intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm hạn chế rủi ro hoạt động tại Công ty TNHH Happy Cook

Chia sẻ: Diệp Nhất Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:134

28
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc hạn chế rủi ro hoạt động tại công ty TNHH Happy Cook, cũng như xem xét sự ảnh hưởng của nó đến hiệu quả hoạt động. Xác định các nhân tố đe dọa đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ và nguyên nhân gây ra các nhân tố đó. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm hạn chế rủi ro hoạt động tại Công ty TNHH Happy Cook

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---  --- LÊ Y UYÊN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH HAPPY COOK LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---  --- LÊ Y UYÊN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH HAPPY COOK Chuyên ngành: Kế Toán Mã số: 6034 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN NGỌC DUNG TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN và hoàn thành dưới sự hướng dẫn của ngư trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Tp.Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2013. Tác giả Lê Y Uyên
  4. LỜI CẢM ƠN Luận văn với đề tài “ Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm hạn chế rủi ro hoạt động tại Công ty TNHH Happy Cook ”, đã được hoàn thành sau thời gian học tập, nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng của Công ty . Ngoài sự nổ lực của bản thân , tác giả đã nhận được sự khuyến khích và hổ trợ rất nhiều từ qúy Thầy, Cô, gia đình và đồng nghiệp. Qua đây, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Người hướng dẫn khoa học _ TS. Nguyễn Ngọc Dung, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ cho tác giả có thể hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn toàn thể Giảng viên Trường Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức vô cùng quý giá cho tác giả trong suốt thời gian theo học tại trường. Xin cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty TNHH Happy Cook đã tạo điều kiện thuận lợi , cung cấp thông tin cho tác giả trong việc tìm hiểu, khảo sát và đánh giá thực trạng tại đơn vị. Nhờ sự hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học và những kiến thức tích luỹ được, đồng thời qua thời gian làm luận văn tác giả có điều kiện ứng dụng kiến thức của mình vào thực tiễn, qua đó đúc kết được những kinh nghiệm, đóng góp những ý kiến tích cực giúp đơn vị cải thiện và hoạt động hữu hiệu hơn. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và vốn kiến thức, khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế , luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong qúy Thầy cô và đọc giả có thể khắc phục để bài viết hoàn thiện hơn trong những nghiên cứu về sau. Xin trân trọng cảm ơn.
  5. MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TIẾP CẬN THEO HƯỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO DOANH NGHIỆP .......................... 5 1.1. Định nghĩa kiểm soát nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ ...................... 5 1.1.1. Định nghĩa kiểm soát nội bộ. ......................................................................... 5 1.1.2 Định nghĩa hệ thống kiểm soát nội bộ ........................................................... 6 1.2. Các yếu tố cấu thành của hệ thống kiểm soát bộ theo COSO 2004 ........ 6 1.2.1 Môi trường kiểm soát ..................................................................................... 7 1.2.2 Thiết lập mục tiêu ........................................................................................ 10 1.2.3 Nhận dạng các sự kiện ................................................................................. 11 1.2.4 Đánh giá rủi ro ............................................................................................. 12 1.2.5 Phản ứng với rủi ro ...................................................................................... 13 1.2.6 Hoạt động kiểm soát .................................................................................... 14 1.2.7 Thông tin và truyền thông ............................................................................ 16 1.2.8 Giám sát ....................................................................................................... 17
  6. 1.3. Lợi ích và hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ .................................. 18 1.3.1 Lợi ích của hệ thống kiểm soát nội bộ ......................................................... 18 1.3.2 Những hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ ............................................ 19 1.4. Quản trị rủi ro và vai trò của hệ thống KSNB trong quản trị rủi ro doanh nghiệp. ........................................................................................................... 20 1.4.1 Quản trị rủi ro ............................................................................................... 20 1.4.1.1 Khái niệm ..................................................................................................... 20 1.4.1.2 Phân loại rủi ro ............................................................................................. 21 1.4.1.3 Quy trình quản trị rủi ro ............................................................................... 22 1.4.2 Vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản trị rủi ro doanh nghiệp .. 23 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 25 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG KSNB NHẰM HẠN CHẾ .... 26 2.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Happy Cook. ................................. 26 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ............................................................... 26 2.1.2 Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp ........................................................ 27 2.1.3 Những thuận lợi, khó khăn........................................................................... 28 2.2 Thực trạng hệ thống KSNB tại Công ty TNHH Happy Cook ............... 29 2.2.1 Môi trường kiểm soát tại Công ty TNHH Happy Cook .............................. 29 2.2.1.1 Triết lý và phong cách điều hành của nhà quản lý ....................................... 29 2.2.1.2 Ban giám đốc ............................................................................................... 30 2.2.1.3 Tính chính trực và các giá trị đạo đức ......................................................... 30 2.2.1.4 Chính sách nhân sự ...................................................................................... 32 2.2.1.5 Cơ cấu tổ chức.............................................................................................. 33
  7. 2.2.2 Thiết lập mục tiêu tại Công ty TNHH Happy Cook .................................... 35 2.2.3 Nhận dạng các sự kiện tại Công ty TNHH Happy Cook ............................. 37 2.2.4 Đánh giá rủi ro tại Công ty TNHH Happy Cook ......................................... 37 2.2.5 Phản ứng với rủi ro tại Công ty TNHH Happy Cook .................................. 37 2.2.6 Hoạt động kiểm soát tại Công ty TNHH Happy Cook ................................ 38 2.2.6.1. Kiểm soát hoạt động mua hàng và thanh toán, nhập và xuất kho nguyên vật liệu ...................................................................................................................... 38 2.2.6.2. Kiểm soát hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Happy Cook ................. 44 2.2.6.3. Kiểm soát hoạt động nhập kho và xuất kho thành phẩm ............................. 50 2.2.6.4. Kiểm soát công tác kế toán .......................................................................... 51 2.2.7 Thông tin và Truyền thông tại Công ty TNHH Happy Cook ...................... 52 2.2.8 Hoạt động giám sát tại Công ty TNHH Happy Cook .................................. 53 2.3 Đánh giá hệ thống KSNB tại Công ty TNHH Happy Cook ................. 54 2.3.1 Môi trường kiểm soát: .................................................................................. 54 2.3.2 Thiết lập mục tiêu ........................................................................................ 56 2.3.3 Nhận dạng các sự kiện ................................................................................. 57 2.3.4 Đánh giá rủi ro ............................................................................................. 58 2.3.5 Phản ứng với rủi ro ...................................................................................... 58 2.3.6 Hoạt động kiểm soát .................................................................................... 59 2.3.7 Thông tin và truyền thông ............................................................................ 66 2.3.8 Hoạt động giám sát ...................................................................................... 67 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 69
  8. CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KSNB NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH HAPPY COOK ...................................................................................................................... 70 3.1 Quan điểm xây dựng các giải pháp .......................................................... 70 3.2 Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Happy Cook ............................................................................................................. 70 3.2.1 Giải pháp về môi trường kiểm soát .............................................................. 70 3.2.2 Giải pháp về thiết lập mục tiêu .................................................................... 74 3.2.3 Giải pháp về nhận dạng các sự kiện ............................................................. 75 3.2.4 Giải pháp về đánh giá rủi ro ......................................................................... 77 3.2.5 Giải pháp về đối phó rủi ro .......................................................................... 77 3.2.6 Giải pháp về hoạt động kiểm soát ................................................................ 78 3.2.7 Giải pháp về thông tin và truyền thông ........................................................ 89 3.2.8 Giải pháp về giám sát ................................................................................... 90 3.3 Kiến nghị ..................................................................................................... 91 3.3.1 Kiến nghị đối với Ban lãnh đạo Công ty ..................................................... 91 3.3.2 Kiến nghị đối với các phòng ban trong Công ty .......................................... 92 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 93 KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................. 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 95 PHỤ LỤC Phụ lục 1 : Lưu đồ quy trình mua hàng nhập kho và thanh toán Phụ lục 2 : Lưu đồ quy trình xuất kho nguyên vật liệu
  9. Phụ lục 3 : Sơ đồ quy trình sản xuất nồi inox, chảo không dính Phụ lục 4 : Lưu đồ quy trình nhập – xuất kho thành phẩm Phụ lục 5 : Phiếu đánh giá Phụ lục 6 : Giấy đề nghị xuất hàng Phụ lục 7 : Đơn đặt hàng Phụ lục 8 : Hóa đơn mua hàng Phụ lục 9 : Phiếu nhập kho thùng màu Phụ lục 10 : Báo cáo quai, núm tồn kho không sử dụng Phụ lục 11 : Báo cáo nắp kiếng tồn kho không sử dụng Phụ lục 12 : Báo cáo tình trạng khuôn Phụ lục 13 : Bảng đáng giá các nhà cung cấp Phụ lục 14 : Bản vẽ dập phôi inox Phụ lục 15 : Danh mục máy móc thiết bị Phụ lục 16 : Bảng Thông số kỹ thuật Máy hàn điểm 1 Phụ lục 17 : Kế hoạch bán hàng tháng 6/2012 Phụ lục 18 : Kế hoạch bán hàng tháng 8/2012 Phụ lục 19 : Bảng định mức nguyên vật liệu chính Phụ lục 20 : Bảng tổng hợp kế hoạch sản xuất Phụ lục 21 : Bảng báo cáo năng suất sản xuất hàng ngày Phụ lục 22 : Báo cáo tồn kho Nguyên vật liệu tháng 10/2012 Phụ lục 23 : Danh sách các đề tài nghiên cứu trước đây Phụ lục 24 : Bảng câu hỏi khảo hệ thống kiển soát nội bộ tại công ty TNHH Happy Cook
  10. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BC : Báo cáo BCTC : Báo cáo tài chính BP : Bộ phận BVQI : Bureau Veritas Quality International COSO : The Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission CKD : Chảo không dính DN : Doanh Nghiệp ERM : Enterprise Risk Management HĐ : Hóa đơn N-X-T : Nhập – Xuất – Tồn NVL : Nguyên vật liệu NVLC : Nguyên vật liệu chính NV : Nhân viên KCS : Kiểm tra chất lượng sản phẩm KHSX : Kế hoạch sản xuất KSNB : Kiểm soát nội bộ PKD : Phòng kinh doanh Q.A : Quality Assurance Q.C : Quality Control QL : Quản lý
  11. QLDN : Quản lý doanh nghiệp SX : Sản xuất SXKD : Sản xuất kinh doanh TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TP : Thành phẩm X1 : Xưởng 1 X2 : Xưởng 2
  12. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ Đồ : Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty TNHH Happy Cook ................. 34 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình hoạt động sản xuất tại nhà máy ..................................... 45 Bảng Biểu : Bảng 2.1 : Bảng tổng hợp năng suất sản phẩm inox và sản phẩm nhôm ................. 35 Bảng 2.2 : Báo cáo tổng kết lỗi sản phẩm thường gặp ............................................ 49
  13. DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1 : Lưu đồ quy trình mua hàng nhập kho và thanh toán Phụ lục 2 : Lưu đồ quy trình xuất kho nguyên vật liệu Phụ lục 3 : Sơ đồ quy trình sản xuất nồi inox, chảo không dính Phụ lục 4 : Lưu đồ quy trình nhập – xuất kho thành phẩm Phụ lục 5 : Phiếu đánh giá Phụ lục 6 : Giấy đề nghị xuất hàng Phụ lục 7 : Đơn đặt hàng Phụ lục 8 : Hóa đơn mua hàng Phụ lục 9 : Phiếu nhập kho thùng màu Phụ lục 10 : Báo cáo quai, núm tồn kho không sử dụng Phụ lục 11 : Báo cáo nắp kiếng tồn kho không sử dụng Phụ lục 12 : Báo cáo tình trạng khuôn Phụ lục 13 : Bảng đáng giá các nhà cung cấp Phụ lục 14 : Bản vẽ dập phôi inox Phụ lục 15 : Danh mục máy móc thiết bị Phụ lục 16 : Bảng Thông số kỹ thuật Máy hàn điểm 1 Phụ lục 17 : Kế hoạch bán hàng tháng 6/2012 Phụ lục 18 : Kế hoạch bán hàng tháng 8/2012 Phụ lục 19 : Bảng định mức nguyên vật liệu chính Phụ lục 20 : Bảng tổng hợp kế hoạch sản xuất Phụ lục 21 : Bảng báo cáo năng suất sản xuất hàng ngày Phụ lục 22 : Báo cáo tồn kho Nguyên vật liệu tháng 10/2012 Phụ lục 23 : Danh sách các đề tài nghiên cứu trước đây Phụ lục 24 : Bảng câu hỏi khảo hệ thống kiển soát nội bộ tại công ty TNHH Happy Cook.
  14. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài : Thực tế cho thấy, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp đều phải đối mặt với rất nhiều loại rủi ro. Rủi ro là điều không ai mong đợi nhưng nó vẫn xảy ra mà không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có đủ thời gian, công cụ và kỹ năng để có thể nhận biết và đưa ra biện pháp để khắc phục và phòng ngừa rủi ro. Tùy thuộc vào những loại rủi ro sẽ có mức độ tác động khác nhau đến doanh nghiệp. Do đó việc nhận dạng, xác định đúng các loại rủi ro mà doanh nghiệp đang gặp phải, cũng như mức độ ảnh hưởng của nó, từ đó tìm ra được các biện pháp phòng tránh những tổn thất mà rủi ro mang lại là một việc làm hết sức quan trọng của bất kì doanh nghiệp nào. Về mặt lý thuyết, hệ thống kiểm soát nội bộ là hệ thống quản trị, giúp cho doanh nghiệp loại trừ hoặc giảm thiểu rủi ro thông qua việc kiểm tra lại tính hiệu quả và hiệu suất của các hoạt động và chức năng trong doanh nghiệp, đảm bảo độ tin cậy và hoàn thiện của thông tin tài chính cũng như thông tin quản trị, và hỗ trợ đảm bảo tuân thủ luật pháp và các quy định liên quan. Ngày nay, kiểm soát nội bộ (KSNB) đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Những người điều hành phải sử dụng các phương pháp để kiểm soát tất cả các hoạt động của doanh nghiệp mình. Với việc áp dụng những hoạt động kiểm soát trong quá trình quản lý, nhà quản trị có thể đánh giá và điều chỉnh việc thực hiện nhằm đảm bảo được các mục tiêu đã đề ra với hiệu quả cao nhất. Việc thiết lập hệ thống thủ tục kiểm soát nội bộ phù hợp và áp dụng đúng vào hoạt động của doanh nghiệp là rất quan trọng, tuy nhiên thiết lập hệ thống thủ tục kiểm soát nội bộ như thế nào để hiệu quả và phù hợp vẫn là vấn đề cần quan tâm với nhiều doanh nghiệp.
  15. 2 Xuất phát từ tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ với vai trò quản trị rủi ro, tác giả chọn đề tài “ Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm hạn chế rủi ro hoạt động tại Công ty TNHH Happy Cook ” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tổng quan nghiên cứu trước đây : Để xây dựng nền tảng cho việc nghiên cứu trên cơ sở tham khảo một số luận văn thạc sỹ có cùng đề tài về hệ thống kiểm soát nội bộ ( xem phụ lục 23 ). Tác giả nhận thấy có hai hướng nghiên cứu đó là : - (1) Đối với những đề tài nghiên cứu có phạm vi rộng nghiên cứu các doanh nghiệp, các tổ chức sẽ đưa ra các nhận xét và xây dựng giải pháp chung chung. - (2) Đối với những đề tài nghiên cứu có phạm vi hẹp nghiên cứu từng tổ chức, từng doanh nghiệp cụ thể tùy theo điều kiện đặc thù của đối tượng nghiên cứu sẽ có những nhận xét và đưa ra những giải pháp cụ thể hơn. Tác giả chọn hướng nghiên cứu thứ (2) nghiên cứu một doanh nghiệp cụ thể, Công ty TNHH Happy Cook. Những nhận xét và các giải pháp được đưa ra cụ thể theo tình hình thực trạng và phù hợp với đặc điểm, quy mô của đơn vị. 3. tại công ty TNHH Happy Cook, cũng như xem xét sự ảnh hưởng của nó đến hiệu quả hoạt động. Xác định các nhân tố đe dọa đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB và nguyên nhân gây ra các nhân tố đó. Từ đó đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện hệ thống KSNB nhằm hạn chế rủi ro hoạt động sản xuất tại doanh nghiệp.
  16. 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : Phạm vi giới hạn của đề tài nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hệ thống kiểm soát nội bộ. Tập trung nghiên cứu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Happy Cook. 5. Phương pháp nghiên cứu : Phương pháp nghiên cứu sử dụng chủ yếu bằng phương pháp định tính. Ngoài ra sử dụng thêm các phương pháp hổ trợ khác như : - phần cơ sở lý thuyết về hệ thống kiểm soát - Về phần để đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị và đưa ra . Các số liệu cung cấp cho đề tài được thu thập như sau : - Số liệu sơ cấp : thu thập tại doanh nghiệp - Số liệu thứ cấp : tham khảo tài liệu, sách, báo, internet, các tài liệu nghiên cứu trước đây… 6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu : Qua việc nghiên cứu thực trạng hệ thống KSNB những giải pháp h hoạt động trong quy trình sản xuất doanh nghiệp hoạt động hữu hiệu và hiệu quả hơn, thể xảy ra. 6. Kết cấu đề tài : Ngoài phần mở đầu và kết luận, n Chương :
  17. 4 - Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ hướng quản trị rủi ro doanh nghiệp. - Chương 2: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty TNHH Happy Cook nhằm hạn chế rủi ro hoạt động. - Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm hạn chế rủi ro hoạt động tại Công ty TNHH Happy Cook. Ngoài ra, đề tài còn có một số phụ lục liên quan minh họa tình hình thực trạng của đơn vị.
  18. 5 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TIẾP CẬN THEO HƯỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO DOANH NGHIỆP 1.1. Định nghĩa kiểm soát nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ 1.1.1. Định nghĩa kiểm soát nội bộ. Có nhiều định nghĩa về Kiểm soát nội bộ , nhưng định nghĩa được chấp nhận khá phổ biến là định nghĩa theo Báo cáo COSO 1992 “ Kiểm soát nội bộ là một quá trình bị chi phối bởi người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị, được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu sau : - Mục tiêu về sự tin cậy của báo cáo tài chính. - Mục tiêu về sự tuân thủ các luật lệ và quy định. - Mục tiêu về sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động.” 1 Định nghĩa trên nhằm nhấn mạnh 4 vấn đề cơ bản sau : Một là, Kiểm soát nội bộ là một quá trình. KSNB bao gồm một chuỗi hoạt động kiểm soát hiện diện ở mọi bộ phận trong đơn vị và được kết hợp với nhau thành một thể thống nhất. Quá trình kiểm soát là phương tiện để giúp cho đơn vị đạt được các mục tiêu của mình. Hai là, KSNB được thiết kế và vận hành bởi con người. KSNB không chỉ đơn thuần là những chính sách, những thủ tục, biểu mẫu… mà còn phải bao gồm cả những con người trong tổ chức như Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc và các nhân viên khác… Chính con người định ra các mục tiêu, thiết lập cơ chế kiểm soát ở mọi nơi và vận hành chúng. Ba là, Kiểm soát nội bộ cung cấp một sự đảm bảo hợp lý, chứ không phải đảm bảo một cách tuyệt đối rằng các mục tiêu sẽ được thực hiện. Vì khi vận hành hệ thống kiểm soát, những yếu kém vẫn có thể xảy ra do những sai lầm của con 1 Định nghĩa này được đưa ra vào năm 1992 bởi COSO, Internal Control – Integrated Framework, trang 3
  19. 6 người dẫn đến việc không thực hiện được các mục tiêu. Mặc khác, KSNB có thể ngăn chặn và phát hiện những sai phạm nhưng không thể đảm bảo là chúng không bao giờ xảy ra. Hơn nữa, một nguyên tắc cơ bản trong việc đưa ra quyết định quản lý là chi phí cho quá trình kiểm soát không thể vượt quá lợi ích được mong đợi từ quá trình kiểm soát đó. Do vậy, tuy người quản lý có thể nhận thức đầy đủ về các rủi ro, nhưng nếu chi phí cho quá trình kiểm soát cao thì họ vẫn không áp dụng các thủ tục để kiểm soát rủi ro”. 2 1.1.2 Định nghĩa hệ thống kiểm soát nội bộ Hệ thống kiểm soát nội bộ là toàn bộ những chính sách và thủ tục kiểm soát do Ban giám đốc của đơn vị thiết kế nhằm đảm bảo việc quản lý chặt chẽ và hiệu quả của các hoạt động trong khả năng có thể. 3 Hệ thống kiểm soát nội bộ là một phân hệ nằm trong hệ thống quản lý doanh nghiệp có mối quan hệ với tất cả các phân hệ khác trong hệ thống quản lý, thực hiện các chức năng kiểm soát toàn bộ hoạt động, để hướng tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp vào việc thực hiện mục tiêu chung, để đảm bảo được tính tuân thủ, tính hiệu quả cũng như tính trung thực và đáng tin cậy của thông tin được cung cấp trong BCTC. Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm nhiều yếu tố cấu thành sẽ được trình bày cụ thể ở phần tiếp theo. 1.2. Các yếu tố cấu thành của hệ thống kiểm soát bộ theo COSO 2004 Do phụ thuộc vào quy mô, tính chất hoạt động, mục tiêu, văn hoá… của các doanh nghiệp, dẫn đến việc tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ khác nhau giữa các doanh nghiệp. Nhưng theo báo cáo của COSO năm 1992, bất kỳ hệ thống kiểm soát nội bộ nào cũng phải bao gồm những bộ phận cơ bản bao gồm 5 yếu tố như : 2 Theo giáo trình Kiểm toán , Trường Đại Học Kinh Tế TP. HCM, năm 2005, trang 70 - 71 3 Theo IAS 400
  20. 7 Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Thủ tục kiểm soát, Thông tin và truyền thông và Giám sát. COSO 2004, kế thừa và phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ năm 1992 theo hướng quản trị rủi ro doanh nghiệp bổ sung thêm 3 yếu tố đó là Thiết lập mục tiêu, nhận dạng các sự kiện và phản ứng với rủi ro. Theo đó, Khung ERM do tổ chức COSO triển khai bao gồm 8 thành phần như sau : - Môi trường kiểm soát. - Thiết lập mục tiêu. - Nhận dạng các sự kiện. - Đánh giá rủi ro. - Phản ứng với rủi ro. - Hoạt động kiểm soát. - Thông tin và truyền thông - Giám sát. 1.2.1 Môi trường kiểm soát Môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ các nhân tố có tính chất môi trường tác động đến việc thiết kế, hoạt động và sự hữu hiệu của các chính sách, thủ tục của doanh nghiệp. Môi trường kiểm soát phản ánh sắc thái chung của một đơn vị, tác động đến thức kiểm soát của mọi thành viên trong đơn vị và là nền tảng cho các bộ phận khác trong hệ thống kiểm soát nội bộ. Các nhân tố chính thuộc về môi trường kiểm soát là : - Tính chính trực và các giá trị đạo đức : là yếu tố quan trọng của môi trường kiểm soát, tác động đến việc thiết kế, thực hiện và giám sát các yếu tố khác của kiểm soát nội bộ . Đơn vị phải xây dựng các chuẩn mực về đạo đức bằng văn bản cho các nhân viên. Các quy định về đạo đức cần cao hơn các quy định của luật pháp, và các nhà quản lý cấp cao phải cư xử đúng đắn để làm gương cho cấp dưới
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2