intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần Tập Đoàn Vi Na

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

24
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn hệ thống hoá các lý luận liên quan đến kế toán trách nhiệm, bao gồm các khái niệm và vai trò của kế toán trách nhiệm, các nội dung cơ bản của hệ thống này trong một doanh nghiệp. Đánh giá thực trạng hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần Tập Đoàn Vi Na thông qua việc mô tả các đặc điểm, quy trình và nội dung mà hệ thống kế toán trách nhiệm đang được vận hành tại Công ty, để từ đó, nêu lên những ưu điểm và vạch ra nhược điểm của hệ thống cần được giải quyết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần Tập Đoàn Vi Na

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ VINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ VINH Chuyên ngành : Kế toán Mã số : 60.34.30 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HUỲNH ĐỨC LỘNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan: Bản luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của cá nhân. Các số liệu và thông tin trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Các kết quả của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính nguyên bản của luận văn. Người cam đoan Trần Thị Vinh
  4. LỜI CẢM ƠN X™W Trước tiên, tác giả xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến Thầy TS. Huỳnh Đức Lộng đã dành nhiều thời gian và tâm huyết tận tình hướng dẫn, góp ý và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Đồng thời, tác giả cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo – Khoa sau đại học, các giảng viên của trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã tận tâm truyền đạt những kiến thức trong suốt quá trình học tập và hoàn hành luận văn Thạc sĩ. Tác giả cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị Phòng kế toán và Ban Giám đốc công ty cổ phần Tập Đoàn Vi Na đã tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu về hệ thống kế toán tại Công ty cũng như quá trình thu thập số liệu phục vụ cho luận văn này. Nhân đây tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên và khuyến khích tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Mặc dù đã cố gắng hoàn thành luận văn này với tất cả năng lực và tâm huyết trong việc nghiên cứu và học hỏi nhưng luận văn này vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót và khiếm khuyết. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp và chỉ bảo của Quý Thầy, Cô cùng toàn thể bạn đọc quan tâm để tác giả có thể hoàn thiện hơn nữa kiến thức của mình sau này. Xin trân trọng cảm ơn. Tác giả của luận văn: Trần Thị Vinh
  5. MỤC LỤC X™W LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP .....................................................................................................1 1.1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ..................... 1 1.1.1 Khái niệm kế toán quản trị .............................................................. 1 1.1.2 Vai trò của kế toán quản trị ............................................................. 1 1.2 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM ........... 3 1.2.1 Lịch sử hình thành kế toán trách nhiệm ........................................ 3 1.2.2 Khái niệm kế toán trách nhiệm ....................................................... 4 1.2.3 Vai trò của kế toán trách nhiệm ...................................................... 5 1.3 NỘI DUNG CỦA KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM ...................................... 6 1.3.1 Sự phân cấp quản lý ......................................................................... 6 1.3.2 Các trung tâm trách nhiệm .............................................................. 7 1.3.2.1 Trung tâm chi phí (Cost center) ............................................................7 1.3.2.2 Trung tâm doanh thu (Revenue Center) ................................................7 1.3.2.3 Trung tâm lợi nhuận (Profit Center) .....................................................8 1.3.2.4 Trung tâm đầu tư (Investment Center) ..................................................8 1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá thành quả các trung tâm trách nhiệm ....... 9 1.3.3.1 Đánh giá thành quả của trung tâm chi phí ..........................................10 1.3.3.2 Đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu ....................................11 1.3.3.3 Đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận .....................................11 1.3.3.4 Đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư ...........................................13
