intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện công tác tự kiểm tra nghiệp vụ kế toán nhà nước tại Hệ thống Kho bạc Nhà nước Ninh Thuận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:163

28
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu hướng đến mục tiêu xác định các nguyên nhân và đề xuất giải pháp cũng như kế hoạch hành động mang giá trị ứng dụng cao, có thể nhanh chóng áp dụng vào thực tiễn để khắc phục các hạn chế, sai sót còn tồn tại của công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận một cách kịp thời nhằm nâng cao chất lượng và hoàn thiện công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN hướng đến thực hiện thành công chiến lược phát triển Hệ thống KBNN Ninh Thuận đến năm 2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện công tác tự kiểm tra nghiệp vụ kế toán nhà nước tại Hệ thống Kho bạc Nhà nước Ninh Thuận

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHAN THỊ KIM CƯƠNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỰ KIỂM TRA NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN NHÀ NƯỚC TẠI HỆ THỐNG KHO BẠC NHÀ NƯỚC NINH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHAN THỊ KIM CƯƠNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỰ KIỂM TRA NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN NHÀ NƯỚC TẠI HỆ THỐNG KHO BẠC NHÀ NƯỚC NINH THUẬN Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS MAI THỊ HOÀNG MINH Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Hoàn thiện công tác tự kiểm tra nghiệp vụ Kế toán Nhà nước tại Hệ thống Kho bạc Nhà nước Ninh Thuận” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, quá trình thực hiện Luận văn và kết quả nghiên cứu là trung thực, chưa được công bố trên bất kỳ phương tiện thông tin nào cũng như chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong nghiên cứu này đều được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả Luận văn Phan Thị Kim Cương
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ TÓM TẮT - ABSTRACT NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Lý do lựa chọn vấn đề ...........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2 2.1. Mục tiêu tổng quát ...............................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................3 3. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................3 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ........................................................................3 4.1. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................3 4.2. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................4 6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn tại đơn vị nghiên cứu .......................................4 7. Bố cục Luận văn ....................................................................................................5 MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 ..............................................................................................6 CHƯƠNG 1: CÔNG TÁC TỰ KIỂM TRA NGHIỆP VỤ KTNN TẠI HỆ THỐNG KBNN NINH THUẬN ..............................................................................7
  5. 1.1. Giới thiệu chung về Hệ thống KBNN Ninh Thuận .........................................7 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Hệ thống KBNN Ninh Thuận ...........7 1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Hệ thống KBNN Ninh Thuận ..................................8 1.1.2.1. Cơ cấu tổ chức tại KBNN Ninh Thuận...........................................................9 1.1.2.2. Cơ cấu tổ chức KBNN cấp Huyện trực thuộc KBNN Ninh Thuận ................9 1.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận ...............10 1.1.3.1. Chế độ kế toán áp dụng tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận.............................10 1.1.3.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy KTNN tại KBNN cấp Huyện ..................................14 1.2.1. Đánh giá thực trạng công tác KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận.....17 1.2.2. Kết luận vấn đề cần nghiên cứu ....................................................................21 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................22 MỞ ĐẦU CHƯƠNG 2 ............................................................................................23 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC TỰ KIỂM TRA NGHIỆP VỤ KTNN TẠI KBNN .................................................................24 2.1. Cơ sở lý luận .....................................................................................................24 2.1.1. Một số quy định hiện hành về công tác tự kiểm tra tại KBNN ....................24 2.1.2. Các văn bản hướng dẫn về công tác tự kiểm tra tại Hệ thống KBNN ........27 2.1.3. Đánh giá các văn bản hiện hành liên quan đến công tác tự kiểm tra tại Hệ thống KBNN .............................................................................................................27 2.2. Các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực đề tài................................................29 2.2.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực đề tài ............................30 2.2.2. Đánh giá các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực đề tài ..............................32 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................34 MỞ ĐẦU CHƯƠNG 3 ............................................................................................35
