Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp quản lý hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn huyện Yên Thuỷ, tỉnh Hoà Bình
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi trên địa bàn huyện Yên Thuỷ phục vụ sản xuất, đời sống đặc biệt là phục vụ tưới, tiêu cho nông nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp quản lý hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn huyện Yên Thuỷ, tỉnh Hoà Bình
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN TRUNG DŨNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG KÊNH MƯƠNG THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THUỶ, TỈNH HOÀ BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN TRUNG DŨNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG KÊNH MƯƠNG THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THUỶ, TỈNH HOÀ BÌNH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ngọc Hồng THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, ngoài những phần tham khảo trong tài liệu được trích dẫn, bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Ngọc Hồng. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Thái Nguyên, ngày 8 tháng 5 năm 2015 Tác giả Luận văn Trần Trung Dũng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu, Phòng đào tạo các thầy, cô giáo Trường Đại học Kinh tế và Quản Trị Kinh Doanh - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Ngọc Hồng người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và rất tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn này. Xin chân thành cảm ơn những cá nhân, tập thể đã giúp đỡ tạo điều kiện cung cấp những thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này. Qua đây, tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu xây dựng luận văn. Xin chân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 8 tháng 05 năm 2015 Tác giả Luận văn Trần Trung Dũng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .......................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... ix MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4 4. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài .................................................................. 4 5. Kế t cấ u của luâ ̣n văn ............................................................................................ 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG KÊNH MƯƠNG THUỶ LỢI.................................................................................... 6 1.1. Lý luận về quản lý hệ thống kênh mương ........................................................ 6 1.1.1. Các khái niệm........................................................................................ 6 1.1.2. Vai trò quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi trong sản xuất nông nghiệp ......... 8 1.1.3. Phân loại quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi ................................... 9 1.2. Nguyên tắc, yêu cầu, chức năng và nội dung quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi ...................................................................................................... 11 1.3. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật trong quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi ............. 14 1.3.1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của hệ thống kênh mương thuỷ lợi............. 14 1.3.2. Đặc điểm quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi................................. 15 1.4. Kinh nghiệm quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi trên thế giới và ở Việt Nam ....... 17 1.4.1. Trên thế giới ........................................................................................ 17 1.4.2. Ở Việt Nam ......................................................................................... 19 1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi. .............. 22 1.4.4. Bài học kinh nghiệm quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi ............... 23 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- iv Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 26 2.1. Câu hỏi đặt ra và vấn đề cần giải quyết ........................................................... 26 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 26 2.2.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích ............................................ 26 2.2.2. Phương pháp chọn điểm ...................................................................... 