  6. 1.3.4 Các báo cáo đánh giá thành quả quản lý tại các trung tâm trách nhiệm ........................................................................................................... 16 1.3.5 Một số nội dung liên quan đến kế toán trách nhiệm ................... 19 1.3.5.1 Quy trình hoạt động của kế toán trách nhiệm ......................................19 1.3.5.2 Hệ thống dự toán ngân sách................................................................19 1.3.5.3 Phân bổ chi phí....................................................................................20 1.3.5.4 Định giá sản phẩm chuyển giao .........................................................21 1.3.5.5 Phân tích biến động chi phí.................................................................21 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VI NA .......................................... 23 2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VI NA ................................................................................................................... 23 2.1.1 Tình hình tổ chức quản lý tại Công ty .......................................... 23 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .........................................................23 2.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty....................................................23 2.1.1.3 Quy mô hoạt động kinh doanh ............................................................24 2.1.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý ......................................................................24 2.1.1.5 Một số chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh .......................................31 2.1.1.6 Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty cổ phần Tập Đoàn Vi Na trong giai đoạn hiện nay .......................................................31 2.1.2 Tình hình tổ chức công tác kế toán tại công ty VNG .................. 33 2.1.2.1 Các chính sách và chế độ kế toán áp dụng ..........................................33 2.1.2.2 Hình thức tổ chức hệ thống sổ sách kế toán.........................................33 2.1.2.3 Tổ chức bộ máy kế toán ........................................................................35
  7. 2.2 HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VI NA ....................................................................................... 39 2.2.1 Sự phân cấp quản lý tại Công ty VNG.......................................... 39 2.2.2 Các chỉ tiêu và báo cáo đánh giá trách nhiệm quản lý tại công ty cổ phần Tập Đoàn Vi Na .............................................................................. 42 2.2.2.1 Trung tâm chi phí .................................................................................42 2.2.2.2 Trung tâm doanh thu ...........................................................................45 2.2.2.3 Trung tâm lợi nhuận .............................................................................45 2.2.2.4 Trung tâm đầu tư .................................................................................46 2.2.3 Tình hình thực hiện các nội dung liên quan đến kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần Tập Đoàn Vi Na ................................................ 47 2.2.3.1 Dự toán ngân sách ..............................................................................47 2.2.3.2 Phân bổ chi phí....................................................................................48 2.2.3.3 Phân tích biến động chi phí.................................................................51 2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VI NA ............ 52 2.3.1 Những ưu điểm trong tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần Tập Đoàn Vi Na ................................................................. 52 2.3.2 Những mặt hạn chế trong tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần Tập Đoàn Vi Na............................................................ 53 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................58 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VI NA ...........................................................59 3.1 MỤC TIÊU HOÀN THIỆN .................................................................... 59 3.2 CÁC QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI DOANH NGHIỆP................................................................... 59
  8. 3.2.1 Phù hợp với mô hình tổ chức quản lý tại doanh nghiệp ............. 59 3.2.2 Phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý tại doanh nghiệp ........ 60 3.2.3 Phù hợp và hài hòa giữa lợi ích và chi phí, đồng thời đảm bảo tính hữu hiệu của hệ thống ........................................................................... 60 3.2.4 Phải đáp ứng các yêu cầu đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện và cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị ................................................ 61 3.3 HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VI NA ............................................................... 61 3.3.1 Tổ chức lại sự phân cấp quản lý .................................................... 62 3.3.2 Xác định lại các trung tâm trách nhiệm ....................................... 62 3.3.3 Hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá thành quả quản lý tại công ty cổ phần Tập Đoàn Vi Na ................................................................................... 65 3.3.4 Hoàn thiện hệ thống báo cáo của các bộ phận ............................. 67 3.3.5 Hoàn thiện các phương pháp hạch toán ....................................... 69 3.3.6 Những giải pháp hỗ trợ để hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần Tập Đoàn Vi Na ................................................ 74 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................78 KẾT LUẬN ..............................................................................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................80 CÁC PHỤ LỤC
  9. BẢNG KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT XœW Công ty VNG : Công ty cổ phần Tập Đoàn Vi Na Game : Trò chơi trực tuyến Web : Mạng điện tử KPIs : Key performance indicator – Chỉ số doanh thu PG 1 : Bộ phận quản lý trực tiếp các trò chơi trực tuyến nhóm 1: Kiếm Tiên, Võ lâm truyền kỳ 1- phiên bản chơi trả tiền. Võ lâm truyền kỳ 2, Võ lâm truyền kỳ 1- phiên bản chơi miễn phí, Kiếm thế. PG 2 : Bộ phận quản lý trực tiếp các trò chơi trực tuyến nhóm 2: Phong thần, Tinh võ, Chinh đồ, Cửu long tranh bá. PG 3 : Bộ phận quản lý trực tiếp các trò chơi trực tuyến nhóm 3: Nấm lùn, Gấu Boom, Biệt đội thần tốc, Đua xe tốc độ. PG 4 : Bộ phận quản lý trực tiếp các trò chơi trực tuyến nhóm 4: Võ lâm Web, Tung hoành thiên hạ, Sản phẩm Zing Play, Gà GUNNY GSS : Bộ phận quản lý trực tiếp trò chơi trực tuyến Thuận thiên kiếm CSM : Phần mềm Cyber Station Manager WEC : Bộ phận quản lý trực tiếp Trang thương mại điện tử - www.123mua.vn WCOM : Bộ phận quản lý trực tiếp Mạng xã hội - Zing me, Cộng đồng Zing - Zing forum WMED : Bộ phận quản lý trực tiếp Trang thương mại điện tử - Zing Karaoke, Zing movie, Zing MP3 WNEW : Bộ phận quản lý trực tiếp Trang thông tin điện tử - www.zing.vn/news
  10. WUGC : Bộ phận quản lý trực tiếp Trang mạng điện tử - Zing photo, Zing video, Zing yobanbe. WCMM : Bộ phận quản lý trực tiếp Trang mạng điện tử Zing chat, Trang thư điện tử - Zing mail PR : Public relationship - quảng bá hình ảnh doanh nghiệp Eform : Chứng từ điện tử trực tuyến TBA : To be announced - Chưa có thông báo chính thức Zing xu : Tiền sử dụng trong trò chơi trực tuyến Internet : Mạng điện tử DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU X™W Bảng 2.1 : Tình hình tài chính VNG qua hai năm 2010 và 2009 Bảng 2.2 : Tình hình doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính của VNG qua hai năm 2010 và 2009 Bảng 2.3 : Các chỉ tiêu đánh giá trung tâm lợi nhuận Bảng 3.1 : Báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí - Hoạt động kinh doanh trò chơi trực tuyến Bảng 3.2 : Bảng tính doanh thu hoãn lại đối với doanh thu tiêu thụ thẻ cào
  11. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ X™W Sơ đồ 1.1 : Quy trình hoạt động của kế toán trách nhiệm Sơ đồ 2.1 : Bộ máy tổ chức hoạt động tại Công ty cổ phần Tập Đoàn Vi Na Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ luân chuyển chứng từ kế toán Sơ đồ 2.3 : Bộ máy kế toán của Công ty cổ phần Tập Đoàn Vi Na Sơ đồ 2.4 : Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Tập Đoàn Vi Na theo các trung tâm trách nhiệm Sơ đồ 3.1 : Sơ đồ trung tâm lợi nhuận về hoạt động kinh doanh trò chơi trực tuyến sau khi xác định lại Sơ đồ 3.2 : Quy trình ghi nhận doanh thu Sơ đồ 3.3 : Quy trình ghi nhận doanh thu thẻ cào Sơ đồ 3.4 : Quy trình ghi nhận doanh thu tiền trong trò chơi trực tuyến Sơ đồ 3.5 : Quy trình ghi nhận doanh thu theo thời gian sử dụng vật phẩm DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC X™W Phụ lục 1 : Lịch sử phát triển của VNG qua các năm Phụ lục 2 : Danh mục các sản phẩm của Công ty cổ phần Tập đoàn Vi na Phụ lục 3: : Báo cáo hàng tháng của các trung tâm trách nhiệm tại Công ty cổ phần Tập Đoàn Vi Na Phụ lục 3.1 : Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí – Bộ phận tổ chức hành chính tháng 6 năm 2010 Phụ lục 3.2 : Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận – Hoạt động kinh doanh trò chơi trực tuyến Phụ lục 3.3 : Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư về các khoản đầu tư Phụ lục 4 : Bảng tính tỷ lệ phân bổ chi phí về bộ phận hoạt động
  12. Phụ lục 5: : Mô hình phân bổ chi phí tại Công ty cổ phần Tập Đoàn Vi Na Phụ lục 5.1 : Mô hình phân bổ chi phí đối với các bộ phận phục vụ không trực tiếp hỗ trợ bộ phận hoạt động Phụ lục 5.2 : Mô hình phân bổ chi phí đối với các bộ phận phục vụ trực tiếp hỗ trợ bộ phận hoạt động Phụ lục 5.3 : Mô hình phân bổ chi phí từ bộ phận kinh doanh trò chơi trực tuyến về từng sản phẩm Phụ lục 5.4 : Mô hình chi phí các nhóm sản phẩm mạng điện tử Phụ lục 6 : Hỗ trợ của hệ thống ERP đối với việc phân bổ và quản lý chi phí tại công ty VNG Phụ lục 7 : Mẫu báo cáo doanh thu theo hoạt động hàng tháng Phụ lục 7.1 : Mẫu báo cáo doanh thu kinh doanh mạng điện tử Phụ lục 7.2 : Mẫu báo cáo doanh thu kinh doanh trò chơi trực tuyến Phụ lục 7.3 : Mẫu báo cáo tình hình xu trong trò chơi trực tuyến Phụ lục 8: : Hệ thống báo cáo dự toán ngân sách hàng năm của các trung tâm trách nhiệm Phụ lục 8.1 : Mẫu báo cáo dự toán ngân sách hàng năm của trung tâm chi phí Phụ lục 8.2 : Mẫu báo cáo dự toán ngân sách hàng năm của các trung tâm lợi nhuận Phụ lục 8.3 : Mẫu báo cáo dự toán ngân sách hàng năm về các khoản đầu tư Phụ lục 8.4 : Mẫu báo cáo kế hoạch nhân sự hàng năm
  13. LỜI MỞ ĐẦU X™W A. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Kế toán trách nhiệm là một nội dung cơ bản của kế toán quản trị và là một quá trình tập hợp và báo cáo các thông tin, được dùng để kiểm tra các quá trình hoạt động và đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ ở từng bộ phận trong một tổ chức. Do đó, kế toán trách nhiệm được xem là một công cụ để đo lường về kết quả hoạt động của một bộ phận bất kỳ trong tổ chức, qua đó giúp các nhà quản trị kiểm soát và đánh giá trách nhiệm quản trị ở từng cấp quản trị khác nhau. Công ty cổ phần Tập Đoàn Vi Na (V.N.G Corporation) là một doanh nghiệp sản xuất và phát hành trò chơi trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam với rất nhiều sản phẩm, dịch vụ đa dạng và phong phú cùng một cơ cấu tổ chức quy mô và chuyên nghiệp. Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của hệ thống kế toán trách nhiệm với những doanh nghiệp kinh doanh có hệ thống quản lý chủ yếu dựa trên nền tảng chuyên môn hoá từng bộ phận hoạt động kinh doanh, từng hoạt động quản lý, Công ty đã xây dựng cho mình hệ thống kế toán trách nhiệm. Mặc dù vậy, qua thời gian làm việc thực tế và phân tích hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty, tác giả nhận thấy hệ thống này bên cạnh những ưu điểm vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, việc hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần Tập Đoàn Vi Na có ý nghĩa vô cùng cấp bách và cần thiết đối với sự phát triển của Công ty. Với tầm quan trọng như trên của kế toán quản trị nói chung và hệ thống kế toán trách nhiệm nói riêng đối với Công ty cổ phần Tập Đoàn Vi Na, tác giả chọn đề tài “ Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần Tập Đoàn Vi Na” cho luận văn thạc sĩ của mình. B. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Với luận văn này, tác giả hướng đến các mục tiêu sau: - Hệ thống hoá các lý luận liên quan đến kế toán trách nhiệm, bao gồm các khái niệm và vai trò của kế toán trách nhiệm, các nội dung cơ bản của hệ thống này trong một doanh nghiệp.
  14. - Đánh giá thực trạng hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần Tập Đoàn Vi Na thông qua việc mô tả các đặc điểm, quy trình và nội dung mà hệ thống kế toán trách nhiệm đang được vận hành tại Công ty, để từ đó, nêu lên những ưu điểm và vạch ra nhược điểm của hệ thống cần được giải quyết. - Sau cùng, hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của doanh nghiệp. C. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về hệ thống kế toán trách nhiệm tại một doanh nghiệp Việt Nam cụ thể, đó là công ty cổ phần Tập Đoàn Vi Na. Hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty bao gồm các trung tâm trách nhiệm, các chỉ tiêu và báo cáo đánh giá thành quả quản lý nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản trị để giúp họ quản lý tốt hơn các bộ phận của mình. D. Phạm vi nghiên cứu Mặc dù Công ty đã có sự hình thành hệ thống kế toán trách nhiệm từ rất sớm, chỉ một năm sau khi được thành lập, nhưng tác giả chỉ tập trung phân tích tình hình vận dụng thực tế hệ thống này tại Công ty trong năm 2010, vì đến thời điểm trên thì Công ty đã dần triển khai được hệ thống Oracle-ERP trong công tác kế toán và hệ thống kế toán trách nhiệm đã được hoàn thiện dần qua các năm. E. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng. Bên cạnh đó, để nghiên cứu về lý luận, tìm hiểu thực tiễn cũng như giải quyết các vấn đề cụ thể, luận văn còn sử dụng các phương pháp như: phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp hệ thống cấu trúc và phương pháp phân tích. F. Những đóng góp mới của luận văn Đề tài tập trung đánh giá về hệ thống kế toán trách nhiệm đang được thực hiện tại công ty cổ phần Tập Đoàn Vi Na. Từ đó đề xuất những ý kiến đóng góp tích cực nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm của Công ty, hướng đến sử dụng kế toán trách nhiệm đạt hiệu quả cao nhất. Các giải pháp được đề xuất như:
  15. - Tổ chức lại sự phân cấp quản lý và xác định lại các trung tâm trách nhiệm tại Công ty - Hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá thành quả quản lý của các nhà quản trị ở các trung tâm trách nhiệm và hệ thống báo cáo của các bộ phận đang sử dụng. - Hoàn thiện các phương pháp hạch toán kế toán như: ghi nhận doanh thu, phân bổ chi phí, … - Những giải pháp hỗ trợ như về hệ thống thông tin, nhân sự để hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần Tập Đoàn Vi Na. Bên cạnh đó, trên cơ sở xác định nội dung và hoàn thiện tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm cho công ty cổ phần Tập Đoàn Vi Na, luận văn sẽ mang lại đóng góp tích cực đối với việc tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm cho các doanh nghiệp khác trong ngành công nghiệp trò chơi trực tuyến và nội dung số đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. G. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có kết cấu như sau: ™ CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP ™ CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VI NA ™ CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VI NA
  16. 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1.1.1 Khái niệm kế toán quản trị Kế toán quản trị được định nghĩa theo rất nhiều khía cạnh khác nhau và các định nghĩa cũng thay đổi theo thời gian, không gian để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, của mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ. Theo đó, Viện kế toán viên quản trị Hoa Kỳ đã định nghĩa “kế toán quản trị là quá trình nhận diện, đo lường, phân tích, diễn giải và truyền đạt thông tin trong quá trình thực hiện các mục đích của tổ chức. Kế toán quản trị là một bộ phận thống nhất trong quá trình quản lý, và nhân viên kế toán quản trị là những đối tác chiến lược quan trọng trong đội ngũ quản lý của tổ chức.”1 Ở Việt Nam, thuật ngữ “Kế toán quản trị” mới chỉ được ghi nhận chính thức trong Luật Kế toán ban hành vào ngày 17/06/2003. Theo đó, kế toán quản trị được hiểu là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán. Nhưng phải đến Thông tư số 53/2006/TT-BTC ngày 12 tháng 06 năm 2006, Bộ Tài chính mới ban hành thông tư về Hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp. 1.1.2 Vai trò của kế toán quản trị Xuất phát từ định nghĩa về kế toán quản trị, vai trò của kế toán quản trị cũng được thể hiện thông qua các chức năng quản trị, đó là chức năng hoạch định, tổ chức điều hành, kiểm soát - kiểm tra và ra quyết định. Mục tiêu của quản trị là tìm ra phương thức thích hợp để thực hiện công việc nhằm đạt hiệu quả cao nhất với chi phí các nguồn lực ít nhất. 1 Nguồn: Kế toán quản trị , năm 2006
  17. 2 - Chức năng hoạch định xác định các mục tiêu và mục đích mà tổ chức phải hoàn thành trong tương lai, đồng thời gắn liền với việc lựa chọn cách thức và chương trình để thực hiện những mục tiêu định trước đó trong các kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm và kế hoạch tác nghiệp. Hoạch định có nghĩa là xác định trước phải làm gì, làm như thế nào, vào khi nào và ai sẽ làm. Vai trò hoạch định sẽ là cơ sở để đánh giá trách nhiệm và mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của các nhà quản trị. - Chức năng tổ chức điều hành là quá trình sắp xếp và bố trí các công việc, giao quyền hạn và phân phối các nguồn lực của doanh nghiệp sao cho chúng đóng góp một cách tích cực và có hiệu quả vào việc thực hiện mục tiêu chung của tổ chức. Kế toán quản trị đóng góp vào công tác xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý: có bao nhiêu cấp quản lý, tổ chức các phòng ban chức năng, phân công trách nhiệm và quyền hạn của phòng ban cũng như của mỗi cá nhân..., xây dựng hệ thống sản xuất và kinh doanh: có những bộ phận sản xuất kinh doanh nào, phân công chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận .... - Kế toán quản trị thể hiện chức năng kiểm tra thông qua quá trình theo dõi tình hình hoạt động của doanh nghiệp và so sánh giữa các chỉ tiêu kế hoạch với kết quả thực tế đã đạt được trong từng khoảng thời gian trên cơ sở thiết lập hệ thống thông tin quản trị, các tiêu chuẩn đo lường, đánh giá nhằm xử lý điều chỉnh kịp thời các hoạt động thực tế sao cho quá trình thực hiện phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp. Chức năng phân tích này được định hướng vào việc tính toán, phân tích chi phí, kết quả và mối tương quan giữa chúng. - Vai trò quan trọng của kế toán quản trị được thể hiện nổi bật trong chức năng ra quyết định. Chất lượng của quyết định trong quản lý chính là sự phản ánh chất lượng của quá trình xử lý thông tin kế toán và các thông tin khác. Vì vậy, từ những thông tin kế toán đầy đủ, thích hợp và kịp thời được cung cấp từ kế toán quản trị, nhà quản trị xác định được phương án cần thiết có thể áp dụng được một cách hiệu quả, phù hợp với những đặc điểm của doanh nghiệp để cải tiến quản lý có hiệu quả cao nhất.
  18. 3 Vai trò của kế toán quản trị là cung cấp thông tin sao cho quản lý có thể đạt được thông tin có ý nghĩa. Như vậy, ngoài việc hiểu quá trình ra quyết định của nhà quản trị, kế toán quản trị còn phải nắm được loại quyết định mà từng cấp quản trị trong tổ chức phải thực hiện để có thể cung cấp loại thông tin thích hợp. 1.2 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM 1.2.1 Lịch sử hình thành kế toán trách nhiệm Vào năm 1950, kế toán trách nhiệm được đề cập đầu tiên ở Mỹ trong tác phẩm “Basic Organizational Planning to tie in with Responsibility Accounting” của Ailman, H.B.1950. Từ đó đến nay, hệ thống kế toán trách nhiệm luôn được xây dựng và phát triển với nhiều quan điểm khác nhau. Theo nhóm tác giả Anthony A.Atkinson, Rajiv.D.Banker, Robert S.Kaplan và S.mark Young của chương 12 - tác phẩm “Responsibility Accounting” in “Management Accounting” thì kế toán trách nhiệm là: - Một hệ thống kế toán có chức năng thu thập, tổng hợp và báo cáo các dữ liệu kế toán có liên quan đến trách nhiệm của từng nhà quản lý riêng biệt trong một tổ chức, thông qua các báo cáo liên quan đến chi phí, thu nhập và các số liệu hoạt động bởi từng khu vực trách nhiệm hoặc đơn vị trong tổ chức. - Một hệ thống cung cấp thông tin nhằm đánh giá trách nhiệm và thành quả mỗi nhà quản lý, chủ yếu ở khía cạnh thu nhập và những khoản chi phí mà họ có quyền kiểm soát đầu tiên. - Một hệ thống kế toán tạo ra các báo cáo chứa cả những đối tượng có thể kiểm soát và không thể kiểm soát đối với một cấp quản lý. Theo đó, những đối tượng có thể kiểm soát và không thể kiểm soát cần được phân tách rõ ràng, và sự nhận diện những đối tượng có thể kiểm soát được là một nhiệm vụ cơ bản trong kế toán trách nhiệm và báo cáo trách nhiệm. Theo nhóm tác giả Clive Emmanuel, David Otley and Kenneth Marchant của tác phẩm “Managerial Accounting”, quan điểm của họ về kế toán trách nhiệm như sau: kế toán trách nhiệm là sự thu thập tổng hợp và báo cáo những thông tin tài chính về những trung tâm khác nhau trong một tổ chức, cũng còn được gọi là kế toán hoạt
  19. 4 động hay kế toán khả năng sinh lợi. Nó lần theo các chi phí, thu nhập hay lợi nhuận đến những nhà quản lý riêng biệt, những người chịu trách nhiệm cho việc đưa ra các quyết định về chi phí, thu nhập, hay lợi nhuận đang được nói đến và thực thi những hành động vì chúng. Kế toán trách nhiệm tỏ ra phù hợp ở những tổ chức mà ở đó nhà quản lý cấp cao thực hiện chuyển giao quyền ra quyết định cho các cấp thuộc quyền. Theo đó, ý tưởng đằng sau kế toán trách nhiệm là kết quả hoạt động của mỗi nhà quản lý, nên được đánh giá bởi việc họ đã quản lý những công việc được giao nằm trong sự ảnh hưởng của họ tốt hoặc xấu như thế nào. Như vậy, có nhiều quan điểm khác nhau về kế toán trách nhiệm, tuy nhiên, sự khác nhau đó không mang tính đối nghịch mà chúng cùng bổ sung cho nhau nhằm giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về kế toán trách nhiệm. 1.2.2 Khái niệm kế toán trách nhiệm Mục tiêu của kế toán trách nhiệm là đánh giá trách nhiệm quản lý dựa vào kết quả hoạt động của từng bộ phận trong việc thực hiện mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. Do đó, kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp liên quan đến các khái niệm và các công cụ để đo lường sự thực hiện của các cá nhân và các bộ phận trong doanh nghiệp nhằm hướng đến mục tiêu chung. Gắn với kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp là các trung tâm trách nhiệm. Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận hay một phòng ban chức năng mà kết quả của nó được gắn trách nhiệm trực tiếp của một nhà quản lý cụ thể. Vậy mỗi trung tâm trách nhiệm sẽ đặt dưới sự lãnh đạo của một nhà quản trị cụ thể nhằm thực hiện các nhiệm vụ được giao. Tóm lại, kế toán trách nhiệm là một nội dung cơ bản của kế toán quản trị và là một quá trình tập hợp và báo cáo các thông tin, được dùng để kiểm tra các quá trình hoạt động và đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ ở từng bộ phận trong một tổ chức. Kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp là một hệ thống thông tin chính thức về mặt tài chính trong phạm vi hệ thống kiểm soát của Ban quản lý một đơn vị. Các hệ thống này sử dụng cả các thông tin tài chính và cả thông tin phi tài chính.
  20. 5 1.2.3 Vai trò của kế toán trách nhiệm Kế toán trách nhiệm là một bộ phận của kế toán quản trị với chức năng cung cấp các thông tin nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng quản lý. Thông qua hoạt động của mình, kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp thể hiện các chức năng của mình như sau: - Kế toán trách nhiệm giúp xác định sự đóng góp của các bộ phận vào lợi ích chung của tổ chức. Việc thiết kế các trung tâm trách nhiệm mang lại cho doanh nghiệp sự tiếp cận tốt hơn với thông tin, cung cấp thông tin cho việc thực hiện chức năng tổ chức và điều hành doanh nghiệp. Ngoài ra, sự phân chia thành nhiều trung tâm trách nhiệm cho phép doanh nghiệp xác định đóng góp của từng bộ phận vào lợi nhuận chung và đo lường kết quả hoạt động của các nhà quản lý bộ phận. - Kế toán trách nhiệm cung cấp cơ sở cho việc đánh giá chất lượng về kết quả hoạt động của các nhà quản trị bộ phận. Thông qua các báo cáo thành quả hoạt động của các bộ phận, kế toán trách nhiệm cung cấp sự so sánh những số liệu về thực tế hoạt động với số liệu kế hoạch hoặc dự toán, phân tích về sự biến động cùng những đánh giá về tình hình thực hiện kế hoạch đề ra. Các báo cáo này như một hệ thống thông tin phản hồi để nhà quản trị nắm bắt được tình hình thực hiện so với kế hoạch như thế nào, đồng thời dựa vào những hạn chế và vấn đề khó khăn trong thực tế để đưa ra những điều chỉnh kịp thời, đảm bảo hoạt động doanh nghiệp vẫn đi đúng mục tiêu đã xác định. - Kế toán trách nhiệm thúc đẩy các nhà quản trị bộ phận điều hành bộ phận của mình theo phương cách phù hợp với những mục tiêu cơ bản của toàn bộ tổ chức. Dựa vào các tiêu chí đánh giá cùng báo cáo kết quả hoạt động bộ phận, các nhà quản trị cấp cao được cung cấp những thông tin thích hợp trong việc đo lường kết quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm và đồng thời đánh giá được năng lực của các nhà quản lý bộ phận cơ sở, do đó kịp thời khích lệ họ quản trị hoạt động của bộ phận mình phù hợp với mục tiêu của toàn công ty.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2