  6. CHƯƠNG 3: KIỂM CHỨNG VẤN ĐỀ TRONG CÔNG TÁC TỰ KIỂM TRA NGHIỆP VỤ KTNN TẠI HỆ THỐNG KBNN NINH THUẬN VÀ DỰ ĐOÁN NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG ..............................................................................36 3.1. Kiểm chứng vấn đề trong công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận.......................................................................................36 3.1.1. Phương pháp kiểm chứng .............................................................................36 3.1.2. Kết quả kiểm chứng .......................................................................................37 3.1.2.1. Đánh giá thực trạng công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận ....................................................................................................38 3.1.2.2. Khẳng định vấn đề cần nghiên cứu ..............................................................39 3.2. Dự đoán nguyên nhân tác động đến công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại hệ thống KBNN Ninh Thuận ............................................................................39 3.2.1. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận ............................................................................39 3.2.2. Dự đoán nguyên nhân tác động đến công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận ............................................................................42 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................44 MỞ ĐẦU CHƯƠNG 4 ............................................................................................45 CHƯƠNG 4: KIỂM CHỨNG NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỰ KIỂM TRA NGHIỆP VỤ KTNN TẠI HỆ THỐNG KBNN NINH THUẬN..............................................................................46 4.1. Kiểm chứng nguyên nhân của vấn đề trong công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận ...............................................................46 4.1.1. Phương pháp kiểm chứng .............................................................................46 4.1.2. Kết quả kiểm chứng .......................................................................................47
  7. 4.2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận.......................................................................................48 4.2.1. Nguyên nhân khách quan..............................................................................48 4.2.1.1. Hệ thống văn bản .........................................................................................48 4.2.1.2. Chế độ, chính sách cho CBCC .....................................................................49 4.2.1.3. Khối lượng công việc ...................................................................................49 4.2.2. Nguyên nhân chủ quan..................................................................................50 4.2.2.1. Công tác tổ chức thực hiện ..........................................................................50 4.2.2.2. Chất lượng đội ngũ CBCC ...........................................................................50 4.3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại KBNN tỉnh Ninh Thuận..........................................................................................51 4.3.1. Tham mưu hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý ........................................51 4.3.2. Đề xuất xây dựng chính sách, chế độ bồi dưỡng cho CBCC .......................51 4.3.3. Giải quyết bài toán cân bằng khối lượng công việc cho đội KTV ...............51 4.3.4. Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện công tác tự kiểm tra .......................52 4.3.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC.............................................................52 4.4. Đánh giá sự phù hợp của các giải pháp đã được đề xuất trong việc áp dụng tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận ...........................................................................53 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................54 MỞ ĐẦU CHƯƠNG 5 ............................................................................................55 CHƯƠNG 5: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỰ KIỂM TRA NGHIỆP VỤ KTNN TẠI HỆ THỐNG KBNN NINH THUẬN .......56 5.1. Cơ sở lý luận đề xuất kế hoạch hành động nhằm hoàn thiện công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận .............................56 5.1.1. Định hướng của Bộ Tài chính ......................................................................56
  8. 5.1.2. Định hướng của KBNN .................................................................................57 5.2. Kế hoạch hành động nhằm hoàn thiện công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận ...............................................................58 5.2.1. Tham mưu hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý ........................................59 5.2.2. Đề xuất xây dựng chế độ, chính sách bồi dưỡng cho CBCC .......................60 5.2.3. Giải quyết bài toán cân bằng khối lượng công việc cho đội ngũ KTV ........61 5.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC.............................................................63 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ........................................................................................66 PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................67 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG BTC Bộ tài chính CBCC Cán bộ Công chức KBNN Kho bạc Nhà nước KTNN Kế toán Nhà nước KTT Kế toán trưởng KTV Kế toán viên NSNN Ngân sách Nhà nước TABMIS Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG Bảng 1.1: Các đối tượng liên quan đến nghiệp vụ KTNN ................................... 17 Bảng 3.1: Các nguyên nhân tác động đến công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại KBNN ..................................................................................................... 40 Bảng 5.1: Tóm tắt các kết quả nghiên cứu tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận ... 58
  11. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Hình 1.1: Cơ cấu phân cấp tại hệ thống KBNN Ninh Thuận ............................... 8 Hình 1.2: Cơ cấu tổ chức tại KBNN Ninh Thuận .................................................. 9 Hình 1.3: Cơ cấu tổ chức tại KBNN cấp Huyện ..................................................... 9 Hình 1.4: Bộ máy kế toán tại KBNN Ninh Thuận ............................................... 11 Hình 1.5: Bộ máy kế toán tại các KBNN cấp Huyện ........................................... 14
  12. TÓM TẮT Luận văn là một nghiên cứu ứng dụng liên quan đến Công tác tự kiểm tra nghiệp vụ Kế toán Nhà nước tại Hệ thống Kho bạc Nhà nước, hướng đến mục tiêu giải quyết các vấn đề còn hạn chế đang tồn tại nhằm hoàn thiện Công tác tự kiểm tra nghiệp vụ Kế toán Nhà nước tại Hệ thống Kho bạc Nhà nước Ninh Thuận. Công tác tự kiểm tra nghiệp vụ Kế toán Nhà nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Hệ thống Kho bạc Nhà nước, cần được tổ chức một cách thường xuyên, linh hoạt và cần được đánh giá chi tiết để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời những sai sót nhằm đảm bảo an toàn trong công tác Kế toán và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước. Trước những yêu cầu về lý luận và thực tiễn, Luận văn đã sử dụng linh hoạt, tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như: thu thập thông tin, dữ liệu, phân tích, thống kê, so sánh, đối chiếu, khảo sát và phỏng vấn tương ứng với từng khía cạnh của vấn đề cần nghiên cứu. Luận văn đã đi sâu vào việc phân tích thực trạng, nhận diện nguyên nhân từ đó đề xuất các giải pháp mang tính ứng dụng cao và kiến nghị các kế hoạch hành động phù hợp với thực tế, có thể nhanh chóng đưa vào áp dụng để khắc phục các hạn chế và nâng cao chất lượng Công tác tự kiểm tra nghiệp vụ Kế toán Nhà nước tại Hệ thống Kho bạc Nhà nước Ninh Thuận một cách kịp thời nhất. Luận văn đang được xem xét triển khai thực hiện tại Hệ thống Kho bạc Nhà nước Ninh Thuận trong thời gian tới. Luận văn đã trở thành một cuốn tài liệu tham chiếu giúp Cán bộ Công chức thực hiện nghiệp vụ Kế toán Nhà nước thuộc Hệ thống Kho bạc Nhà nước Ninh Thuận có cái nhìn tổng quan hơn, bám sát thực tế hơn về công tác tự kiểm tra nghiệp vụ Kế toán Nhà nước tại đơn vị mình, cũng như trong các nghiên cứu về sau. Từ khóa: Tự kiểm tra, Kế toán Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Ninh Thuận.
  13. ABSTRACT The thesis is an applied research related to the self-examination work of the State Accounting profession at the State Treasury System, aiming at solving the existing problems in order to improve the self-examination of the State Accounting profession at Ninh Thuan State Treasury System. The self-examination work of the State Accounting profession is one of the important tasks of the State Treasury System, which needs to be organized regularly, flexibly, and evaluated in detail so as to take measures for timely adjustment to ensure safely in the work of Accounting and State Treasury professional activities. In the face of theoretical and practical requirements, the thesis has used scientific research methods flexibly and synthetically, such as data collection, data analysis, data statistics, and corresponsively finding comparison, doing survey and interview to each aspect of the problem studied. The thesis has dived into the situation analysis, identifying the causes; thereby, highly applicable solutions will be proposed and action plans that are appropriately practical will be proposed, which can be applied quickly to overcome limitations and improve the quality of the self-examination work of the State Accounting profession at the Ninh Thuan State Treasury System promptly. The thesis is being considered and implemented in Ninh Thuan State Treasury System in the near future. The thesis, in the hope, will become a reference document to help government cadres and civil servants carry on the State Accounting profession at Ninh Thuan State Treasury System with a more general view and a more realistic follow-up about the self-examination work of the State Accounting profession at their offices, as well as for further studies in the future. Keywords: Self-examination, State Accounting, State Treasury, Ninh Thuan.
  14. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn vấn đề Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã không ngừng lớn mạnh nhằm hướng đến mục tiêu chung về việc đảm bảo hoàn thành Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg ngày 21/8/2007. Cùng với đó, Hệ thống Kế toán Nhà Nước (KTNN) là yếu tố quan trọng và quyết định đến sự phát triển của toàn Hệ thống KBNN, vì vậy trong bất kỳ giai đoạn nào, chiến lược phát triển Hệ thống KTNN luôn cần đặt lên hàng đầu, đưa lên trình độ cao hơn, phát huy hiệu quả tốt hơn nhằm đảm bảo chất lượng phục vụ công tác quản lý của Nhà nước và các cấp Lãnh đạo. Không nằm ngoài quy luật đó, với những nhiệm vụ được giao, Hệ thống KBNN Ninh Thuận cũng đang từng ngày đổi mới, hoàn thiện, khẳng định vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển lớn mạnh của Hệ thống KBNN. Và Hệ thống KTNN Ninh Thuận luôn nổ lực hoạt động an toàn, hiệu quả, phát triển ổn định và vững chắc để đáp ứng những yêu cầu quản lý, từng bước hoà nhập thông lệ, chuẩn mực quốc tế về kế toán. Tại Đề tài khoa học “Một số giải pháp tăng cường kiểm tra và tự kiểm tra nhằm phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro trong công tác kế toán nhà nước tại các đơn vị KBNN cấp tỉnh” do KBNN Hưng Yên nghiên cứu, Thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh Hương - Giám đốc KBNN Hưng Yên và Thạc sỹ Tô Thanh Minh - Phó Giám đốc KBNN Hưng Yên là đồng chủ nhiệm đề tài, được đăng tại trang điện tử Cổng thông tin điện tử Kho bạc Nhà nước Việt Nam, mục Nghiên cứu khoa học vào ngày 30/8/2018 đã khẳng định công tác tự kiểm tra là một nhiệm vụ vô cùng có ý nghĩa đối với Hệ thống KTNN, giữ vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn, phát hiện và sửa chữa các sai sót còn tồn tại trong quá trình thực hiện nghiệp vụ, giúp Hệ thống KTNN hoàn thành trách nhiệm cung cấp thông tin đáng tin cậy đồng thời đảm bảo an toàn tiền và tài sản được giao quản lý. Vì vậy, để đạt được những mục tiêu đã đề ra, công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN cần thực sự hoạt động hữu hiệu.
  15. 2 Tuy nhiên, trong những năm gần đây, qua công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận còn nhiều sai sót tồn tại trong quá trình thực hiện nghiệp vụ KTNN nhưng chưa được phát hiện. Việc bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định một cách kịp thời không được đảm bảo. Cùng một sai phạm đã xuất hiện tình trạng lặp đi lặp lại ở nhiều thời kỳ, qua nhiều năm mà vẫn chưa có những biện pháp xử lý, khắc phục các sai sót tồn tại đó. Một số Cán bộ Công chức (CBCC) có dấu hiệu vi phạm các quy định về quy trình nghiệp vụ cũng như chế độ, chính sách đã được ban hành. Từ đó cho thấy, công tác tự kiểm tra KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận chưa đạt được chất lượng cao, còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa phát huy hết hiệu quả trong việc phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro trong công tác KTNN, chưa hoàn thành tốt vai trò trong việc giúp CBCC rà soát lại nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao tinh thần trách nhiệm đồng thời đảm bảo tác phong trong công việc được giao, dễ dàng dẫn đến các rủi ro pháp lý cho Kế toán viên (KTV) cũng như tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn trong công tác KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận. Từ việc nhận thức được tính cấp thiết cũng như tầm quan trọng của vấn đề trong giai đoạn hiện nay, đề tài: “Hoàn thiện công tác tự kiểm tra nghiệp vụ Kế toán Nhà nước tại Hệ thống Kho bạc Nhà nước Ninh Thuận” được hình thành với mong muốn góp phần cải thiện hiệu quả, nâng cao chất lượng của công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động nghiệp vụ KBNN trong giai đoạn chuyển mình sắp tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Đề tài nghiên cứu hướng đến mục tiêu xác định các nguyên nhân và đề xuất giải pháp cũng như kế hoạch hành động mang giá trị ứng dụng cao, có thể nhanh chóng áp dụng vào thực tiễn để khắc phục các hạn chế, sai sót còn tồn tại của công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận một cách kịp thời nhằm nâng cao chất lượng và hoàn thiện công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN
  16. 3 hướng đến thực hiện thành công chiến lược phát triển Hệ thống KBNN Ninh Thuận đến năm 2020. 2.2. Mục tiêu cụ thể Làm rõ những vấn đề cơ bản, những quy định chung của công tác tự kiểm tra nghiệp vụ kế toán, từ đó làm căn cứ cho việc đánh giá thực trạng, nhận diện các sai sót trong quá trình thực hiện công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại hệ thống KBNN Ninh Thuận. Phân tích chi tiết các yếu tố có thể ảnh hưởng đến công tác tự kiểm tra làm cơ sở chứng minh nguyên nhân của các hạn chế thật sự tồn tại trong công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại hệ thống KBNN Ninh Thuận. Đề xuất giải pháp và kế hoạch thực hiện công tác tự kiểm tra một cách sát thực, có giá trị ứng dụng trong thực tế nhằm phòng ngừa ngăn chặn rủi ro trong công tác KTNN tại KBNN tỉnh Ninh Thuận. 3. Câu hỏi nghiên cứu (1) Thực trạng công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận hiện nay như thế nào? (2) Nguyên nhân nào dẫn đến các hạn chế còn tồn tại trong nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận? (3) Đề xuất các giải pháp và kế hoạch hành động trong việc nâng cao chất lượng và hoàn thiện công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận? 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 4.1. Phạm vi nghiên cứu Luận văn thực hiện nghiên cứu tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận bao gồm: - 01 KBNN Ninh Thuận trực thuộc KBNN. - 06 KBNN Huyện trực thuộc KBNN Ninh Thuận gồm: KBNN Ninh Sơn, KBNN Ninh Hải, KBNN Ninh Phước, KBNN Bác Ái, KBNN Thuận Bắc, KBNN Thuận Nam.
  17. 4 4.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là Công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, Luận văn đã sử dụng Tài liệu lý thuyết để làm rõ cơ sở lý luận về nghiệp vụ KTNN, công tác tự kiểm tra và nâng cao chất lượng công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN. Trên cơ sở đó, Luận văn đồng thời sử dụng Phương pháp phân tích định tính bằng việc phỏng vấn, khảo sát kết hợp với các công cụ thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp và quan sát để xác định nguyên nhân hạn chế, đề xuất giải pháp cũng như kế hoạch hành động nhằm hoàn thành mục tiêu đã đề ra. 6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn tại đơn vị nghiên cứu Luận văn đã làm rõ những vấn đề cơ bản, những quy định chung của công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN, làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng, nhận diện các sai sót trong quá trình thực hiện công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận từ đó nêu lên tính cấp bách và sự cần thiết của việc hoàn thiện công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận. Luận văn đã xác định được những nguyên nhân của các hạn chế, sai sót còn tồn tại của công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận Từ đó, đề xuất các giải pháp tương ứng không những mang yếu tố ứng dụng cao, phù hợp với thực trạng tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận mà còn đảm bảo tính pháp lý và tuân thủ các quy định của pháp luật. Đồng thời, Luận văn đã xây dựng các kế hoạch hành động một cách chi tiết, cụ thể, hợp lý, tương thích với từng giải pháp, có thể nhanh chóng đưa vào áp dụng thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng và hoàn thiện công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận. Bên cạnh đó, Luận văn còn góp phần giúp cho CBCC tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận có thêm góc nhìn về quy trình tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại KBNN,
  18. 5 đồng thời Luận văn cũng là một cuốn tài liệu tham chiếu hữu hiệu về cách thức tổ chức và tiến hành một cuộc tự kiểm tra công tác KTNN. 7. Bố cục Luận văn Ngoài Phần Mở đầu và Phần Kết luận, Luận văn được kết cấu gồm 5 chương với nội dung cụ thể như sau: Chương 1: Công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận Chương 2: Cơ sở lý thuyết liên quan đến công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại KBNN Chương 3: Kiểm chứng vấn đề trong công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận và dự đoán nguyên nhân tác động Chương 4: Kiểm chứng nguyên nhân và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận Chương 5: Kế hoạch hành động hoàn thiện công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận
  19. 6 MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 Chương 1: Công tác tự kiểm tra nghiệp vụ KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận, với kết cấu Chương gồm 2 nội dung chính như sau: Giới thiệu chung về Hệ thống KBNN Ninh Thuận và Thực trạng công tác KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận. Tại chương này, Luận văn hướng đến mục tiêu đánh giá chính xác thực trạng công tác KTNN tại Hệ thống KBNN Ninh Thuận, từ đó xác định được vấn đề cần nghiên cứu cũng như tính cấp thiết và tầm quan trọng của vấn đề đó.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2