27 2.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu .............................................................. 28 2.2.4. Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu ............................................... 31 2.2.5. Phương pháp phân tích thông tin ......................................................... 31 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................... 32 Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỆ THỐNG KÊNH MƯƠNG THUỶ LỢI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THUỶ TỈNH HOÀ BÌNH .......... 34 3.1. Đặc điểm cơ bản huyện Yên Thuỷ, tỉnh Hoà Bình ......................................... 34 3.1.1. Điề u kiê ̣n tự nhiên ............................................................................... 34 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................... 36 3.2. Đặc điểm của Chi nhánh công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Hoà Bình tại huyên Yên Thuỷ .......................................................................... 36 3.3. Quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi trên địa bàn huyện Yên Thuỷ ......................... 39 3.3.1. Tổng quan hệ thống kênh mương trên địa bàn huyện Yên Thuỷ .......... 39 3.3.2. Thực trạng quản lý hệ thống kênh mương trên địa bàn huyện Yên Thuỷ ...... 43 3.4. Thực trạng quản lý hai kênh mương đại diện (Luông Bai, Trường Long)........ 56 3.4.1. Thông tin cơ bản của 2 kênh mương thuỷ lợi đại diện ......................... 56 3.4.2. Cơ cấu tổ chức quản lý ........................................................................ 57 3.4.3. Quản lý nguồn nước và phân phối nước .............................................. 60 3.4.4. Quản lý công trình ............................................................................... 61 3.4.5. Quản lý tưới, tiêu nước ........................................................................ 69 3.4.6. Kết quả quản lý ................................................................................... 73 3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi trên địa bàn huyện Yên Thuỷ ............................................................................................. 75 3.5.1. Các Yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế trong quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi trên địa bàn huyện Yên Thuỷ ..................................... 75 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- v 3.5.2. Những thành công và hạn chế trong quản lý HTKM thuỷ lợi trên địa bàn huyện Yên Thuỷ ..................................................................... 79 3.5.3. Nguyên nhân tồn tại hạn chế làm cơ sở đề xuất các giải pháp .............. 83 Chương 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HỆ THỐNG KÊNH MƯƠNG THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THUỶ ......................... 86 4.1 Quan điểm, phương hướng, mục tiêu ............................................................... 86 4.1.1. Quan điểm tăng cường quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi trên địa bàn huyện Yên Thuỷ ..................................................................... 86 4.1.2. Định hướng ......................................................................................... 86 4.2. Giải pháp nhằm tăng cường quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi trên địa bàn huyện Yên Thuỷ ........................................................................................ 87 4.2.1. Căn cứ đề xuất..................................................................................... 87 4.2.2. Giao quyền quản lý cho cộng đồng địa phương ................................... 89 4.2.3. Tăng cương vai trò của CN Công ty TNHH MTV khai thác công trình thuỷ lợi Hoà Bình tại huyện Yên Thuỷ ....................................... 93 4.2.4. Tăng cường các hoạt động thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa ............ 98 4.2.5. Giải pháp và cơ chế chính sách ............................................................ 98 4.3. Kiến nghị ...................................................................................................... 