intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hành vi giao dịch của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

27
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn cung cấp cho họ một nền tảng tốt cho những dự đoán của họ về xu hướng thị trường chứng khoán trong tương lai và cung cấp thông tin tư vấn đáng tin cậy hơn cho nhà đầu tư. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hành vi giao dịch của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------ NGUYỄN VIẾT CƯỜNG HÀNH VI GIAO DỊCH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ ĐẠT CHÍ TP.HCM, NĂM 2013
  2. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài: ................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu: ................................................... 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .................................................................. 4 4. Ý nghĩa của luận văn: ..................................................................................... 5 5. Cấu trúc của luận văn: .................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH HÀNH VI ...................... 6 1.1. Lý thuyết tài chính truyền thống so với Lý thuyết Tài chính hành vi:.............. 6 1.2. Các yếu tố hành vi tác động đến qui trình ra quyết định của NĐT: ................. 7 1.2.1. Lý thuyết tự nghiệm - Heuristic theory: ............................................... 8 1.2.2. Thuyết triển vọng - Prospect Theory: ................................................ 10 1.2.3. Các nhân tố thị trường:..................................................................... 12 1.2.4. Tâm lý bầy đàn: ................................................................................ 14 1.3. Quyết định giao dịch và hiệu quả đầu tư chứng khoán: ................................. 17 1.3.1. Quyết định bán: ................................................................................ 17 1.3.2. Quyết định mua:................................................................................ 17 1.3.3. Hiệu quả đầu tư: ............................................................................... 18 1.4. Những nghiên cứu trước đây: ....................................................................... 20 1.5. Mô hình nghiên cứu:..................................................................................... 24
  3. CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: .................................................. 26 2.1. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................. 26 2.2. Loại hình nghiên cứu: ................................................................................... 26 2.3. Thiết kế nghiên cứu: ..................................................................................... 27 2.4. Phương pháp thu thập dữ liệu: ...................................................................... 28 2.5. Lựa chọn người trả lời: ................................................................................. 29 2.6. Thiết kế phép đo và bảng câu hỏi:................................................................. 30 2.7. Quy trình phân tích số liệu:........................................................................... 33 2.8. Độ tin cậy của phép đo: ................................................................................ 36 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 38 3.1. Thông tin cơ bản:.......................................................................................... 38 3.2. Phân tích nhân tố các biến hành vi ảnh hưởng lên quyết định của NĐT cá nhân:..................................................................................................................... 41 3.3. Kiểm định Cronbach’s Alpha: ...................................................................... 45 3.4. Mức độ tác động của các yếu tố hành vi lên các quyết định đầu tư cá nhân và Hiệu quả đầu tư: ................................................................................................... 46 3.4.1. Tác động của biến Tự nghiệm lên việc ra quyết định đầu tư:............. 46 3.4.2. Tác động của biến triển vọng lên việc ra quyết định đầu tư: ............. 47 3.4.3. Tác động của biến thị trường lên việc ra quyết định đầu tư:.............. 48 3.4.4. Tác động của biến tâm lý bày đàn lên các quyết định đầu tư:............ 49 3.4.5. Hiệu quả đầu tư: ............................................................................... 50 3.5. Ảnh hưởng của các nhân tố hành vi lên Hiệu quả đầu tư cá nhân: ................. 51 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ................................................................. 54 4.1. Nhân tố hành vi: ........................................................................................... 54 4.1.1. Các biến Tự nghiệm: ......................................................................... 54 4.1.2. Các biến triển vọng:.......................................................................... 55 4.1.3. Biến thị trường tác động khá cao: ..................................................... 56 4.1.4. Biến tâm lý bầy đàn - tác động vừa phải (trung bình 3-4) ................. 57 4.2. Hiệu quả đầu tư ............................................................................................ 58
  4. 4.2.1. Tỷ suất sinh lời.................................................................................. 58 4.2.2. Sự hài lòng với quyết định đầu tư (trung bình=3.37)......................... 60 4.3. Ảnh hưởng của các nhân tố hành vi lên hiệu quả đầu tư................................ 60 4.3.1. Nhân tố Tự nghiệm - tương quan dương: .......................................... 60 4.3.2. Các nhân tố bầy đàn - tương quan dương ......................................... 61 4.3.3. Nhân tố thị trường- tương quan dương: ............................................ 62 4.3.4. Nhân tố Triển vọng - tương quan âm................................................. 63 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 65 5.1. Kết luận: ....................................................................................................... 65 5.2. Đóng góp của luận văn: ................................................................................ 66 5.3. Hạn chế của đề tài: ....................................................................................... 67 5.4. Những kiến nghị: .......................................................................................... 68 5.4.1. Đối với NĐT cá nhân Việt Nam: ....................................................... 68 5.4.2. Đối với các Sở giao dịch, Bộ tài chính: ............................................. 69 5.5. Đề nghị các hướng nghiên cứu tiếp theo: ...................................................... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt Tài liệu tiếng Anh PHỤ LỤC Phụ lục 2: Bảng câu hỏi khảo sát cuối cùng Phụ lục 3.1: Phân tích nhân tố EFA Phụ lục 3.2: Kiểm định Cronbach’s Alpha cho các biến nhân tố Phụ lục 3.3: Phân tích cấu trúc SEM của các nhân tố hành vi và hiệu quả đầu tư Phụ lục 4: Thông tin về các cuộc phỏng vấn
  5. DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Hàm giá trị (Tversky & Kahneman, 1974) ............................................ 11 Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu các nhân tố hành vi tác động đến các quyết định và hiệu quả đầu tư của NĐT cá nhân tại TTCK Việt Nam ............................................. 25 Hình 3.1: Quy trình phân tích dữ liệu ................................................................. 36 Hình 4.1: Phân phối mẫu về giới tính ................................................................ 38 Hình 4.2: Phân phối mẫu về tuổi và thời gian tham gia TTCK ........................... 38 Hình 4.3: Tỷ lệ người trả lời tham dự khóa học về thị trường chứng khoán ....... 39 Hình 4.4: Tỷ lệ phần trăm số người được hỏi với khoản tiền đầu tư của họ năm trước .................................................................................................................. 40 Hình 4.5: Phân phối mẫu về trình độ học vấn của NĐT .................................... 40 Hình 4.6: Mô hình phương trình cấu trúc cho các nhân tố hành vi và hiệu quả đầu tư ....................................................................................................................... 52
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Các yếu tố hành vi ảnh hưởng đến việc ra quyết định đầu tư .............. 16 Bảng 2.1: Các loại thang đo cho thông tin cá nhân ............................................ 31 Bảng 2.2: Các loại thang đo cho các biến hành vi .............................................. 32 Bảng 3.1: Phân phối trình độ học vấn của NĐT ................................................ 40 Bảng 3.2: Phân tích nhân tố các biến hành vi ..................................................... 43 Bảng 3.3: Phân tích nhân tố biến hiệu quả đầu tư .............................................. 44 Bảng 3.4: Kiểm định Cronbach’s Alpha các biến của các nhân tố ...................... 45 Bảng 3.5: Tác động của biến Tự nghiệm lên việc ra quyết định đầu tư ............... 47 Bảng 3.6: Tác động của biến Triển vọng lên việc ra quyết định đầu tư .............. 47 Bảng 3.7: Tác động của biến thị trường lên việc ra quyết định đầu tư ................ 48 Bảng 3.8: Tác động của biến tâm lý bầy đàn lên việc ra quyết định đầu tư ......... 49 Bảng 3.9: Kết quả của hiệu quả đầu tư ............................................................... 50
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. EFA (EXPLORATORY FACTOR ANALYSIS): Phân tích nhân tố khám phá 2. NĐT: NĐT 3. Tp.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh 4. Tr.: trang 5. TTCK: Thị trường chứng khoán 6. VN-Index: Vietnam Index (Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam)
  8. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Mặc dù TTCK Việt Nam đã phát triển đáng kể cả về số lượng cổ phiếu niêm yết và giá trị giao dịch trong hơn 12 năm qua, nhưng biến động giá cổ phiếu vẫn rất thất thường trong từng khoảng thời gian khác nhau và sự hiểu biết về tài chính hành vi của các NĐT cá nhân và các yếu tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ là rất hạn chế. Các yếu tố hành vi là yếu tố tâm lý bao gồm cả cảm xúc và nhận thức, cái mà đóng một vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định của NĐT. Sự phát triển của TTCK Việt Nam bị ảnh hưởng bởi quyết định của NĐT được tóm tắt trong những giai đoạn quan trọng được liệt kê dưới đây. Bắt đầu từ 100 điểm vào năm 2000, sau một năm, vào tháng sáu năm 2001, VN- Index gấp hơn năm lần và đạt tới đỉnh cao ở 571 điểm. NĐT đã quá vui mừng và mơ ước kiếm tiền một cách nhanh chóng, nhu cầu tăng mạnh trong khi chỉ có vài cổ phiếu niêm yết trên thị trường. Tuy nhiên, đó là sự thiếu xót về kiến thức và tâm lý của các NĐT cũng như thiếu sự hỗ trợ từ các nhà chức trách đã làm cho VN- Index đi xuống không ngừng, chạm đáy tại 139 điểm vào tháng 3/2003. NĐT tham gia thị trường trong giai đoạn này và không thể nhảy ra khỏi một cách nhanh chóng phải đối mặt với những khó khăn về tài chính do sự mất mát tài sản khổng lồ. Thị trường chứng khoán sau đó dường như rơi vào trạng thái ngủ đông cho đến năm 2005 và thực sự thức dậy trong năm 2006. Sự bùng nổ bắt đầu vào nửa cuối năm 2006 và tăng vọt lên tới 1170 điểm vào tháng 3/2007 và dao động quanh mức 1000 điểm cho đến tháng 10/2007. TTCK Việt Nam chưa bao giờ “nóng” hơn so với thời điểm đó. Tuy nhiên, VN-Index đã đi vào giai đoạn giảm điểm mạnh sau khi được đẩy lên đến đỉnh cao trước đó. TTCK Việt Nam đã trải qua một năm ảm đạm trong năm 2008 và VN-Index chỉ ngừng giảm vào tháng 2/2009 tại mốc 235 điểm. Sự sụt giảm mạnh của VN-Index bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau như thắt chặt chính sách tiền tệ, lãi suất huy động cao, tỷ lệ lạm phát cao, và cuộc suy thoái của nền kinh tế Mỹ. Thiếu can thiệp kịp thời của chính phủ cũng là một lý do
  9. 2 tại sao VN-Index đã giảm mạnh. Từ năm 2009 đến quý II năm 2013, VN-Index tiếp tục trải qua nhiều thăng trầm: đạt đỉnh điểm tại 633 điểm trong tháng 10/2009, đáy ở mốc 332.28 điểm vào ngày 1/9/2012. Sau 13 năm hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam, những quyết định của NĐT Việt Nam vẫn còn quá khó để cho các nhà phân tích tài chính có thể hiểu được. Nhiều ý kiến và khuyến nghị được đưa ra bởi các công ty chứng khoán, thậm chí của những tổ chức tài chính toàn cầu cũng không phù hợp với những gì đã thực sự xảy ra. Rất nhiều dự báo, phân tích của các chuyên gia, các công ty chứng khoán hàng đầu đều có chung một kết quả là sai lệch với diễn biến thật của thị trường rất nhiều. Năm 2008, HSBC và nhiều công ty chứng khoán cũng khẳng định VN-Index có thể sẽ đạt 1.100 điểm vào cuối năm 2008. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán năm 2008 là một năm tệ hại. Trong một dự báo đầu năm 2009, HSBC dự báo rằng năm 2009 sẽ là một năm khó khăn và TTCK Việt Nam sẽ biến động mạnh, nhưng kết thúc ở mức độ tương tự như năm 2008, xung quanh 316 điểm. Dự báo này là không chính xác vì vào cuối năm 2009, VN-Index tăng hơn 1.5 lần so với năm 2008. Do đó, có thể nói rằng các phương pháp dự báo dựa trên các lý thuyết tài chính thông thường không phù hợp với TTCK Việt Nam trong bối cảnh này. Những lý thuyết này cho rằng các NĐT là hợp lý và tối đa hóa tài sản của mình bằng cách làm theo các quy tắc tài chính cơ bản và ra quyết định đầu tư khi cân nhắc kỹ giữa rủi ro và lợi nhuận. Tuy nhiên, mức độ chấp nhận rủi ro của các NĐT phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân của họ và thái độ đối với rủi ro. Do đó, thật cần thiết để khám phá các yếu tố hành vi có ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của các NĐT cá nhân trên TTCK Việt Nam hiện tại để giúp các NĐT cũng như các công ty chứng khoán làm tốt hơn những dự đoán và quyết định cho việc kinh doanh của họ. Tài chính hành vi có thể hữu ích trong trường hợp này bởi vì nó dựa trên tâm lý học để giải thích tại sao người ta mua hay bán cổ phiếu. Nhiều nhà nghiên cứu xem tài chính hành vi như là một lý thuyết tốt để hiểu và giải thích được những cảm xúc và nhận thức sai lầm ảnh hưởng đến quyết định đầu tư. Những người ủng hộ tài chính hành vi tin rằng việc nghiên cứu khoa học xã hội
  10. 3 như tâm lý học có thể giúp hé lộ những hành vi trong thị trường chứng khoán, bong bóng thị trường và các cuộc khủng hoảng (Gao và Schmidt, 2005, tr.37). Có hai lý do tại sao tài chính hành vi là quan trọng và thú vị để áp dụng cho TTCK Việt Nam. Thứ nhất, tài chính hành vi vẫn còn là một chủ đề mới để nghiên cứu. Cho đến gần đây, nó được chấp nhận như một mô hình khả thi để giải thích tại sao các NĐT trên thị trường tài chính đưa ra những quyết định và sau đó những quyết định này ảnh hưởng đến thị trường tài chính. Thứ hai, do một số bằng chứng chủ quan, khoa học, và thực nghiệm; có thể kết luận rằng các NĐT châu Á, bao gồm Việt Nam, thường bị lệch lạc về nhận thức hơn so với những NĐT từ các nền văn hóa khác (Kim và Nofsinger, 2008, trang 1). Vì vậy, việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của các NĐT Việt Nam thì không thể bỏ qua các yếu tố hành vi. Nghiên cứu tài chính hành vi đã được thực hiện phổ biến tại các thị trường phát triển của châu Âu và Mỹ và nhiều nước khác cũng như trong thị trường mới nổi. Tuy nhiên, số lượng các nghiên cứu sử dụng tài chính hành vi cho các thị trường mới nổi là ít hơn nhiều so với thị trường phát triển. Trong nghiên cứu này, tài chính hành vi được sử dụng cho thị trường chứng khoán Việt Nam, một thị trường chứng khoán tiền mới nổi của khu vực châu Á, để tìm ra những yếu tố định hướng hành vi của NĐT cá nhân. Tác giả hy vọng rằng luận văn này có thể làm phong phú thêm những nghiên cứu sử dụng tài chính hành vi cho các thị trường chứng khoán kém phát triển như Việt Nam. Do sự tương quan giữa thị trường chứng khoán và nền kinh tế, sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế và ngược lại. Như vậy, các quyết định của NĐT trên thị trường chứng khoán đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định xu hướng thị trường, sau đó ảnh hưởng đến nền kinh tế. Để hiểu và đưa ra một số lời giải thích phù hợp với quyết định của NĐT, điều quan trọng là khám phá những yếu tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định của NĐT cá nhân tại TTCK Việt Nam và các yếu tố này tác động như thế nào hiệu quả đầu tư của họ. Thật hữu ích để cho các NĐT hiểu được những hành vi thông thường, từ đó giúp lý giải cho những phản ứng của họ để có lợi nhuận tốt hơn. Các
  11. 4 công ty chứng khoán cũng có thể sử dụng nghiên cứu này để hiểu rõ hơn các NĐT để dự báo chính xác hơn và đưa ra khuyến nghị tốt hơn. Khi đó, giá cổ phiếu sẽ phản ánh giá trị thực sự của nó và TTCK Việt Nam trở thành thước đo cho sự phát triển của nền kinh tế và giúp các doanh nghiệp huy động vốn cho sản xuất và mở rộng kinh doanh. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu: Luận văn này tập trung vào việc đạt được các mục tiêu sau đây: • Áp dụng tài chính hành vi để xác định các yếu tố hành vi có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của NĐT cá nhân tại TTCK Việt Nam. • Xác định mức độ tác động của các yếu tố hành vi lên quyết định đầu tư và hiệu quả của các NĐT cá nhân tại TTCK Việt Nam. • Đưa một số kiến nghị cho các NĐT cá nhân để điều chỉnh hành vi của họ để đạt được kết quả đầu tư tốt hơn. Để có được những mục tiêu nghiên cứu, một số câu hỏi được đưa ra cho tác giả trong quá trình nghiên cứu. Luận văn này được thực hiện bằng việc trả lời những câu hỏi sau đây: - Các biến hành vi ảnh hưởng đến quyết định của NĐT cá nhân tại thị TTCK Việt Nam là gì và chúng thuộc về yếu tố nào? - Các yếu tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định của NĐT cá nhân tại TTCK Việt Nam ở mức độ tác động nào? - Các yếu tố hành vi ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của các NĐT cá nhân tại TTCK Việt Nam ở mức độ tác động nào? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung chủ yếu vào các NĐT cá nhân năng động ở TTCK Việt Nam. Năng động nghĩa là các NĐT rất thích đầu tư, có thể nói
  12. 5 là họ có kiến thức về thị trường tài chính trên mức trung bình và họ được chọn ra một cách ngẫu nhiên bằng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên. 4. Ý nghĩa của luận văn: Đối với NĐT cá nhân: Luận văn phân tích các yếu tố tác động đến hành vi tài chính của NĐT cá nhân, đánh giá một cách khách quan hành vi đầu tư của họ. Từ đó, đưa ra những giải pháp và kiến nghị thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong tiến trình ra quyết định của các NĐT cá nhân và giúp cho họ tránh được những suy nghĩ sai lầm khi đưa ra các quyết định đầu tư. Đối với các công ty chứng khoán: Luận văn cung cấp cho họ một nền tảng tốt cho những dự đoán của họ về xu hướng thị trường chứng khoán trong tương lai và cung cấp thông tin tư vấn đáng tin cậy hơn cho NĐT. 5. Cấu trúc của luận văn: Luận văn được chia thành 5 chương với nội dung cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan Lý thuyết Tài chính hành vi Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu Chương 4: Phân tích và thảo luận Chương 5: Kết luận và kiến nghị
  13. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH HÀNH VI 1.1. Lý thuyết tài chính truyền thống so với Lý thuyết Tài chính hành vi: Giả thuyết thị trường hiệu quả (EMH) ủng hộ các ý kiến cho rằng giá thực tế phản ánh giá trị cơ bản, khẳng định giá là đúng khi chúng được xác định bởi các NĐT, những người hợp lý hơn với những suy nghĩ đầu óc và hiểu luật, có liên quan đến xác suất có điều kiện (xác suất một sự kiện được đưa ra bởi một số khác). Theo EMH, mặc dù không phải tất cả các NĐT là hợp lý, thì thị trường vẫn được giả định là hợp lý. Hơn nữa, thay vì dự báo tương lai, thị trường được giả định là những dự báo không lệch lạc. Khác với lý thuyết này, tài chính hành vi tin rằng đôi khi thị trường tài chính không hiệu quả về thông tin. Do thực tế rằng con người không luôn luôn hợp lý, những quyết định tài chính của họ có thể được điều khiển bởi những ý kiến mang tính hành vi. Lý thuyết tài chính hành vi là một phạm trù của ba trụ cột: Tâm lý học (Psychology), Xã hội học (Sociology), và Tài chính (Finance). Giữa những năm 1980 được coi là sự khởi đầu của lĩnh vực nghiên cứu này. Thị trường chứng khoán đã được chứng minh là phản ứng thái quá với thông tin bởi DeBondt và Thaler (1985, tr.392-393). Hơn nữa, Shefrin và Statman (1985, tr.777) khẳng định rằng NĐT có xu hướng sẵn sàng bán cổ phiếu đang có lời của họ hơn là cổ phiếu đang thua lỗ ngay cả khi đặt những khoản đầu tư thua lỗ này vào mức giá là sự lựa chọn tốt nhất. Nếu những nghiên cứu này là bước khởi đầu của tài chính hành vi, thì lĩnh vực này đã có hơn hai thập kỷ phát triển. Lĩnh vực này nghiên cứu bổ sung cho những lý thuyết tài chính truyền thống (standard theories of finance) bằng việc giới thiệu hành vi tác động đến tiến trình ra quyết định. Trái ngược với quan điểm của Markowitz và Sharp, tài chính hành vi liên quan đến cá nhân và cách thức thu thập, sử dụng thông tin. Nghiên cứu lý thuyết tài chính hành vi giúp hiểu và dự báo những dính líu giữa quá trình ra quyết định mang tính tâm lý với hoạt động tài chính.
  14. 7 Ban đầu, tài chính hành vi không được chấp nhận rộng rãi và nghiên cứu của DeBondt và Thaler không phải là một ngoại lệ vì nó bị nghi ngờ và phải đối mặt với rất nhiều tranh luận. Lúc đầu, hầu hết các nghiên cứu tập trung vào việc định giá tài sản, tuy nhiên, gần đây, những ảnh hưởng nhiều hơn lên NĐT hợp lý cái mà các nhà quản lý có thể gặp phải trong quá trình ra quyết định đã được đưa vào nhiều mô hình. Barberis và Thaler được coi là một trong những nhà nghiên cứu nổi tiếng, người cung cấp một nghiên cứu xuất sắc về các loại lệch lạc hành vi khác nhau có ảnh hưởng đến việc ra quyết định đầu tư chứng khoán cũng như thị trường tài chính. Mặc dù là một lĩnh vực gây nhiều tranh cãi với các nhà nghiên cứu tài chính theo quan niệm truyền thống, nhưng tài chính hành vi đang dần khẳng định vị trí then chốt trong xu hướng tài chính ngày nay. Bằng sự gắn kết lý thuyết về hình thành tâm lý với ngành tài chính và kinh tế học cổ điển, tài chính hành vi là chìa khóa giúp tìm ra lời giải thích cho các quyết định liên quan đến kinh tế. Trước đây, quá trình nghiên cứu về tài chính hành vi không được tiến hành triệt để do quan niệm cho rằng NĐT chỉ cần quan sát người khác mua bán như thế nào và làm theo. Đây được coi là cơ sở cho mọi quyết định giao dịch. Nghiên cứu về tài chính hành vi sẽ giúp giải mã cho các hoạt động giao dịch nên dựa trên hành vi của NĐT cá nhân hoặc tổ chức. Ví dụ, tài chính hành vi giúp lý giải nguyên nhân và biểu hiện của các thị trường hoạt động không hiệu quả. 1.2. Các yếu tố hành vi tác động đến qui trình ra quyết định của NĐT: Tài chính hành vi dựa trên tâm lý cho rằng qui trình ra quyết định của con người gây ra một vài ảo tưởng nhận thức. Những ảo tưởng này được chia thành hai nhóm: ảo tưởng gây ra bởi qui trình ra quyết định tự nghiệm và ảo tưởng bắt nguồn từ việc áp dụng các khung tinh thần được xếp vào nhóm thuyết triển vọng (Waweru và cộng sự, 2008, tr.27). Hai loại này cũng như tâm lý bầy đàn và các yếu tố thị trường được trình bày như sau:
  15. 8 1.2.1. Lý thuyết tự nghiệm - Heuristic theory: Tự nghiệm (Heuristics) còn được gọi là quy tắc “ngón tay cái, là phương pháp mà NĐT sử dụng để giảm thiểu sự tìm kiếm thông tin cần thiết để đưa ra giải pháp cho một vấn đề, tức là NĐT giải quyết vấn đề dựa vào kinh nghiệm.Tự nghiệm hay còn được gọi là quy tắc dựa vào kinh nghiệm theo một số tài liệu. Kahneman và Tversky dường như là một trong những tác giả đầu tiên nghiên cứu các yếu tố thuộc về Tự nghiệm khi giới thiệu ba yếu tố cụ thể là tính đại diện, lệch lạc do sẵn có, và neo quyết định (Kahneman và Tversky, 1974, tr.1124-1131). Waweru và cộng sự cũng liệt kê hai yếu tố được đặt tên Ảo tưởng con bạc và Quá tự tin (Waweru và cộng sự, 2008, tr.27). Lệch lạc do tình huống điển hình (Representativeness): Lệch lạc này thường được diễn tả một cách đơn giản là xu hướng không quan tâm nhiều đến nhân tố dài hạn mà thường đặt nhiều quan tâm đến những nhân tố điển hình ngắn hạn. Điều này chủ yếu dựa vào những kinh nghiệm mà chúng ta có được trong quá khứ. Ngay từ khi mới sinh ra, con người đã có xu hướng phân loại các hiện tượng, sự vật và suy nghĩ. Khi con người đối mặt với một hiện tượng mới, không hoàn toàn phù hợp với hiện tượng đã phân loại trước đó, họ cũng sẽ cố đưa chúng vào một tập hợp nào đó dựa trên những sự tương đồng đã kiếm được và từ đó sẽ định hình nên nền tảng để họ có thể hiểu biết về những nhân tố mới. Cách thức tiếp thu này cung cấp một công cụ hữu hiệu cho việc xử lý thông tin mới bằng cách đồng thời kết hợp với những kinh nghiệm có liên quan trong quá khứ. Tuy nhiên, dựa vào tình huống điển hình có thể tạo ra một số lệch lạc như suy ra xu hướng thị trường trong tương lai dựa trên một giai đoạn ngắn trong quá khứ mà xu hướng này không phải là quy luật chung. Tương tự, con người thường có xu hướng nhận biết xác suất của các vấn đề tương đồng với những ý tưởng trước đó của họ ngay cả khi kết quả nhận được không có ý nghĩa thống kê. Ảo tưởng con bạc (Gambler’s fallacy): Niềm tin rằng một mẫu nhỏ có thể giống với mẫu lớn, xác suất xảy ra trong mẫu nhỏ cũng giống như trong mẫu lớn. Điều
  16. 9 này được biết đến như là “luật số nhỏ” (law of small numbers). Người có niềm tin này có thể dẫn đến “Ảo tưởng con bạc” (Barberis & Thaler, 2003, tr.1065). Cụ thể hơn, trong thị trường chứng khoán, ảo tưởng con bạc phát sinh khi người ta dự đoán không chính xác các điểm hồi của thị trường (Waweru và cộng sự, 2008, tr.27). Ngoài ra, khi người ta rơi vào tình trạng lệch lạc, họ có xu hướng lựa chọn những thay thế tối ưu đơn giản chỉ vì nó đã được lựa chọn trước đó. Neo quyết định (Anchoring): Là tâm lý khi cần ước lượng một giá trị với một độ lớn không biết, con người bắt đầu bằng hình dung bằng một vài số ước lượng ban đầu và ngầm định một “nguồn tin tưởng” mà sau đó họ sẽ điều chỉnh lên hoặc xuống theo các thông tin và sự phân tích. Ước lượng, điều chỉnh và đánh giá lại được hoàn thiện thành ước lượng cuối cùng. Do đó, mốc neo có thể xuất hiện với những con số rất vô nghĩa. Quá tự tin (Overconfidence): Trạng thái tâm lý khi một người có niềm tin quá mức vào khả năng của họ, đánh giá và khả năng nhận thức mang tính trực giác. Trong việc ước lượng về khả năng xảy ra của một sự việc nào đó, họ thường đánh giá không chính xác vì họ cho rằng mình thông minh hơn hoặc thông tin mà họ nhận được tốt hơn những NĐT khác trên thị trường. Lý do gây ra tâm lý này là do xu hướng tìm kiếm thông tin mang tính bổ sung và củng cố thêm cho các thông tin mà các NĐT sẵn có và mong muốn được trở nên chuyên nghiệp và thành thạo hơn so với người khác. Tuy vây, tâm lý này ẩn chứa nhiều rủi ro cho NĐT. Khi NĐT quá tự tin vào quyết định của mình, họ thường làm ngơ trước những thông tin trái chiều. Những người quá tự tin thường giao dịch tương đối lớn vì họ muốn nắm bắt tối đa các cơ hội mà mình có được từ các thông tin đặc biệt kia. Oberlechner & Osler (2004, tr.3) thì cho rằng việc quá tự tin có thể nâng cao khả năng nhận thức khác của một người, có thể giúp xúc tiến nhanh hơn và thời gian đầu tư nhiều hơn. Lệch lạc do sẵn có thông tin (Availability bias): Lệch lạc này xảy ra khi người sử dụng thông tin sẵn có quá dễ dàng. Trong lĩnh vực giao dịch chứng khoán, lệch lạc
  17. 10 này biểu hiện thông qua các sở thích đầu tư vào các công ty địa phương mà các NĐT đã quen thuộc hoặc dễ dàng có được thông tin, mặc cho các nguyên tắc cơ bản được gọi là đa dạng hóa danh mục đầu tư để tối ưu hóa (Waweru và cộng sự, 2003, tr. 28). Trong luận văn này, năm thành phần của Tự nghiệm: quá tự tin, ảo tưởng con bạc, lệch lạc do sẵn có thông tin, neo quyết định, và tình huống điển hình được sử dụng để đo lường mức độ tác động của chúng trên các quyết định đầu tư cũng như hiệu quả hoạt động đầu tư của các NĐT cá nhân tại TTCK Việt Nam. 1.2.2. Thuyết triển vọng - Prospect Theory: “Lý thuyết triển vọng” (Prospect Theory): là một đóng góp quan trọng cho việc nghiên cứu kinh tế. Nó thách thức một số giả định cơ bản mà các nhà kinh tế đặt ra cho hành vi của con người. Giáo sư tâm lý học người Mỹ Daniel Kahneman, một trong những nhà nghiên cứu theo hướng nghiên cứu này, đã đoạt được giải Nobel Kinh tế vào năm 2002, là người tạo nền tảng vững chắc cho việc xây dựng tài chính hành vi học với “Thuyết triển vọng”. Nền tảng của thuyết kỳ vọng là hàm giá trị được Kahneman và Tversky (1979) tìm ra khi mô tả độ hữu dụng của một NĐT tài chính bằng một hàm hữu dụng lõm, hữu dụng biên của tài sản giảm, tức là mỗi đơn vị tăng thêm trong giá trị tài sản đầu tư sẽ mang lại một giá trị hữu dụng tăng thêm ít hơn so với sự tăng lên trước đó trong giá trị tài sản đầu tư nhưng sẽ mang đến sự đau khổ và dằn vặt nhiều hơn khi một giá trị tài sản bị sụt giảm do thua lỗ. Lý thuyết triển vọng mô tả một trạng thái tâm lý ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của một cá nhân bao gồm ác cảm hối tiếc, sợ thua lỗ và tính toán bất hợp lý (Waweru và cộng sự, 2003, tr.28).
  18. 11 Hình 1.1: Hàm giá trị (Tversky & Kahneman, 1974) Ác cảm hối tiếc (Regret Aversion): Là tâm lý con người luôn tránh các hành động có tính chất quyết định vì họ sợ rằng, trong nhận thức muộn màng, bất cứ điều gì họ chọn sẽ ít tối ưu. Về cơ bản, tâm lý này cốt là để ngăn chặn sự nuối tiếc liên quan đến việc ra quyết định tồi tệ. Nó là một dấu hiệu nhận thức phát sinh trong các NĐT, khiến họ tránh những hối tiếc khi từ chối bán cổ phiếu đang giảm giá và sẵn sàng bán những cổ phiếu đang tăng giá. Hơn nữa, các NĐT có xu hướng hối hận hơn về việc nắm giữ cổ phiếu giảm giá quá lâu hơn so với việc bán những cổ phiếu đang tăng quá sớm. Con người luôn có khuynh hướng cảm thấy khổ sở, đau buồn sau khi phạm phải một sai lầm trong phán đoán. NĐT luôn nghĩ rằng, những cổ phiếu bị lỗ sẽ nhanh chóng tốt trở lại, họ sợ phải nuối tiếc khi bán lỗ cổ phiếu. Vì thế, khi đối mặt với tình trạng thua lỗ, họ càng kỳ vọng vào lợi nhuận trong tương lai và thể hiện sự liều lĩnh của mình. Tâm lý sợ thua lỗ (Loss Aversion): Là trạng thái tâm lý con người sợ sự thua lỗ, một khoản thua lỗ tác động quá lớn đến tâm lý so với một khoản lời tương đương. Tâm lý sợ thua lỗ ngày càng trở nên phổ biến hơn ở các NĐT chứng khoán cá nhân trên thị trường. Có thể giải thích hiện tượng tâm lý này dựa vào thuyết triển vọng của Tversky và Kahneman năm 1979.
  19. 12 Tâm lý sợ thua lỗ sẽ khiến cho NĐT có xu hướng gắn chặt với các chứng khoán đang bị giảm giá vì họ có tâm lý chờ cho chứng khoán tăng lên trở lại mới tiến hành giao dịch. Tuy nhiên, sự thiếu quyết đoán này sẽ đẩy họ chìm sâu hơn vào thua lỗ. Ngược lại, họ lại thường dễ dàng bán đi cổ phiếu đang trong xu hướng tăng điểm do họ lo sợ giá cổ phiếu sẽ nhanh chóng sụt giảm về mức giá mua lúc đầu. Khi đó, họ cho rằng họ đã hạn chế được rủi ro nhưng thực tế rủi ro danh mục gia tăng khi danh mục đầu tư trở nên thiếu cân bằng. Tính toán bất hợp lý (Mental accounting): là một thuật ngữ đề cập đến “quá trình mà mọi người nghĩ và đánh giá các giao dịch tài chính của họ”. Tính toán bất hợp lý cho phép các NĐT sắp xếp danh mục đầu tư của họ vào các tài khoản riêng biệt. Thể hiện cơ bản ở chỗ người ta sẵn sàng thực hiện ngay những lệnh mang lại lời nhỏ, nhưng trì hoãn không thực hiện đóng tài khoản khi xuất hiện những khoản lỗ nhỏ. Khi mua cổ phiếu ở mức giá cao, nhưng khi cổ phiếu đó xuống giá thì anh ta sẽ không cắt lỗ, vì nghĩ rằng đó chỉ là “thua lỗ trên giấy tờ”. Điều đó có nghĩa là tình trạng tài khoản này vẫn đang mở. Khi thấy giá xuống mạnh, người ta thường khuyên rằng nên bán cắt lỗ. Tâm lý sợ lỗ có thể khiến NĐT thất bại nặng nề. Thế nhưng họ lại có thể dễ dàng đưa ra quyết định bán cổ phiếu khi cổ phiếu đang lên, trong khi giá của nó có thể còn lên cao nhiều hơn nữa. Vì họ đã tách biệt giữa “tài khoản lời” và “tài khoản lỗ” trong tâm trí của họ, cho nên họ cố tối đa hoá tài khoản lời, và tối thiểu hoá tài khoản lỗ, nên giá lên một chút thì bán, giá xuống thì cứ giữ, xem như nó chưa bị chuyển qua tài khoản lỗ. Trong luận văn này, ba yếu tố của thuyết triển vọng: Sợ thua lỗ, Ác cảm hối tiếc, Tính toán bất hợp lý được sử dụng để đo lường mức độ tác động của chúng lên các quyết định đầu tư cũng như hiệu quả hoạt động đầu tư của các NĐT cá nhân tại TTCK Việt Nam. 1.2.3. Các nhân tố thị trường: Các thị trường tài chính có thể bị ảnh hưởng bởi hành vi của NĐT theo cách của tài chính hành vi (DeBondt và Thaler 1995, tr.396). Nếu quan điểm của tài chính hành
  20. 13 vi là chính xác, người ta tin rằng các NĐT có thể có phản ứng thái quá hoặc chậm quá với những thay đổi giá hoặc tin tức, ngoại suy các xu hướng trong quá khứ vào tương lai; thiếu quan tâm đến giá trị cơ bản của một cổ phiếu; tập trung vào cổ phiếu phổ biến và chu kỳ giá có tính thời vụ. Các yếu tố thị trường rõ ràng có ảnh hưởng đến việc ra quyết định của NĐT trong thị trường chứng khoán. Waweru và các cộng sự (2008, tr.36) xác định các yếu tố của thị trường có ảnh hưởng đến việc ra quyết định của NĐT: thay đổi của giá, thông tin thị trường, xu hướng trong quá khứ của các cổ phiếu, thị hiếu của NĐT đối với cổ phiếu, phản ứng thái quá với những thay đổi giá cả, và giá trị cơ bản của cổ phiếu. Thông thường, sự thay đổi của thông tin thị trường, giá trị cơ bản của các cổ phiếu và giá cổ phiếu có thể gây ra phản ứng thái quá hoặc phản ứng chậm quá đối với sự thay đổi giá. Những thay đổi này được thực nghiệm chứng minh là có ảnh hưởng mạnh đến hành vi ra quyết định của NĐT. Các nhà nghiên cứu cho rằng phản ứng thái quá hoặc phản ứng chậm quá đối với tin tức có thể dẫn đến chiến lược giao dịch khác nhau của các NĐT và do đó ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ. Waweru và các cộng sự (2008, tr.36) kết luận rằng thông tin thị trường có tác động rất cao trong việc ra quyết định của NĐT và một ở khía cạnh nào đó, làm cho các NĐT có xu hướng tập trung vào các cổ phiếu phổ biến và các sự kiện được sự chú ý khác dựa trên các thông tin thị trường chứng khoán. Các NĐT hoàn toàn dựa vào chất lượng thông tin của thị trường hoặc cổ phiếu mà họ có khi ra quyết định đầu tư. Waweru và các cộng sự (2008, tr.37) chỉ ra rằng sự thay đổi giá của các cổ phiếu có ảnh hưởng đến hành vi đầu tư của họ ở vài mức độ. Odean (1999, tr.1292) cho rằng các NĐT thích mua hơn là bán cổ phiếu. Thay đổi về giá cổ phiếu trong bối cảnh này có thể được coi như một sự kiện được sự chú ý trên thị trường bởi các NĐT. Ngoài ra, Caparrelli và cộng sự (2004, tr.223) cho rằng các NĐT bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng bầy đàn và có xu hướng đưa ra quyết định đầu tư theo những NĐT khác khi xảy ra sự thay đổi giá, điều này ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2