chú trọng hơn nhưng đa số các KCN trên phạm vi cả nước nói chung còn chưa được cải thiện nhiều và chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn môi trường theo quy định. KCN là nơi tập trung các cơ sở công nghiệp thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, cũng là nơi thải ra môi trường các loại chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải nguy hại. Ô nhiễm về nước thải công nghiệp trong các KCN chưa được quan tâm giải quyết thỏa đáng, xử lý ô nhiễm môi trường không triệt để, phần nào ảnh hưởng đến môi trường xung quanh như môi trường không khí, đất, nước. Khí thải, bụi và tiếng ồn từ các KCN
  19. 11 đang gây ô nhiễm môi trường ngày càng tăng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khoẻ của nhân dân quanh vùng. Nguyên nhân là do tại một số KCN chưa tuân thủ nghiêm túc pháp luật về môi trường; ý thức của doanh nghiệp thứ cấp, kể cả doanh nghiệp là chủ đầu tư hạ tầng KCN nhiều khi chưa cao, vẫn đặt lợi ích kinh tế lên trên trách nhiệm bảo vệ môi trường; công tác phối hợp kiểm tra, giám sát bảo vệ môi trường KCN của các cơ quan Nhà nước chưa thật chặt chẽ. Mặc dù số lượng các nhà máy XLNT tập trung đã tăng lên nhưng tại khu vực xung quanh KCN ở một số địa phương, một số tiêu chuẩn nước thải vượt quá quy định cho phép. Do việc vận hành nhà máy xử lý nước thải chưa tuân thủ theo quy định trong khi công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý còn hạn chế, chế tài xử phạt chỉ mang tính răn đe. 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của khu công nghiệp 1.3.1 Điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến hoạt động của KCN đặc biệt là vị trí KCN; vị trí giao thông về đường bộ cũng như đường thủy, vị trí cảng, hàng không; độ cứng nền đất; hệ thống cấp điện; cấp nước,…. Với các điều kiện tự nhiên trên có khả năng khai thác phục vụ đô thị và công nghiệp sẽ đảm bảo cho việc phát triển công nghiệp của vùng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút đầu tư và phát triển KCN. Vị trí KCN là yếu tố quan trọng trong việc thu hút các dự án đầu tư, một vị trí thuận lợi về giao thông, vận chuyển, gần đô thị, gần cảng,... luôn là điểm ưu tiên đầu tiên khi các nhà đầu tư xem xét và quyết định đầu tư. KCN được quy hoạch phải có độ cứng nền đất phù hợp để xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng và hoạt động sản xuất của nhà máy. Vị trí địa lý thuận lợi, đảm bảo cho giao thương hàng hóa với thị trường quốc tế với các vùng còn lại trong nước. Vị trí thuận lợi đảm bảo cho việc vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu được nhanh chóng, thuận tiện, giảm chi phí lưu thông, làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
  20. 12 Vị trí KCN được xem là thuận lợi khi có hệ thống giao thông đến KCN hoàn chỉnh: có hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không,... với khoảng cách gần nhất, thuận tiện nhất. Về nguồn lực, điện, nước, xử lý nước thải, các dịch vụ kèm theo,... cũng phải đáp ứng nhu cầu cho phát triển KCN. Về kết cấu hạ tầng nơi khu công nghiệp được thành lập, có kết cấu hạ tầng thuận lợi, hoàn chỉnh, có khả năng giao thương thuận lợi. Một địa điểm KCN có kết cấu hạ tầng lý tưởng phải gần các trung tâm kinh tế, các đầu mối giao thông và các nguồn cung cấp điện, nước, nhân lực,... Ngoài ra, các công trình tiện ích như: bưu điện, hải quan, ngân hàng cũng góp phần tạo nên kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh; tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút nhà đầu tư thứ cấp hoạt động trong KCN; đây cũng là yếu tố cạnh tranh giữa các KCN với nhau trong việc kêu gọi nhà đầu tư và cũng là điều kiền cần thiết để xây dựng và phát triển KCN. Điều kiện hạ tầng KCN đảm bảo sự vận chuyển, giao thương và hoạt động của doanh nghiệp KCN, hạ tầng KCN là một trong những tiêu chí lựa chọn khi đầu tư vào KCN. Cơ sở hạ tầng KCN được cho là điều kiện tiên quyết khi phát triển KCN, tạo được cơ sở hạ tầng hoàn thiện cùng các dịch vụ hạ tầng sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi trong quá trình hoạt động KCN. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng là yêu cầu cấp thiết và là điều kiện đầu tiên của hoạt động KCN, đây là yếu tố cơ bản trong quá trình thu hút đầu tư vào KCN. 1.3.2 Điều kiện an ninh chính trị - pháp luật Các yếu tố về chính trị, pháp luật có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của KCN trong đó có ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp KCN. Nó bao gồm các hệ thống các chính sách của chính phủ, cơ chế phát triển, hệ thống pháp luật hiện hành; các quan hệ ngoại giao của nhà nước, những diễn biến về chính trị trong và ngoài nước. Đây là vấn đề được các nhà đầu tư quan tâm, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài khi có ý định đầu tư vào một nước mà đối với họ còn nhiều khác biệt. Khi đó một nước với sự nhất quán về chính trị, an ninh và trật tự xã hội được đảm bảo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2