102 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 106 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Từ sử dụng Diễn giải BQLDA Ban quản lý dự án BQ Bình quân CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CBCNV Cán bộ công nhân viên CN Công nghiệp CS, QL Chính sách, quản lý DNTNTNHH Doanh nghiệp tư nhân trách nhiệm hữu hạn DNNN Doanh nghiệp nhà nước DN, XD, SX Doanh nghiệp, xây dựng, sản xuất HTXDV Hợp tác xã dịch vụ HĐ, HT Hợp đồng, hợp tác HĐBT Hội đồng bộ trưởng HM Hao mòn HTKM Hệ thống kênh mương NN Nông nghiệp ĐVT Đơn vị tính XH Xã hội XDCB Xây dựng cơ bản PTNT Phát triển nông thôn KTCT Khai thác công trình KTCTTL Khai thác công trình thủy lợi SXNN Sản xuất nông nghiệp UBND Ủy ban nhân dân TLP Thủy lợi phí QLTN Quản lý thuỷ nông TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Phân loại hệ thống kênh mương thuỷ lợi theo năng lực thiết kế ................... 16 Bảng 2.1: Các phương pháp PRA và cách thức thực hiện............................................. 30 Bảng 3.1 Giá trị tài sản của Chi nhánh huyện Yên Thuỷ .............................................. 38 Bảng 3.2 Số lượng hệ thống kênh mương trên địa bàn huyện Yên Thuỷ đến năm 2013 ..... 40 Bảng 3.3 Hệ thống kênh mương của huyện theo đơn vị hành chính năm 2013 ........... 41 Bảng 3.4 Số lượng hệ thống kênh mương phân theo quy mô trên địa bàn huyện Yên Thuỷ........................................................................................................ 42 Bảng 3.5 Giá trị các công trình kênh mương trên địa bàn huyện Yên Thuỷ năm 2013 .......... 43 Bảng 3.6: Số lượng công trình phân theo quy mô và hình thức quản lý trên địa bàn huyện Yên Thuỷ ............................................................................................. 46 Bảng 3.7 Số lượng và trữ lượng nguồn nước tính trên địa bàn huyện Yên Thuỷ năm 2013 ........................................................................................................ 47 Bảng 3.8: Tình hình phân bổ nguồn nước tưới theo địa bàn huyện Yên Thuỷ ............. 48 Bảng 3.9 Kế hoạch xây dựng và duy tu sửa chữa thường xuyên hệ thống kênh mương thuỷ lợi trên địa bàn huyện Yên Thuỷ ............................................... 49 Bảng 3.10 Kế hoạch kinh phí xây dựng và bảo dưỡng HTKM trên địa bàn huyện Yên Thuỷ........................................................................................................ 50 Bảng 3.11 Tình hình khai thác, sử dụng các công trình hệ thống kênh mương trên địa bàn huyện Yên Thuỷ ................................................................................ 51 Bảng 3.12 Kế hoạch tưới, tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Thuỷ .... 53 Bảng 3.13 Đơn giá và tiền thu TLP tưới, tiêu nước theo kế hoạch của Chi nhánh qua 3 năm ....................................................................................................... 53 Bảng 3.14 Diện tích gieo trồng được tưới trên địa bàn huyện Yên Thuỷ ..................... 54 Bảng 3.15 Mức độ hoàn thành kế hoạch tưới, tiêu nước của Chi nhánh qua 3 năm ..... 55 Bảng 3.16 Một số thông tin cơ bản về kinh tế- kỹ thuật của 2 hệ thống kênh mương đại diện ........................................................................................................... 56 Bảng 3.17 Đặc điểm tham gia của 2 công trình trong xây dựng quản lý và sử dụng .......................................................................................................... 57 Bảng 3.18: Tình hình quản lý và phân phối nước của 2 HTKM đại diện ..................... 60 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- viii Bảng 3.19 Tình hình tham gia xác định nhu cầu và khảo sát thiết kế của hai công trình ....................................................................................................... 62 Bảng 3.20 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả khảo sát, thiết kế của 2 công trình đại diện .. 63 Bảng 3.21 Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả thi công của 2 công trình ........................... 66 Bảng 3.22 Tình hình duy tu bảo dưỡng kênh Luông Bai, Trường Long....................... 68 Bảng 3.23 Diện tích tưới nước cả năm 2013 của 2 HTKM đại diện ............................. 70 Bảng 3.24 Mức thu thuỷ lợi phí theo quy định của UBND tỉnh.................................... 72 Bảng 3.25 Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả quản lý công trình .................................... 74 Bảng 3.26: Một số chỉ tiêu đánh giá tác động tham gia của cộng đồng ........................ 75 Bảng 4.1: Điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức trong quản lý hệ thống kênh mương trên địa bàn huyện Yên Thuỷ ............................................................ 87 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Khung phân tích của đề tài.............................................................................. 27 Hình 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý CN Công ty TNHH MTV khai thác công trình thuỷ lợi Hoà Bình tại huyện Yên Thuỷ .......................................................... 38 Hình 3.2: Mô hình quản lý nhà nước cty TNHH MTV khai thác công trình thuỷ lợi Hoà Bình ........................................................................................... 44 Hình 3.3: Hình thức quản lý nhà nước phòng nông nghiệp huyện ................................ 45 Hình 3.4: Tổ chức bộ máy quản lý Kênh mương Luông Bai ........................................ 59 Hình 3.5: Tổ chức bộ máy quản lý HTKM Trường Long ............................................. 60 Hình 3.6 Quy trình xây dựng kế hoạch tưới HTKM Luông Bai ................................... 70 Hình 3.7. Các Yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế trong quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi trên địa bàn huyện Yên Thuỷ ........................................................... 76 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, Việt Nam phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và theo định hướng XHCN. Trong những năm cuối của thập kỷ 90, có nhiều dự án xây dựng công trình thuỷ lợi lớn, vừa và nhỏ đã được xây dựng và thực hiện. Để thực hiện tốt dự án thuỷ lợi, cần phải nâng cao hiệu quả của từng dự án đầu tư nói riêng, sử dụng và quản lý các công trình thuỷ lợi nói chung. Mặt khác, chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN, các chủ thể kinh tế ở nông thôn nước ta đã có những thay đổi căn bản; từ vị trí là đối tượng bị điều hành trong quá trình sản xuất hộ nông dân đã trở thành chủ thể kinh tế độc lập. Một vấn đề mới nảy sinh là cơ chế quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi mà Nhà nước và nhân dân đã đầu tư xây dựng. Phục vụ sản xuất nông nghiệp như thế nào cho phù hợp, vừa đảm bảo lợi ích của người hưởng lợi vừa khuyến khích họ cùng tham gia quản lý. Tuy nhiên, quan điểm đánh giá hiệu quả đầu tư cho các công trình kênh mương thuỷ lợi vẫn còn nhiều vấn đề cần bàn như sau: Một là hệ thống kênh mương thuỷ lợi vừa có tác dụng trực tiếp (tăng diện tích được tưới, tăng năng suất cây trồng) lại vừa có tác dụng gián tiếp (như phát triển ngành nghề, cung cấp nước sạch cho đời sống, phát triển chăn nuôi, cải thiện môi trường môi sinh...) vậy nên tính toán lợi ích của hệ thống kênh mương thuỷ lợi như thế nào để có thể phản ảnh hết các tác dụng đó. Hai là, đầu tư vào thuỷ lợi mang tính dài lâu. Vì thế, hiệu quả của hệ thống kênh mương thuỷ lợi phụ thuộc nhiều vào việc xây dựng, sử dụng và quản lý các công trình kênh mương ấy như thế nào. Ở Việt Nam, với những ưu việt của chính sách miễn TLP các hộ dùng nước chưa hiểu đúng nên sử dụng nước lãng phí và không bình đẳng (hộ gần kênh mương thì thừa nước, hộ có đất ở xa kênh mương thiếu nước), gây xung đột trong cộng đồng dân cư . Sự bất bình đẳng giữa các vùng và các địa phương (tuy đã được khắc phục bằng Nghị định 115/NĐ-CP thay thế Nghị định 154), nước ta nhưng vẫn cón nhiều bất cập. Yên Thuỷ là một huyện thuần nông của tỉnh Hoà Bình. Với sự quan tâm của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 2 UBND huyện, tỉnh và Công ty TNHH MTV KTCT thủy lợi tỉnh, trong nhiều năm qua, công tác đầu tư xây dựng và tu bổ sửa chữa hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn huyện Yên Thuỷ đã chú trọng. Các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi đã có nhiều cố gắng trong việc phát huy các hệ thống công trình thuỷ lợi, phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh, đồng thời góp phần cải tạo môi trường, sinh thái. Các điển hình tiên tiến trong công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi, đầu tư xây dựng và duy tu bảo dưỡng kênh mương thuỷ lợi dẫn nước vào ruộng khi khô hạn, khi ngậm úng được tiêu thoát đã xuất hiện. Tuy nhiên, nhiều nơi, do công tác quản lý, bảo vệ, đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng công trình chưa tốt, chưa kịp thời nên nhiều hệ thống kênh mương thuỷ lợi hư hỏng, không phát huy năng lực phục vụ, thậm chí bị xuống cấp, gây lãng phí nước. Việc triển khai thực thi chính sách miễn thuỷ lợi phí theo Nghị định số 115 còn tiếp tục để hoàn thiện các quy định nên công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi còn nhiều vấn đề cần phải được thúc đẩy hơn nữa. Chính sách phân cấp, phân quyền quản lý hệ thống kênh mương các công trình thuỷ lợi nói chung và giải pháp kinh tế- kỹ thuật trong hệ thống kênh mương nói riêng còn nhiều bất cập từ trách nhiệm thuộc về ai chưa được rõ rằng; Các công ty nhà nước, HTX địa phương, người dân cùng tham gia và chịu trách nhiệm đến đâu, UBND huyện có trách nhiệm gì về cơ chế chính sách. Các ban ngành hỗ trợ tham gia xây dựng đầu tư có giải pháp kinh tế, kỹ thuật nào dễ quản lý hệ thông kênh mương thuỷ lợi và góp phần nâng cao hiệu quả các công trình thuỷ lợi là rất cần thiết. Đã có nhiều nghiên cứu trước đây về thủy lợi nhưng mới tập trung nghiên cứu thực thi chính sách miễn giảm thủy lợi phí, các nghiên cứu về quản lý hệ thống kênh mương thủy lợi ở Việt Nam nói chung, đặc biệt ở huyện Yên Thuỷ nói riêng chưa có. Từ các lý do nêu trên, tôi chọn vấn đề “Giải pháp quản lý hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn huyện Yên Thuỷ, tỉnh Hoà Bình” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ kinh tế. Đã có một số nghiên cứu trước đây có liên quan đến hệ thống kênh mương thuỷ lợi ở Việt Nam như: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 3 (*) Đề tài nghiên cứu của: GS.TS. Bùi Hiếu Trường đại học Thủy lợi Chủ nhiệm đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công trình thuỷ lợi các tỉnh trung du miền núi phía bắc phục vụ đa mục tiêu” (*) Bài báo đề cập đến thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bê tông mái kênh - Công trình thủy lợi. PGS.TS.Hoàng Phó Uyên - Viện khoa học thủy lợi Việt Nam. (*) Bài báo đề cập đến Thủy lợi trong sự nghiệp phát triển nông thôn thời kỳ đổi mới. TS Nguyễn Đình Ninh Phó Cục trưởng Cục Thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. (*) Bài báo thực trạng quản lý khai thác các công trình Thủy lợi của PGS. TS Đoàn Thế Lợi Viện trưởng Viện Kinh tế & Quản lý thủy lợi. Công trình thủy lợi đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH, nhất là phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý, khai thác CTTL từng bước được củng cố và phát triển. Tính đến cuối năm 2012 cả nước có 102 đơn vị trực tiếp quản lý, khai thác CTTL với 24.458 người. Một số tỉnh, TP đã chủ động đổi mới mô hình tổ chức và cơ chế quản lý nhằm nâng cao hiệu quả các CTTL như Tuyên Quang, An Giang, Hà Nội, Thái Nguyên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tiền Giang, Thanh Hóa... Thuỷ lợi tạo điều kiện để đa dạng hoá cây trồng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu suất sử dụng đất, cải tạo đất, cải tạo môi trường, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới về canh tác làm tăng giá trị SX. Nhờ có thuỷ lợi đã tạo điều kiện phân bố lại nguồn nước tự nhiên, cải tạo đất, điều hoà dòng chảy, duy trì nguồn nước về mùa khô, giảm lũ về mùa mưa, thau chua, rửa mặn, lấy phù sa tăng độ phì nhiêu cho đồng ruộng, cải tạo môi trường sinh thái và môi trường sống của dân cư tạo nên những cảnh quan đẹp, biến nhiều vùng đất khô cằn trở thành những vùng đất trù phú như Dầu Tiếng (Tây Ninh), Sông Quao, Cà Giây (Bình Thuận)... 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 4 Nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi trên địa bàn huyện Yên Thuỷ phục vụ sản xuất, đời sống đặc biệt là phục vụ tưới, tiêu cho nông nghiệp. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể * Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi. * Đánh giá thực trạng quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi trên địa bàn huyện Yên Thuỷ tỉnh Hoà Bình trong các năm qua. * Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi trên địa bàn huyện Yên Thuỷ, tỉnh Hoà Bình những năm tiếp theo. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đố i tượng nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu chính: Giải pháp quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi trên địa bàn huyện yên thuỷ tỉnh Hoà Bình. Các hoạt động, công cụ, cơ chế quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi. 3.2. Pha ̣m vi nghiên cứu * Về nội dung Tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi trên địa bàn huyện Yên Thuỷ, phân tích chính sách, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý hệ thống kênh mương của huyện Yên Thuỷ. * Về không gian Đề tài thực hiện nghiên cứu tại huyện Yên Thuỷ tỉnh Hoà Bình. * Về thời gian Nghiên cứu thực trạng quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi trên địa bàn huyện Yên Thuỷ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2011 – 2013. 4. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học * Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung và làm rõ thêm cơ sở lý luận về quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 5 4.2. Ý nghĩa thực tiễn * Đề tài là kết quả nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi trên địa bàn huyện Yên Thuỷ tỉnh Hoà Bình, là tài liệu quý góp phần phục vụ công tác quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi ở các huyện, thành phố của tỉnh Hoà Bình. 5. Kế t cấ u của luâ ̣n văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hệ thống kênh mương thủy lợi Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng quản lý hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn huyện Yên Thủy tỉnh Hòa Bình Chương 4: Giải pháp tăng cường quản lý hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn huyện Yên Thủy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG KÊNH MƯƠNG THUỶ LỢI 1.1. Lý luận về quản lý hệ thống kênh mương 1.1.1. Các khái niệm * Kênh mương: Kênh mương được xây dựng bằng vật liệu đất, đá, xi măng (bao gồm cả phần đào và đắp kênh), được bọc hoặc không bọc bằng lớp áo gia cố đáy kênh, gia cố mái kênh (mái trong và mái ngoài) dùng để dẫn nước (tưới, tiêu, cấp nước) trong công trình thủy lợi. Kênh mương trong hệ thống thủy lợi là công trình làm bằng đất, đá, gạch, bê tông hặc một số vật liệu khác dùng để dẫn nước tưới, tiêu để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp Công trình trên kênh mương: Là các công trình xây dựng trong phạm vi kênh (bờ kênh, lòng kênh hoặc dưới kênh) để lấy nước, chuyển nước, tiêu nước qua kênh hoặc phục vụ các yêu cầu khác của dân sinh v.v... Các công trình này gồm: Đập, Cống, Bờ ngăn. * Hệ thống kênh mương thuỷ lợi: Là một hệ thống tưới tiêu bao gồm nhiều cấp kênh mương to nhỏ khác nhau và các công trình trên kênh mương làm thành một mạng lưới dẫn và tiêu nước từ đầu mối đến từng cánh đồng và ngược lại được tưới hoặc tiêu nước. * Hệ thống kênh mương thường bao gồm: Hồ, trạm bơm, cống, đập, hệ thống mương tưới, tiêu. Trong đó hệ thống kênh là quan trọng nhất. Tùy thuộc đặc điểm, điều kiện và nhiệm vụ tưới, tiêu mà mỗi hệ thống kênh được phân cấp thành hệ thống kênh mương cấp 1, 2, 3, 4 và 5 Kênh cấp 1: Thường gọi là kênh chính lấy nước từ công trình đầu mối, phân phối cho toàn bộ hệ thống dẫn nước trong khu tưới và tiêu nước trong khu tiêu. Kênh cấp 2: Thường gọi là kênh nhánh, lấy nước từ kênh chính để phục vụ đất đai của một huyện hoặc liên huyện. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 7 Kênh cấp 3: Thường gọi là mương cái, lấy nước từ kênh nhánh phục vụ tưới cho diện tích đất đai một xã hoặc liên xã. Kênh cấp 4: Thường gọi là mương nhánh lấy nước từ mương cái đi tưới nước đất đai của 1 HTX. Kênh cấp 5: Thường được gọi là mương chân rết hoặc là mương phân phối nước cho từng cánh đồng. * Quản lý: Là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan. Quản lý là một dạng hoạt động đặc biệt quan trọng của con người. Quản lý chứa đựng nội dung rộng lớn, đa dạng phức tạp và luôn luôn vận động, biến đổi, phát triển. Vì vậy, khi nhận thức về quản lý, có nhiều cách tiếp cận và quan niệm khác nhau. F.W Taylor (1856-1915) là một trong những người đầu tiên khai sinh ra khoa học quản lý và là “ông tổ” của trường phái “quản lý theo khoa học”, tiếp cận quản lý dưới góc độ kinh tế - kỹ thuật đã cho rằng: Quản lý là hoàn thành công việc của mình thông qua người khác và biết được một cách chính xác họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất. H. Fayol (1886-1925) là người đầu tiên tiếp cận quản lý theo quy trình và là người có tầm ảnh hưởng to lớn trong lịch sử tư tưởng quản lý từ thời kỳ cận - hiện đại tới nay, quan niệm rằng: Quản lý hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra. M.P Follet (1868-1933) tiếp cận quản lý dưới góc độ quan hệ con người, khi nhấn mạnh tới nhân tố nghệ thuật trong quản lý đã cho rằng: Quản lý là một nghệ thuật khiến cho công việc của bạn được hoàn thành thông qua người khác. C. I. Barnarrd (1866-1961) tiếp cận quản lý từ góc độ của lý thuyết hệ thống, là đại biểu xuất sắc của lý thuyết quản lý tổ chức cho rằng: Quản lý không phải là công việc của tổ chức mà là công việc chuyên môn để duy trì và phát triển tổ chức. Điều quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của một tổ chức đó là sự sẵn sàng hợp tác, sự thừa nhận mục tiêu chung và khả năng thông tin. H. Simon (1916) cho rằng ra quyết định là cốt lõi của quản lý. Mọi công việc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 8 của tổ chức chỉ diễn ra sau khi có quyết định của chủ thể quản lý. Ra quyết định quản lý là chức năng cơ bản của mọi cấp trong tổ chức. Từ các quan điểm của các nhà quản lý nêu trên chúng tôi cho rằng Quản lý là tác động có ý thức bằng quyền lực, theo qui trình của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý để phối hợp các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu các tổ chức trong điều kiện môi trường biến đổi. * Quản lý nhà nước: Là sự chỉ huy, điều hành xã hội của các cơ quan đại diện cho Nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) để thực thi quyền lực Nhà nước, thông qua các văn bản quy phạm pháp luật. * Quản lý hệ thống kênh mương: Thường là quản lý Nhà nước hệ thống kênh mương do Nhà nước đầu tư xây dựng nhằm bảo đảm tưới, tiêu nước kịp thời, hiệu quả cho các ngành sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp . Mục tiêu của quản lý hệ thống kênh mương sẽ kéo dài thời gian sử dụng công trình, nâng cao hiệu ích dùng nước và hiệu quả sử dụng công trình. Thông qua công tác quản lý hệ thống kênh mương để kiểm tra và đánh giá mức độ chính xác của các khâu quy hoạch, thiết kế, thi công. Vì vậy không ngừng cải tiến quản lý hệ thống kênh mương làm cho công tác này ngày càng tốt hơn là trách nhiệm rất lớn của những người làm công tác quản lý trong ngành. 1.1.2. Vai trò quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi trong sản xuất nông nghiệp Trong những năm cuối thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI, loài người trên trái đất cần quan tâm và giải quyết 5 vấn đề to lớn mang tính toàn cầu đó là: - Hòa bình khu vực và toàn thế giới. - An toàn lương thực thực phẩm. - Dân số và kế hoạch hóa gia đình. - Ô nhiễm môi trường. - Năng lượng, nhiên liệu. Trong khuôn khổ của nền kinh tế quốc dân, thủy lợi là một ngành có đóng góp đáng kể để giải quyết vấn đề lương thực phẩm. Nghị quyết đại hội Đảng đã chỉ ra rằng nông nghiệp phải là mặt trận ưu tiên hàng đầu phát triển, bên cạnh các biện pháp thâm canh tăng năng suất cây trồng như cơ giới hóa nông nghiệp, phân bón, bảo vệ thực vật,... thì thủy lợi phải là biện pháp hàng đầu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 9 Khi công tác thủy lợi đã thực sự phát triển cả về chiều rộng lẫn cả về chiều sâu, mức độ sử dụng nguồn nước cao (tỷ trọng giữa nguồn nước tiêu dùng và lượng nước nguồn do thiên nhiên cung cấp) thì không những từng quốc gia mà tiến hành liên quốc gia để giải quyết vấn đề lợi dụng tổng hợp nguồn nước phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản... Ngoài ra thủy lợi còn đóng góp to lớn trong việc cải tạo và bảo vệ môi trường nước bị ô nhiễm. Xuất phát từ vai trò của ngành thủy lợi trong hệ thống kinh tế quốc dân. Quản lý hệ thống kênh mương có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và nền kinh tế quốc dân. Cụ thể: Đối với sản xuất nông nghiệp: Quản lý tốt hệ thống kênh mương nhằm cung cấp nước đầy đủ và kịp thời cho sản xuất nông nghiệp; Tiêu nước nhanh tránh gây thiệt hại cho cây trồng vật nuôi. Đối với ngành kinh tế khác: Quản lý hệ thống kênh mương giúp cho việc cung cấp nguồn nước sạch cho dân sinh, các ngành nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng dẫn và xử lý nước thải hàng ngày. Ngành thủy lợi là ngành Nhà nước đầu tư kinh phí lớn chiếm 10-12% vốn đầu tư XDCB (Nguồn:Từ Tổng cục thủy lợi báo cáo năm 2012) của các ngành kinh tế. Quản lý tốt hệ thống kênh mương góp phần sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư XDCB của Nhà nước, góp phần thực hiện tốt đường lối phát triển kinh tế Xã hội của Đảng và Chính phủ Việt Nam. Là một nước Nông nghiệp nhiệt đới gió mùa, mưa lớn, bão, kèm theo lũ lụt thường xảy ra, quản lý tốt hệ thống kênh mương còn có vai trò phòng chống lũ lụt, bảo vệ đê điều, tránh thiệt hại về nguồn vốn, tài sản đảm bảo an sinh xã hội, môi trường. Tóm lại: Quản lý tốt hệ thống kênh mương góp phần thực hiện tốt 3 mục tiêu trong phát triển kinh tế theo hướng bền vững phát triển kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường. 1.1.3. Phân loại quản lý hệ thống kênh mương thuỷ lợi Có nhiều cách phân loại trong nghiên cứu này tôi sử dụng các cách phân loại chủ yếu sau: a) Theo cấp quản lý Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 8 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 23 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn