Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
lượt xem 5
download
Trên cơ sở tiếp cận lý luận hiện đại về xếp hạng tín dụng, từ việc nghiên cứu các mô hình xếp hạng tín dụng trên thế giới và của Việt Nam, luận văn sẽ đi sâu phân tích hệ thống XHTDNB tại BIDV, để rút ra những đặc trưng cơ bản, các ưu điểm cũng như hạn chế còn tồn tại của hệ thống xếp hạng này. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống XHTDNB của BIDV.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------ BÙI THỊ HỒNG GẤM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM LUẬNVĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒCHÍ MINH –NĂM 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------ BÙI THỊ HỒNG GẤM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS NGUYỄN VĂN LƢƠNG TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
- LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan số liệu trong luận văn này là chính xác, trung thực và đề tài “Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” được trình bày là nghiên cứu của tác giả, chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Đề tài nghiên cứu này được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã hỗ trợ tác giả tiếp cận các tài liệu cần thiết. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự tận tình hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Văn Lương trong suốt quá trình hoàn thành đề tài. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét và đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau được ghi nhận trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả và cơ quan khác, đều có chú thích nguồn gốc sau mỗi trích dẫn để dễ tra cứu, kiểm chứng. Nếu phát hiện bất kỳ sự gian lận nào, tác giả xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Hội đồng. BÙI THỊ HỒNG GẤM
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ........................................................4 1.1. Khái niệm về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ .....................................4 1.2. Vai trò của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ .........................................4 1.2.1. Hỗ trợ cho việc xét duyệt tín dụng .........................................................5 1.2.2. Quản lý chất lượng tín dụng ...................................................................6 1.2.3. Cơ sở phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro .....................................6 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ............7 1.4. Nội dung của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ .....................................8 1.4.1. Mô hình tổ chức xếp hạng tín dụng nội bộ .............................................8 1.4.2. Đối tượng xếp hạng tín dụng nội bộ .......................................................8 1.4.3. Phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ ..................................................9 1.4.3.1. Phương pháp luận ...............................................................................9 1.4.3.2. Các phương pháp xếp hạng tín dụng ................................................11 1.4.4. Căn cứ xếp hạng tín dụng nội bộ ..........................................................12 1.4.5. Cấu trúc của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ..................................13 1.4.6. Tần suất xếp hạng tín dụng nội bộ ........................................................16 1.4.7. Quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ ......................................................17 1.5. Quy định của Basel về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ....................18 1.6. Nghiên cứu thực nghiệm một số mô hình xếp hạng tín dụng phổ biến 20 1.6.1. Các mô hình xếp hạng tín dụng trên thế giới ........................................20
- 1.6.1.1. Các mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp ..................................20 1.6.1.2. Các mô hình xếp hạng tín dụng cá nhân ...........................................22 1.6.2. Các mô hình xếp hạng tín dụng ở Việt Nam ........................................23 1.6.2.1. Mô hình áp dụng tại Trung tâm Thông tin Tín dụng .........................23 1.6.2.2. Mô hình xếp hạng tín dụng của Công ty Ernst & Young Việt Nam ..23 1.6.3. Bài học kinh nghiệm về việc xây dựng và vận hành hệ thống XHTDNB đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ................................25 CHƢƠNG 2:THỰC TRẠNG HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ..............28 2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam .........28 2.1.1. Giới thiệu chung ...................................................................................28 2.1.2. Mô hình tổ chức hoạt động ...................................................................28 2.1.3. Tình hình hoạt động trong giai đoạn 2008-2012 ..................................30 2.2. Tình hình hoạt động tín dụng ...................................................................31 2.2.1. Mô hình tổ chức hoạt động tín dụng .....................................................31 2.2.2. Chính sách tín dụng ..............................................................................31 2.2.3. Quy trình tín dụng .................................................................................32 2.2.4. Kết quả hoạt động tín dụng của BIDV từ năm 2008-2012 ...................33 2.3. Tình hình hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ .........................................37 2.3.1. Quá trình triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ .......................37 2.3.2. Thực trạng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ .....................................38 2.3.2.1. Mô hình tổ chức xếp hạng tín dụng nội bộ ........................................38 2.3.2.2. Đối tượng xếp hạng tín dụng nội bộ..................................................39 2.3.2.3. Phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ ............................................40 2.3.2.4. Căn cứ xếp hạng tín dụng nội bộ ......................................................41 2.3.2.5. Cấu trúc của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ..............................42 2.3.2.6. Tần suất xếp hạng..............................................................................49 2.3.2.7. Quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ...................................................50 2.3.2.8. Các công cụ hỗ trợ hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ....................51
- 2.4. Đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam ...................................................................................52 2.4.1. So sánh hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam với các Ngân hàng Thương Mại Việt Nam khác .....52 2.4.2. Kết quả đạt được của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ....................53 2.4.3. Hạn chế và nguyên nhân của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ........56 2.4.3.1. Hạn chế ..............................................................................................56 2.4.3.2. Nguyên nhân ......................................................................................60 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM .........................................................................................................................64 3.1. Định hƣớng phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam ...............................................................................................................64 3.1.1. Định hướng phát triển chung ................................................................64 3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng ............................................................65 3.1.3. Định hướng về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ..............................66 3.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với Ngân hàng TMCP Đầu Tƣ Và Phát Triển Việt Nam .................................................67 3.2.1. Xây dựng mô hình tổ chức xếp hạng tín dụng phù hợp .......................67 3.2.2. Hoàn thiện quy định về đối tượng xếp hạng .........................................69 3.2.2.1. Đối với khách hàng cá nhân và tổ chức tín dụng ..............................69 3.2.2.2. Đối với khách hàng doanh nghiệp ....................................................69 3.2.3. Hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ ..............................71 3.2.4. Hoàn thiện phương pháp thu thập thông tin làm căn cứ xếp hạng .......72 3.2.5. Hoàn thiện cấu trúc của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ................73 3.2.5.1. Đề xuất xây dựng hệ thống xếp hạng cho tài sản đảm bảo ...............73 3.2.5.2. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu và thang đo, thang điểm .....................73 3.2.6. Tăng cường tần suất xếp hạng tín dụng nội bộ .....................................75 3.2.7. Ban hành văn bản cụ thể về quy trình xếp hạng ...................................76
- 3.2.8. Nâng cao chất lượng của cán bộ xếp hạng ...........................................77 3.2.8.1. Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ xếp hạng .......................77 3.2.8.2. Tăng cường đạo đức nghề nghiệp của cán bộ xếp hạng ...................78 3.2.9. Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin ...............................................79 3.3. Kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan .................................................80 3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ...............................................80 3.3.2. Kiến nghị đối với Bộ tài chính ..............................................................83 3.3.3. Kiến nghị đối với các Ban ngành khác .................................................83 KẾT LUẬN ..............................................................................................................85 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ACB : Ngân hàng TMCP Á Châu Agribank : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam BCTC : Báo cáo tài chính BIDV : Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam CIC : Trung tâm thông tin tín dụng của Nhà nước CIF : Customer Information File- Hồ sơ thông tin khách hàng CNTT : Công nghệ thông tin DNVVN : Doanh nghiệp vừa và nhỏ HDBank : Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP.HCM Maritimebank : Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam MB : Ngân hàng TMCP Quân Đội NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần QHKH : Quan hệ khách hàng QLRR : Quản lý rủi ro QLRRTD : Quản lí rủi ro tín dụng RRTD : Rủi ro tín dụng S&P : Standard & Poor SIBS : Silverlake Integrate Banking System- hệ thống thông tin tích hợp các nghiệp vụ ngân hàng của BIDV TCTD : Tổ chức tín dụng TSĐB : Tài sản đảm bảo XHTDNB : Xếp hạng tín dụng nội bộ Vietcombank : Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Vietinbank : Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam VN :Việt Nam
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Nguồn thông tin làm căn cứ xếp hạng tín dụng nội bộ của các NHTM ...13 Bảng 1.2: Hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân của Công ty Ernst & YoungVN.....24 Bảng 1.3: Hệ thống XHTD doanh nghiệp của Công ty Ernst & Young VN ............25 Bảng 2.1. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của BIDV giai đoạn 2008-2012 ...................................................................................................................................30 Bảng 2.2: Tình hình dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng của BIDV giai đoạn 2008-2012..................................................................................................................35 Bảng 2.3: Tình hình phân loại nợ của BIDV giai đoạn 2008-2012 ..........................36 Bảng 2.4: Hệ thống thứ hạng trong mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV ..43 Bảng 2.5: Tỷ trọng điểm trong mô hình XHTDNB cá nhân của BIDV ...................44 Bảng 2.6: Hệ thống thang điểm và thứ hạng trong mô hình XHTDNB cá nhân của BIDV .........................................................................................................................45 Bảng 2.7: Hệ thống thang điểm và thứ hạng TSĐB trong mô hình XHTDNB cá nhân của BIDV ..........................................................................................................45 Bảng 2.8: Mối quan hệ giữa độ tin cậy của BCTC và hệ thống thang điểm trong mô hình XHTDNB doanh nghiệp của BIDV ..................................................................46 Bảng 2.9: Mối quan hệ giữa hình thức sở hữu và hệ thống thang điểm phi tài chính trong mô hình XHTDNB doanh nghiệp của BIDV ..................................................47 Bảng 2.10: Hệ thống thang điểm và thứ hạng trong mô hình XHTDNB doanh nghiệp của BIDV .......................................................................................................47 Bảng 2.11: Mối quan hệ giữa độ tin cậy của BCTC và hệ thống thang điểm trong mô hình XHTDNB đối với khách hàng là TCTD của BIDV ...................................48 Bảng 2.12: Hệ thống thang điểm, thứ hạng trong mô hình XHTDNB đối với TCTD của BIDV...................................................................................................................49 Bảng 2.13: Tần suất xếp hạng tín dụng nội bộ định kỳ của BIDV ...........................49 Bảng 2.14: So sánh hệ thống XHTDNB của Vietcombank, Vietinbank và Agribank với BIDV ...................................................................................................................52
- Bảng 2.15: Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV giai đoạn 2008-2012 .......54 Bảng 2.16: Chính sách tín dụng dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV .........................................................................................................................54 Bảng 2.17: Chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV .........................................................................................56 Bảng 3.1: Các chỉ tiêu cơ bản theo kế hoạch của BIDV đến 2015 ...........................65 Bảng 3.2: Đề xuất bảng điểm quy mô đối với khách hàng doanh nghiệp ................70 Bảng 3.3: Đề xuất hệ thống chỉ tiêu và thang điểm của TSĐB trong mô hình XHTDNB ..................................................................................................................73 Bảng 3.4: Đề xuất hệ thống thứ hạng TSĐB trong mô hình XHTDNB ...................73 Bảng 3.5: Đề xuất hệ thống chỉ tiêu và thang điểm đối với các chỉ tiêu phi tài chính của khách hàng doanh nghiệp trong mô hình XHTDNB ..........................................74 Bảng 3.6: Đề xuất về tần suất xếp hạng của mô hình XHTDNB ............................75
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức tại hội sở chính BIDV ........................................29 Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức tại Chi nhánh của BIDV ..................................................29 Hình 2.3: Tình hình dư nợ cho vay của BIDV giai đoạn 2008-2012 .......................34 Hình 2.4: Tình hình dư nợ tín dụng theo kỳ hạn của BIDV giai đoạn 2008-2012 ...35 Hình 2.5: Tình hình dư nợ và tỷ lệ nợ xấu của BIDV giai đoạn 2008-2012 ............36
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh quan trọng của các NHTM với dư nợ tín dụng thường chiếm trên 50% tổng tài sản. Đây cũng là hoạt động đem lại thu nhập lớn cho ngân hàng (từ 50% đến 70% tổng thu nhập). Tuy nhiên, cùng với việc đem lại thu nhập đáng kể thì lĩnh vực này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. RRTD nếu xảy ra sẽ có tác động rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng cũng như của toàn nền kinh tế. Vì vậy, quản trị RRTD luôn là vấn đề cấp thiết đối với NHTM. Hiệp ước Basel II khuyến khích các ngân hàng xây dựng và phát triển hệ thống XHTDNB nhằm phục vụ cho công tác quản trị rủi ro trở nên hiệu quả. BIDV là ngân hàng đầu tiên xây dựng và triển khai hệ thống XHTDNB nhằm nhận dạng, đo lường và cảnh báo RRTD. Tuy nhiên, hệ thống này bộc lộ một số hạn chế nhất định chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra. Từ những vấn đề trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam”. 2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu Trên cơ sở tiếp cận lý luận hiện đại về xếp hạng tín dụng, từ việc nghiên cứu các mô hình xếp hạng tín dụng trên thế giới và của Việt Nam, luận văn sẽ đi sâu phân tích hệ thống XHTDNB tại BIDV, để rút ra những đặc trưng cơ bản, các ưu điểm cũng như hạn chế còn tồn tại của hệ thống xếp hạng này. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống XHTDNB của BIDV. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: hệ thống XHTDNB tại BIDV. Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu mô hình xếp hạng tín dụng của một số tổ chức trong nước và thế giới. Trong đó, tập trung nghiên cứu và khảo sát mô hình XHTDNB của BIDV.
- 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Bên cạnh phương pháp quan sát và phỏng vấn thực tế, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, mô tả, tổng hợp và phân tích dữ liệu về các mô hình xếp hạng tín dụng. Qua đó, áp dụng vào phân tích, so sánh với mô hình XHTDNB tại BIDV và dựa vào phương pháp suy luận nhằm đưa ra các đề xuất và giải pháp hữu hiệu. Các số liệu nghiên cứu được thống kê từ năm 2008 đến 2012. 5. Kết cấu của luận văn Bố cục của luận văn được chia thành phần giới thiệu và ba chương với kết cấu chi tiết được xây dựng bao gồm: Phần giới thiệu là các nội dung nhằm sơ lược lý do nghiên cứu, xác định đề tài nghiên cứu, đối tượng và mục tiêu nghiên cứu, các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu, ý nghĩa và thực tiễn của đề tài. Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống XHTDNB tại Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 6. Các nghiên cứu trƣớc Hiện nay, có nhiều kết quả nghiên cứu khác nhau về Hệ thống XHTDNB tại các Ngân hàng thương mại. Các nghiên cứu xem xét những khía cạnh khác nhau về mô hình tổ chức xếp hạng, đối tượng xếp hạng, phương pháp xếp hạng, căn cứ xếp hạng, cấu trúc của hệ thống xếp hạng, tần suất và quy trình thực hiện của hệ thống XHTDNB đối với khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại đã được công bố tại các công trình sau: i. Lâm Thanh Phi Quỳnh (2008), “Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng TMCP Đông Á”. ii. Nguyễn Tân Sơn (2008), “Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho Tổ chức tín dụng tại Việt Nam - Ứng dụng cho Ngân hàng TMCP Đông Á”.
- 3 iii. Trần Thị Nam Trung (2011), “Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng TMCP Á Châu”. iv. Nguyễn Phúc Thế Đức (2008), “Hoàn thiện hệ thống chấm điểm xếp loại khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng tại hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam”. v. Lê Minh Vương (2011), “Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum”. vi. Trần Thị Thúy Hà (2011), “Nghiên cứu về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội”. vii. Vũ Thị Tường Linh (2012), “Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Gia Lai”. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Luận văn trình bày sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống XHTDNB tại BIDV. Đề tài nghiên cứu tập trung vào mô hình xếp hạng từ đó đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống này với mục đích nâng cao hiệu quả quản trị RRTD bằng công cụ tiên tiến phù hợp với thông lệ quốc tế. Kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể được áp dụng vào công tác thực tiễn vì BIDV đang trong quá trình hoàn thiện hệ thống XHTDNB nhằm phù hợp với mô hình tổ chức cũng như tình hình kinh tế hiện tại.
- 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Khái niệm về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Xếp hạng tín dụng là việc đưa ra các nhận định hiện tại về mức độ RRTD của nhà phát hành đối với một trách nhiệm tài chính nào đó, hoặc là đánh giá mức độ rủi ro gắn liền với các loại đầu tư khác nhau, có thể dưới dạng chứng khoán như là trái phiếu, cổ phiếu, giấy nhận nợ, hoặc các công cụ khác như vay và tiền gửi tại ngân hàng, thương phiếu. Việc xếp hạng tín dụng được thực hiện trong mối quan hệ mật thiết giữa quá khứ và hiện tại, trên cơ sở đó đưa ra các dự đoán về rủi ro thanh toán hiện tại và tương lai của nhà phát hành. Trong kết quả đó chứa đựng ý kiến chủ quan của các chuyên gia xếp hạng. Xếp hạng tín dụng thường được các tổ chức xếp hạng chuyên nghiệp xếp hạng rồi cung cấp sản phẩm xếp hạng ra thị trường để các tổ chức và cá nhân sử dụng. Hiện tại có ba tổ chức lớn trong lĩnh vực xếp hạng tín dụng là S&P, Moody và Fitch. Trong khi đó XHTDNB tại các NHTM là do ngân hàng tự xếp hạng khách hàng của mình nhằm phục vụ cho chính hoạt động kinh doanh của chính mình. Hệ thống XHTDNB tại NHTM là một hệ thống bao gồm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, các quy trình đánh giá khách hàng trên cơ sở định tính và định lượng về mặt tài chính, tình hình kinh doanh, quản trị, uy tín của khách hàng. Hệ thống XHTDNB phải được xây dựng cho từng đối tượng khách hàng khác nhau. Qua hệ thống chỉ tiêu này ngân hàng có thể tiến hành so sánh, lượng hóa mức độ rủi ro cho từng đối tượng khách hàng để từ đó có những chính sách tín dụng phù hợp cho khách hàng. 1.2. Vai trò của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Hệ thống XHTDNB với chức năng đánh giá năng lực tài chính, tình hình hoạt động hiện tại và triển vọng phát triển trong tương lai của khách hàng qua đó xác
- 5 định được mức độ RRTD của khách hàng. Như vậy với chức năng này, hệ thống XHTDNB đảm nhiệm vai trò hỗ trợ cho việc xét duyệt cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng và xây dựng chính sách dự phòng rủi ro phù hợp với phạm vi hoạt động và tình hình thực tế của ngân hàng. 1.2.1. Hỗ trợ cho việc xét duyệt tín dụng Thứ nhất, hệ thống XHTDNB góp phần định hướng trong việc thu thập hồ sơ thông tin khách hàng, hỗ trợ đắc lực trong việc ra quyết định tín dụng. Hệ thống này giúp hạn chế những sai sót trong quá trình thẩm định của các cán bộ tín dụng. Đồng thời giúp cho ngân hàng có cái nhìn toàn diện hơn, chính xác hơn về tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh, mức độ tín nhiệm của một khách hàng, hay mức độ rủi ro của một khoản vay. Thứ hai, hệ thống XHTDNB có thể góp phần đơn giản hóa quá trình kiểm tra khoản vay đối với khách hàng và nâng cao tốc độ xử lý hồ sơ tín dụng, góp phần đáng kể trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Thứ ba, hệ thống XHTDNB giúp ngân hàng dễ dàng so sánh mức độ tín nhiệm giữa những khách hàng với nhau, đây là cơ sở để đưa ra chính sách khách hàng. Chính sách khách hàng bao gồm: Chính sách cấp tín dụng: Thông qua việc chấm điểm và xếp hạng khách hàng, ngân hàng sẽ đưa ra quyết định có cấp tín dụng hay không và nếu có thì cấp theo hình thức nào, thời hạn cấp tín dụng, loại hình tín dụng… Chính sách về TSĐB: hệ thống XHTDNB sẽ cung cấp thông tin cho ngân hàng và đưa ra đánh giá về mức độ rủi ro của khách hàng từ đó quyết định các chính sách TSĐB như tỷ lệ dư nợ/giá trị TSĐB cụ thể, hình thức đảm bảo… Chính sách về giá: Lãi suất cho vay được hiểu là giá cả của khoản vay và phụ thuộc lớn vào mức độ rủi ro của khoản vay đó. Đối với khách hàng được
- 6 định hạng cao (rủi ro thấp) thì ngân hàng sẽ xem xét có những chính sách ưu đãi về giá (lãi suất cũng như phí). 1.2.2. Quản lý chất lƣợng tín dụng Dựa vào hệ thống XHTDNB, ngân hàng có thể giám sát riêng rẻ tình hình tài chính của từng khách hàng vay để phát hiện kịp thời những dấu hiệu xấu về chất lượng khoản vay qua đó đưa ra những biện pháp quản lý và thu hồi nợ thích hợp nhằm ngăn chặn rủi ro có thể xảy ra. Trên cơ sở kết quả xếp hạng tín dụng, ngân hàng có thể đánh giá toàn bộ danh mục tín dụng của ngân hàng, từ đó giúp nhà quản trị ngân hàng so sánh khách quan mức độ rủi ro của các sản phẩm tín dụng hiện tại để phân bổ nguồn vốn hiệu quả nhằm cân bằng giữa lợi nhuận kỳ vọng và mức độ rủi ro có thể chấp nhận được. 1.2.3. Cơ sở phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro Phân loại nợ đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng; đồng thời thông qua việc phân loại nợ, ngân hàng tiến hành trích lập dự phòng những tổn thất có thể xảy ra, đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng. Thông thường có hai phương pháp phân loại nợ đó là theo phương pháp dựa trên tình trạng của khoản nợ (tức là dựa trên lịch sử thanh toán gốc và lãi của khách hàng) và phương pháp phân tích dòng tiền tương lai. Hệ thống XHTDNB giúp đánh giá một cách toàn diện và nhất quán tình hình sức khỏe tài chính của khách hàng vay dựa trên cơ sở chấm điểm với rất nhiều chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, không những chỉ rõ ra tình trạng nợ (theo phương pháp thứ nhất) mà còn đánh giá các thông số tài chính, triển vọng kinh doanh, triển vọng ngành, chất lượng quản lý nội bộ… của khách hàng từ đó đánh giá được dòng tiền trong tương lai (theo phương pháp thứ hai). Vì vậy, hệ thống XHTDNB góp phần làm cho việc phân loại nợ đảm bảo tính khoa học, đánh giá sát thực và quan
- 7 trọng là có tính dự báo cao. Do đó, hệ thống XHTDNB là cơ sở để phân loại nợ và trích lập dự phòng. Vậy, thông qua việc hỗ trợ việc xét duyệt tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng, hỗ trợ phân loại nợ và trích lập dự phòng, hệ thống XHTDNB hoàn toàn có khả năng tác động và nâng cao hiệu quả quản trị RRTD thông qua việc nhận dạng rủi ro, thiết kế và vận hành các chính sách, quy trình tín dụng. 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Khi xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, các ngân hàng đều cân nhắc đến các yếu tố như: chi phí và lợi ích của việc thu thập và đánh giá thông tin, tính nhất quán của các tiêu chí đánh giá, tính hợp lý của các mức xếp hạng tương ứng với các mức rủi ro xác định, các chính sách và chiến lược hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như việc ứng dụng các kết quả xếp hạng vào hoạt động quản trị ngân hàng. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ bao gồm các nhân tố bên trong và bên ngoài ngân hàng: - Các nhân tố bên trong ngân hàng thương mại: + Yếu tố kỹ thuật: Mô hình tổ chức xếp hạng, đối tượng xếp hạng, phương pháp xếp hạng, cấu trúc của hệ thống xếp hạng (hệ thống chỉ tiêu, hệ thống thang đo, thang điểm, hệ thống các thứ hạng), tần suất và quy trình xếp hạng. + Yếu tố con người: Năng lực của đội ngũ xây dựng, vận hành, kiểm tra – giám sát hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. + Yếu tố khác: các công cụ hỗ trợ như hệ thống công nghệ thông tin… - Các nhân tố từ bên ngoài ngân hàng thương mại + Về khung pháp lý. + Chất lượng nguồn thông tin…
- 8 1.4. Nội dung của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ 1.4.1. Mô hình tổ chức xếp hạng tín dụng nội bộ Mô hình tổ chức XHTDNB của mỗi ngân hàng có thể khác nhau nhưng phải có 3 bộ phận cơ bản là bộ phận xây dựng, bộ phận vận hành và bộ phận giám sát - kiểm định lại hệ thống XHTDNB. Tham gia vào công tác vận hành hệ thống XHTDNB có bộ phận trực tiếp xếp hạng, bộ phận kiểm soát việc chấm điểm xếp hạng và bộ phận phê duyệt kết quả xếp hạng. Để hệ thống XHTDNB đạt hiệu quả cao, mô hình tổ chức xếp hạng phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Tính độc lập, minh bạch, công khai. + Tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp trong khi xếp hạng. + Tính chất chuyên nghiệp của đội ngũ xếp hạng. + Đội ngũ xếp hạng phải có khả năng tiếp cận thông tin. 1.4.2. Đối tƣợng xếp hạng tín dụng nội bộ Về nguyên tắc, việc xếp hạng được áp dụng cho cả người đi vay và giao dịch tín dụng (khoản vay). Tuy nhiên, việc xếp hạng đối với tất cả các khoản vay có thể sẽ rất tốn kém. Hơn nữa, khi một khoản vay của một khách hàng phát sinh rủi ro thì rất dễ dẫn đến rủi ro kéo theo cho các khoản vay còn lại của khách hàng đó. Vì vậy, các ngân hàng thường xếp hạng theo khách hàng vay. Có thể hệ thống các đối tượng XHTDNB thành 2 nhóm đó là cá nhân và doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp, do có cấu trúc và quy mô phức tạp nên có thể tiếp tục được chia nhỏ thành nhiều nhóm khác nhau dựa trên những tiêu chí nhất định. Các tiêu chí được lựa chọn để phân nhóm phải thỏa mãn điều kiện là sau khi đã phân chia thì các nhóm được phân chia sẽ có những đặc trưng riêng biệt, dễ nhận biết và các tiêu chí đánh giá áp dụng cũng phân biệt rõ mức độ cho từng nhóm. Các đối
- 9 tượng xếp hạng có thể được phân loại căn cứ trên những tiêu chí về quy mô, ngành nghề kinh doanh và hình thức sở hữu. 1.4.3. Phƣơng pháp xếp hạng tín dụng nội bộ 1.4.3.1. Phương pháp luận Hiện nay có nhiều phương pháp xây dựng mô hình xếp hạng nhưng nhìn chung các phương pháp xây dựng mô hình có đặc điểm sau: Định chuẩn khi xếp hạng tín dụng: Để có thể đánh giá chính xác hệ thống xếp hạng phải định chuẩn. “Định chuẩn là xác định các yếu tố quy chiếu, tức là các yếu tố được dùng làm cơ sở để so với kết quả mong muốn”. Nói cách khác, chuẩn là mô hình của đối tượng. Chuẩn thường có hai yếu tố: Định tính và định lượng. Định tính: Mỗi chuẩn thường chứa nhiều tiêu chí được xếp thành từng nhóm bao gồm những tiêu chí có cùng tính chất, các tiêu chí này phải thỏa mãn hai yêu cầu sau: Tính mục tiêu: Các tiêu chí được chọn tùy thuộc vào mục tiêu. Tính quan sát được: Các tiêu chí lựa chọn phải quan sát được từ đó có thể nhận định được đối tượng xếp hạng. Định lƣợng: Định lượng vừa phản ánh mục tiêu mong muốn, vừa phản ánh khả năng đạt đến mục tiêu của đối tượng. Với một số tiêu chí định lượng có thể tính toán để lượng hóa trực tiếp được. Với một số tiêu chí định tính thì có thể lượng hóa bằng cách gán cho một giá trị nào đó. Định lượng được áp dụng trong các trường hợp các dữ liệu trong quá khứ không có sẵn hoặc đối với các vấn đề mà mối quan hệ giữa các biến số không có tính ổn định. Thông thường có các cách định lượng như sau: Đo lường: - Tính hữu ích: Việc đo lường phải giúp người phân tích đánh giá kết quả khi cần đo lường.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1473 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 408 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 236 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn